Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện đan phượng – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.85 KB, 31 trang )

Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong
một số trường trung học phổ thông huyện Đan
Phượng – Hà Nội

Bùi Thị Thoa

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Người hướng dẫn: TS. Ngô Thu Dung, TS. Bùi Thị Thúy Hằng
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học
sinh trung học phổ thông. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường
của học sinh trung học phổ thông. Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các
hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ sở.

Keywords: Tâm lý học; Tâm lý học đường; Phổ thông trung học; Trợ giúp tâm lý

Content
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tình trạng
nghèo nàn, lạc hậu dần dần được khắc phục. Đời sống vật chất, tinh thần của mọi người, mọi
nhà đang từng bước được cải thiện. Song xã hội (XH) càng phát triển thì những vấn đề của
đời sống tâm lý, tình cảm cũng càng nảy sinh phong phú, đa dạng và bức xúc hơn. Các hoạt
động tham vấn tâm lý (TVTL) xuất hiện và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của
xã hội, nhất là ở những đô thị đông dân. Tham vấn tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình
tham vấn khác nhau, trong đó trợ giúp tâm lý học đường đang trở thành một nhu cầu cấp
bách của xã hội cần được đáp ứng kịp thời. Hoạt động trợ giúp tâm lý học đường không chỉ
đóng vai trò quan trọng đối với học sinh (HS), sinh viên mà nó còn rất cần thiết cho giáo
viên, phụ huynh HS – những người có liên quan đến sự nghiệp “trồng người”.


Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội, các yêu cầu
ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm vào
đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng
thẳng cho HS trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Mặt khác, sự hiểu
biết của HS về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước
những sức ép nói trên. Thực tế cho thấy HS trong nhà trường phổ thông có thể có những rối
loạn về phát triển tâm lý, rối loạn phát triển các kỹ năng nhà trường (như đọc, viết, tính
toán…), những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi (như
vô kỷ luật, bỏ học, trốn học, trộm cắp, hung bạo…). Hậu quả là ngày càng có nhiều HS gặp
không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng
như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp trong các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy,
những HS này rất cần được sự trợ giúp của các nhà chuyên môn, của thầy cô giáo và cha mẹ.
Đứng trước thực trạng trên cho thấy rất cần có những hoạt động trợ giúp tâm lý học
đường cho HS. Việc xây dựng các hoạt động trợ giúp tâm lý cho HS trong nhà trường sẽ
giúp cho giáo viên và HS hiểu biết rõ hơn về những vấn đề liên quan tới sự hình thành và
phát triển nhân cách của các em để giúp đỡ và hướng cho các em phát triển một cách đúng
đắn, lành mạnh, hiểu về bản thân và người khác tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, các
hoạt động trợ giúp tâm lý trong trường học còn chưa được thực hiện một cách phổ biến; một
số trường phổ thông ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM)
có lập các phòng tư vấn nhưng hoạt động chưa có hiệu quả cao. Riêng ở huyện Đan Phượng
– thành phố Hà Nội, hiện nay chưa có trường phổ thông nào trên địa bàn huyện thành lập
phòng tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho HS; tổ chức hoạt động trợ giúp tâm lý cho HS tại các
trường phổ thông còn rất ít. Các em chưa được biết, chưa được tiếp cận nhiều với các hoạt
động trợ giúp tâm lý. Vì vậy việc tìm hiểu nhu cầu trợ giúp tâm lý trong trường học của của
HS là rất cần thiết, trên cơ sở đó đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý theo các mức độ khác nhau
để từ đó xác định phương hướng tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm đáp ứng nhu
cầu của các em.
Từ lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài: “Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của
học sinh một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội” để
nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT nhằm đề
xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại trường
học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT
-Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT
-Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ
sở.
4. Khách thể nghiên cứu
Tổng số lượng khách thể nghiên cứu: 516 học sinh
Trong đó: 248 học sinh trường THPT Đan Phượng
268 học sinh trường THPT Hồng Thái
(Số khách thể này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên)
Tại các trường, chúng tôi lựa chọn khách thể ngẫu nhiên ở cả 3 khối: khối 10, khối 11, khối
12 để làm tăng tính khách quan và đa dạng của kết quả nghiên cứu.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh một số trường trung học phổ thông
huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng
rất đa dạng và phong phú. Có sự khác nhau nhưng không nhiều về mức độ và sự biểu hiện
nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường giữa các nhóm khách thể.
- Học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng hầu như chưa được tiếp cận với các hoạt
động trợ giúp tâm lý học đường vì nhiều lý do khác nhau.
- Phần lớn khách thể vẫn có nhận thức chưa đầy đủ về dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường.
7. Phạm vi nghiên cứu
-Về địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Đan Phượng – thành phố Hà Nội
Trường THPT Hồng Thái – thành phố Hà Nội
-Về thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 04/2011 đến

05/2012
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và thực hiện luận văn này, chúng tôi lựa chọn những phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê toán học
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu tâm lý học đƣờng
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại nước ngoài
Tâm lý học đường là một nhánh của nghành Tâm lý học được ra đời vào những năm
đầu thế kỷ XX tại Mỹ.
Jesse B. Davis có thể được xem là một trong những người đầu tiên trong lĩnh vực này
khi giới thiệu một chương trình “Những hướng dẫn về nghề nghiệp và đạo đức” và Frank
Parsons, được xem như là cha đẻ của nghề Hướng dẫn (còn gọi là Khải đạo), khi ông giới
thiệu cuốn sách “Lựa chọn một nghề” (Choosing a Vocation) (1909), trong đó ông trình bày
những phương pháp kết nối những đặc điểm tính cách của mỗi cá nhân với một nghề nghiệp.
Năm 1927, chuyên nghành Tâm lý học đường đầu tiên được đào tạo tại trường Đại
học New York bao gồm đào tạo đại học và sau đại học.
Sau những năm 30 của thế kỷ XX, Hiệp hội các nhà Tâm lý học Hoa Kỳ được thành

lập nhưng loại trừ các nhà tâm lý học đường vì không có bằng tiến sĩ – một yêu cầu đối với
những thành viên.
Đến năm 1997, tiêu chuẩn quốc gia dành cho các hoạt động tham vấn, hỗ trợ tâm lý
học đường xuất hiện. Kể từ đó, nghành Tâm lý học đường được xem như là đã ra đời.
Hiện nay, Hiệp hội các nhà Tâm lý học đường Hoa Kỳ được xem như là nguồn tham
khảo và kiểu mẫu cho các chương trình tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường của hầu hết các
nước trên thế giới. Ngày nay, các dịch vụ tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường đã trở nên phổ
biến và không thể thiếu được trong các trường học, các cơ sở đào tạo ở Anh, Pháp, Nga,
Đức…. và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Ở Nga, hoạt động trợ giúp tâm lý xuất hiện muộn hơn vào khoảng những năm 80 của
thế kỷ XX cùng với những thực nghiệm tâm lý nhằm ứng dụng Tâm lý học vào các trường
học của thành phố Mátxcơva. Tại đây, chính sự xuất hiện nhiều chương trình, nhiều phương
pháp dạy học khác nhau, các cơ sở đào tạo mới ra đời và sự xuất hiện của các giá trị mới như
tự do tư duy, tính tích cực…. đã thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ vừa ra đời này.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại Việt Nam
Hiện nay, Tâm lý học đường trên thế giới đã có một quá trình phát triển lâu dài. Tuy
nhiên, ở nước ta, Tâm lý học đường vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Các hoạt động
tham vấn, trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên còn chưa được đầu tư và quan
tâm đúng mức.
Trước đây, trong thời gian chiếm đóng miền Nam Việt Nam, Mỹ đã cho triển khai các
hoạt động Khải đạo trong các trường học. Đến năm 1975, khi miền Nam được giải phóng,
cách thức tiếp cận với giáo dục đã thay đổi làm cho hoạt động này không còn tồn tại trong
các trường học với đúng nghĩa của nó nữa.
Năm 1984, trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ và tâm bệnh N-T do bác sĩ Nguyễn Khắc
Viện thành lập đã trở thành nơi đầu tiên thực hành, phát triển nghề tham vấn trong đó có lĩnh
vực tâm lý trẻ em và gia đình. Phương châm nghiên cứu của trung tâm là chiết trung, không suy
tôn một trường phái nào, không lấy một học thuyết nào làm chính thống. Phương pháp nghiên
cứu chủ yếu là nghiên cứu sâu từng trường hợp.
Ngoài ra phải kể đến các công trình nghiên cứu của Viện tâm lý học, khoa Tâm lý –
giáo dục của trường Đại học Sư Phạm, khoa Tâm lý học – trường Đại học khoa học xã hội và

