Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÀI GIẢNG LỊCH sử ĐẢNG CHUYÊN đề ĐẢNG LÃNH đạo cả nước QUÁ độ đi lên CHỦ NGHĨA xã hội và bảo vệ tổ QUỐC (1975 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.01 KB, 19 trang )

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ
BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 -2011)
1. Mục đích, yêu cầu.
- Nhằm giới thiệu cho học viên đường lối xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt nam
XHCN và quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện công cuộc xây dựng CNXH trên cả nước
và bảo vệ Tổ quốc XHCN; Những thành tựu, tồn tại, nguyên nhân và ý nghĩa của giai
đoạn từ 1975 -2011.
- Nắm vững những nội dung cơ bản của đường lối, thấy được nguyên nhân của
thành tựu, và khuyết điểm để nhận thức đúng đắn trong đánh giá vai trò lãnh đạo của
Đảng trong gia đoạn này, góp phần đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái,
xuyên tạc, thù địch.
2. Thời gian: 4 tiết.
3. Vật chất, tài liệu:
- Bài giảng được phê duyệt theo quy định.
- Phòng học đúng tiêu chuẩn.
- Tài liệu:
+ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam, tập II, Nxb QĐND, H.1995
+ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam, Tập II, Nxb QĐND, H.2008.
(dùng đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội - bậc đại học)
+ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam, Nxb CTQG, H.2008.
+ Văn kiện ĐH IV, V, VI, VII, VIII, IX, X,XI
+ Nghiên cứu vận dụng những nội dung cơ bản trong văn kiện ĐH XI của Đảng
vào gingr dạy môn Lịch sử- Đại tá, TS Đặng Bá Minh - HVCT
4. Nội dung: (2 nội dung, trọng tâm I, II, trọng điểm 1 phần I và 1 phần II)
I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1975 - 1985
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng
Thời gian: 40 phút.
Phương pháp: Thuyết trình và nêu vấn đề
a. Vài nét về Đại hội.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được tiến hành từ ngày 14 đến
ngày 20/12/1976 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1008 đại biểu, thay mặt cho hơn 1,5 triệu


đảng viên trong cả nước, có 29 đoàn đại biểu của các Đảng và Tổ chức quốc tế.
- Đại hội tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khẳng định thắng lợi của nhân
dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc ta như một
trang chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự
kiện có ý nghĩa quốc tế quan trong, có tính thời đại sâu sắc.
- Đại hội đã thông qua:
Báo cáo Chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5
năm lần thứ hai (1976 - 1980)
Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi điều lệ Đảng
1


- Bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa IV gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy
viên dự khuyết. Hội nghị BCH Trung ương Đảng đã bầu Bộ Chính trị, Ban bí thư,
đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư.
- Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Đặc điểm của cách mạng Việt nam trong giai đoạn mới.
- Nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là
sản xuất nhỏ tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
(Bỏ qua QHSX và kiến trúc thượng tầng TBCN). Đây là đặc điểm lớn nhất chi
phối cách mạng XHCN ở nước ta. Đặc điểm này quy định nội dung, hình thức, bước
đi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Tổ quốc đã hòa bình, độc lập, thống nhất cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với
nhiều thuận lợi song cũng có nhiều khó khăn thách thức do hậu quả chiến tranh và tàn
dư của chủ nghĩa thực dân gây ra.
Thuận lợi: Đất nước thống nhất, do nhân dân làm chủ là điều kiện quan trọng để
huy động các tiềm năng, sức mạnh của con người và thiên nhiên cho xây dựng đất
nước. Có hàng chục triệu ha rừng và đất rừng. Hơn 3.200 km bờ biển và vùng biển
rộng lớn. Có lực lượng lao động hơn 22 triệu người, 1 triệu công nhân kỹ thuật. Tiếp
quản gần như nguyên vẹn cơ sở vất chất của địch. Đây là nguồn lực quan trọng cho

phát triển kinh tế - xã hội.
Khó khăn: Hậu quả chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân để lại hết sức
nặng nề. Mỹ ném xuống nước ta 7.850.000 tấn bom (Bằng 640 quả bom nguyên tử
ném xuống Hyrôxima). Hơn 1 triệu ngụy quân, ngụy quyền tan rã tại chỗ. Hàng chục
vạn dân nghèo đói và 27 vạn thương phế binh ngụy. Gần 1 vạn lưu manh chuyên
nghiệp (7000 tướng cướp), 50 vạn gái điếm, 20 vạn nghiện xì ke ma túy.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa nước ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế thuận
lợi, song cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa thế lực cách mạng và thế lực phản cách
mạng trên thế giới còn gay go quyết liệt.
Thuận lợi: Cục diện mới trên bán đảo Đông dương đã thay đổi, Lào và
Campuchia đều đã thoát khỏi ách thống trị của ĐQ Mỹ. Ngày 02/12/1975 Thành lập
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Ngày 17/4/1975 Cách mạng Campuchia thắng
lợi. Uy tín và địa vị nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Đến 8/1976 ta lập
quan hệ ngoại giao với 97 nước.
Khó khăn: ĐQ Mỹ mặc dầu đã thất bại nhưng vẫn tiếp tục tập hợp lực lượng
phản động, thực hiện chính sách thù địch và cấm vận đối vời Việt nam. Khuyến khích
người dân di tản và ngăn cản VN gia nhập Liên hợp quốc. Kích động đồng bào khơ
me Nam bộ gây bạo loạn. Tập đoàn Pôn pốt từng bước mở rộng chiến tranh xâm lược
nước ta, tạo cớ kích động thù hằn dân tộc…
> Những đặc điểm trên nói lên rằng, nước ta có đủ điều kiện đi lên và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội, song đó là sự nghiệp khó khăn, phức tạp lâu dài đòi hỏi
Đảng và nhân dân ta phải phát huy cao độ tính chủ động, tự giác, sáng tạo trong quá
trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.
c. Đường lối chung.
2


* Mục tiêu cách mạng XHCN ở Việt Nam
+ Xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN.
+ Xây dựng nền sản xuất lớn XHCN.

