Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ĐỀ TÀI: Phân tích, làm rõ hoạt động giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.47 KB, 18 trang )

1


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI


BÀI TẬP CÁ NHÂN
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Đề 4 : Phân tích, làm rõ hoạt động giải quyết khiếu nại về thi
hành án dân sự.

Hà Nội, 2016

2


LỜI MỞ ĐẦU
Thi hành án dân sự là một hoạt động rất quan trọng trong tố tụng dân sự,
hoạt động này nhân danh quyền lực nhà nước thực thi bản án, quyết định đã có hiệu
lực của Tòa àn trong thực tiễn. Nếu như một bản án, quyết định của Tòa án có hiệu
lực pháp luật không được thi hành hoặc thi hành không nghiêm thì trật tự kỷ cương
xã hội bị vi phạm, quyền lực Nhà nước bị xem thường.
Tuy nhiên , hoạt động thi hành án dân sự hay bất kì hoạt động nào của cơ
quan nhà nước đều cần phải có sự giám sát của cá nhân, cơ quan tổ chức để phát
hiện những sai phạm và kịp thời sửa chữa. Bởi vì bất cứ cơ quan nhà nước hay
người thực thi quyền lực nhà nước nào đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của
mình đối với công dân.
Khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi của cơ quan thi hành án dân
sự là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ
chức thì họ sẽ có quyền khiếu nại với các cơ quan nhà nước có thẩm và yêu cầu bảo


vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đó.
Thực trạng gần đây cũng cho thấy, khiếu nại về thi hành án dân sự cũng là
một vấn đề bức bối của nhân dân, khi mà công tác giải quyết khiếu nại còn gặp
nhiều khó khăn, bất cập. Đơn cử như về nội dung đơn khiếu nại ngày càng đa dạng,
phức tạp dẫn đến việc ngay từ khâu phân loại chính xác loại đơn khiếu nại tố cáo
để xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết cho phù hợp cũng là một vấn đề
nan giải
Do đó, trong bài viết dưới đây em xin trình bày, làm rõ hơn về hoạt động giải
quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự.

3


I.

Khiếu nại về thi hành án dân sự
1. Khái niệm và ý nghĩa của khiếu nại về thi hành án dân sự
a. Khái niệm khiếu nại về thi hành án dân sự
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi
nhận tại khoản 1 điều 30 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo
với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của
cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1điều 2 Luật khiếu
nại 2011quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công
chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền …”
Đối với thi hành án dân sự, hoạt động này được tiến hành trên cơ sở những
nguyên tắc nhất định và theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật thi hành
án dân sự quy định nên việc giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự cũng có
những đặc thù riêng. Theo điều 140 LTHADS 2014 thì “Người được thi hành án,
người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án

có quyền khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành
án dân sự, chấp hành viên, nếu có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là
trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.”
Qua đó lại càng khẳng định thêm việc Nhà nước ta ghi nhận các quyền năng
cơ bản của công dân, trong đó có quyền khiếu nại, thể hiện ý kiến, quan điểm của
người dân đối với nhà nước. Mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bị xử lí theo quy định của
pháp luật.
Như vậy, khiếu nại về thi hành án dân sự là hoạt động của cá nhân, cơ quan,
tổ chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến thi hành dân sự theo thủ tục do
luật định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi
4


của thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên trong quá trình thi hành án
dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
b. Ý nghĩa của khiếu nại về thi hành án dân sự
Quyền khiếu nại như là một phương tiện tự bảo vệ khi các quyền, lợi ích hợp
pháp của chủ thể bị xâm phạm, là hoạt động có tính phòng ngừa nhằm bảo vệ và
ngăn chặn khả năng vi phạm pháp luật. Đây là hình thức đặc biệt quan trọng để
nhân dân lao động trực tiếp tham gia vào quản lý Nhà nước và quản lý xã hội, góp
phần phát huy dân chủ, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước,
có ý nghĩa là sự đấu tranh nhằm giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, củng
cố mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Đồng thời phòng ngừa, hạn chế và
đấu tranh với những vi phạm pháp luật về thi hành án, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa.
c. Chủ thể khiếu nại:
Người khiếu nại
- Cá nhân: công dân VN, người không quốc tịch, người nước ngoài

