Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Nghiên cứu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.13 KB, 72 trang )

MỤC LỤC

1

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

2

CAGR

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm

CNPT

Công nghiệp phụ trợ

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

EU

Châu Âu

EVFTA

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU


FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Hiệp định Thương mại tự do

MNC

Tập đoàn đa quốc gia

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

VAT

Thuế giá trị gia tăng

VCOSA

Hiệp hội Bông sợi Việt Nam

VINATEX

Tập đoàn Dệt may Việt Nam

VITAS


Hiệp hội Dệt may Việt Nam

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.1: Gía trị xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2005-2013
Biểu đồ 2.2: Thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2014
Biểu đồ 2.3: Gía trị nhập khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2007-2013
Biểu đồ 2.4: Thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam năm 2013
Bảng 2.1: Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam 2015-2020
Bảng 2.2: Tình hình phát triển ngành nguyên liệu bông Việt Nam
Bảng 2.3: Tổng quan ngành dệt may/ ngành kéo sợi của Việt Nam
Bảng 2.4: Dữ liệu tổng hợp về sản lượng, cung cầu bông tại Việt Nam
Biểu đồ 2.5: Thị trường nhập khẩu xơ, sợi Việt Nam 6 tháng năm 2015
Biểu đồ 2.7: Thị trường nhập khẩu vải năm 2013
Biểu đồ 2.6: Tỉ trọng nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam năm 2013

3

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Với gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp Việt Nam đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, bươc đầu hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế
giới. Thành tựu này là sự tổng hòa của nhiều yếu tố như: sự phát triển của ngành

công nghiệp, dịch vụ, sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên
trong xu thế toàn cầu hóa với sự cạnh tranh khốc liệt trên trường quốc tế, một trong
những thách thức của nền kinh tế Việt Nam là phát triển công nghiệp phụ trợ
(CNPT) – nhân tố quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp, góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Công nghiệp dệt may là một trong 6 nhóm ngành được Chính phủ
chỉ định ưu tiên phát triển CNPT và được hoạch định kế hoạch phát triển cụ thể, đó
là: cơ khí, điện tử, ô tô, xe máy, dệt may, da-giầy.
Ngành công dệt may là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc gia vì nó
phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm
cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho
kinh tế phát triển, góp hần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, ngành dệt may đang chứng tỏ là
một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên
tục tăng trong mấy năm gần đây, các thị trường luôn được rộng mở, số lao động
trong ngành ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp,
giá trị đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân,… Tuy nhiên bên cạnh những
thành tựu đạt được, ngành dệt may Việt Nam đã và đang gặp những vấn đề cần
khắc phục như chất lượng tăng trưởng của ngành thấp, vốn đầu tư xây dựng không
hiệu quả, mất cân đối giữa hai ngành dệt và may,… Trở ngại lớn nhất đối với sự
phát triển của ngành dệt may hiện nay là tỷ lệ nội địa hóa còn rất thấp, sự phụ thuộc
rất lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Điều đó là do CNPT ngành dệt may chưa
phát triển tương xứng với sự phát triển của ngành dệt may để đáp ứng nhu cầu của
ngành dệt may trong nước. Những tồn tại và hạn chế của ngành CNPT đã làm cho
ngành dệt may Việt Nam chưa phát triển một cách tương xứng so với tiềm năng
thực sự của ngành.
Mục tiêu phát triển CNPT ngành dệt may ngày càng được đề cao hơn khi thị
trường kinh tế ngày càng hội nhập, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) được
triển khai mang đến ngày một nhiều cơ hội phát triển toàn diện cho ngành dệt may,
4