+ Xây dựng nền văn hóa mới XHCN.
+ Xây dựng con người mới XHCN.
Bốn mục tiêu trên phù hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội. Đó là những định hướng mục tiêu của cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta trong suốt thời kỳ quá động lên chủ nghĩa xã hội.
* Con đường, biện pháp để thực hiện mục tiêu.
- Nắm vững chuyên chính vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân
dân lao động, là điều kiện quyết định trước tiên để xây dựng thành công CNXH.
+ Chuyên chính vô sản là quy luật phổ biến của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nước ta
đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ là phổ biến đòi hỏi phải nắm vững
chuyên chính vô sản, nhằm phát huy ưu thế của tiền đề chính trị để chủ động tạo ra các tiền
đề kinh tế, văn hóa khắc phục sự yếu kém về vật chất, văn hóa.
+ Nắm vững chuyên chính vô sản là:
> Nắm vững đường lối của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân, thực hiện và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
> Xây dựng nhà nước vững mạnh, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết xung
quanh giai cấp công nhân để tiến hành 3 cuộc cách mạng, xóa bỏ chế độ người bóc lột
người, xóa bỏ ngheo nàn lạc hậu, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
> Củng cố và tăng cường lực lượng quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội, đập tan mọi sự phản kháng và mọi hành động xâm lược của kẻ thù.
> Củng cố, phát triển hợp tác, tương trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, cùng
nhân dân thế giới tích cực đấu tranh, vì hòa bình độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
Nội dung trên phản ánh bản chất, chức năng nhiệm vụ của chuyên chính vô sản
phù hợp với lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin. Nắm vững chuyên chính vô sản phải nắm
vững toàn diện các nội dung trên, trong đó vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất là nắm
vững đường lối của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng QHSX, cách mạng KH –
KT, cách mạng tư tưởng văn hóa trong đó cách mạng KH - KT là then chốt.
Mỗi cuộc cách mạng có nội dung vị trí khác nhau, song ba cuộc cách mạng có
mối quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Mỗi thành tựu của chủ

nghĩa xã hội ở nước ta đều là kết quả tổng hợp của ba cuộc cách mạng.
* Nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa
XHCN . “Đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội”.
- Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là quy luật của những nước kinh tế chậm
phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản
xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội , là cơ sở củng cố quan hệ sản
xuất mới, củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường chuyên chính vô sản.
3


- Con đường thực hiện CNH là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp
lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
* Xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đây là sự kế thừa
truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, cũng là vấn đề mang tính
quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Cách mạng Việt Nam góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế
giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và CNXH.
d. Đường lối kinh tế .
* Thực trạng nền kinh tế nước ta khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ II (76-80 )
- Miền Bắc: nền kinh tế vẫn mang tính chất sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỷ thuật
lạc hậu, các ngành công nghiệp then chốt còn ít và lạc hậu, chưa đáp ứng được sản
xuất và tiêu dùng của nhân dân.
- Miền nam: Nền kinh tế suốt hơn 20 năm bị chi phối bởi chiến tranh, nay tiếp
tục phục vụ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Nước ta xây dựng CNXH chưa lâu lại phải đương đầu với những thử thách mới
rất nghiêm trọng do chính sách phá hoại nhiều mặt của bọn phản động quốc tế.
* Biện pháp chỉ đạo của Đảng.
Hội nghị lần thứ 4 BCHTW khóa IV (7/1978) đã cụ thể hóa kế hoạch 5 năm

1976 - 1980 phát triển và cải tạo kinh tế, văn hóa, phát triển khoa học - kỹ thuật nhằm
2 mục tiêu vừa cơ bản, vừa cấp bách.
- Mục tiêu:
+ Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
+ Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
- Biện pháp thực hiện mục tiêu:
+ Trước hết để phát triển sản xuất là phát triển nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng
+ Cải tiến quản lý kinh tế.
+ Kết hợp xây dựng CNXH với tăng cường quốc phòng an ninh, đồng thời chủ
trương cải tiến chế độ làm việc cho phù hợp với tình hình mới.
* Kết quả:
+ Nhanh chóng thống nhất về mặt nhà nước, thiết lập nền chuyên chính vô sản
trong cả nước.
+ Trên mặt trận kinh tế đạt được những thành tựu đáng kể nổi bật là sản xuất
nông nghiệp.
+ Văn hóa đạt được những thành tựu lớn: đặc biệt các tỉnh phía Nam đã loại trừ
được ảnh hưởng của văn hóa xấu độc.
- Hạn chế: Tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn gay gắt.
+ Nền kinh tế đứng trước nhiều vấn đề gay gắt: chưa thu hẹp được những mặt mất cân
đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân (sản xuất phát triển chậm 0,4%; dân số tăng
nhanh; thu nhập quốc dân chưa đủ tiêu dùng, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế)
+ Đời sống nhân dân gặp khó khăn, nhất là công nhân viên chức.
+ Những tiêu cực xã hội kéo dài, trận địa XHCN bị những nhân tố TBCN và phi XHCN xâm lấn.
4


