Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 39 trang )

GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT SÁNG
TẠO..............................................................................................................................6

SV: Ngô Thị Hằng

1
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Sáng tạo......Error:
Reference source not found
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán Chung Error: Reference
source not found

Bảng 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và
Sản xuất Sáng tạo qua 2 năm 2013 và 2014............Error: Reference source not found

SV: Ngô Thị Hằng

2
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển theo xu hướng hội nhập với nền
kinh tế thế giới, bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít
khó khăn, thách thức. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng
đổi mới, hoàn thiện công cụ quản lý kinh tế để tăng lợi nhuận cho công ty. Muốn đứng
vững trên thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có
các chiến lược và các biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả nhất.
Như chúng ta đã học, tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực hiện các
chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lưu giữ
tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán.
Từ đó, tiến hành tổ chức phân tích kinh tế, cung cấp thông tin. Như vậy nếu một doanh
nghiệp tổ chức tốt công tác kế toán, doanh nghiệp đó có thể dễ dàng quản lý và đáp
ứng các yêu cầu thông tin phục vụ cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
hiệu quả. Nó quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, để cho công tác kế toán được thực hiện đầy đủ chức năng của nó thì
doanh nghiệp cần phải quản lý và tạo điều kiện cho công tác kế toán hoạt động có hiệu
quả và phát triển phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình.
Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc tổ chức công tác kế toán và
phân tích kinh tế, qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và
Sản xuất Sáng tạo và nhận được giúp đỡ nhiệu tình của Ths. Đào Ngọc Hà cùng các
anh chị trong quý công ty đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Do hạn chế về thời
gian cũng như trình độ chuyên môn nên bài viết có thể có những sai sót, kính mong
thầy cô đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Báo cáo thực tập gồm 4 phần chính:
Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Sáng tạo
Phần II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại Công ty Cổ phần Đầu
tư và Sản xuất Sáng tạo.
Phần III: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế Công ty Cổ
phần Đầu tư và Sản xuất Sáng tạo.

Phần IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp.
SV: Ngô Thị Hằng

3
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

CCDC

Công cụ dụng cụ

2

VKD

Vốn kinh doanh

3


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

4

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

5

TSDH

Tài sản dài hạn

6

TSNH

Tài sản ngắn hạn

7

TSCĐ

Tài sản cố định

8


VNĐ

Việt nam đồng

9

BH

Bán hàng

10

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

11

VCSH

Vốn chủ sở hữu

12

BCTC

Báo cáo tài chính

13


KD

Kinh doanh

14

CCDV

Cung cấp dịch vụ

15

BH

Bán hàng

15

BTC

Bộ tài chính

16

XDCB

Xây dựng cơ bản

SV: Ngô Thị Hằng


4
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1

2

3
4
5
6

Tên bảng
Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất
Sáng tạo
Bảng 1.1: Bảng 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Sáng tạo qua 2 năm 2013
và 2014
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần
Đầu tư và Sản xuất Sáng tạo
Sơ đồ 2.2:Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ thu chi tiền mặt
tại công ty
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán
Chung
Bảng 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công

ty năm 2013 và 2014

SV: Ngô Thị Hằng

5
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT
SÁNG TẠO.

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất
Sáng tạo.
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty.
- Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Sản Xuất Sáng Tạo.
- Tên giao dịch quốc tế : CREATIVE PRODUCTION & INVESTMENT JOINT
STOCK COMPANY.
- Mã số thuế : 0101529488
- Địa chỉ : Số nhà 477, ngõ 192, phố Lê Trọng Tấn, Tổ 3 Phường Định Công,
Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Người đại diện theo pháp luật: Đào Tuấn Anh
- Giám đốc : Nguyễn Văn Sinh.
 Quy mô:
- Quy mô vốn : Vốn điều lệ là 10.000.000.000 đồng ( Mười tỷ đồng chẵn)
- Quy mô lao động : qua quá trình phát triển từ năm thành lập vào năm 2004, số
lao động làm việc tại Công ty chỉ khoảng trên 40 người, nhưng tính đến nay tổng số
lao động Công ty quản lý đã tăng lên hơn 120 người.
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ.

