Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tìm hiểu về bệnh vô cảm của một bộ phận người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.11 KB, 32 trang )

Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

MỤC LỤC
Bệnh vô cảm còn nặng hơn khi ta quên đi trách nhiệm cứu người, giúp người bị nạn. Chúng ta ai
cũng từng chứng kiến những đám đông trên đường phố khi có vụ tai nạn hoặc va chạm. Người
lao vào cứu giúp thì ít, kẻ hiếu kì xúm vào xem rồi lẳng lẽ bỏ đi thì nhiều. Có kẻ vô cảm đến mức
dã mang, vô lương tâm lợi dụng cơ hội cướp đi tài sản của người bị nạn. Tệ hại hơn nữa, là có kẻ
còn lạnh lùng dùng điện thoại di động quay lại cảnh một người bị xe cán cụt chân, nát thây rồi
tung cảnh quay ấy lên mạng. .......................................................................................................13
.....................................................................................................................................................14
Người đi đường đứng xung quanh... nhìn người bị nạn...............................................................14
.....................................................................................................................................................14
Cụ già nằm chơ vơ trên cầu Thanh Trì..........................................................................................14
.....................................................................................................................................................15
Thấy tai nạn mà chỉ đứng nhìn.....................................................................................................15
.....................................................................................................................................................15
Sự việc diễn ra trước nhà số 203 Võ Thị Sáu (P.7 Q.3 TP.HCM) khi một thanh niên bị nạn nằm bất
động trước hàng chục cặp mắt hiếu kỳ nhưng không một ai động lòng ra tay trợ giúp...............15
Tài xế taxi Mai Linh đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên xe (Ảnh: Nld)...............................................18

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

1

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng


Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”
Ai trong chúng ta đều có một tấm lòng, một tấm lòng nhân hậu thật
sự. Bạn rơi nước mắt khi thấy các hoàn cảnh bất hạnh. Tôi nhoi nhói
nơi tim lúc chứng kiến những tai nạn thương tâm.Nhớ lại lời dạy của
ông cha ta “thương người như thể thương thân” từ lâu đã trở thành
đạo lý của người Việt Nam. Tính nhân văn, lòng nhân ái là ngọn lửa
sưởi ấm là ánh sáng trong mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn
xã hội. Thế nhưng ngày nay, bên cạnh nhiều nét đẹp vẫn luôn hiện
hữu trong cuộc sống của chúng ta với những con người luôn biết cống
hiến, đồng cảm, chia sẻ, cưu mang, giúp đỡ người khác, thì cũng có
không ít kẻ sống ích kỷ, vô trách nhiệm, vô cảm và vô đạo đức. Đó
chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn, không chỉ dừng
lại ở một cá nhân mà nó còn đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội –
bệnh vô cảm.Đồng thời, giá trị đạo đức lại bị xói mòn bởi chủ nghĩa
thực dụng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cá nhân cũng là nguyên
nhân dẫn đến “bệnh vô cảm”. Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không bất
bình, không căm tức, không phẩn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không
ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi
thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm
can. Vậy, đó có còn là con người nữa hay không hay chỉ là cái xác
khô bên ngoàimột cổ máy? Và còn nhiều những câu hỏi như thế được
đặt ra trước xã hội ngày nay.
“Bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay đang là vấn đề thách thức
cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ, cũng như những người có trách
nhiệm. Trước những thực tại trên,chúng tôi hy vọng sẽ đem đến cho
mọi người có cái nhìn khái quátvề “căn bệnh” này. Cũng như biết

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích


2

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

được thực trạng, nguyên nhân và tác hại ghê gớm của bệnh“vô
cảm”.Để từ đó,tìm ra phương pháp dần đẩy lùi căn bệnh quái ác này.

BỆNH VÔ CẢM
I. Bệnh vô cảm là gì?
Trong xã hội đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ và máy móc
ngày nay, con người có thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn,
nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi đi, đó là sự quan tâm
giữa người với người. Cuộc sống công nghiệp với những tất bật và
tốc độ vận động quá nhanh khiến con người hụt hẵngđến mức ít quan
tâm nhau hơn. Phải chăng, những tất bật ấy là nguyên nhân khiến
“bệnh vô cảm” có cơ hội lan rộng.Vậy thì, “bệnh vô cảm”là gì?
“ Bệnh vô cảm” được hiểu là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con
người không nảy sinh cảm xúc đối với sự vật, sự việc diễn ra xung
quanh mình, những nỗi buồn, nỗi đau, sự mất mát, thiệt thòi của đồng
loại, hay như một cách nói hình tượng là con người bị “ rô-bốt hóa”,
khiến con người hành xử tàn nhẫn vô tình. Vô cảm chính là sự trơ lì
cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời
sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường
gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ;
thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại... Trong
nhịp sống hiện đại ngày nay, một số người chỉ lo vun vén cho đời
sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự

làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến
niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy
theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ
đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang
hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì
đó vẫn chưa là một cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

3

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược
lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành
đùm lá rách”.
Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến cái xấu, cái ác. Những
người sống vô cảm thường chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình, ngại
va chạm, sợ phiền toái. Những kẻ sống vô cảm còn lạnh lung, nhẫn
tâm gieo rắc đau khổ cho người khác mà không mảy may động lòng
trắc ẩn.
II. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm hiện nay:
Trước đây, vô cảm chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, nhưng bây giờ
đang có chiều hướng gia tăng, nếu không có những biện pháp ngăn
chặn thì có thể trở thành một căn bệnh có tính xã hội. Trong cơn lốc
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với việc tiếp thu những tinh
hoa của văn minh nhân loại thì lối sống hưởng thụ và mặt trái của nền

kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến tâm lý xã hội, dần dần
hình thành lối sống thực dụng trong một bộ phận người Việt Nam.
Một con số đáng báo động là: Việt Nam xếp hạng 123/176 về chỉ
số cảm nhận tham nhũng và đứng thứ 13/150 trong bảng xếp hạng
những quốc gia mà người dân ít có cảm xúc, “vô cảm” nhất. Điều đó
cho thấy mức độ nghiêm trọng của căn bệnh thờ ơ, dửng dưng của
không ít người Việt hiện nay. Thực chất, “bệnh vô cảm” là căn bệnh
tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống
ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ
thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa hoặc nỗi bất hạnh, không
may của những người sống xung quanh mình. Biểu hiện của nó trong
xã hội hiện đại thì muôn hình, muôn vẻ, người mắc chứng này cũng
rất đa dạng, không chừa bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bệnh
vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu, mà nó còn ở cả những người
được coi là người tốt. Bởi lẽ, khi người tốt làm ngơ, im lặng trước cái
xấu, để cái xấu chà đạp lên những giá trị nhân văn, thậm chí nhởn

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

4

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

nhơ ngoài vòng pháp luật thì cũng chính là một biểu hiện không thể
chối cãi của chứng vô cảm.
Sáng 3-12, nhiều người đi trên chuyến xe buýt xuất phát từ ĐHQG
TP.HCM đã bất bình trước hình ảnh nhiều bạn trẻ không nhường ghế

cho một ông cụ ngoài 60 tuổi, tóc bạc.

Ông phải ngồi lắc lư trên ba chiếc hộp nhựa được xếp chồng lên
nhau ngay phía sau ghế tài xế (ảnh).
Trên xe buýt, hai hàng ghế đầu thường dành cho người già và phụ
nữ mang thai. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lên xe rất nhanh chân ngồi vào
hàng ghế này và không chịu đứng lên nhường ghế nên khi ông cụ lên
xe không tìm ra chỗ ngồi.
Chắc hẳn mọi người trong chúng ta đều không quên vụ việc hôi
của hàng ngàn thùng bia xảy ra vào đầu giờ chiều ngày 4/12/2013 tại
khu vực vòng xoay Tam Hiệp (thuộc KP.1, phường Bình Đa, TP.Biên
Hòa, Đồng Nai). Chiếc xe tải chở 1,5 ngàn thùng bia bị đổ xuống
đường, hàng trăm người lao vào hôi của. Có cả người mang xe ba gác
ra chở bia. Khoảng 12h30, chiếc xe tải chở hàng ngàn két bia Tiger
do tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định) điều khiển từ
TP.HCM đi TP. Phan Thiết. Khi vừa ôm cua vòng xoay Tam Hiệp do
đường đông phương tiện tham gia giao thông nên tài xế Hậu đánh tay
lái sang đường Bùi Văn Hòa để tránh va chạm. Vì đang đi với tốc độ
cao nên khi bất ngờ đổi hướng, hàng ngàn két bia Tiger trên thùng xe

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

5

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

đã đổ xuống đường. Rất may vụ tai nạn không gây thiệt hại về người.

Trong số bia bị đổ xuống đường, ngoài loại bia chai vẫn còn nhiều
thùng bia lon.
Thấy bia bị đổ xuống đường, hàng trăm người đi đường cũng như
ở xung quanh hiện trường ập tới hôi của. “Mặc dù tôi và lơ xe đã cố
gắng thu gom số bia bị đổ ra đường để vớt vát tài sản, nhưng hàng
trăm người dân đã nhảy vào tranh giành nhau lấy hết số bia lon còn
nguyên vẹn. Không những thế, nhiều người còn lợi dụng leo lên cả
thùng xe để lấy bia”, tài xế Hậu buồn bã cho biết. Một số người dân
chứng kiến cho biết, trong số những người đến hôi của có nhiều
người đã đưa cả xe ba gác ra chở bia. Được biết, chiếc xe tải trên
đang chở khoảng 1.400 két bia lon và hơn 100 két bia chai nhưng sau
vụ tai nạn số bia còn lại chỉ khoảng 10%.
Một số hình ảnh về vụ việc hôi bia chấn động dư luận Việt Nam:

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

6

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

Trước sự việc này, dư luận đã choáng váng và bàng hoàng về thái
độ vô cảm trắng trợn của người dân ở hiện trường. Rất dễ để ta có thể
đọc được những ý kiến: “ Nghèo/đói /khát không có nghĩa là được
quyền ăn cướp của người khác”. Cư dân mạng có nickname Ben

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích


7

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

Nguyen nhận xét: "Mỗi người chắc uống được vài lon bia cho hả hê
cái lương tâm rẻ tiền của mình còn người lái xe phải đối diện với việc
phải đền tiền toàn bộ và có thể sẽ bị đuổi việc. Nghèo/đói /khát không
có nghĩa là được quyền ăn cướp của người khác"'.
Độc giả Nguyễn Hiếu Trinh bức xúc lên tiếng "Ngày xưa lúc mới
vào lớp 1 điều đầu tiên ba mẹ và cô giáo dạy luôn là "Nhặt của rơi
trả lại cho người mất, hoặc không được gian dối tham lam ..." Khái
niệm đúng sai rất mơ hồ nhưng chí ít bản thân chúng ta đều nên biết
làm thế nào cho phải. Người lớn đàn ông đàn bà lớn hết mà còn như
thế thì họ dạy con cháu họ như thế nào đây... Lấy được vài lon hay
vài két, Tết này khỏi mua bia nhưng khi uống nó có nghĩ đến việc
mình làm đã góp phần cho cuộc sống của chú tài xế thêm khó khăn.
Tết đến nơi, tiền đâu mà chú ấy có thể đền bao nhiêu đó két bia.
Chưa kể chú sẽ bị cho thôi việc, khiển trách. Tết của chú sẽ thế nào,
con cái chú sẽ có cái Tết ra làm sao... Vậy mà họ vẫn thu gom được
thì thực sự không thể nào hiểu nỗi. Đạo đức con người đang xuống
dốc,hay tình thương đồng loại giữa người với người không còn tồn
tại..."
Hay chỉ còn từ "rẻ tiền" là miêu tả đúng nhất bản chất của những
kẻ hám của như vậy và thật đáng buồn khi bộ phận này lại chiếm số
lượng đông đảo. Có dư tiền mua xe tay ga chạy nhưng lại đi giành
giật từng lon bia rơi rớt của người khác cho bằng được, để rồi lương
tâm xem như bị tha mất, còn danh dự lại mặc nhiên mời gọi để người

