Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO sự KHÁCH NHAU GIỮA THƯỢNG VIỆN và hạ VIỆN TRONG QUỐC hội HOA kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.85 KB, 5 trang )

1
SỰ KHÁC NHAU GIỮA THƯỢNG VIỆN VÀ HẠ VIỆN QUỐC HỘI HOA
KỲ
Quốc hội Hoa Kỳ là cơ quan lập pháp của Chính quyền Liên bang Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ. Quốc hội Hoa Kỳ là một định chế quyền lực theo mô hình
lưỡng viện, gồm hai viện là Hạ viện (House of Representatives, còn gọi là Viện
Dân biểu) và Thượng viện (Senate, dịch nghĩa là Viện nguyên lão) đều có quyền
lực trong quy trình thông qua các dự luật. Cả hai viện đều đặt trụ sở tại Điện
Capitol, Washington, D.C.
Hạ viện có 435 thành viên (gọi là dân biểu), mỗi thành viên đại diện cho một
hạt bầu cử, phục vụ trong nhiệm kỳ hai năm. Số dân biểu đại diện cho mỗi bang
được ấn định theo tỷ lệ dân số. Ngược lại, tại Thượng viện, số thành viên (gọi là
thượng nghị sĩ) đại diện cho mỗi bang là hai người, không tính theo tỷ lệ dân số.
Như vậy Thượng viện có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, phục vụ theo nhiệm kỳ sáu
năm. Thành viên của cả hai viện đều được người dân bầu trực tiếp. Tại một số
bang, thống đốc có quyền bổ nhiệm thượng nghị sĩ tạm quyền khi có chỗ khuyết
giữa nhiệm kỳ.
Hiến pháp dành cho Quốc hội quyền lập pháp liên bang; các quyền này được
liệt kê rõ ràng trong hiến pháp; những quyền hạn khác được dành cho bang hay
nhân dân, trừ khi có ấn định nào khác trong hiến pháp. Quyền lực to lớn của quốc
hội bao gồm thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy trong lãnh vực thương
mại giữa các bang và với nước ngoài, đánh thuế, thiết lập các toà án trực thuộc Tối
cao Pháp viện Hoa Kỳ, duy trì quân lực và tuyên chiến. Trong quy trình thông qua
các dự luật, cả hai viện có quyền ngang bằng nhau. Thượng viện Hoa Kỳ không
chỉ đơn giản là "một thiết chế kiểm tra" như một số định chế tương tự trong hệ
thống lập pháp lưỡng viện tại nhiều quốc gia khác.
Cách thức tổ chức và chức năng của Thượng viện Hoa Kỳ có nhiều điểm
khác biệt với Hạ viện Hoa Kỳ và Quốc hội ở các nước xã hội chủ nghĩa. Do đó,
việc nghiên sự khác nhau giữa Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ có ý nghĩa rất
quan trọng trong nghiên cứu về nhà nước và pháp luật nói chung và tổ chức bộ
máy nước ta nói riêng.




