Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ CÁC THUỘC TÍNH CỦA QUYỀN CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.15 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Quyền con người là nền tảng mà trên đó xã hội loài người được xây
dựng và cuộc sống của cá nhân mới có ý nghĩa. Quyền con người là biểu
trưng phân biệt của loài người, cũng như dấu hiệu cụ thể có thể được xác
định tính nhân loại chung của chúng ta. Nó phản ánh lại trình độ phát triển
của con người, phản ánh các tinh hoa, các giá trị kết tinh của loài người qua
hàng thế kỷ.
Do đó, vấn đề quyền con người luôn là vấn đề nóng và nhận được
nhiều sự quan tâm, nghiên cứu từ nhiều phía, từ nhiều thành phần tầng lớp
xã hội cùng như từ mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Để tìm hiểu về quyền con người, trước hết ta phải tìm hiểu về các
thuộc tính, tính chất của quyền con người, cũng như mối liên hệ giữa các
tính chất. Qua đó thấy được các tinh hoa văn hóa nhân loại, các chuẩn mực,
thấy được giá trị nhân văn và giá trị tinh thần
Sau đây em xin trình bày các nội dung đó ở bài tiểu luận dưới đây:

1


I. Khái niệm và các thuộc tính của quyền con người
1. Khái niệm
Quyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh
vực như đạo đức, chính trị, pháp lý... Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều
định nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người
theo những góc độ khác nhau. Một định nghĩa rất phổ biến thường được
trích dẫn bởi các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên: Quyền con người
là những quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa
hưởng đơn giản vì họ là con người. Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của
Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc thường xuyên được trích dẫn bởi các nhà
nghiên cứu: quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự


bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ
bản của con người.
2. Tính chất của quyền con người
Quyền con người có những tính chất cơ bản sau đây:
 Tính phổ biến:
Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người
được áp dụng chung cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, dân tộc,
giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Con người, dù ở trong
những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa khác nhau
vẫn được công nhận là con người và được hưởng những quyền và sự tự do
cơ bản.

2


 Tính đặc thù:
Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con người nhưng
mức độ thụ hưởng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân
của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà người
đó đang sống. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con người
mang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế
- xã hội ở khu vực đó. Ví dụ: ở các nước Tây Âu, do điều kiện kinh tế phát
triển nên con người ở đây được hưởng chế độ an sinh xã hội tốt hơn nơi
khác. Ngược lại, ở một số nước châu Á, do kinh tế còn chậm phát triển nên
mức độ thụ hưởng an sinh xã hội thấp hơn.
 Tính không thể bị tước bỏ:
Trong quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người
không thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ
thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có những chủ thể

đặc biệt mới có thể hạn chế quyền con người. Ví dụ: tù nhân bị giam do thực
hiện hành vi phạm tội.
 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền:
Tất cả các quyền con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc
thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện quyền kia. Ngược lại, khi
có một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác. Ví dụ: nếu
một người không được làm việc, không có một mức sống đảm bảo cho sự
sống còn của cá nhân thì người đó sẽ ít chú ý đến các quyền dân chủ như
Quyền bầu cử hoặc Quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội.

3


 Tính không thể phân chia:
Tính không thể phân chia (indivisible): Thể hiện ở chỗ các quyền con
người đều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền
nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào, bởi lẽ việc tước bỏ hay hạn chế
bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát
triển của con người.
Tuy nhiên, tùy bối cảnh và với những đối tượng cụ thể, có thể ưu tiên
thực hiện một số quyền con người nhất định (ví dụ, khi có dịch bệnh đe dọa,
quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế, hoặc cần có
những quyền đặc biệt cho do phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu
số... do đây là những nhóm yếu thế). Điều này không có nghĩa là các
quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà bởi vì các quyền đó
trong thực tế có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các
quyền khác.
 Tính bình đẳng
Điều 1 và 2 của bản tuyên ngôn nhân quyền của LHQ đã khẳng định:
“Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi,

