Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Nhom 2 - Mot so bien phap phong ngua tram cam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 93 trang )

ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

LỚP: TÂM LÝ HỌC –
VĂN BẰNG 2 KHÓA 02
MÔN:
SINH LÝ HỌC THẦN KINH
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM
GIẢNG VIÊN:
BS. LÂM HIẾU MINH
1


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

DANH SÁCH NHÓM 2:
STT. TÊN THÀNH VIÊN
1
Trần Thị Tuyết Anh

MSSV.
1366160004

2

Nguyễn Long Khánh Vân 1366160113

3

Trần Mỹ Vân



1366160115

4

Văn Thị Minh Tâm

1366160074

5

Ngô Thị Quế

1366160071

6

Trương Nguyễn Kim Phú 1366160066

7

Nguyễn Thị Kim Huệ

8

Nguyễn Thị Ngọc Mai

9

Nguyễn Thị Loan (VHVL K04) 1236160039


10

Lê Nguyễn Đăng Khoa

1366160050

11

Phan Thanh Vương

1366160117

12

Trương Đăng Thanh

1366160075

2

1366120007


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

Tổng Quan Đề Tài:
Rối loạn trầm cảm đang là một vấn đề của thời đại hiện nay, vì tỉ lệ người
mắc các triệu chứng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Với đề tài nghiên cứu về
một số giải pháp phòng ngừa trầm cảm, nhóm chúng tôi đã thống nhất dàn bài gồm

những phần như sau:
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:...................................................................................................................5
I. TỔNG QUAN VỀ TRẦM CẢM.....................................................................................................................6
1. Định nghĩa bệnh Trầm cảm:.................................................................................................................6
2. Thực trạng:...........................................................................................................................................7
3. Cơ sở bệnh lý:......................................................................................................................................8
3.1 Đôi nét về trầm cảm:......................................................................................................................8
3.2 Cơ sở bệnh lý hóa sinh:..................................................................................................................9
II. Phân loại các nguyên nhân gây ra bệnh Trầm cảm:................................................................................26
1. Phân loại truyền thống theo nguyên nhân (Kielholz 1982):...............................................................26
1.1 Trầm cảm do căn nguyên cơ thể:.................................................................................................26
1.2 Trầm cảm nội sinh:.......................................................................................................................27
1.3 Trầm cảm tâm sinh:......................................................................................................................29
2. Phân loại theo các triệu chứng điển hình và không điển hình:..........................................................30
2.1 Các thể trầm cảm điển hình:........................................................................................................30
2.2 Trầm cảm cơ thể hay trầm cảm ẩn:..............................................................................................35
3. Trầm cảm do Stress:...........................................................................................................................36
III. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM..........................................................................................39
1. Phòng ngừa chung và phòng tái phát bệnh, diễn lại hoàn cảnh gây ra bệnh:....................................39
1.1 Đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp:..............................................................................................39
1.2 Tập thể dục thường xuyên:..........................................................................................................41
1.3 Tăng cường hoạt động ngoài trời và hấp thụ ánh sáng đầy đủ cho cơ thể:..................................42
1.4 Suy nghĩ tích cực, mở rộng và duy trì các quan hệ xã hội:............................................................43
1.5 Quản lý Stress:.............................................................................................................................44
1.6 Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị trầm cảm thông qua phong thủy:................................................45
2. Phòng ngừa bệnh ở trẻ em và thiếu niên:..........................................................................................49

3



ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

2.1 Yếu tố nguy cơ gây ra trầm cảm cho trẻ em và thiếu niên:...........................................................49
2.2 Phương pháp phòng ngừa bệnh:.................................................................................................51
3. Phòng ngừa bệnh ở Phụ nữ:..............................................................................................................54
3.1 Đối với phụ nữ trưởng thành:......................................................................................................54
3.2 Đối với phụ nữ có thai:.................................................................................................................55
3.3 Đối với phụ nữ sau sinh:..............................................................................................................57
3.4 Đối với Phụ nữ mãn kinh:.............................................................................................................58
4. Phòng ngừa bệnh ở đàn ông:.............................................................................................................60
5. Phòng ngừa bệnh ở Người già:..........................................................................................................61
5.1 Quá trình sinh học và sinh lý:......................................................................................................61
5.2 Các yếu tố tâm lý xã hội như sự mất mát và các hệ thống đức tin bên trong:.............................63
5.3 Phương pháp phòng ngừa bệnh:.................................................................................................64
5.4 Các vấn đề cần được quan tâm:...................................................................................................67
6. Phòng ngừa bệnh do bệnh lý cơ thể gây ra:.......................................................................................69
7. Phòng ngừa bệnh do Stress:..............................................................................................................71
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM............................................................................................73
1. Trị liệu bằng y khoa:...........................................................................................................................73
1.1 Phương hướng điều trị:...............................................................................................................73
1.2 Sử dụng thuốc:.............................................................................................................................75
1.3 Chiến lược dùng thuốc:................................................................................................................77
2. Tâm Lý Trị Liệu:...................................................................................................................................80
2.1 Một vài phương pháp trị liệu tâm lý:...........................................................................................80
2.2 Các hình thức trị liệu:...................................................................................................................82
2.3. Những điều người bệnh “Nên làm”:...........................................................................................84
2.4 Những điều người bệnh “Không nên làm”:..................................................................................85
V. TỔNG KẾT...............................................................................................................................................87
THAM KHẢO..............................................................................................................................................90