Tóm lại: Trong những năm 1976 – 1980, Đảng đã lãnh đạo nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa đã đạt nhiều thành tựu. Song kinh tế nước ta
đứng trước nhiều khó khăn. Từ cuối năm 1979, đất nước ta lâm vào khủng hoảng kinh
tế xã hội: giá cả tăng vọt, đồng tiền mất giá, đời sống nhân dân nhất là cán bộ, viên

chức nhà nước, lực lượng vũ trang rất khó khăn.
Nguyên nhân:
Về khách quan: Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội tư một nề kinh tế nhỏ là chủ
yếu lại chịu hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh. Từ sau năm 1975 viện trợ nước
ngoài đối với ta giảm nhiều.
Về chủ quan: chủ yếu do sai lầm khuyết điểm duy ý chí trong quá trình lãnh đạo
và quản lý kinh tế. Chúng ta lạc hậu trong nhận thức lý luận, trong hoạch định chủ
trương chính sách; vừa “tả” khuynh vừa “hữu” khuynh trong tổ chức thực hiện; vận
dụng kinh nghiệm nước ngoài một cách máy móc, thiếu tính sáng tạo; trình độ đội
ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, nhất là kiến thức về kinh tế và quản lý xã hội chưa theo
kịp yêu cầu trong giai đoạn mới.
e. Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
*. Đặc điểm tình hình
- Sau ba mươi năm chiến tranh, nhân dân ta có nguyện vọng thiết tha được sống
trong hòa bình, độc lập tự do để xây dựng lại đất nước và cuộc sống. Song các thế lực
thù địch đã cấu kết với nhau chống phá cách mạng Việt Nam.
- Dân tộc ta lại phải đương đầu với chính sách thù địch của các thế lực phản động quốc tế.
+ Tập đoàn phản động Pôn Pốt Campuchia đã thi hành chính sách diệt chủng dã
man trong nước và chính sách thù địch chống Việt Nam. Chúng liên tục gây ra xung
đột vũ trang lấn chiếm biên giới. Từ tháng 4/1977, chúng tiến hành chiến tranh quy
mô lớn chống Việt Nam, coi Việt Nam là kẻ thù số 1.
+ Ở khu vực phía Bắc, bọn phản động quốc tế thực hiện âm mưu gây chiến tranh
quy mô lớn chống Việt Nam.
*. Chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng.
- Hội nghị TƯ 4 – khóa VI (7/1978) chủ trương:
+ Chỉ ra kẻ thù trực tiếp nguy hiểm của nhân dân ta (ĐQ Mỹ là kẻ thù lâu dài, tập
đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc kinh là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm)
+ Tập trung lực lượng giành thắng lợi trên biên giới Tây nam và sẵn sàng đối phó
với chiến tranh xâm lược qui mô lớn của kẻ thù từ biên giới phía Bắc, quyết tâm đánh
thắng quân xâm lược trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

- Sự chỉ đạo của Đảng.
+ Đẩy mạnh xây dựng CNXH, điều chỉnh thế bố trí chiến lược về kinh tế và quốc phòng.
+ Tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, khẩn trương xây dựng
và tăng cường sức mạnh mọi mặt cho các vùng biên giới.
+ Chủ động tuyên truyền vạch mặt kẻ thù, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của
nhân dân thế giới, ký các hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các nước anh em.
- Kết quả.
Biên giới Tây Nam
5


+ Cuối năm 1978, Pôn pốt huy động 19/23 sư đoàn về miền Đông tấn công xâm
lược nước ta; 23/12/1978 đưa 3 sư đoàn vượt biên giới tấn công Bến sỏi, Bến cầu
(Tây ninh) nhằm chiếm Tây ninh và tiến công về thành phố HCM, bị ta đánh bại.
+ Ngày 26/12/1978, Bộ chỉ huy quân đội cách mạng; Mặt trận đoàn kết dân tộc
cứu nước Campuchia quyết định phát động nổi dậy của quần chúng và kêu gọi quân
tình nguyện VN giúp đỡ tiêu diệt bè lũ diệt chủng.
+ Đáp lời kêu gọi đó 7/01/1979, thủ đô Phnôm pênh được giải phóng, ta đã giải
quyết hậu quả xâm lược biên giới Tây nam tận gốc.
Biên giới phía Bắc:
Từ ngày 17/02/1979 – 18/3/1979 ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược trên
qui mô lớn của địch trên biên giới phía Bắc Tổ quốc.
+ Ngày 17/02/1979 TQ huy động hơn 60 vạn quân xâm lược 1400 km biên giới
phía bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Lai châu, Lào cai, Hà giang, Cao bằng, Lạng sơn và
Quảng ninh, có nơi tiến sâu vào 50 km (Bị quân và dân ta chặn đánh quyết liệt)
+ Ngày 5/3/1979 TQ tuyên bố rút quân.
+ Ngày 18/3/1979 rút hết quân về nước.
* Ý nghĩa lịch sử.
- Đã kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
- Bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN và độc lập dân tộc.

- Tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các nước và góp phần củng cố hòa
bình, ổn định ở ĐNA và trên thế giới.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982), bước phát triển
mới về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Thời gian: 30 phút.
Phương pháp: Thuyết trình và nêu vấn đề
a. Vài nét về Đại hội.
- Đại hội tiến hành tại thủ đô Hà Nội từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982. Dự Đại hội
có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên trong cả nước, có 47 đoàn đại
biểu các đảng cộng sản và công nhân, các tổ chức cách mạng trên thế giới.
- Đại hội thông qua:
+ Báo cáo chính trị, Báo cáo phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu về
kinh tế - xã hội trong 5 năm 1981 – 1985
+ Báo cáo về cáo về công tác xây dựng Đảng và bổ sung điều lệ Đảng
+ Bầu BCH Trung ương khóa V gồm 116 Ủy viên chính thức và 36 Ủy viên dự
khuyết. Hội nghị BCHTƯ Đảng khóa V đã bầu ban bí thư, Tổng Bí thư, Uỷ ban kiểm
tra Trung ương. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng bí thư của Đảng.
- Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã có những nhận thức
mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Thành
công của Đại hội đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong việc thực hiện vai trò lãnh
đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa hội trên cả nước, về năng lực cụ thể hóa đường lối,
tiếp tục sự tìm tòi tổng kết thực tiễn để xác định bước đi, giải pháp phù hưpj đưa cả
nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
6


b. Những nội dung phát triển mới của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Đại hội khẳng định :
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng VN: Đại hội xác định cách mạng VN có
hai nhiệm vụ chiến lược.