có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.
Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn
này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào… hạn chế chủ quyền.”
Con người sinh ra có thể khác nhau về chủng tộc, giới tính, tín
ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội, nhưng đó không phải là căn cứ phân biệt
trong việc hưởng các quyền và thưc hiện các nghĩa vụ.
Nguyên tắc bình đẳng phản ánh những nội dung căn bản, đó là, tất cả
mọi người đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị
phân biệt đối xử. Quyền bình đẳng được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã
hội và pháp lý. Quyền và nghĩa vụ của con người không bị phân biệt bởi
4


giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị
xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, con người được hưởng quyền
và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau
Do vậy, có thể hiểu tính bình đẳng một cách khái quát là quyền được
hưởng tất cả các quyền con người như nhau ở mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn
cảnh
 Tính tự nhiên
Bắt nguồn từ chỗ coi con người là một thực thể tự nhiên, nên quyền
con người phải là quyền "bẩm sinh", Khái niệm những quyền “bẩm sinh”
được hiểu là quyền vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì
chúng ta sẽ không thể sống như một con người
Đồng thời đây cũng là "đặc quyền", nghĩa là quyền con người, quyền
lợi của con người với tư cách là người, gắn liền với cá nhân con người,
không thể tách rời.
Các quyền con người có tính tự nhiên, do đó nó không phụ thuộc vào
phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai

cấp, tầng lớp, tổ chức hay nhà nước nào; và không một chủ thể nào, kể cả
các nhà nước có thể ban phát hay tước bỏ đi các quyền con người.
 Tính pháp lý
Ngược lại với tính tự nhiên, có một số quan điểm cho rằng quyền con
người có tính pháp lý. Nó cho rằng quyền con người không phải là những gì
bẩm sinh vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước qui định, ban
hành cụ thể bằng pháp luật.
Nói cách khác, tính pháp lý thể hiện quyền con người ở một góc độ
khác, quyền con người ở đây bị giới hạn bởi các qui định pháp luật, có
5


phạm vi phụ thuộc vào một không gian và thời gian nhất định, và phụ thuộc
chủ yếu vào ý chí của tầng lớp thống trị cũng như các yếu tố về điều kiện
kinh tế xã hội, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa… của từng xã hội.
II. Mối quan hệ giữa tính đặc thù và tính phổ biến theo phương diện
triết học
Triết học Mác-Lênin cho rằng, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,
thông qua cái riêng nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, chứ không
thể ở ngoài cái riêng. Để phát hiện cái chung cần xuất phát từ những cái
riêng, từ những sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ cụ thể chứ không thể
xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người. Mặt khác, vì cái chung chỉ tồn
tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, bộ phận đó tác động qua
lại với những bộ phận, những yếu tố còn lại của các riêng - những cái không
gia nhập vào cái chung - nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cái
riêng, dưới dạng đã bị cải biến.
Từ đó, một kết luận được rút ra là, bất cứ cái chung nào khi áp dụng
vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hóa. Nếu không chú ý tới
sự cá biệt hóa đó, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hóa cái chung
thì sẽ rơi vào sai lầm của những người tả khuynh, giáo điều. Ngược lại, nếu

xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hoá cái đơn
nhất, thì sẽ rơi vào sai lầm
Như trên đã nói, tính phổ biến của quyền con người gắn với cái
chung, tính đặc thù gắn với cái riêng. Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào
từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá. Nêu không chú ý tới sự cá
biệt hoá đó, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung thì sẽ
rơi vào sai lầm của những người tả khuynh, giáo điều. Ngược lại, nếu xem

6


thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hoá cái đơn nhất, thì
sẽ rơi vào sai lầm của những người hữu khuynh, xét lại.
Tính phổ biến và tính đặc thù là hai mặt đối lập, cùng tồn tại không
thể tách rời trong phạm trù quyền con người. Sự phát triển của quyền con
người chính là quá trình đấu tranh giữa hai mặt đối lập đó. Tính phổ biến và
tính đặc thù tuy đối lập nhau nhưng không triệt tiêu nhau, chúng cùng tồn tại
trong quyền con người. Một quyền có tính phổ biến không có nghĩa là quỵền
đó không có tính đặc thù và ngược lại. Trong tính phổ biến của quyền con
người ẩn chứa tính đặc thù, trong tính đặc thù có ẩn chứa tính phổ biến, tính
phổ biến và tính đặc thủ có thể chuyển hoá lẫn nhau.Do đó, việc tách tính
phổ biến và tính đặc thù để phân tích ở trên có tính chất tương đối nhằm
giúp cho chủng ta có thể hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về quyền con
người.
Trên cơ sở phương pháp luận triết học như vừa trình bày ở trên khi
nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người,cần đặt tính
phổ biến trong mối quan hệ không thể tách rời với tính đặc thù. Tính đặc thù
là biểu hiện cụ thể của tính phổ biến, hay là sự cụ thể hóa của tính phổ biến.
Tính phổ biến tồn tại thông qua tính đặc thù nên chắc chắn không thể có việc
chỉ có tính phổ biến tồn tại một cách độc lập, đơn nhất.