4


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
Tên gốc
World Health Organization
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders
Central nervous system
Monoamine oxidase
Protein guanine
Adenylyl cyclase
Adenosin triphosphat
Cyclic adenosine monophosphate
Adenylyl – cyclase
Phospholipases C
Norepinephrine
5-hydroxytryptamine
Dopamine
A - methoxy – 4 – hydroxyphenylglycol
5 – hydroxyindoleacetic
A - methyl – paratyrosine
Single Photon Emission Computed Tommography
Growth hormone
Hypothalamo-Pituitary-Adrenal
Triodothyronine
National Kill
Interleukin – 1
Interleukin – 2

Interferon - a
Brain-derived neurotrophic factor
Corticotropin-releasing hormone
G - aminobutyric acid
Selective serotonin reuptake inhibitor
Trichloroacetic

5

Chữ viết tắt
WHO
DSM
CNS
MAO
Protein G
AC
ATP
cAMP
AC
PLC
NE
5-HT
DA
MHPG
5-HIAA
AMPT
SPCT
GH
HPA
T3

NK
IL-1
IL-2
IFN-a
BDNF
CRH
GABA
SSRI
TCA


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

I. TỔNG QUAN VỀ TRẦM CẢM
1. Định nghĩa bệnh Trầm cảm:
Rối loạn trầm cảm là một bệnh lý y tế liên quan đến tâm trí và cơ thể, ảnh
hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ và hành xử của người mắc bệnh. Trầm cảm có
thể dẫn đến một loạt các vấn đề tình cảm và thể chất, có thể gặp khó khăn khi thực
hiện các hoạt động bình thường hàng ngày. Rối loạn trầm cảm có thể làm cho
người bệnh cảm thấy cuộc sống không đáng để sống. Trầm cảm là một căn bệnh
kinh niên, thường đòi hỏi phải điều trị lâu dài, nên cần khuyến khích người bệnh
không được nản lòng. Hầu hết những người bị trầm cảm có thể cảm thấy tốt hơn
với thuốc, tư vấn tâm lý hoặc vài điều trị khác.

6


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

2. Thực trạng:

Ở Việt Nam, một đất nước thuộc diện còn đang phát triển, nơi mà những
chăm sóc sức khỏe tinh thần còn chưa được quan tâm đúng mức, thì bệnh trầm
cảm vẫn được coi là một căn bệnh mới xuất hiện, đến nay chúng ta vẫn chưa có
được một số liệu thống kê chính xác nào về số người mắc trầm cảm trên khắp Việt
Nam. Nhưng theo BS Trịnh Tất Thắng, Phó Giám đốc BV Tâm thần TP.HCM cho
biết, theo những nghiên cứu ban đầu, ước khoảng 10% dân số trên địa bàn thành
phố mắc bệnh trầm cảm. Theo đó, năm 1995 tổ chức y tế thế giới WHO đã công bố
bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850 000 mạng người, đến năm 2020
trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với
121 triệu người mắc bệnh, nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp
thời và đúng phương pháp. Bệnh trầm cảm là một bệnh tâm thần, không lây lan
nhưng rất nguy hiểm bởi vì nó không chừa bất cứ ai, là một căn bệnh có tính chất
xã hội có thể xảy ra ở tất cả mọi người, mọi giai cấp tầng lớp, mọi lứa tuổi đều có
thể mắc phải, nguyên nhân thì bao gồm cả thể lý và tâm lý. Trầm cảm có nhiều loại
với nhiều triệu chứng đặc trưng khác nhau, nhưng quy kết lại đều có khả năng gặm
nhấm tinh thần người bệnh, khiến người bệnh đau đớn, tuyệt vọng, chịu đủ mọi sự
hành hạ về tinh thần trước khi tự bản thân kết thúc sinh mạng. Với nền y học hiện
đại, bệnh trầm cảm có thể được ngăn ngừa, chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị hết
bệnh. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi người bệnh phải biết chăm lo, quan tâm đến tinh
thần và sức khỏe tâm lý của bản thân, tránh những tác động tiêu cực từ xã hội
mang lại.