đời sỉ vả, chà đạp.
“Những người lợi dụng thời cơ để hôi của đâu khác trộm cắp bao
nhiêu, chỉ có điều hôi của có cả lực lượng bầy đàn khổng lồ còn trộm
cắp thường đơn thân 1 tên, trộm cắp thì cố gắng giấu giếm, còn hôi
của thì công khai hành vi trắng trợn mà kẻ cắp ti tiện đến mức đã
không ý thức bản thân sai trái thế nào còn chặn đường, đánh đập
người khác” một độc giả khác nhận xét.
Cùng chung nỗi bức xúc với những độc giả trên, một bạn có
nickname Vo Minh Cong bình luận "Ý thức của người dân quá kém.

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

8

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

Lòng tự trọng đã được đánh đổi bằng vài lon bia. Vật chất đã điều
khiển ý thức. Lòng tham đã chiến thắng không có chỗ cho lòng tự
trọng. Điều đáng buồn đó không phải là 1 cá nhân mà là cả một tập
thể. Thật đáng xấu hổ. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ đi chính
lương tâm của mình. Nếu trong 15 phút đó họ thu gọn số bia lại gửi
trả tài xế thì điều đó thật đẹp đẽ làm sao. Nếu cứ như thế này thì
ngàn năm nữa cũng chẳng khá hơn được. Cứ bảo sao nước mình
nghèo mãi. Cái nghèo nhất của nước ta là "nghèo ý thức". Đến bao
giờ mới có ý thức giống người dân Nhật Bản sau vụ sóng thần "
Ngoài những lời bình luận thể hiện sự phẫn nộ trước hành vi hôi
của đáng xấu hổ của một người dân, rất nhiều cư dân mạng cũng tỏ ra

thương cảm cho người tài xế trong vụ tai nạn đáng tiếc này. Độc giả
Linh An nhận xét "Khổ thân chú lái xe quá! Không phải lỗi do mình
nhưng bị những người ý thức kém lấy trộm hết. Người ta khóc để xin
đừng lấy thế mà một nhóm người vẫn hùng hục lao ra để ăn cướp
giữa ban ngày. Liệu uống được ngụm bia vào có ngon không hay sẽ
phải mang tiếng xấu đến suốt đời. Có thể họ nghĩ người ta không biết
mình là ai nên họ cứ thoải mái hôi của, nhưng họ không nghĩ rằng
lấy cái gì không phải của mình thì sẽ phải trả giá gấp trăm nghìn lần
à"
Ngày 9/12/2013 (theo giờ địa phương), một trong những Đài
truyền hình hàng đầu Liên Bang Nga có tên gọi RenTV đã đưa tin về
vụ "hôi bia" chấn động dư luận suốt những ngày qua tại Việt Nam.

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

9

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

Đài truyền hình hàng đầu Liên Bang Nga đã đưa tin về vụ "hôi bia"
diễn ra vào ngày 4/12 vừa qua tại Việt Nam.
Với tiêu đề "Biển Bia", một phần bản tin 24h do phóng viên
Andrei Dobrov thực hiện, đã cung cấp cho khán giả Nga cái nhìn toàn
cảnh về sự việc "hôi bia" tại Đồng Nai.Không chỉ gây rúng động dư
luận trong nước suốt thời gian qua, vụ "hôi bia" này còn khiến nhiều
người nước ngoài bàng hoàng, ngạc nhiên trước lối suy nghĩ, cách
ứng xử xấu xí của một bộ phận người dân Việt Nam. Chắc chắn rằng,

với bản tin thời sự này, hành động "hôi bia" của một bộ phận người
dân đã vô tình khiến hình ảnh của Việt Nam trở nên xấu xí hơn trong
mắt bạn bè quốc tế.
Không dừng lại ở đó,thời gian gần đây tội phạm giết người cũng
ngày càng được trẻ hóa. Rất nhiều tội phạm đang ở thế hệ 8x, 9x.
Chắc hẳn mọi người trong chúng ta ai cũng nhớ đến vụ án giết người
chấn động cả nước mà hung thủ khi ấy mới 17 tuổi. Đó chính là Vụ
án Lê Văn Luyện, một vụ án giết người cướp của xảy ra tại tiệm vàng
Ngọc Bích (Phương Sơn, Lục Nam) ngày 24 tháng 8 năm 2011. Trong
vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết cả vợ chồng chủ tiệm
vàng cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị
chém đứt tay. Đây là vụ án rất nghiêm trọng gây xôn xao trong dư
luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương cũng như những
ý kiến về cần sửa đổi luật phòng chống tội phạm. Lê Văn Luyện nổi
tiếng vì phạm tội khi chưa đến 18 tuổi. Do vậy khi bị kết án Luyện

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

10

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

chỉ bị mức án nặng nhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt Nam tại
thời điểm đó.