Nói cách khác, từ cơ sở phương pháp luận triết học, cho phép chúng ta
khẳng định quyền con người vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù, đó là
hai mặt không thể tách rời của quyền con người.
2.1 Tính phổ biến
Như đã trình bày ờ trên, quyền con người vừa mang tính phổ biến,
vừa mang tính đặc thù. Tính phổ biến gắn với cái chung, tính đặc thù gắn với
cái riêng. Do đó, quan điểm cho rằng quyền con người chỉ có tính phổ biến
7


hoặc chỉ có tính đặc thù là quan điểm có tính chất siêu hình, phiến diện,
không xem xét sự vật, hiện tượng trong ý nghĩa đầy đủ của nó. Trong lịch sử
phát triển của quyền con người, đã tồn tại nhiều quan điểm, học thuyết khác
nhau, chẳng hạn như khuynh hướng quyền tự nhiên, khuynh hướng thực
định, khuynh hướng kinh tế, mỗi một quan điểm đã tuyệt đối hoá một khía
cạnh khác nhau của quyền con người, do đó chỉ có thể nhận thức một cách
đúng đắn về quyền con người khi xem xét một cách đầy đủ, toàn diện trên
các phương diện khác nhau.
Cần đặc biệt lưu ý là, tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con
người khác với quyền phố biến và quyền đặc thù. Chẳng hạn, quyền sống,
quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc, ... đó là những quyền phổ
biến; quyền của những người bị hạn chế quyền, quyền của người đồng
tính ... là quyền đặc thù. Quyền phổ biến, theo chúng tôi là những quyền
được áp dụng bình đẳng và rộng rãi cho tất cả mọi thành viên trong gia đình
nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gi, chẳng hạn như về
chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân...
Ngược lại, quyền đặc thù không được áp dụng cho tất cà các thành viên
trong xã hội mà chỉ được áp dụng đối với một nhóm người, một bộ phận
người cụ thể trong xã hội. Nhưng cho dù đó là quyền phổ biến hay quyền
đặc thù thì trong bản thân nó đều bao chứa tính phổ biến và tính đặc thù.

Chẳng hạn, quyền tự do được xem như một quyền phổ biến, trong nó
bao chứa tính phổ biến và tính đặc thù. Tính phổ biến của quyền tự do thể
hiện ở chỗ đã là con người, bất kể dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính.. đều
có quyền tự do. Còn tính đặc thù của quyền tự do được thể hiện ở chỗ, trong
những điều kiện hoàn cảnh nhất định, nó bị hạn chế đối với một số người,
nhóm người như những người phạm tội; hay trong điều kiện một dân tộc bị
thực dân, phong kiến đô hộ, bị mất quyền độc lập tự chủ, thì người dân có
8


thể bị hạn chế hoặc thậm chí là tước bỏ quyền tự do. Chính việc hạn chế ở
phạm vi, mức độ, qui mô… đã tạo nên tính đặc thù của quyền tự do. Nếu
như tính phổ biến của quyền con người không bị chi phối bởi thời gian,
không gian, hay những điều kiện lịch sử cụ thể, thì những yếu tố đó lại gắn
chặt và tạo nên tính đặc thù của quyền con người.
Như thế có thể nói, tính phổ biến là thuộc tính căn bản nhất của quyền
phổ biến, tính đặc thù là thuộc tính căn bản nhất của quyền đặc thù. Quyền
phổ biến và tính phổ biến của quyền gắn chặt với nhau, nhưng không hoàn
toàn đồng nhất. Cũng tương tự, quyền đặc thù gắn liền với tính đặc thù của
quyền nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt.
Theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, tính phổ biến của
quyền con người được xem như một tính chất cơ bản bên cạnh tính không
thể phân chia, tính không thể chuyển nhượng, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn
nhau. Tính phổ biến (universal) thể hiện ờ chỗ quyền con người mang tính
chất bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả
mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất
cứ lý do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi,
thành phần xuất thân... Liên quan đến tính chất này, cũng cần lưu ý là bản
chất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức
độ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con