Căn cứ vào chức năng, ngành nghề đã được ra quyết định Giấy phép hoạt động
trên địa bàn cả nước, Công ty đã xác định chức năng ngành nghề chính cho mình như
sau:
- Sản xuất,kinh doanh các sản phẩm điện tử dân dụng, các sản phẩm từ cao su để
trang trí nội thất.
- Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, các đồ thủ công mỹ nghệ.
- Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Kinh doanh các trang
thiết bị giáo dục, đồ chơi trẻ em (trừ các loại đồ chơi có hại cho sự giáo dục phát triển
nhân cách của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh trật tự, an toàn xã hội).
Ngoài ra, công ty còn có một số hoạt động khác ( được trình bày cụ thể trong
phần ngành nghề kinh doanh)
Nhiệm vụ của công ty là xem xét, nắm chắc tình hình thị trường điện dân dụng,
hợp lý hóa các quy chế quản lý của công ty để đạt được hiệu quả kinh tế, xây dựng tổ
chức đảm đương được nhiệm vụ hiện tại, đáp ứng được yêu cầu trong tương lai, có kế
hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và kế hoạch dài hạn.Xây dựng và tổ chức thực
hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
SV: Ngô Thị Hằng

6
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hoàn thành các quy chế khoán trong vận chuyển hàng hóa thông qua hệ thống
quy chế của đơn vị và các định mức kinh tế - kỹ thuật. Trên cơ sở đó, cơ cấu tổ chức
quản lý chặt chẽ, đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, chú
trọng đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, đội ngũ cán bộ quản lý tạo đà cho sự
ổn định và phát triển của công ty, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ
công nhân.

1.1.3.Ngành nghề kinh doanh.
- Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng: Mua bán các sản phẩm, mặt hàng nội
thất; Buôn bán các mặt hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, dụng cụ cơ khí,
kim khí, điện máy;
- Sản xuất sản phẩm từ plastic
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
- Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật
liệu tết bện. Chi tiết: Sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ;
- In ấn.
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Kinh doanh các
trang thiết bị giáo dục, đồ chơi trẻ em (trừ các loại đồ chơi có hại cho sự giáo dục phát
triển nhân cách của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh trật tự, an toàn xã hội)
1.1.4.Quá trình hình thành và phát triển:
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Sản Xuất Sáng Tạo được Sở kế hoạch đầu tư thành
phố Hà cấp phép thành lập ngày 15/09/2004. Là một doanh nghiệp tư nhân phải đối
mặt với bao khó khăn của nền kinh tế biến động không ngừng, song Công ty đã có
những bước phát triển đáng kể. Qua một thời gian vừa khởi đầu xây dựng bộ máy tổ
chức, triển khai các mặt hoạt động từ năm 2005 đến nay, công ty tiếp tục ổn định và
phát triển. không ngừng xây dựng và phát triển hướng thành một doanh nghiệp đa
ngành nghề. Công ty luôn phấn đấu thực hiện tốt việc cung ứng các vật tư, thiết bị điện
cho các đơn vị thành viên, các dự án mà công ty nhận được. Để giải quyết việc làm,
nâng cao đời sống cho lao động, hiện nay công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về
nghành điện như lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí, điện
tủ lạnh ...
SV: Ngô Thị Hằng

7
Lớp: K48D3



GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
Trong những năm gần đầy mặc dù có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng công ty đã
tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoạt động trên thị trường trong nước. Với phương
châm kinh doanh “ lấy chữ tín làm đầu, chất lượng, hiệu quả”, cùng với sự cố gắng
không ngừng của các cán bộ chủ chốt trong công ty, Công ty đã gặt hái được nhiều
thành công, dần khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực điện không những
trên địa bàn Hà Nội mà không ngừng mở rộng ra các địa bàn khác và các tỉnh lân cận
và ngay cả trước những biến động của thị trường hiện nay.
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất
Sáng tạo.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có các đặc điểm chính sau:
- Là một công ty kinh doanh tổng hợp gồm nhiều ngành nghề khác nhau, đa
dạng, phong phú từ sản xuất sản phẩm, buôn bán hàng hóa đến cung ứng dịch vụ trong
đó công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về nghành điện như lắp đặt hệ thống cấp
thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí, điện tủ lạnh ...
- Hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm cả sản xuất và thương mại, dịch vụ
hay nói cách khác là sản xuất và lưu thông.
- Số người lao động: hơn 120 người, trong đó có 42 người là cán bộ quản lý và
có 78 người ở các bộ phận sản xuất, đó là chưa kể tới số lao động thời vụ mà công ty
thường sử dụng, cũng tương đối lớn.
- Phạm vi hoạt động của công ty tương đối rộng. Do ngành nghề kinh doanh và
dịch vụ đa dạng nên công ty không những hoạt động trên địa bàn Hà Nội mà còn mở
rộng ở nhiều địa phương khác.
- Phương thức hoạt động của công ty: kết hợp sản xuất và thương mại dịch vụ
một các năng động, linh hoạt vì mục tiêu tăng trưởng của công ty.
- .Đối tác của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng và cửa hàng kinh
doanh thiết bị điện,...

