Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Luận văn thạc sỹ tuyển chọn giống đậu tương chín sớm phục vụ cho phát triển đậu tương vụ đông tại Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HOÁ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

NGUYỄN VĂN HOÀNG

TUYỂN CHỌN GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CHÍN SỚM PHỤC
VỤ CHO PHÁT TRIỂN ĐẬU TƯƠNG VỤ ĐÔNG
TẠI THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã ngành: 60620110

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN

THANH HÓA- NĂM 2012
P1


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đậu tương (Glycine max L) còn gọi là đậu nành là một loại cây trồng
đã có từ lâu đời, được xem là loại "cây kỳ lạ" "vàng mọc từ đất", "cây thần
diệu", "cây đỗ thần", "cây thay thịt" v.v... Sở dĩ đậu tương được người ta đánh
giá cao như vậy chủ yếu là do giá trị kinh tế của nó. Hạt đậu tương có thành
phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung bình khoảng từ 38- 40%, lipit
từ 18 - 20%, giàu nguồn sinh tố và muối khoáng. Đậu tương là loại hạt duy


nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protit và lipit. Protein của
đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong số các protein của thực vật - Hàm
lượng protein từ 38 - 40% là cao hơn cả cá, thịt và cao gấp hai lần hàm lượng
protein có trong các loại đậu đỗ khác. Hàm lượng của các axit amin có chứa
lưu huỳnh như methionin, systein, syxtin... của đậu tương rất gần với hàm
lượng của trứng. Vì thế mà khi nói giá trị của protein ở đậu tương cao là nói
cả hàm lượng cao của nó, cả sự đầy đủ và cân đối của các loại axit amin cần
thiết. Protein của đậu tương dễ tiêu hoá hơn thịt và không có các thành phần
tạo thành cholesteron, không có các dạng axit uric... Ngay nay, người ta mới
biết thêm nó có chứa chất leuxithin, có tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu, sung
sức, làm tăng thêm trí nhớ và tái sinh các mô, làm cứng xương và tăng sức đề
kháng của cơ thể. Hạt đậu tương có chứa hàm lượng dầu béo cao hơn các loại
đậu đỗ khác nên được coi là cây cung cấp dầu thực vật. Hiện nay các nước có
mức sống cao người ta lại ưa dầu thực vật hơn mỡ động vật. Lipit của đậu
tương chứa một tỷ lệ cao các axit béo chưa no có hệ số đồng hoá cao, mùi vị
thơm ngon. Trong hạt đậu tương còn có khá nhiều loại vitamin, đặc biệt là
hàm lượng của các vitamin B1 và B2, ngoài ra còn có các loại vitamin PP,
A,E, K, D, C... và các loại muối khoáng khác. Từ hạt đậu tương người ta đã
chế biến ra được trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại thức
ăn bằng các phương pháp cổ truyền, thủ công và hiện đại dưới các dạng tươi,

P2


khô, lên men v.v... như làm giá, bột, tương, đậu phụ, đậu hũ, chao, sữa đậu
nành, xì dầu... đến các sản phẩm cao cấp khác như cà phê- đậu tương, sôcôlađậu tương, bánh kẹo, patê, thịt nhân tạo v.v.... Ở nước ta, từ hàng ngàn năm
nay đậu tương cũng đã cung cấp một phần nhu cầu chất đạm cho người và gia
súc. Đậu tương còn là vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là đậu tương hạt đen, có
tác dụng tốt với các bệnh tim, gan, thận và đường ruột. Các chất leuxithin và
cazein có trong hạt đậu tương còn có thể dùng riêng hoặc phối hợp để làm

thuốc bổ dưỡng. Bột đậu tương sau khi đã ép lấy dầu, bã dùng làm nguyên
liệu chế biến thức ăn tinh hỗn hợp giàu đạm để nuôi gia súc, gia cầm theo
hướng công nghiệp. Thân lá cây đậu tương có thể dùng làm thức ăn gia súc
gia cầm rất tốt. Ở nhiều nước phát triển người ta còn sử dụng đậu tương vào
các ngành công nghiệp khác như chế biến sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ
nhân tạo, chất đốt lỏng, dầu bôi trơn trong ngành hàng không. Từ sau đại
chiến thế giới thứ II, đậu tương giữ vị trí hàng đầu trên thị trường nông sản
thế giới. Cây đậu tương còn có khả năng tích luỹ đạm của khí trời để tự túc và
làm giàu đạm cho đất nhờ vào sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần ở bộ rễ.
Trong điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn nốt sần này có thể tích luỹ được một
lượng đạm tương đương từ 20- 25 kg urê/ha. Do vậy có thể nói mỗi nốt sần
như một "nhà máy phân đạm tý hon", bởi vậy trồng đậu tương không những
tốn ít phân đạm mà còn làm cho đất tốt lên, có tác dụng tích cực trong việc cải
tạo và bồi dưỡng đất. Đậu tương là loại cây ngắn ngày, thời gian sinh trưởng
từ 75- 120 ngày tùy giống. Hiện nay trên đất 3 vụ các giống đậu tương ngắn
ngày đang rất được quan tâm. Cây đậu tương có khả năng trồng trên nhiều
loại đất khác nhau, nhiều vụ trong năm, là cây trồng tốt trong việc luân canh,
xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Với giá trị nhiều mặt của nó, trong những năm gần đây tình hình phát
triển cây đậu tương trên thế giới đã được gia tăng một cách đáng kể. Theo Tổ
chức Nông lương thế giới (FAO) năm 2004 diện tích trồng đậu tương trên thế

P3


giới đã đạt 85,350 triệu ha với năng suất bình quân 23,1 tạ/ha và tổng sản
lượng 197,158 triệu tấn [15].
Ở Việt Nam, đậu tương là một cây trồng truyền thống và được canh tác
khá lâu đời. Trong cuốn “Vân đài loại ngữ”, Lê Quý Đôn học giả nổi tiếng
của Việt Nam thế kỷ XVIII cũng đã viết về cây đậu tương. Tuy nhiên, trước

