Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

BÀI GIẢNG TRUYỀN THỐNG LỊCH sử tư TƯỞNG văn hóa VIỆT NAM CHUYÊN đề TRUYỀN THỐNG LAO ĐỘNG sản XUẤT và xây DỰNG KINH tế VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.4 KB, 35 trang )

Chuyên đề
TRUYỀN THỐNG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XÂY DỰNG KINH TẾ
VIỆT NAM
I. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRUYỀN THỐNG
1. Khái niệm
Truyền thống là “quá trình chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác những
yếu tố xã hội và văn hóa, những tư tưởng, chuẩn mực xã hội, phong tục, tập quán,
lễ nghi và được duy trì trong các tầng lớp xã hội và giai cấp trong một thời gian
dài”1.
2. Cơ sở hình thành và phát triển truyền thống lao động sản xuất và xây
dựng kinh tế Việt Nam
a. Hình thành từ quá trình lao động sản xuất, dựng nước từ nền kinh tế nông
nghiệp
- Các nền văn hóa thời tiền sử từ Văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh
Văn, Hạ Long, Bàu Tró,… của người Việt cổ đều gắn liền với sản xuất nông
nghiệp của người bản địa trên vùng lãnh thổ đã được xác định.
Lao động sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện cách ngày nay hàng vạn năm cả
trong trồng trọt, khai thác biển. Đó là sự khởi đầu của quá trình dựng nước lâu dài,
gian khổ của người Việt trong điều kiện địa lý, tự nhiên vô cùng khắc nghiệt.
Từ buổi đầu Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang (thế kỷ VII trước Công
nguyên) và suốt thời đại Hùng Vương - An Dương Vương (Văn Lang - Âu Lạc) đã
định hình và phát triển liên tục các nền văn hóa của người Việt cổ. Đó là các văn
hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn để làm nên Văn minh Sông
Hồng nổi tiếng - một trong những nền văn minh của loài người.
Văn minh Sông Hồng là nền văn minh nông nghiệp lúa nước gắn với một Nhà
nước dân chủ sơ khai và công xã nông thôn bền vững, gắn với thời đại đồ kim khí
mà trống đồng Đông Sơn là đỉnh cao.

1

Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tập 4, trang 630.




2
Vượt qua thời kỳ Bắc thuộc bi thương (179 TCN-938), dân tộc Việt Nam bắt
đầu thời đại độc lập xây dựng Nhà nước phong kiến vững mạnh với nền Văn minh
Đại Việt (938-1858). Thoát khỏi tình cảnh bị xâm lược, và là thuộc địa của thực
dân phương Tây (1858-1945), dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản và lãnh tụ Hồ
Chí Minh lãnh đạo đã giành lại độc lập bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám năm
1945 mở ra thời đại độc lập thống nhất hoàn toàn và đổi mới, xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Từ Nhà nước Văn Lang của thời đại Hùng Vương đến Nhà nước cách mạng
kiểu mới của thời đại Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã trải qua lịch sử dựng
nước vô cùng phong phú, sáng tạo và sức sống bền vững.
- Cần nhận thức rõ rằng, quá trình dựng nước là quá trình lao động sản xuất
làm ra của cải vật chất, tự nuôi sống và phát triển cộng đồng từ làng xã đến quốc
gia dân tộc.
Đó cũng chính là quá trình khai khẩn và cải tạo các vùng đất mới, là quá trình
tồn tại và thích ứng với điều kiện tự nhiên, khí hậu.
Quá trình đó đã gắn bó cư dân, mỗi con người với mảnh đất mà họ đã lao
động cự nhọc, đổ mồ hôi, nước mắt và cả xương máu để tạo dựng. Tình yêu quê
hương, đất nước cũng bắt đầu từ đấy.
Phải đối phó với thiên tai, thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất và tồn
tại đã rèn luyện ý chí, nghị lực và kỹ năng lao động của con người và hình thành
những kinh nghiệm cần thiết trong lao động sản xuất, xây dựng cộng đồng và đất
nước.
- Quá trình dựng nước là sự xây dựng phát triển kinh tế, xác lập nền tảng kinh
tế, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đồng thời cũng là quá trình thiết lập thiết
chế chính trị, sự ra đời và phát triển của Nhà nước, của tư tưởng và giá trị văn hóa,
sự ra đời của các giai cấp, tầng lớn dân cư, xác lập các mối quan hệ cơ bản trong
xã hội, các quy tắc ứng xử và hệ thống luật tục, pháp luật.

Cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng xã hội định hình và phát triển trong
tiến trình dựng nước là cơ sở rất quan trọng để định hình những giá trị truyền
thống của dân tộc. Lao động sản xuất, nền kinh tế nói chung đặc biệt là kinh tế


3
nông nghiệp đã gắn bó người lao động (nông dân) với ruộng đất không chỉ có ý
nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa thiêng liêng về tâm linh, văn hóa.
- Mọi giá trị, truyền thống văn hóa của người Việt đều gắn với sự phát triển
của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.
Quá trình dựng nước cũng là quá trình liên kết, đoàn kết của các cộng đồng
của các tộc người với những truyền thống riêng và hội tụ làm nên những truyền
thống chung. Sự hội tụ và thống nhất của các trung tâm văn hóa, văn minh lớn mà
cốt lõi là văn minh Sông Hồng trong tiến trình dựng nước đã hình thành và làm
phong phú các giá trị truyền thống trên các phương diện.
b. Từ đặc điểm riêng của sự ra đời các loại hình cộng đồng và hình thái kinh
tế - xã hội
- Sự hình thành và phát triển các loại hình cộng đồng ở Việt Nam có những
nét riêng, nhất là cộng đồng làng xã từ đó sớm hình thành quốc gia, dân tộc với xu
hướng cố kết bền vững để chống thiên tai, làm thủy lợi, chống sự xâm lăng từ bên
ngoài.
Sự ra đời và phát triển các hình thái kinh tế-xã hội ở Việt Nam cũng có đặc
điểm riêng:
+ Dân tộc Việt Nam không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ.
+ Khát vọng tự chủ, tự do của con người được nuôi dưỡng và phát triển;
+ Ý thức về dân chủ, nhất là dân chủ làng xã có điều kiện phát triển.
- Trong tiến trình phát triển quốc gia, dân tộc đã hình thành những trung tâm
văn hóa lớn.
Sự giao thoa và cùng phát triển đã gắn kết các trung tâm văn hóa lớn đó để tạo
dựng những giá trị văn hóa chung của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Từ trung tâm là Văn minh Sông Hồng, Văn minh Đại Việt mà phát triển, lan
tỏa vào miền Trung, miền Nam, hòa nhập với Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Óc eo
tạo thành sự thống nhất trong tính đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam với đa tộc người, mỗi tộc người có giá trị văn hóa, phong
tục, tập quán riêng đã bổ sung làm phong phú những giá trị truyền thống về mọi
mặt của cả quốc gia.