người.
Ngoài ra, tính phổ biến của quyền con người còn thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, quyền con người là một giá trị chung của con người, là
nhu cầu chung là mục đích hướng tới của con người và xã hội loài người.
Tính phổ biến gắn liền với những quyền cơ bàn nhất (hay quyền phổ biến)
của con người - đã là con người ai cũng có quyền tồn tại, có quyền phát triển
và có quyền mưu cầu hạnh phúc. Do đó, nếu xét từ phương diện tính phổ
9


biến thì quyền con người có thể đem áp dụng cho tất cả các khu vực, quốc
gia, dân tộc trên thế giới. Với ý nghĩa đó, tính phổ biến của quyền con người
thể hiện ở chỗ nó vượt qua những khác biệt về văn hoá.
Thứ hai, tính phổ biến của quyền con người cũng bao hàm ý nghĩa có
thể áp dụng đối vói tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử. Chẳng hạn,
những quyền cơ bàn của con người như quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc thì đều tồn tại trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào.
Do đó, không phải chỉ khi xuất hiện nhà nước, chỉ khi có những định chế
pháp lý thi khi đó mới có quyền con người, mà quyền con người đã có ngay
từ khi con người xuất hiện với tư cách là con người.
Thứ ba, tính phổ biến của con người thể hiện ở tính không bị giới hạn
bởi phạm vi, đối tượng, không gian, thời gian; không bị chi phối bởi bản
chất tự nhiên hay bản chất xã hội của con người; không bị giới hạn bởi thiết
chế chinh trị xã hội nào; không phụ thuộc vào giai cấp, địa vị xã hội, giới
tính, trình độ phát triển của xã hội hay trình độ nhận thức của con người, ...
Như chúng ta đã biết, quyền con người gắn bó chặt chẽ với trình độ phát
triển của xã hội, là hệ quả của sự phát triển, quyền con người cũng như trình
độ nhận thức của con người. Tuy nhiên, tính phổ biến của quyền con người
thể hiện ở chỗ, cho dù trình độ phát triển cao hay thấp, trình độ nhận thức
cao hay thấp quyền con người vẫn được thừa nhận trong tính đầy đủ của nó.

Thứ tư, tính phổ biến của quyền con người phản ánh sự nhận thức
chung của con người. Chẳng hạn, đối với các quyền căn bản như quyền
được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc thì đều có sự nhận thức
chung của tất cả mọi người, tất cả mọi quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng
lớp, ... răng đó là những quyền cơ bản, không ai có thể xâm phạm.
Thứ năm, tính phổ biến của quyền con người gắn với tính căn bản.
Một quyền có tính phổ biến thì nhất định quyền đó phải là quyền căn bản
10


của con người. Chẳng hạn quyền được sống, quyền tự do, ... Hay nói cách
khác, tính phổ biến của quyền con người gắn liền với tính không thể thiếu.
Thứ sáu, tính phổ biến của các quyền con người còn được thể hiện
trong sự đa dạng của các quyền con người, cũng như trong tính đa dạng của
những cách thức đặc thù về bảo đảm các quyền con người ở những nước và
dân tộc khác nhau. Tính phổ biến của quyền con người không chỉ thể hiện
đó là sự nhận thức chung, mục tiêu chung của con người, giá trị chung của
con người mà còn thẻ hiện ở cơ chế đảm bảo chung của quyền con người.
Nói cách khác, tính phổ biến không chỉ thể hiện trong khía cạnh nhận thức,
lý luận chung mà còn cả trên thực tiễn đàm bảo quyền con người. Khi xem
xét cơ sở tính phổ biến của quyền con người, chúng ta thấy tính phổ biến
gắn liền với yếu tố tự nhiên, gẩn với những gì bẩm sinh, vốn có của con
người, trong khi tính đặc thù gắn liền với yếu tố xã hội của con người. Tính
phổ biến thì tương đối ổn định, bền vững trong khi tính đặc thù tương đối
không ồn định, không bền vững.
2.2 Tính đặc thù của quyền con người
Nếu như tính phồ biến của quyền con người thc hiện ở chỗ tính không
giới hạn, tính có thề phổ cập, có thể áp dụng đối với tất cả mọi người, thì
tính đặc thù chỉ có thề áp dụng đối với một số nhóm người nhất định. Gắn
liền với tính có giới hạn ở phạm vi, đối tượng hay chủ thề thụ hưởng quyền.

