Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

“Hoàn thiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315 KB, 64 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thanh toán quốc tế là một lĩnh vực hoạt động gắn liền với thương mại
quốc tế với quy mô và phạm vi hoạt động rộng lớn, phức tạp, liên quan đến
nhiều chủ thể ở những quốc gia khác nhau. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu
hoá hiện nay, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng trở nên sôi động
nhưng cũng đầy phức tạp, các đối tác tham gia hoạt động này còn nhiều bất
cập và rủi ro lớn, những vụ lừa đảo, gian lận trong Thanh toán quốc tế ngày
càng tinh vi, nó xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, nó dẫn đến những
tranh chấp giữa ngân hàng với ngân hàng, giữa ngân hàng với khách hàng,
giữa khách hàng với khách hàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng và hiệu quả hoạt động của Thanh toán quốc tế tại các doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như tại các Ngân hàng thương mại
mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng an toàn trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng nói chung và hoạt động Thanh toán quốc tế nói riêng. Nó không
những gây tổn thất, thiệt hại về tài sản, tiền bạc cho cả ngân hàng và khách
hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế.
Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp đồng bộ, hữu hiệu và khả
thi nhằm góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động Thanh toán quốc tế đã và
đang trở thành một trong những vấn đề bức xúc, cả về phương diện lý luận và
thực tiễn không chỉ đối với các nhà quản trị ngân hàng, các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu mà ngay cả các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến vấn
đề này. Thời gian qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam là ngân hàng tham gia hoạt động Thanh toán quốc tế sớm nhất và có bề
dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Từ đó, em chọn nội dung nghiên cứu:
“Hoàn thiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong Thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam”
1
Hoạt động Thanh toán quốc tế rất rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực
nghiệp vụ khác nhau như thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá, thanh toán phi
mậu dịch, nghiệp vụ bảo lãnh… Với chuyên đề này, em hy vọng sẽ hoàn
thiện phần nào các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động Thanh toán


quốc tế của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về an toàn trong Thanh toán quốc tế
Chương 2: Thực trạng về bảo đảm an toàn trong Thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện một số biện pháp đảm bảo an toàn trong Thanh
toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN TOÀN TRONG
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế:
1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, đặc biệt là sau
khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO, các mối quan hệ
kinh tế, chính trị, thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là
hình thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các
nước khác nhau. Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú, đa dạng
với quy mô ngày càng lớn. Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác ở các
nước khác nhau nên có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau về địa lý nên
việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông qua các
tổ chức trung gian, đó chính là các ngân hàng thương mại (NHTM) cùng
mạng lưới của ngân hàng (NH) hoạt động khắp nơi trên thế giới.
Thanh toán quốc tế (TTQT) ra đời từ lâu nhưng nó mới chỉ phát triển
mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và
chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng giao dịch
thanh toán qua NH cũng tăng theo. Thông qua thanh toán qua NH, việc sử
dụng đồng tiền các nước và các phương thức thanh toán để chi trả lẫn nhau
tăng lên. TTQT đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của
nền kinh tế của các quốc gia hiện nay.
TTQT có thể định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau:

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có
liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa
các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước.
3
Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc
tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan
hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.
1.1.2. Nội dung của hoạt động thanh toán quốc tế
Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ mà đôi bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được
quy định lại thành những điều kiện gọi là điều kiện thanh toán quốc tế. Các
điều kiện đó là:
-Tiền tệ thanh toán
-Địa điểm thanh toán
-Thời gian thanh toán
-Phương thức thanh toán
Nghiệp vụ TTQT là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện TTQT trên.
Các điều kiện này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể vận dụng chúng
một cách tốt nhất trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại
thương, các hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước.
Các điều kiện trên khi được vận dụng một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả
kinh tế, tránh được những rủi ro, tổn thất cho các bên áp dụng. Trong đó,
phương thức thanh toán là một nội dung khá quan trọng. Người ta có thể dùng
nhiều phương thức thanh toán khác nhau, nhưng việc lựa chọn phương thức
nào phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng
hạn và từ yêu cầu của người mua là nhập khẩu đủ số lượng, chất lượng, đúng
hạn. Chuyên đề xin đề cập đến ba phương thức đang được sử dụng phố biến:
- Phương thức thanh toán Thư tín dụng L/C (Letter of Credit)
- Phương thức thanh toán nhờ thu (Document Collection)
- Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance Payment)

