Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

BÀI GIẢNG SAU đại học xây DỰNG ĐẢNG và CHÍNH QUYỀN NHÀ nước CHUYÊN đề tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của bộ máy HÀNH CHÍNH nước CỘNG hòa xã hội CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.71 KB, 29 trang )

CHUYÊN ĐỀ : TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY HÀNH
CHÍNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Phần 1. Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích:
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về cơ cấu tổ chức cũng như
cơ chế hoạt động của hệ thống bộ máy hành chính ở nước ta; và cơ sở khách quan,
quan điểm, nội dung cơ bản của cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng và
hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
2. Yêu cầu:
- Người học nắm được cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Chính phủ và
Ủy ban ND các cấp
- Nắm được cơ sở khách quan và quan điểm, nội dung cơ bản cải cách HCNN
ở nước ta hiện nay, vận dụng CCHC trong QĐ (ngành, địa phương của mình).
II. NỘI DUNG: gồm 2 phần
- Bộ máy hành chính nhà nước nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Cải cách nền hành chính nhà nước góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Trọng tâm phần 2
III. THỜI GIAN:
4 tiết
IV. ĐỊA ĐIỂM
Lên lớp tại giảng đường
V. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP:
1. Tổ chức: Lên lớp tập trung tại giảng đường
2. Phương pháp giảng dạy:
- Là phương pháp diễn giảng của GV kết hợp với sơ đồ, bảng biểu; Hướng
dẫn H nghiên cứu tài liệu và phân tích làm rõ một số nội dung quan trọng
- Học viên nghe ghi theo ý hiểu, kết hợp nghiên cứu tài liệu để hoàn thiện
VI. VẬT CHẤT ĐẢM BẢO:



2

1. Vật chất: Đề cương, Giáo án, tài liệu, phần mềm trình chiếu
2. Tài liệu:
- Giáo trình Lý luận về nhà nước, TCCT, Nxb QĐND, H.2008
- Hiến pháp Việt Nam năm 2013;
- Luật Tổ chức Chính phủ 2001, Luật tổ chức HĐND và UBND 2003;
- Văn kiện ĐHX, NQTƯ5 Khoá X
- Văn kiện ĐH XI
- Nghị quyết 30c/2011/NQ-CP về ban hành Chương trình tổng thể CCHC giai
đoạn 2011-2020
- Kế hoạch CCHC trong quân đội giai đoạn 2012 -2015
Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC LÊN LỚP
- Nhận báo cáo, kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của học viên.
- Báo cáo cấp trên (nếu có)
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
Thứ tự, nội dung

Thời gian

Phương pháp

Vật chất

Phần 1

80 phút


Thuyết trình + Nêu vấn đề

Giáo án, giáo
trình, tài liệu,

Phần 2

80 phút

Thuyết trình + Nêu vấn đề

Giáo án, giáo
trình, tài liệu,

III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI
1. Kết luận bài
2. Định hướng nội dung ôn tập:


3

I. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM

1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Khái niệm hành chính nhà nước
Hành chính là hoạt động quản lý, điều hành công việc của mọi cơ quan nhà
nước cũng như các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo chức năng,
nhiệm vụ và điều lệ của từng tổ chức.

Hành chính nhà nước: (các giác độ tiếp cận)
+ Tiếp độ dưới giác độ chính trị: Hành chính nhà nước tham gia các hoạt
động của chu trình chính sách; hành chính nhà nước sử dụng các nguồn lực để
thực hiện các mục tiêu chính trị.
+ Dưới giác độ pháp lý: hành chính là thực thi pháp luật; ban hành các văn
bản quy phạm; hành chính nhà nước là hoạt động nhằm làm cho pháp luật được
thực hiện.
+ Dưới giác độ quản lý nhà nước: hành chính nhà nước thực thi quyền hành
pháp; hành chính nhà nước mang tinh khoa học và nghệ thuật kết hợp; hành chính
nhà nước mang tính quan liêu giấy tờ.
+ Hành chính nhà nước là một nghề nghiệp: là một nghề lao động trí óc ngồi
bàn giấy; là một nghề phục vụ mục tiêu chính trị; là một nghề theo hệ thống chức
nghiệp; nghề cần chuyên môn nghiệp vụ; là một nghề tổng hợp và phức tạp; nghề
cao quý.
Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhà nước; bao
gồm các hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước
theo khuôn khổ pháp luật nhằm phục vụ nhu cầu hợp pháp của nhân dân, duy trì
ổn định và phát triển xã hội.
Quyền hành pháp là quyền chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp
luật. Quyền hành pháp có hai nội dung: một là quyền kiến nghị lập pháp và quyền