nhân văn, các tổ bộ môn tâm lý - giáo dục các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong cả
nước. Đó là những cơ sở không chỉ đào tạo nghảnh tâm lý, giáo dục mà còn là những cơ sở
nghiên cứu về tâm lý học đường ở nước ta.
Khi đời sống kinh tế được nâng cao đã làm cho học sinh, sinh viên có điều kiện phát
triển về thể lực, trí lực về kỹ năng sống. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi quan trọng do
sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại thì nó cũng có những thách thức. Những áp lực này đã
tạo nên những khó khăn tâm lý rất nhiều và các em cần tới sự trợ giúp.
Những nghiên cứu đã phần nào cho thấy những khó khăn, rối nhiễu tâm lý mà học sinh
hay gặp phải là rất đa dạng. Học sinh ở bất kì cấp học nào cũng đều có nguy cơ mắc phải những
rối nhiễu này. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là rất cần thiết. Với
những hiệu quả mà dịch vụ mang lại, chắc chắn sẽ góp phần giúp các em giải quyết các khó
khăn tâm lý, hạn chế tối đa những rối nhiễu tâm lý mà các em có khả năng gặp phải, đảm bảo sự
phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Như vậy, tham vấn tâm lý học đường tại Việt Nam vẫn là một trong những vấn đề
mang tính thời sự cao, thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý, các chuyên gia,
các tổ chức trong nước và quốc tế mà ngay cả các em học sinh – sinh viên, các bậc cha mẹ,
các thầy cô giáo. Tuy nhiên, để nó trở thành một hoạt động phổ biến trong trường học thì đòi
hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực lớn của không chỉ các nhà tham vấn mà còn của toàn xã
hội
1.2.Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Một số lý thuyết nghiên cứu về nhu cầu
Trong Tâm lý học, nhu cầu là một đối tượng được nhiều trường phái, nhiều tác giả
nghiên cứu, vì vậy mà có không ít quan điểm về nhu cầu.
Vào cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trường phái Phân tâm học – coi trọng nhu cầu
tự do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục. Nhu cầu của cơ thể đã
được S.Frued đề cập đến trong “Lý thuyết bản năng của con người”. Việc thỏa mãn nhu cầu
tình dục sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được tôn
trọng; nếu kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến hành vi mất định hướng của con người.
Tâm lý học hành vi không quan tâm đến việc mô tả hay giải thích các hiện tượng,
trạng thái ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của con người. Có thể nói, nghiên cứu nhu cầu

là một trong những hiện tượng tâm lý không phải là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học
hành vi. Đại diện cho trường phái này tiêu biểu là: J.Watson – người sáng lập chủ nghĩa
hành vi thì Tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành
vi cơ thể, trong đó, hành vi được hiểu là tổng số các sử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể
nhằm đáp ứng lại một kích thích nào đó. Nó được thể hiện bằng công thức hành vi nổi tiếng:
S – R
(Trong đó: S là kích thích, R là đáp ứng).
Trái ngược với quan điểm của các nhà Phâm tâm học và Tâm lý học hành vi, trường
phái Tâm lý học nhăn văn đưa ra cách nhìn nhận mới, tiêu biểu là thuyết “Thứ bậc nhu cầu”
của A.Maslow. Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một
hình kim tự tháp. Hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow đầu tiên chỉ có 4 cấp bậc, sau đó
vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối
cùng là 8 bậc. Các nhu cầu bậc thấp thì càng xếp phía dưới.
Các nhà tâm lý học Liên xô khi nghiên cứu về nhu cầu khẳng định: nhu cầu là yếu tố
bên trong, quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con người. Đó chính là điểm khác hẳn
với con vật. Mọi nhu cầu của con người (kể cả những nhu cầu sơ đẳng) đều có bản chất xã
hội.
1.2.2.Khái niệm nhu cầu
Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về nhu cầu, tiêu biểu là các quan niệm mà
chúng ta đã xem xét trong phần “Một số quan điểm về nhu cầu”. Vậy, nhu cầu là gì? Trên cơ
sở tìm hiểu, phân tích các khái niệm khác nhau về nhu cầu và trong khuôn khổ của đề tài
chúng tôi sử dụng định nghĩa về nhu cầu của Nguyễn Quang Uẩn: “nhu cầu là trạng thái tâm
lý của con người, biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi
hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển với tư cách là một
nhân cách”.
1.2.2.1. Một số đặc điểm cơ bản của nhu cầu
 Tính đối tượng của nhu cầu:
 Tính nội dung của nhu cầu:
 Tính ổn định của nhu cầu:
 Tính tích cực của nhu cầu:

 Tính thỏa mãn của nhu cầu
 Tính xã hội của nhu cầu
 Tính chu kì của nhu cầu:
1.2.2.2. Mối quan hệ giữa nhu cầu và nhận thức
Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó. Cái đó nó được cá nhân nhận thức
ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn về ý nghĩa của nó đối với sự tồn tại và phát triển của cá
nhân. Lúc đó, nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm thỏa mãn nhu
cầu.
Nhận thức có một vị trí đặc biệt đối với nhu cầu:
 Thứ nhất, nhận thức giúp nhu cầu chuyển thành động cơ thúc đẩy hành động.
 Thứ hai, nhận thức giúp cá nhân tìm ra phương thức và cách thức thỏa mãn nhu cầu
phù hợp với nền văn hóa xã hôi đương đại.
 Thứ ba, nhận thức giúp cá nhân xác định được các công cụ, điều kiện thỏa mãn nhu
cầu.
 Thứ tư, nhận thức giúp cá nhân lực chọn nhu cầu cơ bản, thường trực trong thời điểm
hiện tại để thỏa mãn và kìm nén một số nhu cầu khác.
Ngược lại, nhu cầu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động nhận thức của cá nhân.
Nhu cầu thôi thúc con người nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, giúp hoạt động nhận
thức của cá nhân có tính mục đích, có tính lựa chọn cao. Và cũng chính trong quá trình nhận
thức mà nhu cầu được nảy sinh, hình thành, phát triển.
1.2.3. Khái niệm “trợ giúp tâm lý học đường”
1.2.3.1. Khái niệm tâm lý học đường
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về tâm lý học đường.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, khái niệm Tâm lý học đường theo Trần Thị Lệ Thu thì đầy
đủ hơn cả “Tâm lý học đường (tâm lý học trường học) là một chuyên nghành thực hiện công
việc đánh giá (phòng ngừa) nhằm phát hiện những học sinh có thể có khó khăn về nhận thức,
cảm xúc, xã hội, hay hành vi; phát triển và thực hiện các chương trình can thiệp tâm lý học
cho học sinh, cố vấn cho giáo viên, phụ huynh và các chuyên gia/cán bộ chuyên môn có liên
quan; tư vấn cho học sinh; tham gia phát triển và lượng giá chương trình; nghiên cứu; giảng
dạy; hỗ trợ và giám sát cho những người đang học nghề” [36 tr.313]