(Chi tiết về ba phương thức trên sẽ được trình bày trong mục 1.2.3)
4
1.1.3. Đặc điểm của thanh toán quốc tế:
Trước hết, TTQT diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch
thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới NH trên thế giới.
TTQT khác với thanh toán trong nước vì nó liên quan đến việc trao đổi tiền
của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy, khi ký kết các hợp đồng
mua bán ngoại thương, các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của
nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính
toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối
đoái biến động.
Tiền tệ trong TTQT thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới
hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền,
hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ.
Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua NH, về bản
chất chính là các nghiệp vụ NH quốc tế. Chúng được hình thành và phát triển
trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế. TTQT
giữ mối quan hệ mật thiết với các nghiệp vụ NH quan trọng khác:
Với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: nhằm phục vụ nhu cầu TTQT bằng
các loại ngoại tệ khác nhau, hạn chế rủi ro hối đoái trong thanh toán và kinh
doanh của khách hàng và cũng nhằm mục đích kinh doanh vì lợi nhuận của
NH.
Với hoạt động tài trợ ngoại thương: nhằm hỗ trợ nguồn tài chính cho
khách hàng xuất nhập khẩu trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT.
Với các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro: như thông tin tín dụng, bảo lãnh
NH…
Với hoạt động NH đại lý: chỉ khi mạng lưới các NH tại nước ngoài và
các NH đại lý rộng khắp thì hoạt động TTQT mới thực sự được tiến hành và
phát triển.
5

TTQT được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và các tập quán
thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp các quốc gia,
bởi chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương, chế độ quản lý ngoại hối của
mỗi quốc gia.
1.2. Tổng quan về an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế tại các
Ngân hàng thương mại.
1.2.1. Khái niệm an toàn trong thanh toán quốc tế
Khái niệm về an toàn được hiểu tuỳ theo quan điểm và lĩnh vực khác
nhau. Theo quan điểm của tôi: “An toàn là không gặp nguy hiểm, không có
thiệt hại hay tổn thất nào xảy ra.”
TTQT là một lĩnh vực hoạt động kinh tế. Do đó khái niệm về an toàn
trong TTQT được hiểu theo góc độ kinh tế. Chúng ta có thể đưa ra khái niệm
về an toàn trong TTQT như sau:
An toàn trong thanh toán quốc tế là một quá trình thực hiện nghiệp vụ
thanh toán quốc tế được thực hiện một cách trôi chảy, bình thường, mọi
khoản thanh toán đòi tiền hoặc trả tiền cho phía đối tác được tiến hành thuận
lợi, không xảy ra mất tiền làm thiệt hại cho các bên liên quan. Người bán bán
hàng và thu được tiền, người mua mua hàng và thực hiện trả tiền. Ngân hàng
chuyển trả tiền đến đúng người hưởng và ngân hàng đòi tiền thì thu được tiền.
TTQT là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của NHTM.
Mọi rủi ro, mất an toàn trong hoạt động này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự an toàn của hoạt động NH.
1.2.2. Sự cần thiết phải đảm bảo an toàn trong thanh toán quốc tế:
Mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh luôn là mối
quan tâm hàng đầu trong mỗi NH. Đặc biệt, TTQT là một hoạt động tài chính
gắn liền với thương mại quốc tế và luôn nhạy cảm với diễn biến tình hình
quốc tế phức tạp hiện nay. Trong xu thế toàn cầu hoá, hoạt động này đòi hỏi
ngày càng hoàn thiện, đảm bảo sự nhanh nhạy nhưng phải an toàn và chính
6
xác cao. Mọi sơ sót trong xử lý nghiệp vụ TTQT tại NH đều có thể dẫn đến

rủi ro mất tiền, mất an toàn trong TTQT, gây thiệt hại về tài sản, thu nhập, uy
tín của NH rất nhiều. Rủi ro về uy tín không định lượng được và không phát
sinh hậu quả ngay, phải mất một thời gian dài người ta mới nhận ra hậu quả
của nó. Tuy nhiên, những hậu quả đó khi xảy ra sẽ vô cùng nghiêm trọng và
rất khó khắc phục. Nếu uy tín của NH giảm sút, các khách hàng trong và
ngoài nước sẽ không thực hiện các giao dịch tại NH; các NH nước ngoài
không lựa chọn NH đó làm đối tác trong giao dịch TTQT như thông báo, xác
nhận, chiết khấu L/C, NH nhờ thu hoặc NH chi trả trong phương thức chuyển
tiền… Mặt khác, NH cũng gặp khó khăn trong việc đề nghị các NH nước
ngoài cung cấp các dịch vụ TTQT cho mình như xác nhận TTD, chiết khấu bộ
chứng từ xuất trình L/C do mình phát hành…
Bên cạnh đó, NH có thể gặp rủi ro về tài chính, đó là những rủi ro có
thể nhận thấy ngay, định lượng được và gây hậu quả trực tiếp đến kết quả
hoạt động kinh doanh của NH. Các rủi ro về tác nghiệp, hay vấn đề đạo đức
của các bên liên quan… khiến các NH phải tự thanh toán bằng tiền của mình
cho các khoản phí, tiền phạt hoặc giá trị của lô hàng.
Vì vậy, ta cần phải có những biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt
động TTQT của NHTM. Điều đó luôn là điều kiện cần thiết và là yêu cầu bức
thiết để các NHTM bước vào sân chơi bình đẳng của xu thế hội nhập quốc tế
về NH ngày nay.
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, sự an toàn trong hoạt động của
NH nói chung và của hoạt động TTQT nói riêng luôn là một yêu cầu bức thiết
của một quốc gia. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá lợi thế của
quốc gia đó trong việc thiết lập các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.
Đồng thời, một hệ thống NH an toàn và hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt để ổn
định giá trị của đồng tiền thanh toán, vai trò trung gian trong TTQT của NH
có điều kiện phát huy hiệu quả. Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới
7
ngày nay, cạnh tranh khốc liệt, rủi ro lớn luôn rình rập các NH, nguy cơ đổ vỡ
lớn. Vì vậy, mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh NH nói