4
lập quy; hai là quyền hành chính, nghĩa là quyền điều hành các hoạt động kinh tế xã hội, đưa pháp luật vào cuộc sống.
Hành chính nhà nước cũng có nghĩa là toàn bộ các công sở và công chức đặt
dưới quyền quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng và Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.
Hành chính nhà nước bao gồm các yếu tố:
- Hệ thống thể chế hành chính. Đó là hệ thống các văn bản pháp lý cho hoạt
động hành chính, bao gồm Hiến pháp, các bộ luật, đạo luật và văn bản dưới luật.

Các yếu tố cấu thành thể chế hành chính nhà nước:
+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ quyền hạn thẩm
quyền của các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới địa
phương bao gồm:
> Văn bản quy định về chính phủ và các cơ quan chính phủ như: luật tổ chức
chính phủ, các quy chế làm việc của chính phủ.
> Văn bản quy định hoạt động của ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn
như: luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, quy chế được quy định
tại nghị định 171, 172 của chính phủ.
+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung của quản lý hành
chính nhà nước trên tất cả các mặt các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ công vụ
+ Hệ thống các chế định về tài phán hành chính nhằm giải quyết tranh chấp
hành chính giữa công dân với nền hành chính.
+ Hệ thống các thủ tục hành chính nhằm giải quyết các quan hệ giữa nhà
nước với công dân với các tổ chức xã hội.
- Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống bộ máy hành chính nhà
nước từ Trung ương đến cơ sở.


5
Cơ quan hành chính các cấp bao gồm chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp,
được tổ chức và hoạt động theo một cơ chế đồng bộ, có thứ bậc để quản lý các lĩnh
vực của đời sống xã hội do pháp luật quy định.
- Đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy hành chính.
Là những công dân do bầu cử hoặc tuyển dụng và được bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh đảm nhiệm cương vị lãnh đạo hoặc giữ một chức danh chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc biên chế các cơ quan hành chính nhà nước và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước.
b) Sơ lược các giai đoạn phát triển của nền hành chính Nhà nước ta

Nền hành chính nước ta được thành lập ngay từ những ngày đầu của Cách
mạng tháng Tám năm 1945. Trải qua gần bảy mươi năm, nền hành chính của nước
ta đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng
trong từng giai đoạn.
- Giai đoạn 1945 đến 1954
Trước khi giành chính quyền về tay Cách mạng, Đại hội Quốc dân tại Tân
Trào từ ngày 16 đến 18 tháng 8 năm 1945 đã bầu ra Chính phủ Cách mạng lâm
thời gồm 15 thành viên, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao, Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng, Chu Văn Tấn làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chính phủ đã ra mắt quốc
dân vào ngày Lễ Quốc khánh 2 tháng 9 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Ngày 3
tháng 9, Chính phủ họp phiên đầu tiên và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ quản lý của
Nhà nước trong thời kỳ non trẻ.
Ngày 1 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp lâm thời được thành lập trên
cơ sở cải tổ từ Chính phủ Cách mạng lâm thời chỉ có thành viên Việt Minh, có
thêm một số thành viên của Việt Quốc, Việt Cách và không đảng phái. Chính phủ
Cách mạng lâm thời gồm 16 thành viên do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Nguyễn
Hải Thần (Việt Cách) làm Phó Chủ tịch.


6
Sau Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước, ngày 2 tháng 3 năm 1946
Quốc hội (Nghị viện nhân dân) nước ta đã cử ra Chính phủ Liên hiệp kháng chiến
có 15 thành viên gồm các đảng phái khác nhau. Chính phủ Liên hiệp kháng chiến
do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch, Huỳnh Thúc
Kháng (không đảng phái) làm Bộ trưởng Nội vụ, Nguyễn Tường Tam (Việt Quốc)
làm Bộ trưởng Ngoại giao, Phan Anh (không đảng phái) làm Bộ trưởng Quốc
phòng, Nguyễn Vĩnh Thuỵ (Bảo Đại) làm cố vấn...
Ngày 3 tháng 11 năm 1946, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá I đã thông qua
danh sách Chính phủ mới. Theo Hiến pháp 1946, Chính phủ gồm có Chủ tịch