1.2.3.2. Nội dung tư vấn tâm lý học đường cho học sinh trong trường học
Theo Ngô Thu Dung, nội dung hoạt động tư vấn học đường trong trường học cho học
sinh, sinh viên như sau [35, tr 100 – 106]:
1.Tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý, nhằm lắng nghe, khơi dậy nội lực, giúp học
sinh, sinh viên tự phát triển thể chất tinh thần, tránh những sự phát triển lệch lạc không đáng
có.
2.Cung cấp một số kiến thức cũng như tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh, sinh viên.
3.Tăng cường tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động vì cộng đồng, hoạt
động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao.
4. Cần rèn luyện cho học sinh, sinh viên khả năng thích ứng học tập và rèn luyện bản
lĩnh học tập.
5.Cần rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác, lắng nghe, biết trình bày… cho học sinh,
sinh viên.
6. Thực hiện công tác hướng nghiệp, định hướng nghề (ở các trường phổ thông) và
thích ứng nghề (ở các trường chuyên nghiệp).
7. Cung cấp các kiến thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe, rèn luyện thể chất, sức khỏe sinh
sản… cho học sinh, sinh viên.
8.Cần có hoạt động bảo vệ, tạo điều kiện hòa nhập cho những trẻ có hoàn cảnh đặc
biệt.
9. Không chỉ tư vấn cho học sinh, sinh viên, các nhà tư vấn học đường cần tư vấn các
vấn đề phát triển của trẻ em với những lực lượng giáo dục, lực lượng xã hội có liên quan
trong vấn đề giáo dục, bảo vệ trẻ em.
1.2.4. Khái niệm “trợ giúp tâm lý học đường”
Trợ giúp tâm lý học đường là ứng dụng thực tế của tâm lý học học đường trong
trường học. Nó có vai trò trung tâm là trò trung tâm là trợ giúp tâm lý cho học sinh, cho ban
giám hiệu, giáo viên và cha mẹ học sinh. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm
“trợ giúp tâm lý học đường” của Nguyễn Thị Minh Hằng: “Trợ giúp tâm lý học đường là một
hệ thống ứng dụng các tri thức tâm lý học vào thực tiễn nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi,
tối đa giúp cho học sinh có thể tự quyết định hay giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc

sống học đường của mình theo hướng tích cực để phát triển nhân cách toàn diện”.
1.2.4.1. Nội dung của “trợ giúp tâm lý học đường”
Có nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống ứng dụng tri thức tâm lý vào hoạt động trợ
giúp tâm lý cho học sinh. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi đưa ra quan điểm của
Nguyễn Thị Minh Hằng về nội dung của hoạt động trợ giúp tâm lý học đường.
Theo Nguyễn Thị Minh Hằng, nội dung các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường bao
gồm 5 hoạt động cụ thể sau:
●Hoạt động chẩn đoán tâm lý học sinh: hoạt động này mang tính định hướng cho các nhà
tâm lý học trong trường học. Hoạt động này nhằm:
- Chẩn đoán để lập hoặc bổ sung dữ liệu cho hồ sơ tâm lý học đường của học sinh.
- Chẩn đoán để xác định phương thức và hình thức giúp đỡ học sinh khi các em gặp khó
khăn trong học tập, trong giao tiếp và những khó khăn khác có liên quan.
- Chẩn đoán nhằm lựa chọn phương tiện, công cụ và hình thức trợ giúp học sinh trong quá
trình học tập một cách phù hợp nhất.
●Hoạt động dự phòng và phát triển tâm lý: hoạt động này được tiến hành với tất cả học sinh
trong trường học nhằm tạo ra những điều kiện tâm lý – xã hội thuận lợi để học sinh có thể
phát triển tốt nhất về mọi mặt và nâng cao được chất lượng cuộc sống tinh thần của mình.
Hoạt động này bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
- Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh.
- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở học sinh hoặc bồi dưỡng các nhân tài, thần đồng.
- Chẩn đoán sớm các rối nhiễu tâm lý có thể xuất hiện ở học sinh.
- Hạn chế đến mức tối đa các rối nhiễu tâm lý học đường ở học sinh.
● Hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý cho học sinh, giáo viên và phụ huynh: đặc thù của tham
vấn, tư vấn tâm lý học đường thể hiện ở đối tượng được tham vấn, tư vấn gồm có học sinh,
giáo viên và phụ huynh học sinh. Đồng thời thể hiện ở nội dung tham vấn là các vấn đề liên
quan đến học tập và các mối quan hệ trong trường học. Trong các đối tượng trên thì đối tượng
thường được tham vấn là các em học sinh. Nhưng, nhiều khi các em tìm đến với hoạt động trợ
giúp tâm lý để được tham vấn không phải xuất phát từ nhu cầu của các em mà do yêu cầu của
giáo viên hoặc phụ huynh.
● Hoạt động trị liệu tâm lý: với hoạt động này, nhà tâm lý học đường trở thành nhà trị liệu

cho học sinh, giúp học sinh vượt qua các rối nhiều tâm lý. Song, đây không phải là một
nhiệm vụ ưu tiên của nhà tâm lý học đường. Bởi vì, chỉ một mình nhà tâm lý học đường thôi
thì không đủ thẩm quyền, chuyên môn để tiến hành công việc này. Hơn nữa, số lượng học
sinh trong trường rất nhiều nên không thể tiến hành được hoạt động này. Ở một số quốc gia
khác, hoạt động này được xếp vào giới hạn chuyên môn của nhà tâm lý học đường.
● Hoạt động điều phối: với hoạt động này, học sinh, phụ huynh, giáo viên sẽ nhận được sự
giúp đỡ về xã hội – tâm lý của các cơ sở trợ giúp ngoài khuôn khổ trường học. Hoạt động
này chỉ diễn ra khi học sinh, giáo viên, phụ huynh cần sự trợ giúp đặc biệt vượt ra ngoài
chức năng, thẩm quyền của nhà tâm lý học đường; khi bản thân nhà tâm lý học đường không
đủ kiến thức, kinh nghiệm để trợ giúp học sinh; khi nhà tâm lý học đường gặp một vấn đề
nào đó mà sự giải quyết vấn đề ấy chỉ có thể thực hiện được khi ở ngoài không gian học
đường, ngoài các mối quan hệ học đường.
1.2.4.2. Những yêu cầu chuyên môn cần có của nhà tâm lý học đường
Tại Việt Nam, việc đào tạo chuyên môn thực hành để ra làm chuyên về Tâm lý học
đường còn rất hạn chế. Theo Đinh Phương Duy trong “Định hướng cho công tác tư vấn học
đường” [36, tr.390] thì chân dung nhà tâm lý học đường được xem xét với hai cấu trúc:
những đặc điểm về giá trị và những đặc điểm về năng lực hoạt động.
1.2.5. Khái niệm nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh
Dựa vào khái niệm “nhu cầu” và khái niệm “trợ giúp tâm lý học đường” chúng tôi cho
rằng: nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh là những mong muốn của các em
học sinh được tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, để được nâng đỡ về mặt
tâm lý, giải tỏa cảm xúc, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến học đường để đảm bảo cho
sự tồn tại, phát triển nhân cách toàn diện.
1.2.6.Một số đặc điểm tâm – sinh lý cơ bản của học sinh trung học phổ thông
1.2.6.1.Đặc điểm phát triển về thể chất của học sinh trung học phổ thông
● Đặc điểm phát triển về thể chất
● Hoàn cảnh xã hội của sự phát triển
1.2.6.2. Đặc điểm hoạt động của học sinh trung học phổ thông
1.2.6.3.Những đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh trung học phổ thông
- Sự phát triển tự ý thức