4
Sự biến động về chính trị, xã hội cho thấy sức sống bền vững của cả cộng
đồng Việt Nam dựa trên thái độ khoan hòa, quyết giữ giá trị bản sắc dân tộc nhưng
cũng cởi mở, không cực đoan đóng cửa, sẵn sàng tiếp nhận những yếu tố từ bên
ngoài, kể cả tư tưởng và tôn giáo, sẵn sàng mở cửa trong bang giao và hội nhập
quốc tế.
Giá trị truyền thống từng bước phát triển suốt chiều dài lịch sử dựng nước và
giữ nước, suốt quá trình dân tộc vượt lên những thử thách khắc nghiệt của tự nhiên
và xã hội để tự khẳng định mình.
Từ trong sự phát triển và giao thoa văn hóa, trong ứng xử với tự nhiên và xã
hội, dân tộc Việt Nam biết bổ sung cái mới vào giá trị truyền thống và loại bỏ
những gì không thích hợp, cản trở sự phát triển.
- Có thể thấy rất rõ các loại hình cộng đồng ở Việt Nam tồn tại và phát triển
bền vững, có những điểm chung nhất, đồng thời có những nét riêng ở mỗi loại hình
và ở mỗi vùng, miền của đất nước.
Từ cộng đồng gia đình, dòng họ, làng xã đến cộng đồng dân tộc, quốc gia.
Sự cố kết trong nội bộ các loại hình cộng đồng đặt trong sự cố kết của tổng
thể các loại hình cộng đồng đó đã là cơ sở vững chắc cho sự đoàn kết toàn quốc gia
dân tộc:
Gia đình gắn với dòng họ, gắn với làng xã từng bước củng cố quan hệ huyết
thống và quan hệ láng giềng, hình thành và phát triển văn hóa gia đình, dòng họ và
văn hóa làng xã.

Quan hệ xã hội giữa các cá nhân, quan hệ trong lao động sản xuất, trong xây
dựng cuộc sống vật chất và văn hóa tinh thần không tách rời các loại hình cộng
đồng đó.
Gia đình, dòng họ ở Việt Nam rất bền vững:
Làng xã trường tồn trong lao động sản xuất và trong đánh giặc.
Nhà gắn với làng và với nước.
Nhà và làng bền vững làm cho đất nước vững bền.
Thời Bắc thuộc vẫn giữ gìn được làng xã và nhờ đó mà giành lại được đất
nước.


5
- Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, đến nay đã có 54 dân tộc
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển.
Các dân tộc trong cộng đồng lớn của dân tộc Việt Nam cùng phát triển là cơ
sở vững chắc củng cố, phát triển tinh thần yêu nước, sự đoàn kết, chia sẻ trên tinh
thần người trong một nước thương yêu đùm bọc nhau.
Truyền thuyết về cội nguồn dân tộc Âu Cơ - Lạc Long Quân sinh ra trăm
trứng, trăm con là tình ruột thịt, nghĩa đồng bào.
Cội nguồn có ý nghĩa sâu xa ấy là cơ sở để định hình và phát triển biết bao giá
trị truyền thống về lao động sản xuất, về xã hội, văn hóa và hơn hết là đoàn kết,
thương yêu nhau, nhân nghĩa và tình nghĩa, không chấp nhận sự chia cắt, cát cứ.
- Việt Nam không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ, do đó mọi thành viên
trong các loại hình cộng đồng được tôn trọng được phát huy quyền và năng lực để
xây dựng, củng cố cộng đồng, đất nước.
Mặc dù ảnh hưởng của Nho giáo hàng ngàn năm, song chế độ phong kiến
Việt Nam có những đặc điểm riêng.
Đạo Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ dựa trên cơ sở nhân nghĩa, tình nghĩa sâu
sắc.

Vua - tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cha con, chồng vợ thuận hòa.
Tư tưởng dân chủ, từ dân chủ làng xã không ngừng phát triển.
=> Các giá trị truyền thống đã phát triển trong một chế độ xã hội như thế.


6

II. NHỮNG TRUYỀN THỐNG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XÂY DỰNG
KINH TẾ VIỆT NAM
1. Truyền thống cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất
- Từ buổi đầu dựng nước, hoạt động lao động sản xuất của người Việt cổ bắt
đầu từ nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy rồi phát triển nông nghiệp lúa nước.
Truyền thuyết bánh chưng, bánh dày và các di chỉ khảo cổ học đã chứng minh
điều đó.
Nông nghiệp gắn với cư dân nông nghiệp và công xã nông thôn (làng xã) là
nét nổi bật của Văn minh Sông Hồng.
Điều kiện địa lý tự nhiên với những vùng đồng bằng rộng lớn từng bước được
cư dân khai khẩn, mở mang và với chế độ khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm đã
tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.
Việt Nam sớm trở thành một trong những trung tâm của nông nghiệp lúa
nước.
Suốt quá trình dựng nước, nền nông nghiệp không ngừng phát triển, nhất là
nông nghiệp thời Lý, Trần, Lê.
Cùng với phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển từ thời đại đồ
đồng với những sản phẩm nổi tiếng như Trống đồng Đông Sơn.
Nghề gốm, dệt và làm giấy cũng không ngừng phát triển.
Thương mại mở mang cả trong nước và với nước ngoài.
 Diện mạo kinh tế của đất nước là kết quả của quá trình lao động sản xuất
cần cù, sáng tạo của mọi thế hệ người Việt Nam.
- Cần thấy rõ hoàn cảnh địa lý tự nhiên có thuận lợi nhưng cũng rất nhiều

thách thức nghiệt ngã.
+ Chống thiên tai, trị thủy, làm thủy lợi phải luôn luôn đặt ra để chống bão
lụt, nắng hạn.
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh - Thánh Tản Viên đã nói lên thách thức
đó.