nước, Phó Chủ tịch nước và nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ
trưởng, có thể có Phó Thủ tướng. Chính phủ thời kỳ kháng chiến chống Pháp có
cơ cấu gồm 11 Bộ. Ở địa phương, chính quyền được tổ chức thành 4 cấp là: bộ
(Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ), tỉnh, huyện và xã. Trong đó ở cả 4 cấp đều có Uỷ
ban hành chính, còn Hội đồng nhân dân chỉ được tổ chức ở tỉnh, thành phố, thị xã
và xã. Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố, thị xã, xã nơi có Hội đồng nhân dân thì
do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; Uỷ ban hành chính huyện, bộ nơi không có
Hội đồng nhân dân thì do các Hội đồng nhân dân cấp dưới bầu ra.
Chính phủ và cơ quan hành chính địa phương đã tổ chức nhân dân ta thực
hiện công cuộc “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, đưa cuộc kháng chiến chống
Pháp đi đến thắng lợi hoàn toàn.
- Giai đoạn 1945 đến 1954
Sau thắng lợi của Cuộc kháng chiến chống Pháp, ngày 22 tháng 9 năm 1955,
Quốc hội nước ta thông qua danh sách Chính phủ mở rộng (Hội đồng Chính phủ)
do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng, các đồng chí Trường Chinh, Phạm
Hùng làm Phó Thủ tướng. Theo Hiến pháp 1959, Thủ tướng là người đứng đầu
Hội đồng Chính phủ. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Chính phủ nước ta
được tổ chức gồm 21 Bộ, 10 Ủy ban và 10 Tổng cục. Ở địa phương bỏ cấp bộ. Các
đơn vị hành chính của nước ta được phân định như sau: nước được chia thành tỉnh,
khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh được chia thành huyện, thành


7
phố, thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn. Các đơn vị hành chính kể trên đều tổ
chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.
Từ 1960 đến 1964, Quốc hội Khoá II đã sửa đổi Chính phủ gồm có: Thủ
tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước và
Tổng Giám đốc Ngân hàng nhà nước. Trong đó Hội đồng Chính phủ do Phạm Văn
Đồng làm Thủ tướng và 5 Phó Thủ tướng. Trong các nhiệm kỳ của Quốc hội Khoá
III (1964-1971), Quốc hội Khoá IV (1971-1975), Chính phủ nước ta đã luôn được

sửa đổi, kiện toàn đảm bảo quản lý, điều hành thắng lợi công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành đấu tranh giải phóng miền Nam, đưa cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi cuối cùng.
- Giai đoạn 1975 đến nay
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân ta lần thứ hai tiến
hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước (Khoá VI). Tháng 7 năm 1976
nước ta lấy tên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bối cảnh mới, Quốc
hội ban hành Hiến pháp 1980.
Theo Hiến pháp này, Hội đồng nhà nước vừa là nguyên thủ quốc gia tập thể,
vừa là cơ quan thường trực của Quốc hội. Chính phủ được đổi tên là Hội đồng Bộ
trưởng bao gồm có Chủ tịch, các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng
và Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước. Thời kỳ này, Hội đồng Bộ trưởng có 73 đầu mối
gồm các Bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhà nước. Đây là hậu quả của cơ chế
quan liêu bao cấp kéo dài, làm cho bộ máy hành chính nhà nước phình ra cồng
kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Ở địa phương, đơn vị hành chính được chia thành
ba cấp: tỉnh, huyện, xã. Ở các cấp đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân.
Từ khi đất nước ta bước vào thực hiện sự nghiệp đổi mới, bộ máy hành chính
nhà nước từng bước được cải cách, sát nhập các cơ quan theo hướng gọn đầu mối.
Hiến pháp 1992 ra đời là cơ sở pháp lý để tổ chức và hoạt động của các cơ quan
nhà nước. Hiến pháp 1992 khôi phục tên gọi Chính phủ và chức danh Thủ tướng.