Lê Văn Luyện - hung thủ chính của vụ án giết người, cướp tài sản
tiệm vàng Ngọc Bích

Ngày 2/2/2015, trên trang mạng xã hội , bài
báo mang tên “Âm mưu tàn độc của hai sát thủ nhí và sự mù quáng từ
người mẹ yêu con” đã thu hút được rất nhiều độc giả khi mà hung thủ
của vụ án giết người là hai tay sát thủ còn đang ngồi trên ghế nhà
trường. Vụ án để lại nỗi kinh hoàng và không ít xót xa…
Một ngày cuối xuân cách đây vài năm, tại một vùng quê nghèo của
huyện Kim Thành (Hải Dương) bỗng rúng động bởi một số người dân
phát hiện ra một xác chết nằm dưới mương nước. Thông tin tức tốc
được báo cáo lên chính quyền địa phương, công an huyện Kim Thành
và Công an tỉnh. Cơ quan điều tra nhanh chóng vào cuộc bảo vệ hiện
trường và khám nghiệm tử thi.

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

11

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

Nạn nhân là một thanh niên xác định độ tuổi còn khá trẻ chỉ từ 18-22.
Nạn nhân bị tử vong do bị một sợi dây nhỏ siết vào cổ, khuôn mặt
biến dạng, tàn ác hơn, kẻ giết người còn mổ bụng nạn nhân từ đoạn
xương ức xuống tới rốn với ý định để xác nạn nhân không nổi lên mặt
nước. Khám nghiệm hiện trường cơ quan công an thu được một chiếc
áo phông cộc tay màu trắng và con dao nhọn chuôi bằng gỗ được vứt
ở chân đê ngay sát mép nước. Từ những vật chứng thu thập tại hiện
trường cơ quan điều tra nhận định rất có thể đây là vụ án giết người
do thù hằn cá nhân. Kẻ thủ ác ở ngay tại địa bàn bởi hiện trường phát

hiện xác chết là một nơi khá kín đáo, vắng vẻ phải là người trên địa
bàn mới có thể biết được. Tin tức lan truyền khắp nơi cuối cùng cũng
có người phụ nữ đến trình báo với cơ quan chức năng về việc con trai
mình mất tích. Chị là Trần Thị Thêu ở xã Ngũ Phúc huyện Kim
Thành.
Người phụ nữ này đồng thời cung cấp cho cơ quan điều tra những
thông tin mới là con trai chị tên Trần Văn Tâm, sinh năm 1989 làm
nghề lái máy xúc. Tâm đi ra ngoài từ ngày 29 tháng 4 đến hôm đó là
2 tháng 5 vẫn chưa thấy về. Khi đi Tâm mang theo 1 xe máy nhãn
hiệu Jupiter, một điện thoại di động và 1 ví da trong đó có nhiều giấy
tờ. Cơ quan điều tra lập tức tiến hành so sánh dấu vân tay trên chứng

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

12

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

minh thư của Tâm thì hoàn toàn trùng khớp với dấu tay của nạn nhân.
Không ai khác chính Tâm là nạn nhân của vụ án nghiêm trọng này.

Để thực hiện mưu đồ giết Tâm, Huy và Hoàn rủ nhau ra quán sửa xe
gần đó mua dây phanh xe đạp thủ sẵn. Tuy nhiên, kế hoạch ấy cứ dần
lui lại bởi không có cơ hội cho chúng ra tay.

Khi con trai tra tay vào còng, người mẹ tội lỗi ấy mới ngã gục xuống
đau đớn, ân hận nhưng đã quá muộn màng. Vụ án cũng là những bài

học cho những kẻ coi thường pháp luật, coi mạng người rẻ rúng và
cũng như một thông điệp rằng dù có tính toán hoàn hảo đến thế nào
thì cuối cùng cái ác vẫn phải đền tội.
Bệnh vô cảm còn nặng hơn khi ta quên đi trách nhiệm cứu người,
giúp người bị nạn. Chúng ta ai cũng từng chứng kiến những đám đông
trên đường phố khi có vụ tai nạn hoặc va chạm. Người lao vào cứu
giúp thì ít, kẻ hiếu kì xúm vào xem rồi lẳng lẽ bỏ đi thì nhiều. Có kẻ
vô cảm đến mức dã mang, vô lương tâm lợi dụng cơ hội cướp đi tài
sản của người bị nạn. Tệ hại hơn nữa, là có kẻ còn lạnh lùng dùng
điện thoại di động quay lại cảnh một người bị xe cán cụt chân, nát
thây rồi tung cảnh quay ấy lên mạng.

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

13

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

Người đi đường đứng xung quanh... nhìn người bị nạn.

Cụ già nằm chơ vơ trên cầu Thanh Trì.

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

14

SVTH: Nhóm 5.6



Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

Thấy tai nạn mà chỉ đứng nhìn

Sự việc diễn ra trước nhà số 203 Võ Thị Sáu (P.7 Q.3 TP.HCM) khi
một thanh niên bị nạn nằm bất động trước hàng chục cặp mắt hiếu kỳ
nhưng không một ai động lòng ra tay trợ giúp

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

15

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

Vô cảm trước cái xấu là một lẽ, vô cảm trước cái tốt còn đáng sợ
hơn. Tình yêu thương là nguồn gốc sự sống của con người. Người ta
mất đi tình yêu thương thì sự sống cũng không tồn tại. Khi đọc một
cuốn sách hay, một câu châm ngôn đẹp trong cuộc sống, người ta còn
vô cảm. Người ta thấy nó sáo rỗng và nhạc nhẽo. Thế nhưng lại thấy
điều gì đó thú vị ở những câu chuyện hài tục tỉu truyền từ blog này
sang blog kia..;Người ta nghe một bài nhạc kháng chiến hay một bài
nhạc vàng, người ta thấy nó cũ rích hay không phù hợp. Nhưng lại
thấy cái hay, cái mới mẻ trong những bài hát thị trường mà âm nhạc
bị sáo đi sáo lại, lời lẻ thì thẳng đuộc và vô hồn. Tại sao một người
nhạc sĩ cần hàng ngàn bài hát để được nổi tiếng trong khi có những