7
+ Dân tộc Việt Nam đã chú trọng khai thác biển, sớm hình thành kinh tế biển
từ Văn hóa Quỳnh Văn.
Khoảng 6.500 năm trước và 50 người con theo cha Lạc Long Quân cuống
biển trong truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân.
+ Sức mạnh của tự nhiên, núi rừng, sông, biển là vô cùng to lớn trước sức
khai phá của con người.
Quá trình ứng xử với tự nhiên, con người đã tìm cách thích ứng khôn ngoan,
tổng kết được những kinh nghiệm cần thiết để tồn tại và phát triển lao động sản
xuất.
Lợi dụng những thuận lợi về thời tiết, khí hậu và các điều kiện tự nhiên, đồng
thời phải hạn chế sự tàn phá của tự nhiên.
Quá trình ấy đã rèn luyện năng lực, nghị lực, ý chí trong lao động sản xuất và
ứng xử với tự nhiên ngày càng có hiệu quả.
- Trong lao động sản xuất, con người không thể không liên kết, hợp tác với
nhau, giúp đỡ, chia xẻ cùng nhau.
Lao động sản xuất từ đơn vị gia đình đến cộng đồng làng xã, phường hôi luôn
luôn cố kết con người với nhau.
Hoạt động kinh tế gắn liền với cơ cấu xã hội, quan hệ và hoạt động xã hội.
Sự ra đời Nhà nước sơ khai thời Hùng Vương và vai trò Nhà nước phong kiến
trong tiến trình lịch sử có tác động to lớn đối với sự phát triển lao động sản xuất,
phát triển kinh tế và Nhà nước ấy được xây dựng trên nền tảng kinh tế và quan hệ
sản xuất, lực lượng sản xuất nhất định.

- Truyền thống lao động sản xuất của dân tộc Việt Nam trước hết là sự cần cù,
bền bỉ, vượt khó, gắn bó với ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu của một nước
nông nghiệp.
Sự khai khẩn mở rộng đất đai canh tác, chăm chút, bồi đắp ruộng vườn luôn
luôn song hành với lao động sản xuất làm ra của cải vật chất.
Đất đai trở thành tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn sống chủ yếu của người
lao động.


8
Tình yêu, sự gắn bó với ruộng đất là nét đẹp trong lao động và cả trong phong
tục, tập quán, lối sống của người Việt Nam.
Ở đấy nuôi dưỡng sự lạc quan, niềm tin vào khả năng lao động sáng tạo của
con người.
- Trong hoàn cảnh tự nhiên khắc nghiệt, người Việt Nam có quyết tâm và có
kinh nghiệm trong đối phó với thiên tại, biết đắp đê phòng lụt, biết lấn biển ngăn
mặn.
- Không ngừng cải tại đồng ruộng từ những vùng đất hoang sơ trỏ thành
những vùng đất canh tác màu mỡ, trù phú.
- Vùng châu thổ Sông Hồng, vùng đồng bằng ven biển miền Trung, đến vùng
đồng bằng Sông Cửu Long rộng lớn là kết quả của quá trình lao động sản xuất bền
bỉ đổi bằng mồ hội, nước mắt, xương máu của biết bao thế hệ.
- Người Việt Nam coi trọng tổng kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất
nông nghiệp.
Kinh nghiệm là rất cần thiết để tìm ra quy trình sản xuất, mùa vụ và nông lịch
thích hợp.
Kinh nghiệm xử lý có hiệu quả sức người với tư liệu sản xuất, với điều kiện
tự nhiên.
Sản xuất phải là quá trình tự lựa chọn, tự thích ứng trong mỗi hoàn cảnh thời
gian và không gian, mỗi điều kiện nhất dịnh.

Khi khoa học, kỹ thuật, công nghệ chưa phát triển thì kinh nghiệm có vai trò
to lớn trong lao động sản xuất.
Cùng với kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, người Việt Nam đạt tới
trình độ cao trong sản xuất thủ công nghiệp cũng từ cơ sở của kinh nghiệm và sự
sáng tạo.
Vươn ra làm kinh tế biển cũng phải dựa vào kinh nghiệm mới có thể chinh
phục được biển cả. Sống và phát triển cùng rừng cũng để lại bao nhiêu kinh
nghiệm.
- Tính cộng đồng, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng là
nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Sự phát triển bền vững của công xã


9
nông thôn (làng xã), các phường hội người làm thủ công đã sớm hình thành tính
tập thể, sự gắn kết con người với nhau trong lao động sản xuất.
- Trong truyền thống lao động sản xuất của người Việt Nam có nhiều mặt tích
cực cần được phát huy trong điều kiện hiện nay.
Nhưng cũng phải thấy rõ những mặt hạn chế, yếu kém để khắc phục:
+ Đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu kéo dài hàng nghìn năm;
+ Lực lượng sản xuất thấp kém, khoa học kỹ thuật kém phát triển;
+ Sản xuất nông nghiệp còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm và phụ thuộc điều
kiện tự nhien, manh mún, phân tán;
+ Tính kế hoạch, kỷ luật, tác phong lao động sản xuất còn nhiều hạn chế.
- Kế thừa, phát triển truyền thống lao động sản xuất, Đảng Cộng sản Việt
Nam đang lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện, lấy phát triển kinh tế làm trung
tâm.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch mạnh mẽ cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, phấn đấu
đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Hiện nay, lao động trọng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong lực

lượng lao động toàn xã hội, 70% cư dân sống ở nông thôn.
+ Đảng chủ trương phát triển nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại theo hướng
sản xuất lớn, khắc phục tình trạng lạc hậu, phân tán, chất lượng, hiệu quả thấp.
Phải giải quyết đồng bộ vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông
thôn mới, đào tạo nghề cho nông dân.
+ Cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng cho phù hợp với phát
triển kinh tế trong nước theo hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thực hiện các đột phá chiến lược, nhất là đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao.
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đồng thời chú trọng xây dựng, hoàn
thiện quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp.