đây đậu tương chỉ được trồng trong phạm vị hẹp. Sau khi đất nước thống nhất
(1975) cây đậu tương được xếp thứ 3 sau lúa và ngô trong công tác nghiên
cứu tại Việt Nam, vì đậu tương vừa là cây thực phẩm cho người, vừa là cây
công nghiệp ngắn ngày cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
cho chăn nuôi gia súc. Đậu tương được xem là nguyên liệu chính cho kỹ nghệ
chế biến thức ăn gia súc đang được phát triển. Các sản phẩm chế biến từ đậu
tương đã được sử dụng như là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng
ngày của người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, muốn trồng và sản xuất đậu tương có hiệu quả kinh tế cao,
cần phải có các giống mới năng suất và chất lượng cao đồng thời áp dụng các
biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý. Hiện nay tuy tập đoàn giống đậu tương
được chọn tạo trong nước và nhập nội nước ngoài khá phong phú nhưng hiện
tại vẫn chưa có nhiều giống tốt bổ sung cho sản xuất. Ở nhiều vùng trồng đậu
tương trong đó có tỉnh Thanh Hóa giống đậu tương chủ lực vẫn là ĐT84…Do
cơ cấu 3 vụ, đặc biệt vụ đông rất khẩn trương nên rất cần những giống đậu
tương chín sớm có năng suất cao. Vì vậy việc tuyển chọn giống đậu tương
ngắn ngày có năng suất cao là vấn đề cấp bách mà thực tiễn sản xuất đặt ra.
Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tuyển
chọn giống đậu tương chín sớm phục vụ cho phát triển đậu tương vụ Đông
tại Thanh Hóa”
1.2. Mục đích - Yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Tuyển chọn được một số giống đậu tương có thời gian sinh trưởng
P4


ngắn, phát triển mạnh, có khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận
và sâu bệnh hại, năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ cho phát triển đậu
tương vụ đông tại Thanh hóa.
1.2.2. Yêu cầu

- Đánh giá được các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của
một số giống đậu tương trong điều kiện vụ đông tại Thanh Hóa.
- Nghiên cứu khả năng chống chịu và năng suất của 4 giống đậu
tương: Đ25, Đ26, Đ9804, ĐT92 với giống đậu tương ĐT84 làm đối chứng.
Từ đó tuyển chọn được giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn,
năng suất chất lượng cao thay thế cho giống đậu tương ĐT84 bổ sung vào
cơ cấu giống đậu tương tại Thanh Hóa.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Trên cơ sở nắm vững đặc điểm sinh trưởng phát triển, khả năng chống
chịu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống đậu tương
mới, từ đó tuyển chọn những giống đậu tương tốt bổ sung cho sản xuất đậu
tương tại Thanh Hóa.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học
về cây đậu tương phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo
sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần tuyển chọn được một số giống
đậu tương vụ đông tại đất vùng bằng và trung du Thanh Hóa.
- Đóng góp hoàn thiện cơ cấu giống đậu tương và thúc đẩy việc mở
rộng diện tích sản xuất đậu tương vụ đông trên đất đồng bằng và trung du tỉnh
Thanh Hóa.
1.4. Giới hạn của đề tài

P5


Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống
đậu tương có triển vọng như giống Đ25, Đ26, Đ9804,ĐT92 (với giống ĐT84
làm đối chứng) trong điều kiện vụ đông tại vùng đồng bằng đại diện là huyện

Yên Định và trung du đại diện là huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, sự phân bố, phân loại của cây đậu tương
2.1.1. Nguồn gốc
Đậu tương có nguồn gốc ở trung tâm phát sinh cây trồng Trung Quốc,
có lẽ bắt nguồn ở Mãn Châu (Trung Quốc)- khoảng hơn 5.000 năm trước và
loại đậu tương trồng (Glycine max) có thể có nguồn gốc từ loài dại (G.
ussuriensis).
Hiện nay, loài đậu tương dại (G. ussuriensis) được thấy nhiều ở vùng
Đông Bắc Trung Quốc. Căn cứ vào các thư tịch cổ Trung Quốc như “Thần
nông bản thảo kinh” viết vào khoảng năm 3.838 trước công lịch, đậu tương đã
được đề cập đến và là 1 trong 5 cây lương thực cổ đại của Trung Quốc, gọi là
“ngũ cốc” (ngũ cốc gồm: lúa nước, lúa mì, lúa miến, kê và đậu tương) [18].
Cho đến giữa thế kỷ XX (trước, sau đại chiến thế giới 2), Trung Quốc
là quốc gia sản xuất đậu tương lớn nhất Thế giới (Sản xuất 60% sản lượng
Thế giới) và đậu tương chủ yếu để làm thực phẩm cho người với cách làm thủ
công từ xa xưa là làm đậu phụ các loại. Từ Trung Quốc, đậu tương được du
nhập đến các quốc gia phía đông và Đông Nam Á khác, chủ yếu là Nhật Bản,
Triều Tiên, Việt Nam, Thái Lan, Indonexia .... (Hymowitz và Newell, 1981)
và vùng viễn Đông thuộc liên bang Nga [18].
Châu Âu bắt đầu trồng đậu tương vào khoảng Thế kỷ XVIII, Theo
Fukada (1953), Hymowitz (1970); Từ phía Bắc Trung Quốc cây đậu tương
được di thực thâm nhập sang (từ thế kỷ 17). Năm 1790, các nhà truyền giáo
Anh đã mang đậu tương về trồng lần đầu tiên tại vườn thực vật quốc gia Anh
tại London [18].
P6


Ở châu Mỹ, cây đậu tương được trồng ở Hoa Kỳ từ năm 1804, nhưng
đến năm 1924, mới được trồng chính thức như một cây trồng nông nghiệp sản

xuất thức ăn xanh cho gia súc.
Do sự thích hợp về điều kiện sống, cộng với nhu cầu thị trường và sự
khuyến khích của Chính phủ.... sản xuất đậu tương ở Hoa Kỳ tăng trưởng rất
nhanh và đến thập kỷ 60 của Thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia sản
xuất đậu tương dẫn đầu thế giới cả về diện tích và sản lượng [18].
2.1.2. Phân loại
Cây đậu tương (còn gọi là đậu nành), thuộc bộ Fabales
Họ: Fabaceae
Họ phụ: Papilionaceae
Chi: Glycine, với 2 chi phụ:
* Chi phụ Glycine: Có 16 loài phổ biến. Số nhiễm sắc thể 2n= 40- 80.
Phân bố chủ yếu ở Australia. Một số ít loài có ở Philippine, Đài Loan,
một số đảo nam Thái Bình Dương. Papua New Guinea, Trung Quốc. Chúng
có số nhiễm sắc thể 2n= 40 (một số loài 2n= 38, 80, 78).
Hầu hết các loài trong chi phụ này là dạng cây hoang dại, trừ loài
G.Canescens F. J. Herm có giá trị làm thức ăn cho gia súc.
* Chi phụ Soja (Moench) F. J Herm.
Có 2 loài phổ biến, số lượng nhiễm sắc thể của cả 2 loài: 2n= 40.
* Loài Glycine Soija Sieb và Zucc: Là loài đậu tương hoang dại. Có khả năng
loài này xuất phát từ lưu vực sông Trường Giang- Trung Quốc, Nga, Đài
Loan, Nhật bản, Tiều tiên.
* Loài Glycine max (L) Merrill. là loài duy nhất được sử dụng trong trồng
trọt. Không có phân loại dưới loài của loài đậu tương trồng.
Dựa vào thời gian sinh trưởng và tính mẫn cảm với phản ứng quang
chu kỳ, người ta chia đậu tương trồng thành 11 nhóm (từ 00 đến 09). Nhóm
P7


00 đến 03 là nhóm giống chín sớm, ít mẫn cảm với quang chu kỳ, được trồng
ở vùng có vĩ độ thấp [3, 19].