- Cơ quan tổ chức
Điều kiện:
- Năng lực hành vi pháp luật dân sự.
- Bị ảnh hưởng trực tiếp từ các quyết định của cơ quan THADS và chấp hành viên.
Người bị khiếu nại:
- Thủ tưởng cơ quan THADS
- Chấp hành viên ( bao gồm cả Phó thủ trường trong trường hợp được Thủ trưởng
2.

phân công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ)
Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự
Đối tượng khiếu nại về thi hành án dân sự là quyết định, hành vi của thủ
trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên thực hiện trong quá trình thi hành án
dân sự mà người khiếu nại cho rằng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích
5


của họ. Các quyết định và hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành
án, chấp hành viên là các quyết định, hành vi vi phạm các quy định của LTHADS
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
-

Các quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án



dân sự bao gồm:
Không hoặc chậm ra quyết định thi hành án; ra quyết định thi hành án không đúng,
như: cho thi hành bản án, quyết định của tòa án đã bị hủy bỏ; ra quyết định thi hành
đối với bản án, quyết định đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi

hành án không đúng thẩm quyền, thi hành án không đúng với nội dung bản án,



quyết định của tòa án v.v..
Ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định thi hành án không đúng



quy định tại điều 37 LTHADS.
Ra quyết định ủy thác thi hành án không đúng làm mất thời gian và gây phiền hà
cho đương sự như: vi phạm thời hạn, thủ tục ủy thác, ủy thác không đúng địa chỉ



người phải thi hành án cư trú, làm việc, có tài sản hoặc có trụ sở..;
Ra quyết định hoãn thi hành án không đúng quy định tại điều 48 LTHADS hoặc
không ra quyết định hoãn khi có yêu cầu của người có thẩm quyền theo quy định






của pháp luật mà không có lý do chính đáng…
Ra quyết định tạm đình chỉ không đúng quy định tại Điều 49 LTHADS.
Không ra quyết định tiếp tục thi hành án trong các trường hợp được quy định tại




khoản 3 Điều 49 LTHADS.
Ra quyết định đình chỉ thi hành án không đúng, vi phạm những điều kiện quy định



tại Điều 50 LTHADS.
Trả lại đơn yêu cầu thi hành án không đúng như: chưa đủ căn cứ khẳng định người



phải thi hành án không có điều kiện để thi hành án…
Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự không

đúng quy định của pháp luật.
• Vi phạm trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết khiếu nại, kháng nghị.
Các quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên gồm:
• Thi hành không đúng quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án.
6




Không định thời gian tự nguyện thi hành án cho người phải thi hành án theo quy



định của pháp luật.
Vi phạm các quy định tại Điều 21 LTHADS về những việc chấp hành viên không




được làm.
Vi phạm các quy định tại Điều 39 LTHADS về thực hiện việc thông báo về thi hành



án.
Vi phạm các quy định trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án,



biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Áp dụng quy định về tính lãi suất cũng như trượt giá không chính xác, không đúng



các quy định của pháp luật.
Trả các khoản tiền thu được của người phải thi hành án không đúng thứ tự thanh



toán quy định tại Điều 47 LTHADS.
Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự không

3.

đúng quy định của pháp luật.
Thời hiệu khiếu nại về thi hành án dân sự
Việc quy định thời hiệu khiếu nại về thi hành án dân sự là để tránh trường
hợp người có thẩm quyền khiếu nại sẽ khiếu nại bất cứ lúc nào, khiếu nại tràn lan

dẫn đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, hoạt động giải quyết khiếu nại
sẽ khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại nhất là trong trường hợp quyết định,
hành vi bị khiếu nại được thực hiện đã lâu.
Pháp luật quy định thời hiệu khiếu nại về thi hành án dân sự làm cho hoạt
động tổ chức thi hành án dân sự ổn định và bảo đảm hiệu quả của công tác giải
quyết khiếu nại về thi hành án dân sự. Ví dụ nếu quy định thời hạn khiếu nại thì
việc xác minh điều kiện khiếu nại sẽ tiến hành nhanh chóng, đối tượng để xác minh
sẽ được bảo đảm…
Theo quy định tại khoản 2 điều 140 LTHADS thì thời hiệu khiếu nại
được tính như sau:

7




Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm,
biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được



hành vi đó
Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản là 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được quyết định; đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp
bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi



đó
Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế và sau khi áp dụng

biện pháp cưỡng chế thi thời hiệu khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết



định hoặc biết được hành vi đó
Đối với lần khiếu nại thứ hai thì thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Như vậy, người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có quyền khiều nại về thi hành án dân sự trong một thời
hạn nhất định, nếu hết thời hạn này mà người khiếu nại không khiếu nại thì không
còn quyền khiếu nại nữa, nếu vẫn khiếu nại thì không được tiếp nhận để xem xét,
giải quyết.
Tuy nhiên, thời hạn khiếu nại này có thể bị gián đoạn khi xảy ra những sự
kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trong những trường hợp này pháp
luật quy định thời hạn khiếu nại bị tạm dừng, khoảng thời gian này không tính vào
thời hạn khiếu nại. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
có quyền khiếu nại, khi nào sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan chấm
dứt thì thời hạn khiếu nại lại được tính tiếp từ thời điểm đó.

4.

Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có thẩm

a.

quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại về thi hành án dân sự

8



Pháp luật đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại nhằm
bảo đảm cho người khiếu nại bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bảo
đảm việc giải quyết khiếu nại nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật. Tuy nhiên,
để bảo đảm cho người khiếu nại thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình thì cơ
quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cơ quan, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại cũng phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho người khiếu nại thực
hiện được các quyền và nghĩa vụ của họ.
Theo khoản 1 Điều 143 LTHADS người khiếu nại có các quyền sau: “ Tự
mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; nhờ luật sư
giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại ...”
Khi thực hiện quyền khiếu nại, người khiếu nại có các nghĩa vụ được qui
định cụ thể tại khoản 2 Điều 143 như sau: “ khiếu nại đến đúng người có thẩm
quyền giải quyết; trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin…”.
b.

Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại về thi hành án dân sự
Người bị khiếu nại về thi hành án dân sự là là những chủ thể có quyền sử
dụng quyền lực nhà nước ( thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên) đã ra
quyết định hoặc có hành vi trong quá trình chỉ đạo thi hành án hoặc tổ chức thi
hành án bị các cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến
việc thi hành án dân sự khiếu nại.
Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại được quy định cụ thể tại Điều 144
LTHADS năm 2014.

c.

Quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành
án dân sự


9


Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự là người
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết khiếu nại đối với các quyết
định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành
viên.
Quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy
định tại Điều 145 LTHADS.
II.
1.

Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Các cơ quan nhà nước, người đứng đầu các cơ quan nhà nước phải chịu trách
nhiệm về mọi hành vi, hoạt động công vụ do cán bộ công chức của cơ quan mình
và cấp dưới thực hiện. Vì vậy thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân
sự được xác định theo các nguyên tắc sau:


Đối với khiếu nại về quyết định hành vi trái pháp luật trong thi hành án của nhân
viên thuộc cơ quan thi hành án dân sự nào thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân



sự đó có trách nhiệm giải quyết.
Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật trong thi hành án của thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì do cơ quan thi hành án dân sự cấp
trên trực tiếp hoặc người đứng đầu cơ quan thi hành án cấp dân sự cấp trên trực tiếp
giải quyết

Trên cơ sở các nguyên tắc đó, Điều 142 LTHADS quy định thẩm quyền
giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự như sau:



Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại đối với quyết dịnh, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc quyền quản



lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thầm quyền giải quyết khiếu nại
đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc quyền quản lý
10


của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, giải quyết khiếu nại mà thủ trường cơ
quan thi hành án dân sự cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. Quyết
định này có hiệu lực thi hành giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái


pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ
quan thi hành án dân sự cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. Quyết định



này có hiệu lực thi hành.
Bộ trưởng Bộ tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan

quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
Quyết định này có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ tư
pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự cấp tỉnh và thủ trưởng cơ quan thi quản lý thi hành án dâ sự



thuộc Bộ tư pháp.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quan khu có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên cơ quan thi hành án



cấp quân khu.
Thủ trường cơ quan quản lý thi hành án thuộc BỘ quốc phòng có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành
án cấp quân khu, giải quyết khiếu nại mà thủ trường cơ quan thi hành án cấp quân



khi đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Bộ trưởng Bộ quốc phòng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ
quan quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng đã giải quyết nhưng còn có khiếu
nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành
Theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định của Chính phủ số 58/2009/NĐCP ngày 13/07/2009 quy định về thủ tục thi hành án dân sự thì Bộ trưởng Bộ quốc
phòng có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan
quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng trong những trường hợp sau đây:
11



2.