- Sự tự đánh giá những phẩm chất cá nhân
- Tính tự trọng
- Tính tích cực xã hội
- Sự hình thành thế giới quan
- Giao tiếp và đời sống tình cảm
- Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp
1.2.7.Những khó khăn tâm lý mà học sinh trung học phổ thông thường gặp
Có nhiều cách phân loại các khó khăn tâm lý của học sinh. Trong khuôn khổ của luận
văn này, chúng tôi lựa chọn cách phân loại khó khăn tâm lý cũng như các tiêu chí để phân
loại khó khăn tâm lý của Nguyễn Thị Minh Hằng.
-Có hai tiêu chí để phân loại khó khăn tâm lý là: theo tính chất của khó khăn tâm lý và dựa
vào lứa tuổi/ bậc học.
-Dựa trên những tiêu chí phân loại khó khăn tâm lý, Nguyễn Thị Minh Hằng đưa ra 4 nhóm
khó khăn tâm lý mà học sinh trung học phổ thông thường gặp là:
● Nhóm khó khăn từ chính bản thân: khó khăn trong giao tiếp, mặc cảm tự ti về bản thân,
đánh giá thấp bản thân, cảm thấy buồn rầu…
● Khó khăn tâm lý trong học tập: khó tập trung nghe giảng, khó tiếp thu bài, khó khăn trong
việc ghi nhớ, khó khăn trong việc vận dụng kiến thức đã học…
● Khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ: khó khăn trong các mối quan hệ giữa cá nhân với
bạn bè, với thầy/cô giáo, với cha mẹ…
● Khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
1.2.8. Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học phổ thông
Nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông là quá trình học
sinh mong muốn nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp, tích cực của nhà tham vấn nhằm giúp cho
các em khai thác những tiềm năng của bản thân, ứng phó một cách hiệu quả trước những khó
khăn tâm lý mà các em gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, góp phần cân bằng, ổn định
phát triển nhận cách toàn diện của lứa tuổi này.
1.3.Các tiêu chí để đánh giá nhu cầu đƣợc trợ giúp tâm lý học đƣờng của học sinh
Để đánh giá nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ
thông chúng tôi đưa ra ba tiêu chí:

-Nhóm học sinh có nhu cầu cao: đó là nhóm học sinh đã tìm đến với hoạt động trợ giúp tâm
lý học đường hoặc có xu hướng sẽ tìm đến với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường
trong tương lai.
-Nhóm học sinh có nhu cầu trung bình: đó là những học sinh còn lưỡng lự, băn khoăn khi
tìm đến hoạt động trợ giúp tâm lý học đường.
- Nhóm học sinh có nhu cầu thấp: đó là nhóm học sinh cho rằng, hoạt động tâm lý học đường
là chưa thực sự cần thiết, các em sẽ chẳng gặp khó khăn gì trong việc tự giải quyết vấn đề
của mình.
CHƢƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận và xây dựng công cụ nghiên cứu
Từ khung lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm để xác định bộ công cụ đo và đánh giá
về các vấn đề được nghiên cứu
2.1.2.Giai đoạn 2: Điều tra thực trạng
Tìm hiểu thực trạng nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học
phổ thông nhằm đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý
học đường tại trường học.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Nhóm các phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.1.2. Phương pháp quan sát
2.2.1.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.2.1.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin: Phương pháp thống kê toán học
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Thực trạng những khó khăn tâm lý mà học sinh THPT gặp phải trong cuộc sống
3.1.1. Thực trạng những khó khăn tâm lý của học sinh THPT

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát chung về đời sống tâm lý của học sinh ở hai trường
THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu về vấn đề này cho thấy,
các em học sinh gặp nhiều khó khăn khác nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tâm lý.
Bảng 3.1. Thực trạng mức độ gặp khó khăn tâm lý của học sinh
Stt
Thực trạng mức độ gặp khó khăn
SLC
Tỷ lệ (%)
1
Chưa bao giờ
107
20.7
2
Hiếm khi
101
19.6
3
Thỉnh thoảng
267
51.7
4
Thường xuyên
41
7.9
Từ kết quả khảo sát chúng ta thấy: 20,7% số học sinh được khảo sát cho rằng các em
chưa bao giờ hoặc hiếm khi gặp khó khăn về tâm lý (19,6%). Trong những khách thể khảo
sát, nổi bật lên ở nhóm thỉnh thoảng gặp khó khăn về tâm lý, chiếm 51,7% - chiếm hơn ½
tổng số học sinh được điều tra; 7,9% số học sinh được khảo sát cho rằng: mình thường xuyên
gặp khó khăn về tâm lý – mặc dù tỷ lệ này thấp nhất nhưng đây lại là nhóm cần được quan
tâm tìm hiểu và trợ giúp kịp thời.

So sánh kết quả điều tra giữa học sing nam và học sinh nữ cho thấy: ở mức độ “chưa
bao giờ” và “hiếm khi” gặp khó khăn tâm lý đã có sự khác biệt rõ rệt giữa học sinh nam và
học sinh nữ, tỷ lệ khác biệt gần 10%. Ở mức độ “thỉnh thoảng” gặp khó khăn tâm lý, dễ nhận
thấy có sự chênh lệch trong cân bằng tâm lý giữa học sinh nam và học sinh nữ, tuy nhiên, tỷ
lệ chênh lệch là không nhiều. Ở mức độ “thường xuyên” cho thấy các bạn nữ thường có
những khó khăn tâm lý nhiều hơn các bạn nam (chênh lệch 5,1%). Ở mức độ này, cả học
sinh nam và học sinh nữ đều lựa chọn với tỷ lệ không nhiều, tuy nhiên, đây là nhóm khách
thể mà chúng ta cần quan tâm và chú ý đến, đặc biệt là các bạn nữ.
So sánh kết quả điều tra trong học sinh giữa các khối lớp cho thấy, phần lớn các em
học sinh lớp 10 đều khẳng định “chưa bao giơ” và “hiếm khi” gặp khó khăn tâm lý trong
cuộc sống. Ở mức độ “thỉnh thoảng” và “thường xuyên” gặp khó khăn tâm lý, kết quả khảo
sát cho thấy, các em học sinh lớp 12 thường chiếm tỷ lệ cao nhất. Có nhiêu nguyên nhân dẫn
đến những lo lắng, bất an của học sinh lớp 12 trong đó có những trăn trở về việc chọn
trường, chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT, về áp lực thi cử, áp lức học tập, sự kỳ vọng của
cha mẹ về kết quả học tập của các em, bên cạnh đó còn có các mối quan hệ xã hội (bạn bè,
tình yêu, tình bạn khác giới ) Do vậy, những băn khoăn ấy có ảnh hưởng đến đời sống tâm
lý của các em.
Nhìn chung, ở những mức độ khó khăn tâm lý khác nhau, ở các khối lớp đều có học
sinh gặp những khó khăn tâm lý, tuy nhiên mức độ khó khăn của các em cũng khác nhau.
Những khó khăn tâm lý đều có thể xảy ra trong cuộc sống của các em trong một thời điểm
nhất đinh nào đó và sẽ có thể ảnh hưởng đến đời sống của các em. Như vậy, cần quan tâm và
hỗ trợ các em để các em nhận ra khó khăn mà các em đang gặp, từ đó trợ giúp các em để các
em có thể tự giải quyết những khó khăn này.
Vậy mỗi khi gặp khó khăn cần nâng đỡ thì ai sẽ là người đầu tiên các em nghĩ đến và
giúp các em vượt qua khó khăn này. Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi đưa ra một số chủ thể
trợ giúp để các em lựa chọn và kết quả khảo sát cho chúng tôi thấy: người mà các em nghĩ đến
đầu tiên khi cần sự nâng đỡ về tâm lý là “bạn thân” (chiếm 59,1% tổng số học sinh được khảo
sát); thứ hai là “một người đáng tin cậy nào đó” (57,9%); lựa chọn thứ ba là “mẹ”(49,6%); viết
thư cho các chuyên mục tư vấn tâm lý xếp thứ 4 với 49,6% lựa chọn và thứ năm là “để trong
lòng không thổ lộ với ai” (29,8%).

