Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nhạc thánh và thánh nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.97 KB, 3 trang )

Nhạc thánh và thánh nhạc
Bước chân vào thế giới nhạc cổ điển đã khá lâu rồi nhưng rất ít
khi nghe người ta nhắc đến dòng thánh ca như một mảng lớn bên
cạnh khí nhạc, opera… Có chăng thì đó là một số tác phẩm của
các nhạc sĩ thời Baroque. Có lẽ phần đông anh chị ở đây, khi nhắc
đến thánh ca thường hay nhắc đến các nhạc sĩ như Bach, Handel,
Mozart qua các tác phẩm nổi tiếng của họ. Như Bach thì có bộ
Cantatas, Handel thì có Halleluia trong Messiah, còn Mozart cũng
có một bản Halleluia viết cho giọng opera. Schubert có bản Ave
Maria cũng khá nổi tiếng. Còn khá nhiều…Trong tiếng Ý, những
tác phẩm dạng như vậy được gọi là Oratorio. Oratorio dùng để chỉ
những tác phẩm thanh nhạc gần giống với opera nhưng không
phải là opera, và có nội dung tôn giáo, khi hát chỉ đứng yên một
chỗ chứ không phân vai phân cảnh như opera. Tuy nhiên, nếu xét
theo khía cạnh tôn giáo thì hình như còn một số điều về thánh ca
mà ít người biết đến. Do gia đình mình theo đạo Công giáo nên từ
nhỏ mình đã có một số cơ may được tiếp xúc với dòng nhạc tôn
giáo từ khá sớm. Do một cơ duyên nào đó mình được quen biết
với một linh phục, hiện là Cha phó ở nhà thờ Chính tòa Đức Bà -
Sài Gòn. Lúc trước Cha là trưởng ban Thánh nhạc ở đại chủng
viện. Qua Cha, mình được biết thêm một số kiến thức về thánh
ca. Do kiến thức của mình còn hạn hẹp và cũng chưa đủ những
tài liệu để xác minh nên mình không dám khẳng định những ý
kiến của mình là đúng. Mình chỉ xin mạn phép trình bày một số
kiến thức ít ỏi mà mình biết về thánh ca ra đây để anh chị em
cùng xem xét tham khảo. Nếu ai thấy có điều chi sai sót hoặc
chưa hợp lý xin cứ đưa ra ý kiến bàn luận lên diễn đàn để mọi
người cùng học hỏi.
Theo mình thì thánh ca có thể chia làm 2 dòng chính. “Dòng” ở
đây không phải là nói đến trường phái hay phong cách sáng tác gì
hết mà là muốn nói đến mục đích sáng tác và phạm vi sử dụng.


Do đã nói là nhạc tôn giáo, nên nó lại đụng tới các quy định của
tôn giáo cũng khá là lôi thôi. Ban đầu theo giáo luật của Giáo hội
công giáo quy định thì “Thánh ca là những bài hát hoặc những
giai điệu mang tính Thánh thiện và phải hướng về thượng đế”. Xin
các bạn lưu ý chữ “thánh thiện”. Trước đây cũng như bây giờ, đó
chính là cơ sở để quy định một bản nhạc có được phép sử dụng
trong thánh lễ với mục đích phụng vụ hay không. Và do đó mới
nảy sinh cái gọi là những dòng thánh ca. Các nhạc sĩ cổ điển thời
Baroque cũng sáng tác nhạc thánh ca rất nhiều nhưng không phải
tác phẩm nào của họ cũng được giáo hội cho phép sủ dụng trong
nhà thờ. Có chăng là chỉ được sử dụng với mục đích biểu diễn
nghệ thuật chứ không phải với mục đích tôn giáo. Tới đây mình
hình dung rằng có 2 lọai thánh ca riêng biệt: một lọai là thánh ca
được sáng tác để phụng tự và một lọai là sáng tác để thưởng thức
nghệ thuật. Mình tạm gọi là thánh ca chính thống và thánh ca cổ
điển. Sáng tác của Bach, Handel… đa số thuộc dạng thứ hai, chỉ
một số ít thuộc lọai thứ nhất. Tuy nhiên trong nhạc cổ điển, mình
rất ít khi nghe đề cập đến thánh ca chính thống mà đa phần chỉ
nói đến thánh ca cổ điển. Có thể có một số lý do riêng mà người
ta ít khi nhắc đến nó mặc dù mảng này là cả một thế giới khác
biệt với thánh ca cổ điển. Âm hưởng của nó khác hẳn âm hưởng
của những bản thánh ca cổ điển. Mình sẽ phân tích sâu hơn về
điều này ở phần sau. Nếu các bạn được nghe đúng một bản thánh
ca chính thống thật sự và nghe thật kỹ thì các bạn sẽ hiểu được ý
nghĩa của chữ “thánh thiện” ở đây. Phần này mình chỉ nói sơ lược
về những dòng thánh ca mà mình biết.
Xin nói qua về quá trình hình thành và phát triển của thánh ca.
Có thể nói thánh ca là một trong những lọai hình âm nhạc sơ khai
mang tính nghệ thuật cao của thời đại văn minh lòai người. Thánh
ca ra đời từ rất lâu rồi, trước cả nhạc cổ điển rất lâu và gần như