7


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

3. Cơ sở bệnh lý:

Bức

tranh kingOld
Saul
tự của
vẫn
Hình 1b:Hình
Bức 1a:
tranh
Sorrowing
man
(1848)
Elie
Marcuse.
Van Gogh
để của
tài về
trầm
cảm
500 năm trước công nguyên, Hypocrates đã mô tả những trường hợp trầm

3.1 Đôi nét về trầm cảm:

cảm đầu tiên và dùng chữ melancholia (chứng mật đen) để chỉ tình trạng này. Ngày
nay, từ “melancholic” được dùng để chỉ những trạng thái buồn sầu, u uất. Trường
hợp trầm cảm đầu tiên chính là vua Saul từ đâm kiếm vào người được dẫn trích
trong kinh thánh. Từ đó, những ghi nhận về những trường hợp bị trầm cảm xuất
hiện rất nhiều, trong đó có cả những nhân vật nổi tiếng như nhà văn Jack London,
họa sĩ Van Gogh, nhà báo Stefan Zweig, nhà văn Ernest Hemingway, diễn viên
Heath ledger v.v…. Vậy trầm cảm là gì? Tại sao nó có thể ảnh hưởng rộng lớn đến
con người, kể cả những con người tài năng và quyền lực trên thế giới như thế?
Mọi cá nhân đều trải qua một nỗi buồn, ở những thời điểm nào đó trong

cuộc đời của mình. Nỗi buồn bình thường hay "nỗi buồn chán" diễn ra trong sự đáp
ứng với mất mát của chính mình hoặc mất mát của người thân do chết, ly hôn,
8


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

hoặc mất mát sức khỏe, mất tự trọng hay mất an toàn. Trong thời gian đó, người ta
trải qua những đợt khóc than, đờ đẫn và chán nản. Nỗi buồn như vậy thường giảm
đi với sự giúp đỡ và thời gian, và khi hòan cảnh bên ngoài thay đổi. Nỗi buồn bình
thường dễ đáp ứng với sự an ủi, có thể thay đổi về thể lực chút ít và không gây ảnh
hưởng đến khả nǎng hoạt động.
Tài liệu DSM-III xếp loại chứng trầm cảm vào các rối loạn cảm xúc, một
thuật ngữ áp dụng cho một rối loạn tâm trạng không do một rối loạn nào đó về thể
chất hay tâm thần. Tâm trạng ám chỉ một xúc cảm kéo dài, nó tô màu toàn bộ cuộc
đời bên trong của cá nhân và thường bao gồm nỗi vui sướng và nỗi buồn bã. Chỉ
khi nào, một tâm trạng buồn can thiệp vào chức nǎng hàng ngày và trở nên mãn
tính trong quan hệ với thế giới bên ngoài, thực sự mới xứng đáng xem như là một
chẩn đoán của DSM-III. Sách DSM-LII không còn phân biệt giữa trầm cảm nội
sinh về mặt sinh học và ngoại sinh (về mặt phản ứng), vì tất cả các chứng trầm cảm
có thể liên quan đến thay đổi sinh hóa học và do đó rất khó xác định nhân quả.
Người trầm cảm có thể thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình về
những cảm giác này. Họ có thể suy sụp tinh thần, không tham gia vào những hoạt
động thường ngày nữa, rút lui khỏi gia đình và bạn hữu, thậm chí có người còn
nghĩ đến cái chết hay tự sát.
Trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi,
là độ tuổi lao động hay gặp nhiều biến động trong cuộc sống. Ngoài ra, khả năng
trầm cảm cũng khác biệt về mặt giới tình, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ:
nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc
3.2 Cơ sở bệnh lý hóa sinh:

Những tiến bộ vượt bậc trong lãnh vực khoa học thần kinh ở thế kỷ 20 đã
mang đến cho chúng ta nhiều sự hiểu biết lý thú về bản chất của các tiến trình tâm
9


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

thần. Bắt đầu với môn giải phẫu thần kinh và điện sinh lý, ngày nay khoa học thần
kinh đã là một lãnh vực nhiều chuyên ngành bao gồm nhiều lãnh vực khảo sát sinh
học đi từ các nghiên cứu phân tử về tế bào và chức năng của gene, đến những kỹ
thuật chụp ảnh não đã giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta, hiểu hơn
về hoạt động của não bộ ở cả cấp độ tế bào và phân tử trong việc điều hoà hành vi.
Các công trình của các nhà hóa sinh, thần kinh học như Julius Axelrod với nghiên
cứu về phóng thích và tái hấp thu của chất dẫn truyền thần kinh catecholamine,
Arvid Carlsson với nghiên cứu về chất dẫn truyền thần kinh dopamine v.v...và vài
tác giả khác cũng đã đóng góp rất lớn trong việc làm tăng thêm những hiểu biết
chức năng não. Với những thành tựu đấy, ngày xưa trong một thời gian dài và đặc
biệt là trong lãnh vực tâm thần học chúng ta hiểu biết rất ít về nền tảng sinh học
của rối loạn, nhưng ngày nay thì hoàn toàn khác hẳn, việc khảo sát và nghiên cứu
các rối loạn tâm thần lúc này đều là dựa trên nền tảng khoa học thần kinh.
3.2.1 Sự dẫn truyền qua khớp nối thần kinh (synapse):
Một trong những tiến bộ quan trọng nhất trong khoa học thần kinh là công
trình tiên phong của Otto Loewi và những khoa học gia khác nghiên cứu về cơ chế
thông tin giữa các tế bào thần kinh thông qua phương tiện chủ yếu là sự truyền các
tín hiệu hoá học. Ngày nay, người ta đã biết rõ là các hiện tượng xảy ra ở trước và
sau khớp nối thần kinh được điều hoà rất chặt chẻ, là nền tảng cho sự phản hồi và
khả năng học hỏi bên trong hệ thần kinh trung ương (CNS). Sự truyền các tín hiệu
hoá học đòi hỏi vài khâu bao gồm sự tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh
(neurotransmitter), dự trữ chúng trong các túi chứa và phóng thích chúng một cách
có kiểm soát vào trong khe synapse giữa các tế bào thần kinh trước và sau synapse,

ngoài ra còn phải kể đến sự kết thúc tác động của chất dẫn truyền thần kinh và sự
cảm ứng, đáp ứng tế bào cuối cùng thông qua các bước khác nhau trong dòng thác
10


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

tín hiệu.