1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Sáng tạo.
Với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm trong hoạt động
kinh doanh, đặc biệt đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao được đào
tạo và trau dồi kinh nghiệm khá vững chắc đã nâng cao hiệu quả kinh doanh cho toàn
công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức chặt chẽ, các nhiệm vụ quản lý được
phân chia cho các bộ phận theo mô hình phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh,
chức năng, nhiệm vụ của Công ty, giúp quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động của cán
bộ nhân viên, công tác quản lý cũng như công tác báo cáo kết quả kinh doanh.
8
SV: Ngô Thị Hằng
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
Mô hình tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gồm :
- Hội đồng quản trị :
- Ban giám đốc : gồm giám đốc và 2 phó giám đốc
- 06 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ : phòng Tổ chức hành chính, Phòng tài
chính- kế toán, Phòng kinh tế kế hoạch, Phòng thị trường, Phòng thiết kế, sản xuất.
Cụ thể sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phân Đầu tư và Sản xuất Sáng tạo như sau:
Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Sáng tạo

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát


Ban giám đốc

Phòng
tổ chức
hành
chính

Phòng

Phòng

tài chính

kế hoạch,

- kế toán

kỹ thuật

Phòng
thị
trường

Phòng
thiết kế,
kiểm soát
chất lượng

Phòng sản
xuất


Xưởng sản xuất
(Nguồn :Phòng tổ chức – hành chính)
Sau đây là từng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban trong Công ty :
- Đại hội đồng cổ đông : là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, thường
được tổ chức mỗi năm một lần, phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ
ngày kết thúc năm tài chính, thảo luận và thông qua các vấn đề về : Báo cáo tài chính
kiểm toán từng năm, Báo cáo của Ban Kiểm soát, Báo cáo của Hội đồng quản trị, kế
hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty.
- Hội đồng quản trị : là cơ quan có quyền nhân danh công ty quyết định các vấn
đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ các vấn
9
SV: Ngô Thị Hằng
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
đề thuộc quyền Đại hội đồng cổ đông. Mọi hoạt động kinh doanh chịu sử quản lý và
chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị.
- Ban kiểm soát có 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và trong đó có 2
thành viên có trình độ về chuyên môn kế toán, đây là tổ chức thay mặt cổ đông để
kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành công ty. Thành viên
Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và cán bộ quản lý phải cung cấp tất cả các thông tin
và tài liệu liên quan đến hoạt động của Công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát.
- Ban giám đốc : thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều lệ tổ
chức và hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm và nằm dưới sự lãnh đạo của Hội
đồng quản trị. Công ty gồm :
+ Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động từ xảy ra hàng ngày của công ty
và chịu sự giám sát, trách nhiệm của Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực

hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
+ Phó Giám đốc Công ty : phụ trách các hoạt động kinh doanh, kế hoạch kinh
doanh, hợp đồng, chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, thiết kế nhằm nâng cao năng
suất lao động và hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
- Phòng tổ chức hành chính : có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về
việc sắp xếp bộ máy, cải tiến tổ chức, quản lý hoạt động , thực hiện các chế độ chính
sách Nhà nước, các công việc thuộc hành chính,....
- Phòng tài chính- kế toán : có chức năng tham mưu cho Giám đốc, tổ chức triển
khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của
công ty, đồng thời quản lý vốn, vật tư, hàng hóa tiền mặt và sử dụng có hiệu quả
không để thất thoát vốn, hàng hóa, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo tính
kịp thời, chính xác, trung thực các nghiệp vụ phát sinh trong toàn công ty, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, cơ quan cấp trên về pháp luật, và chịu
trách nhiệm thực hiệ các nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty.
- Phòng kế hoạch – kỹ thuật : giúp Ban giám đốc lập kế hoạch, xác định phương
hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh, xây dựng triển khai thực hiện các phương án sản
xuất kinh doanh, ngành nghề đào tạo,chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch vật tư
thiết bị kỹ thuật.
- Phòng thiết kế, kiểm soát chất lượng: phòng kỹ thuật, quản lý thiết kế giúp
công ty tổ chức, triển khai các công việc về công tác nghiệp vụ kỹ thuật trong thi công,
khảo sát, thiết kế quản lý các dự án.
SV: Ngô Thị Hằng

10
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Phòng thị trường : giúp công ty nắm bắt nhu cầu sử dụng các thiết bị điện dân

dụng trên địa bàn hoạt động, theo dõi sự biến động về giá các mặt hàng tương đương
trên thị trường cả nước, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế trong hoạt động kinh
doanh tiêu thụ và cung cấp mọi thông tin chi tiết về tình hình cạnh tranh của các đối
thủ trên thị trường.
- Phòng sản xuất : có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về việc sản xuất các sản phẩm
theo mẫu, quản lý xưởng sản xuất thực hiện theo đúng kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng
theo những gì mà bên thiết kế đã lập kế hoạch và thống nhất.
1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và
Sản xuất Sáng tạo qua 2 năm 2013-2014.
Để đánh giá khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ phần Đầu
tư và Sản xuất Sáng tạo qua 2 năm 2013 và 2014 ta dựa vào báo cáo kết quả kinh
doanh của công ty.

