Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang
GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 1 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.2 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO) vào năm
2007, nền kinh tế Việt Nam trở nên sôi động và là một trong những điểm đến hấp
dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước về các lĩnh vực như tài chính, bảo
hiểm, giáo dục, và các vấn đề kinh tế khác. Năm 2008 vừa qua, mặc dù nền kinh
tế Việt Nam đã trãi qua nhiều biến động về lạm phát, điều hành kinh tế vĩ mô của
đất nước, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế (GDP) Việt Nam đạt 6,23% tương đối ổn
định qua các năm. Tình hình lạm phát năm 2008 đã có lúc tăng tới mức kỷ lục
kể từ năm 1992 đến nay với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã lên tới hai con số, với
mức 22,97%
1
. Điều này đã tạo ra thách thức rất lớn cho các nhà quản lý kinh tế
của nước ta.
Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tín dụng của các ngân hàng của Mỹ bắt
đầu từ tháng 8 năm 2007 mà đỉnh cao là trong tháng 9/2008 qua với sự phá sản
của hàng loạt các ngân hàng hàng đầu tại Mỹ. Hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh
tế ở Mỹ đã ảnh hưởng sâu rộng sang các nước như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Thái Lan, và trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu trong đó có Việt Nam. Nó ảnh
hưởng đến Việt Nam về nhiều mặt từ kinh tế đến đời sống của người dân, từ các
hộ gia đình đến các doanh nghịêp vừa và nhỏ, làm cho các doanh nghiệp bị ách
tắc trong đầu ra của sản phẩm, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Sự khó khăn trên
đã ảnh hưởng sâu xắc đến các ngân hàng Việt Nam trong việc thu nợ các khoản
tín dụng đã cấp, trong đó có ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) - Chi
nhánh An Giang.
Để có thể phát triển bền vững, vượt qua thử thách, hạn chế được rủi ro đòi
hỏi ngân hàng phải xác định được những khó khăn, vướng mắc hiện tại để từ đó
tìm ra được những chiến lược kinh doanh đúng đắn, xác định đúng mục tiêu và
để đạt được sự thắng lợi cần phải có sự phối hợp, nỗ lực của tập thể từ lãnh đạo
1
Nguồn trích dẫn Tổng cục thống kê Việt Nam
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang
GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 2 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà
đến toàn thể nhân viên trong ngân hàng, có như vậy kết quả kinh doanh của Ngân
hàng mới đạt hiệu quả cao. Do đó, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là
công cụ rất quan trọng để giúp ngân phát hiện ra những điểm mạnh điểm yếu của
ngân hàng, để từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cũng như giúp ngân hàng phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá
hiện nay.
Chính vì lý do trên, em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Năm 2008 là một năm đầy khó khăn trong lĩnh vực tài chính nói chung và
lĩnh vực hoạt động ngân hàng nói riêng với những chính sách liên tục thay đổi
của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về cơ chế lãi suất khác nhau. Trong 7 tháng
đầu năm, NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu hàng đầu là
kiềm chế lạm phát. Theo đó, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng từ 8,75% đến
14%/năm, lãi suất tái chiết khấu 4,5% đến 13%/năm. Tuy nhiên, trong những
tháng cuối năm, do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh
tế thế giới, NHNN lại sử dụng chính sách ngược lại, chính sách tiền tệ mở rộng
nhằm kích thích tiêu dùng và đầu tư, lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm dần từ
mức 14% còn 7,5%/năm, lãi suất chiết khấu từ 13% còn 7,5%/năm. Do lãi suất
giảm liên tục trong thời gian ngắn nên nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc
cân đối tài chính giữa đầu vào và đầu ra. Một số ngân hàng đã huy động lượng
vốn lớn ở lãi suất cao, giờ đang phải gặp khó khăn khi buộc phải cho vay với lãi
suất thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động. Điều này đã tạo ra rủi ro lãi suất tại
các Ngân hàng. Ngoài ra, khi lãi suất huy động giảm quá sâu, người dân sẽ không
nghĩ tới việc đem tiền nhàn rỗi tới gửi ngân hàng nữa, ảnh hưởng đến nguồn vốn
huy động của ngân hàng.Vì vậy, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ về
thanh khoản do khả năng huy động vốn giảm vì lãi suất huy động không hấp dẫn.
Bên cạnh đó, sự có mặt của các ngân hàng thương mại (NHTM) 100% vốn
nước ngoài sẽ đẩy mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng mạnh mẽ hơn, nhất là
lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói, tiên tiến. Hiện nay, đã có 5 ngân
hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. HSBC là
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang
GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 3 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà
ngân hàng đầu tiên đi vào hoạt động ngày trong những ngày đầu tiên của năm
mới 2009. Ngoài ra còn có Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Standard Chartered,
Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan Việt Nam (Hàn Quốc)
và Hong Leong Bank Việt Nam (Malaysia). Với nguồn vốn hoạt động hùng
mạnh, công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng với tâm lý
chuộng hàng ngoại của người dân Việt Nam thì đây là những khó khăn cho ngân
hàng nội trong đó có NHTM cổ phần (NHTMCP) Sài Gòn.