8
Giai đoạn từ 1986 đến 2002, Chính phủ nước ta được rút gọn còn 17 Bộ, 6 cơ
quan ngang bộ và 25 cơ quan thuộc Chính phủ. Từ năm 2002 đến 2007, theo quyết
định của Quốc hội Khoá XI, Chính phủ được sửa đổi cơ cấu gồm có 20 bộ, 6 cơ
quan ngang bộ và 13 cơ quan thuộc Chính phủ. Trong đó, cơ quan thuộc Chính
phủ không còn chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi cả nước.
Từ tháng 8 năm 2007, Quốc hội Khoá XII tiếp tục kiện toàn bộ máy hành

chính ở Trung ương. Theo đó, Chính phủ nước ta có cơ cấu bao gồm 18 Bộ, 4
cơ quan ngang bộ và 9 cơ quan thuộc Chính phủ (gồm: Viện hàn lâm KHXH
VN, Viện hàn lâm KH và CNVN, TTXVN, Đài TNVN, Đài THVN, Bảo hiểm
XH VN, Học viện CT-HC quốc gia HCM, Ban quản lý Lăng Chủ lịch HCM,
UBGS tài chính quốc gia).
Ở địa phương, bộ máy hành chính bao gồm Uỷ ban nhân dân các cấp và các
cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân. Địa giới hành chính các cấp tỉnh,
huyện đã nhiều lần thay đổi. Thời kỳ sau chiến tranh xu hướng chung là sát nhập
thành các cấp hành chính có quy mô lớn. Từ khi bước vào đổi mới đến nay có xu
hướng ngược lại là tách ra thành các đơn vị hành chính có quy mô nhỏ hơn. Năm
1986 nước ta có 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đơn vị cấp tỉnh), 535
huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh (đơn vị cấp huyện); năm 1992 có 53 đơn vị
cấp tỉnh, 553 đơn vị cấp huyện; năm 1998 có 61 đơn vị cấp tỉnh, 604 đơn vị cấp
huyện; năm 2004 có 64 đơn vị cấp tỉnh, 652 đơn vị cấp huyện và tính đến
31/12/2008 nước ta có 63 tỉnh, thành với 696 đơn vị cấp huyện.
Hiến pháp 2013 ra đời trong bối cảnh mới chúng ta đã thực hiện hơn 25 năm
đổi mới, tình hình thực tiễn kinh tế xã hội của đất nước có nhiều bước phát triển
mới. Hiến pháp khẳng định rõ hơn vai trò Chính phủ là cơ quan “thực hiện quyền
hành pháp”. Về chính quyền địa phương, Hiến pháp quy định: “Chính quyền địa
phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy


9
ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”.
2. Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
a) Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính ở Trung ương
*Chính phủ

Trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ
đóng vai trò rất quan trọng. Hiến pháp 2013 xác định vị trí pháp lý của Chính phủ
như sau: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của
Quốc hội”1.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực
của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp
hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật
chất và văn hoá của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc
hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có các Bộ và cơ quan ngang bộ. Chính
phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ. Số Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Chính
phủ do Quốc hội quyết định.
Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và
báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Phó
Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng
1

Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013, Điều 94.


10
mặt, một Phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của
Chính phủ. Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu và lãnh
đạo một bộ, cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ; chịu
trách nhiệm trước Thủ tướng, Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong

phạm vi cả nước hoặc công tác được giao phụ trách. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo
nhiệm kỳ của Quốc hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được quy định cụ thể tại Điều 96 Hiến pháp
2013 (gồm 8 nhiệm vụ), có thể khái quát trên một số nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng và lãnh đạo hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ Trung
ương đến cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước.
- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, kinh tế - xã hội, đơn vị vũ trang và công dân.
- Quản lý, điều hành công cuộc xây dựng đất nước trên mọi lĩnh vực;
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền
công dân; bảo đảm trật tự an toàn xã hội;
- Quyền kiến nghị lập pháp và quyền lập quy.
- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước; tổ chức đàm phán, ký điều
ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định
việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân daanh
Chính phủ (Trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn);
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân
Việt Nam ở nước ngoài
Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hiệu quả
hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể


11
Chính phủ, của Thủ tướng và từng thành viên Chính phủ. Hình thức hoạt động tập
thể của Chính phủ là phiên họp của Chính phủ.
Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần, thảo luận tập thể và quyết định
theo đa số những vấn đề quan trọng. Thủ tướng có quyền triệu tập họp bất thường
hoặc khi có 1/3 thành viên Chính phủ yêu cầu. Chính phủ có thể cho phép thành