10
Mọi người lao động, cả lao động chân tay và lao động trí óc, hoạt động lãnh
đạo, quản lý phải tự mình không ngừng nâng cao trình độ học vấn, trí tuệ, năng lực
tư duy, trình độ và kỹ năng lao động, làm việc thật sự và có chất lượng, hiệu quả,
đóng góp vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
- Truyền thống lao động sản xuất cần cù, sáng tạo, thích ứng với điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt của người Việt Nam trong lịch sử là đáng quý và cần được kế
thừa.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, phát triển kinh tế tri
thức và hội nhập quốc tế, đặc biệt với sự tác động của cuộc cách mạng khoa học,
công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, việc dừng lại ở kinh nghiệm lao
động sản xuất trong lịch sử là không thể đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất
nước.
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với

công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao”2.
- Năng suất lao động cao dựa trên lực lượng sản xuất phát triển là yếu tố quyết
định đến thắng lợi của một xã hội mới.
+ Chủ nghĩa tư bản chiến thắng chế độ phong kiến nhờ lực lượng sản xuất
phát triển cao và tạo ra năng suất lao động cao chưa từng có trong chế độ phong
kiến.
+ Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể có được khi tạo ra năng suất lao
động hơn hẳn chủ nghĩa tư bản.
+ Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nước phong kiến, thuộc địa,
nông nghiệp lạc hậu, chưa qua phát triển chủ nghĩa tư bản, nên lực lượng sản xuất
rất lạc hậu, năng suất lao động rất thấp kém.
Điều đó đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn và bước đi thích hợp để công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
2

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2007, tập 53, trang 554.


11
- Công cuộc đổi mới, trước hết là đổi mới chính sách, cơ cấu và cơ chế quản
lý kinh tế đã thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt
được những thành tựu to lớn.
Công nghiệp ngày càng phát triển theo hướng hiện đại.
Từ một nước kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đói nghèo, Việt Nam đã trở thành
nước có nền nông nghiệp phát triển toàn diện, xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới.
Kỳ tích trong phát triển nông nghiệp có được nhờ công sức của nông dân Việt
Nam trong điều kiện lợi ích kinh tế của nông dân được coi trọng, sự phát triển của
khoa học, kỹ thuật và nhất là với chính sách mới đã thật sự gắn bó người nông dân
với tư liệu sản xuất là ruộng đất và được làm chủ kết quả lao động sản xuất của

chính mình.
Thành tựu lao động sản xuất, phát triển kinh tế là to lớn có ý nghĩa quyết định
đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng một nước nghèo và kém phát triển.
Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, quy mô
còn nhỏ, chất lượng, hiệu quả còn thấp, năng lực cạnh tranh còn yếu.
Phát triển kinh tế chỉ mạnh mẽ và vững chắc trên cơ sở phát triển giáo dục và
đào tạo, khoa học và công nghệ.
Đảng đã coi chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
là quốc sách hàng đầu và phải có bước đổi mới và phát triển căn bản.
Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại và đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước công nghiệp hiện đại định
hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của các ngành kinh tế, của
lực lượng lao động và cơ cấu lại nền kinh tế.
- Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (2011-2020), Đảng đã nêu bật các
đột phá chiến lược trong đó nhấn mạnh phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và
ứng dụng khoa học, công nghệ.
+ Tháng 11-2013, Việt Nam đạt mức dân số 90 triệu người, trong đó quá nửa
thuộc độ tuổi lao động. Đó là thời kỳ dân số vàng với lực lượng lao động đông đảo.


12
Lực lượng lao động đó phải được đào tạo để tạo nguồn nhân lực mạnh, nhất là
nhân lực chất lượng cao.
Từ đào tạo học vấn phổ thông đến đào tạo nghề, đào tạo cao đẳng, đại học và
trên đại học.
Mọi người lao động tham gia vào quá trình lao động sản xuất đều phải được
đào tạo.
Xây dựng, phát triển kinh tế tri thức cũng đòi hỏi quy mô và chất lượng, hiệu

quả đào tạo người lao động, phát triển nguồn nhân lực. Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ngày càng phát triển, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm bớt, tỉ lệ
người lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng lên.
- Truyền thống cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động sản xuất được phát
huy và kết hợp chặt chẽ với khoa học, công nghệ của thời đại mới sẽ mang lại chất
lượng, hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Cần phải khắc phục thái độ và tác phong lao động tùy tiện, thiếu kế hoạch,
thiếu kỷ luật, phong cách của người sản xuất nhỏ, của người tiểu nông.
Rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động nghiêm túc, và luôn luôn
tính toán để có hiệu quả kinh tế thiết thực.
Nâng cao nhận thức về thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
2. Truyền thống đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt Nam
- Truyền thống đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt Nam được hình thành
trên những cơ sở hiện thực lịch sử rất cơ bản.
+ Đó là sự ra đời và phát triển của tinh thần, ý thức tập thể bắt đầu từ sự liên
kết chặt chẽ trong các hình thức, cấp độ cộng đồng trong xã hội.
Cộng đồng gia đình, cộng đồng dòng họ, cộng đồng làng xã, cộng đồng quốc
gia dân tộc.
Sự ra đời và phát triển bền vững của các cộng đồng đó là điều kiện rất quan
trọng bảo đảm sự đoàn kết cư dân.
Sự ra đời sớm quốc gia, dân tộc là sự tạo dựng lợi ích quốc gia, dân tộc và yếu
tố tổ chức cho sự gắn bó chặt chẽ các thành phần cư dân trong xã hội.


13
- Đoàn kết, cố kết trong cộng đồng tạo nên sức mạnh và trở thành yêu cầu
khách quan trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Để vượt qua và đứng vững trước sức mạnh của tự nhiên của thiên tai, bão lụt,
con người phải kết thành một khối tạo nên sức mạnh cần thiết.

