Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

nhan hoc dai cuong 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 46 trang )

NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG
TS. Huỳnh Ngọc Thu
Trường Đại học KHXH&NV


Tài liệu học tập







Khoa Nhân học (2008), Nhân học đại cương, NXB.
ĐHQG TPHCM.
Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa – con người
với thiên nhiên-xã hội và thế giới siêu nhiên,NXB
Chính trị Quốc gia
Emily A. Schultz và Robert H. Lavenda (2001),
Nhân học – Một quan điểm về tình trạng nhân
sinh, do Phan Ngọc Chiến, Hồ Liên Biện dịch, NXB
Chính trị Quốc gia.
Grant Evans (2001), Bức khảm văn hóa châu Á,
NXB. Van hóa dân tộc.


Nội dung










Chương 1: Những vấn đề chung của nhân học
Chương 2: Nguồn gốc và sự tiến hóa của loài
người về sinh học và văn hóa
Chương 3: Tộc người và quá trình tộc người
Chương 4: Văn hóa
Chương 5: Tôn giáo
Chương 6: Ngôn ngữ
Chương 7: Kinh tế
Chương 8: Thân tộc, hôn nhân, gia đình


Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CỦA NHÂN HỌC
1. Nhân học là gì? quan điểm của Nhân học
2. Quá trình hình thành và phát triển Nhân học
3. Đối tượng nghiên cứu của Nhân học
4. Các lĩnh vực nghiên cứu của Nhân học
5. Lý thuyết trong nghiên cứu Nhân học
6. Điền dã Dân tộc học
7. Mối quan hệ giữa Nhân học với các ngành
khoa học khác


1. Nhân học là gì? quan điểm của
Nhân học



Thuật ngữ Nhân học (Anthropology)









Anthropology = Anthropos + Logos (gốc từ Hy
Lạp cổ)
Anthropos => người, con người
Logos => khái niệm, học thuyết

Anthropology => là ngành học về con
người (ngành khoa học nghiên cứu về con
người)
Anthropology = Nhân học


1. Nhân học là gì? quan điểm của
Nhân học


Định nghĩa: Nhân học là ngành khoa
học nghiên cứu tổng hợp về bản chất
của con người trên các phương diện

sinh học, xã hội, văn hóa của các
nhóm người, các cộng đồng tộc
người khác nhau, cả về quá khứ của
con người cũng như sự tồn tại của
nó cho đến hiện tại.


1. Nhân học là gì? quan điểm của
Nhân học


Quan điểm Nhân học (gồm 2 quan
điểm)
Toàn diện (Holism)
 So sánh (Comparativism)



1. Nhân học là gì? quan điểm của
Nhân học


Quan điểm toàn diện
Tích hợp thành tựu nghiên cứu của các
ngành khoa học để nghiên cứu về con
người.
 Cùng lúc nghiên cứu các khía cạnh khác
nhau trong đời sống của các dân tộc và
các nhóm người trên thế giới.




1. Nhân học là gì? quan điểm của
Nhân học


Quan điểm so sánh


Để tìm hiểu, miêu tả, giải thích sự tương
đồng cũng như những nét dị biệt giữa
các nhóm người khác nhau trên thế
giới tìm hiểu sự đa dạng của con
người về không gian và thời gian.


2. Quá trình hình thành và phát
triển ngành Nhân học


Thời kỳ manh nha của ngành Nhân
học


Những thế kỷ trước Công nguyên








Kinh Cựu ước cung cấp về gia phả của gia
đình No-ê.
TK IX TrCN có bản anh hùng ca Odysse
TK V TrCN có các sử gia Hy Lạp viết về các
tộc người láng giềng.
Trong Kinh thi của Khổng tử, Sử ký của Tư Mã
Thiên miêu tả về các dân tộc ở Trung Hoa


2. Quá trình hình thành và phát
triển ngành Nhân học


Thời Trung cổ






Ở Châu Âu do Nhà thờ chi phối – khoa học ít
phát triển
Ở các quốc gia có sự chiếm đóng của Hồi giáo
-> có các tài liệu miêu tả các dân tộc ở Nga,
châu Phi và Trung Cận Đông.
TK XIII, các nhà Truyền giáo châu Âu đã có
những tài liệu viết về các dân tộc ở Trung Hoa,
Ấn Độ, Nhật Bản… Ví dụ: quyển sách “Phong

tục tập quán của các nước Á Đông” của Marco
Polo.