viên Chính phủ vắng mặt và cử cấp phó đi họp Chính phủ. Chính phủ mời Chủ
tịch nước tham dự các phiên họp của Chính phủ, mời Chủ tịch Hội đồng dân tộc
của Quốc hội dự phiên họp của Chính phủ bàn thực hiện chính sách dân tộc. Khi
cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được
mời dự các phiên họp của Chính phủ.
Khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc
hội yêu cầu thì các thành viên của Chính phủ có trách nhiệm đến trình bày hoặc cung
cấp các tài liệu cần thiết. Thủ tướng hoặc thành viên của Chính phủ có trách nhiệm
trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội.
Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật; sử dụng
tổng hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, tuyên truyền, giáo dục; phối
hợp với các cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được quy định cụ thể tại
Chương III, Luật tổ chức Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ ký các nghị định của
Chính phủ, ra quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản
đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở.
*Bộ và cơ quan ngang bộ
Bộ và cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản
lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước
các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn
của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật.


12

Bộ và cơ quan ngang bộ do Quốc hội thành lập hay bãi bỏ theo đề nghị của
Thủ tướng Chính phủ. Có hai loại bộ: bộ quản lý ngành, nhóm ngành liên quan
mật thiết với nhau; bộ quản lý theo lĩnh vực liên quan đến tất cả các bộ, cơ quan,
tổ chức. Trong bộ có các cơ quan để giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý

nhà nước (Tổng cục, Cục, Vụ, Văn phòng); các tổ chức sự nghiệp (viện nghiên
cứu, nhà trường, trung tâm…); các cơ sở kinh tế ở địa phương.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là
người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang
bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức
thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong
phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề
quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các
văn bản của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ra quyết định,
chị thị, thông tư và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả
các ngành, các địa phương và cơ sở.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn và kiểm tra các Bộ, cơ
quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc
ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
b) Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính ở địa phương
*Uỷ ban nhân dân
Hiến pháp 2013 quy định: Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn
vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền
địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp


13

với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do
luật định.
Theo Điều 114 Hiến pháp 2013: Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa

phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng
nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;
tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do
cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Như vậy, Uỷ ban nhân dân là cơ quan song trùng trực thuộc, vừa là cơ quan
chấp hành Hội đồng nhân dân cùng cấp, vừa phải chịu sự chỉ đạo, báo cáo công
tác trước cơ quan hành chính cấp trên. Hội đồng nhân dân có quyền bãi miễn
những thành viên của Uỷ ban nhân dân, giám sát hoạt động, sửa đổi hoặc bãi bỏ
những quyết định sai trái của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Về tổ chức, cơ cấu hành chính ở địa phương có ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện
và cấp xã Ngoài ra có đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Ở mỗi cấp, Uỷ ban nhân dân có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các uỷ viên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp được quy định cụ thể tại
Chương IV, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003. Mỗi
cấp Ủy ban nhân dân có phạm vi, thẩm quyền khác nhau, có thể khái quát nhiệm
vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp trên một số mặt cơ bản sau đây:
- Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước ở địa phương trên tất cả các lĩnh vực:
kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh…
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành pháp luật ở địa phương.
- Chỉ đạo hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và mọi quyền lợi hợp pháp
của Nhà nước và nhân dân ở địa phương.


14
- Quản lý về lãnh thổ, tài nguyên môi trường ở địa phương.
Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định,
ra quyết dịnh, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.

Uỷ ban nhân dân làm việc theo hai hình thức: chế độ làm việc tập thể và làm
việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt
động của Uỷ ban nhân dân. Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa
phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
Uỷ ban nhân dân họp ít nhất mỗi tháng một lần. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
quyết định và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp
trên về các quyết định thuộc thẩm quyền của mình.
* Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban nhân dân có các cơ quan chuyên môn giúp việc quản lý nhà nước ở
địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ
Trung ương đến cơ sở.
Các cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo, quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp
mình, vừa chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ
trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước Uỷ ban nhân dân và cơ quan chuyên môn cấp trên và khi cần thiết thì
báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Tuỳ điều kiện của từng địa phương mà
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quyết định thành lập hay bãi bỏ, sát nhập các cơ quan
chuyên môn trực thuộc theo quy định của Chính phủ.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân có thể chia thành 3 nhóm
lĩnh vực cơ bản:
- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, thương mại.
- Lĩnh vực văn hoá, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, thể thao, báo
chí, thông tin, bảo hiểm, y tế.


