Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO một số vấn đề về cấm kết hôn GIỮA NHỮNG NGƯỜI CÙNG GIỚI TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.47 KB, 5 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẤM KẾT HÔN GIỮA
NHỮNG NGƯỜI CÙNG GIỚI TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính là quy định được ghi nhận
trong Luật Hôn nhân và Gia đình (HN & GĐ) năm 2000. Có thể nói đây là điều
cấm đầu tiên được đề cập trong Luật HN & GĐ của Việt Nam từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến nay. Điều cấm này ra đời tại thời điểm ở Việt Nam xuất
hiện đám cưới đồng tính đầu tiên vào năm 1998 tại Vĩnh Long. Thực tiễn đó đã
làm nảy sinh nhiều quan điểm trái chiều trong xã hội: Cấm hay không cấm kết hôn
giữa những người cùng giới tính trong xã hội? Với sự ra đời của Luật HN & GĐ
năm 2000, mọi tranh luận dưới khía cạnh học thuật và thực tiễn đều được khép lại.
Theo quy định của Luật, việc kết hôn phải tuân thủ quy luật tự nhiên vốn có, đó là
sự xác lập quan hệ giữa một người nam và một người nữ (khác giới). Tuy nhiên,
thời gian gần đây, trong bối cảnh quốc tế ngày càng có thêm nhiều quốc gia tiếp
tục công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân cùng giới tính. Ở Việt Nam, cộng
đồng những người đồng tính cũng bày tỏ thái độ công khai quan hệ hôn nhân cùng
giới tính. Thực tiễn đó lại dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau trong xã hội về vấn đề
“hôn nhân đồng giới”. Vì lẽ đó, tôi xin cung cấp một số thông tin liên quan đến
việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính để mọi người có thêm góc tiếp
cận, nhìn nhận và đánh giá về vấn đề này.
1.Cơ sở của việc quy định việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính
Pháp luật HN&GĐ Việt Nam qua các thời kỳ đều không thừa nhận quan hệ
hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Vấn đề này bắt nguồn trước hết bởi quy
luật tự nhiên. Trong thế giới tự nhiên, theo thuyết âm dương, ngũ hành thì sự kết
hợp giữa âm và dương là sự kết hợp cân bằng. Sự kết hợp như vậy mới thuận theo
lẽ tự nhiên, hòa cùng vạn vật trong vũ trụ. Con người sống trong xã hội không thể
vượt ra khỏi thế giới tự nhiên mà phải tuân theo quy luật của nó. Chính vì vậy, việc
quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính có cơ sở khoa học cụ thể.
Xuất phát từ quy luật của tự nhiên, các nhà làm luật chỉ thừa nhận quan hệ hôn
nhân giữa những người khác giới tính (giữa nam và nữ). Điều này cũng phù hợp
với phong tục, tập quán của người Việt Nam luôn mong ước có sự sinh sôi, nảy nở,
kế tục giữa các thế hệ. Mong muốn này còn trở thành niềm tin trong tín ngưỡng


1


của người Việt Nam. Vì thế, “ở Việt Nam tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt
chiều dài của lịch sử”1, nó được kể đến như dấu ấn khá đặc thù thể hiện mong ước
của con người đối với sự giao hòa bất diệt giữa âm với dương, tạo ra sự sinh sôi
nảy nở, kế tiếp muôn đời. Chẳng hạn, theo tín ngưỡng phồn thực, người Chăm coi
“sinh thực khí” là biểu tượng thờ cúng. Cùng với thời gian, biểu tượng này được
chạm trổ, lưu giư như biểu tượng văn hóa Chăm. Đó cùng là mong muốn cho âm
dương được giao hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở. Ở một số vùng quê Việt Nam có tục
“giã cối đón dâu”, biểu hiện của nghi lễ cầu chúc cho đôi vợ chồng đông con,
nhiều cháu. Theo phpng tục của người Việt, một trong những mục đích quan trọng
của hôn nhân là nhằm sinh con để duy trì nòi giống.
Như vậy, không chỉ trên cơ sở tôn trọng quy luạt tự nhiên, việc cấm kết hôn
giữa những người cùng giới tính còn có cơ sở xã hội xác đáng, thể hiện rõ tâm tư,
nguyện vọng của người dân là hướng tới cuộc sống hài hòa vì lợi ích của người kết
hôn, của gia đình và xã hội. Vì thế, các nhà làm luật Việt Nam đã dựa trên cơ sở
khoa học và xã hội, với đầy đủ căn cứ xác đáng khi quy định việc cấm kết hôn giữa
những người cùng giới tính.
2. Thực tiễn về mối quan hệ giữa những người cùng giới tính và vấn đề
pháp lý đặt ra
HN&GĐ là hiện tượng xã hội, do vậy, quan niệm về HN&GĐ cũng có
những thay đổi nhất định cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội. Ngay từ
những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều nhà xã hội học đã dự báo rằng bước sang thế
kỷ XXI, vấn đề HN&GĐ sẽ phải đứng trước nhiều thách thức mới như sự ra đời và
tồn tại của gia đình khuyết, sự xuất hiện của cặp hôn nhân cùng giới tính…Trên
thế giới, vấn đề hôn nhân của những người đồng tính đã xuất hiện từ những năm
60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, phải trải quan quá trình khá dài, vấn đề này mới
bước đầu được các quốc gia chấp nhận. Cho đến nay, trên thế giới đã có khoảng 20
quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người đồng