4


đặc biệt là Hiệp định Đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) –FTA thế
hệ mới của thế kỉ được kí kết cuối năm 2015, trong đó Việt Nam là một trong 12
nước thành viên. Hiệp định TPP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam
tham gia có chương riêng về dệt may. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu
lớn nhất vào thị trường TPP, đạt 11,2 tỷ USD năm 2014 (chiếm 20% tổng kim
ngạch xuất khẩu của ta sang các nước TPP). Vì vậy dệt may là một trong những mặt
hàng được kì vọng sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định TPP thông qua những món
lợi lớn từ việc cắt giảm 99% thuế quan dần đưa mức thuế quan đối với hàng dệt
may xuất khẩu sang các nước trong khu vựa về mức 0%, mở rộng thị trường tiêu
thụ, tăng năng lực cạnh tranh ngành,… Với những cơ hội mà TPP mang lại, ngành
dệt may Việt Nam đề ra mục tiêu cán đích 25 tỷ USD xuất khẩu trước năm 2020 và
nâng tỷ lệ nội địa hóa lên mức 70-75% thay vì hơn 45% như hiện nay. Tuy nhiên để
được hưởng mức thuế suất ưu đãi này, ngành dệt may phải đáp ứng được quy tắc
xuất xứ “từ sợi trở đi” trong nội khối TPP, các quy tắc khắt khe về môi trường và
trình độ nhân lực lao động. Thách thức mà TPP mang lại cho dệt may Việt Nam
ngày càng lớn hơn khi tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may tương đối thấp, kim ngạch
nhập khẩu nguyên phụ liệu cao trong đó lượng lớn giá trị nhập khẩu dệt may thuộc
về các nước không nằm trong khối TPP. Như vậy để tận dụng tối đa cơ hội và hạn
chế nhiều nhất các thách thức TPP mang lại đòi hỏi CNPT ngành dệt may phải
được đẩy mạnh.
Từ nhu cầu thực tế cấp thiết của việc phát triển CNPT ngành dệt may Việt
Nam trước thềm Hiệp định TPP và mục đính tiếp cận, tìm hiểu về những quy định
trong Hiệp định liên quan trực tiếp đến ngành dệt may để có cái nhìn rõ ràng về
TPP, nắm bắt cơ hội, hạn chế thách thức, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho cuộc đua
mang tên TPP; chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Công nghiệp phụ trợ ngành
dệt may Việt Nam trong quá trình thực hiện Hiệp định đối tác thương mại xuyên

Thái Bình Dương (TPP)”.
1. Mục định nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với mục đích tiếp cận và kế thừa những kiến thức, lý
luận hiện tại để tiếp tục tìm hiểu và hiểu rõ được tầm quan trọng của phát triển
CNPT ngành dệt may Việt Nam trước thời cuộc kinh tế đầy năng động này, đặc biệt
là Hiệp định Đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trong thời
gian đi vào thực hiện. Song hành với đó là mục đích tìm hiểu về Hiệp định của thế
kỉ 21 này để có cái nhìn khách quan nhất về CNPT dệt may trước thềm TPP, đối
5

5


chiếu những quy định khắt khe của TPP và thực trạng ngành dệt may Việt Nam, qua
đó đề xuất một số giải pháp giúp CNPT dệt may Việt phát huy lợi thế, vượt qua khó
khăn đón đầu TPP.
2. Đối tương, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp phát triển ngành CNPT dệt may Việt
-

Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam
Về thời gian: Trước khi Hiệp định TPP có hiệu lực

3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các
-


phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp: kết hợp phân tích định lượng với định

-

tính để đánh giá các dữ liệu cung cấp trong đề tài.
Phương pháp thống kê so sánh: hệ thống số liệu theo chuỗi thời gian về ngành dệt
may Việt Nam nói chung và CNPT ngành dệt may Việt Nam nói riêng trong các

giai đoạn.
4. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Lý luận chung về công nghiệp phụ trợ ngành dệt may
Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may ở Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may Việt Nam
đón đầu Hiệp định TPP