Đoàn kết, chia sẻ, giúp nhau trong lao động sản xuất, tổ chức đời sống của cư
dân và khai khẩn vùng đất mới, làm chủ biển đảo.
Đất nước luôn luôn phải chống lại các thế lực xâm lược lớn mạnh gấp nhiều
lần. Đoàn kết để đấu tranh chống xâm lược giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia,
dân tộc là một lẽ tự nhiên, một tất yếu lịch sử. Không đoàn kết thì không thể tồn tại
và phát triển.
- Dân tộc Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử luôn luôn đề cao tinh thần tập
thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong cộng đồng, “Người trong
một nước phải thương nhau cùng”.
Luôn luôn đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Lợi
ích cá nhân phục tùng lợi ích tập thể.
Làng xã là hình thức cộng đồng bền vững được liên kết bởi các mối quan hệ
huyết thống và quan hệ láng giềng.
Sự gắn kết đó là cơ sở để đoàn kết toàn dân tộc.
- Đoàn kết trên cơ sở thống nhất lợi ích của từng cá nhân, từng bộ phận mà
hướng tới lợi ích cao nhất là lợi ích quốc gia, dân tộc, là sự tồn vong, phát triển của
quốc gia, dân tộc.
Sự liên kết gắn bó chặt chẽ giữa nhà - làng - nước là nét nổi bật của truyền
thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các tộc người (54 dân tộc), giữa cư dân các vùng
miền. Đoàn kết các giai cấp, tầng lớp nhân dân, đoàn kết các tôn giáo hướng tới sự
đồng thuận xã hội và thống nhất dân tộc, lãnh thổ.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, chân lý đó không bao giờ
thay đổi. Đoàn kết bền vững là dựa trên chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết là yêu nước,
tư tưởng yêu nước soi sáng, củng cố sự vững chắc của khối đoàn kết. Đoàn kết trở
thành truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam.


14
Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành

công, thành công, đại thành công”.
- Nhờ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chấm dứt
chế độ thuộc địa của Pháp, Nhật giành độc lập dân tộc.
Sự đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của toàn dân đã quyết định thắng lợi. “Sự
nghiệp làm nên bởi chữ đồng” (Hồ Chí Minh).
Đảng lãnh đạo phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đã giành thắng lợi suốt
30 năm kháng chiến (1945-1975) giành độc lập, thống nhất hoàn toàn.
- Trong công cuộc đổi mới toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước theo
con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn đề cao chiến lược
đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên những nguyên tắc cơ
bản.
Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hòa bình, độc
lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh làm điểm tương đồng.
Xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những
điểm khác nhau nhưng không trái với lợi ích chung của dân tộc.
Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp,
đoàn kết mọi người vào mặt trận chung tăng cường đồng thuận xã hội.
Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi
ích giữa các thành viên trong xã hội.
- Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đòi hỏi Đảng, Nhà nước đề ra và thực
hiện tốt nhất những chính sách cụ thể với từng giai cấp, tầng lớp, lực lượng trong
xã hội.
Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam (1-2011) đã xác định rõ các chính sách
quan trọng đó.
Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và
chất lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng



15
nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát huy vai trò là giai
cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát
triển nông nghiệp, nông thôn.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn, thực hiện có hiệu quả
bền vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp. Xây dựng đội ngũ trí
thức lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả
cống hiến.
Tạo điều kiện xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có trình độ
quản lý, kinh doanh giỏi, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cao.
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo
đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ
cho thế hệ trẻ.
Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất
sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ.
Cựu chiến binh phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia xây
dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn
hóa, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc.
- “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của
nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu,
tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”3.


3

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, trang 244.


16
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với
quan điểm của Đảng.
Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên
các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích
cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng
đồng dân tộc Việt Nam, tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng đất nước.
- Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam (1-2011) đã tổng kết 5 bài học lớn của
cách mạng Việt Nam, trong đó có bài học: “Không ngừng củng cố, tăng cường
đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc
tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước
ta”4.
Những phương hướng cơ bản để đạt mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội được đề ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh một nội dung quan
trọng là: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thực hiện đại đoàn kết toàn dân
tộc; tăng cường mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
- Phát huy truyền thống đoàn kết và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc hiện
nay cần chú trọng xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường
mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mọi

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích
của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được
giao, tôn trọng nhận dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ xã hội của
nhân dân.
4

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, trang 6566.


17
Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp.
Thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn.
Vừa qua, nhân dân đã phát huy tinh thần làm chủ, tham gia ý kiến đóng góp
vào sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật đất đai và hệ thống pháp luật, là bước tiến quan
trọng của dân chủ xã hội chủ nghĩa, củng cố sự đồng thuận, nhất trí về chính trị
tinh thần trong xã hội.
- Đảng và Nhà nước coi trọng phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ
công dân đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị
những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân
chủ để làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chống tập trung quan liêu, khắc
phục dân chủ hình thức.
Nghiêm trị mọi hành vi kích động, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
“Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện
của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực
hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết”5.
Một điểm mới và bước phát triển của Hiến pháp sửa đổi 2013 là Chương II
quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, hoàn thiện và được thực hiện
cụ thể, thiết thực vừa làm rõ bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa, vừa tăng cường
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
- Trong một xã hội, một đất nước, quyền lực nhà nước, quyền làm chủ thuộc
về nhân dân , thì dân chủ xã hội chủ nghĩa trở thành nền tảng, quyết định sức mạnh
của Nhà nước, của đất nước và chế độ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Mọi biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng nhân dân là nguy cơ làm suy yếu
Đảng, Nhà nước và chế độ và tổn thương đến truyền thống và tinh thần đoàn kết
dân tộc.

5

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, trang 239.