Chẳng hạn, quyền của người đồng tính, quyền trẻ em, quyền phụ nữ, ....
Mặt khác, nếu như tính phổ biến gắn liền với những thuộc tính căn
bản, bản chất của con người thi có thể nói, tính đặc thù gắn liền với những
thuộc tính không căn bản, không bản chất của con người. Chẳng hạn, tồn tại,
tự do, bình đẳng ... lả những thuộc tính căn bản nhất của con người, trong
khi được chuyền đổi giới tính, được kết hôn với người cùng giới (đối với
11


người đồng tính)... không phải là những thuộc tính căn bản của con người.
Tính không căn bản được xem xét trên góc độ nếu thiếu nó, con người vẫn
có thể tồn tại, con người vẫn không bị mất đi danh dự, nhân phẩm, không
mất đi giá trị làm người.
Quyền con người, một mặt gắn với bản tính tự nhiên của con người,
nhưng mặt khác gắn với sự phát triển của bản thân con người và xã hội loài
người. Con người càng phát triển, người ta càng nhận thức và ý thức một
cách đẩy đù về các quyền của mình. Xã hội càng phát triển, các điều kiện
đàm bảo cho quyền con người ngày càng được hoàn thiện hơn. Thực tế cho
thấy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, xã hội loài người tồn tại những quan niệm
khác nhau về các quyền, tự do và nghĩa vụ, cũng như những quy phạm và cơ
chế khác nhau để thực hiện, giám sát và bảo vệ các quyền, tự do và nghĩa vụ
đó. Theo dòng lịch sử, ảnh hưởng và tác động của quyền con người ngày
càng mờ rộng, từ ý niệm, tư tưởng đến các quy tắc, quy phạm và cơ chế; từ
cấp độ cộng đồng đến cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Trong suốt quá
trình phát triển này, quyền con người luôn mang những dấu ấn về chính trị,
kinh tế, văn hoá của từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của xã hội loài
người.
Cùng với sự phát triển của con người vả xã hội loài người, nội dung
của quyền con người cũng có sự phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ
hơn, nhân văn hơn. Chính sự phát triền của nội dung quyền con người trong

mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của con người và xã hội loài người tạo
nên tính đặc thù của quyền con người. Chẳng hạn, nội dung của quyền tự do,
dân chù, bình đẳng không phải ngay từ đầu đã đầy đủ vả hoàn thiện như
trong giai đoạn hiện nay, mà trong mỗi giai đoạn lại được điều chỉnh, bổ
sung, hoàn thiện. Những dấu ấn của các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hoá, tôn giáo... trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử tạo nên tính
12