2.2. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương
Đậu tương được trồng từ vĩ độ 55 0 Bắc đến 550 Nam, từ những vùng
thấp hơn mặt nước biển cho đến những vùng cao trên 2000 m so với mặt nước
biển (Whigham D.K, 1983)[59].
Những yếu tố về môi trường có thể bao gồm: ảnh hưởng của đất, không
khí, sinh vật. Những điều kiện trong đất ảnh hưởng đến sinh trưởng cây là
nước, không khí, cấu trúc đất, nhiệt độ đất, pH, chất độc, muối và thiếu chất
khoáng. Những yếu tố không khí gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí,
gió, nồng độ CO2 và khí gây ô nhiễm. Những yếu tố sống gồm cạnh tranh với
cỏ dại và những cây trồng cùng giống, loài khác; sâu bệnh và tuyến trùng. Tất
cả những yếu tố ngoại cảnh này làm giảm năng suất thông qua việc gây ra
những rối loạn sinh lý trong cây.
* Yêu cầu nhiệt độ
Trong quá trình sinh trưởng của đậu tương, nếu nhiệt độ biến động trên
hoặc dưới mức thích hợp quá nhiều, có thể gây thiệt hại đối với cây trồng.
Khả năng bị thiệt hại do nhiệt độ tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây.
Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến nảy mầm và sinh trưởng của cây con,
sương mù xuất hiện ảnh hưởng phát triển quả, trong đó nhiệt độ cao vào tháng
6, tháng 7 cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh lý cây. Nhiệt độ
cao thường kèm với khô hạn và bốc hơi nhiều.
Delouche J.C, (1953)[42], khi nghiên cứu sự nẩy mầm của hạt đậu
tương thấy rằng biên độ nhiệt độ để có thể nẩy mầm là 5 0C - 400C, nhiệt độ
tối ưu cho hạt nẩy mầm là 300C.
Theo Loweell D.H, (1975)[49] giống đậu tương ngắn ngày có tổng tích
ôn 1.700 - 2.2000C, trong khi đối với những giống dài ngày là 3.200 - 3.880 0C
tương đương 140 - 160 ngày, đậu tương có khả năng chịu đựng được nhiệt độ
P8


từ 35 - 37 0C, mặc dầu vậy thì nhiệt độ tối thích để cây đậu tương phát triển

tốt trong mọi pha sinh trưởng là 20 - 250C.
Theo Bùi Huy Đáp, (1961)[10], ở pha đầu (thời kỳ cây con) nhiệt độ có
ảnh hưởng đáng kể đến nhóm đậu tương chín sớm, ít mẫn cảm với quang chu
kỳ nhưng ít ảnh hưởng đến nhóm chín muộn. Chiều cao của cây đậu tương
tăng trưởng thuận lợi ở nhiệt độ 17 - 23 0C, nhưng sự phát triển của rễ thuận
lợi ở nhiệt độ 27,2 - 32,20C.
Nhìn chung người ta chú ý đến ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa,
làm quả, phát triển hạt hơn so với ảnh hưởng của quang chu kỳ. Tuy nhiên,
nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quang trọng của sự tương tác giữa hai yếu tố
tới quá trình ra hoa và làm quả. Thí nghiệm trên giống Ransom, trồng ở nhiệt
độ ngày/đêm là 16/220C và 22/180C cho hoa và quả nhiều hơn ở nhiệt độ
30/260C và 18/140C. Ở nhiệt độ 18/140C và 30/260C quả hình thành ít mặc
dầu hoa ra rất nhiều, chứng tỏ nhiệt độ cao và thấp đã dẫn đến hoa rụng nhiều,
ở nhiệt độ trung bình, cây có nhiều đốt, hoa và số quả trên đốt. Tương tự,
giống cảm quang ra hoa chậm cũng sinh nhiều đốt, cành, tăng số quả và năng
suất (dẫn theo Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999)[8].
* Yêu cầu độ ẩm
Nước có vai trò quan trọng đối với cây đậu tương, nếu thừa nước sẽ
gây tổn thương bộ rễ do thiếu không khí, thiếu nước cây bị héo hoặc năng
suất giảm. Nước ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, bao gồm cả về mặt sinh
lý, sinh hoá, hình thái và giải phẫu của cây dẫn đến làm giảm năng suất.
Tổng lượng mưa cần cho một vụ đậu tương khoảng 370 - 450 mm
trong điều kiện không tưới, còn nếu được tưới đầy đủ thì lượng nước tiêu thụ
của đậu tương lên đến 670 - 720 mm (Judy W.H và Jackobs J.A, 1979) [48].
Văn Tất Tuyên và cộng sự (1995)[30], theo dõi tương quan giữa năng
suất đậu tương vụ Đông ở đồng bằng Bắc bộ với lượng mưa/vụ đã nhận xét:
Lượng mưa là yếu tố khí hậu có tương quan rất chặt chẽ đến năng suất đậu
P9



tương vụ Đông (r = 0,72). Khi nghiên cứu độ thiếu hụt của ẩm độ không khí
đối với cây đậu tương thấy rằng: ở thời kỳ quả mẩy làm ảnh hưởng hơn ở thời
kỳ nở hoa (Doss, Pearson and Roges H.T, 1974)[44].
* Yêu cầu về ánh sáng:
Toàn bộ năng lượng đi vào cây trồng phụ thuộc một phần vào cường độ
quang hợp tối đa trên đơn vị diện tích lá và một phần vào sự hấp thụ bức xạ
hoạt tính quang hợp (PAR - Photosynthe - tically active radiation) của toàn bộ
diện tích lá. Cường độ quang hợp tối đa phụ thuộc vào tuổi và hàm lượng
Nitơ ở lá, trạng thái nước, nhiệt độ và nồng độ CO2. Sự hấp thụ bức xạ hoạt
tính quang hợp (PAR) bị ảnh hưởng bởi mật độ bức xạ trên tán cây và sự
phân bổ của nó trong tán cây. ở điều kiện ngoài đồng ruộng, hầu hết bức xạ
được tiếp nhận bởi những lá nằm ở bề mặt ngoài của tán cây (Ngô Thế Dân
và cộng sự, 1999) [8].
Đậu tương là cây ngày ngắn điển hình, có phản ứng chặt chẽ với độ dài
ngày, cây sẽ ra hoa khi độ dài ngày ngắn hơn trị số giới hạn của giống. Các
giống khác nhau phản ứng với độ dài ngày khác nhau, giống chín muộn phản
ứng chặt chẽ với độ dài chiếu sáng hơn giống chín sớm.
Khi nghiên cứu phản ứng quang chu kỳ của cây đậu tương biểu hiện
trong thời gian sinh trưởng dinh dưỡng, nếu đậu tương gặp điều kiện ngày
ngắn thì sẽ rút ngắn thời gian từ mọc đến ra hoa và thời gian phân hoá mầm
hoa, dẫn tới làm giảm tích luỹ chất khô và giảm số lượng hoa. Sau khi ra hoa,
nếu đậu tương gặp điều kiện ngày ngắn thời gian sinh trưởng không bị ảnh
hưởng nhưng khối lượng chất khô toàn cây giảm (Nguyễn Văn Luật, 1979)
[24].
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự (1996) [25], các giống đậu
tương ở Việt Nam được chia làm 3 nhóm chính: Nhóm chín sớm, nhóm chín
trung bình và nhóm chín muộn, nhóm chín sớm ít phản ứng với độ dài ngày
nên ra hoa và chín gần như nhau ở cả 3 thời vụ xuân, hè và vụ đông. Sự chênh
P10