6

6


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY
1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm và vai trò của công nghiệp phụ trợ
1.1.1. Khái niệm công nghiệp phụ trợ
Khái niệm “công nghiệp phụ trợ” (supporting industry) xuất hiện ở Nhật Bản
từ thập niên 60. Tuy vậy, phải đến giữa thập niên 80, cùng với trào lưu đầu tư trực
tiếp (chủ yếu là hoạt động lắp ráp) của Nhật vào các nước ASEAN như Thái Lan,

Malaysia và Indonesia, khái niện này mới bắt đầu được biết đến ở Đông Á và được
dùng phổ biến từ đầu thập kỷ 90. Mặc dù thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” (CNPT)
đã được nhắc đến từ khá lâu song cho đến nay nội hàm của khái niệm CNPT vẫn
còn khá mơ hồ và chưa có một định nghĩa thống nhất.
Ở Nhật Bản, định nghĩa CNPT chính thức được đưa ra lần đầu tiên vào giữa
những năm 1980 trong chương trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ Châu Á: “CNPT
là các ngành công nghiệp cung cấp những gì cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh
phụ kiện và hàng hóa tư bản, cho các ngành công nghiệp lắp ráp”.
Trong khi đó, theo cục phát triển CNPT (BSID) Thái Lan: “CNPT là các
ngành công nghiệp cung cấp các linh phụ kện máy móc và các dịch vụ kiểm tra,
đóng gói kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản”. Cách hiểu này đã có độ
“vênh” so với Nhật Bản, tức CNPT không bao hàm việc chế tạo vật liệu cơ bản
(như các loại sắt thép, nguyên vật liệu thô).
Còn Bộ Năng lượng Hoa Kỳ định nghĩa CNPT là “là những ngành công
nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước
khi chúng được đưa ra thị trường”. Như vậy, CNPT không chỉ đơn thuần là việc sử
sản xuất linh kiện, phụ kiện mà còn bao gồm các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho
bãi, phân phối, bảo hiểm.
Có nhiều điểm tương đồng với định nghĩa CNPT của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ,
trong Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010,
tầm nhìn đến 2020 của Bộ Công thương Việt Nam, CNPT được định nghĩa là “hệ
thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo
chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng…cho khâu lắp ráp cuối
cùng”. Để xác định ngành công nghiệp cần ưu tiên phát triển CNPT và qua đó xác
7

7


định 5 nhốm ngành: sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện – điện tử, dệt may,

và da dày là những ngành cần ưu tiên.
Tổng hợp lại, có thể thấy khái niệm CNPT cần hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa
rộng, CNPT bao gồm toàn bộ các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho sản xuất
công nghiệp nói chung. Theo nghĩa hẹp, CNPT gắn với chức cung cấp linh kiện,
phụ tùng và công cụ cho một số ngành công nghiệp nhất định. Cách tiếp cận rộng –
hẹp phụ thuộc vào “vị trí chiến lược” của người sự dụng thuật ngữ này. Ở tầm tổng
thể, nghĩa rộng của khái niệm gắn với chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia
tổng thể. Ở tầm ngành, nghĩa hẹp của khái niệm có giá trị xác định chuỗi hàm cung
ứng cụ thể, qua đó có định hướng và chiến lược phát triển ngành – sản phẩm phù
hợp. Như vậy, để hoạch định được chính sách phù hợp, phạm vi của CNPT phải
đảm bảo sự tương thích giữa định nghĩa với mục đích của chính sách.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thuộc nhóm nước đang phát triển theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mức thu nhập trung bình thấp, lại đặt dưới
áp lực của hội nhập và cạnh tranh quốc tế, khái niệm hẹp về CNPT cần được nhấn
mạnh hơn, tức phát triển có trọng điểm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cụ thể cho
một số ngành nhất định. Trên cơ sở này, định nghĩa CNPT trong quyết định số
12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển ngành công
nghiệp hỗ trợ được đề xuất là phù hợp: CNPT là các ngành công nghiệp sản xuất
vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công
nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm
tiêu dùng.
1.1.2. Phân loại công nghiệp phụ trợ
Xuất phát từ bản chất “hỗ trợ công nghiệp” của CNPT có thể phân loại CNPT
thành ba loại cơ bản:
- Hỗ trợ “ruột” là loại hình CNPT tồn tại dưới dạng mạng lưới các nhà cung
ứng hình thức công ty mẹ - con do từng tập đoàn công nghiệp thành lập và phát
triển cho riêng mình. Trong loại hình này, chức năng duy nhất của các công ty cung
ứng là sản xuất linh kiện, phụ tùng quan trọng, hàm chứa các bí quyết công nghệ
phụ vụ yêu cầu của công ty rắp ráp trong tập đoàn. Đây là loại hình CNPT được
đánh giá khá phổ biến ở các nước công nghiệp, được các tập đoàn mạnh ứng dụng