chất đặc thù của quyền con người. Mặt khác, các điều kiện để đảm bảo cho
các quyền con người trong xã hội hiện nay cũng khác với các xã hội trước
đó.
Nhiều quan điểm cho rằng, tính đặc thù của quyền con người gắn với
mỗi quốc gia, dân tộc và từng khu vực trên thế giới. Có quan điểm nhấn
mạnh tính phổ biển của quyền con người chỉ có thể được đảm bảo chẳc chắn
khi tính đến những đặc thù khác nhau ờ mỗi khu vực, trong những điều kiện
cụ thể về lịch sử, văn hoá, tôn giáo, chế độ chính trị, chế độ kinh tế. Có quan
điểm nhấn mạnh rằng, trong số các yếu tố tạo ra tính đặc thù của quyền con
người, thì văn hoá truyền thống có ảnh hưởng sâu đậm nhất, và điều này tồn
tại lâu dài theo thời gian.
Có thể trong cùng một giai đoạn lịch sử, cùng các điều kiện về kinh tế
xã hội, chính trị … nhưng nội dung và tính chất của quyền con người có thể
có sự khác biệt do bị chi phối bời yếu tố văn hoá truyền thống. Chẳng hạn,
phương Đông có truyền thống đề cao cộng đồng hơn đề cao cá nhân, trong
khi đó phương Tây đề cao cá nhân hơn đề cao cộng đồng. Điều đó dẫn dến
nội dung, tính chất quyền tự do cá nhân ở phương Đông và quyền tự do cá
nhân ở phương Tây có sự khác biệt, chinh sự khác biệt đó đã tạo nên tính
đặc thù của quyền tự do cá nhân nói riêng và quyền con người nói chung. Sự
khác biệt về văn hoá dẫn đến sự khác biệt trong nhận thức, ý thức của con
người về quyền của mình. Điều đó cùng với những dấu ấn của các điều kiện

kinh tế, chính trị, xã hội, ... đã tạo nên tính đặc thù về nội dung, tính chất,
đặc điểm, ... của quyền con người.
Tóm lại, tính đặc thù của quyền con người bị qui định bởi các điều
kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, tôn giáo, dân tộc, khu vực, ... tính đặc
thù phản ánh tính cố giới hạn về phạm vi, đối tượng, phản ánh mức độ, tính
13


chất khác nhau của quyền con người, qua đó cũng thể hiện tính phong phú,
đa dạng của quyền con người.
2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tính phổ biến và tính đặc thù của
quvền con người
Như phân tích trên cho thấy quyền con người có tính phổ biến và tính
đặc thù. Tính phổ biến của quyền con người là cái chung, tính đặc thù của
quyền con người là cái riêng. Tính phổ biến của quyền con người được hiểu
là những đặc tính, đặc điểm, những mật chung của quyền con người ở mọi
lúc, mọi nơi của quyền con người, được lặp lại trong quyền con người ở
phạm vi quốc tế, ở từng khu vực, ở từng quốc gia khác nhau. Tính đặc thù
của quyền con người được dùng để chỉ những đặc điểm, những mặt riêng
nhất định của quyền con người.
Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người đều tồn tại khách
quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ:
Tính phổ biến của quyền con người chỉ tồn tại trong tính đặc thù của
quyền con người, thông qua tính đặc thù của quyền con người mà biểu hiện
sự tồn tại của mình, nghĩa là không cố tính phổ biến thuần túy của quyền con
người tồn tại bên ngoài tính đặc thù của quyền con người. Chẳng hạn, không
có các quyền con người nói chung tồn tại bên cạnh quyền được sống, quyền
bất khả xâm phạm về thân thể...
Tính đặc thù của quyền con người chỉ tồn tại trong mối liên hệ với
tính phổ biến của quyền con người. Nghĩa là không có đặc điểm đặc thù nào

của quyền con người tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với tính phổ
biến của quyền con người. Ví dụ: mỗi quyền con người là một biểu hiện của
tính đặc thù của quyền con người, nhưng mỗi quyền con người không thể
14


tồn tại ngoài mối liên hệ với các quyền con người, bời vì các quyền con
người là các quyền khống thể chia cắt. khỏng thể tách biệt một cách cơ học.
Tính đặc thù của quyền con người là những đặc điểm toàn bộ, phong
phú hơn các đặc điểm thuộc tính phổ biến của quyền con người, tính phổ
biến của quyền con người là những đặc điểm bộ phận, nhưng sâu sắc hơn
các đặc điểm thuộc tính đặc thù của quyền con người. Tính đặc thù phong
phú hơn tính phổ biến vì ngoài những đảc điểm chung, tính đặc thù của
quyền con người còn có những đặc điểm đặc thù riêng. Chẳng hạn, ở mỗi
nước đểu phải có mô hình bộ máy bảo đảm, thực thi, thúc đẩy và bảo vệ
quyền con người, nhưng ở mỗi nước mô hình đó ngoài những đặc điểm
chung, còn có những đặc điểm đặc thù riêng. Tính phổ biến của quyền con
người sâu sắc hơn tính đặc thù quyền con người vì tính phổ biến của quyền
con người phản ánh những đặc điểm, những thuộc tính, những mồi liên hệ
ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều đặc điểm, thuộc tính đặc thù của quyền con
người. Do vậy. tính phổ biến của quyền con người là những đặc điềm, những
đặc tính gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển
của các đặc điểm thuộc tính đặc thù của quyền con người.
Vì tính phổ biến của quyền con người chỉ tồn tại trong tính đặc thù
của quyền con người, thông qua tính đặc thù để biểu thị sự tồn tại của mình,
nên chỉ có thể tìm tính phổ biến của quyền con người trong tính đặc thù của
quyền con người, xuất phát từ tính đặc thù của quyền con người. Ví dụ:
muốn nhận thức được quy luật phát triển của quyền con người ở mức độ
toàn thế giới, phái nghiên cứu, phân tích, so sánh quá trình phát triển thực tế
quyền con người ở những thời điểm khác nhau và ở những khu vực khác

