Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Bài giảng Kinh tế môi trường Chương 3 TS. Hoàng Văn Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.39 KB, 45 trang )

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
(Dành cho chương trình sau đại học)
TS. Hoàng Văn Long


Chương trình học
Chương 1: (5 Tiết) Giới thiệu về Kinh tế môi
trường
Chương 2: (5 Tiết) Mối liên hệ giữa môi trường
và Kinh tế
Chương 3: (5 Tiết) Nguyên nhân các vấn đề môi
trường
Chương 4: (5 Tiết) Kinh tế Ô nhiễm
Chương 5: (3 Tiết) Phân tích lợi ích chi Phí
Bài tập (2 tiết)


Chương 6: (5 Tiết) Định giá Tài nguyên và Môi
trường
Chương 7:(3 Tiết) Kinh tế Tài nguyên, Chất thải và
Đa dạnh sinh học
Bài tập (2 tiết)
Chương 8: (5 Tiết) Quản lý nhà nước về môi trường
Chương 9: Kinh tế Xanh, Tăng trưởng Xanh và BĐKH
ở Việt Nam (2 tiết)
Chương 10: Seminar Kinh tế Môi trường (2 tiết) Ôn tập Môn học (1 tiết)


Chương 3
NGUYÊN NHÂN CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG: MÔ HÌNH HÓA THẤT BẠI THỊ


TRƯỜNG


Nội dung Chương 3
3.1. Chất lượng môi trường và sự thất bại thị trường (Chương 14 EEPSEA)
3.2. Thất bại của thị trường (Chương 14- EEPSEA) (Chủ đề 2)
3.3.1. Hàng hóa công
3.3.2. Ngoại ứng
3.3.3. Thiệt hại môi trường là một ngoại ứng tiêu cực
3.3. Quyền tài sản (Chủ đề 3)
3.4. Thất bại chính sách (SÁCH: Định giá môi trường) (Chủ đề 4)
3.5. Giải pháp kiểm soát suy thoái môi trường và sự can thiệp của
chính phủ
3.6. Thảo luận
3.7. Câu hỏi ôn tập chương
3.8. Tài liệu tham khảo


3.1. Chất lượng môi trường và sự thất
bại thị trường (Chương 14- EEPSEA)
• Nếu thị trường được xác định như là “chất
lượng môi trường” thì nguồn gốc của thất bại
thị trường là Hàng hóa công
• Nếu thị trường được xác định như là hàng hóa
mà quá trình sản xuất và tiêu dùng loại hàng
hóa đó gây ra thiệt hại môi trường thì đó là
ngoại tác.


3.3. Thất bại thị trường (Chương 14EEPSEA Chủ đề 2)

3.3.1. Hàng hóa công cộng
3.3.2. Ngoại ứng
3.3.3. Thiệt hại môi trường là một ngoại ứng
tiêu cực


3.3.1. Hàng hóa công cộng
• Chất lượng môi trường là một loại hàng hóa công
có các đặc điểm:
1) Không cạnh tranh: mỗi cá nhân sử dụng không
cạnh tranh với các cá nhân khác
2) Không loại trừ: mỗi cá nhân tiếp cận không phân
chia lợi ích với các cá nhân khác
Không cạnh trang có nghĩa là sự phân chia hàng hóa
là Không cần thiết. Không loại trừ có nghĩa là việc
phân chia hàng hóa là Không khả thi.
VD: Không khí, nước sinh hoạt, đường đi


3.3.2. Ngoại ứng (Ngoại tác)
• Các vấn đề môi trường là ngoại ứng: Sản xuất
và tiêu dùng gây ra thiệt hại môi trường bên
ngoài giao dịch thị trường.
• VD: Chúng ta mua 1 chai nước lọc để uống
nhưng khi uống xong chúng ta không phải trả
tiền cho việc xả thải chai nước sau khi uống.


3.3.3. Thiệt hại môi trường là một
ngoại ứng tiêu cực

1)
2)
3)
4)
5)

Xác định thị trường thích hợp
Mô hình hóa thị trường tư nhân về lọc dầu
Không hiệu quả của cân bằng cạnh tranh
Mô hình chi phí ngoại tác
Mô hình hóa chi phí xã hội biên và lợi ích xã hội
biên
6) Cân bằng hiệu quả
7) Đo lường phúc lợi xã hội
8) Phân tích thất bại thị trường


1) Xác định thị trường thích hợp
• Bước đầu tiên trong việc xây dựng thị trường
là xác định thị trường phù hợp. Ở đây chúng
ta xác định thị trường lọc dầu, bởi vì nhà máy
lọc dầu là nguồn gây ô nhiễm của yếu. Theo
EPA, ước lượng khoảng 4,1 triệu pound chất
hóa học độc hại được thải ra nước mặt từ
ngày công nghiệp dầu khí trong năm 1995.