Hình 2: Đây là sơ đồ tiêu biểu của một spynase.
Bước đầu tiên của khâu tổng hợp là sự vận chuyển chủ động các amio acid
từ máu vào não là nơi mà những tiền chất được chuyển thành các chất dẫn truyền
thông qua các enzyme, sau đó chúng được dự trữ trong những túi chứa trong tận
cùng sợi trục tế bào thần kinh và cuối cùng được phóng thích vào khe synapse bởi
một tiến trình phụ thuộc ion Ca2+. Tốc độ phóng thích các chất dẫn truyền thần
kinh phụ thuộc vào tốc độ truyền tín hiệu của tế bào thần kinh có nghĩa là một điều
kiện sinh lý hay một loại thuốc nào đó làm thay đổi tốc độ dẫn truyền của tế bào
thần kinh thì cũng sẽ làm thay đổi tốc độ phóng thích các chất dẫn truyền thần
kinh. Ngoài ra, còn có một cơ chế điều hoà sự phóng thích quan trọng hơn bao
gồm các tự thụ thể nằm trên các đuôi gai ở tế bào noron, vì nếu các phân tử chất
dẫn truyền thần kinh được phóng thích mà gắn vào các thụ thể này thì sẽ gây ra sự
giảm tổng hợp hay kích thích phóng thích từ tế bào noron trước synapse.
11


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

Tác động ở synapse thần kinh sẽ chấm dứt bằng sự gắn các chất dẫn truyền
thần kinh với các protein vận chuyển đặc hiệu và được tái hấp thu vào trong tế bào
thần kinh trước synapse, nơi đây chúng sẽ được chuyển hoá bởi các enzyme, ví dụ

như được MAO lấy đi nhóm amin và thu được aldehyde và amoniac hay được dự
trữ một lần nữa bên trong các túi chứa.

Hình 3: Hoạt động của monoamine
oxidase
Các phân tử chất dẫn truyền thần kinh không băng qua màng sau synapse
thần kinh nhưng lại gây cảm ứng một loạt các phản ứng thông qua sự gắn chúng
vào các thụ thể bề mặt trong màng tế bào thần kinh sau synapse, và chúng thường
đi đôi với protein G.

12


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

Hình 4: Hoạt động của protein G
Protein G là một dị trimer hóa protein, được gắn trên màng giúp hoạt hóa
enzyme AC để chuyển ATP thành cAMP (được khám phá bởi Alfred G. Gilman).
Những protein G này đại diện cho thành phần điều hoà cơ bản đầu tiên trong việc
chuyển các tín hiệu xuyên màng, vì chúng điều hoà một số hệ thống thi hành bên
trong tế bào như là điều hòa AC hay kích hoạt PLC thông qua hệ thống
phosphoinositol, điều tiết quá trình vận chuyển Ca2+. Những hiện tượng đầu tiên
bên trong tế bào của dòng thác chuyển vận tín hiệu (nghĩa là tăng nồng độ ion
calcium nội bào hay những chất thông tin thứ hai như là cAMP), sẽ gây ra sự
phosphoryl hoá các protein kinases (chức năng phosphoryl hóa tại những vị trí đặc
hiệu của dòng chuyền tín hiệu xuôi dòng) và sau đó, chúng sẽ điều hoà nhiều phản
ứng sinh học cũng như kiểm soát các chức năng não trong thời gian dài hay ngắn,
qua việc điều hoà các kênh ion thần kinh, điều hoà các thụ thể, phóng thích các
chất dẫn truyền thần kinh và cuối cùng là điện thế hoá synapse. Rối loạn chức năng
13



ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

ở một hay nhiều khâu trong tiến trình vận chuyển tín hiệu hoá học này có thể là cơ
chế quyết định gây ra trầm cảm. Mặt khác ngày nay người ta đã biết rõ rằng các cơ
chế này là mục tiêu tác động của thuốc chống trầm cảm.
3.2.2 Giả thuyết về monoamine:
Giả thiết quan trọng đầu tiên về trầm cảm được đề xuất cách nay 30 năm
gợi ý rằng các triệu chứng chủ yếu của trầm cảm là do tình trạng giảm sút chức
năng của các chất dẫn truyền thần kinh monoaminergic ở não như NE, serotonin/5
– HT và DA, trong khi hưng cảm được nghĩ là do sự gia tăng chức năng quá mức
các monoamine tại các synapse quan trọng trong não. Bằng chứng về giả thiết này
xuất phát từ những quan sát lâm sàng và thực nghiệm trên động vật cho thấy loại
thuốc chống tăng huyết áp reserpine có thể làm mất đi sự dự trữ NE, 5 – HT và DA
ở trước synapse thần kinh và gây ra một hội chứng giống như trầm cảm.