rất thành công.
8

8


- Hỗ trợ “hợp đồng” là loại hình CNPT được thực hiện theo cam kết giữa các
nhà cung ứng với các công ty lắp ráp theo từng yêu cầu và trong từng thời điểm
nhất định đối với các linh kiện ít quan trọng hơn (chủ yếu là các chi tiết đơn giản)
có tỷ lệ giá trị thấp. Vì vậy, các đối tượng được tìm kiếm và ký kết hợp đồng mua
các loại phụ tùng, phụ kiện của các công ty lắp ráp bao gồm cả các doanh nghiệp
FDI và doanh nghiệp nội địa.
- Hỗ trợ “thị trường” là loại hình CNPT mà các phụ tùng, phụ kiện không
chứa đựng nhiều bí quyết công nghệ, có tính phổ biến cao, được các nhà sản xuất
bán trên thị trường, không bị ràng buộc bởi bất kì cam kết nào đối với các công ty
lắp ráp. Đồng nghĩa với việc “trôi nổi” này của sản phẩm phụ trợ trên thị trường là
việc quan ngại về xuất xứ nguyên liệu làm nên sản phẩm, chất lượng sản phẩm và
thông số kĩ thuật khiến các công ty lắp ráp phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để
kiểm định.
Như vậy, để phân biệt rõ ràng ba loại hình CNPT này cần dựa vào ba tiêu thức
cơ bản: mối liên kết giữa các công ty lắp ráp và công ty cung ứng sản phẩm linh
phụ kiện, yếu tố kĩ thuật của sản phẩm, và quy mô hỗ trợ của sản phẩm. Có thể
nhận thấy rõ ràng nhất là tiêu thức mối liên kết giữa các công ty lắp ráp và công ty
cung ứng lỏng lẻo dần qua từng hình thức nêu trên: với loại hình hỗ trợ “ruột” đó là
quan hệ công ty mẹ - con cùng nằm trong một tổng thể là tập đoàn công nghiệp, phụ
thuộc hoàn toàn với nhau; và mức độ phụ thuộc giảm dần khi chỉ qua hình thức hợp
đông cam kết tại hỗ trợ “hợp đồng” và hoàn toàn không ràng buộc tại hình thức hõ
trợ “thị trường”. Cùng chiều thoái giảm của mối quan hệ các công ty theo từng loại
hình là chỉ tiêu yếu tố kĩ thuật của sản phẩm. Rõ ràng bí quyết công nghệ ẩn chứa
trong sản phẩm linh kiện, phụ kiện phụ vụ nhu cầu của các công ty lắp ráp đối với

từng loại hình CNPT là khác nhau: sản phẩm của hỗ trợ “ruột” có tính chuyên biệt
cao với trình độ kĩ thuật phức tạp; trong khi đó linh phụ kiện của hỗ trợ “thị trường”
không còn chứa đựng nhiều bí quyết công nghệ và vì vậy chỉ là những sản phẩm
giản đơn, giá trị không cao. Được coi như là hệ quả của hai chỉ tiêu trước, quy mô
hỗ trợ của sản phẩm cũng là chỉ tiêu dễ dàng sử dụng để phân loại CNPT. Nếu như
quy mô hỗ trợ của sản phẩm phụ trợ chỉ nằm trong nội bộ của một tập đoàn ở hình
thức hỗ trợ “ruột”; chỉ phụ vụ cho các công ty có cam kết với nhau ở hình thức hỗ
trợ “hợp đồng” thì quy mô hỗ trợ được mở rộng ra cả thị trường khi sản phẩm phụ
9