SV: Ngô Thị Hằng

11
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và
Sản xuất Sáng tạo qua 2 năm 2013 và 2014

Nhận xét :
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của DN năm
2014 so với năm 2013 có nhiều chuyển biến tốt, do công ty đã có những chính sách, kế
hoạch cụ thể và quản lý chặt chẽ hơn, cụ thể :
• Tổng doanh thu năm 2014 đạt 63.222.208.533 vnđ 2014 là 63.222.208.533 vnđ
còn năm 2013 là 52.684.397.724 vnđ; tăng 10.537.810.809 vnđ, tương đương với tăng

20.00% với năm 2013, cụ thể là :
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 là
63.210.029.533 vnđ còn năm 2013 là 52.674.239.624 vnđ, tăng 10.535.789.909 vnđ,
tương đương với tăng 20.00% với năm 2013.
+ Doanh thu tài chính năm 2014 so với năm 2013 tăng 2.020.900 VNĐ, tương
ứng với tỷ lệ tăng 19,89%.
• Tổng chi phí năm 2014 là 50.618.849.183 vnđ, còn năm 2013 là
46.369.204.555 vnđ, tăng 4.249.644.628 vnd; tương ứng tăng 9,16%, cụ thể là:
+ Chi phí tài chính năm 2014 so với năm 2013 tăng 29.889.84 VNĐ tương ứng tỷ
lệ tăng 29,71%. Chi phí tài chính năm 2014 tăng chủ yếu do trong năm Công ty thanh
SV: Ngô Thị Hằng

12
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
toán tiền lãi khoản vay dài hạn.
+ Chi phí quản lý kinh doanh năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.010.415.768
VNĐ so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ 86,56%.
• Lợi nhuận trước thuế năm 2014 là 12.603.359.350 VNĐ còn năm 2013 là
6.315.193.169 VNĐ. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 tăng 6.288.166.181 VNĐ so với
năm 2013 ,tương ứng với tỷ lệ tăng 99,57%. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 tăng so
với năm 2013 chủ yếu do Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 tăng so
với năm 2013 mặc dù tổng chi phí năm 2014 tăng so với năm 2013.
• Lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 10.082.687.480 VNĐ còn năm 2013 là
5.052.154.535 VNĐ. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 tăng 5.030.532.945 VNĐ so với
năm 2013 tương ứng với tỷ lệ giảm 99,57%. Tỷ suât lợi nhuận gộp bán hàng và cung
cấp dịch vụ tăng 9,19%, tỷ suất lợi nhuận thuần tăng 8%, trong khí đó tỷ suất lợi

nhuận thuần sau thuế tăng 6,36 %.
 Tình hình Doanh thu, Lợi nhuận của Công ty năm 2014 so với năm 2013 là
khá tốt do năm 2014, công ty mở rộng thị trường giúp cho tình hình kinh doanh có
nhiều chuyển biến tích cực và năm 2014, tổng chi phí tăng là do công ty đầu tư trang
thiết bị cho bộ phận văn phòng, và trả tiền lãi vay thêm một số khoản vay. Trong năm
2014, tổng doanh thu tăng 20% so với năm 2013, kéo theo giá vốn hàng bán tăng làm
cho tổng chi phí tăng.

SV: Ngô Thị Hằng

13
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT SÁNG TẠO.
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
2.1.1.1.Tổ chức bộ máy kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
tổ chức công tác quản lý ở doanh nghiệp. Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm
tra các hoạt động kinh tế- tài chính, do đó công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng của công tác quản lý, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các
yêu cầu khác nhau của các đối tượng trực tiếp và gián tiếp.
Công ty Cổ phần đầu tư và sản xuất sáng tạo là một doanh nghiệp có quy mô vừa
và nhỏ có hai chi nhánh ở Thành phố Hà Nội nên công ty áp dụng mô hình kế toán vừa
phân tán vừa tập trung để phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty. Chi nhánh có
nhiệm vụ tổ chức quản lý kinh doanh ở đơn vị mình, công việc kế toán ở các chi nhánh

phải do các nhân viên kế toán ở chi nhánh đó thực hiện và đến cuối tháng tổng hợp tất cả
các số liệu gửi về phòng tài chính kế toán cảu công ty. Phòng tài chính – kế toán có nhiệm
vụ thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, cuối
tháng, kế toán tổng hợp số liệu chung cho toàn công ty và lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.