lệch về thời gian ra hoa và chín của các giống chín muộn rất rõ rệt giữa các
vùng trồng, do đó nó phản ứng khá chặt với độ dài chiếu sáng.
Sự cố định Nitơ và lượng chất khô cũng như nhiều đặc tính khác lại
phụ thuộc vào quang hợp (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 1996)[25].
* Yêu cầu về đất đai
Cây đậu tương có khả năng thích nghi nhất là chân đất cát pha thịt nhẹ,
đất có độ pH: 6- 7 thích nghi cho sinh trưởng, phát triển và hình thành nốt
sần. Nói chung với chân đất cát pha thịt nhẹ, chân đất vàn cao, vàn trung chủ
động tưới tiêu nước (chân đất 2 lúa 1 màu) đều có thể trồng đậu tương tốt.
Chân đất thịt nặng, trũng nước không tốt cho sinh trưởng và sự hình thành nốt
sần trong đất, nhưng khi chủ động tưới tiêu thì cây đậu tương lại có khả năng
sinh trưởng tốt hơn, do có đủ nước hơn. Chân đất cát, đất hoa màu khác, đất
đỏ bazan, đất nâu xám, đất vùng trung du, đồi núi cũng trồng được đậu tương
[17]. Trên đất cát trồng đậu tương thường cho năng suất không ổn định
(Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996) [19].
* Yêu cầu về dinh dưỡng
Các dinh dưỡng, nguyên tố đa, trung, vi lượng, N.P.K, Ca 2+, Bo, Mn2+,
S, Cu2+... rất cần cho cây đậu tương sinh trưởng và chống chịu với điều kiện
ngoại cảnh và chống chịu sâu bệnh hại...1 tấn hạt cùng thân lá chỉ lấy đi 81kg
N- 17kg P2O5- 36 kg K20. Nếu mất cân đối dinh dưỡng hay thiếu hụt một
trong yếu tố nào đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của đậu tương.
- Đạm (NH4+): Nhu cầu về đạm của đậu tương là ít nhất so với các cây
trồng bộ đậu khác (Fabales) nói chung và cây họ đậu nói riêng (Fabaceae),
cây đậu tương có thể tự cung cấp "đạm sinh học" cho bản thân bắt đầu từ 2- 3
lá thật trở đi [6].
- Lân (P2O5): Vai trò của lân rất quan trọng cho cây đậu tương, đủ nhu
cầu về lân làm giảm sự rụng hoa quả non, tăng tỷ lệ quả mẩy, hạt chắc, tăng
năng suất và chất lượng. Lân cung cấp năng lượng cho cây sinh trưởng, phát
P11



triển, quang hợp, trao đổi chất, giải độc đạm (phản nitrat đạm). Cố định và
tăng cường quá trình cố định của vi khuẩn nốt sần trong rễ đậu tương. Nhu
cầu sử dụng thường là 260kg- 300kg/ha lân super, bón lót trước gieo cùng
phân chuồng, phân hữu cơ [6].
- Kali: Kali rất cần thiết, rất quan trọng và nhu cầu luôn cao hơn lượng
đạm và lân. Vai trò của Kali rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất, vận
chuyển chất, nước trong cây, khả năng chống chịu với ngoại cảnh, chống chịu
sâu bệnh, làm vững chắc thành mạch tế bào, thân lá. Lượng sử dụng cần nhiều
nhất ở giai đoạn sinh trưởng thân lá (trước lúc ra hoa), sau giảm dần, ngừng
nhu cầu sử dụng trước thu hoạch 2- 3 tuần trước khi hạt chín (60% kali chứa
trong hạt khi chín). Lượng bón thường được sử dụng 80- 160 kg KCl hoặc
K2SO4 bón cùng đạm thời kỳ cây con và trước rộ hoa [6].
Tỷ lệ đạm- lân- kali cho đậu tương thích hợp nhất là: 5-10-15 (Nguồn:
Cục Khuyến nông, Bộ nông nghiệp, 2004) [5].
2.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
Đậu tương là cây trồng giữ vai trò quan trọng, là một trong 8 cây chiếm
97% sản lượng cây lấy dầu trên thế giới, là cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị
kinh tế cao, phạm vi thích ứng rộng có thể trồng được nhiều vùng trên thế
giới. Trong những năm 70, diện tích trồng đậu tương trên thế giới tăng ít nhất
2 lần so với những cây lấy dầu khác. Trong các cây lấy dầu của thế giới sản
lượng đậu tương tăng từ 32% năm 1965 tới 50% vào những năm 1980. Ngược
lại sản lượng của lạc lại giảm từ 18% xuống còn 11% trong cùng thời kỳ (Ngô
Thế Dân và cộng sự, 1999) [8].
Qua số liệu ở bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, diện tích trồng đậu tương trên
thế giới những năm qua liên tục tăng, năm 2005 diện tích đạt 91,30 triệu ha so
với năm 1985 là 54,07 triệu ha (tăng gần 1,7 lần), đạt tốc độ tăng trưởng
3,5%/năm về diện tích và 1,7%/năm về năng suất.
Đây là sự đóng góp to lớn của các nhà chọn tạo giống đậu tương thế

P12


giới góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp toàn cầu, thể hiện tầm
quan trọng của cây đậu tương đối với mỗi quốc gia.
Hiện nay cây đậu tương được trồng ở các quốc gia khắp các châu lục,
tuy nhiên diện tích chủ yếu vẫn tập trung ở một số nước châu Mỹ và châu Á.
Bảng 2.1.Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trên thế giới
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2000

75,05

22,30

167,36

2001


76,13

23,21

176,98

2002

77,35

23,34

180,53

2003

83,61

22,67

189,54

2004

91,61

22,53

206,40


2005

90,10

22,91

206,42

2006

90,10

22,91

206,42

Năm

(Nguồn: FAO STAT 2005 vµ food Outlook, FAO, No-1, June 2006)