18
Phải tăng cường công tác vận động quần chúng nhân dân củng cố mối quan
hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (5-2013) đã ban
hành Nghị quyết Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận.
Thực hiện tốt hơn quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác
dân vận, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công.
Phải thật sự tin dân, đưa mọi vấn đề để dân thảo luận, xin ý kiến nhân dân
trước khi quyết định.
Tin dân, gần dân, hiểu dân, bàn bạc với dân và thật sự vì dân.
Làm tốt điều đó sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được tăng
cường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Để tăng cướng sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trong lịch sử, đã có những
hình thức tỏ cức biểu thị ý chí thống nhất của dân tộc, quốc gia.
Ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất

quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi
ích của nhân dân, thực hiện dân chủ, xây dựng xã hội lành mạnh.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện
của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu
biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam
định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở các cấp đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phát huy vai trò
nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân, thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội.
Đại đoàn kết dân tộc hiện nay dựa trên cơ sở của tinh thần yêu nước, phấn đấu
vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì
một xã hội: dần giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh


19

I. Những nhân tố tác động đến quá trình hình thành truyền thống lao
động sản xuất và xây dựng kinh tế
1. Điều kiện tự nhiên
- Việt Nam nằm ở Đông Nam lục địa Châu Á
Phía Bắc giáp với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Phía tây giáp với nước
Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào và Campuchia, phía Đông giáp với Biển Đông.
Diện tích đất liền: 331.590Km2; thềm lục địa 700.000Km2, nước ta nằm
trong khu vực nhiệt đới gió mùa, biển nước ta rộng lớn, giàu tiềm năng.
Theo Luật biển quốc tế năm 1982, vùng biển đảo nước ta rộng hơn một triệu
km2, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.
+ Nằm trên các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa khu vực Châu
Á - TBD và các khu vực khác, biển đảo Việt Nam là cầu nối cực kỳ quan trọng để

mở rộng giao lưu quốc tế.
+ Nguồn tài nguyên biển có giá trị cao, phong phú. Nguồn sinh vật phong
phú, đa dạng, có hệ sinh thái phong phú vào bậc nhất của khu vực và thế giới (cá
có 2.030 loài tương đương trữ lượng 2.770 tấn).
+ Tài nguyên biển
Khoáng sản titan, thiếc, vàng, đất hiếm, cát thủy tinh, dầu khí ... (riêng dầu
khí trữ lượng tương đương 14,1 tỉ thùng trong đó ở thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ
2,9 tỉ thùng). (Hiện nay người ta phát hiện băng cháy ở độ sâu > 2000 mét).
Địa hình vùng đất liền khá đặc biệt: hai đầu phình ra (Bắc bộ và Nam bộ) ở
giữa thu hẹp lại và kéo dài (Trung bộ).
+ Địa hình miền Bắc tương đối phức tạp: rừng núi trải dài suốt từ biên giới
Việt Trung cho đến Tây - Bắc Thanh Hóa với nhiều ngọn núi cao (như Phan xi
păng cao 3142m), nhiều rừng rậm như: Cúc Phương, có các dải núi đá vôi (Cao
Bằng, Bắc Sơn, Hòa Bình - Ninh Bình) có ý nghĩa quan trọng. Do xâm thực của


20
thời tiết tạo nên hàng loạt hang động, mái đá, quang cảnh nhiều vẻ của miền Bắc
Việt Nam.
Cùng với rừng rậm và nhiều loại cây hoa quả khác nhau, có hàng trăm giống
thú vật, thực vật, nhiều loại đá quặng, tạo nên điều kiện thuận lợi đặc biệt cho sự
sinh sống và phát triển kinh tế của con người.
+ Địa hình trung bộ: với dải Trường Sơn dọc phía tây cũng tạo nên điều kiện
thuận lợi cho con người sinh sống, vùng đất đỏ Tây Nguyên bằng phẳng và phì
nhiêu sớm trở thành nơi cư trú lâu dài của con người cung như là nơi phát triển của
nhiều loại thực vật, động vật quý hiếm.
- Việt Nam có nhiều sông ngòi: 2 con sông lớn nhất là Sông Hồng và sông
Cửu Long, chuyển phù sa bồi đắp góp phần tạo nên đồng bằng Sông Hồng và đồng
bằng Nam bộ rộng lớn, màu mỡ (Đồng bằng sông Hồng xấp xỉ 16.000 km2, đồng
bằng Nam bộ xấp xỉ 40.000 km2).

Tuy nhiên, bên cạnh đất đai phì nhiêu, nhiều thủy sản ... thì nạn lũ lụt cũng
hoành hành, đe dạo hàng năm.
- Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới và một phần xích đạo (nằm ở khoảng
8030’ - 23022’ độ vĩ Bắc với một chiều dài khoảng 1650 Km).
Tuy nhiên nhờ gió mùa hàng năm khí hậu trở nên điều hòa, ẩm, thuận lợi cho
sự phát triển của sinh vật.
Mùa xuân, hạ mưa nhiều, lượng mưa trong năm có khi lên rất cao (Hà Nội
năm 1926 là 2.741 mm; Huế trung bình 2.900 mm, TP Hồ Chí Minh trung bình
mỗi năm 2.000 mm)
Địa thế vùng ven biển có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới và
gió mùa Đông Bắc
-> Khí hậu Việt Nam nhìn chung rất thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật,
đặc biệt là thực vật và sau này là sự phát triển nông nghiệp.
2. Hoàn cảnh lịch sử
- Việt Nam là quốc gia hình thành sớm trên thế giới, được đánh dấu bằng việc
ra đời nhà nước Văn Lang - Âu Lạc thời Hùng Vương.
+ Nhà nước Văn Lang ra đời khoảng thế kỷ VII - TCN


21
Cho đến nay, các tài liệu biên niên sử và thông sử đều chép Lịch sử Việt Nam
bắt đầu từ các triều Hùng Vương trị vì “nước” Văn Lang từ thời “xa xưa”, một thời
đại có vị trí rất quan trọng trong lịch sử nước nhà - song cũng rất khó xác định
chính xác về niên đại.
Theo “Việt sử lược” - một bộ sử xa xưa nhất của nước ta còn lại đến ngày nay
đã chép về sự thành lập Nhà nước Văn Lang như sau: “Đến thời Trang Vương nhà
Chu (696 - 681) TCN ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các
bộ lạc, tự xung là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là Văn Lang, phong tục
thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là
Hùng Vương” (Việt sử lược, Nxb Văn sử địa, HN, 1960, tr 14).