chiếm vị trí độc tôn trong thế giới âm nhạc suốt vài thế kỷ. Những
bản thánh ca đầu tiên chỉ đơn giản là những câu kinh được thêm
giai điệu cho đỡ khô khan. Đó là vào khỏang thiên niên kỷ thứ
nhất và dần dần được hòan thiện trong súôt thời kỳ trung cổ. Và
thánh ca chính thống đạt tới thời kỳ đỉnh cao của nó vào khỏang
thế kỷ XIII, XIV. Đó là giai đọan Giáo hội gần như thâu tóm mọi
quyền lực về tôn giáo cũng như chính trị xã hội. Tác giả những
bản nhạc này đều là những nhạc sĩ được tuyển chọn của Giáo hội.
Thường là các Hồng Y hoặc một số tu sĩ tên tuổi trong giáo hội.
Cho đến nay người ta rất ít biết tên những vị này vì họ làm việc
trong môi trường tu trì gần như tách biệt với bên ngòai và rất âm
thầm bí mật. Nói nôm na như là “sống để bụng chết đem theo”.
Và việc sử dụng thánh ca thời đó cũng được quản lý rất chặt chẽ
nghiêm ngặt. Một tác phẩm bên ngòai muốn được sử dụng trong
thánh lễ phải được cho phép và một bản nhạc đã dùng trong nhà
thờ cũng không được phép lọt ra ngòai. Đó chính là một trong số
những điều lệ khắt khe của thời trung cổ. Và sự bó buộc này có lẽ
còn tồn tại mãi đến thời Mozart. Chính vì thế mà có câu chuyện
về việc Mozart đã đem một tác phẩm ở trong nhà thờ và lan
truyền ra bên ngòai nhờ trí nhớ và tài năng phi thường của ông.
Và đến khỏang thế kỷ XVI- XVII, một số nhạc sĩ không còn muốn
chịu sự ràng buộc chặt chẽ của những giáo điều nữa cho nên họ
mới công khai sáng tác theo một quan điểm mới, hướng tới con
người nhiều hơn. Và chính vì thế bắt đầu có sự phục hưng âm
nhạc, âm nhạc lọt ra ngòai phạm vi tôn giáo và đi đến quần
chúng. Bach chính là nhạc sĩ điển hình của thời kỳ này và ảnh
hưởng của ông thì thật vô cùng to lớn. Ông vẫn sáng tác thánh ca
vì ông là một organist của nhà thờ, nhưng nội dung tư tưởng
trong thánh ca của ông đã thóat ra khỏi sự ảnh hưởng của giáo
luật và ra đời một dòng thánh ca mới là thánh ca cổ điển. Nếu

nghe thánh ca của ông và thánh ca chính thống trước đó thì có
thể người ta thấy khá giống nhau nhưng thực chất trong thánh ca
của ông, cơ sở âm nhạc được xây dựng rất chặt chẽ và quy luật.
Nếu như thánh ca chính thống mang tính thần học thì thánh ca
của ông lại mang tính triết học.
Và cuối cùng mình xin phân tích thêm về dòng thánh ca chính
thống. Như đã nói ở trên, thánh ca ban đâu là những câu kinh
thêm giai điệu. Những giai điệu du dương, đọc như hát. Chính vì
thế, một tính chất rất đặc biệt của thánh ca lọai này là chúng
không có nhịp điệu rõ ràng. Không phải nhịp 1:4; 2:4; 3:4; 4:4;…
nói chung là không có nhịp gì cả. Và người ta đặt tên cho nó là
bình ca. “Thánh thiện” cũng chính là cái chất rất đặc trưng của
những bản thánh ca chính thống. Thánh thiện nghĩa là sao? Nghĩa
là cái giai điệu nó không vui cũng không buồn, mà rất thư thả
bình an. Không phải giọng trưởng mà cũng chẳng phải giọng thứ.
Sự biến đổi giai điệu rất mau. Có lúc thì u ám như màn đêm thời
trung cổ, có lúc thì tươi sáng huy hòang như hào quang của
Thượng đế. Chính vì thế mà người ta gọi là thánh nhạc. "Thánh
nhạc = Thánh + nhạc". Khi mà người ta chỉ quan thâm tới chữ
nhạc mà quên mất chữ thánh thì nó không còn là thánh ca đúng
nghĩa nữa.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×