Biểu đồ 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới

P13


Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của một số quốc
gia
Diện tích cña c¸c n¨m
Tên nước
(triÖu ha)

2003 2004 2005

N¨ng suÊt c¸c n¨m

S¶n lîng c¸c n¨m

(t¹/ha)

(triÖu tÊn)

2003

2004

2005

24,8

28,6

2003

2004

2005

Mỹ

29,27 30,40 28,84


28,7

65,50 85,49 82,82

Barazin
Achentina
Trung Quốc

18,44 21,47 25,90 28,0 27,9 21,9
12,20 14,32 14,04 28,5 22,0 27,3
9,50 10,58 9,50 17,4 17,4 17,8
(Nguồn: Faostat, January 2006)

51,55 55,17 50,2
34,80 31,50 38,30
16,50 17,75 16,90

Các nước có trình độ thâm canh cao và diện tích trồng đậu tương lớn
của thế giới là Mỹ, Braxin, Achentina và Trung Quốc.
Mỹ là quốc gia đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng đậu
tương thế giới. Năm 2005, diện tích trồng đậu tương của Mỹ đạt 28,84 triệu
ha (chiếm 31,6%), sản lượng đạt 82,82 triệu tấn (chiếm gần 40%), năng suất
đạt 28,7 tạ/ha (cao gần 1,3 lần) so với diện tích và năng suất chung của thế
giới (năng suất đậu tương bình quân của thế giới là 23,00 tạ/ha), riêng năm
2004 sản lượng đậu tương của toàn nước Mỹ đạt 85,49 triệu tấn, chỉ kém 3
triệu tấn so với sản lượng toàn thế giới năm 1985 là 88,25 triệu tấn.
Hiện nay Mỹ vẫn là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, chiếm
60% thị trường xuất khẩu thế giới.
Sau Mỹ, Braxin, Achentina, Trung Quốc đều là các cường quốc sản
xuất đậu tương. Năm 2005, diện tích của 4 nước (Mỹ, Braxin, Achentina,

Trung Quốc) đạt 77,83 triệu ha, chiếm 85,2% và sản lượng đạt 188,22 triệu
tấn, chiếm 89,6% cả thế giới năm 2005.
Tại châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích sản xuất lớn nhất năng
suất cũng cao nhất. Mặc dù diện tích trong những năm qua có tăng nhưng
năng suất giảm nên sản lượng không tăng. Trung Quốc năm 2002 có diện tích
P14


là 8,72 triệu ha, năng suất đạt 19,37 tạ/ha và sản lượng đạt 16,90 triệu tấn.
Năm 2005 diện tích tăng lên 9,50 triệu ha, năng suất đạt 17,8 tạ/ha và sản
lượng dừng ở 16,90 triệu tấn.
Như vậy, diện tích của châu Á chỉ mới tương đương Braxin nhưng sản
lượng chỉ xấp xỉ 50% của Braxin. Lý do sản lượng đạt thấp là vì năng suất
của các nước châu Á đạt thấp. Chẳng hạn như Ấn Độ năng suất chỉ đạt 10,54
tạ/ha, so với năng suất của Achentina là thấp hơn 2,7 lần, với Braxin là 2,65
lần và với Mỹ là 2,1 lần.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của một số nước
châu Á
N¨m

Ch©u Á
Trung Quèc
Ấn §é
In®onexia
Th¸i Lan

DiÖn tÝch

2004
N¨ng suÊt


S¶n lîng

(triÖu ha)

(t¹/ha)

(triÖu tÊn)

16,13
8,72
5,67
0,55
0,18

DiÖn tÝch

2005
N¨ng suÊt

S¶n lîng

(triÖu ha)

(t¹/ha)

(triÖu tÊn)

14,55
23,46

18,03
19,37
16,90
9,50
7,53
4,27
6,45
11,95
0,65
0,82
16,44
0,29
0,22
(Nguồn: Faostat, January 2006)

14,22
17,36
10,54
8,26
12,17

25,64
16,50
6,80
0,68
0,27

Như vậy nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của
châu Á còn thấp, chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu dùng của châu lục,
do vậy hàng năm các nước châu Á phải nhập khẩu một lượng lớn đậu tương

từ Mỹ, Braxin, Achentina....
2.4. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đậu tương là cây trồng cổ truyền đã thích ứng cao với các
vùng sinh thái trong nước. Sau năm 1975 diện tích đậu tương cả nước là
39.954 ha, năng suất đạt 5,2 tạ/ha. (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [8]. Theo
số liệu thống kê chính thức của chính phủ, đậu tương được trồng ở 28 tỉnh
trên khắp cả nước, trong đó 70% ở miền Bắc và 30% ở miền Nam. Khoảng
65% đậu tương nước ta được trồng ở vùng cao, những nơi đất không cần màu
P15


mỡ; và 35% được trồng ở những vùng đất thấp ở khu vực đồng bằng sông
Hồng. Đậu tương được trồng ở nhiều địa phương trên khắp cả nước vào từng
thời điểm khác nhau nên có cả vụ xuân, vụ hè và vụ đông.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương ở Việt Nam
Năm

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011


Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

124,10
12,03
140,30
12,38
158,10
12,74
182,10
12,36
182,40
13,30
204,10
14,30
185,60
13,90
190,10
14,50
192,10
13,90

146,20
14,60
197,80
20,30
215,00
16,30
Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2011

149,30
173,70
201,40
225,10
242,50
292,70
258,1
275,5
267,6
213,6
296,9
350,0

Mặc dù quy mô sản xuất còn khá nhỏ và nhu cầu tiêu thụ trong nước có
xu hướng giảm, nhưng sản lượng đậu tương nước ta năm 2010 vẫn đạt
297.000 tấn, tăng 39% so với năm 2009. Nguyên nhân chính là do sự mở rộng
đáng kể về diện tích cây trồng (khoảng 35%) và những nỗ lực nhằm cải thiện
năng suất của ngành. Tuy nhiên, sản lượng trên vẫn thấp hơn so với mục tiêu
đề ra do năng suất đậu tương của nước ta chưa cao.
Bảng 2.4 cho thấy: Diện tích trồng đậu tương của nước ta tăng giảm
không ổn định. Năm 2005 diện tích đậu tương tăng cao đạt 204,10 ha, nhưng
đến năm 2006 lại giảm xuống chỉ còn 185,6 ha, thậm chí năm 2009 giảm

mạnh chỉ còn 146,20 ha, nhưng đến năm 2011, diện tích đậu tương lại tăng
cao nhất từ trước đến nay, đạt 215,0 ha.
Về năng suất: Nhìn chung năng suất đậu tương của Việt Nam còn thấp
P16