Một là, xây dựng thành công CNXH.
Hai là, bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN.
Hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau. Xây dựng chủ nghĩa xã
hội đạt kết quả thiết thực làm cho đất nước mạnh lên về mọi mặt và mọi hoàn cảnh thì
mới đủ sức đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc. Ngược lại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thì mới có điều kiện để xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội.
- Về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khẳng định tiếp tục thực hiện đường
lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế do Đại hội IV
vạch ra. Trong đó nhấn mạnh ba vấn đề cần đặc biệt chú ý là:
+ Nắm vững chuyên chính vô sản
+ Xây dựng chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động
+ Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Xác định chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, chỉ rõ
mục tiêu nhiệm vụ, nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của chặng đường đầu
tiên. Đây là sự nhận thức và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ
quá độ và sự phân kỳ thời kỳ quá độ vào thực tiễn nước ta
+ Nội dung CNH trong chặng đường đầu tiên:
> Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,
đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN.
> Ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành
công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và
công nghiệp nặng trong một cơ cấu công nông nghiệp hợp lý.
Nội dung đó phán ánh đúng bước đi công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, phù hợp với
thực tiễn nước ta; nhằm khai thác, phát huy thế mạnh, tiềm năng của đất nước về lao động,
đất đại và tài nghành nghề…, giải quyết đúng đắn mối quan hệ công nghiệp với nông nghiệp
làm cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của chặng đường đầu tiên, tạo ra tiền đề cần thiết
cho việc đẩy mạnh cộng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.
* Đại hội còn có những hạn chế
- Đại hội V của Đảng có bước tiến mới về đổi mới tư duy trong tìm tòi con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, Đại hội còn có những hạn chế:
- Chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần trong
suôt thời kỳ quá độ.
- Chưa xác định được quan điểm cụ thể về kết hợp kế hoạch với thị trường, công
tác quản lý lưu thông phân phối vẫn một chiều theo nhà nước quyết định.
- Coi phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhưng chưa có chính sách và
giải pháp cụ thể động bộ để giải phóng sức lao động trong sản xuất nông nghiệp.
c. Đảng lãnh đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985)
7


* Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 6 (8/1979) đã bàn Về tình hình nhiệm vụ
cấp bách kinh tế - xã hội và nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển hàng
tiêu dùng và công nghiệp địa phương. Đây là bước đột phá đầu tiên của quá trình tìm
tòi, cải tiến quản lý kinh tế, thử nghiệm cách làm ăn mới. Hội nghị đã có những tư
duy quan trọng, thể hiện những nội dung cơ bản sau:
- Xóa bỏ chính sách kinh tế lạc hậu, kìm hãm sản xuất và ban hành những chính
sách mới tiến bộ để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp hàng tiêu dùng..
- Tận dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể, kể cả kinh tế tư
nhân để phát triển sản xuất, kết hợp 3 lợi ích: tập thể, cá nhân và xã hội.
- Về cải tạo đối với nông nghiệp ở miền Nam nhấn mạnh tính vững chắc, chống
tư tương nóng vội, chủ quan cưỡng ép theo mệnh lệnh.
Tư tưởng nổi bật là “làm cho sản xuất bung ra” nghĩa là phải khắc phục những
khuyết điểm trong quả lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, đề ra chủ trương
phù hợp để phát triển sản xuất.
- Nghị quyết ra được nhân dân cả nước hồ hởi đón nhận, bước đầu đã xuất hiện
những điển hình về các làm ăn mới phát huy tác dụng tích cực.
+ Thực hiện nghị quyết Trung ương 6 (9/1979) Hội đồng chính phủ ra quyết định
về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang phục hóa được trả thù lao thích
đáng và được hưởng toàn bộ sản phẩm, được miễn thuế.

+ Tháng 10/1979 quyết định xóa bỏ những trạm kiểm soát ngăn sông cấm chợ,
Người sản xuất có quyền đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường không phải nộp
thuế sau khi làm đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
Đến năm 1979 sản lượng nông nghiệp tăng 1.718.500 tấn so với năm 1978.
+ Ngày 22/6/1980 Ban Bí thư ra Thông báo số 22, cho phép các địa phương mở rộng thí
điểm khoán sản phẩm và khoán việc đối với cây lúa trong các hợp tác xã nông nghiệp.
+ Ngày 13/1/1981 Ban Bí thư ra Chỉ thị 100 về công tác khoán sản phẩm đến
nhóm người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị 100 đề cập: Mở rộng
khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp
đối với cây trông vật nuôi, nghành nghè khác trong hợp tác xã. Khoán trong hợp tác
xã nông nghiệp xã viên là ba khâu (cấy, chăm bón, thu hoạch) các khâu khác do hợp
tác xã đảm nhiệm, vượt khoán thì xã viên được hưởng.
+ Trong công nghiệp ngày 21/1/1981 Chính phủ ban hành quyết định 25 – CP về
chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính cảu các xí nghiệp quốc
doanh…Năm 1981 lần đầu tiên sau chiến tranhsanrxuaats công nghiệp đạt kế hoạch,
riêng công nghiệp địa phương vướt kế hoạch 7,5%.
Những tìm tòi, đổi mới từng phần từ 1971 – 1981 được xuất phát từ thực tế cuộc
sống, dựa trên những sáng tạo của nhân dân, của địa phương. Đó là những giải pháp
tình thế, hướng vào giải quyết những khó khăn trước mắt về đời sống kinh tế xã hội.
Những ý tưởng ban đầu của đổi mới tuy còn sơ khai, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng
đó là bước mở đầu ó ý nghĩa,đặt những cơ sở đầu tiên cho đổi mới toàn diện sau này.