SV: Ngô Thị Hằng

14
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
Kế toán trưởng

Kế toán tổng
hợp

Thủ quỹ

Kế
toán
tiền

Kế toán

Kế toán

công nợ


thuế

Kế toán
Doanh thu
tiêu thụ
hàng hóa

Bộ phận kho

Kế
toán
tiền
lương

Kế toán
TSCĐ,
XDCB

(Nguồn : Phòng tài chính- Kế toán
)
Kế toán trưởng : là người đứng đầu phòng kế toán tài chính của công ty chịu trách
nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính của công ty, trực tiếp phụ trách công việc
chỉ đạo, điều hành về tài chính, tổ chức hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ, quy
định của Nhà nước, của ngành về công tác kế toán, tham gia ký kết và kiểm tra các hợp
đồng kinh tế, tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế của công ty.
Kế toán tổng hợp : tổng hợp quyết toán, tổng hợp nhật ký chung, sổ cái, bảng
tổng kết tài sản của công ty, đồng thời kiểm tra, xử lý chứng từ, lập hệ thống báo cáo
tài chính, ...
Kế toán công nợ : theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng và nhà

cung cấp, lên kế hoạch thu hồi nợ đối với các khách hàng nợ quá hạn và thanh toán các
khoản nợ đến hạn thanh toán.
Kế toán thuế : đóng vai trò quan trọng trong việc tính thuế, theo dõi tình hình
thanh toán về thuế và các khoản phải nộp khách thuộc trách nhiệm nghĩa vụ của đơn vị.
Kế toán TSCĐ, XDCB : theo dõi tình hình tăng, giảm tình hình nhập, xuất sử
dụng công cụ dụng cụ và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng, phân bổ khấu hao
TSCĐ cho các dự án, theo dõi tình hình nhập xuất, tồn nguyên vật liệu cho từng dự án,
15
SV: Ngô Thị Hằng
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
hạng mục.
Kế toán tiền lương : theo dõi tình hình thanh toán lương cho cán bộ công nhân
viên, các khoản trừ vào lương : các khoản bảo hiểm, tiền phạt, tiền vay ứng lương phải
trả cho cán bộ công nhân viên theo quy định.
Kế toán Doanh thu và tiêu thụ hàng hóa : theo dõi tình hình nhập kho và xuất
kho hàng hóa, thành phẩm, cuối tháng lập bảng kê tổng hợp theo dõi doanh thu.
Kế toán tiền : quản lý chứng từ thu, chi, giấy báo Nợ, báo Có, tài khoản ngân
hàng, nhập lên hệ thống máy tính, cuối ngày đối chiếu số liệu với thủ quỹ.
Thủ quỹ: là bộ phận độc lâp, có trách nhiệm thu chi tiền theo lệnh của Giám đốc,
có trách nhiệm mở sổ chi tiết cho từng loại tiền, đồng thời ghi chép chi tiết từng khoản
thu chi phát sinh trong ngày, lập báo cáo tình hình luồng tiền biến động, lưu trữ, bảo
quản số sách tài liệu có liên quan,....
2.1.1.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Sáng tạo áp dụng Chế độ Kế toán doanh
nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, Thông tư
138/2011/TT- BTC ngày 04/10/2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung .

- Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31
tháng 12 năm dương lịch
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : đồng việt nam (vnđ)
- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký chung và được hỗ
trợ bởi phần mềm kế toán
- Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho cuối
kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho
lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
- Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định :
+ Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình : TSCĐ được ghi
nhận ban đầu theo nguyên giá, trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi nhận theo 3 chỉ
tiêu: Nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Nguyên giá của TSCĐ được xác
SV: Ngô Thị Hằng

16
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
định là toàn bộ chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để có được tài sản đó tính đến thời điểm đưa
tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình: Khấu hao TSCĐ hữu hình
được thực hiện theo phương pháp đường thẳng, căn cứ theo thời gian sử dụng hữu ích