hơn nhiều so với năng suất bình quân chung của thế giới. Năng suất cao nhất
đạt được là 20,30 tạ/ha vào năm 2010, thấp nhất là 12,03 tạ/ha vào năm 2000.
Hiện tại cả nước đã hình thành 6 vùng sản xuất đậu tương, vùng Đông
Nam Bộ có diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 26,2%), miền núi Bắc bộ
24,7%, Đồng bằng sông Hồng 17,5%, Đồng bằng sông Cửu Long 12,4%.
Tổng diện tích 4 vùng này chiếm 66,6%. Còn lại là đồng bằng ven biển, miền
Trung và Tây Nguyên, đậu tương được trồng trong vụ xuân (chiếm 14,2%
diện tích), vụ hè thu 31,3%, vụ mùa 2,68%, vụ thu đông 22,1%, vụ đông xuân
29,7% (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [8].
Nước ta trước đây, trên đất trồng 2 vụ lúa thường không trồng hoặc có
trồng rất ít cây vụ đông, một số năm gần đây nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật: Trồng đậu tương Đông trên nền đất ướt, trồng theo phương pháp làm
đất tối thiểu… đã làm cho ruộng 2 vụ lúa thành trồng được 3 vụ trong năm
(Trần Đình Long, 1998)[19].
Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.2 cho thấy: Diện tích, năng suất và sản
lượng đậu tương của Việt Nam liên tục tăng trong các năm qua. Nếu so sánh
với 25 năm trước từ 1980 - 2005 thì diện tích tăng 4,4 lần, năng suất tăng 2
lần và sản lượng tăng 7,6 lần. Nếu tính trong vòng 10 năm lại đây thì diện tích
tăng 1,6 lần, năng suất tăng 1,3 lần và sản lượng tăng gần 2 lần.

P17


14


250

12
10

200

8
150
6
100

4

50

2

0

0

N¨ng suÊt (t¹/ha)

DiÖn tÝch (1.000 ha), S¶n l­îng (1.000
tÊn)

300


1980 1985 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005
DiÖn tÝch (1.000 ha)

S¶n l­îng (1.000 tÊn)

N¨ng suÊt (t¹/ha)

Biểu đồ 2.2. Diện tích, năng suất đậu tương của Việt Nam
Đạt được thành tựu này có sự đóng góp tích cực của nhiều nhà nghiên
cứu và các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương. Hiện tại Việt
Nam ta đang thiếu đậu tương trầm trọng. Năm 2010, Việt Nam nhập khẩu hơn
227.000 tấn đậu tương, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập
khẩu đậu tương năm 2010 đạt 106 triệu USD, gần bằng mức kỷ lục 107 triệu
USD năm 2008. Khoảng 78% đậu tương được nhập khẩu từ Hoa Kỳ; 22%
còn lại là tự Canada, Trung Quốc, Argentina, Uruguay và một số nước khác
(Nguồn: Vietrade). Nhập khẩu đậu tương trong những năm gần đây tăng là do
nhu cầu trong nước về thực phẩm cũng như thức ăn chăn nuôi tăng mạnh . Để
đảm bảo tính chủ động và tự lực thì việc mở rộng diện tích đậu tương đông là
cần thiết. Với mục đích bố trí luân canh, xen canh, tăng vụ để đem lại giá trị
kinh tế/1 ha là 50 triệu đồng thay vì giá trị kinh tế của lúa hiện nay chỉ 35 - 40
triệu/ha. Vì vậy việc xác định bộ giống phù hợp là nhiệm vụ hàng đầu nhằm
mục đích đem lại năng suất cao, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho bà con nông

P18


dân.
Hầu hết đậu tương sản xuất trong nước được sử dụng nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng. Đậu tương sản xuất trong nước
và đậu tương nhập khẩu chất lượng cao được sử dụng làm thực phẩm cho con

người. Các loại thực phẩm không lên men truyền thống như đậu phụ, sữa đậu
nành, bột đậu nành được dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm; số ít
được sử dụng để làm nước tương, mắm đậu nành, và sản xuất dầu đậu tương
tại các hộ gia đình. Chỉ một lượng nhỏ đậu tương sản xuất trong nước được sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, ¾ đậu tương nhập khẩu năm 2010
lại được dùng làm thức ăn chăn nuôi còn ¼ được dùng làm thực phẩm cho
con người.
Một số nhà máy thực phẩm địa phương đã bắt đầu sử dụng đậu tương
nguyên chất béo nhập khẩu để sản xuất thức ăn công nghiệp. Năm 2010, sản
xuất thức ăn công nghiệp nước ta tăng 10% do nhu cầu sử dụng của ngành
chăn nuôi tăng mạnh. Bộ NN&PTNT ước tính nhu cầu thức ăn công nghiệp
sản xuất trong nước đến năm 2015 sẽ tăng 16.000 tấn và đến năm 2010 là
19.000 tấn. Ngoài ra, nhu cầu trong nước về hạt cho dầu cũng như lộ trình
giảm thuế đối với đậu tương (0%) sẽ tạo điều kiện để các nhà máy tại Việt
Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn trong tương lai.
Năm 2011, có 2 cơ sở nghiền đậu tương đầu tiên của nước ta sẽ đi vào
hoạt động. Bunge Việt Nam đã khởi công xây dựng bên trong Khu phức hợp
cảng Phú Mỹ một nhà máy liên hợp chế biến đậu nành trị giá 100 triệu USD
và dự kiến sẽ đi vào sản xuất vào tháng 5 năm nay. Nhà máy này có khả năng
nghiền đậu tương và tinh chế nhiều loại dầu/đóng chai với công suất 3.000
tấn/ ngày.
2.5. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thanh Hóa
Hiện nay diện tích đậu tương trên toàn tỉnh Thanh Hóa còn rất thấp và
có xu hướng giảm xuống: Năm 2005 diện tích là 5.599 ha, năng suất trung
P19


bình là 13,12 tạ/ha; Năm 2006 diện tích là 4.932 ha, năng suất trung bình là
13,41 tạ/ha; Năm 2007 diện tích là 5.293 ha, năng suất trung bình là 14,27
tạ/ha; Năm 2008 diện tích là 4.355ha, năng suất trung bình là 14,48 tạ/ha;