Qua nghiên cứu những đặc trưng về tâm – sinh lý học sinh được trình bày trong mục
1.2.6, chương 1, phần Nội dung, chúng tôi sắp xếp khó khăn tâm lý của các em theo 4 nội
dung chính.
- Khó khăn tâm lý liên quan đến học tập
- Khó khăn tâm lý liên quan đến các mối quan hệ
- Khó khăn tâm lý liên quan đến hướng nghiệp
- Khó khăn tâm lý liên quan (xuất phát) từ bản thân
Kết quả khảo sát thu được cho thấy: các em đều có những khó khăn tâm lý ở các
nhóm với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, ở nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến học tập được
các em lựa chọn nhiều hơn cả, xếp thứ hai là nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến vấn đề
hướng nghiệp, xếp thứ ba là nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến các mối quan hệ và cuối
cùng là nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến bản thân.
3.1.1.1. Nhóm khó khăn tâm lý trong học tập
Bảng 3.4: Khó khăn tâm lý liên quan đến học tập
Stt
Các vấn đề
Chƣa
bao
giờ
(%)
Hiếm
khi
(%)
Thỉnh
thoảng
(%)
Thƣờng
xuyên
(%)
ĐTB

Xếp
hạng
1
Khó tập trung chú ý trên lớp
21.7
24.6
47.9
18.0
2.74
1
2
Không hiểu bài giảng
11.6
27.5
45.5
15.3
2.64
4
3
Lượng kiến thức được học quá
nhiều so với khả năng của bản
thân
12.6
26.0
40.7
19.0
2.66
3
4
Khó vận dụng kiến thức đã học

để giải bài tập
10.7
27.7
45.7
17.6
2.70
2
5
Khó ghi nhớ các nội dung đã
học trên lớp
16.3
25.4
40.1
18.2
2.60
5
6
Phải chịu nhiều áp lực học tập
từ bạn bè, cha mẹ, thầy, cô giáo
9.5
27.3
34.3
16.7
2.45
6
Từ bảng kết quả cho thấy; ở nhóm khó khăn này, các vấn đề các em thường gặp là:
“khó tập trung chú ý trên lớp” (ĐTB 2.74) xếp thứ nhất trong tổng số lựa chọn của khách thể
khảo sát; “khó vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập” (ĐTB 2.70) xếp thứ hai trong tổng
số lựa chọn; “lượng kiến thức được học quá nhiều so với khả năng của bản thân” (ĐTB
2.67) xếp thứ ba; “không hiểu bài giảng và khó ghi nhớ nội dung đã học trên lớp” (ĐTB

2.64) xếp thứ tư .
3.1.1.2. Nhóm khó khăn tâm lý trong vấn đề hướng nghiệp
Bảng 3.5: Khó khăn tâm lý trong vấn đề hướng nghiệp
Stt
Các vấn đề
Chƣa
bao
giờ
(%)
Hiế
m
khi
(%)
Thỉnh
thoảng
(%)
Thƣờn
g xuyên
(%)
ĐTB
Xếp
hạng
1
Thiếu thông tin về nghành nghề
16.9
21.9
40.9
20.3
2.64
1

2
Dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của
21.1
28.7
32.8
17.4
2.46
2
người khác
3
Mong muốn nghề nghiệp của
bạn trái ngược với mong muốn
của bố mẹ
39.1
24.8
20.4
15.7
2.11
4
4
Mong muốn nghề nghiệp của
bạn trái ngược với định hướng
của thầy/cô giáo
43.0
27.9
18.4
10.7
1.96
6
5

Mong muốn nghề nghiệp của
bạn trái ngược với ý kiến của
bạn bè
39.1
26.7
21.9
12.2
2.07
5
6
Mong muốn nghề nghiệp của
bạn mâu thuẫn với khả năng của
bạn
37.6
25.6
22.3
14.5
2.14
3
Ở nhóm khó khăn này, các vấn đề các em thường gặp là “thiếu thông tin về nghành
nghề” (ĐTB 2.64); “dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác” (ĐTB 2.46); “mong muốn
nghề nghiệp của bạn mâu thuẫn với khả năng của bạn” (ĐTB 2.14)
3.1.1.3. Nhóm khó khăn từ phía bản thân
Bảng 3.6: Những khó khăn tâm lý từ phía bản thân
Stt
Các vấn đề
Chƣa
bao
giờ
(%)

Hiếm
khi
(%)
Thỉnh
thoảng
(%)
Thƣờng
xuyên
(%)
ĐTB
Xếp
hạng
1
Thiếu định hướng sống lành
mạnh
48.1
24.2
17.2
10.5
1.90
8
2
Luôn quyết tâm nhưng không
thực hiện được quyết tâm ấy
10.5
20.5
46.9
22.1
2.80
1

3
Luôn cảm thấy mình kém cỏi
26.6
24.8
34.9
13.8
2.35
4
4
Bị nhiều thú vui lôi kéo và
không bỏ được (rượu,
game )
52.3
21.5
15.5
10.7
1.84
10
5
Ngại giao tiếp
17.8
32.0
40.9
9.3
2.41
3
6
Thiếu tự tin
17.2
29.9

39.5
15.3
2.52
2
7
Luôn cảm thấy buồn rầu,
không có khả năng làm việc
28.9
32.4
29.7
9.1
2.18
7
8
Có ý nghĩ chán sống
47.3
25.6
18.8
8.3
1.88
9
9
Muốn làm một cái gì đó để
thể hiện mình mà không
được
28.7
30.2
31.0
10.1
2.22

6
10
Hay giận dỗi, cãi nhau vô cớ
23.1
30.6
35.7
10.7
23.1
5
Ở nhóm khó khăn này, vấn đề các em thường gặp là: “luôn quyết tâm nhưng không
thực hiện được quyết tâm ấy” (ĐTB 2.80); “thiếu tự tin” (ĐTB 2.52); “ngại giao tiếp” (ĐTB
2.41); “hay giận dỗi, cãi nhau vô cớ” (ĐTB 2.31); “muốn làm một cái gì đó để thể hiện mình
mà không được” (ĐTB 2.22)
3.1.1.4. Nhóm khó khăn trong các mối quan hệ
Bảng 3.7: Những khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ
Stt
Các vấn đề
Chƣa
bao
giờ
(%)
Hiế
m
khi
(%)
Thỉnh
thoảng
(%)
Thƣờn
g xuyên