chung và an toàn trong TTQT nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và bức
thiết hơn.
Bảo đảm an toàn trong TTQT là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của NHTM nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để NH phát triển bền vững, đủ sức
hội nhập quốc tế, góp phần thiết thực trong việc tăng trưởng kinh tế của đất
nước, nâng cao uy tín và vị thế của quốc gia trên thương trường quốc tế.
1.2.3. Mức độ an toàn của một số phương thức thanh toán quốc tế
được sử dụng phổ biến:
Hiện nay, tại các NHTM nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam (NHNT) nói riêng đang sử dụng chủ yếu ba phương
thức sau:
1.2.2.1. Phương thức thanh toán Thư tín dụng L/C:
1.2.2.1.1. Khái niệm:
Phương thức thanh toán Thư tín dụng (TTD) (còn gọi là phương thức
thanh toán L/C) là phương thức thanh toán trong đó, theo yêu cầu của khách
hàng, một NH sẽ phát hành một văn bản gọi là TTD cam kết sẽ trả ngay hoặc
chấp nhận trả vào một ngày trong tương lai một số tiền nhất định cho người
hưởng lợi hoặc người được chỉ định trong TTD khi người này xuất trình cho
NH đầy đủ bộ chứng từ thanh toán hoàn toàn phù hợp với các điều khoản và
điều kiện của TTD.
Như vậy, TTD là một văn bản cam kết của NH (NH mở L/C), được
phát hành theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C – nhà nhập
khẩu) cho người bán – nhà xuất khẩu hưởng (người hưởng lợi L/C) và có thể
được thanh toán theo phương thức trả ngay (at sight) hay trả kỳ hạn (usance
payment).
Một số chứng từ chủ yếu cho một TTD là:
8
- Hối phiếu (Bill of Exchange)
- Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)
- Vận đơn (Bill of Lading)

- Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
- Chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate)
- Chứng nhận chất lượng và số lượng (Quality and quantity certificate)
1.2.2.1.2.Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán L/C:
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ tổng quát phương thức thanh toán L/C
(1) Sau khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, nhà nhập khẩu làm
đơn xin mở TTD và gửi đến NH phục vụ mình.
(2) Căn cứ vào yêu cầu và nội dung xin mở TTD, NH phát hành sẽ mở
TTD cho người hưởng lợi qua NH thông báo.
9
(4) Giao hàng
(6) Kiểm tra và chuyển chứng từ
Nhà xuất khẩu
(Exporter)
NH phát hành
(Issuing bank)
(2) Phát hành L/C
(7a) Kiểm tra và thanh toán
hoặc chấp nhận hối phiếu
(7c)
Giao
chứng
từ
(7a)
Kiểm
tra và
thanh
toán
(1)
Đơn

xin
mở
L/C
(3)
Thông
báo
L/C
(5)
Xuất
trình
chứng
từ
(8)
Ghi có
người
hưởng lợi
hoặc
chuyển
hối phiếu
NH thông báo
(Advising bank)
Nhà nhập khẩu
(Importer)
(3) NH thông báo sau khi kiểm tra, xác thực L/C, chuyển TTD cho nhà
xuất khẩu.
(4) Nhà xuất khẩu nhận và kiểm tra L/C. Nếu chấp nhận thì tiến hành
giao hàng. Nếu chưa chấp nhận thì yêu cầu người mua - bên nhập khẩu sửa
đổi L/C và sau khi đã chấp nhận nội dung sửa đổi thì giao hàng.
(5) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và xuất trình qua
NH thông báo hoặc NH chiết khấu để đòi tiền.

(6) NH thông báo hoặc NH chiết khấu kiểm tra, chuyển bộ chứng từ
cho NH phát hành đòi tiền, hoặc điện thông báo chứng từ phù hợp và đòi tiền
bằng điện.
(7a) NH phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì ghi nợ nhà
nhập khẩu.
(7b) NH chuyển tiền thanh toán cho NH nước ngoài, hoặc chấp nhận
hối phiếu.
(7c) NH phát hành giao chứng từ cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
(8) NH thông báo ghi có cho nhà xuất khẩu hoặc chuyển hối phiếu đã
chấp nhận cho nhà xuất khẩu.
1.2.2.1.3. Mức độ an toàn của phương thức thanh toán L/C
Đây là phương thức thanh toán có mức chi phí cao hơn các phương
thức khác, khi sử dụng phương thức này thì mức độ tin cậy của người bán đối
với người mua thấp, nhưng nó có độ an toàn cao hơn các phương thức thanh
toán khác. Tuy nhiên, đó không phải là phương thức an toàn tuyệt đối cho
người bán khi NH phát hành thua lỗ, mất khả năng thanh toán hay phá sản.
Phương thức này cũng không bảo vệ được quyền lợi của người mua khi người
bán là kẻ lừa đảo. Rủi ro vẫn có thể xảy ra đối với các bên liên quan, gây
chậm trễ hoặc mất tiền trong thanh toán. Mức độ an toàn của các bên liên
quan chính của phương thức thanh toán L/C được phân tích như sau:
10
* Đối với nhà xuất khẩu: NH phát hành vừa là người trung gian thu hộ
tiền, vừa là đại diện cho nhà nhập khẩu cam kết thanh toán tiền hàng cho nhà
xuất khẩu, đảm bảo cho nhà xuất khẩu nhận được tiền sau khi đã giao hàng và
lập được chứng từ phù hợp với các điều kiện của L/C. Nhờ vào sự cam kết
của NH, người bán tin tưởng và yên tâm giao hàng. Tuy nhiên, họ có thể gặp
rủi ro khi nhà nhập khẩu lừa đảo bằng một L/C giả.
* Đối với nhà nhập khẩu: NH phát hành làm trung gian thanh toán cho
nhà nhập khẩu, đảm bảo cho họ nhận được hàng phù hợp với bộ chứng từ
thanh toán. Tuy nhiên, họ có thể gặp rủi ro khi người bán vi phạm đạo đức