2. Quá trình hình thành và phát
triển ngành Nhân học


Từ TK XV - XVIII






Từ TK XV – TK VI: diễn ra các cuộc phát kiến
địa lý của Christophe Colomb, Magellan,
Vasco de Gama.
Từ TK XVI – TK XVII: Các nhà truyền giáo của
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý có những miêu
tả về các thổ dân ở châu Phi, châu Á.
Thế kỷ XVIII: xuất hiện Hội Châu Phi (African
Association) (1788) -> Thuật ngữ Dân tộc học
(Ethnology) xuất hiện.


2. Quá trình hình thành và phát
triển ngành Nhân học



Thời kỳ ngành Nhân học hình thành







Năm 1839: Hội Dân tộc học Paris ra đời
Năm 1842: Hội Dân tộc học London ra đời
Năm 1855: Lớp dạy về Nhân loại học
được tổ chức tại Bảo tàng vạn vật học
Paris.
Năm 1859: Hội nhân loại học Paris ra đời
Năm 1875: Trường Nhân loại học Paris ra
đời


2. Quá trình hình thành và phát
triển ngành Nhân học




Năm 1877: Bảo tàng Dân tộc học Paris ra
đời
Hàng loạt các nước châu Âu thành lập Hội
để nghiên cứu về các tộc người trên thế
giới, với tên gọi là Nhân học
(Anthropology).



2. Quá trình hình thành và phát
triển ngành Nhân học


Ngành Nhân học ở Việt Nam


Ở Việt Nam, ngành Nhân học với tên là Dân tộc
học ra đời muộn hơn so với các nước trên thế
giới.

Năm 1958: tổ Dân tộc học ra đời

Năm 1968: Viện Dân tộc học ra đời

Sau đó, ngành Dân tộc học được giảng dạy
tại các trường đại học.

Năm 2002: Bộ môn Nhân học ra đời ở
Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM

Năm 2008: Khoa Nhân học được thành lập


3. Đối tượng nghiên cứu của Nhân
học



Đối tượng nghiên cứu của Nhân học
là con người


Nghiên cứu các cạnh khác như:
Lịch sử của khu vực mà nhóm người sinh
sống
 Đề cập đến môi trường tự nhiên
 Tổ chức cuộc sống gia đình
 Đặc tính ngôn ngữ
 Kinh tế, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, trang
phục…



4. Các lĩnh vực nghiên cứu của
Nhân học


Có hai lĩnh vực chính
Nhân học hình thể
 Nhân học văn hóa



4. Các lĩnh vực nghiên cứu của
Nhân học


Nhân học hình thể


Nhân học hình thể
Cổ nhân học

Nhân chủng học

Linh trưởng học


4. Các lĩnh vực nghiên cứu của
Nhân học


Cổ nhân học:


Nghiên cứu các hóa thạch của con
người, tiền thân của con người để tái
hiện quá trình tiến hóa của con người.


4. Các lĩnh vực nghiên cứu của
Nhân học


Linh trưởng học


Nghiên cứu những động vật có họ hàng
gần gũi với con người (từ những linh

trưởng hóa thạch cho đến những nhóm
linh trưởng còn tồn tại hiện nay).


4. Các lĩnh vực nghiên cứu của
Nhân học


Nhân chủng học


Nghiên cứu các chủng tộc khác nhau
trên thế giới.


4. Các lĩnh vực nghiên cứu của
Nhân học


Nhân học văn hóa
Khảo cổ học
Nhân học
văn hóa

Nhân học ngôn ngữ

Nhân học VH - XH
Nhân học ứng dụng



4. Các lĩnh vực nghiên cứu của
Nhân học


Khảo cổ học


Nghiên cứu về
văn hóa quá khứ
của con người
-> để biết được
lịch sử loài
người và các
nền văn hóa xa
xưa của họ.


4. Các lĩnh vực nghiên cứu của
Nhân học


Nhân học ngôn ngữ
Ngôn ngữ được xem như là một bộ phận
của văn hóa.
 Nghiên cứu ngôn ngữ để hiểu được tâm lý,
văn hóa, xã hội, giai cấp, giới… của các tộc
người trên thế giới.
 Các nhà Nhân học thường quan tâm đến
lịch sử ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn
ngữ của con người.




4. Các lĩnh vực nghiên cứu của
Nhân học


Nhân học Văn hóa- xã hội


Nội dung của ngành này rằng sự khác nhau
giữa các dân tộc chính là VH.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×