9


trợ trở nên phổ biến tại loại hình hỗ trợ “thị trường”; tất yếu làm giá trị của sản
phẩm giảm dần.
1.1.3. Đặc điểm công nghiệp phụ trợ
Đặc điểm của CNPT sẽ được biểu hiện rõ nét khi ta xem xét vị trí của nó trong
quy trình tạo thành giá trị của một hàng hóa. Nếu phân loại đơn giản, một hàng hóa
chỉ được tạo thành thông qua 5 giai đoạn: i) nghiên cứu thiết kế; ii) chế tạo chi tiết;
iii) sản xuất - lắp ráp thành phẩm; iv) marketing - phân phối; v) bán hàng. Thực tế
trong công nghiệp nói chung, các ngành công nghiệp được coi là phổ biến hiện nay
là sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, máy móc thiết bị cơ khí điện, điện tử, dệt may,
…tức là tập trung phát triển giai đoạn 3 của quy trình giá trị. Trong khi đó, dựa vào
bản chất “là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện,
bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm
hoàn chỉnh”, CNPT đóng góp lớn vào giai đoạn 2 của quy trình này. Từ vị trí này
có thể rút ra 3 đặc điểm cơ bản của CNPT trong hệ thống công nghiệp hiện đại.
Thứ nhất, các ngành CNPT cấu thành phần lớn hệ thống công nghiệp. Trong
5 giai đoạn kể trên, giai đoạn sản xuất – lắp ráp thường có giá trị gia tăng thấp nhất
và giai đoạn chế tạo, sản xuất chi tiết lại tập trung chính giá trị gia tăng của sản

phẩm. Như vậy có thể hiểu rằng CNPT sản xuất phần lớn giá trị gia tăng trong công
nghiệp nói chung chứ không phải các ngành công nghiệp thông thường nêu trên. Cụ
thể, kinh nghiệm quốc tế đều xác nhận CNPT sản xuất ra khoảng 70 – 80% tổng giá
trị sản xuất công nghiệp chế tạo. Kết luận trên có thể được khẳng định thông qua số
liệu: tính chung ở các tập đoàn đa quốc gia (MNC), cứ 100 doanh nghiệp trong một
chuỗi tham gia chế tạo sản phẩm cuối cùng thì có khoảng 95 doanh nghiệp thực
hiện các hoạt động thuộc khu vực phụ trợ, chỉ có 5 doanh nghiệp lắp ráp – sản xuất
sản phẩm cuối cùng (Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, Bộ
Công thương, 2007).
Thứ hai, CNPT không phải là ngành “công nghiệp phụ”. Nói đến CNPT
người ta thường nghĩ đến các ngành sản xuất phụ tùng, nguyên phụ liệu cho các
ngành lắp ráp (những ngành thường được coi là ngành công nghiệp chính). Chính vì
vậy, trên thực tế, CNPT thường bị coi là ngành “công nghiệp phụ”. Tuy nhiên, điều
này hoàn toàn không hợp lý. Về mặt lý luận CNPT có thể được hiểu là ngành đối
xứng với các ngành công nghiệp lắp ráp, có vai trò như các ngành công nghiệp
10