15
- Lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Thường ở cấp tỉnh cơ quan chuyên môn có các sở, ở cấp huyện có các
phòng, ban. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân làm việc theo chế độ

thủ trưởng. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn
bộ hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan.
II. CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ
HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN
NAY

1. Cơ sở lý luận - thực tiễn của việc cải cách nền hành chính nhà nước ở
nước ta hiện nay (giai đoạn 2011-2020)
- Từ vai trò quan trọng của nền hành chính nhà nước đối với sự nghiệp đổi
mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Thể hiện:
+ Bộ máy HC và hoạt động HC trực tiếp quyết định hiệu quả việc thực hiện
đường lối của Đảng, chính sách và PL của NN .
Đường lối của đảng, chính sách, PL của NN phải được các cơ quan HC thể
chế hoá, cụ thể hoá và trực tiếp tổ chức thực hiện mới thành hiện thực
Bộ máy HC là bộ máy lớn nhất, đông đảo nhất, phức tạp nhất, hoạt động liên
quan trực tiếp hàng ngày đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đến mọi người
dân, tổ chức, đơn vị.
+ Từ yêu cầu cải cách để phát triển kinh tế xã hội đất nước; yêu cầu của cuộc
đấu tranh chống tiêu cực, chống DBHB của chủ nghĩa đế quốc cần phải có một
nền HCNN vững mạnh.
. Nước ta đang trong quá trình đổi mới, thực hiện nền KTTT định hướng
XHCN, giao lưu, hội nhập quốc tế => phải có nền HC đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội.


16
=>Phải có thể chế KTTT tạo hành lang thông thoáng thu hút đầu tư, khuyến
khích các thành phần KT, tăng cường vai trò kinh tế NN.
. Cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống sự chống phá hoại của kẻ thù diễn ra

quyết liệt, phức tạp. => Phải có một nền HC vững mạnh.
( Tham nhũng, tội phạm, tệ nạn XH, sự chống phá của địch…)
- Từ quan điểm của Đảng về cải cách hành chính
(Thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X); Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011-2020 theo Đại hội XI của Đảng; Kết quả tổng kết, đánh giá
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và
những bài học thực tiễn chỉ đạo thực hiện ở các cấp).
+ Nghị quyết TƯ 5 (Khoá X) chỉ ra mục tiêu, 3 quan điểm, 5 yêu cầu, 10 chủ
trương giải pháp về cải cách hành chính (tài liệu)
+ ĐH XI của Đảng: đề ra chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020 với 5 quan
điểm phát triển; 3 khâu đột phá. Về xây dựng nhà nước, đảng ta chỉ ra: “phải tạo
bước chuyển mạnh về cải cách hành chính; chỉ ra mục tiêu cụ thể cho cải cách HC
trong 10 năm tới: “Tập trung xây dựng nền HCNN trong sạch, vững mạnh, bảo
đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện chương trình
tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hoá nền hành chính quốc gia”. (Văn kiện
ĐHXI, tr.142).
+ Kết quả thực hiện Chương trình tổng thể CCHC 2001-2010 đã được Chính
phủ tổng kết, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm và những bài học kinh nghiệm
phong phú
Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 được Thủ tướng
phê duyệt tháng 9/2001. Nội dung của chương trình xác định rõ 4 lĩnh vực: cải
cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công.


17
Hai điểm được đánh giá cao từ cả bên trong hệ thống hành chính và từ bên
ngoài, nghĩa là từ người dân, những người hưởng thụ các dịch vụ công, là cải cách
thể chế và cải cách thủ tục hành chính.
Các luật Tổ chức CP, Tổ chức HĐND và UBND, Thanh tra, luật Công chức; các

nghị định của CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; các văn bản về tổ chức và hoạt động
của UBND và các cơ quan chuyên môn của UNND tỉnh, cấp huyện đã được ban
hành theo hướng giảm tối đa sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ, phân biệt rõ hoạt
động của cơ quan hành chính với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.
Các văn bản về quy chế thực hiện dân chủ cơ sở, luật Khiếu nại tố cáo, cơ chế
một cửa, công khai ngân sách, tài chính, đấu thầu, thanh tra nhân dân... cũng góp
phần xây dựng và hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa nhà nước với dân.
Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, cụ thể của CP thông qua đề án 30, 5.500 thủ
tục hành chính được rà soát; trong đó có 453 thủ tục được kiến nghị bãi bó, hủy
bó, 3.749 thủ tục được kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi hơn
cho người dân và doanh nghiệp, 288 thủ tục được thay thế, đạt tỉ lệ đơn giản hóa
81%.
Thủ tục hành chính trên những lĩnh vực nhạy cảm, liên quan trực tiếp tới người
dân và doanh nghiệp, như: đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư, đăng ký
doanh nghiệp, hải quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu… đã được rà soát sửa đổi
nhiều.
Các kết quả cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa
nền hành chính chưa thực sự nổi bật nhưng cũng góp phần tích cực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và trật tự xã hội.
Tuy vậy, 10 năm thực hiện CCHC vẫn còn có những hạn chế, yếu kém như:
tốc độ chậm, kết quả chưa được như mục tiêu đặt ra
(sẽ nói ở phần sau)