Việc xác định sự ra đời nhà nước Văn Lang với tư cách một Nhà nước phôi
thai vào khoảng thế kỷ thứ VII (TCN) tức là vào đầu giai đoạn Đông Sơn là phù
hợp kết quả nghiên cứu hiện nay và được nhiều người tán đồng. Còn trước đó là cả
một quá trình chuẩn bị các điều kiện cho sự hình thành nhà nước. Đó là quá trình
tập hợp các bộ lạc thành liên minh bộ lạc, rồi chuyển hóa dần thành nhà nước (Nhà
nước Văn Lang có 150 bộ lạc)
- Nhà nước Âu Lạc ra đời thay thế nhà nước Văn Lang
Vào khoảng năm 218 TCN nhà Tần xâm lược nước ta. Thục phán là thủ lĩnh
của liên minh các bộ lạc Tây Âu (Âu Việt) đứng ra tổ chức cuộc kháng chiến. Các thủ
lĩnh người Việt do yêu cầu của cuộc kháng chiến đã suy tôn Thục phán lên làm người
chỉ huy cao nhất. Cuộc kháng chiến kéo dài khoảng 5 - 6 năm đã gắn chặt quan hệ đoàn
kết gắn bó vốn có của người Tây Âu (Âu Việt) và Lạc Việt, và đã chuẩn bị điều kiện
cho sự thành lập nhà nước Âu Lạc thay cho nhà nước Văn Lang.
Thục Phán giành được vai trò thủ lĩnh lập ra nước Âu Lạc (gồm 2 thành tố Âu
và lạc). Theo sử cũ nước ta thời kỳ đầu lập nước có 2 bộ người Lạc Việt và Âu
Việt sống xen kẽ nhau.
Trong các bộ Lạc Việt và Âu Việt sống chủ yếu ở miền Trung du và đồng
bằng Bắc bộ có 15 bộ lạc Lạc Việt, các bộ lạc (hàng chục) Âu Việt sống chủ yếu ở
miền Việt Bắc.


22
+ Nói về sự ra đời của Nhà nước Văn Lang trước đó: Sự ra đời thời đại Hùng
Vương, trên đất nước ta đã xuất hiện một nền văn hóa, một nền văn minh nông
nghiệp phát triển rực rỡ. Quá trình phát triển lâu dài hàng nghìn năm trước đó của
nền văn minh sông Hồng là cơ sở kinh tế - xã hội cho sự ra đời của nhà nước Văn
Lang.
Vì ngay từ thời kỳ đá mới - cách đây 6.000 năm đến 5.000 năm người Việt đã
phát triển mạnh kỹ thuật chế tác đá và làm gốm, con người biết chiếm lĩnh đồng
bằng, ven biển, hải đảo để phát triển nông nghiệp.

Nghệ thuật thủ công thời kỳ này rất phát triển, nhất là nghề chế tác đá, nghề
dệt và nghề gốm.
Cách đây 4.000 năm, trên lãnh thổ Miền Bắc và Bắc Trung bộ nước ta, ở
nhiều nơi đã có các bộ lạc - chủ nhân của văn hóa tiền Đông Sơn (ở giai đoạn sơ
kỳ thời đại đồng thau và kỹ thuật luyện kim, người Việt đã ý thức định cư sinh
sống lâu dài. Cư dân làm nghề trồng lúa và các cây lương thực khác bằng cuốc đá;
biết chăn nuôi gia súc gia cầm (trâu, bò, gà, chó, ...) làm nghề thủ công: gốm, kỹ
thuật luyện kim, đan lát, dệt vải phát triển.
Dần dần do có sự phát triển trong lao động sản xuất và trước yêu cầu trị thủy,
chống giặc ngoại xâm, giao lưu kinh tế, văn hóa ngày càng tăng đã nảy sinh xu
hướng tập hợp và thống nhất các bộ lạc sinh sống với nhau -> ra đời nhà nước Văn
lang - Âu Lạc.
Tổ chức Nhà nước Văn Lang phôi thai hết sức đơn sơ đứng đầu nhà nước là
Hùng Vương, Vua là người đứng đầu về chính trị, đồng thời là người chỉ huy quân
sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo.
Cơ cấu: Vua -> Lạc Hầu (tướng tá có quân đội trong tay) -> Lạc tướng (người
đứng đầu bộ lạc)
- Việt Nam thường xuyên bị các đế chế to, hùng mạnh xâm lược.
Vì vậy, nhân dân Việt Nam phải thường xuyên đứng lên đấu tranh bảo vệ nền
độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả lao động sản xuất, kinh tế, qua đó cùng với lao
động tạo nên truyền thống đoàn kết, mưu trí, sáng tạo, ý thức tự tôn dân tộc, tự lực,
tự cường.


23
Kể từ kháng chiến chống Tần thế kỷ III, TCN đến ngày nay, trong vòng 22
thế kỷ có tới 18 cuộc chiến tranh giữ nước diễn ra, chưa kể hàng trăm cuộc khởi
nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Tính ra thời gian kháng chiến giữ nước và
đấu tranh chống đô hộ ngoại bang đã lên tới 12 thế kỷ.
II. Quá trình hình thành và phát triển những truyền thống lao động sản