Năm 2009 diện tích là 4.663 ha, năng suất trung bình là 15,91 tạ/ha[Nguồn:
Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2010]; Số liệu trên cũng cho thấy
tuy diện tích giảm nhưng năng suất đậu tương tăng qua các năm do sản xuất
đậu tương đã có sự chú trọng hơn, nhất là lĩnh vực giống. Năm 2009 trong các
địa phương trồng đậu tương vùng đồng bằng, huyện Yên Định có diện tích
đậu tương cao nhất, đạt 1.204ha với năng suất đạt 20,48 tạ/ha, cao hơn nhiều
so với năng suất bình quân của tỉnh; Vùng trung du và miền núi có huyện
Quan Sơn diện tích cao nhất là 560ha, năng suất đạt 17,32 tạ/ha. Đứng thứ 2
là huyện Cẩm Thủy có diện tích đậu tương đạt 284ha, năng suất đạt
13,87tạ/ha. Tuy năng suất đậu tương bình quân của cả tỉnh có xu hướng tăng
lên nhưng còn thấp hơn so với bình quân chung của cả nước và trên thế giới.
Là một tỉnh có điều kiện đất đai khí hậu phù hợp với quá trình phát triển của
cây đậu tương, diện tích đất lúa chủ đông tưới tiêu có tiềm năng phát triển cây
đậu tương đông còn nhiều, tuy nhiên bộ giống đậu tương ngắn ngày chín sớm,
cho năng suất cao còn ít. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân
kìm hãm quá trình mở rộng cây đậu tương tại Thanh Hóa.
2.6. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.6.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu ứng dụng về
chọn tạo giống đậu tương và đạt được những thành tựu đáng kể.
Trong công tác chọn tạo giống thì việc nghiên cứu và đánh giá vật liệu
khởi đầu là bước rất quan trọng. Hiện nay nguồn gen đậu tương được lưu giữ
chủ yếu ở 14 nước: Trung Quốc, Úc, Đài Loan, Pháp, Ấn Độ, Nigieria, Nhật
Bản, Indonexia, Hàn Quốc, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Nga (Liên
Xô) với tổng số 45.038 mẫu giống (Trần Đình Long, 1991) [28].
P20


Hiện nay mục tiêu chọn tạo giống đậu tương của các nước trên thế giới tập
trung theo các hướng chủ yếu như tạo ra giống có năng suất hạt cao, khả năng

chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, kháng bệnh gỉ sắt, kháng
thuốc trừ cỏ. Đậu tương là một trong những cây trồng được sử dụng để chuyển
gen, công nghệ chuyển gen đã thu được những thành tựu đáng kể, các nhà khoa
học đã tạo ra những giống đậu tương chống chịu chất diệt cỏ, giống đậu tương có
thành phần dinh dưỡng cao (như hàm lượng cao protein, axit oleic…).
Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng đậu tương
nhờ các phương pháp chọn lọc, nhập nội, gây đột biến và chuyển gen. Những
dòng nhập nội có năng suất cao đều được sử dụng làm vật liệu trong các
chương trình lai tạo và chọn lọc. Giai đoạn 1928 - 1932 trung bình mỗi năm
nước Mỹ nhập nội trên 1.190 dòng từ các nước khác nhau. Hiện nay đã đưa
vào sản xuất trên 100 dòng, giống đậu tương, đã lai tạo ra một số giống có
khả năng chống chịu tốt với bệnh Rhizoctonia và thích ứng rộng như:
Amsoy71, Lec36, Clark63, Herkey63. Hướng chủ yếu của công tác nghiên
cứu chọn giống là sử dụng các tổ hợp lai cũng như nhập nội, thuần hóa trở
thành giống thích nghi với từng vùng sinh thái, đặc biệt là nhập nội để bổ
sung vào quỹ gen. Mục tiêu của công tác chọn giống ở Mỹ là chọn ra những
giống có khả năng thâm canh, phản ứng yếu với quang chu kỳ, chống chịu tốt
với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, hàm lượng protein cao, dễ bảo quản và
chế biến (Johnson H. W. and Bernard R.L., 1967) [53].
Hiện nay, xu hướng sản xuất đậu tương của một số nước trên thế giới là
sản xuất các giống "Đậu tương công nghệ sinh học" (Biotech Soybean) như
đậu tương chống chịu chất diệt cỏ, đậu tương Oleic axit, đậu tương có hàm
lượng Linoleic thấp…. Đậu tương chống chịu chất diệt cỏ cho phép khống
chế cỏ dại tốt hơn và làm giảm thiệt hại do cỏ dại gây ra; giống đậu tương này
hoàn toàn giống các loại đậu tương khác về dinh dưỡng, cấu tạo và phương
thức chế biến thành thực phẩm và thức ăn gia súc. Giống đậu tương này đã
được trồng ở một số nước như Argentina, Australia, Brazil, Canada, EU, Nhật
P21



Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Thụy Điển, Mexico và Uruguay.
Đậu tương Oleic axit là giống đậu tương chuyển gen có hàm lượng axit
oleic cao, đây là một loại axit béo không no có tác dụng rất tốt cho sức khỏe
của con người. Đậu tương thông thường có thành phần axit oleic là 24%,
trong khi đó giống đậu tương mới này có thành phần axit oleic lên tới trên
80% và hiện đang được trồng nhiều ở Mỹ và Canada. Dầu chế biến từ giống
đậu tương này có giá trị như dầu lạc và dầu oliu (Nguồn: Website
/>Từ 1976 đến nay Trung tâm nghiên cứu giống đậu tương quốc gia của
Braxin đã chọn từ tập đoàn 1.500 dòng đậu tương khác nhau để đưa ra những
giống thích hợp. Nhiều giống tốt đã được tạo ra như DoKo, Numbaira,
Cristalina… trong đó năng suất cao nhất là giống Cristalina đạt 38 tạ/ha.
Hướng tới của Braxin là chọn những giống đậu tương có thời gian sinh trưởng
trung bình 107 - 120 ngày, có năng suất cao, chất lượng hạt tốt, kháng sâu
bệnh khá [62].
Tại trung tâm phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ
thống đánh giá (Soybean - Evaluation trial - Aset) giai đoạn 1 phân phát được
trên 200.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 quốc gia nhiệt đới và á
nhiệt đới. Kết quả đánh giá giống đậu tương của Aset đã đưa vào mạng lưới
sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 1994) [46].
Những năm gần đây các vườn giống đã được thành lập tại các tổ chức, các cơ
quan như: Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (IITA), Trung tâm đào
tạo nghiên cứu nông nghiệp cho vùng Đông Nam Á (SEARCA), Chương
trình hợp tác nghiên cứu cây thực phẩm các nước Trung Mỹ (PPCCMA),
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và nhiều trường đại học khác. Châu Á là
khu vực sản xuất đậu tương có vai trò quan trọng, nơi đây nhận được sự quan
tâm của nhiều cơ quan nghiên cứu về đậu đỗ. Trung tâm nghiên cứu và phát
triển Rau màu Châu Á đã và đang nghiên cứu chọn tạo các giống đậu tương