2
Hạ Viện và Thượng Viện của Mỹ chính là Quốc Hội. Hai viện này bao gồm
đại biểu từ 50 bang của nước Mỹ. Lý do tại sao có 2 viện là do tranh cãi đầu tiên
về số đại biểu từ mỗi bang. Các bang nhỏ thì cho rằng tất cả các bang phải có số
đại biểu bằng nhau để đảm bảo quyền lợi của bang đó. Các bang lớn thì cho rằng
họ đại diện cho số dân lớn hơn nên cần có nhiều đại biểu trong quốc hội hơn.
Cuối cùng để đạt được thỏa thuận giữa 2 phe, người ta phải chia ra 2 viện trong
quốc hội. Thượng viện (senate) gồm có 2 đại biểu từ mỗi bang, không kể bang lớn
hay nhỏ, nhiệm kỳ 6 năm. Hạ viện (house of representative) thì gồm đại biểu các
bang, số đại biểu của bang được quyết định dựa trên phần trăm dân số của bang đó,
đại biểu có nhiệm kỳ 2 năm. Cả 2 viện đều có quyền hành tương đương nhau, ví dụ
như thảo ra luật mới hoặc biểu quyết tán thành 1 luật, hay 1 quyết định mới.
Ở Mỹ, cả 2 viện đều do dân bầu ra trực tiếp trong các cuộc tổng tuyển cử
(general elections). Thượng Viện có thẩm quyền làm luật liên quan đến đối ngoại
như phê chuẩn các hiệp ước quốc tế, thỏa ước mậu dịch v.v... cũng như chấp thuận
các viên chức trong nội các (bộ trưởng, đại sứ, thẩm phán liên bang...) do tổng
thống bổ nhiệm. Còn Hạ Viện lo nội vụ. Mỗi viện đưa ra dự luật riêng của mình,
sau đó phải nhập lại và loại bỏ các mâu thuẫn hay dị biệt (reconcile) thành 1 dự
luật thống nhất trước khi đưa cho tổng thống ký.
Thượng nghị sĩ và Dân biểu (Hạ nghị sĩ) đều do người dân bầu theo cách
trực tiếp. Những nước có chế độ Liên Bang (Mỹ,Đức,Mexico) thì Thượng nghị sĩ
đại diện cho Bang,còn Dân biểu đại diện cho dân số. Ví dụ tại Mỹ, bang Alaska có
ít dân, được 1 Dân biểu, còn California có nhiều dân, được 53 Dân biểu, nhưng
mỗi bang đều có 2 Thượng nghị sĩ. Thượng nghị sĩ làm việc trong Thượng Nghị
Viện (senate) còn Dân biểu làm viêc trong Hạ Nghị Viện (house), họ có quyền làm
luật như nhau.
Quốc Hội là gọi chung của 2 viện. Thường thì Thượng nghị sĩ quan tâm
nhiều đến vấn đề của tiểu bang, còn Dân biểu thì quan tâm đến vấn đề cá biệt của

khu vực mình đại diện, nhưng trong thực tế thì vẫn có sự pha trộn. Một luật muốn
được thông qua phải có đồng ý của 2 viện. Thượng nghị sĩ đề nghị 1 dự luật, gọi là
SB (senate bill) sẽ thông qua trước ở Thượng Viện, sau đó chuyển qua Hạ Viện.
Còn Dân biểu đề nghi dự luật gọi là HB (house bill) sẽ thông qua trước ở Hạ Viện,


3
sau đó chuyển qua Thượng Viện. Quốc Hội nắm vai trò lớn nhất trong chính trị
Mỹ, khi cần thiết nó có thể cách chức tổng thống, (hoặc bắt tổng thống thi hành
một luật theo"đa số áp đảo" mà tổng thống không có quyền từ chối. (veto)..
Các cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ cũng mang tính cạnh tranh gay gắt và có
vai trò quan trọng như các cuộc bầu cử tổng thống. Sở dĩ có điều đó là do vai trò
trung tâm của Quốc hội trong việc lập pháp ở nước này.
Không giống như hệ thống nghị viện - nơi mà thủ tướng được bầu lên từ
nghị viện, như đã nói ở trên, hệ thống bầu cử ở Hoa Kỳ phân tách rõ rệt cơ quan
lập pháp và tổng thống. Tổng thống và các nhà lập pháp được bầu lên thông qua
các cuộc bầu cử riêng rẽ. Mặc dù tổng thống đương nhiệm có thể đề xuất luật lên
Quốc hội, song những đạo luật này phải được soạn thảo ở Quốc hội, do các đồng
minh thuộc đảng của tổng thống soạn thảo, và phải được Quốc hội thông qua trước
khi tổng thống ký lệnh ban hành. Thượng viện và Hạ viện có vai trò hoàn toàn độc
lập về mặt pháp lý và chính trị đối với ý chí của tổng thống.
Trong hệ thống chính trị của Hoa Kỳ, các quy tắc đảng trong Quốc hội
dường như ít được tuân thủ chặt chẽ hơn so với trong các hệ thống nghị viện ở các
quốc gia khác. Các nghị sĩ Quốc hội có thể dễ dàng bỏ phiếu cho những chính sách
mà họ cho là ưu việt nhất, kể cả những chính sách mà họ cho là có lợi nhất đối với
mục đích tái đắc cử của họ. Kết quả là, các thủ lĩnh trong Quốc hội phải tập hợp
được liên minh thắng thế hơn là nhờ cậy vào sự ủng hộ tự động từ những đảng phái
có kỷ luật nghiêm ngặt. Điều này khiến cho việc đạt được chiến thắng về mặt lập
pháp ở Quốc hội là rất khó khăn. Cũng vì vậy mà các cuộc bầu cử Quốc hội có vai
trò quan trọng đối với đất nước, vì Quốc hội là một thể chế đầy quyền lực và khó