người chỉ có một tác phẩm thì tên tuổi đã sống mãi với thời gian.
Người ta nhìn thấy tấm gương đôi bạn ở Tây Nguyên cõng nhau đi
học 6 năm trời, người ta thấy thật ngu ngốc và tẻ nhạt. Nhưng người
ta tìm thấy điều đáng chú ý, đáng quan tâm ở những scandal của một
ca sĩ, diễn viên, người mẫu nào đấy. Những thứ đáng đọc, đáng nghe,
đáng nhìn, …để mà học tập, để mà noi gương, xúc động và rung
cảm…thì người ta không đọc, không nghe, không nhìn, không hiểu.
Sự vô cảm trước cái tốt, bắt nguồn từ sự thờ ơ với xã hội, thờ ơ với
cộng đồng. Tầm nhìn của họ bị bó hẹp lại với bản thân chính họ mà
thôi. Sẽ có người bảo: “ Người ta vẫn biết cười, biết khóc, biết lắng
nghe, biết đọc, biết nhìn,..tại sao lại bảo là vô cảm?”. Xin trả lời rằng,
cảm xúc của họ chỉ tồn tại cho chính họ, mà không hề được chia sẻ,
hòa chung cùng cộng đồng. Cảm xúc của họ không làm cho xã hội
ngày càng tốt đẹp hơn mà làm cho nó ngày cảng giảm dần giá trị nhân
văn, và kéo nó đi xuống mà thôi.
Đối lập với lối sống vô cảm bàng quan là lòng yêu thương con
người, vốn là một lối sống văn hóa truyền thống thể hiện lối sống tốt
đẹp từ bao đời nay: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một
nước phải thương nhau cùng”.
Khuya ngày 9/11, hai sinh viên trên đường dự sinh nhật bạn trở về
thì phát hiện một người nằm bất động ngay dải phân cách giữa đường.
Chiếc xe máy của nạn nhân nằm chông chênh một bánh trên lề phân
cách. Cả hai tiến tới phát hiện người bị nạn là một cô gái còn rất trẻ.
Vẫn còn sống mặc dù bất tỉnh, hai sinh viên quyết định bế cô gái đưa

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

16

SVTH: Nhóm 5.6



Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

thẳng vào khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức. Khi
bệnh viện thông báo yêu cầu đóng tiền để chụp CT, cả hai ngỡ ngàng
vì trong túi chỉ còn rất ít tiền. Bàn bạc với nhau cầm cố chiếc xe đang
đi. Không thể được vì đã khuya.

Chợt nhớ tới một người bạn, hai sinh viên gọi điện cầu cứu. Ngay
sau đó, người bạn có mặt ở bệnh viện đóng đủ tiền cho cô gái và nạn
nhân được cứu sống. Không quen biết, không có quan hệ huyết thống
nhưng tinh thần xả thân cứu người này đã được đông đảo bạn đọc
ngưỡng mộ và trân trọng.
Một hành động khác cũng rất đáng khen xảy ra vào ngày 28/1 khi
2 CSGT bất chấp các thủ tục thông thường khi tiếp cận hiện trường
tai nạn trên đại lộ Võ Văn Kiệt. Phát hiện nạn nhân nằm thoi thóp, 2
CSGT thuộc đội CSGT Chợ Lớn đã xốc nạn nhân đưa đến bệnh viện
cấp cứu.
Trước đó, nhiều người đi đường chứng kiến cảnh tượng xảy ra bằng
con mắt dửng dưng. Không một ai dừng lại giúp đưa nạn nhân đi cấp
cứu. Nhiều người thản nhiên bỏ đi trong khi nạn nhân nằm bất động
trên đường. Một số khác hiếu kỳ vây quanh. Sau khi đưa nạn nhân
vào bệnh viện, cả hai trở lại hiện trường tiếp tục làm nhiệm vụ của
mình. Chính nhờ sự nhanh nhạy và lòng thương người đó nạn nhân đã
được cứu sống.

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

17


SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

Tình người lại một lần nữa được thể hiện trong vụ cháy xảy ra ngày
15/2 tại Thiếu úy Vương Huỳnh Hải Đăng của đội CSPCCC quận
Bình Tân đã không ngại hiểm nguy xông vào biển lửa cứu người bị
nạn. Cũng trong đám cháy này, 2 sinh viên của một trường cao đẳng
đã tìm mọi cách cứu một thiếu nữ đang tuyệt vọng không thể thoát
thân. Cả hai tìm cách leo qua rào lên đến tầng 2 mặc cho khói và sức
nóng đưa được thiếu nữ ra ngoài ban công. Những người bên ngoài đã
hỗ trợ họ và thiếu nữ đã được an toàn.
Khoảng 0h ngày 22/1, tại TP.Phủ Lý, Hà Nam. Tài xế taxi Mai Linh
Trần Trung Dũng (SN 1991), đón sản phụ Vũ Thị Huyền (32 tuổi, ngụ
Lạc Tràng, Lam Hạ, TP.Phủ Lý, Hà Nam) cùng người mẹ già đến
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.

Tài xế taxi Mai Linh đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên xe (Ảnh: Nld)
Tuy nhiên, khi di chuyển được khoảng 2km, chị Huyền bất ngờ trở
dạ, bụng đau dữ dội. Lúc này đã qua 0h ngày 22/1, giữa cánh đồng
hoang vắng không có người trợ giúp ngoài mẹ của chị Huyền tuổi cao
sức yếu. Trước tình hình trên, anh Dũng nhanh trí ngả ghế sau để chị
Huyền nằm thoải mái, và nhanh chóng đỡ đẻ thành công cho sản phụ
Huyền. Sau khi cháu bé ra đời, anh Dũng lấy áo khoác gió của mình ủ
ẩm cho cháu bé rồi nhanh chóng chở mẹ con sản phụ đến bệnh viện.

