Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Đâu là sự cân bằng giữa tiền bạc và cuộc sống? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.36 KB, 5 trang )

Đâu là sự cân bằng giữa tiền bạc và cuộc sống?


Trong xã hội tư bản dường như tồn tại một niềm tin: càng giàu càng tốt.
Cũng chính xã hội này khuyến khích người ta làm giàu và dùng sự giàu có làm
thước đo sự thành công, ngầm hiểu là kèm theo hạnh phúc. Tuy nhiên, theo
nghiên cứu mới đây của Ðại học U.C. Berkeley, Mỹ, thì một khi kiếm đủ tiền để
đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc không còn tỷ
lệ thuận một cách đơn giản như vậy mà trở thành một bài toán phức tạp cho
riêng từng người.
Hướng ngoại hay hướng nội?

Nghiên cứu nói trên được các nhà tâm lý và xã hội của Ðại học U.C. Berkeley
thực hiện trong gần 20 năm qua trên 124 mẫu điều tra vốn là các sinh viên cao học
ngành quản trị kinh doanh (MBA) của trường, một ngành học có khả năng đảm bảo
một công việc có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi các sinh viên này sau khi ra trường, tiến
thân trong công việc và điều tra khảo sát về các thông số liên quan đến công việc của
họ, bao gồm sự hài lòng với công việc và thu nhập.

Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập có mối quan hệ tỷ lệ thuận với mức sống
và sự hài lòng với công việc đối với những người có xu thế hướng ngoại.

Chân dung đối tượng này là những người thích những gì đến từ bên ngoài bản
thân, mong muốn đón nhận những giá trị mới đến từ ngoài, không mấy khi tự dằn vặt
bản thân bằng các câu hỏi nghi vấn, thích khám phá và hưởng thụ cuộc sống bên
ngoài, thích hội họp, quan hệ, coi tiền bạc là một giá trị của cuộc đời. Ðối với nhóm
người này, càng kiếm được nhiều tiền thì họ càng hạnh phúc.

Tuy nhiên, đã có những người hướng ngoại tất phải có những người hướng nội.


Chân dung những người này dường như là một sự tương phản với nhóm đối tượng
trên. Họ sống nội tâm, xây dựng những hệ thống giá trị cá nhân vững chắc, tin tưởng
vào bản thân, sống có nguyên tắc nhất định, coi công việc mới là giá trị cuộc sống, họ
tận hưởng và có sự ham thích, đam mê trong công việc, không thích những gì phô
trương ồn ào.

Và nghiên cứu của Ðại học U.C. Berkeley đã phát hiện ra đối với nhóm đối
tượng này, việc kiếm nhiều tiền bạc lại có tác động tiêu cực đến cuộc sống hạnh phúc
của họ.

Theo những nhà nghiên cứu, những người hướng nội luôn đặt ưu tiên hàng đầu
cho việc duy trì động cơ yêu thích say mê công việc của mình lên trên việc kiếm tiền,
và chính vì vậy nhiều khi việc được trả thêm thù lao cho công việc lại làm ảnh hưởng
đến ưu tiên hàng đầu này và làm cho họ ít hạnh phúc hơn.

Tiền không phải là tất cả

Người giàu có và hạnh phúc biết rằng tiền là phương tiện chứ không phải mục
đích của đời họ.

Các nhà tâm lý đưa ra hai cách lý giải cho phát hiện này.

Thứ nhất, cứ cho rằng thu nhập nhiều từ một công việc trong một chừng mực
nào đó là thước đo cho sự đúng đắn khi lựa chọn công việc, tuy nhiên lập luận này lại
không đề cập yếu tố liệu công việc đó có làm thoả mãn người làm hay không.

Việc bỏ qua các yếu tố nội hàm của người lao động đã tạo ra thiếu sót trong
việc xem xét mức độ hạnh phúc của họ. Chính vì vậy, khi công việc, nhất là trong xã
hội tư bản, bị đẩy lên cấp độ cạnh tranh cao với nhiều áp lực làm cho người lao động
phải đối mặt với thực tế là họ phải hoàn thành nó bằng mọi giá kể cả khi không còn

cảm thấy thích công việc đó.

Thực tế việc kiếm được nhiều tiền hơn từ một công việc có thể làm cho bạn tự
hỏi tại sao lại phải làm công việc này khi nó đã xa rời các yếu tố mang tính chất cá
nhân khi bạn lựa chọn công việc cho mình.

Nghiên cứu đã chỉ ra quan niệm về mức độ thoả mãn công việc và số tiền
thưởng cho công việc rất mong manh và đồng tiền có thể làm tổn thương đến các quan
niệm đó.

Bên cạnh đó, mỗi cá nhân có một số nhu cầu tâm lý cơ bản khi chọn lựa công
việc. Tức là chúng ta có nhu cầu cảm thấy rằng mình làm công việc vì những cái gì
khác ngoài tiền công, nhu cầu này ở những người hướng nội lại càng cao.

Chính vì vậy, khi họ cảm thấy thước đo công việc lại là mức tiền thù lao, họ sẽ
gặp phải mặc cảm là mình làm công việc này thuần tuý vì đồng tiền và mặc cảm này
sẽ dằn vặt, làm cho họ không cảm thấy hạnh phúc.

Các nhà tâm lý cho rằng việc nhận tiền thưởng hay tiền công cho một công việc
mà mình ưa thích có thể sẽ làm cho công việc đó mất đi tính thú vị mà bạn hưởng thụ.
Từ kết quả nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu rút ra hai lời khuyên:

§ Thứ nhất các nhà quản lý không nên để những phần thưởng về vật chất như
tăng lương, thưởng tiền, vật chất hoặc tiện nghi làm việc tốt hơn… thay thế cho những
phần thưởng ngầm về giá trị công việc mà người lao động hoàn thành. Nên nhớ một
lời khen, động viên từ cấp trên nhiều khi có giá trị không kém một bậc lương.

§ Thứ hai, người lao động cần suy nghĩ chín chắn khi chọn ra ưu tiên các mục
đích của cuộc sống, mục đích nào có ảnh hưởng nhất đến mức độ hạnh phúc của mình,
khi đó hãy tập trung nỗ lực cho mục đích này. Và các mục đích có thể thay đổi theo

thời gian và mức độ thu nhập.

×