kinh doanh, giao hàng không đúng hợp đồng nhưng vẫn lập chứng từ phù hợp
để đòi tiền.
* Đối với NH phát hành: Do NH cam kết thanh toán khi chứng từ hoàn
thành phù hợp với L/C nên họ cũng có thể gặp rủi ro, mất an toàn trong thanh
toán khi:
+ Nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo, lập chứng từ hoàn toàn phù hợp
với L/C để đòi tiền, NH đã thanh toán nhưng không đòi lại được tiền từ nhà
nhập khẩu do họ mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản.
+ Do tính chất của việc thanh toán L/C chỉ dựa trên chứng từ, nếu NH
phát hành sơ suất trong kiểm tra và xử lý chứng từ, không thông báo kịp thời
về việc bất hợp lệ cho NH thông báo hoặc NH chiết khấu trong thời hạn cho
phép của UCP, họ cũng có thể gặp rủi ro mất tiền, mất an toàn trong thanh
toán. Hoặc nhà nhập khẩu cố tình từ chối thanh toán khi chứng từ phù hợp
hoặc tranh chấp với NH về sự phù hợp của chứng từ.
* Đối với NH thông báo: NH thông báo có thể bị lôi vào vòng tranh
chấp khi thông báo nhầm L/C giả.
* Đối với NH chiết khấu: Nếu NH chiết khấu thiếu thận trọng trong
kiểm tra chứng từ hàng xuất, không phát hiện bất hợp lệ chứng từ, tạo điều
kiện cho NH phát hành từ chối thanh toán khi NH đã chiết khấu.
11
Ngoài ra nếu xảy ra các nguyên nhân bất khả kháng như các sự kiện về
thiên tai, chiến tranh, nổi loạn, đảo chính, đình công, đóng cửa các hoạt động
NH do khủng hoảng kinh tế… nếu ngày xuất trình chứng từ hoặc ngày hết
hiệu lực của L/C rơi vào ngày mà các sự kiện trên xảy ra thì UCP cho phép
NH phát hành được miễn khả năng thanh toán trong khi nhà xuất khẩu đã giao
hàng và NH đã chiết khấu bộ chứng từ thì NH chiết khấu sẽ gánh chịu rủi ro.
1.2.2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Documentary collection)
1.2.2.2.1.Khái niệm:
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà người
xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập

khẩu thì tiến hành uỷ thác cho NH thu hộ tiền hàng trên cơ sở hối phiếu và
chứng từ do người xuất khẩu lập. Có hai hình thức nhờ thu là:
- Nhờ thu trơn (Clean Collection): là phương thức mà người xuất khẩu
uỷ thác cho NH thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình
lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người nhập khẩu thông qua
NH.
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): là phương thức
trong đó nhà xuất khẩu uỷ thác cho NH thu hộ tiền nhà nhập khẩu không
những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm
theo điều kiện là nếu nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu
thì NH mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người nhập khẩu để họ nhận hàng.
Phuơng thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ được chia làm 2 loại:
+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P: Document against payment)
+ Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (D/A: Document against acceptance)
1.2.2.2.2. Quy trình nghiệp vụ nhờ thu tổng quát:
12
Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu tổng quát
(1) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu
(2) Nhà xuất khẩu nộp hối phiếu (đối với nhờ thu trơn) hoặc bộ chứng
từ (đối với nhờ thu kèm chứng từ) vào NH phục vụ mình nhờ chuyển đến NH
nước nhà nhập khẩu nhờ thu hộ tiền hàng.
(3) NH chuyển chứng từ gửi hối phiếu (đối với nhờ thu trơn) hoặc bộ
chứng từ (đối với nhờ thu kèm chứng từ) đến NH phục vụ nhà nhập khẩu (NH
xuất trình/NH thu hộ) nhờ thu hộ tiền hàng.
(4) NH thu hộ nhận được hối phiếu (đối với nhờ thu trơn) hoặc bộ
chứng từ (đối với nhờ thu kèm chứng từ) tiến hành thông báo cho nhà nhập
khẩu.
13
(2)
Nộp