tính2. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề hôn nhân giữa những người
cùng giới tính lại bắt đầu gây nhiều tranh luận. Đã có một số đám cưới giữa những
người cùng giới tính công khai thể hiện khát khao muốn được sống với giới tính
thực của mình. Do đó, khi Dự án sửa đổi Luật HN&GĐ được xem xét thì vấn đề

2


hôn nhân giữa những người cùng giới tính đang được dư luận đặc biệt quan tâm,
liệu có nên chấp nhận vấn đề nay hay không?
Những quan điểm ủng hộ quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính
đưa ra lập luận rằng:
Thứ nhất, xét ở góc độ quyền con người, người cùng giới tính có quyền
được kết hôn, quyền được mưu cầu hạnh phúc như tất cả mọi người. Vì lẽ đó,
quyền nhân thân này của họ phải được thừa nhận và bảo vệ.
Thứ hai, vì đồng tính không phải là bệnh nên người đồng tính hoàn toàn có
quyền lựa chọn việc xác lập quan hệ hôn nhân theo ý chí của mình. Việc pháp luật
công nhận quan hệ hôn nhân của họ sẽ giúp cho xã hội giảm bớt cách nhìn định
kiến đối với người đồng tính.
Thứ ba, cần phải công nhận hôn nhân đồng tính bởi vì định kiến xã hội mà
nhiều người đồng tính phải sống trong “vỏ bọc”, thực chất là họ phải xác lập cuộc
hôn nhân không tình yêu, nhằm che đậy giới tính thật của mình. Điều này không
chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân lợi ích của người đồng tính mà còn ảnh hưởng
đến lợi ích của những người liên quan.
Thứ tư, việc không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới
dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Phần lớn người đồng tính phải tìm bạn tình
một cách lén lút, tùy tiện để giải quyết nhu cầu bức xúc của bản thân. Quan hệ tùy
tiện, không chung thủy là nguy cơ lây truyền bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người đồng tính cũng như gia đình họ.
Thứ năm, không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới

tính ngày càng làm cho sự kỳ thị, phân biệt, đối xử với người đồng tính thêm sâu
sắc. Vì người đồng tính luôn phải tìm cách che giấu khuynh hướng tính dục, khó
tiếp cận được các dịch vụ y tế để hướng tới đời sống tình dục an toàn.
Ngược lại, những quan điểm không ủng hộ cho việc kết hôn giữa những
người cùng giới tính đưa ra các lập luận sau:
Thứ nhất, pháp luật HN&GĐ hiện hành chỉ cấm kết hôn giữa những người
cùng giới tính (túc là việc kết hôn giữa một người nam với một người nam howacj
một người nữ với một người nũ) chứ không cấm người đồng tính kết hôn. Người
đồng tính chỉ bị cấm kết hôn với người có cùng giới tính với mình. Do đó, theo
pháp luật hiện hành, người đồng tính hoàn toàn có quyền được mưu cầu hạnh phúc
3


và pháp luật không ngăn cản họ thực hiện quyền củ mình. Bởi vì, người đồng tính
vẫn có thể chung sống như vợ chồng với nhau mà không bị ngăn cấm hay cản trở.
Thông tin thêm về vấn đề này cần nói rõ để mọi người có thể hiểu thêm về
người đồng tính. Người đồng tính là người có xu hướng hấp dẫn về tình cảm hoặc
tính dục với những người có cùng giới tính với họ3. Như vậy, người đồng tính
không phải là người có khiếm khuyết về mặt giới tính, cũng không phải là người
có “bản dạng giới”4 khác với hình thể của họ giống như “người chuyển giới”. Ví
dụ, người đồng tính nam, về ngoại hình vẫn như người nam giới bình thường, về
mặt “bản dạng giới” họ vẫn nghĩ mình là người đàn ông. Tuy nhiên, về xu hướng
tình dục, người đồng tính nam lại mong muốn gần gũi bạn tình là người đàn ông.
Những người đồng tính, khi xác lập quan hệ hôn nhân với người khác giới tính, họ
vẫn thực hiện được thiên chức của mình. Nhiều người đồng tính nam vẫn có con
chung khi xác lập quan hệ hôn nhân với người nữ giới. Điều này càng minh chứng
họ không có khiếm khuyết về cấu trúc vật chất liên quan đến giới tính.
Đồng tính không được coi là bệnh. Năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới đã loại
“đồng tính” ra khỏi danh sách các loại bệnh. Do vậy, không có cơ sở nào chỉ ra việc
kết hôn của người đồng tính sẽ đem lại những nguy hại. Vì vậy, phải khẳng định rằng