Hình 5: Quá trình dẫn truyền các monoaminergic ở não

14


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

Ngược lại với tác dụng của reserpine người ta lại thấy hành vi hưng cảm và
tăng hoạt động xuất hiện ở vài bệnh nhân điều trị bằng iproniazid, là một loại thuốc
tổng hợp dùng điều trị bệnh lao và gây tăng nồng độ NE và 5 – HT trong não qua
việc ức chế enzyme chuyển hoá monoamine.
Liên quan đến nguồn gốc của các tế bào thần kinh như noradrenergic chứa
chất dẫn truyền thần kinh NE, chịu trách nhiệm cho nhận thức tỉnh táo ở người,

serotonergic chứa chất dẫn truyền thần kinh 5 – HT, chịu trách nhiệm cho một số
chức năng nhận thức, điều chỉnh tâm trạng, thèm ăn, ngủ và co cơ, cuối cùng là
dopaminergic chứa chất dẫn truyền thần kinh DA, chịu trách nhiệm trong việc điều
khiển động cơ hành động của con người. Sự phóng thích của chúng lên những
vùng khác nhau của não và đặc biệt ở vùng tế bào monoaminergic gây ra nhiều
triệu chứng về mặt hành vi như khí sắc, sự tỉnh táo, động cơ, mệt mỏi và kích động
hay chậm chạp tâm thần vận động. Chức năng bất thường và hậu quả hành vi của
trầm cảm hay tình trạng hưng cảm có thể xuất phát từ việc thay đổi quá trình tổng
hợp, dự trữ hay phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh, hay thay đổi độ nhạy
cảm của các thụ thể hoặc chức năng của các chất thông tin dưới mức tế bào.
3.2.3 Nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh:
Người ta đã cố gắng chứng minh giả thiết về sự giảm sút các monoamine
bằng việc đo lường các chất dẫn truyền thần kinh hay các chất chuyển hoá của
chúng ở các mô não và dịch cơ thể như dịch não tủy, máu và nước tiểu ở người
chết. Mặc dù những dữ kiện lặp đi lặp lại cho thấy có sự giảm nồng độ chất chuyển
hoá từ NE trong não là MHPG đã ủng hộ cho giả thiết giảm sút hoạt động ở vùng
tế bào noradrenergic, nhưng các kết quả này vẫn còn mâu thuẫn nhau. Tương tự
những dữ kiện về 5 – HT và chất chuyển hoá của nó là acid 5 – HIAA cũng không
thể chứng minh cho giả thiết giảm sút duy nhất từ hoạt động sự dẫn truyền
15


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

serotonergic. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận có giảm sút sự dẫn truyền của vùng tế
bào serotonergic trong bệnh trầm cảm là chủ yếu, nhưng những dữ kiện tìm thấy
cũng gợi ý rằng sự giảm chức năng 5 – HT không phải luôn xuất hiện ở mọi bệnh
nhân trầm cảm. Những khác biệt giữa các cuộc nghiên cứu có thể do cả hai lý do
về mặt phương pháp tiến hành, như những khó khăn trong việc đo đạc các amine
tại những thời điểm khác nhau sau khi bệnh nhân chết và sự xuất hiện của các chất

dẫn truyền thần kinh hay các chất chuyển hoá của chúng trong dịch não tủy hay
máu, có thể là kết quả của một loạt các hiện tượng xảy ra ở nhiều vùng não khác
nhau chứ không phải chỉ giới hạn ở các vùng tế bào liên quan đến bệnh nhân trầm
cảm.
Giống như các dữ kiện về nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, những dữ
kiện về khả năng giảm sút hoạt động các enzyme tổng hợp và thoái hoá các
monoamine cũng không mấy thuyết phục. Tyrosine hydroxylase và tryptophan
hydroxylase là những enzyme cơ bản cần cho sự tổng hợp NE và 5 – HT (theo thứ
tự) và trong mô não người chết chúng được tìm thấy lúc tăng lúc giảm, và điều này
cho thấy tầm quan trọng thứ yếu của sự tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh.
Tương tự người ta cũng không tìm thấy các bất thường rõ rệt về các hoạt động
phân hủy của enzyme MAO.
Mô hình giảm sút monoamine liên kết biểu hiện trong lâm sàng với sự thiếu
hụt monoamine, đã giúp chúng ta có cơ hội khảo sát tác động của sự giảm nồng độ
monoamine lên hành vi và cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin bổ sung hơn về
tác động của nó đối với sinh lý bệnh trầm cảm. Nếu chúng ta cho AMPT là chất ức
chế enzyme tyrosine hydroxylase có nhiệm vụ tổng hợp NE thì sẽ dẫn đến sự thiếu
NE trong synapse. Còn nếu cho sử dụng một hỗn hợp acid amine không có
tryptophan thì sẽ gây một ảnh hưởng ức chế tương tự lên chuyển hoá 5 – HT do