(%)
ĐTB
Xếp
hạn
g
1
Khó khăn khi thiết lập mối quan
hệ với thầy cô giáo
32.3
26.0
29.7
12.2
2.21
2
2
Có mâu thuẫn với thầy cô giáo
56.4
26.4
11.0
6.2
1.67
5
3
Khó khăn khi thiết lập và duy trì
mối quan hệ với bạn
45.9
30.4
17.1
6.6
1.84

4
4
Có mâu thuẫn với các thành viên
trong gia đình
38.0
31.2
24.8
6.0
1.98
3
5
Khó khăn trong việc hiểu và đáp
ứng mong muốn của người khác
18.2
37.8
34.5
9.5
2.35
1
Ở nhóm khó khăn này, các em có một số khó khăn: “khó khăn trong việc hiểu và đáp
ứng mong muốn của người khác” (ĐTB 2.35); “khó khăn khi thiết lập mối quan hệ với thầy
cô giáo” (ĐTB 2.21).
3.1.2. Các phương thức giải quyết khó khăn tâm lý của học sinh
Qua bảng số liệu thu được chúng tôi nhận thấy có tới 61,6% học sinh lựa chọn
phương án “tự mình suy nghĩ, đưa ra quyết định giải quyết vấn đề” khi gặp khó khăn, chiếm
tỷ lệ cao nhất. Đứng ở vị trí thức hai là “chia sẻ với người khác (anh,chị lớn tuổi hơn, bạn
bè….) khi gặp khó khăn với 60,2% tổng số học sinh lựa chọn. Xếp thứ ba là “chia sẻ với
người thân trong gia đình” khi gặp khó khăn, với tỷ lệ 56,0% tổng số khách thể khảo sát.
Thấp nhất là phương án “tìm mọi cách để quên đi vấn đề (uống rượu, hút thuốc, đua xe, chơi
game…) chiếm 6,0%.

3.2. Nhận thức của học sinh THPT về hoạt động trợ giúp tâm lý học đƣờng
Người thực hiện hoạt động trợ giúp tâm lý học đường ở đây là những nhà tâm lý được
đào tạo kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực học đường, là những thầy cô giáo chuyên trách
được đào tạo thêm các kiến thức về tâm lý học nhân cách, tâm lý học phát triển, kỹ năng
tham vấn tâm lý….
Nhận thức của khách thể nghiên cứu về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường chính là
nhận thức về hình ảnh của nhà tâm lý học đường, về công việc của họ và mức độ cần thiết
của dịch vụ với bản thân khách thể nghiên cứu. Đây cũng là những nội dung sẽ được đề cập
đến trong phần kết quả nghiên cứu này.
Tại cả hai địa bàn nghiên cứu, 100% khách thể đều trả lời rằng tại địa bàn nơi các em
sinh sống và học tập chưa có phòng tư vấn tâm lý học đường, các em chưa được tiếp xúc với
hoạt động trợ giúp tâm lý học đường và những hình thức trợ giúp tâm lý học đường này chưa
được triển khai tại trường của các em.
Biểu đồ 3.5: Số lượng phòng tư vấn tâm lý học đường tại huyện Đan Phượng


Vậy, tại những trường chưa có những hoạt động này thì nhận thức của học sinh sẽ
như thế nào? Cụ thể là tại hai trường tiến hành nghiên cứu thực tiễn thì nhận thức của các em
100
phòng tư vấn tâm lý học đường
đã có
chưa có
hiện nay ra sao? Chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn có biết về các hoạt động trợ giúp tâm lý học
đường không?”, kết quả khảo sát cho thấy:
Bảng 3.10: Mức độ nhận biết về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường
Stt
Mức độ nhận biết
Số lựa chọn
Tỷ lệ (%)
Xếp loại

1
Hoàn toàn không biết
289
65.0
1
2
Biết chút ít
160
31.0
2
3
Có biết
63
12.2
3
4
Biết rất rõ
4
0.7
4
Nhìn vào bảng kết quả khảo sát chúng ta thấy: 65,0% học sinh được khảo sát cho rằng
các em “hoàn toàn không biết” gì về “sự có mặt” của các hoạt động trợ giúp tâm lý học
đường hoặc các mô hình phòng tư vấn tâm lý học đường đang được triển khai tại một số
trường trung học phổ thông.
Xếp ở vị trí thứ hai chiếm tỷ lệ 31,0% số học sinh cho rằng các em “có biết chút ít”,
tiếp đến là 12,2% học sinh cho rằng các em “có biết” và cuối cùng là 0,7% học sinh cho rằng
các em “biết rất rõ” về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường.
Vậy, nếu các em “biết chút ít”, “có biết”, biết rất rõ” về các hoạt động trợ giúp tâm
lý học đường thì các em biết đến qua hình thức nào.? Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi
đưa ra câu hỏi: “Bạn biết đến hoạt động trợ giúp tâm lý nào trong các hình thức sau?”. Kết

quả điều tra cho thấy ở bảng sau:

Bảng 3.11: Các kênh thông tin giúp học sinh biết đến hoạt động trợ giúp TLHĐ
Stt
Các phương án
Tỷ lệ (%)
Xếp loại
1
Qua bạn bè
25.0
3
2
Qua người thân trong gia đình, họ hàng
24.7
4
3
Qua thầy cô giáo
17.6
6
4
Qua internet
37.2
2
5
Các phương tiện truyền thông (đài, báo, TV…)
46.3
1
6
Trung tâm tư vấn tâm lý
23.3

5
7
Phòng tư vấn tâm lý trong trường học
0.6
7
Từ bảng số liệu chúng ta thấy, chiếm tỷ lệ lựa chọn nhiều nhất ở các em học sinh là
phương án “qua các phương tiện truyền thông đại chúng” (46,3%); xếp thứ hai là qua
“internet” chiếm tỷ lệ 37,2%; xếp thứ ba là phương án “qua bạn bè” chiếm tỷ lệ 25,0%.
Phương án có sự lựa chọn thấp nhất là “qua phòng tư vấn tâm lý trong trường học” chiếm tỷ
lệ 0,6%.
Để đánh giá mức độ cần thiết của từng hoạt động, nhằm tìm hiểu xem hoạt động nào
được các em mong đợi, tìm hiểu nhận thức, nhu cầu của các em về các hoạt động này chúng
tôi đưa ra năm hoạt động cụ thể của dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường để các em lựa chọn,
kết quả cho thấy:
Bảng 3.12: Nhận thức của HS về mức độ cần thiết của hoạt động trợ giúp TLHĐ (%)
Tt
Các HĐTGTLHĐ
Rất
mong
muốn
(%)
Mong
muốn
(%)

cũng
đƣợc
(%)
Không
mong

muốn
(%)
ĐTB
Xếp
hạng
1
Tham gia sàng lọc, chẩn đoán tâm
lý để phân loại, tìm hiểu, đánh giá,
vấn đề khó khăn tâm lý học sinh và
lựa chọn phương pháp phù hợp để
trợ giúp cho học sinh
20.3
38.2
33.7
7.8
2.23
5
2
Hoạt động dự phòng và phát triển
tâm lý học đường nhằm hướng dẫn
cho học sinh các kỹ năng sống, phát
hiện, bồi dưỡng học sinh có năng
khiếu, chẩn đoán sớm và hạn chế tối
đa rối nhiễu tâm lý có thể có ở học
sinh
12.4
44.6
32.9
10.1
2.40