8


Tuy nhiên, những giải pháp Hội nghị Trung ương 6 đưa ra chưa đủ sức tháo gỡ khó
khăn. Sau một thời gian thực hiện lại xuất hiện những khó khăn mới: sản xuất bung ra
nhưng không đúng hướng; hàng lậu, hàng giả xuất hiện nhiều, giá cả ngày càng tăng.
* Những yêu cầu cơ bản về kinh tế - xã hội phải giải quyết tốt trong thời kỳ (81-85)
(Nghiên cứu tài liệu trang 15)

- Đảng đã cụ thể hóa kế hoạch 1981-1985 và xác định phương hướng nhiệm vụ từng năm.
- Chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khẳng định dứt khoát xóa bỏ cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện cơ chế giá - lương - tiền.
- Chỉ đạo tiến hành công tác tư tưởng, tổ chức đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới.
3. Thành tựu, tồn tại, nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử
Thời gian: 10 phút.
Phương pháp : Thuyết trình và nêu vấn đề
* Thành tựu:
- Nhanh chóng thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, thiết lập hệ thống chuyên
chính vô sản trong cả nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Trong xây dựng CNXH đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã ngăn chặn được đà giảm sút của
những năm 1976 – 1980 và đã có những tiến bộ rõ rệt.
+ Sản xuất lương thực có bước phát triển quan trọng về mức bình quân hàng năm
13,4 triệu tấn (76-80) lên 17 triệu tấn (81-85)
+ GDP bình quân tăng 0,4% (76-80) lên 6,4% (81-85)
- Về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, trong 5 năm đã hoàn thành hàng trăm
công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ (điện, dầu khí, xi măng,
cơ khí, dệt, đường, thủy lợi giao thông…). Công cuộc cải tạo XHCN tiến thêm một
bước: chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp góp phần tạo thêm bước phát
triển trong sản xuất nông nghiệp, củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn.
- Trong bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và làm nghĩa vụ quốc tế giành những
thắng lợi to lớn (Ngăn chặn lấn chiếm biên giới, chiến tranh phá hoại nhiều mặt…)
- Nguyên nhân ưu điểm:
+ Sự đúng đắn của đường lối chung và đường lối kinh tế được xác định ở Đại
hội IV, Đại hội V của Đảng.
+ Tinh thần lao động cần cù thông minh sáng tạo, ý chí quyết chiến, quyết thắng
của quân và dân cả nước.
+ Có sự giúp đỡ và ủng hộ quý báu của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các

nước bầu bạn và nhiều tổ chức quốc tế…
* Tồn tại
Đất nước vẫn còn nhiều khó khăn gay gắt, chưa vượt qua khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội từ nhiều năm để lại.
- Sản xuất tuy có tăng nhưng chậm so với khả năng sẵn có.
- Một số chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất không đạt được.
- Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt, lại sử dụng lãng phí.
9


- Lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren, vật giá tăng nhanh mất cân đối
lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp.
- Đời sống nhân dân , nhất là công nhân viên chức gặp nhiều khó khăn, tiêu cực
xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm.
- Nguyên nhân khuyết điểm:
Có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Song chủ yếu là
nguyên nhân chủ quan do sai lầm khuyết điểm trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước.
+ Phạm nhiều sai lầm trong xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế.
+ Việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư có
nhiều sa lầm. Thiên về phát triển công nghiệp nặng và những công trình có quy mô
lớn, không tập trung sức giải quyết căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, phát triển
sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
+ Chưa xác định rõ ràng nhất quán những quan điểm, chủ trương, chính sách và
nội dung cải tạo xã hội chủ nghĩa, nóng vội trong xác định mục tiêu bước đi.
+ Cơ chế quản lý chậm được đổi mới, dân đế không tạo được động lực phát triển
và làm nảy sinh nhiều tiêu cực.
+ Tình trạng buông lỏng và chưa sử dụng đầy đủ sức mạnh tổng hợp của chuyên chính
vô sản để thiết lập và giữ vững trật tự xã hội trong các lĩnh vực đời sông kinh tế và xã hội

* Ý nghĩa lịch sử:
- Khẳng định đường lối chung, đường lối kinh tế do ĐH IV đề ra và được ĐH V
cụ thể hóa đã đáp ứng yêu cầu bước chuyển giai đoạn của cách mạng nước ta.
- Nội dung của đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN 1976-1986 đã
phản ánh được mục tiêu, phương hướng cách mạng XHCN ở nước ta thể hiện cuộc
đấu tranh giai cấp, dân tộc gay go, quyết liệt, phức tạp nhằm giải quyết vấn đề “ ai
thắng ai” giữa con đường XHCN và con đường TBCN.
- Đường lối chung là cơ sở để thống nhất tư tưởng, hành động của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân trong giai đoạn cách mạng mới. Từng bước làm rõ con đường đi
lên CNXH ở nước ta.
- Để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quí báu trong lãnh đạo xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN ĐẤT NƯỚC
1986-2006.
Sau 10 năm cả nước bước vào Khủng hoảng kinh tế - xã hội từ 1979- 1986 đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản
lý của nhà nước XHCN. Phải đổi mới để củng cố lòng tin.
Đảng khẳng định: “Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự
nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”
1. Đại hội VI của Đảng - Đường lối đổi mới đất nước.
Thời gian: 25 phút.
Phương pháp: Thuyết trình và nêu vấn đề.
10


ĐH VI của Đảng họp từ 15-18/12/1986 tại Hà nội. Đây là đại hội đánh dấu mốc
mở đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Quan điểm chỉ đạo đổi mới:
- Đổi mới là tất yếu khách quan, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, đối với
cách mạng Việt Nam. Chỉ có đổi mới Đảng ta mới thấy hết được những nhân tố mới