ước tính và nguyên giá của tài sản.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán.
2.1.2.1.Tổ chức hạch toán ban đầu.
Công ty căn cứ vào đặc điểm hoạt động mà lựa chọn chứng từ sử dụng trong kế
toán. Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo
Quyết định số 15/2006/QĐ- BCT ngày 14/09/2006 Bộ Tài chính. Ngoài ra, tùy theo
nội dung từng phần hành kế toán các chứng từ công ty sử dụng cho phù hợp bao gồm
cả hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn.
 Các loại chứng từ mà Công ty đang sử dụng:
- Chứng từ thanh toán như :phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy đề nghị tạm
ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bản kiểm kê quỹ, ủy nhiệm chi, séc
- Chứng từ vật tư hàng tồn kho như: hóa đơn mua hàng, biên bản kiểm nghiệm,
phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê hàng hóa, phiếu báo vật tư
còn lại cuối kỳ, bảng kê phiếu nhập, bảng kê phiếu xuất,...
- Chứng từ tiền lương như: bảng chấm công; bảng phân bổ tiền lương và BHXH;
bảng thanh toán lương và BHXH; chứng từ chi tiền thanh toán cho người lao động,
bảng làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán,...
- Chứng từ TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản
đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, thẻ TSCĐ.
- Chứng từ bán hàng: hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT, …
 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại Công ty.
Trình tự và thời gian luân chuyển do kế toán trưởng tại đơn vị quy định. Các
chứng từ gốc do công ty lập ra hoặc từ bên ngoài đưa vào đều được tập trung tại bộ
phận kế toán của đơn vị. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ là chuyển chứng từ từ các
phòng ban chức năng trong công ty đến phòng kế toán tài chính, bộ phận kế toán phải
kiểm tra kỹ càng các chứng từ và sau khi kiểm tra xác minh là hợp lý, hợp pháp, hợp
lệ mới được dùng chứng từ đó để ghi sổ. Sau đó phòng kế toán tiến hành hoàn thiện và
ghi sổ kế toán, quá trình này được tính từ khâu đầu tiên là lập chứng từ (hay tiếp nhận
chứng từ) cho đến khâu cuối cùng là chuyển chứng từ vào lưu trữ.
SV: Ngô Thị Hằng


17
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
Gồm các bước sau:
- Lập chứng từ kế toán và phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ
- Kiểm tra chứng từ kế toán.
- Ghi sổ kế toán
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
*Sau đây là ví dụ về chi tiết trình tự luân chuyển phiếu thu tại công ty:

Người nộp
tiền

SV: Ngô Thị Hằng

Kế toán tiền

Kế toán

Kế toán liên

trưởng

quan

Thủ quỹ


18
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp

2.Duyệt,
4.Phiếu
1.Viết

phiếu
thu(liên
phiếu
thu thu
(2,3)
3 liên )
3.Phiếu
5.Thu
thu
tiền, ký
Tiền
nhận
7.Phiếu
6.Phiếu
thu
thu ( liên
(liên2,3)
2,3)

9.Phiếu
thu
(liên 2)
8.phiếu thu

10.Ghi
sổ
(liên 2)
kế toán
tiền mặt
11.phiếu
thu (liên 2)

13.Lưusổ
12.Ghi
Kết
Ghi
sổ từ
chứng
kế toán
thúc
quỹ
liên quan
Phòng kế toán –tài chính)
Sơ đồ 2.2.Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ thu chi tiền mặt.
(1) Kế toán tiền mặt viết phiếu thu (3 liên)
(2) Trình kế toán trưởng ký duyệt (3 liên)
(3) Phiếu thu chuyển trả lại cho kế toán tiền mặt (3 liên, lưu liên 1)
(4) Chuyển liên 2, 3 cho thủ quỹ
(5) Thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu thu (2 liên)

(6) (7) Chuyển phiếu thu cho người nộp tiền ký nhận (2 liên) – người nộp tiền
SV: Ngô Thị Hằng

19
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
giữ lại liên 3, chuyển trả liên 2 cho thủ quỹ; thủ quỹ ghi sổ quỹ
(8), (9) Thủ quỹ chuyển phiếu thu (liên 2) cho kế toán tiền mặt
(10)Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán tiền mặt
(11) , (12) Chuyển phiếu thu cho bộ phận liên quan ghi sổ, sau đó chuyển trả
phiếu thu về cho kế toán tiền mặt
(13) Kế toán tiền mặt lưu phiếu thu
*Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho :
B1: Người giao hàng đề nghị giao hàng nhập kho
B2 : Ban kiểm nhận lập biên bản nhạn cho nhập kho vật tư, hàng hóa. Ban kiểm
nhận gồm thủ kho, kế tón vật tư, hàng hóa, cán bộ phụ trách bộ phận, người đề nghị
giao hàng.
B3: Kế toán vật tư, hàng hóa sẽ tiến hành lập Phiếu Nhập kho theo hóa đơn mua
hàng, phiếu giao nhận sản phẩm,.. với ban kiểm nhận
B4: Người lập phiếu, người giao hàng và phụ trách bộ phận ký vào Phiếu nhập kho
B5: Chuyển Phiếu Nhập kho cho thủ kho tiến hành việc kiểm nhận, nhập hàng,
ghi sổ và ký Phiếu Nhập kho.
B6: chuyển phiếu nhập kho cho kế toán vật tư, hàng hóa để ghi sổ
B7: kế toán vật tư tổ chức bảo quản và lưu trữ phiếu nhập.
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
- Hệ thống tài khoản kế toán : Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán
áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC

ngày 14/09/2006 Bộ Tài chính.
- Công ty vận dụng một cách linh hoạt hệ thống tài khoản kế tóan cả cấp 1 và cấp
2 cho các đối tượng kế toán liên quan. Cụ thể chi tiết như sau:
*Chi tiết với tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng:
1121AGB : Ngân hàng Agribank
1121BIDV: Ngân hàng BIDV
1121TCB : Ngân hàng Techcombank
1121AB: Ngân hàng An Bình
*Chi tiết đối với tài khoản 152 - Nguyên vật liệu
SV: Ngô Thị Hằng