1
3
Hoạt động tham vấn, tư vấn các
vấn đề khó khăn tâm lý cho học
sinh
16.1
39.3
33.3
11.2
2.39
2
4
Hoạt động trị liệu tâm lý cho học
sinh giúp học sinh vượt qua các rối
nhiễu, khó khăn tâm lý
20.3
38.2
33.7
7.8
2.28
4
5
Hoạt động điều phối: liên kết với
16.1
44.2
33.1
6.6
2.30
3
những người có chuyên môn, hiểu

biết về tâm lý học đường để giúp
đỡ học sinh vượt qua những khó
khăn tâm lý.
Các đánh giá thu được trên đây là về mức độ cần thiết của từng hoạt động cụ thể dựa
trên mục đích và tính thực tế mà nó mang lại cho học sinh. Hoạt động cần thiết nhất có thể
không phải là hoạt động mà học sinh thích nhất. Tìm hiểu xem hoạt động nào được mong
muốn nhất, kết quả cho thấy: hoạt động tham vấn, tư vấn các vấn đề khó khăn tâm lý được
yêu thích nhất (41%), tiếp sau đó là hoạt động “tham gia, sàng lọc, chẩn đoán tâm lý” (21%);
hoạt động dự phòng (21%), hoạt động trị liệu tâm lý (14,3%) và hoạt động điều phối (2,9%).
Ngoài ra còn có nhiều khách thể không trả lời thích hoạt động nào vì thích cùng một lúc
nhiều hoạt động, vì chưa thử xem thực tế những hoạt động đó ra sao nên không biết thích
hoạt động nào hơn.
3.3. Nhu cầu đƣợc trợ giúp tâm lý học đƣờng của học sinh THPT
3.3.1. Nhu cầu của khách thể đối với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường nói chung
Từ kết nghiên cứu cho thấy, tại địa bàn huyện Đan Phương chưa có bất kể một mô hình
hoạt động hay hình thức trợ giúp tâm lý học đường chuyên nghiệp nào. Trong khi đó, ở các em
học sinh, ở những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, các em có những khó khăn với những mức
độ khác nhau. Có những khó khăn các em có thể tự vượt qua được, có những khó khăn các em có
thể tìm đến sự trợ giúp của bạn bè, người thân… tuy nhiên, có những khó khăn các em cần tìm
đến chuyên gia tư vấn tâm lý để chia sẻ, giúp đỡ. Để tìm hiểu về thực trạng các em học sinh đã tìm
đến các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Bạn đã bao giờ tìm đến
hoạt động trợ giúp tâm lý học đường chưa?” nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng hoạt động này ở
các em.
Bảng 3.13: Nhu cầu của học sinh đối với các hoạt động trợ giúp TLHĐ
Stt
Phƣơng án
SLC
Tỷ lệ (%)
1
Đã tìm đến hoạt động trợ giúp

11
2.1
2
Chưa tìm đến hoạt động trợ giúp
505
97.9
Từ bảng số liệu thu được chúng ta nhận thấy có 2,1% học sinh đã từng tìm đến với
hoạt động trợ giúp tâm lý học đường. Qua phỏng vấn, các em trả lời rằng, các em đã sử dụng
dịch vụ tham vấn trực tuyến qua mạng internet. Có tới 97,9% học sinh “chưa bao giờ” tìm
đến sự trợ giúp về mặt tâm lý học đường. Lý do: ở huyện Đan Phượng hiện nay vấn đề phát
triển mô hình trợ giúp tâm lý học đường còn có nhiều khó khăn và hạn chế.
3.3.2. Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh đã sử dụng dịch vụ
Bảng 3.14: Cảm nhận của học sinh khi được trợ giúp tâm lý
Stt
Trợ giúp
SLC
Tỷ lệ (%)
1
Giúp bạn tự tìm ra cách giải quyết vấn đề
0
0
2
Đưa ra lời khuyên cho bạn
9
81.8
3
Giải quyết vấn đề giúp bạn
0
0
4

Không giúp đỡ được gì cho bạn
2
18.2
Qua bảng số liệu chúng ta thấy, trong tổng số 516 khách thể khảo sát có 9 khách thể
trả lời rằng, bản thân các em có vấn đề khó khăn tâm lý và đã từng tìm đến hoạt động trợ
giúp tâm lý. Và trong 9 học sinh này, khi được hỏi “trong quá trình trợ giúp tâm lý, các
chuyên gia đã giúp gì cho các em”, kết quả thu được cho thấy, có 81,8% trong tổng số 9 học
sinh cho rằng “các chuyên gia đưa ra cho em lời khuyên” và 18,2% học sinh cho rằng “các
chuyên gia không giúp được gì” cho các em khi các em gặp khó khăn tâm lý.
Vậy, sau khi tiếp xúc với hoạt động trợ giúp tâm lý, vấn đề của các em đã được giải
quyết như thế nào?
Bảng 3.15: Mức độ vấn đề đã được giải quyết từ sự trợ giúp của chuyên gia TVTL
Stt
Mức độ vấn đề đƣợc giải quyết
SLC
Tỷ lệ (%)
1
Hoàn toàn được giải quyết
2
18.2
2
Giải quyết một phần
9
81.8
3
Không giải quyết được gì
0
0
Có 81,8% số học sinh đã từng tìm đến hoạt động trợ giúp tâm lý cho rằng vấn đề khó
khăn tâm lý của các em mới chỉ được “giải quyết một phần” và 18,2% cho rằng khó khăn

tâm lý của các em “hoàn toàn được giải quyết”. Qua kết quả thu được này, chúng tôi thấy
rằng, hoạt động trợ giúp tâm lý cho các em, dù ở hình thức nào, mức độ trợ giúp cho các vấn
đề của các em được đến đâu cũng đã thực sự cần thiết. Do vậy, rất cần thành lập phòng tâm
lý học đường trong trường học để trợ giúp cho học sinh, giúp các em có được đời sống tâm
trí ngày càng tốt hơn.
Với mong muốn có thể triển khai mô hình phòng tư vấn tâm lý học đường vào trường
học, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Bạn có muốn trường mình có phòng tư vấn tâm lý học đường
không?” nhằm tìm hiểu nhu cầu thành lập phòng tư vấn học đường trong trường học ở các
em, kết quả khảo sát cho thấy:
Bảng 3.16: Nhu cầu thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học
Stt
Nhu cầu có phòng TVTLHĐ
Tỷ lệ (%)
Xếp hạng
1
Rất mong muốn
54.5
1
2
Mong muốn
27.3
2
3
Có cũng được, không có cũng chẳng sao
18.2
3
4
Không mong muốn
0.0
4