để phát huy, những sai lầm để sửa chữa, vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tương Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh nước ta, phát huy truyền thống dân tộc, động
viên tính năng động sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Đổi mới cũng là đặc tính của chủ nghĩa xã hội, là bản chất sâu xa của chủ nghĩa
Mác – Lênin, là xu thế tấy yếu của thời đại.
- Đổi mới phải biết tiếp thu kế thừa những thành tựu đã đạt được trong quá khứ,
đồng thời phải khắc phục, sửa chữa khuyết điểm sai lầm đã mắc phải trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội. “Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận những quy
luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đăn
đã được xác định, trái lại chính là sự bổ sung phát triển những thành tựu ấy”.
- Đổi mới đồng bộ, toàn diện, nhưng phải có hình thức, bước đi cách làm phù hợp.
* Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới
- Đổi mới quan điểm kinh tế:
+ Về đổi mới cơ cấu kinh tế: khẳng định dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc
dân theo cơ cấu hợp lý, có chính sách sử dụng cải tạo đúng đắn các thành phần kinh
tế, nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế liên kết với nhau, trong
đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Cùng với chính sách kinh tế nhiều thành
phần. Chủ trương sắp xếp lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, thực hiện 3
chương trình mục tiêu về lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
+ Về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu
bao cấp, xây dựng quy chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển
của nền kinh tế, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chú trọng tính kế hoạch, sử dụng
đúng đắn và đầy đủ quan hệ hàng hóa-tiền tệ, các đơn vị cản xuất có quyền tự chủ sản
xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính; sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế.
+ Đổi mới chính sách đối ngoại, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại,
nhấn mạnh sự cần thiết phải công bố chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư vào
nước ta đưới nhiều hình thức. Có các chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi
cho nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh.
+ Đổi mới về vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước. Phân biệt rõ chức năng
quản lý hành chính - kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh. Nhà nước có

nhiệm vụ thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng thành phấp luật, chính sách cụ
thể. Xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội.
+ Đổi mới nội dung và phong cách lãnh đạo của Đảng, tăng cường sức chiến đấu
và năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng.
. Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi
mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.
11


. Đảng nhấn mạnh đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của đội ngũ
cán bộ, đảng viên và nhân dân.
. Đổi mới phong cách làm việc, trong đó tập trung dân chủ là nguyên tắc quan
trọng nhất; đồng thời yêu cầu nâng cao chất lượng đảng viên, đấu tranh chống các
biểu hiện tiêu cực, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở, tăng cường đoàn kết
nhất trí trong Đảng.
Ý nghĩa: Đại hội VI của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, triệt
để. Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng và cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao
của Đảng trước đất nước, dân tộc. Đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra thể hiện sự
phát triển tư duy lý luận, khả năng tổng kết và tổ chức thực tiễn của Đảng, mở ra thời
kỳ mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường tiến lên CNXH.
* Nguyên tắc đổi mới:
Sau Đại hội VI BCHTƯ, BCT tiếp tục bổ sung, cụ thể hóa đường lối từng bước
hoàn chỉnh đường lối đổi mới. Đặc biệt tại Hội nghị BCHTƯ 6 khóa VI (3/1989)
cung với việc bổ sung, phát triển đường lối đổi mới, Hội nghị đã đưa ra các nguyên
tắc đổi mới.
- Đổi mới phải kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
- Đổi mới phải trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Đổi mới phải tăng cương sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực của Nhà nước.
- Đổi mới phải mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động.

- Đổi mới phải kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Các nguyên tắc trên đã góp phần ngăn chặn những tư tưởng hoang mang dao
động, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới.
2. Đại hội VII của Đảng.
Thời gian: 15 phút.
Phương pháp: Thuyết trình và nêu vấn đề.
* Hoàn cảnh diễn ra Đại hội
- ĐH VII họp từ ngày 24-27/6/1991 tại Hà nội, dự ĐH có 1.176 đại biểu thay mặt
cho hơn 2,1 triệu đảng về cả nước; ĐH mời 4 đoàn đại biểu quốc tế tham dự.
Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp – Cuối năm
1989 đầu năm 1990 sự sụp đổ chế độ XHCN ở nhiều nước Đông Âu diễn ra liên tiếp.
Tại Liên Xô công cuộc đổi mới lâm vào khó khăn. Đảng Cộng sản Liên Xô mất
quyền lãnh đạo trong bầu cử đại biểu nhân dân tháng 3/1989. Tháng 4/1989 tai Trung
Quốc diễn ra phong trào “tự do hóa tư sản” dẫn tới sự kiện Thiên An Môn, thực chất
là vụ bạo loạn phản cách mạng. Trong khi đó CNĐQ và bon phản động quốc tế triệt
để khai thác sai lầm, khó khăn của các nước XHCN, tiếp tục tăng cường hoạt động
“Diễn biến hòa bình” để xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa.
- Đại hội thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng.
+ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
+ Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.
12


+ Báo cáo chính trị, báo cáo xây dựng Đảng, sửa đổi điều lệ Đảng, Điều lệ Đảng
(Sửa đổi) và tổng kết những bài học của cách mạng VN.
+ Bầu BCH TƯ gồm 146 đồng chí, BCT 13 đồng chí, bầu đống chí Đỗ Mười làm
Tổng bí thư của Đảng.
ĐH đã quyết định tương lai phát triển của cách mạng nước ta, đánh dấu bước
trưởng thành của Đảng về tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận. ĐH khẳng định
quyết tâm đi theo con đường XHCN mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta

đã chọn, đó là con đường duy nhất đúng.
* Những nội dung cơ bản của đường lối.
- Khẳng định kiên trì con đường đi lên CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng của
cách mạng VN.
- Xác định rõ đặc trưng của XH XHCN mà nhân dân ta xây dựng.
+ Xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
+ Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Con người đựoc giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột, bất công; có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
+ Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân tất cả các nước.
>Những đặc trưng trên phản ánh được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH, mỗi đặc trưng có nội dung cụ thể của
nó, nhưng 6 đặc trưng trên nói lên bản chất chế độ XHCN và phân biệt với các chế độ
XH trước đó, mà trực tiếp là chế độ TBCN. Trong đó nhân dân lao động làm chủ là
đặc trưng cơ bản.
> Những đặc trưng này đặt con người vào trung tâm của sự phát triển để nhằm
giải phóng con người một cách toàn diện.
> Những đặc trưng này quyết định mục tiêu phấn đấu cả về đối nội và đối ngoại,
cả quốc gia và quốc tế.
- Phương hướng xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
+ Về xây dựng nhà nước: Nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do dân và vì dân,
lấy liên mimh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm
nền tảng, do Đảng lãnh đạo.
+ Về phát triển lực lượng sản xuất: Nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ qúa độ là phát
triển lực lượng sản xuất, CNH đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với việc phát triển
một nền nông nghiệp toàn diện, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
CNXH, không ngừng nâng cao năng xuất lao động và cải thiện đời sống nhân dân.