Quyết định hành vi bị khiếu nại là trái phá luật nhưng quyết định giải quyết khiếu



nại cho rằng quyết định hành vi đó là đúng pháp luật.
Việc giải quyết khiếu nại đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết

khiếu nại về thi hành án.
• Có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản kết quả giải quyết khiếu nại.
Thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Khái niệm: Là quãng thời gian theo luật định mà người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại đã giải khuyết xong .
Dấu hiệu: Đã ban hành văn bản giải quyết khiếu nại từ khi thụ lý vụ việc
khiếu nại đến khi ban hành văn bản giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự được tính từ ngày người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý đơn khiếu nại đến ngày người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nạ ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự được quy định cụ thểtại
Điều 146 LTHADS năm 2014.

Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
• Gửi đơn
Các hình thức nộp đơn:
- Nộp đơn trực tiếp
Gửi qua cổng thông tin điện tử
• Khiếu nại và nhận đơn khiếu nại

3.

-

Theo điều 147 LTHADS, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại.
Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày tháng năm khiếu nại; họ tên địa chỉ của người khiếu
nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết. Đơn khiếu nại phải
do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.


Trường hợp người khiếu nại không viết đơn mà đến khiếu nại trực tiếp thì người có
trách nhiệm tiếp nhận việc khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn
12


hoặc ghi lại các nội dung như đã nói ở trên, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người


khiếu nại.
Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người
có thẩm quyền phải yêu cầu người đại diện xuất trình giấy tờ chứng minh tính hợp
pháp của việc đại diện và kiểm tra xem việc khiếu nại của người đại diện có theo
đúng thủ tục như quy định đối với người khiếu nại không.
Ngay sau khi nhận được đơn khiếu nại của người khiếu nại, người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án phải làm xem xét nội dung khiếu nại có
thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không, yêu cầu, nội dung của người khiếu
nại. Nếu thấy việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trả lời
cho người khiếu nại biết hoặc trong đơn khiếu nại nội dung, yêu cầu khiếu nại chưa
rõ thì gặp gỡ, tiếp xúc với người khiếu nại để yêu cầu bổ sung hoặc làm rõ nộ dung
đơn khiếu nại.

Sau khi nghiên cứu đơn khiếu nại và tài liệu, chứng cứ người khiếu nại cung
cấp thấy đầy đủ điều kiện thụ lý thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến
hành thụ lý giải quyết. Khi nghiên cứu đơn khiếu nại và các tài liệu, chứng cứ
người khiếu nại cung cấp, nếu thấy việc khiếu nại chưa đáp ứng đầy đủ những điều
kiện thụ lý giải quyết thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án
dân sự có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại biết rõ lí do


Thụ lý việc khiếu nại để giải quyết
Dấu hiệu thụ lý là cơ sở xác nhận trách nhiệm của cơ quan thi hành án với

người khiếu nại.
Khi nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại căn
cứ vào các qui định pháp luật về khiếu nại để xem vụ việc có đủ điều kiện thụ lý
không. Trên cơ sở đơn và các tài liệu mà người khiếu nại cung cấp, người giải
13


quyết khiếu nại phải tiến hành nghiên cứu kỹ đơn khiếu nại, hồ sơ, tài liệu liên
quan để xác định nội dung khiếu nại của người khiếu nại bao gồm những vấn đề gì,
yêu cầu của người khiếu nại là như thế nào, những căn cứ mà người khiếu nại đưa
ra để chứng minh cho yêu cầu của họ có đúng pháp luật không, đã đầy đủ chưa...
Đồng thời, có thể tiến hành việc tiếp xúc sơ bộ đối với người khiếu nại.
Thông thường, người khiếu nại thường cho mình là người bị oan ức, quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm do vậy trong đơn của họ thường không phản ánh trung
thực bản chất của vấn đề hoặc giấu giếm các chứng cứ để làm sai lệch thông tin,
làm lạc hướng sự nhận định của người giải quyết khiếu nại. Do vậy, người giải
quyết khiếu nại trong những trường hợp nhất định, để làm sáng tỏ những nội dung
cơ bản của vụ việc mà mình chưa rõ, cần thiết phải tiếp xúc với đương sự nhằm
khẳng định những nội dung khiếu nại và yêu cầu của họ, qua đó xác định lại nhân