xuất và xây dựng kinh tế
1. Sản xuất nông nghiệp và truyền thống sản xuất nông nghiệp
a. Sản xuất nông nghiệp
- Việt Nam là nước có lịch sử truyền thống lúa nước lâu đời trên thế giới, xuất
hiện cách chúng ta hiện nay hàng ngàn năm.
+ Cách đây khoảng 12.000 - 10.000 năm vào thời sơ kỳ thời kỳ đá mới, cư
dân văn hóa Hòa Bình có khả năng đã biết đến nông nghiệp tuy rất sơ khai.
+ Vào thời hậu kỳ đá mới, cách ngày nay khoảng 6 nghìn năm đến 5.000 năm,
trên cơ sở phát triển mạnh mẽ kỹ thuật chế tác đá và làm đồ gốm, cư dân có một
bước tiến trong việc cải thiện cuộc sống. Phần lớn các bộ lạc đều bước vào giai
đoạn nông nghiệp trồng lúa.
Từ nghề nguyên thủy thời văn hóa Hòa bình, Bắc Sơn tiếp tục phát triển trở
thành nghề phổ biến chủ đạo trong thời hậu kỳ đá mới. Nghề trồng lúa dùng quốc
đá xuất hiện, người ta dùng quốc có lưỡi mài nhẵn có cán để xới đất gieo hạt (khảo
cổ học tìm thấy những cuốc đá ở các di chỉ bãi phôi phối - Nghi Xuân, Hà Tĩnh;
Bầu Tró - Đồng Hới, Lèn Hang thờ - Quỳ Lưu, Nghệ An; di chỉ Đraiaixxi - ở Đắc
Lắc).
-> Như vậy, nghề chồng lúa nước ở nước ta có từ rất sớm.
- Do có nhiều thời gian tích lũy kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp cho nên
người Việt Nam sớm nắm vững kỹ thuật canh tác, lai tạo được nhiều giống lúa xen
canh gối vụ ... hình thành truyền thống trong sản xuất phát triển kinh tế, nông
nghiệp.
Ví dụ: Thời kỳ phân tranh Trịnh - Nguyễn ở đàng trong nhân dân đã tìm kiếm
được nhiều giống lúa mới: 26 giống lúa nếp, 23 giống lúa tẻ.


24
* Để thích ứng với cuộc sống và sự phát triển của nghề trồng trọt xuất hiện
một loại hình công xã nông thôn rất sớm ở Việt Nam. Từ đó hình thành nên truyền
thống đoàn kết cộng đồng, tương thân, tương ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong

cuộc sống hàng ngày cũng như lúc gặp khó khăn thiên tai địch họa.
Biểu hiện:
+ Mô hình công xã thời kỳ nhà nước Văn Lang
Nhà nước <- Bộ lạc <- Công xã nông thôn (kẻ, chạ, chiềng)
Trong công xã là sự kết hợp các quan hệ họ hàng, quan hệ láng giềng với
quan hệ huyết thống
-> tạo thành mối quan hệ nhà - làng - nước chặt chẽ.
Tổ chức công xã: đứng đầu công xã là bố chính có nghĩa là gìa làng. Bên cạnh
già làng có thể có 1 hội đồng công xã gồm những người do các thành viên công xã
cử ra để giải quyết và định đoạt mọi hoạt động của công xã.
Những công xã giần nhau có thể liên minh với nhau, kết nghĩa với nhau, giúp
nhau trong khai hoang, làm thủy lợi, chống thú giữ, giao hiếu với nhau trong các
các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng.
+ Biều hiện của đoàn kết cộng đồng trong lao động sản xuất là bên cạnh quan hệ
cá nhân với làng, với nước thì cộng đồng gia đình, dòng họ đóng vai trò hết sức quan
trọng, hình thành nên một truyền thống kỷ cương phép tắc trong xã hội Việt Nam.
Mặt khác hoạt động của người Việt Nam từ xa xưa đã sớm hình thành nên 1 cơ
chế cá nhân có trách nhiệm với gia đình, gia đình có trách nhiệm với dòng họ, gia tộc;
gia tộc có trách nhiệm với xóm làng, xóm làng có trách nhiệm với đất nước.
Đây là truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lao động sản xuất và chống
thiên tai địch họa.
- Để vận hành cơ chế quản lý trong làng xã, người Việt sớm sinh ra hương
ước để bảo vệ lợi ích của các thành viên trong làng xã, đồng thời thắt chặt tinh thần
đoàn kết trong làng xã làm cơ sở tạo nên một chuẩn mực đạo đức của con người.
(Vai trò hương ước, lệ làng rất lớn: phép vua thua lệ làng. Lệ làng như những
căn cứ bảo vệ bản sắc văn hóa trước sự đồng hóa của kẻ thù xâm lược).
* Truyền thống dân chủ làng xã


25

- Quyền mọi người như nhau, được tham gia bầu chọn những người đại diện
vào bộ máy quản lý của làng xã.
Không chỉ làng xã có chế độ chọn đại diện quản lý làng xã mà ngay cả ở nhà
nước cũng mở thi tuyển để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
Vì dụ: thời Lý (1010 - 1225) để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ quan lại đông
đảo và có năng lực từ năm 1075 nhà Lý bắt đầu mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn
nhân tài cho đất nước.
- Trước những quyết định quan trọng của dân làng thì mọi người được hỏi
ý kiến, quy định các thành viên trong làng xã tự giám sát lẫn nhau để duy trì
cuộc sống.
Vì dụ: thời Lý - Trần để xây dựng và phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế
nông nghiệp, ngoài việc nhà nước ban hành các chính sách bảo vệ sản xuất thì còn
quy định: cứ 3 nhà họp thành một “báo” để kiểm soát lẫn nhau và cùng liên đới
chịu trách nhiệm về tội giết châu bò.
- Dùng dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên.
* Truyền thống giản dị, chất phát, ghét cầu kỳ xa hoa.
Chủ yếu bắt nguồn từ cuộc sống của người Việt gắn liền với thiên nhiên, với
lao động sản xuất, cho nên hình thành tính cách mộc mạc chân thành.
* Truyền thống cần cù, kiên nhẫn và sáng tạo, chịu khó, giỏi chịu đựng khó
khăn gian khổ.
Bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp một nắng hai sương
vất vả, chống chọi với thiên tai lũ lụt; hạn hán ... mà hình thành truyền thống cần
cù, chịu khó của người dân Việt.
* Truyền thống trọng tuổi tác, trọng người già
Truyền thống này bắt nguồn từ nền sản xuất nông nghiệp lúa nước ở nước ta
tương đối ổn định. Do đó thường là những người cao tuổi, người già có nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất và cuộc sống làng xã, họ được dân làng tôn sùng.
c. Hạn chế trong tập quán của người Việt trong sản xuất nông nghiệp



×