Tải bản đầy đủ (.pptx) (9 trang)

Các biện pháp xử lý chế tài trong ngoại giao quốc tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.53 KB, 9 trang )

 4.1. Các biện pháp ngoại giao
4.1.1. Biện pháp đàm phán
   Đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế thực chất là 
diễn đàn ngoại giao do các bên tranh chấp hoặc bên thứ 
ba tổ chức để các bên tranh chấp tiến hành thương 
lượng, thỏa thuận tìm kiếm giải pháp giải quyết hòa 
bình các tranh chấp có liên quan.
   Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, tồn tại nhiều loại 
hình đàm phán quốc tế như tư vấn, tham vấn, tham 
khảo ý kiến, trao đổi ý kiến, hội nghị. 
    Vd: Từ khi chưa gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông 
Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã tuyên bố ủng hộ Tuyên 
bố của các Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN ngày 
18 tháng 3 năm 1995. 


 4.1. Các biện pháp ngoại giao
4.1.2. Biện pháp môi giới
Môi giới là biện pháp hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp
quốc tế không được đề cập cụ thể trong Điều 33 Hiến chương
Liên Hiệp quốc, nhưng biện pháp này được áp dụng rất nhiều
trên thực tế. Theo đó, các cá nhân có uy tín lớn như nguyên
thủ, cựu nguyên thủ quốc gia, Tổng thư ký, nguyên Tổng thư
ký Liên Hiệp quốc hoặc những người đứng đầu các tổ chức
quốc liên chính phủ khác tự nguyện hoặc được các bên tranh
chấp đề nghị đứng ra thuyết phục các bên tranh chấp gặp gỡ,
tiếp xúc để giải quyết tranh chấp.
Ví dụ, năm 1966 Liên Xô đã làm môi giới, tạo điều kiện
cho Ấn Độ và Pa-kít-stan gặp nhau đàm phán ở Tát-xken
nhằm giải quyết xung đột giữa hai nước.



 4.1. Các biện pháp ngoại giao
4.1.3. Biện pháp trung gian hòa giải
   Trung gian hòa giải là một trong những biện pháp 
hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó có sự 
tham gia của bên thứ ba nhằm giúp các bên tranh chấp 
giải quyết có hiệu quả các tranh chấp giữa họ với 
nhau. Bên trung gian hòa giải có thể là đại diện các 
quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc cá nhân có uy tín lớn 
trên trường quốc tế. 
    Ví dụ: Vai trò của nhóm “Bộ tứ” (Liên Hiệp quốc, 
Liên minh châu Âu, Cộng hòa Liên bang Nga và Mỹ) 
trong việc bảo trợ cho tiến trình hòa bình Trung Đông; 
hoặc của Ma­li và Ê­thi­ô­pi những năm 1963 – 1964.


 4.1. Các biện pháp ngoại giao
4.1.4.  Biện pháp thành lập các ủy ban điều tra và ủy 
ban hòa giải quốc tế
   Các quốc gia tranh chấp sẽ cử một số lượng thành viên 
ngang nhau tham gia vào các ủy ban này, sau đó các thành 
viên này sẽ tiến hành lựa chọn và mời một công dân của 
nước thứ ba làm Chủ tịch ủy ban. Nhiệm vụ của ủy ban 
chủ yếu là điều tra, thu thập tất cả các thông tin, ủy ban 
hòa giải có nhiệm vụ đưa ra các dự thảo Nghị quyết hoặc 
những kết luận để phân tích, trình bày với các bên tranh 
chấp. 
  Ví dụ: Năm 1904, Anh và Nga đã thành lập Ủy ban điều 
tra gồm đại diện của Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Áo để điều tra 
về việc Anh cho rằng hải quân của Nga đã bắn chết một 

số ngư dân của họ.


 4.1. Các biện pháp ngoại giao
4.1.5.  Biện pháp giải quyết tranh chấp trong 
khuôn khổ Liên Hiệp quốc
  Các biện pháp mà Hội đồng Bảo an có thể sử dụng để 
giải quyết các tranh chấp này là biện pháp trung gian 
(Điều 36 Hiến chương), hòa giải (Điều 37 Hiến chương); 
thực hiện vai trò Ủy ban điều tra (Điều 34 Hiến chương) 
và Ủy ban hòa giải( Điều 38 Hiến chương). 
  Tuy nhiên, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc không có 
thẩm quyền xét xử những vấn đề thuộc nội bộ của các 
quốc gia và ngược lại, các quốc gia cũng không bị bắt 
buộc đưa các vấn đề thuộc nội bộ của quốc gia ra giải 
quyết trước Hội đồng Bảo an.


 4.2. Các biện pháp tài phán
4.2.1. Giải quyết tranh chấp trước Tòa án công lý quốc 
tế
   Tòa án có thể tiến hành xét xử theo trình tự đầy đủ hoặc 
rút gọn. Thủ tục xét xử đầy đủ phải có 15 Thẩm phán, bao 
gồm cả Thẩm phán ad hoc; trong trường hợp đặc biệt, phiên 
xử đầy đủ phải có tối thiểu 09 Thẩm phán. Ngoài ra, theo 
Điều 26, 29 Quy chế Tòa án, Tòa án cũng có thể thành lập 
các Tòa đặc thù (rút gọn trình tự tố tụng) gồm 5 Thẩm phán 
(Chánh án, Phó chánh án và 3 Thẩm phán).
     Thủ tục nói sẽ được tiến hành bằng việc Tòa án nghe 
nhân chứng, luật sư, người đại diện của các bên trình bày 

quan điểm, lập luận của mình dưới sự điều hành của Chủ 
tịch Tòa án. 


 4.2. Các biện pháp tài phán
4.2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế
  Cũng như Tòa án Công lý quốc tế, phán quyết của Trọng tài có giá 
trị chung thẩm, bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp. Tuy 
nhiên, phán quyết Trọng tài có thể được xem xét lại khi có những 
tình tiết, điều kiện mới làm ảnh hưởng đến nội dung của phán 
quyết mà trước đó Trọng tài chưa biết đến. 
  Phán quyết Trọng tài sẽ bị coi là vô hiệu nếu điều ước quốc tế hoặc 
điều khoản về Trọng tài mà các bên ký kết vô hiệu hoặc Trọng tài 
giải quyết vượt quá thẩm quyền được các bên thỏa thuận hoặc 
thành viên hội đồng Trọng tài bị mua chuộc hoặc trong quá trình 
giải quyết vụ việc, Trọng tài đã vi phạm thủ tục tố tụng.





×