hối
phiếu
hoặc
chứng
từ
(4)
Thông
báo nhà
nhập
khẩu
NH chuyển chứng từ
(Remitting bank)
NH xuất trình
(Presenting bank)
Nhà xuất khẩu
(Drawer)
Nhà nhập khẩu
(Drawee)
(8) Thanh
toán/
Thông
báo chấp
nhận hối
phiếu
hoặc
chứng từ
(1) Giao hàng
(5)
Thanh
toán/

chấp
nhận
thanh
toán
(7) Chuyển tiền TT/ chấp nhận TT
(6) Thông báo từ chối TT/chấp nhận TT
(3) Lệnh nhờ thu
(5) Nếu nhà nhập khẩu thanh toán và chấp nhận thanh toán thì giao
chứng từ nhà nhập khẩu
(6) Nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán hoặc từ chối chấp nhận thanh
toán thì giữ lại hối phiếu hoặc bộ chứng từ và thông báo cho NH chuyển
chứng từ cho ý kiến xử lý.
(7) NH thu hộ tiền thanh toán, thông báo chấp nhận thanh toán hoặc
chuyển trả bộ chứng từ bị từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận thanh toán.
(8) NH chuyển chứng từ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, thông báo
chấp nhận thanh toán hoặc chuyển trả lại hối phiếu bị từ chối cho nhà xuất
khẩu.
1.2.2.2.3. Mức độ an toàn của phương thức thanh toán nhờ thu:
Đối với phương thức thanh toán nhờ thu, tuy không tạo thành một đảm
bảo thanh toán đối với người bán nhưng cũng tạo điều kiện cho người này
nắm giữ quyền kiểm soát hàng hoá cho đến khi được thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán. Trong kỹ thuật thanh toán này, NH làm trung gian thu hộ
tiền người bán, giữ các hối phiếu hoặc chứng từ giao hàng cho đến khi người
mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Mức độ an toàn cho các bên
không cao.
* Đối với người bán:
+ Người mua muốn từ chối nhận hàng sẽ không nhận chứng từ và
không thanh toán. Người bán sẽ gánh chịu chi phí khi hàng bị chuyển tải về
nước.
+ Người mua có thể từ chối trả tiền khi đã ký chấp nhận hối phiếu để

nhận hàng nhưng đến ngày đáo hạn không thanh toán hoặc chậm thanh toán.
* Đối với người mua:
Nếu người bán thiếu trung thực trong mua bán, giao hàng kém phẩm
chất, không phù hợp với hợp đồng đã ký, hoặc người bán cố tình lừa gạt
14
người mua sẽ gửi hối phiếu hoặc chứng từ đến NH trước, gửi hàng sau thì
người mua có thể gặp rủi ro, thua lỗ do đã trả tiền cho người bán.
* Đối với các NH liên quan:
Trong phương thức thanh toán nhờ thu, NH đóng vai trò trung gian
thanh toán tiền hàng giữa người mua và người bán, không liên quan đến các
cam kết của người mua, không có trách nhiệm đối với thiện chí thanh toán
của họ. NH thu hộ hoạt động với tư cách là đại lý của NH chuyển chứng từ và
phải theo sát những chỉ thị của NH chuyển chứng từ. Tuy nhiên, nếu NH thực
hiện tài trợ nhập khẩu đối với người mua, hoặc tài trợ xuất khẩu đối với người
bán, họ cũng có thể gặp rủi ro liên đới khi có đối tác gian lận, lừa đảo hay cố
tình chây ì không thanh toán. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến an toàn và hiệu
quả trong TTQT.
1.2.2.3. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remitance Payment)
1.2.2.3.1. Khái niệm:
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách
hàng yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người
hưởng lợi ở nước ngoài. NH chuyển tiền thông qua NH đại lý của mình ở
nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ.
Phương thức thanh toán này có thể áp dụng để thanh toán tiền hàng
mậu dịch và các khoản tiền phi mậu dịch. Chuyển tiền để thanh toán tiền hàng
mậu dịch có thể được thực hiện trước lúc giao hàng (người mua ứng trước
cho người bán), ngay lúc giao hàng, hoặc sau khi giao hàng. Chuyển tiền
trong thanh toán phi mậu dịch được thực hiện theo yêu cầu của người chuyển
tiền.
Có hai phương tiện thanh toán của phương thức chuyển tiền:

+ Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): phương tiện này thủ tục
khá đơn giản, chi phí rẻ nhưng tốc độ thanh toán chậm nên ít dùng.
15
+ Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): phương tiện này
đòi hỏi chi phí cao hơn nhưng tốc độ xử lý nhanh hơn, thông tin chính xác,
bảo mật. Hình thức chuyển tiền bằng điện có thể được thực hiện thông qua hệ
thống Telex hoặc hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
1.2.2.3.2. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền sau khi giao hàng
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền khi giao hàng
(1) Nhà xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho nhà
nhập khẩu và chuyển giao toàn bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu.
(2) Nhà nhập khẩu sau khi nhận chứng từ để nhận hàng, lập lệnh
chuyển tiền gửi đến NH phục vụ mình yêu cầu chuyển tiền cho nhà xuất khẩu.
(3) NH phục vụ nhà nhập khẩu phát hành lệnh chi yêu cầu NH đại lý
của mình ở nước nhà xuất khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu.
(4) NH phục vụ nhà xuất khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu.
1.2.2.3.3. Mức độ an toàn của phương thức thanh toán chuyển tiền
Đây là phương thức thanh toán đơn giản về thủ tục, chi phí thấp nhưng
mức độ an toàn cho các bên thấp. Khi sử dụng phương thức thanh toán này,
mức độ tin tưởng của người bán với người mua cao.
* Đối với người bán:
16
Nhà xuất khẩu
(Exporter)
NH chuyển tiền
(Remitting bank)
NH thanh toán
(Paying bank)
(3) Chuyển tiền thanh toán
(2)

Lập
lệnh
thanh
toán
(4)
Ghi

(1) Giao hàng và chứng từ
Nhà nhập khẩu
(Importer)
+ Hàng đã giao nhưng không nhận được tiền thanh toán vì người mua
mất khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán.
+ Nhận được tiền thanh toán không đúng thời hạn quy định trong hợp
đồng vì người mua gặp khó khăn về tài chính nên trì hoãn thanh toán.
* Đối với người mua:
Trường hợp người mua đã chuyển tiền ứng trước, họ có thể gặp rủi ro,
mất an toàn khi:
+ Người bán giao hàng không đúng quy định trong hợp đồng đã ký.
+ Người bán không giao hàng trong trường hợp họ bị phá sản, hoặc
không có hàng để giao, hoặc hàng hoá có xu hướng tăng thì họ sẽ bán cho
khách hàng khác với giá cao hơn.
* Đối với NH:
Trong phương thức thanh toán này, NH chỉ đóng vai trò trung gian
thanh toán và hưởng phí trung gian chuyển tiền. Vì vậy, nó chỉ được sử dụng
trong thanh toán tiền hàng khi các bên có độ tin cậy lớn. Tuy nhiên, nó được
sử dụng khá phổ biến trong thanh toán phi mậu dịch như chuyển tiền kiều hối
từ nước ngoài, thanh toán cước phí, hoa hồng…. Nó cũng chính là phương
thức hỗ trợ các phương thức TTQT khác.
1.2.4. Các biện pháp đảm bảo an toàn trong Thanh toán quốc tế:
Đề đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT, mỗi

NHTM đều có các biện pháp áp dụng riêng cho hoạt động này. Một số biện
pháp mà các NHTM đang áp dụng để đảm bảo an toàn trong TTQT sau:
Một là, ban hành quy trình xử lý nghiệp vụ TTQT nhằm giúp cho cán
bộ làm công tác TTQT vận hành thực tiễn, hạn chế được nhiều rủi ro trong
TTQT.
Hai là, sử dụng các chương trình vi tính hiện đại phục vụ cho hoạt
động TTQT, tham gia thanh toán toàn cầu SWIFT để tận dụng các ưu thế của
17
mạng này nhằm tiết giảm chi phí cũng như đảm bảo tính chính xác, an toàn,
bảo mật cho hoạt động này.
Ba là, đào tạo cán bộ nhằm tạo nguồn lực có trình độ chuyên sâu trong
TTQT, đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, đủ sức hội nhập quốc tế về NH bằng
các khoá học ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước.
Bốn là, phân loại khách hàng để xác định hạn mức ký quỹ khi mở L/C,
phát hành bảo lãnh.
Năm là, phân loại rủi ro thị trường trong và ngoài nước để lựa chọn thị
trường an toàn cho các giao dịch trong TTQT.
Tóm lại, TTQT là một trong những lĩnh vực nghiệp vụ kinh doanh
phức tạp tại NHTM, nó luôn chứa đựng rủi ro và cạm bẫy, lừa đảo trong hoạt
động này cũng rất tinh vi. Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh dịch vụ này,
cán bộ NH phải am hiểu chuyên môn về nó, phải nắm vững quy trình, kỹ
thuật xử lý nghiệp vụ của từng phương thức TTQT để vận hành vào thực tiễn,
tìm hiểu rủi ro của từng phương thức có thể dẫn đến mất an toàn trong TTQT
của các bên liên quan để có biện pháp phòng ngừa và hạn chế. Vì vậy, trong
chương 1, em tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận liên quan đến
an toàn trong TTQT, hệ thống hoá các phương thức và mức độ an toàn của
từng phương thức trong TTQT để làm nền tảng phân tích thực trạng của nó
trong chương 2, có cơ sở để đưa ra các biện pháp xử lý trong chương 3.
18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG

THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương:
Tiền thân là Cục quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam (NHNT) được thành lập từ ngày 01.04.1963 với tên giao dịch quốc tế là
Bank for Foreign Trade of Vietnam, tên điện tín là Vietcombank (VCB). Năm
2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp giấy phép hoạt động số 138/GP-
NHNN cho NHNT sau khi cổ phần hoá, chuyển đổi Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam từ Ngân hàng thương mại Nhà nước sang Ngân hàng thương mại cổ
phần.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tên đầy đủ
bằng tiếng Anh là Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of
Vietnam, tên giao dịch là Vietcombank và tên viết tắt là VCB. NHNT có địa
chỉ trụ sở chính tại số 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; được
thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
NHNT được Nhà nước xếp hàng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt,
là thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á,
thành viên của tổ chức thanh toán viễn thông tài chính liên NH toàn cầu
SWIFT, thành viên của hai tổ chức thẻ tín dụng quốc tế Mastercard và
Visacard, là tổ chức độc quyền phát hành thẻ Amex tại Việt Nam.
Trong 46 năm hoạt động, NHNT VN đã phát triển thành một NH đa
năng. Trong hệ thống NH Việt Nam, NHNT là NHTM phục vụ đối ngoại lâu
đời nhất, có uy tín trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh
doanh ngoại hối, bảo lãnh NH, các dịch vụ tài chính, NH quốc tế, là NH chủ
lực trong thực hiện chính sách tỷ giá của NHNN, thay mặt Chính phủ đàm
19
phán, tiếp nhận quản lý các khoản vốn vay nước ngoài và viện trợ của nước
ngoài.
NHNT được tổ chức theo mô hình tổng công ty đặc biệt, có đơn vị

thành viên hạch toán phụ thuộc, có đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Hệ
thống mạng lưới NHNT tiếp tục được mở rộng và phát triển với 70 phòng
giao dịch được thành lập mới. Hiện nay, NHNT Việt Nam đã có 59 Chi nhánh
(bao gồm cả Sở giao dịch), 146 Phòng Giao dịch, 4 công ty con (trong đó có 1
công ty ở nước ngoài), 2 văn phòng đại diện nước ngoài và nhiều công ty liên
doanh, liên kết.
Thời gian qua, NHNT đã sát cánh cùng các NHTM khác trong hệ thống
NH Việt Nam không ngừng đổi mới, phát triển và hoàn thiện hơn các mặt
hoạt động NH, đã có nhiều đóng góp tích cực trong mở rộng quan hệ đối
ngoại của NH, đã phát triển nhiều dịch vụ NH mang nhiều tiện ích đến mọi
tầng lớp dân cư như I-Banking, SMS Banking, Visa Debit…, mang lại hiệu
quả thiết thực trong phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam.
2.1.1. Về tổng nguồn vốn:
Đến 31/12/2008, tổng tích sản của NHNT VN đạt 219,91 ngàn tỷ VNĐ,
tăng 11,4% so với năm 2007. Đây là một chỉ tiêu mà hoạt động TTQT có tác
động tích cực đến tăng trưởng của nó rất nhiều. Doanh thu hoạt động TTQT
càng phát triển sẽ góp phần tạo khả năng khơi tăng nguồn vốn ngoại tệ cho
NH; ngược lại, khi NH có nguồn vốn lớn, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ sẽ
góp phần phục vụ tốt cho hoạt động TTQT phát triển.
20
Biểu đồ 2.1: Tổng tích sản của Ngân hàng Thương mại cổ phầnNgoại
thương Việt Nam giai đoạn 2003-2008
Đơn vị: tỷ VNĐ
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên năm 2003, 2004, 2005,
2006, 2007 và báo cáo tài chính năm 2008 của NHNT)
2.1.2. Về dư nợ tín dụng cho nền kinh tế:
Tổng dư nợ tín dụng đến 31.12.2008 là 125,816 tỷ VNĐ, tăng 29% so
với năm 2007.
Bảng 2.1:Dư nợ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phầnNgoại
thương Việt Nam (2003-2008)

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Dư nợ tín dụng 39,678 50,831 61,044 67,743 97,532 125,816
Tốc độ tăng trưởng 28.1% 20.09% 10.97% +43.97% +29%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên các năm 2003-2007 và báo
cáo tài chính năm 2008 của NHNT)
Đây cũng là một trong những mặt hoạt động có quan hệ hữu cơ với
hoạt động TTQT tại NHTM. Hoạt động TTQT không chỉ hỗ trợ cho hoạt
động tín dụng phát triển mà còn ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Nhìn chung,
21
hoạt động tín dụng của NHNT đã góp phần cùng ngành NH tích cực phục vụ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước rất nhiều.
2.1.3. Về lợi nhuận của NH:
Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 3.352 tỷ đồng
1
. Nhìn chung, kết
quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống NHNT là khá ổn định và đạt hiệu
quả cao. Trong đó, hoạt động TTQT cũng góp phần tạo hiệu quả chung cho
hoạt động kinh doanh của NHNT. Ta có thể thấy hiệu quả hoạt động qua các
chỉ số ROA và ROE sau:
Biểu đồ 2.2: Chỉ số ROA của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam (2003-2008)
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 và báo cáo tài chính năm 2008
của NHNT.
Biểu đồ 2.3: Chỉ số ROE của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam (2003-2008)
1
Tạp chí Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam sô 3/2009(188)
22
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 và báo cáo tài chính năm 2008
của NHNT.