16


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

gây thiếu cấp tính tryptophan trong não và cuối cùng dẫn đến giảm nồng độ 5 –
HT.
Có một điều đáng lưu ý là sự thiếu monoamine không gây ra hoặc làm xấu
đi các triệu chứng trầm cảm ở người khoẻ mạnh hay ở những bệnh nhân không
uống thuốc, điều này cho thấy sự thiếu đơn thuần monoamine không đủ sức gây ra

hội chứng lâm sàng. Tuy nhiên ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc
thì đáp ứng với thuốc chống trầm cảm lại phụ thuộc vào loại thuốc chống trầm
cảm. Những kết quả này ủng hộ giả thiết cho rằng hiệu quả chống trầm cảm cần
một hệ thống monoamine toàn vẹn để có thể phát huy tác dụng điều trị, nhưng chỉ
một mình cơ chế liên quan đến monoamine thì không thể giải thích được toàn bộ
sinh bệnh lý trầm cảm.
3.2.4 Các chất vận chuyển tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh:
Các protein vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền
monoaminergic: chúng làm giảm số lượng chất dẫn truyền thần kinh trong khe
khớp, do đó sẽ chấm dứt tác động của những chất chất dẫn truyền thần kinh này
lên các thụ thể ở trước và sau synapse.
Mặc dù đa số những hiểu biết của chúng ta về rối loạn chức năng các protein
vận chuyển xuất phát từ những nghiên cứu trên động vật và mô não người chết,
nhưng hệ thống vận chuyển chất 5 – HT không chỉ có trong mô não mà còn xuất
hiện trong tiểu cầu ở người.
Điều này tạo cơ hội cho chúng
ta khảo sát chức năng của hệ
này ngay trong cơ thể người và
trong những trạng thái trầm cảm
khác nhau. Những chất khác
17


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

nhau đã được sử dụng để đánh dấu các protein vận chuyển này và những khảo sát
khác đã đo lường sự tái hấp thu chủ động 5 – HT, chí ít là trong tiểu cầu. Ngày nay
đã có sự thống nhất rằng bệnh lý trầm càm có liên quan đến việc giảm chức năng
các protein vận chuyển và hiện tượng này không xuất hiện trong các rối loạn tâm
thần khác.

Qua việc sử dụng phương pháp chụp cắt lớp điện toán phát xạ photon đơn
SPECT và chất phóng xạ đánh dấu 123I - b - CIT – ([123I] - 2b - carbomethoxy 3b - (4 – iodophenyl) tropane) người ta đã xác nhận có sự giảm vận chuyển 5 – HT
trong CNS giống như trong những thực nghiệm với tiểu cầu. Hơn nữa còn có khả
năng là rối loạn chức năng vận chuyển 5 – HT này có thể do di truyền, vì tính đa
hình thường thấy trong vùng kích hoạt ở gene mã hóa chất chuyển vận 5 – HT có
thể gây ra sự thay đổi trong hoạt động sao mã và do đó làm giảm tính biểu lộ của
gien. Và điều lý thú là tính đa

Máy SPECT/CT

hình gây ra sự “giảm chức
năng” lại thường thấy ở bệnh nhân trầm cảm.

Đối với chất vận chuyển NE chỉ có vài nghiên cứu được thực hiện ở những
vị trí tái hấp thu NE. Vì không tìm ra một mô hình thực nghiệm ở ngoại biên lý
tưởng. Cũng không thấy có mối liên quan với những kiểu cách vận chuyển NE
khác nhau về mặt di truyền.
Ngoài việc thiếu hụt monoamine, các bất thường trong dẫn truyền cũng có
thể phát sinh từ những thay đổi trong chức năng thụ thể, có thể là thay đổi trong sự
gắn kết giữa chất dẫn truyền thần kinh và thụ thể, hay thay đổi trong dòng thác
biến đổi tín hiệu xuôi dòng (downstream signal transduction cascade). Cho đến
ngày nay người ta đã nhận dạng được rất nhiều thụ thể của cả hai vùng tế bào thần

18


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

kinh noradrenergic và serotonergic, chúng được phân loại tùy theo đặc tính phân tử
hay dược lý.