Trước bối cảnh đó, NHTMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang luôn chú
trọng đến các khâu như chất lượng dịch vụ, đa dạng sản phẩm, quản trị ngân
hàng nhằm đem lại cho khách hàng sự thoả mản cao hơn, nhằm hướng đến hiệu
quả tối đa hoá lợi nhuận. Với định hướng của ngân hàng là “Phát triển đi kèm
bền vững” nên khi đánh giá hiệu quả của Ngân hàng, SCB An Giang không chỉ
dựa vào lợi nhuận mà còn đánh giá một cách toàn diện các hoạt động tại ngân
hàng. Chính vì vậy phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh theo theo hệ thống
đánh CAMEL sẽ giúp ngân hàng có cái nhìn đúng đắn hơn về hiệu quả hoạt động
tại ngân hàng. Theo hệ thống này thị hiệu quả hoạt động được đánh giá theo 5 chỉ
tiêu: Vốn chủ sở hữu (C), tài sản (A), quản trị ngân hàng (M), lợi nhuận (E), tính
thanh khoản (L).
Hiện nay, CAMEL được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trong việc xếp loại
các ngân hàng, trong đó có nước ta. Ngày 12/03/2008, thống đốc NHNN đã ký
quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN chính thức sử dụng hệ thống đánh giá
CAMEL trong việc xếp loại các NHTM cổ phần trong nước.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Sài Gòn -
Chi nhánh An Giang theo khung phân tích CAMEL nhằm hướng đến việc xây
dựng những kế hoạch, những quyết định một cách chủ động, linh hoạt góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và góp phần tối đa hóa
lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
– Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn – Chi
nhánh An Giang qua 3 năm 2006-2008 theo khung phân tích CAMEL
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang
GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 4 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà
Phân tích tình hình huy động vốn
Đánh giá chất lượng tài sản Có của Ngân hàng
Đánh giá hoạt động quản trị và điều hành của ngân hàng
Phân tích thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời của ngân hàng
Đánh giá tính thanh khoản
– Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng.
– Tìm ra những nguyên nhân tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhất nhằm giúp ngân hàng hạn chế
được rủi ro, đồng thời phát huy những thế mạnh sẵn có của mình.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại NHTMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang.
1.3.2 Thời gian
Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được lấy
trong 3 năm gần nhất (2006 – 2007 – 2008).
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn - Chi
nhánh An Giang qua 3 năm 2006-2008 được thể hiện trên báo cáo tài chính của
Ngân hàng.
Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng
Các nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Nguyễn Quốc Trung, “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc
Liêu”, hướng dẫn khoa học ThS. La Nguyễn Thùy Dung. Nội dung phân tích của
luận văn này là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giữa thực tế và kế
hoạch; phân tích tình hình huy động vốn; phân tích tình hình cho vay và thu nợ;
phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận. Thông qua đó, tác giả đánh giá
tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank huyện Đông Hải tỉnh Bạc
Liêu đã đạt được những hiệu quả nhất định như: nguồn vốn huy động đang tăng
trưởng tốt; đơn vị đã đa dạng hóa các hình thức đầu tư tín dụng,...Tuy nhiên, tỷ lệ
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang
GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 5 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà
nợ xấu ở mức khá cao; việc chuyển hướng đầu tư tín dụng còn diễn ra chậm; huy
động vốn chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay. Vì vậy, Ngân hàng đã, đang và sẽ
thực hiện các biện pháp nhằm năng cao hiệu quả hoạt động tại ngân hàng.
Châu Kim Khuê, “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân
hàng thương mại cổ phần Kiên Long”, hướng dẫn khoa học Huỳnh Thị Kim
Uyên. Luận văn này phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
thương mại cổ Phần Kiên Long theo khung phân tích CAMEL, tức là phân tích
theo 5 yếu tố: Vốn chủ sở hữu, tài sản có, quản trị ngân hàng, lợi nhuận, tính
thanh khoản. Qua quá trình phân tích, tác giả đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng Kiên Long rất tốt, từ một ngân hàng TMCP nông thôn tập
thể cán bộ công nhân viên đã nổ lực và đưa ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt
động thành công sang ngân hàng đô thị và mở rộng mạng lưới hoạt động sang
nhiều thành phố trọng điểm. Tuy nhiên, quy mô hoạt động của ngân hàng vẫn
còn nhỏ, khả năng cạnh tranh vẫn còn thấp.
1.5. HAN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Do SCB An Giang là chi nhánh của NHTMCP nên vốn tự có không thể hiện
trên bảng cân đối kế toán của chi nhánh. Nó chỉ thể hiện trên bảng cân đối kế
toán của toàn hệ thống NHTMCP Sài Gòn. Vì vây, trong phần phân tích
CAMEL, tôi sẽ không phân tích vốn tự có thay vào đó sẽ phân tích vốn huy động
của Chi nhánh.
www.kinhtehoc.net