2.2. Thực trạng về an toàn trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam:
2.2.1. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế:
Trong những năm gần đây, hoạt động TTQT của NHNT tăng cả về quy
mô và chất lượng. NHNT đã phát huy tốt vai trò đầu mối thanh toán xuất
nhập khẩu, cân đối ngoại tệ.
Từ ngày 2 tháng 6 năm 2008, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam. Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều NH tham gia
các chính sách cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, doanh số thanh toán xuất
nhập khẩu qua NHNT vẫn được duy trì ở mức cao, tiếp tục khẳng định vị trí
là NH thanh toán xuất nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam. Doanh số thanh toán
xuất nhập khẩu năm 2008 tăng 22,9%
1
. Tuy doanh số TTQT qua NHNT vẫn
tăng đều đặn nhưng thị phần của NHNT VN có xu hương giảm do sự cạnh
tranh khốc liệt từ NH khác trong lĩnh vực TTQT.
Bảng 2.2: Doanh số Thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007
1
Tạp chí Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương số 3/2009 (188)
23
Đơn vị: Triệu USD
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Doanh số TTQT
của NHNT
12.488 16.420 21.000 22.820 26.316 32.342
Tốc độ tăng
NS/NT
31.48% 27,89% 8,67% 15,32% 22,9%

Doanh số TTQT
của cả nước
40.017 57.561 68.521 80.010 95.210
111.52
4
Thị phần của
NHNT
31,21% 28,53% 30,65% 28,17% 37,64% 29%
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN và NHNT
Về hoạt động chuyển tiền, doanh số chuyển tiền của NHNT trong năm
2008 đạt hơn 22 tỷ USD. Chuyển tiền đến đạt doanh số 16 tỷ USD, tăng 2,1
tỷ USD so với năm trước; trong đó doanh số chuyển tiền đến cho đối tượng cá
nhân cũng tăng, nhờ kết quả của việc hợp tác với các công ty chuyển tiền và
NH đại lý ở nước ngoài. Chuyển tiền đi của tất cả các đối tác đạt 8,5 tỷ, tăng
1,5 tỷ USD so với 7 tỷ của năm 2007.
Khi mới thành lập, NHNT chỉ có khả năng cung cấp các dịch vụ TTQT
truyền thống như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. Cho đến nay, NH
đã nghiên cứu đề xuất và áp dụng một số sản phẩm thanh toán mới để phục vụ
cho nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển lĩnh vực TTQT trên thế giới như Factoring, Forfaiting, Packing Credit…
Số lượng NH có quan hệ đại lý với NHNT VN đã ngày một tăng lên.
Tính đến năm 2008, NHNTđã có quan hệ đại lý với hơn 1400 NH tại hơn 85
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều đó chứng tỏ sự lớn mạnh không
ngừng, mở rộng hoạt động của NHNT ra ngoài phạm vi quốc gia.
24
Hoạt động TTQT đòi hỏi các cán bộ tác nghiệp phải có trình độ chuyên
môn cao, nhạy bén và cập nhật thông tin thường xuyên. Trải qua quá trình
vừa làm vừa đào tạo, NHNT đã xây dựng được đội ngũ cán bộ thanh toán có
trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ giỏi, giàu kinh nghiệm và sự nhạy bén
trong việc tiếp cận cái mới.

Với tiêu chí áp dụng chuẩn mực quốc tế để đạt chuẩn mực chung của
NH thế giới, NHNT không ngừng đầu tư để hoàn thiện và phát triển khoa học
công nghệ phục vụ TTQT, tiếp cận công nghệ hiện đại trên thế giới. NHNT
đã cùng ba NH lớn của Việt Nam tập trung triển khai dự án “Hiện đại hoá NH
và hệ thống thanh toán”, nâng cấp hệ thống máy chủ, nâng cấp hệ điều hành
cho phù hợp với các phiên bản mới nhất, hiện đại nhất của SWIFT. Bên cạnh
đó, NHNT cũng quan tâm đến việc củng cố và phát triển lực lượng cán bộ
công nghệ thông tin để tiếp cận công nghệ hiện đại cũng như đào tạo đội ngũ
cán bộ TTQT để áp dụng công nghệ mới phục vụ công việc.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, hoạt động TTQT của
NHNT đã khẳng định được vị thế vững chắc trên thị trường Việt Nam và trên
thế giới. Đây là sự nỗ lực của NH dù thời gian qua NH phải đối mặt với sự
cạnh tranh gay gắt của các NHTM cổ phần và các NH nước ngoài.
2.2.2. Các rủi ro thường phát sinh gây mất an toàn trong thanh toán
quốc tế:
2.2.2.1. Rủi ro tác nghiệp:
Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro hình thành do những sai sót mang tính
kỹ thuật nghiệp vụ trong bất kỳ khâu nào của quá trình giao dịch TTQT. Đây
là loại rủi ro phổ biến trong hoạt động TTQT và xảy ra ở tất cả các phương
thức TTQT.
Trong phương thức chuyển tiền, NH đóng vai trò thực hiện thanh toán
theo chỉ dẫn của khách hàng, rủi ro xảy ra khi cán bộ NH thực hiện sai chỉ
dẫn trên lệnh chuyển tiền của khách hàng dẫn đến người thụ hưởng không
25

×