dự báo trước; các nghị sĩ Quốc hội cũng vậy.
Hạ viện và Thượng viện có quyền lực gần như ngang nhau,nhưng cách thức
tuyển cử thì có một vài điểm khác nhau. Những người lập quốc mong muốn rằng
các thành viên của Hạ viện phải là những người gần gũi với dân chúng, phản ánh
mong muốn và nguyện vọng của dân chúng. Vì vậy, họ đã xâydựng nên mô hình
Hạ viện Hoa Kỳ với quy mô tương đối lớn - để có thể phối hợp nhiều thành viên từ
các địa hạt lập pháp quy mô nhỏ - và tần suất tuyển cử ngắn (hai năm một lần).
Ban đầu, nhiệm kỳ hai năm còn bị một số người coi là quá dài. Trong thời kỳ


4
phương tiện giao thông đường bộ ở Mỹ chủ yếu là xe ngựa, thì nhiệm kỳ hai năm ở
Washington có thể khiến cho một đại biểu Hạ viện bị chia cắt với cử tri của mình
trong suốt hai năm đó. Ngày nay, mối quan ngại lại là ở chỗ nhiệm kỳ hai năm
buộc đại biểu Hạ viện phải công du liên tục tới địa hạt của mình vào tất cả hoặc
hầu hết các kỳ nghỉ cuối tuần để củng cố sự ủng hộ chính trị từ phía cử tri.
Mỗi chiếc ghế đại biểu Hạ viện đại diện cho duy nhất một khu vực cử tri có
tính địa lý, và như đã nói ở trên, tất cả các đại biểu Hạ viện đều được lựa chọn theo
quy tắc đa số phiếu, với tư cách là đại diện duy nhất của địa hạt đó. Mỗi bang trong
số 50 bang ở Hoa Kỳ được đảm bảo có ít nhất một ghế đại biểu Hạ viện, số ghế đại
biểu Hạ viện được chia cho các bang dựa trên tiêu chí phù hợp với lượng dân số
của bang đó. Ví dụ, như bang Alaska chỉ có rất ít dân và vì vậy, bang này chỉ
chiếm một ghế trong Hạ viện. California là một trong những bang đông dân nhất,
vì vậy, bang này chiếm 53 ghế trong Hạ viện. Theo thống kê có được từ các cuộc
điều tra dân số diễn ra 10 năm một lần, số ghế cho mỗi bang cũng được tính toán
lại để phù hợp với những thay đổi về dân số của các bang trong 10 năm đó, và cơ
quan lập pháp liên bang cũng quy định lại các đường biên giới của các địa hạt bầu
cử Quốc hội trong từng bang để phản ánh được những thay đổi về số ghế đại biểu
Hạ viện hoặc những thay đổi về dân số của bang.
Thượng viện Hoa Kỳ được xây dựng để các thượng nghị sĩ có thể đại diện