pháp luật Việt Nam không cấm người đồng tính kết hôn. Tuy nhiên vì người đồng tính
luôn có xu hướng tình dục đồng giới nên họ có nhu cầu tìm kiếm bạn tình là người có
cùng giới tính với mình. Điều này, dẫn đến vấn đề cần phải bàn luận là có nên chấp
nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính hay không?
Thứ hai, việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính là xuất phát từ cơ
sở khoa học. Ngay từ khi con người xuất hiện, sự luyến ái trước hết phải là sự luyến ái
giữa người đàn ông và người đàn bà. Tạo hóa sinh ra con người vốn đã xác định rõ
điều này. Chính vì vậy, hôn nhân là sự liên kết giữa hai người khác giới.
Thứ ba, con người tiếp nhận quy luật tự nhiên một cách tự nhiên và quan
niệm về sự liên kết trong hôn nhân là sự liên kết giữa người nam và người nữ đã
trở thành thói quen của mọi người. Đối với các quốc gia Á Đông như Việt Nam,
quan niệm này đã ăn sâu vào tâm lý, thói quen của mỗi người, giúp họ ý thức được
trách nhiệm của đời sống lứa đôi đối với gia đình và xã hội. Cho dù xã hội phát
triển không ngừng, cùng với đó là xuất hiện những quan niệm mới về tình yêu và
hôn nhân nhưng quyền được mưu cầu hạnh phúc đối với phần đông người Việt
4


Nam, liên quan đến đời sống cá nhân vẫn là mong ước xác lập quan hệ hôn nhân,
sinh con và xây dựng gia đình hạnh phúc. Xét ở khía cạnh này thì người cùng giới
không thể thực hiện đươc việc sinh con một cách tự nhiên dù có áp dụng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản, đặc biệt nếu là người đồng tính nam.
Thứ tư, quyền kết hôn là quyền của mỗi cá nhân nhưng hạnh phúc của mỗi
cá nhân không tách rời hạnh phúc của thành viên gia đình. Vì vậy, lợi ích của cá
nhân trong gia đình phải cân bằng với lợi ích của gia đình và xã hội. Vì lẽ đó,
quyền tự do kết hôn luôn giới hạn trong khuôn khổ luật định.
Thứ năm, trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, vấn đề HN&GĐ đang đứng
trước nhiều thách thức. Vì lẽ đó, sự tự do thái quá trong quan niệm về HN&GĐ sẽ
làm băng hoại giá trị đạo đức trong đời sống HN&GĐ Việt Nam.Vì vậy, việc chấp
nhận hôn nhân cùng giới tính sẽ đặt ra nhiều thách thức khó lường, tạo ra tâm lý lo

ngại đối với đời sống HN&GĐ.
Như vậy, hai quan điểm trên đều có điểm hợp lý nhất định. Tuy nhiên, đặt
trong xã hội truyền thống như xã hội Việt Nam, việc chấp nhận hôn nhân đồng giới
tính ở thời điểm này nên chăng cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách thận trọng
bởi vì, cho đến nay, trên thế giới mới chỉ có khoảng 20 quốc gia và vũng lãnh thổ
công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Riêng ở khu vực châu
Á, chưa có quốc gia nào công nhận vấn đề này. Các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á, ngay cả Thái Lan là quốc gia có kỹ thuật thay đổi giới tính phát triển cao
nhưng cũng không chấp nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Chính vì
vậy, nhà làm luật Việt Nam cũng cần phải thận trọng hơn khi xem xét vấn đề về hôn
nhân giữa những người cùng giới tính. Việc bảo vệ quyền được mưu cầu hạnh phúc
cho mọi cá nhân trong xã hội một cách bình đẳng là tất yếu. Tuy nhiên, lựa chọn giải
pháp nào cho phù hợp trong giai đoạn hiện nay là vấn đề quan trọng.

5



×