nhau, ở những quốc gia khác nhau mới tìm ra được những mối liên hệ chung
tất nhiên, ổn định của sự phát triển quyền con ngưòi.
15


Tính phổ biến của quyền con người là những đặc điểm, đặc tính sâu
sắc, bản chất chi phối tính đặc thù của quyèn con người, nên nhận thức về
quyền con người phải nhằm tìm ra tính phổ biến và trong hoạt động thực tiễn
vể quyền con người phải dựa vào tính phổ biến của quyền con người để điều
chỉnh tính đặc thù của quyền con người. Chính vì vậy khi nghiên cứu quyền
con người trước hết đòi hỏi phải nghiên cứu những vấn dề chung về quyền
con người. Mặt khác, tính phổ biến của quyền con người lại biểu hiện thông
qua tính đặc thù của quyền con người, nên khi áp dụng tính phổ biến của
quyền con người phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở
mỗi nước để vận dụng cho thích hợp.
3. Quyền con người và chủ quyền quốc gia ở Việt Nam
Với các quốc gia, chủ quyền( sovereignty) thường được hiểu theo hai
nghĩa tương đối khác nhau. Thứ nhất, chủ quyền chỉ địa vị độc lập của một
quốc gia với các quốc gia khác, mỗi quốc gia có quyền tài phán độc lập
trong phạm vi địa lý của mình. Thứ hai, chủ quyền hàm ý trong mỗi quốc gia
có một chủ thể (thường là nhân dân hay nghị viện) có quyền chính trị và
pháp lý tối cao
Tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc
gia khác là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại mà đã được
trang trọng ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc(1945). Trước đây
chủ quyền quốc gia thường được hiểu theo nghĩa hẹp(chủ quyền tuyệt đối),
trong đó các quốc gia không được can thiệp vào công việc được coi là “vấn
đề nội bộ” của nước khác. Tuy nhiên, xu hướng chung của luật pháp quốc tế
hiện nay là thay thế khái niệm chủ quyền quốc gia tuyệt đối bằng khái niệm
chủ quyền quốc gia hạn chế, trong đó mở rộng sự chỉ phối của cộng đồng