cho những khu vực cử tri lớn hơn - toàn bộ bang - và nó tạo cơ hội đại diện ngang
bằng cho mỗi bang trong thể chế này, bất kể dân số của bang đó là lớn hay nhỏ.
Như vậy, trong Thượng viện, các bang nhỏ cũng có tầm ảnh hưởng (có hai thượng
nghị sĩ) tương tự như các bang lớn.
Ban đầu, các thượng nghị sĩ được lựa chọn bởi cơ quan lập pháp liên bang.
Mãi cho đến khi Hiến pháp sửa đổi lần thứ mười bảy được ban hành vào năm 1913
thì các thượng nghị sĩ mới do cử tri của bang đó bầu phiếu trực tiếp. Tất cả các
bang đều có hai thượng nghị sĩ được tuyển cử với nhiệm kỳ 6 năm, với một phần
ba số ghế đại biểu trong Thượng viện được bầu cử lại hai năm một lần. Một thượng
nghị sĩ đắc cử khi chiếm đa số phiếu bầu của Cử tri đoàn của bang.
Trong các thập kỷ gần đây, quan điểm và phẩm chất cá nhân của đại biểu
đứng ra tranh cử đã được cử tri chú trọng nhiều hơn so với việc ứng viên đó thuộc


5
đảng chính trị nào. Điều này phần nào đã làm giảm tầm quan trọng của truyền
thống kiên định với đảng chính trị đã tồn tại trước kia.
Thật vậy, từ những năm 1960, các cuộc tuyển cử quốc gia ngày càng có xu
hướng lấy cá nhân ứng viên làm trọng tâm. Sự bùng nổ của truyền thông và
Internet, tầm quan trọng của các chiến dịch tranh cử và kêu gọi tài trợ cho chiến
dịch tranh cử, các cuộc thăm dò dư luận và các biểu hiện khác của hình thức tranh
cử hiện đại đã làm cho cử tri có nhận thức sâu sắc hơn về vai trò cá nhân của ứng
cử viên. Kết quả là, cử tri đã bắt đầu cân nhắc về điểm mạnh và điểm yếu của ứng
viên bên cạnh lòng trung thành của họ đối với đảng chính trị trong quá trình quyết
định họ sẽ bỏ phiếu cho ứng viên nào. Việc triển khai giáo dục phổ thông trên diện
rộng vào đầu thế kỷ XX và giáo dục đại học sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai cũng
đã khiến các cử tri tin tưởng hơn vào sự đánh giá của mình và họ ít dựa vào tiếng
tăm của đảng chính trị hơn trong việc quyết định bỏ phiếu.
Trong bối cảnh các cuộc tuyển cử lấy ứng viên làm trọng tâm này, các thành
viên đương nhiệm của Quốc hội luôn làm việc có kết quả tốt, với tỷ lệ tái đắc cử là

trên 90%. Có được điều này một phần là do các tin tức truyền thông tốt đẹp về hoạt
động của Quốc hội, và đặc biệt là những tin tức liên quan đến mỗi cá nhân đại biểu
Quốc hội được truyền thông địa phương đưa ra tại các bang và các địa hạt bầu cử
Quốc hội của cá nhân đại biểu đó. Với cơ hội bày tỏ nhìn chung là thuận lợi trước giới
truyền thông, với việc tiếp xúc hàng ngày với các vấn đề chính sách công - với những
cá nhân và các nhóm đang cố gắng gây tác động đối với việc ra chính sách - các đại
biểu Quốc hội đương nhiệm cũng đã tận dụng cơ hội để tìm cáchlàm tăng nguồn tài
chính tài trợ cho chiến dịch tái tranh cử của họ. Vì những lý do này và những lý do
khác nữa, các đại biểu Quốc hội đương nhiệm đang chạy đua để tái tranh cử thường
có nhiều cơ hội chiến thắng, bất kể họ thuộc đảng phái chính trị nào.../.



×