18
- Từ kết quả của cải cách hành chính vừa qua và thực trạng nền hành chính
nước ta hiện nay bên cạnh mặt ưu điểm còn tồn tại nhiều bất cập yếu kém
+Hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ, thống nhất, vẫn chồng chéo, nhiều về

số lượng nhưng hạn chế về chất lượng; Thủ tục HC còn nhiều vướng mắc, gây
phiền hà cho tổ chức và công dân; kỷ cương cán bộ, công chức chưa nghiêm.
+Các đầu mối trực thuộc CP giảm nhưng bộ máy bên trong các bộ chưa
giảm; chức năng một số cơ quan trong bộ máy chưa đủ rõ, còn trùng lặp và chưa
bao quát hết các lĩnh vực quản lý.
+Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ chế
quy định trách nhiệm người đứng đầu chưa rõ ràng; tình trạng tham nhũng, quan
liêu của cán bộ, công chức… vẫn còn nghiêm trọng
Đào tạo để nâng cao chất lượng con người trong bộ máy hành chính cũng cần
được chú trọng hơn, khi mà báo cáo tổng kết CCHC của Chính phủ chỉ ra một bộ
phận cán bộ, công chức còn "thiếu trách nhiệm, chưa thạo việc, hạn chế về năng
lực" hay "thiếu linh hoạt, máy móc", đặc biệt là "quan liêu, cửa quyền, hách dịch",
thậm chí "suy thoái phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, vô cảm trước yêu cầu của
nhân dân, của xã hội".
Phó Thủ tướng N.X. Phúc: “Hiện nay 30% công chức không có cũng được,
sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về...”.
+Cải cách tài chính công mới chỉ là bước đầu, kết quả còn hạn chế...
Đặc biệt, cải cách tiền lương vẫn còn chậm, lương chưa chưa trở thành động
lực cho cán bộ, công chức phấn đấu và cống hiến.
*Các rào cản trong CCHC:
- Nhóm nguyên nhân khách quan:
+Do KT nước ta mới chuyển đổi sang cơ chế KTTT, bộ máy HC còn chịu
ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp cũ


19
+Do những bất cập giữa yêu cầu về sự chuyển đổi nhanh về KT-XH với khả
năng thích ứng chậm của nền hành chính
+Do hạ tầng cơ sở của nền HC còn thấp; hệ thống PL chưa đồng bộ
+Mặt bằng dân trí thấp; trang bị cơ sở vật chất, văn phòng hạn hẹp

- Nhóm nguyên nhân chủ quan:
+Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức hạn chế
+Trình độ lý luận, trình độ nhận thức về CCHC của một số cán bộ, công chức
hạn chế
+Sự bảo thủ về quyền lợi của một số cán bộ có chức, có quyền
*Nguyên nhân hạn chế trong CCHC vừa qua:
- Sự lạc hậu về nhận thức đối với CCHC
+Nhận thức về NNPQ
+Nhận thức về vai trò Nhà nước trong KTTT
+Nhận thức đối với CCHC (Chậm tổng kết thực tiễn và nghiên cứu KH về
CCHC; nhận thức CCHC còn đơn giản, chưa thấy CCHC là công việc khó khăn,
nhạy cảm và phức tạp, đụng chạm quyền lợi của tổ chức và con người => chủ
quan, duy ý chí, cục bộ bản vị.
- Cơ chế điều hành CCHC còn bất cập (nguyên tắc, biện pháp tiến hành, mô
hình cải cách... còn mới, phải bổ sung).
- Yếu tố con người trong CCHC:
+Cán bộ, công chức: được chứa đựng trong tập tục, thói quen, tâm lý, lợi
ích... đặc tính dân tộc
+Quần chúng ND: không phải là chủ thể, đối tượng của CCHC nhưng có vai
trò to lớn (bầu cử, đóng thuế: thờ ơ trong bầu cử; tắc trách trong lựa chonngwowif
xứng đáng; không hiểu PL; không hiểu quyền và nghĩa vụ của minh...).