2) Mô hình hóa thị trường tư nhân về
lọc dầu
• Cung: P = 10 + 0.075Q

• Cầu: P = 42 – 0.125Q
Hàm chí phí tư nhân biên (MPC) và hàm lợi ích
tư nhân biên (MPB) được viết lại như sau:
MPC: P = 10 + 0.075Q
MPB: P = 42 – 0.125Q


3) Không hiệu quả của cân bằng cạnh
tranh
• P = 22$ và Qc = 160
Vấn đề với điểm cân bằng này không tính đến
các chi phí ngoại tác đối với xã hội do qua trình
khai thác dầu gây ô nhiễm nguồn nước


4) Mô hình chi phí ngoại tác
Chi phí ngoại tác biên được giả định như sau:
MEC = 0.05 Q


5) Mô hình hóa chi phí xã hội biên và
lợi ích xã hội biên
MSC = MPC + MEC
= 10 + 0.075 Q + 0.05 Q
= 10 + 0.125 Q
MPB= MSB
MSB = MSC
 Pe = 26$ và Qe = 128



6) Cân bằng hiệu quả
Cân bằng cạnh tranh:
MPB = MPC
Cân bằng hiệu quả:
MSB = MSC
MPB + MEB = MPC + MEC
MPB-MPC = MEC (vì MEB = 0)
M* = MEC
= MPB-MPC = 42-0.125 (128) – [10 + 0.075
(128) = 6.4$


7) Đo lường phúc lợi xã hội
• Nếu việc sản xuất ra hàng hóa gây ra ngoại tác
tiêu cực, thì thị trường sẽ không đưa ra giải
pháp hiệu quả khi có quá nhiều nguồn lực
được phân bổ cho sản xuất. Nếu ngoại tác
được tính trong giao dịch của thì trường thì xã
hội sẽ có lợi. Dĩ nhiên là vấn đề ngoại tác được
tính như thế nào để đạt hiệu quả.


8) Phân tích thất bại thị trường
• Các doanh nghiệp thường theo đuổi lợi ích tư
nhân chứ không phải lợi ích xã hội. Nếu chúng
ta xem xét cả vấn đề hàng hóa công và mô
hình ngoại tác, một yếu tố quan trọng để tìm
ra nguồn gốc của tất cả vấn đề môi trường: Đó
là không xác định quyền sở hữu.



3.4. Quyền sở hữu tài sản (Chương
14: EEPSEA Chủ đề 3)
(Chương 4. Sách Luật MT và Chính sách KT Nâng cao)

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Quyền pháp lý
Quyền sở hữu chung
Quyền sở hữu cá nhân
Sự chuyển nhượng
Quyền sở hữu cá nhân hay sở hữu tập thể
Tập hợp quyền
Quyền sở hữu và môi trường
Quyền sở hữu so với quyền xã hội và con người


3.4.1. Quyền pháp lý
• Quyền và nghĩa vụ pháp lý có thể được cho là
tồn tại nếu chúng được tìm thấy trong pháp
luật hiện hành và nếu chúng được quy định về
xử phạt trong hệ thống tư pháp công cộng.
Ví dụ: Quyền sở hữu đất đai được quy định theo

pháp luật. Nếu cá quyền bị vi phạm sẽ được xử
lý theo pháp luật.


3.4.2. Quyền sở hữu chung
VD: Làng cổ đại cho thấy Sở hữu chung không
được quan tâm nhiều vì tài nguyên không “khan
hiếm” vào thời gian đó.


3.4.3. Quyền sở hữu cá nhân
• Quyền sở hữu cá nhân là gì? Ai quy định
quyền sở hữu cá nhân? Ví dụ?
• Chức năng chính của quyền lực nhà nước là
duy trì quyền sở hữu. Tranh chấp và xung đột
giữa các công dân được kiểm soát thông qua
các biện pháp pháp lý về tội phạm tài sản và
thiệt hại khi vi phạm xảy ra. Vì thế, pháp luật
nên bảo vệ tài sản tư nhân.


3.4.4. Sự chuyển nhượng
• Sự chuyển nhượng về mặt kinh tế là chuyển
nhượng các quyền: Ví dụ: bằng quà tặng, bằng
hợp đồng hoặc thừa kế


3.4.5. Sở hữu cá nhân hay sở hữu tập
thể
• VD: Săn bắt nai sừng tấm ở Thụy Điển.

Vì các thợ săn có quyền tự do như nhau dẫn đến
sự sản bắt quá mức. Vì vậy cần quy định khu vực
sản bắn và quyền hạn được săn bắt cho các thợ
sản về số lượng.


3.4.6. Tập hợp quyền
• Quyền vứt bỏ và sử dụng
• Quyền thặng dư: là quyền hưởng lợi nhuận
hoặc nghĩa vụ phải trả những khoản thua lỗ
• Quyền được bồi thường khi tài sản bị xâm hại
• Quyền tự do hợp đồng bao gồm quyền
chuyển nhượng theo hợp đồng hoặc làm quà
tặng.


×