thân người khiếu nại có hợp lệ không, cũng có thể khai thác thêm phần nào những
thông tin liên quan đến vụ việc bị khiếu nại.
Người giải quyết khiếu nại cần phải thu thập các văn bản pháp lý liên quan
đến giải quyết vụ việc để làm căn cứ giải quyết khiếu nại. Đó có thể là các văn bản,
tài liệu liên quan đến quyết định, hành vi bị khiếu nại hay những văn bản, tài liệu
mà nội dung đơn thư khiếu nại đã đề cập đến như là những căn cứ để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại hoặc những văn bản pháp luật điều chỉnh
về lĩnh vực có liên quan đến vụ việc phát sinh.
Khi xác định được việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc
cơ quan của mình và không thuộc một trong các trường hợp không thụ lý để giải
quyết quy định tại Điều 141 LTHADS năm 2014 thì người giải quyết khiếu nại
quyết định thụ lý việc khiếu nại.
Theo điều 148 LTHADS, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu
14


nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại
biết. Có thể xảy ra các trường hợp sau:




Nhận đơn
Trả đơn
Hướng dẫn chuyển cho cơ quan có thẩm quyền
• Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết khiếu nại
Thẩm tra, xác minh thu thập chứng cứ là khâu rất quan trọng có tính chất
quyết định đối với quá trình xem xét giải quyết vụ việc khiếu nại. Việc thu thập đầy
đủ các tài liệu chứng cứ là cơ sở để̀ giải quyết việc khiếu nại chính xác và đúng

pháp luật.
Khi tiến hành thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại cần phải xác định rõ các nội dung khiếu nại, yêu cầu của người
khiếu nại: nội dung, yêu cầu cần phải thẩm tra xác minh; những nội dung bị khiếu
nại cần có sự giải trình của người bị khiếu nại; các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu
quan có liên quan cần phải gặp để xác minh, thu thập tin tức tài liệu và phải chuẩn
bị các văn bản pháp luật liên quan đến việc giải quyết khiếu nại làm căn cứ cho
việc giải quyết khiếu nại.
Để thực hiện được công tác thẩm tra, xác minh đã được xác định có hiệu
quả, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự cần lựa
chọn những phương án thẩm tra, xác minh cho phù hợp. Tùy từng trường hợp
người giải quyết khiếu nại có thể triệu tâp người khiếu nại, người bị khiếu nại để tổ
chức đối thoại, xác minh tại chỗ; trưng cầu giám định hoặc tiến hành các biện pháp
khác theo quy định pháp luật.


Ra quyết định giải quyết khiếu nại

15


Sau khi đã xác minh được các vấn đề liên quan đến khiếu nại và thu thập
được đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng cứ làm căn cứ giải quyết khiếu nại thì
người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết
khiếu nại lần đầu có đầy đủ nội dung quy định tại Điều 151 LTHADS, quyết định
giải quyết khiếu nại lần hai có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 153
LTHADS.
Quyết định giải quyết khiếu nại được gửi cho người khiếu nại, người bị
khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và người giải quyết khiếu nại trước
đó ( nếu là giải quyết khiếu nại tiếp theo) trong thời hạn mà pháp luật quy định.

Quyết định này phải được mọi cá nhân, cơ quan tổ chức tôn trọng. Khi quyết định
giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì phải được cá nhân, cơ quan tổ chức
hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành, nếu không thi hành sẽ bị xử lý nghiêm minh,
người bị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp và được bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

-

Luật khiếu nại tố cáo năm 2011
Luật xử lý vi phạm hành chính 2013
Quyết định 1420/ qđ GQKNTC
Qđ 255/2013/QĐ- VKSTC- V10
Giáo trình Luật Thi hành án Dân sự Việt Nam
/>
MỤC LỤC

17



×