20
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
1521 : NVL từ Plastic
15211: Plastic loại 1
15212 : Plastic loại 2 .
1522 : NVL cho đồ thủ công mỹ nghệ
15221: Tre, nứa
15222: Keo dán
15223 : vật liệu tết bện.
*Chi tiết đối với tài khoản 331 - Phải trả người bán :
331PMJ : Công ty Cổ phần PMJ
331HQ : Công Ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Kỹ Thuật Hoàng Quân
331NTH : Công ty TNHH Nhật Thiên Hương
331HQ: Công ty Cổ phần Công Ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Kỹ Thuật
Hoàng Quân.

331HNC : Công ty TNHH Huyền Nguyên Châu.
331TA: Công ty Thương mại Tiến Anh.
*Chi tiết đối với tài khoản 156 – Hàng hóa
156-DK-ASG9R : Máy điều hòa Daikin ASG9R.
156- LG-JC12E : máy điều hòa LG JC12E
156-DK-XD35 : Máy điều hòa Daikin A12 FTXD35.
*Chi tiết đối với TK 131 – Phải thu khách hàng.
Một số nghiệp vụ cơ bản liên quan quan đến hoạt động chính :
1. Ngày 5/1/2015 mua điều hòa các loại của Công ty Thương mại Tiến Anh, chưa
thanh toán tiền hàng :
-LG JC12E số lượng 2 bộ, giá chưa thuế 17.000.000đ;
- Máy điều hòa Daikin ASG9R: 4 Bộ, với giá chưa thuế 19.200.000.
- Máy điều hòa Daikin A12 FTXD35 8 bộ : 46.513.600

Nợ TK 156- LG-JC12E

17.000.000

Nợ TK 156-DK-ASG9R

19.200.000

SV: Ngô Thị Hằng

21
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp

Nợ TK 156-DK-XD35

46.513.600

Nợ TK 1331

8.271.360

Có TK 331TA

90.984.960

2.Ngày 17/2/2015 công ty thanh toán cho Công ty Thương mại Tiến Anh bằng
tiền gửi chuyển qua tài khoản Ngân hàng Agribank.
Nợ TK 331TA

97.240.000

Có TK 1121AGB

97.240.000

3. Phí chuyển tiền món 97.240.000 thanh toán cho Công ty Thương mại Tiến
Anh là 22.000đ
Nợ TK 642
Có TK 1121AGB

22.000
22.000


4.Ngày 15/3/2015, bán 4 bộ điều hòa Daikin ASG9R, giá chưa thuế 40.800.000đ
cho công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Kỹ Thuật Việt Thái, công ty chưa thanh
toán.
Nợ TK 131VT

44.880.000

Có TK 5111
Có TK 3331
Giá vốn :

40.800.000
4.080.0000

Nợ TK 632

Có TK 156-DK-ASG9R
5.Ngày 23/4/2015, mua máy tính Asus K43 của công ty TNHH MTV DV-KD
Thành Nam giá chưa thuế 8.500.000, VAT 10% phục vụ cho bộ phận văn phòng, công
ty thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 142
Nợ TK 1331
Có TK 1111

8.500.000
850.000
9.350.000

2.1.2.3.Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để xử lý

thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính và
báo cáo quản trị cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung. Hàng ngày, căn cứ vào
SV: Ngô Thị Hằng

22
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
các chứng từ gốc đã kiểm tra, kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung đồng thời những
nghiệp vụ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì ghi vào sổ thẻ kế toán chi
tiết có liên quan. Định kỳ từ sổ nhật ký chung ghi các nghiệp vụ kinh tế vào Sổ cái.
Cuối kỳ căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiểu
bảng tổng hợp chi tiết với bảng cân đối TK. Sau khi khớp số liệu giữa 2 bảng tiến hành
lập báo cáo tài chính.
 Công ty mở một số sổ kế toán chi tiết, tổng hợp trên phần mềm kế toán FAST
để tiến hành theo dõi chi tiết các khoản mục như:
+Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
+Sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào
+Sổ chi tiết phải thu khách hàng
+Sổ chi tiết phải trả người bán.
+Sổ tổng hợp công nợ phải thu theo đối tượng.
+Sổ tổng hợp doanh thu theo đối tượng.
 Dựa vào nguyên tắc ghi sổ: Tổng phát sinh Nợ =Tổng phát sinh Có, để đảm bảo
tính chính xác, trước khi lập BCTC năm cần tiến hành kiểm tra sổ sách, báo cáo cuối
tháng, cuối quý, cuối năm:
+Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
+Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa

đơn đầu ra - vào và sổ kế toán.
+Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng.
+Kiểm tra các khoản phải trả.
+Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê
khai thuế.
+Đầu vào và đầu ra có cân đối.
+Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
+Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng
lương có khớp: Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ.
+Nhật ký chung : rà soát lại các định khoản kế toán đã định khoản đối ứng Nợ Có đúng chưa, kiểm tra xem số tiền kết chuyển vào cuối mỗi tháng đã đúng chưa, tổng
phát sinh ở Nhật ký chung = Tổng phát sinh ở Bảng Cân đối tài khoản.
+Còn đối với Bảng cân đối tài khoản: Tổng số dư Nợ đầu kỳ= Tổng số dư Có
đầu kỳ= Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang; Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ= Tổng
số phát sinh Có trong kỳ= Tổng số phát sinh ở Nhật ký chung trong kỳ; Tổng số dư Nợ
cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ.
Sau đây là trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký chung
SV: Ngô Thị Hằng

23
Lớp: K48D3


GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán Chung
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ
gốc
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG


Sổ Nhật ký
đặc biệt

Sổ, thẻ kế
toán chi tiết

SỔ CÁI

Bảng cân đối
số phát sinh

Báo cáo tài chính
Giải thích :
: ghi theo ngày.
: ghi theo tháng.
: quan hệ đối chiếu.
(Nguồn: Phòng Kế toán –Tài chính)
2.1.2.4. Tổ chức hệ thống BCTC
Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam
ban hành Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Kỳ lập báo cáo tài chính là báo cáo tài
chính năm, ngày kết thúc niên độ là này 31/12 hằng năm. Thời hạn nộp BCTC của
Công ty chậm nhất là ngày 31/03 hàng năm. Nơi gửi BCTC của công ty là Chi cục
Thuế Quận Hoàng Mai, Chi cục Thống kê Quận Hoàng Mai, Phòng đăng ký kinh
doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội
• Về hệ thống báo cáo tài chính, công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định,
24
SV: Ngô Thị Hằng
Lớp: K48D3



GVHD: Th.S Đào Ngọc Hà
Báo cáo thực tập tổng hợp
bao gồm:
+Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01-DN):Lập định kỳ quý, năm.
+Báo cáo kết quả kinh doanh( Mẫu số B02-DN): Lập định kỳ quý, năm
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) : Lập định kỳ năm.
+Thuyết minh báo cáo tài chính( Mẫu số B09-DN): Lập định kỳ năm.
Căn cứ báo cáo họat động kinh doanh của năm trước, sổ kế toán tổng hợp và sổ
kế toán chi tiết trong năm dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 để lập báo cáo
kết quả kinh doanh của năm.
Công ty có sử dụng máy vi tính và phần mềm kế toán Fast để hỗ trợ cho công
tác kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng, chính xác, tính
giản bộ máy kế toán làm cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, bớt cồng kềnh.
2.2.Tổ chức công tác phân tích kinh tế.
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế.
Phân tích kinh tế là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả. Hiện
nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là phải hoạt động
kinh doanh có hiệu quả như vậy mới đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh vừa
có điều kiện tích lũy mà mở rộng hoạt động kinh doanh. Việc tiến hành phân tích kinh
tế là hết sức quan trọng, giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định, và chỉ ra phướng
hướng phát triển của công ty. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của việc phân tích kinh
tế, công ty tuy đã chủ động trong công tác phân tích kinh tế nhưng công ty vẫn chưa có bộ
phận riêng biệt tiến hành mà thực hiện công tác này là bộ phận kế toán - tài chính. Việc phân
tích chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tình hình thị trường để đưa ra quyết định. Thời điểm tiến
hành công tác phân tích kinh tế là thời điểm cuối năm sau khi đã khóa sổ kế toán và theo yêu
cầu của nhà quản lý công ty.
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị.
 Hệ số bảo toàn vốn:
Hệ số bảo toàn vốn =

Để đánh giá tình hình biến động của vốn chủ sở hữu,và khả năng bảo toàn và
phát triển vốn của công ty có tốt hay không. Hệ số này> 1 đượcđánh giá là tốt.
 Phân tích chỉ tiêu về khả năng thanh tóan:
- Khả năng thanh toán ngắn hạn:
25
SV: Ngô Thị Hằng
Lớp: K48D3


×