Sự chuyển vận NE được điều hoà thông qua các thụ thể a- hay b- adrenergic,
chia thành các tiểu nhóm khác nhau và có cùng đặc tính dược lý ở não và ngoại
biên. Việc phân loại các thụ thể của hệ thống serotonergic đã được tiến hành nhanh
chóng và hiện nay chúng ta đã biết vài phân nhóm của nó đi từ thụ thể 5 – HT1
đến 5 – HT7 và mỗi loại còn chia thành các tiểu nhóm nhỏ hơn.
Các thụ thể này không tồn tại cố định. Số lượng và tính gắn kết của chúng
được điều hoà bởi nhiều yếu tố, ví dụ như nồng độ các chất dẫn truyền sẽ dẫn đến
cơ chế điều hoà bù trừ theo hướng tăng hay giảm đối với protein thụ thể.
Do sự phát triển nhanh của sinh học phân tử nên trọng tâm nghiên cứu đã
chuyển từ vấn đề đơn thuần là số lượng và tính gắn kết của thụ thể sang vấn đề
dòng thác biến đổi tín hiệu. Ngày càng có nhiều bằng chứng về vai trò của các cơ
chế này trong việc điều hoà hoạt động tế bào thần kinh và sinh lý bệnh các rối loạn
tâm thần. Áp dụng phương thức tiếp cận mới này, vài công trình nghiên cứu về các
hệ thống mô hình tế bào ngoại biên hay mô não người chết đã ghi nhận có sự thay
đổi protein G tại nhiều vị trí của con đường AMP vòng, và đối với enzyme protein
kinase. Những kết quả này đã dẫn đến sự hình thành giả thiết phân tử và tế bào đối
với rối loạn trầm cảm. Giả thiết này cho rằng các con đường biến đổi tín hiệu đóng
vai trò mấu chốt trong hệ thần kinh trung ương và chính bệnh trầm cảm đã ảnh
hưởng đến cân bằng chức năng giữa nhiều hệ thống chất dẫn truyền thần kinh và
các tiến trình sinh lý khác nhau.
3.2.5 Những tiến trình nội tiết trong trầm cảm:
Những bất thường về hormone như thay đổi nồng độ cortisol, hormon tăng
trưởng GH và hormon tuyến giáp cho thấy có sự rối loạn nội tiết đặc biệt là rối
19


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

loạn chức năng ở trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận (HPA) hay sự điều hoà
chức năng tuyến giáp.


Hình 5: Cơ cấu phân tử của chất dẫn truyền thần
kinh và điều hòa cytokine bằng cơ chế
Glucocorticoid
Những kết quả thống nhất cho thấy có một tỷ lệ đáng kể những bệnh nhân
trầm cảm tăng tiết cortisol trong giai đoạn trầm cảm, nhưng trở lại bình thường sau
khi hồi phục đã dẫn đến việc khảo sát và phân tích kỹ lưỡng hệ HPA. Những kết
quả quan sát bao gồm hiện tượng tăng tiết hormone phóng thích corticotropin
(CRH) ở hạ đồi, hay sự khiếm khuyết trong điều hoà ngược glucocorticoid
(cortisol) sẽ làm tăng nồng độ cortisol và làm giảm ức chế trục HPA khi cho thêm
glucocorticoid (cortisol) ngoại sinh. Những phân tích tinh tế hơn gần đây đã dẫn
đến sự hình thành giả thiết là sự giảm sút tín hiệu của thụ thể corticosteroid là cơ
chế chủ yếu trong bệnh sinh trầm cảm.
20


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

Việc khảo sát đáp ứng hormone đối với kích thích noradrenergic đã cung
cấp những thông tin hữu ích về vai trò có thể của NE cũng như sự bài tiết hormone
tuyến thượng thận và tuyến yên trong trầm cảm. Những thí nghiệm này bao gồm
việc đo lường đáp ứng của những hormone như GH và cortisol đối với những tác
nhân điều hoà trực tiếp hay gián tiếp hoạt động noradrenergic.

Hình 6: Điều hòa Cytoskeleton và túi vận chuyển
Từ lâu chúng ta cũng đã biết rằng sự phóng thích GH được kích thích bởi cơ
chế catecholaminergic, cơ chế điều tiết sản sinh ra những monoamine. Trong gần
30 năm nay, người ta đã tiến hành nhiều trắc nghiệm kích thích GH khác nhau,
nhằm chứng minh đáp ứng GH ở bệnh nhân trầm cảm có khác với người khỏe
21



ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

mạnh và những người bị bệnh tâm thần khác hay không? Thí nghiệm tiến hành,
trong đó sự khác biệt giữa bệnh nhân trầm cảm chủ yều với người khoẻ mạnh hay
bệnh nhân trầm cảm thứ yếu là việc sử dụng những chất đặc hiệu khác nhau nhằm
tìm hiểu đáp ứng GH.
Kết quả thu được bệnh nhân trầm cảm chủ yếu tái diễn có đáp ứng GH cùn
mòn và có thể được giải thích là do hoặc là giảm độ nhạy cảm thụ thể DA (gây
kích thích bằng apomorphine) hay giảm độ nhạy cảm thụ thể a2 – adrenergic (gây
kích thích bằng clonidine). Tuy nhiên khi gây kích thích với những tác nhân chọn
lọc đối với những thụ thể a2 – adrenergic khác nhau thì lại gây đáp ứng GH bình
thường. Do đó người ta nghĩ đến có một bất thường nội sinh bên trong hệ thống
GH nhằm đối kháng lại sự giảm độ nhạy cảm các thụ thể a2 – adrenergic.
Ngoài ra, người ta đã thấy nhiều trường hợp thay đổi chức năng tuyến giáp ở
bệnh nhân trầm cảm và sự cho T3 dường như là một điều trị phụ trợ có hiệu quả
trên nhiều bệnh nhân trầm cảm. Mối liên hệ giữa hormone tuyến giáp và các chất
dẫn truyền thần kinh chủ yếu khu trú vào hệ noradrenergic hay serotonergic, và
người ta thấy nếu cho hormone tuyến giáp thì sẽ làm tăng phóng thích serotonin ở
vỏ não và có thể tác động như một chất đồng dẫn truyền (cotransmitter) với NE
trong hệ thống thần kinh adrenergic (hệ thống đáp ứng liên quan đến adrenalin và
noradrenalin). Tuy nhiên cơ chế chính xác của sự tương tác này còn chưa rõ.
Một dấu vết nữa về ảnh hưởng của hormone đến từ sự kiện giai đoạn ngay
sau khi sanh, đây là thời gian có nguy cơ cao về vấn đề khởi phát hay tái phát trầm
cảm. Vài nghiên cứu đã nhấn mạnh ảnh hưởng của estrogen và progesterone,
hormone tuyến giáp hay những thay đổi trong trục HPA, nhưng cơ chế trực tiếp
cũng chưa được biết rõ ràng. Ngoài ra, những triệu chứng trầm cảm tái diễn có thể
chỉ khu trú trong giai đoạn tiền kinh nguyệt và những cơn trầm cảm kéo dài hơn thì
22



ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

thường nặng hơn một cách điển hình trước khi có kinh. Những dữ kiện này cho
thấy những rối loạn có khả năng xảy ra về hormone giới tính có thể giải thích cho
hiện tượng tỷ lệ trầm cảm tăng ở nữ giới.
3.2.6 Những chất điều hòa miễn dịch thần kinh:
Diễn tiến lâm sàng của trầm cảm cho thấy đây là một bệnh lý thay đổi với
thời gian hồi phục dài giữa các cơn trầm cảm ở nhiều bệnh nhân, nhưng nó cũng có
thể bao gồm những cơn cách nhau những khoảng thời gian ngắn và cuối cùng dẫn
đến tình trạng nặng và không hồi phục. Người ta nghĩ rằng, diễn tiến bệnh lý thay
đổi này có thể được giải thích bởi quá trình viêm nhiễm. Về mặt cổ điển mà nói thì
cả hai loại stress và trầm cảm đều kết hợp với sự suy giảm chức năng miễn dịch
cũng như tăng sự nhạy cảm với bệnh lý nhiễm trùng và u bướu. Bất chấp những dữ
kiện ban đầu về sự ức chế miễn dịch trong trầm cảm, vài nghiên cứu đã xác nhận
hoạt tính miễn dịch vẫn còn duy trì và thậm chí có thể tham gia vào sự khởi phát
các triệu chứng trầm cảm. Giả thiết này được ủng hộ bởi sự tăng cytokine trong
huyết tương và tăng nồng độ protein trong máu bệnh nhân trầm cảm ở giai đoạn
cấp tính. Ngoài những thay đổi miễn dịch được ghi nhận ở bệnh nhân trầm cảm
chủ yếu, một số nghiên cứu đã tìm hiểu giả thiết cho rằng sự tiếp xúc với những sự
kiện gây stress trong cuộc sống như việc tham gia các kỳ thi, ly dị hay người thân
chết có thể làm suy giảm vài khía cạnh chức năng miễn dịch của tế bào như là hoạt
tính của lymphocyte hay tế bào sát thủ tự nhiên (NK).

23


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM


Hình 7: Mối liên kết giữa IL-1 và 5-HT trong việc điều hòa giấc ngủ
Liên quan đến cơ chế của sự tương tác này, ngày nay chúng ta nhận thức
rằng hệ thống miễn dịch là chất trung gian chủ yếu của sự tương tác giữa não và cơ
thể. Cytokines ảnh hưởng lên nhiều chức năng khác nhau của hệ thần kinh trung
ương vốn đã bị rối loạn điều hoà trong trầm cảm chủ yếu như sự điều hoà ngủ, ăn,
nhận thức, nhiệt độ và thần kinh nội tiết. Sự cho thử nghiệm IL – 1 cũng là chất
điều hoà gien chất vận chuyển 5 – HT vào hệ thần kinh trung ương sẽ gây ra tác
động giống stress lên hành vi, các chất dẩn truyền monoamine, hoạt động trục
HPA và chức năng miễn dịch.
Một dữ kiện khác liên kết giữa hệ thống miễn dịch và khí sắc là người ta
thấy một số lớn người khoẻ mạnh có tiền sử bệnh tâm thần được điều trị với những
24


ĐH KHXH & NV – TÂM LÝ HỌC VB2 K02 – NHÓM 2 – SINH LÝ THẦN KINH – PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM

cytokines ngoại sinh như iIL – 2 và IFN - a lại có những triệu chứng giống trầm
cảm như là khí sắc trầm, nhiều phàn nàn về cơ thể, phản ứng với stress, suy giảm
nhận thức, khó khăn về mặt động cơ và sự linh hoạt trong tư duy.

25


×