+ Về xây QHSX: Thiết lập từng bước QHSX mới phù hợp với sự phát triển của
LLSX với sự đa dạng về hình thức sở hữu.
+ Về tư tưởng văn hóa: Tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng văn
hóa làm cho thế giới quan Mác – Lê nin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vai trò
chủ đạo trong đời sống xã hội.
13


+ Về chính sách đại đoàn kết: Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn
kết quốc tế.
+ Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH phải gắn liền với bảo vệ
Tổ quốc XHCN.
+ Về xây dựng Đảng: Xây dựng Đảng TSVM cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức
ngang tầm với nhiệm vụ chính trị.
Tóm lại: ĐH VII của Đảng đã đề ra 6 đặc trưng của XH XHCN mà nhân dân ta
xây dựng và 7 phương hướng xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Thực chất
đây là nội dung cơ bản con đường đi lên CNXH ở nước ta (mô hình CNXH)
- Đại hội VII đã tổng kết tiến trình cách mạng VN dưới sự lãnh đạo của Đảng và
nêu ra những bài học lớn của cách mạng VN (Nghiên cứu bài sau)
+ Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH.
+ Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân.
+ Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.
+ Sự lãnh dạo của Đảng là nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng VN.
Đại hội VII đã củng cố thêm niềm tin của nhân dân ta đối với công cuộc đổi mới, đối
với việc thực hiện mục tiêu trước mắt đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
3. Đại hội VIII của Đảng (6/1996)
Thời gian: 15 phút.
Phương pháp: Thuyết trình và nêu vấn đề.
* Khái quát về ĐH: ĐH VIII họp từ 22/6 – 01/7/1996 tại Hà nội, dự ĐH có

1.196 đại biểu trong cả nước và 35 đoàn đại biếu quốc tế tham dự.
- ĐH tổng kết 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kiểm điểm việc thực hiện
nghị quyết ĐH VII.
- Đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
- Kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng và vạch ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng Đảng.
- Bổ sung sửa đổi điều lệ Đảng và bầu BCH TƯ mới. Đại hội bầu lại đồng chí
Đỗ Mười làm Tổng Bí thư của Đảng.
* Nội dung cơ bản của ĐH VIII.
Đại hội quyết định đưa nước ta chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ
quốc, đẩy mạnh CNH, HĐH.
- Xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2020. “Ra sức đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp” (Có cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến
bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an
ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh)
- Mục tiêu CNH, HĐH 2001 - 2010: Phải xây dựng đồng bộ nền tảng cho một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 1996 - 2000: (Nghiên cứu tài
liệu văn kiện ĐH VIII, trang 167 - 174 )
14


tập trung làm rõ:
+ Nhiệm vụ tổng quát đến năm 2000 là gì ?
+ Tư tưởng chỉ đạo trong thực hiện nhệm vụ là như thế nào ?
+ Có mấy nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu ?
- Đại hội chỉ ra các quan điểm chỉ đạo CNH, HĐH (Trang 84-86 )
+ Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương, đa
dạng hóa quan hệ đối ngoại.

+ CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế nhà nước là chủ đạo.
+ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững.
+ Khoa học công nghệ là động lực của CNH, HĐH. Kết hợp công nghệ truyền
thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những
khâu quyết định.
+ Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng
phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ.
+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.
Sáu quan điểm trên là một thể thống nhất, tác động lẫn nhau nhằm thực hiện mục
tiêu CNH, HĐH đất nước đến năm 2020 và trước mắt đến năm 2000. Phải quán triệt
và thực hiện đồng bộ, triệt để cả 6 quan điểm trên.
4. Đại hội IX của Đảng
Thời gian: 15 phút.
Phương pháp: Thuyết trình và nêu vấn đề.
Đại hội IX của Đảng họp từ ngày 19 – 22/4/2001 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham
gia của 1.168 đại biểu đại diện cho hơn 2,5 triệu đảng viên. Đại hội bầu đồng chí
Nông Đức Mạnh là Tổng bí thư của Đảng.
Đại hội diễn ra trong thời điểm có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Loài người vừa kết
thúc thế kỷ XX, bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta trải qua 15 năm đổi mới, 10 năm
thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Nội dung Đại hội:
+ Đánh giá chăng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tổng kết 5 năm
thực hiện nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2001. Rút ra những bài học kinh nghiệm của
công cuộc đổi mới.
+ Bổ sung, phát triển đường lối, chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu.
+ Đại hội đã bổ sung, phát triểnlý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
> Xác địnhhướng mục tiêu chung của cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện

nay là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh”
> Đánh giá sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn về vị trí, vai trò, nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh.
15


> Phõn tich rừ tớnh cht khú khn, phc tp, lõu di ca con ng quỏ lờn
ch ngha xó hi nc ta.
> Xỏc nh mụ hỡnh kinh t tng quỏt ca thi k quỏ l: phỏt trin nn kinh
t th trng nh hng xó hi ch ngha
> Lm rừ vai trũ ng lc to ln ca i on kt ton dõn tc, ca vỏn dõn
ch, ch ra ni dung ch yu ca ỳ tranh giai cp nc ta hin nay.
> Nõng ng li i ngoi lờn mc cao hn, ton din hn.
5. i hi X, XI ca ng
Thi gian:
phỳt.
Phng phỏp: Thuyt trỡnh v nờu vn .
i hi X hp t ngy 17 25/4/2006
i hi XI hp t ngy 12-19-01-2011 ti Th ụ H Ni
(Ni dung nghiờn cu vn kin)
6. Thnh tu v kinh nghim ca 25 nm i mi
Thi gian:
10 phỳt.
Phng phỏp: Thuyt trỡnh v nờu vn .
* Về thành tựu: Đại hội X nêu tên 6 thành tựu
Một là, nền kinh tế vợt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản
ổn định, duy trì đợc tốc độ tăng trởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên,
nớc ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Tốc độ tăng trởng bình quân đạt 7%; tổng vốn đầu t cho toàn xã hội gấp 4,5