P22



có tiềm năng năng suất rất cao trên 70 tạ/ha như G2120. Giống đậu tương có
năng suất cao nhất thế giới trong những năm 1970 là giống Miyagishiroma
(Nhật Bản) với tiềm năng năng suất 78 tạ/ha [48].
Trung Quốc là quốc gia sản xuất đậu tương hàng đầu châu Á, Trung
Quốc đã thu thập nguồn vật liệu di truyền phong phú ở nhiều quốc gia, các
vùng sinh thái khác nhau phục vụ cho công tác chọn giống. Nhờ đó họ đã tạo
ra hàng loạt giống đậu tương mới có năng suất, chất lượng và tính chống chịu
điều kiện bất thuận vượt trội, điển hình là các giống: CN001, CN002, YAT12,
HTF18, có năng suất 34 - 42 tạ/ha trên diện rộng [52].
Gần đây Trung Quốc đã chọn tạo ra giống đậu tương Thẩm Tiên số 1
giàu Protein, ăn ngon, có thời gian từ gieo đến thu quả tươi khoảng 65 ngày,
năng suất quả tươi 15 tấn/ha, tỷ lệ quả 3 hạt đạt 70%. Đây là hướng chọn tạo
mới, theo hướng ăn tươi, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng [4].
Ở Thái Lan, sự phối hợp giữa 2 Trung tâm MOAC và CGPRT nhằm
cải tiến giống có năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh hại chính (gỉ
sắt, sương mai, vi khuẩn…) đồng thời có khả năng chịu được đất mặn, chịu
được hạn hán và ngắn ngày (Judy W.H and Jackobs J.A., 1979) [55].
Khi nghiên cứu hệ thống rễ của dòng đậu tương dại PI 407155 (Glycine
soja Sieb & Zucc) và đậu tương Essex [Glycine max (L.) Merr.] Yayun Chen
và cộng sự (2006) [64] cho rằng, đậu tương dại PI 407155 duy trì độ ẩm và
tích lũy chất khô tốt hơn giống Essex nên có khả năng chống chịu hạn tốt hơn
so với Essex. Vì vậy PI 407155 là nguồn gen đậu tương mới có tiềm năng cho
sự phát triển các giống đậu tương chịu hạn.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tương quan di truyền và kiểu hình
của 7 tính trạng trong 3 quần thể đậu tương ở thế hệ F2 Weber và Moorthey
(1952) kết luận: năng suất hạt có mối tương quan thuận với ngày chín, chiều
cao cây và khối lượng hạt. Nhưng Kwon và công sự (1972) [58] khi nghiên
cứu tập đoàn giống đậu tương lại cho rằng: năng suất hạt có tương quan
P23



nghịch với thời gian sinh trưởng và thời gian từ gieo đến ra hoa.

2.6.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác chọn tạo giống đậu tương cũng là một trong các
hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đã có rất nhiều cơ quan,
tổ chức, cá nhân tiến hành nghiên cứu chọn tạo ra các giống đậu tương mới.
Kết quả là tạo ra bộ giống đậu tương của nước ta khá đa dạng và phong phú.
Theo GS Trần Đình Long – Chủ tịch Hiệp hội Giống cây trồng VN,
nguyên nhân khiến cây đậu tương lẹt đẹt không phát triển được mấy chục
năm qua do chúng ta hiện nay đang thiếu giống bởi quanh đi quẩn lại chỉ có
vài mẫu giống do Viên Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ cung cấp. Rất nhiều
nơi do thiếu giống nên người dân dùng cả giống đậu tương của vụ hè đem
trồng cho vụ đông nên năng suất, chất lượng không đảm bảo. Do đó, GS. Trần
Đình Long cho rằng, nhất thiết phải có một bộ giống đặc thù cho từng mùa
vụ. Bên cạnh đó, do lợi nhuận thấp và rủi ro cao nên hầu như hiện nay không
có hệ thống phân phối giống đậu tương phân cấp tại các địa phương khiến
giống bị trà trộn, thoái hóa. Đặc thù của cây đậu tương rất dễ trồng nhưng
cũng dễ bị chết. Nếu chất lượng giống không đảm bảo cộng cách chăm sóc
của người dân không đúng sẽ gặp thất bại.
Trước thực tế đó, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng khẳng định, cần phải có
một cuộc cách mạng dành cho cây đậu tương. Đậu tương hiện tập trung lớn ở
hai vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. Những địa
phương nào có khả năng mở rộng diện tích nên mở rộng tối đa theo nhiều
hướng, đặc biệt là khu vực miền núi, tỉnh nào không mở rộng được diện tích
chú trọng nâng cao năng suất và hiệu quả, hình thành nên những vùng chuyên
canh lớn để giảm giá thành. Thứ trưởng đã chỉ đạo Viện Nghiên cứu và Phát
triển Đậu đỗ nên sớm đưa ra được bộ giống cho cây đậu tương, đặc biệt cần
nghiên cứu thử nghiệm đậu tương biến đổi gen, tiếp đó phải xây dựng một

P24


quy trình chuẩn để thâm canh, xen canh, luân canh cây đậu tương cho mọi
người dân, mọi địa phương đều nắm rõ để nâng cao hiệu quả sản xuất đậu
tương.
Công tác chọn tạo giống và phát triển sản xuất đậu tương ở Việt nam hiện
nay đang tập trung vào các hướng chính sau đây: [16].
- Tiếp tục nhập nội các nguồn gen quý hiếm ở trên thế giới.
- Sử dụng các phương pháp chọn tạo giống truyền thống (bình chọn, lai tạo,
xử lý đột biến..).
- Chọn tạo giống có hàm lượng dầu cao (chiếm 2- 27% khối lượng hạt).
- Chọn tạo giống có năng suất cao, thời gian chín phù hợp cho từng vùng,
từng vụ khác nhau.
- Khả năng chống chịu sâu bệnh, tính chống đổ, chống tách hạt, chống chịu
với môi trường bất thuận.
- Khả năng tổng hợp Nitơ, thành phần và chất lượng hạt.
Ngoài ra, chọn giống phải phù hợp với điều kiện cho từng khu vực sinh
thái, các mục đích sử dụng khác nhau. Trong nghiên cứu giống cần kết hợp yếu
tố giống với kỹ thuật, cần hoàn chỉnh quy trình ứng dụng công nghệ cao, xây
dựng kế hoạch “Quản lý tổng hợp cây trồng” đối với từng giống, từng vùng
riêng biệt. Vì vậy: Cần xác định bộ giống thích nghi trong mỗi thời vụ, từng
vùng sản xuất.
Công tác chọn tạo giống ở nước ta đã được tiến hành ở các cơ sở nghiên
cứu theo nhiều phương pháp khác nhau như: Lai hữu tính, tạo giống đột biến,
chọn lọc từ các giống địa phương và giống nhập nội… Mặc dù mỗi phương
pháp đều có những thành công riêng, nhưng thành công nhất phải kể đến là
phương pháp lai hữu tính, đây là hướng nghiên cứu cơ bản để tạo ra các đột
biến, biến dị tổ hợp phục vụ cho chọn lọc. Nhờ đó có thể phối hợp được các
đặc tính và tính trạng có lợi của các dạng bố mẹ và con lai.

Trong 20 năm (1985 - 2005) chương trình nghiên cứu đậu đỗ thông qua
P25


×