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích


18

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

Các ví dụ trên là chỉ một phần nhỏ “tảng băng trôi” của “ căn bệnh vô
cảm”.Thực trạng này càng diễn biến hết sức phức tạp. Một lần nữa,
tiếng chuông báo động về sự vô cảm lại được rung lên, đặc biệt đối
với giới trẻ. Ông cha ta đã thấy rõ được những tác hại của nó nên đã
tích cực phê phán, lên án những thói xấu chỉ biết vun vén cho riêng
mình: “Đèn nhà ai nhà ấy sáng”, hay “Cháy nhà hàng xóm bình chân
như vại”. Quả thật, không thể dung thứ cho những hành động vô cảm
ấy. Nó đồng nghĩa với việc vứt bỏ truyền thống của dân tộc, cũng là
vứt
bỏ
chính
bản
thân
mình.

III.Nguyên nhân nào đến căn bệnh vô cảm?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo
đức, nhưng tựu chung, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày
nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường
và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt.
1. Nguyên nhân từ bản thân:
Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ
sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó,

do ngoại cảnh tác động: khi một con người bị chính cái xấu hãm hại,
khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân, thì họ sẽ trở
nên hận đời và vô cảm trước cuộc đời. Họ không còn lòng tin vào
điều tốt, thế nên họ vô cảm trước những điều tốt đẹp trên cuộc đời
này. Đối với họ, nhà hàng xóm gặp hoạn nạn,hay có người thân mắc
phải tệ nạn xã hội, họ cũng bàng quan như không hay biết, không hỏi
han, cũng chẳng an ủi một vài lời. Trên đường đi, gặp người bị nạn,
họ bỏ đi, chẳng thèm quan tâm sống chết ra sao, hoặc có ghé lại thì
cũng chỉ để thỏa mãn tính hiếu kỳ, giương đôi mắt ếch nhìn chung
quanh, không hề giúp đỡ nạn nhân vì họ sợ phải gánh trách nhiệm.
Gặp kẻ bất hạnh, tàn tật nằm bên vệ đường, họ chẳng những không
thương xót mà còn khinh bỉ, rẻ rúng những con người kém may mắn
đó.

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

19

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

Có những con người ích kỉ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy.
Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị
đuổi chém. Nhưng lại không thấy anh hùng nào ra cản ngăn, cứu giúp
hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Đó là những con người
“không dại gì”, và cũng chính “nhờ” những người “không dại gì
đó”mà xã hội ngày càng trở nên hỗn loạn. Chính lẽ đó,mà căn bệnh
vô cảm càng được truyền nhiễm và ngày càng lây lan. Quả thật, đó là

những hành động đáng lên án.
Theo chuyên viên tư vấn Lý Thị Mai thuộc Trung tâm Tư vấn
Hôn nhân và Gia đình TPHCM, cho biết: “Do tâm lý sống ‘chỉ biết
mình’ khá phổ biến trong giới trẻ ngày nay, căn bệnh vô cảm đã thật
sự xâm nhập và ăn sâu trong thế hệ trẻ hiện giờ!” Hơn nữa, sự vô cảm
bắt nguồn từ lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ là nguyên nhân
khiến người ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, vô nghĩa.
Hậu quả là, những xúc cảm đạo đức bị hạn chế, thậm chí bị triệt tiêu.
2. Nguyên nhân từ gia đình
“Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã
hội mới tốt đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của
học sinh cấp II. Thế mà ngày nay, trong nhiều gia đình, cha mẹ rất ít
dạy con có sự đồng cảm với người khác, với những người chung
quanh. Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như thuộc Trung
tâm Tư vấn Tâm lý Hà Nội: “Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một
phần là do học hỏi ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong
gia đình, cũng có khi là do lối sống mà giới trẻ tự tạo nên… Thói
quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với những người ảo trên mạng
game online. Những cảnh bạo lực từ đấm đá đến chém giết man rợ,
đầy rẫy trong các trò chơi điện tử, trên tivi, trong truyện tranh; những
thú vui giải trí được giới trẻ yêu thích sẽ dẫn tới thờ ơ hay lãnh đạm
với những việc xảy ra xung quanh, đó là một hệ quả không tránh
khỏi”.
Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã khuyên:

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

20

SVTH: Nhóm 5.6



Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

“Dạy con từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc
tre còn non. Nhưng dường như nhiều gia đình ngày nay không coi
trọng điều này, không quan tâm đến việc dạy con phải có sự đồng
cảm, yêu thương, giúp đỡ và biết tha thứ cho người khác. Bởi lẽ, cha
mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm
dạy bảo con cái thì làm sao những người con của họ biết yêu
thương,cảm thông và chia sẻ.Thử hỏi hiện nay có bao nhiêu bậc cha
mẹ chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn
trọng mình và tôn trọng người khác,hay dạy con có lòng khoan dung,
độ lượng, vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người
phải sống theo và tôn trọng với tư cách là một con người.
Hơn nữa, nhiều phụ huynh vì cưng chiều con quá mức nên đáp
ứng tất cả những yêu cầu vô lối của con một cách vô điều kiện. Thế
nhưng, họ lại không dạy con phải biết chia sẻ, quan tâm và có trách
nhiệm với người thân, với bạn bè. Một đứa trẻ chỉ biết "nhận" chứ
không biết "cho" sẽ như thế nào?Xin thưa,phải chăng nó sẽ nghèo nàn
về cảm xúc, vô tâm trước đòi hỏi của tình người, và bàng quan trước
nỗi đau của kẻ khác.Một nhà báo đã từng được chứng kiến một việc đáng
buồn kể rằng: “Hôm đó, chúng tôi đang đi trên đường phố thì thấy một cụ
già gầy guộc, quần áo cáu bẩn, ngồi bên vỉa hè chìa tay xin ăn. Một cháu bé
chừng 8 tuổi đi cùng với bố mẹ liền đưa cho cụ già gói bánh cháu đang cầm
trên tay. Cụ già nói, giọng thều thào: Cảm ơn cháu. Lập tức, người mẹ sẵng
giọng nói với cháu bé: "Ăn mày giả vờ đấy con ạ". Cháu bé ngơ ngác
không hiểu mình đã làm sai điều gì”.Thật đáng buồn để nói chính những
ông bố bà mẹ như vậy,họ đã tiêm nhiễm đầu óc của con mình bằng lối sống
“vô cảm”,để rồi ngày nay thế hệ trẻ cũng dần quay lưng lại với những đạo lí