lần so với giai đoạn 2001-2005, đạt 42,9% GDP. Tổng sản phẩm trong nớc đạt
101,6 tỷ USD. GDP/ngời đạt 1.168USD. Thể chế kinh tế thị trờng định hớng XHCN
tiếp tục đợc xây dựng và hoàn thiện.
Hai là, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá và các lĩnh vực xã
hội có tiến bộ, bảo vệ tài nguyên môi trờng đợc chú trọng hơn, đời sống các tầng
lớp nhân dân đợc cải thiện.
- Đổi mới giáo dục đạt một số kết quả bớc đầu.
- Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đợc đẩy
mạnh
- Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt đợc kết quả tích cực
Ba là, quốc phòng - an ninh đối ngoại đợc tăng cờng, độc lập, chủ quyền,
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đợc giữ vững.
- Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân đợc củng cố.
- Tiềm lực quốc phòng - an ninh đợc tăng cờng.
- Quan hệ đối ngoại đợc mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu.
Bốn là, dân chủ XHCN có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đ ợc
củng cố.
16


Năm là, việc xây dựng Nhà nớc pháp quyền XHCN đợc đẩy mạnh, hiệu lực
hiệu quả hoạt động đợc nâng lên.
Sáu là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đợc tăng cờng đạt một số kết quả
tích cực:
- Công tác lý luận đã chủ động nghiên cứu nhiều vấn đề do công cuộc đổi
mới đặt ra.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, t tởng có đổi mới.
- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ đợc các cấp uỷ, tổ chức đảng quan tâm chỉ
đạo.
* Nguyên nhân đạt đc:

- Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của BCHTW, BCT, BBT và các cấp uỷ
đảng trong cuộc triển khai thực hiện kịp thời và có kết quả.
- Có sự đổi mới, nâng cao chất lợng hoạt động của quân đội và các cơ quan
dân cử, sự điều hành năng động của Chính phủ và chính quyền các cấp.
-Có sự nỗ lực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của cán bộ,
đảng viên, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng các doanh nghiệp.
* Về hạn chế, khuyết điểm (Đại hội nêu tên 6 khuyết điểm)
- Kinh tế phát triển cha thật sự bền vững, chất lợng hiệu quả, sức cạnh tranh
thấp cha tơng xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nớc, một số
chỉ tiêu không đạt kế hoạch.
- Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá - xã hội,
môi trờng còn nhiều hạn chế, yếu kém, gây bức xúc xã hội.
- Các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, đối ngoại còn một số hạn chế.
- Dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân cha đợc phát huy đầy đủ.
- Xây dựng Nhà nớc pháp quyền XHCN cha theo kịp với yêu cầu phát triển
và quản lý đất nớc.
- Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, yếu kém, chậm đợc khắc phục.
Những nhận định, đánh giá của Đại hội XI về những hạn chế, khuyết điểm
đều dựa trên những cơ sở khoa học, sát, phù hợp với thực tiễn của đất n ớc. Nhìn
tổng quát 5 năm qua, trong bối cảnh tình hình của quốc tế, trong nớc có rất nhiều
khó khăn thách thức, dới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của toàn dân, chúng ta đã
đạt đợc những thành tựu quan trọng, ứng phó có hiệu quả với những diễn biến phức
tạp của kinh tế thế giới và trong nớc. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, khuyết điểm
nêu trên, cần đợc khắc phục kịp thời.
17


Từ thực tiễn chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Đại hội XI rút ra 5 kinh
nghiệm sau:
Một là, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, phải kiên trì thực hiện đờng

lối mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, kiên trì mục tiêu ĐLDT và CNXH.
Hai là, phải thật sự coi trọng chất lợng, hiệu quả, tăng trởng và phát triển bền
vững.
Ba là, phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trởng kinh tế với thực
hiện tiến bộ công bằng xã hội.
Bốn là, đặc biệt chăm lo củng cố xây dựng Đảng cả về chính trị, t tởng và tổ
chức.
Năm là, trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo phải rất nhạy bén, quyết liệt,
sáng tạo bám sát thực tiễn đất nc.
Đây là những kinh nghiệm đợc đúc rút từ thực tiễn 5 năm qua. Những kinh
nghiệm đó có giá trị lịch sử và hiện thực, cần đợc vận dụng trong quá trình chỉ đạo
công cuộc đổi mới, đòi hỏi các cấp, các ngành cần nắm vững và vận dụng sáng tạo
vào điều kiện hoàn cảnh của đơn vị mình

KT LUN
i hi VI ca ng ( 12.86 ) l mc khi u ỏnh du s nghip i mi ton
din t nc ton din t nc. T tng ú ó ỏp ng yờu cu khỏch quan, bc
thit ca t nc, ca dõn tc.
Thc t thi k 1986 2011 ó chng minh ng li i mi ca i hi VI c bn
ỳng n, bc i trong i mi c bn phự hp. Qua 25 nm i mi, ng ta ó tng
bc b sung, phỏt trin ng li i mi, lónh o nhõn dõn ta ginh c nhng thnh
tu to ln, l c s cỏc i hi ca ng tip tc hon thin ng li i mi.
5 Giao nhim v cho hc viờn
- ng li i mi i hi VI ?
- Nhng c trng ca XH XHCN v phng hng xõy dng, bo v T quc
ca i hi VII ?
- Quan im ch o CNH, HH ca i hi VII ?
- Thnh tu ca 25 nm i mi v nguyờn nhõn ?
- Nhng bi hc kinh nghim ca 25 nm i mi v ý ngha ? (Tp trung vo
bi hc 1 v 4)

6. Rỳt kinh nghim.
V ni dung:.............................
.
18


………………………………………………………………………………………
Về phương pháp:…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
Về thời gian:…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

19



×