20
[Số liệu gần đây: 60-70% công chức không qua đào tạo QLNN; 50% cán bộ
cấp xã chỉ tốt nghiệp tiểu học hoặc trung học cơ sở].
2. Mục tiêu, yêu cầu và nội dung cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020
a) Mục tiêu:
Tiếp tục tập trung xây dựng hệ thống hành chính nhà nước trong sạch,
vững mạnh, đảm bảo quản lý thống nhất, thông suốt trên cơ sở phân công, phân

cấp hợp lý, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước trong thời k mới, chuyển thành công nền hành chính sang phục
vụ.
(Xem văn kiện ĐHXI, tr.172)
Mục tiêu của Chương trình CCHC từ 2011-2020: (Theo NQ30c ngày
8/11/2011 của Chính phủ)
1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
2. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch
nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.
3. Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ
sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân
chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan
hành chính nhà nước.
4. Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền
con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.
5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực
và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.


21

Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể
chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú
trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công
chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất
lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
b) Yêu cầu cải cách hành chính thời gian tới:

- Thực hiện nguyên tắc và nhất quán xây dựng nền hành chính mới phù hợp,
một nền hành chính phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển theo hướng từng bước
hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá.
- Tổ chức bộ máy hành chính gọn nhẹ theo nguyên tắc tổ chức Chính phủ có
số lượng bộ nhỏ quản lý nhà nước vĩ mô đa ngành, đa lĩnh vực trong phạm vi cả
nước.
- Nâng cao vai trò của Chính phủ, chính quyền các cấp trong tổ chức cung
cấp dịch vụ hành chính công và sự nghiệp công có chất lượng và thuận lợi cho
dân.
- Đổi mới đồng bộ hệ thống chính trị, trọng tâm là đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng chủ yếu bằng nhà nước và thông qua nhà nước, lấy cải cách
hành chính làm trọng tâm.
- Từng bước chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ, công chức để nâng cao chất
lượng, hiệu quả, gắn với quá trình hiện đại hoá nền hành chính đạt yêu cầu trình
độ của khu vực và thế giới.
c) Nội dung cải cách nền hành chính nước ta giai đoạn 2011 – 2020
Gồm có 6 nội dung sau:
1. Cải cách thể chế:
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 1992
được sửa đổi, bổ sung;


22

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là
quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư và
văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính hợp
hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp
luật;
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước

hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công
bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế - xã hội;
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại khách quan,
lâu dài của các hình thức sở hữu, trước hết là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở
hữu tư nhân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu khác nhau
trong nền kinh tế; sửa đổi đồng bộ thể chế hiện hành về sở hữu đất đai, phân định
rõ quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất, bảo đảm quyền của người sử dụng đất;
- Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là xác
định rõ vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà
nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản trị
kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện thể chế về tổ chức và kinh
doanh vốn nhà nước;
- Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướng quy
định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các
dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh;
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân các cấp;


23

- Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước
và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý
kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và
về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước.
2. Cải cách thủ tục hành chính:

- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh
vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh
nghiệp;
- Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp
tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước
phát triển nhanh, bền vững. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư; đất
đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục;
lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng
Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn;
- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các
ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;
- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định
của pháp luật;
- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết
thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải
bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và
cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
- Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể
chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với
doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và


24

chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ
tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn
mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện;
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định
hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám

sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các
cấp.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:
- Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở
trung ương và địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước); trên
cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ
quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành
chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã
hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận;
- Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính
quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định
đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng
mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp.
Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên,
khoáng sản quốc gia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường giám sát,
kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng
cao năng lực của từng cấp, từng ngành;


25

- Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước;
thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ
chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào

năm 2020;
- Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chất lượng dịch vụ công từng bước được nâng
cao, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối
với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế
đạt mức trên 80% vào năm 2020.
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:
- Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu
hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự
nghiệp phát triển của đất nước;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt,
có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân
dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả;
- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức
danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công
chức lãnh đạo, quản lý;
- Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, xây
dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm;
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm
vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng
tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh


×