truyền thống của dân tộc.
3. Nguyên nhân từ nhà trường:
Nhà trường là nơi đào tạo ra những con người có tài đức, biết
quan tâm đến mọi người và tích cực phục vụ cho nhân dân, xã hội.
Thế mà ngày nay, trong một số trường học, người ta chỉ chú tâm đến
việc nhồi nhét tri thức,”bệnh thành tích”, còn vấn đề đạo đức dường

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

21

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

như đang bị bỏ ngỏ, thậm chí có những trường chỉ dạy môn giáo dục
công dân cho qua lần chiếu lệ.
Bên cạnh một số thầy cô mẫu mực, nhiệt huyết với việc giáo
dục, vẫn còn đó những thầy cô chưa hoàn thiện nhân cách. “Có thầy
cô gọi học sinh là mày xưng tao, có thầy cô chêm cả những câu chửi
tục vào lời nói của mình, có thầy cô quát mắng học sinh như kiểu dân
chợ búa. Chính các em đã phải thốt lên rằng “giáo viên ăn nói thô lỗ,
vô văn hóa như vậy thì trách sao học sinh không bắt chước” . Những
hành động đó ít nhiều cũng xâm nhập vào thế giới quan của giới trẻ,
dần đà hình thành lối hành xử thô bạo, thiếu tình thương. Sự vô cảm
lẽ nào bắt nguồn từ đó?
Quả thật, môi trường giáo dục đang trở nên bất ổn hơn bao giờ
hết. Đó thật sự là mối lo ngại sâu sắc đối với ngành giáo dục và cả xã
hội. Nguyên nhân của vấn nạn trên thì có nhiều. Nhưng có một

nguyên nhân mà khiến người ta day dứt, trăn trở nhiều nhất, đó là căn
bệnh vô cảm, nó làm giảm sút nghiêm trọng tinh thần đấu tranh,lòng
nhiệt huyết của những thế hệ học sinh,sinh viên và ngành giáo dục.
4. Nguyên nhân từ xã hội
Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với
những ứng dụng hiện đại của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đặc
biệt đến thế hệ trẻ, làm thay đổi cách thức làm việc, giao tiếp và tư
duy, dẫn đến giới trẻ sống vô cảm không quan tâm đến những việc
xung quanh. Theo GS Mark Bauerlein (Mỹ), khi càng sử dụng
internet thì người ta càng lơ là với những gì diễn ra xung quanh. Khi
blog, mạng xã hội xuất hiện, giới trẻ được tự do thể hiện mình.
Nhưng một khi tự giam mình quá lâu trong thế giới ảo, một bộ phận
giới trẻ sẽ có lối sống bất thường và dẫn tới trầm cảm hay vô cảm,…
Đồng thời, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức
truyền thống: một mặt, nó làm cho những giá trị truyền thống được
phát huy, những giá trị đạo đức mới được hình thành; mặt khác, nó

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

22

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

làm nảy sinh tư tưởng ích kỷ, lãng quên trách nhiệm cộng đồng, đề
cao cái tôi cá nhân lên trên cái ta cộng đồng, lấy giá trị vật chất làm
thước đo cho tất cả. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng:
“Dường như đang có một cuộc khủng hoảng niềm tin trong xã hội

hiện đại dẫn đến các bạn trẻ sống vô cảm".
Hơn nữa, căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống thực dụng
ngày càng ăn sâu vào văn hóa của xã hội ngày nay. Khi mà các giá trị
sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương
yêu đồng loại, sự hy sinh... đang dần bị thế chổ cho chủ nghĩa vật
chất, chủ nghĩa duy lợi và chủ nghĩa cá nhân, thì con người không
còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại. Bên cạnh đó, do sự gia
tăng những bất công xã hội, là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lối
sống “phong bì”, người lớn không còn là tấm gương đạo đức cho giới
trẻ, khiến đạo đức bị suy giảm.
II. Tác hại của căn bệnh vô cảm
Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm, nó không chỉ làm suy
giảm đạo đức của một cá nhân mà còn đẩy đất nước đến bờ tụt hậu,
suy thoái.
1. Bệnh vô cảm có thể dẫn đến chết người
Một bác sĩ nếu “vô cảm” sẽ không có đủ tình thương đối với con
bệnh của mình, sẽ đánh mất đi lương tâm của một thầy thuốc, sẽ quên
đi phương châm: “Lương y như từ mẫu”. Chẳng hạn, trước một ca cấp
cứu, bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, nhưng vì gia cảnh
nghèo, không có tiền để đóng viện phí hay không có tiền để “bồi
dưỡng” cho bác sĩ, thì “bệnh vô cảm” khiến cho bác sĩ ấy chậm trễ,
thờ ơ hay không nhiệt tình cấp cứu bệnh nhân, cuối cùng để bệnh
nhân chết oan uổn, gây đau khổ cho người thân của họ. Càng đau đớn
và chua xót hơn nếu bệnh nhân kia là cha mẹ, là người cột trụ về kinh
tế trong gia đình. Họ phải tất tưởi ra đi, để lại những đứa con thơ dại,
cha mẹ già không ai phụng dưỡng trong cảnh cô đơn, già yếu. Mới

