Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

thien tai Mozart

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.83 KB, 2 trang )

Wolfgang Amadeus Mozart là một nhạc sĩ thiên tài trong lịch sử âm nhạc
thế giới. Ông được mệnh danh là “Mặt trời của âm nhạc” nước Áo. Mozart
sinh ngày 27-1-1756 trong một gia đình có truyền thống âm nhạc ở thị trấn
Salzburg, nước Áo. Cha là Leopol, một nhạc sĩ chơi đàn violon nổi tiếng
trong dàn nhạc của nhà quý tộc ở Salzburg. Mẹ và chị gái của Mozart đều
là những nhạc công giỏi. Khi mới hai tuổi nghe mẹ đánh đàn, Mozart đã có
thể đánh lại ngay được bản nhạc ấy. Chỉ hai năm được cha hướng dẫn về
đàn violon và clavecent, cậu đã chơi rất thành thạo, được Nữ hoàng
Teresa ở thành Vienne ca ngợi: “Đây thực sự là một hiện tượng siêu
phàm”. Nhà vua Joseph trước khi chết đã mời Mozart đánh đàn cho nghe
lần cuối và nói: “Ta có tất cả, quyền lực, triều đình, quân đội, đất đai. Còn
anh, anh chỉ có cái đầu và đôi tay như bao người khác. Nhưng biết đâu ở
thế kỷ sau, dân tộc Áo sẽ đánh giá anh hơn cả ta”.
Khi Mozart bốn tuổi đã sáng tác bản nhạc “Khát vọng mùa xuân” mà thiếu
nhi cả thế giới đều rất yêu thích. Bài hát có giai điệu trong sáng vui tươi,
nhí nhảnh như từng bước chân sáo của các em vui đón mùa xuân về: “Này
mùa xuân ơi đến mau. Vui về đây thêm xanh lá cây rừng. Trở về rừng bên
suối trong lành, ngắm nhìn hoa đang hé tưng bừng. Khao khát mùa xuân
yên vui lại đến. Sẽ thấy muôn hoa đẹp xinh. Này thời gian ơi, những tháng
năm đợi chờ, đến đây, ta đang mong chờ...”.
Trong hàng trăm bản nhạc mà Mozart để lại cho đời, qua bình chọn trên
mạng Internet năm 1987, thì có 10 tác phẩm của ông được thế giới yêu
thích nhất như: Các bản Giao hưởng số 25, 36, 40, 41, Nhạc kịch “Cây sáo
thần”, Nhạc kịch “Đám cưới Figaro”, Nhạc kịch “Don Juan”, “Khúc cầu
hồn”, “Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ”, “Concerto Piano số 21”.
Riêng bản nhạc La Clemenza di Tito (Khúc cầu hồn) có một giai thoại khá
lý thú. Vào một đêm trời tối đầy sấm sét, bão giông, có một người lạ lùng
khoác áo choàng đen, bịt gần kín mặt tới gõ cửa nhà Mozart, tự xưng là rất
giàu có, và đặt một gói tiền lớn 50 duca, nhờ viết giúp cho mình một bản
nhạc “cầu hồn” với 12 chương. Trong khi đó, sức khỏe của Mozart rất yếu
vì bấy lâu lao động quá mức. Vợ ông lại đang bệnh nặng không có tiền


mua thuốc, nợ nần chồng chất. Mozart nhận lời, và ông ngày đêm miệt mài
sáng tác. Lúc nào bên tai cũng cảm thấy như có tiếng gọi của thần Chết,
và bóng hình của người lạ mặt choàng áo đen thúc giục. Ông viết được 8
chương thì sức khỏe xuống trầm trọng, khó mà hoàn thành tác phẩm. Bốn
chương còn lại, Mozart chỉ phác thảo giai điệu và nhờ một người học trò
xuất sắc của mình là Dumayer viết tiếp. Ông dặn không được lấy thêm một
đồng nào nữa của người đặt bản nhạc. Sau khi Mozart qua đời ngày 5-12-
1791, chờ mãi không thấy con người bí ẩn kia tới lấy bản nhạc, người học
trò trao lại bản nhạc cho vợ Mozart và kể lại tất cả câu chuyện. Cho đến
nay “Khúc cầu hồn” vẫn là kiệt tác trong nền âm nhạc thế giới. Đó là bản
nhạc cuối cùng của nhạc sĩ thiên tài Mozart. Ông viết “Khúc cầu hồn” cho
người mà cũng là cho chính ông vậy. Tuy gọi là nhạc “cầu hồn”, nhưng giai
điệu của nó vẫn toát lên một tình yêu cuộc sống, yêu con người rất bi thiết,
mãnh liệt.
Là một nhạc sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ, được nhà vua mến mộ, nhưng Mozart
luôn sống trong cảnh túng thiếu, nghèo khổ và khi chết cũng không được
chôn ở nghĩa trang chính của thành Salzburg vì khi sống ông không chịu
cộng tác với giáo hội. Do có những bất đồng, nên vị Tổng Giám mục bắt
chôn ông ở nghĩa trang ngoại ô dành cho những người nghèo. Sau này khi
tên tuổi của ông nổi tiếng khắp thế giới, người ta bèn xây một ngôi mộ rất
đẹp ở nghĩa trang Saint Mart để tỏ lòng biết ơn người nhạc sĩ độc nhất vô
nhị này, tuy trong ngôi mộ không hề có thi hài của Mozart.
Ngày ngày có rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đến đặt những bó
hoa tươi thắm nhất lên mộ ông rồi cùng ngồi lặng im như muốn nghe lại
những giai điệu tuyệt vời của những bản nhạc mà ông đã sáng tác. Mozart
đã mất cách đây hơn hai thế kỷ, nhưng tác phẩm của ông để lại là một tài
sản vô giá. Nó trở thành những mẫu mực của âm nhạc cổ điển, đặc biệt là
nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng. Cuộc đời của Mozart là một bài học
lớn về sáng tạo nghệ thuật, về nhân cách cao đẹp cho nhiều thế hệ nhạc sĩ
noi theo

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×