16


quốc tế đối với một số vấn đề trước đây được coi là “nội bộ” của quốc gia,
đặc biệt là vấn đề nhân quyền.
Sự thay đổi kể trên là kết quả từ sự phát triển của luật nhân quyền
quốc tế và phong trào nhân quyền toàn cầu. những phát triển đó đưa đến một
nhận thức mới của nhân loại về cách thức mà các nhà nước có thể đối xử với
công dân của mình, khằng định việc này không còn thuộc về ”vấn đề nội bộ
của các quốc gia” mà đã trở thành vấn đề chung của cộng đồng quốc
tế( international pubilc domain). Điều này cũng có nghĩa là việc phê phán
các chính phủ tỏng những vấn đề nhân quyền, dù xuất phát từ bất kỳ chủ thể
nào như quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hay cá
nhân, đều không cấu thành hành động can thiệp vào công việc nội bộ của
các nước liên quan. Nhân loại văn minh ngày càng trở nên một cộng đồng
gắn kết, sự liên hệ giữa các chính phủ và các cá nhân ngày càng chặt chẽ.
Chính quyền của các quốc gia ngày càng chặt chẽ. Chính quyền của các
quốc gia ngày càng chấp nhận đối thoại cũng như chấp nhận sự phê bình về
việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền( đôi khi được gọi là “hồ sơ nhân
quyền” của mình từ người dân trong nước cũng như từ cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, sự phê bình, chỉ trích hồ sơ nhân quyền của một quốc gia
bởi bất kỳ chủ thể nào cần mang tính xây dựng, công bằng, cân bằng, khách
quan và không mang động cơ chính trị. Điều này không phải lúc nào cũng
được bảo đảm trên thực tế. Ví dụ, trong thực tế có những quốc gia lên án vi
phạm nhân quyền ở nước khác nhưng lại bỏ qua những vi phạm nhân quyền
ở nước mình hay nước đồng minh của mình. Ở phạm vi quốc gia, có những
tổ chức và cá nhân sử dụng vấn đề nhân quyền vào các mục tiêu giành quyền
lực. Đây là những biểu hiện của việc “ chính trị hóa nhân quyền” làm méo
mó mục đích cao đẹp của công việc này và gây ra xung đột giữa các chính
phủ và những người hoạt động nhân quyền chân chính.

17


Để hướng đến việc thúc đẩy nhân quyền và dân chủ trên phạm vi toàn
cầu, các chủ thế tham gia vào tiến trình này, bất kể đó là các chính phủ, các
tổ chức hay cá nhân, đều cần có động cơ đúng đắn, thái độ nghiêm túc và có
tinh thần xây dựng thực sự. Thêm vào đó, cần thiết lập các trật tự quốc tế và
quốc gia trong đó các hoạt động bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền có thể thực
hiện dựa trên một hệ thống tiêu chuẩn chung bao gồm các quy định về trách
nhiệm và trách nhiệm giải trình mọi chủ thể có liên quan.
Ở Việt Nam, Ủy ban Thường trực về dân chủ và nhân quyền đã hoàn chỉnh và thông qua
Nghị quyết “Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau và quyền con người”.
Đây là Nghị quyết được soạn thảo từ Đại Hội đồng IPU-131, do còn có ý kiến khác nhau nên chưa
được thông qua và thống nhất để xem xét tại IPU-132. Nghị quyết được xây dựng dựa trên những nguyên
tắc cơ bản của Hiến chương LHQ, Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền, Tuyên bố Vienna cùng những văn
kiện, chương trình hành động có liên quan… với mục đích thúc đẩy những nguyên tắc pháp luật giữa các
quốc gia.
Nội dung nghị quyết đề cập 3 nội dung quan trọng của đời sống quốc tế hiện nay là:





Luật pháp quốc tế,
Chủ quyền quốc gia
Quyền con người .
Nghị quyết nhấn mạnh, các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế là một công cụ để điều chỉnh

và xử lý các xung đột; nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế tương thích với chủ

quyền quốc gia và các quốc gia khẳng định quyền tự quyết và chống lại sự can thiệp của nước ngoài; bên
cạnh việc tôn trọng, đề cao luật pháp quốc tế, các quốc gia không được can thiệp vào công việc nội bộ của
các quốc gia thành viên khác và phải tôn trọng chủ quyền quốc gia thành viên.
Đặc biệt, Nghị quyết lần này khẳng định quyền con người là yếu tố căn bản của cuộc sống ngày
nay. Luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia phải luôn luôn lấy quyền con người làm trung tâm, trong đó
nhấn mạnh quyền phụ nữ, quyền những người tị nạn và quyền trẻ em.
Theo ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban luật pháp của Quốc hội Việt Nam,

đây là

Nghị quyết quan trọng, thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế, chủ
quyền quốc gia và quyền con người. Việt Nam đề cao luật pháp quốc tế và
cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc

18


trong quan hệ quốc tế; đồng thời luật pháp quốc tế cũng phải tương quan,
tương thích trong chủ quyền quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- :8080/dspace/bitstream/TVDHSPDN_123456789
/12401/1/000000CVv225S52009060.pdf
- :8080/dspace/bitstream/TVDHKT/
4455/1/000000CVv249S22010008.pdf

- />- Giáo trình lý luận về quyền con người

19




×