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

23


SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

đây tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội, chỉ vì sự vô cảm của bác sĩ và
các y tá, đã dẫn đến cái chết oan uổn của một em bé chưa kịp chào
đời.
Chị Hao kể: “Chồng tôi đã bồi dưỡng bác sỹ An một triệu đồng,
nhờ cứu cho mẹ tròn con vuông rồi gia đình sẽ “hậu tạ” sau. Thế
nhưng, bác sĩ An không mổ ngay cho tôi mà đi vào phòng riêng ngồi
xem vô tuyến đến tận 23h40, còn 2 hộ sinh nữ là Vũ Thị Diệu Vân và
Trần Hoàng Linh ngồi ở một góc phòng ăn bánh kẹo, nói chuyện, làm
việc riêng để mặc cho tôi đau đớn trên bàn sinh. Tôi đau đớn khi biết
con mình trong bụng đang chết dần chết mòn mà không thể cứu được.
Tuyệt vọng, tôi cầu cứu các y tá đang ở gần đó nói giúp với bất cứ
bác sĩ nào cũng được, mổ giúp tôi lấy con ra mà không một ai đứng
dậy tìm bác sĩ. Họ vẫn cứ thờ ơ, thản nhiên ăn uống, cười đùa với
nhau như không có chuyện gì xảy ra cả” .
Khi nói về người giữ sinh mạng của nhiều người như tài xế
chẳng hạn, mà mắc “bệnh vô cảm” thì cái chết không chỉ mang đến
cho một người. Người tài xế “vô cảm” sẽ coi mạng con người chẳng
ra gì, cố tình phóng nhanh, vượt ẩu, giành đường để về trước, sẽ gây
hậu quả khôn lường. Một vụ tai nạn giao thông tại Bình Thuận mới
đây, đã cướp đi sinh mạng của mười người và rất nhiều người bị
thương. Nguyên nhân cũng chỉ vì tài xế “vô cảm”, coi mạng người
như cỏ rác.Có những con người như vậy, mà xã hội chúng ta mới dần
bị suy thoái,dừng vì một chút nông nỗi của bản thân mà cướp đi sinh
mạng quí giá của một con người.Thế mới biết tác hại của bệnh “vô

cảm” ghê gớm biết nhường nào?
2. Bệnh vô cảm có thể để lại tai họa lớn cho xã hội
Thầy cô giáo được xem là “kỹ sư tâm hồn”, là “cha mẹ thứ hai”
của học sinh. Nhưng nếu “vô cảm” sẽ thiếu tình thương dành cho
những đứa con của mình, thiếu nhiệt tình trong việc giảng dạy, không
có trách nhiệm trong việc giáo dục, hờ hững trong việc truyền đạt
kiến thức cho học sinh, không quan tâm đến chất lượng giảng dạy, chỉ
biết dạy hết giờ là ra về còn kết quả ra sao không quan tâm! Vì “vô
cảm” họ sẽ “đào tạo” ra những lớp học trò thiếu trình độ, thậm chí

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

24

SVTH: Nhóm 5.6


Bệnh Vô Cảm Của Một Số Bộ Phần Người Việt Nam

cũng… “vô cảm” như họ. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất
nước sẽ đi về đâu. Rừng cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không nói là đã
mục nát ngay từ trong trứng nước. Quả thật, đó là một mối họa vô
cùng lớn cho xã hội.
3. Bệnh vô cảm có thể đưa đất nước đến suy vong
Các cán bộ Nhà nước là “đầy tớ của nhân dân”, hết mình phục
vụ cho công ích, điều hành mọi hoạt động của đất nước. Thế nhưng,
họ lại “vô cảm” trước các nguyện vọng chính đáng của người dân, thì
họ sẽ không thể nào nhìn thấy và thấu hiểu được những khốn khó
trăm bề của dân đen. Thậm chí, lại không giải quyết những tranh
chấp, khiếu kiện về tài sản, đất đai của người dân; trái lại, còn nhũng

nhiễu, gây khó dễ để được “chung chi”, hoặc trù giập,dung vũ lực để
chiếm lấy cho một tổ chức nào đó để mình được “phong bì” dằn túi
riêng. Tất cả cũng chỉ vì tham lam, ích kỷ mà đánh mất đi cái lương
tâm, cái phẩm chất đạo đức, cái tác phong nghiêm túc của một cán bộ
“cho dân và vì dân”. Từ đó, nhân dân sẽ không còn tin tưởng vào
chính quyền nữa, sẽ mạnh ai nấy sống, sẽ vơ vét cho riêng mình, sẽ
sống “vô cảm” như cán bộ, chẳng ai lo cho lợi ích chung của cộng
đồng dân tộc, phó mặc cho ngoại xâm xâu xé đất nước, tự do giành
đất giành biển của chúng ta. Chính những cán bộ “vô cảm” thiếu
trách nhiệm này đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong.
III. Giải pháp
“Bệnh vô cảm” không phải là tội ác, nhưng chính nó là con đường
dẫn đến tội ác. Hơn nữa nó còn lây lan trong cộng đồng, một người
vô cảm thì mọi người xung quanh cũng sẽ vô cảm theo và cuối cùng,
có thể là cả một xã hội vô cảm. Vô cảm còn ví như căn bệnh “ung thư
tâm hồn”. Nói đến căn bệnh thể xác thì người ta sợ nhất là ung thư,
còn nói đến căn bệnh tâm hồn thì “vô cảm” cũng đáng sợ không kém.
Bởi lẽ, nó có sức công phá ghê gớm trên nhân cách và đạo đức của
con người. Từ đó, nó phá hủy toàn bộ nền kinh tế và chính trị của cả
một dân tộc. Chính vì thế, từ cá nhân đến gia đình, từ trong nhà

GVHD: Lê Thị Ngọc Bích

25

SVTH: Nhóm 5.6


×