Qua bảng số liệu ta thấy: có 54,5% học sinh cho rằng “rất mong muốn” có phòng tư
vấn tâm lý học đường trong trường học, xếp thứ nhất; 27,3% học sinh cho rằng “mong
muốn” thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường, xếp thứ hai; 18,2% học sinh cho rằng “có
cũng được, không có cũng chẳng sao” và không có học sinh nào trả lời “không mong muốn”
có phòng tư vấn tâm lý học đường. Như vậy, phần lớn các em học sinh đều nhận thức được
rằng hoạt động tham vấn đối với các em là “có cần thiết” và “rất mong muốn” có phòng tư
vấn tâm lý học đường trong trường học.
3.3.3. Nhu cầu của học sinh về nội dung trợ giúp tâm lý học đường
Trong phần tìm hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh và trong những số liệu đã thống
kê được từ kết quả khảo sát của đề tài cho chúng ta thấy những khó khăn tâm lý và nội dung học
sinh mong muốn được trợ giúp tương quan và logic với nhau.
Trong những khó khăn tâm lý liên quan đến vấn đề học tập, các em gặp nhiều khó
khăn liên quan đến việc tập trung chú ý trên lớp, khó ghi nhớ nội dung vừa học nên phải nỗ
lực học bài ở nhà rất nhiều để hiểu nội dung đã học trên lớp. Theo chúng tôi nhận định thì đó
là do phương pháp giảng dạy chưa hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh, hơn nữa, chính bản thân
các em chưa có phương pháp học tập hợp lý nên hiệu quả học tập không như các em mong
muốn. Nhận định này cũng phù hợp với mong muốn lớn nhất của các em trong lĩnh vực học
tập là mong nhà tâm lý học đường giúp các em tìm được phương pháp học tập phù hợp và
giải tỏa tâm lý học tập cho các em.
Tương tự, với những khó khăn tâm lý liên quan đến các mối quan hệ, các em mong
muốn nhà tâm tâm lý học đường giúp các em có thêm các kỹ năng giao tiếp, giúp các em giải
quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong các mối quan hệ. Như vậy, có thể thấy lại một lần nữa,
nhu cầu giao tiếp của các khách thể nghiên cứu là rất lớn. Các em mong muốn có thêm kỹ
năng giao tiếp để tiến hành giao tiếp được tốt hơn. Song, cũng nhận thấy rằng, trong khi tiến
hành giao tiếp các em còn rất băn khoăn lo lắng về những điều có thể xảy ra trong quá trình
giao tiếp nên các em mong muốn nhà tâm lý học đường giúp các em “biết cách cải thiện mối
quan hệ có vấn đề” (ĐTB 2.31, xếp thứ nhất); “giúp các em duy trì, điều hòa mối quan hệ đã
có” (ĐTB 2.25, xếp thứ hai); “giúp các em biết cách thiết lập trong các mối quan hệ” (ĐTB
2.19) để từ đó các em tự tin hơn và giao tiếp tốt hơn.
Trong vấn đề hướng nghiệp, các em mong muốn nhà tâm lý học đường “giúp các em

giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong khi hướng nghiệp” (ĐTB 2.24, xếp thứ nhất) sau đó
là “giúp các em lựa chọn cho mình một nghành nghề phù hợp với bản thân” (ĐTB 1.80, xếp
thứ hai); điều này cũng tương ứng với những khó khăn tâm lý trong khi hướng nghiệp đã
được phân tích ở phần đầu chương này, đó là các em thấy khó khăn trong lựa chọn nghành
nghề phù hợp và bị thiếu thông tin về nghành nghề. Qua kết quả này cho thấy, các em học
sinh rất kỳ vọng vào các nhà tâm lý học đường, mong muốn nhà tâm lý học đường sẽ giúp
cho mình có thể tự lựa chọn một nghành nghề phù hợp với bản thân.
Còn với chính bản thân học sinh, các em mong muốn nhà tâm lý học đường sẽ hỗ trợ
các em điều gì? Qua bảng số liệu điều tra chúng tôi thấy, điều mà các em mong muốn nhất là
“giúp các em nhận ra các nguy cơ rối nhiễu tâm lý và cách khắc phục chúng” (ĐTB 2.17,
xếp thứ nhất). Bên cạnh đó, các em cũng mong muốn nhà tâm lý học đường “giúp các em cải
thiện bản thân, khắc phục những nhược điểm tâm lý”. Mong muốn tiếp theo của các em là
“giúp các em hiểu được chính mình và có thêm kỹ năng sống”, điều này rất quan trọng, nó sẽ
giúp các em tự tin hơn vào bản thân, vào khả năng của mình sẽ giải quyết được những khó
khăn, những tình huống có vấn đề do đã được trang bị những kiến thức cần thiết.
Một thực tế cho thấy, tại huyện Đan Phượng chưa có trường trung học phổ thông nào có
phòng tâm lý học đường, do vậy, để có thể đáp ứng nguyện vọng của các em là điều còn hạn chế.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu nhu cầu trợ giúp của các em trong tương lai và những
nội dung các em hướng đến nếu như tổ chức các buổi nói chuyên chuyên đề, câu trả lời chúng tôi
nhận được ở bảng kết quả sau:
Bảng 3.18: Các chuyên đề mà học sinh sẽ tham gia
Stt
Các chuyên đề
Phƣơng án

tham
Cần
suy
Không
tham

ĐTB
Xếp
loại
gia
(%)
nghĩ
(%)
gia (%)
1
Tình bạn, tình yêu, giới tính, gia đình
53.9
34.7
11.4
1.57
2
2
Sức khỏe sinh sản
70.9
20.9
8.1
1.37
4
3
Hướng nghiệp
28.5
41.1
30.4
2.01
1
4

Học tập
79.7
14.1
6.2
1.26
5
5
Khám phá bản thân
68.8
24.2
7.0
1.38
3
Từ bảng số liệu trên đây, căn cứ vào điểm trung bình cho thấy: nội dung các mong
muốn khi tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề được ưu tiên hàng đầu là chuyên đề về các
vấn đề hướng nghiệp, xếp thứ nhất; chuyên đề “tình bạn, tình yêu, giới tính, gia đình” xếp
thứ hai; chuyên đề “khám phá bản thân” xếp thứ ba; chuyên đề “sức khỏe sinh sản” xếp thứ
tư và cuối cùng là chuyên đề về các vấn đề “học tập”. Có thể nhận thấy, các chuyên đề các
em lực chọn tham gia phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các em. Cũng từ đây, các
nhà tâm lý học đường xác định được nhu cầu của các em khi tiến hành các công việc cụ thể
tại cơ sở đào tạo; biết cách làm mới nội dung, hấp dẫn các em tham gia và xây dựng được
hình ảnh nhà tâm lý học đường tin cậy trong nhận thức của các em.
3.3.4. Nhu cầu của học sinh về hình thức trợ giúp tâm lý học đường
Qua những số liệu thu thập được cho thấy, các em có nhu cầu về trợ giúp tâm lý học
đường. Vậy, các em mong muốn công tác này sẽ được diễn ra với loại hình cụ thể nào.
Chúng tôi đã đưa ra một số loại hình dịch vụ để các em lựa chọn:
Ba loại hình đầu tiên trong bảng đưa ra nhằm tìm hiểu xem giữa hai hoạt động trợ
giúp: trợ giúp trực tiếp và trợ giúp gián tiếp, các em thích loại hình nào hơn. Kết quả cho
thấy, các em mong muốn được trợ giúp gián tiếp qua thư, điện thoại, hoặc online chat qua
internet hơn.

Bảy loại hình trợ giúp tiếp theo là những hình thức cụ thể của hoạt động trợ giúp.
Trong đó có ba loại hình được các em lựa chọn nhiều, có điểm trung bình không chênh nhau
nhiều lắm; “tổ chức tham vấn tâm lý cho từng cá nhân” xếp thứ nhất (ĐTB 2.76); hoạt động
tư vấn định kỳ vào những thời điểm nhất định nào đó trong năm, xếp thứ hai (ĐTB 2.73);
sinh hoạt dưới dạng các nhóm, câu lạc bộ tâm lý, xếp thứ ba (ĐTB 2.72).

×