10


khác. Trong đó, ngành CNPT làm nền tảng cơ sở để phát triển các ngành công
nghiệp lắp ráp. Ngược lại, các ngàn công nghiệp phổ biến chỉ có thể phát triển khi
có CNPT, và khi các ngành công nghiệp đó đã phát triển sẽ tạo “động lực” thúc đẩy
phát triển CNPT.
Thứ ba, CNPT góp phần tạo nên “chuỗi giá trị”. Khi một ngành công nghiệp
sản xuất hay lắp ráp một sản phẩm nhất định phát triển, nó cần có một hệ thống các
ngành CNPT để cung cấp các chi tiết sản phẩm đó. Đến lượt nó, các doanh nghiệp
được coi là phụ trợ cho sản phẩm đó lại cần các doanh nghiệp khác “phụ trợ” cho
mình. Cứ như vậy, để có hệ thống các ngành CNPT, ngoài việc phải phát triển các
ngành công nghiệp cơ bản, cần có sự phát triển của các ngành CNPT khác nữa. Như

vậy, chỉ với một sản phẩm, chuỗi giá trị đã kéo dài và mở rộng ra hầu hết các ngành
công nghiệp cơ bản, tạo ra giá trị cho nhiều ngành công nghiệp khác.
1.1.4. Vai trò công nghiệp phụ trợ
Thứ nhất, đảm bảo tính chủ động cho nền kinh tế. Một nền kinh tế có ngành
CNPT phát triển thì việc cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, các bán thành phẩm
được thực hiện ngay trong nội địa (tức nội địa hóa chuỗi giá trị sản phẩm). Nhờ vậy
hình thành một nền công nghiệp chủ động, không bị lệ thuộc vào nước ngoài và các
biến động của nền kinh tế toàn cầu. Trái lại, CNPT không phát triển sẽ làm cho các
công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ
thuộc nhiều vào nhập khẩu các chi tiết. Dù những sản phẩm này có thể được cung
cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo
hiểm sẽ làm tăng chi phí đầu vào.Hệ quả là các ngành công nghiệp chính thiếu sức
cạnh tranh và phạm vi phát triển cũng bị giới hạn trong một số ít các ngành.
Thứ hai, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính. Khi nguồn
cung ứng chủ động, chi phí của sản phẩm công nghiệp cũng giảm đáng kể do cắt
giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, tận dụng nhân công giá rẻ và nguồn nguyên liệu
ngay tại nội địa. Với lợi thế tiết kiệm chi phí sản phẩm, các quốc gia có ngành
CNPT phát triển tiếp tục gia tăng sức cạnh tranh bởi sản phẩm đặc thù hơn hẳn các
sản phẩm chỉ được lắp ráp bởi các linh kiện, phụ kiện từ nguồn cung ứng toàn cầu.
CNPT thuộc khu vực hạ nguồn như thương hiệu, marketing, chuỗi tiêu thụ, bán
hàng,… đặc biệt gia tăng giá trị cho các sản phẩm công nghiệp làm cho hàng hóa
của quốc gia có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
11

11


Thứ ba, tác động cân bằng cán cân thương mại. Đối với các nước đang phát
triển, CNPT chưa được chú trọng, tức khả năng nội địa hóa khép kín chuỗi giá trị sản
phẩm bị giới hạn nên cầu về linh kiện, phụ kiện từ nước ngoài tăng cao. Thực trạng này

kéo theo tình trạng nhập siêu nguyên liệu và các bán thành phẩm cho sản xuất, lắp ráp
trong nước và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế vĩ mô quốc gia. Vì vậy, giải pháp
tất yếu để cân bằng cán cân thương mại của các quốc gia này đó chính là hạn chế nhập
khẩu linh phụ kiện, bán thành phẩm bằng cách thúc đẩy phát triển CNPT.
Thứ tư, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI vào lĩnh vực
công nghiệp. Một môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ thu hút được luồng vốn FDI lớn, và
đó cũng chính là mục tiêu của ngành công nghiệp nói chung và của từng doanh
nghiệp nói riêng. Muốn vậy CNPT phải đi trước một bước, cung cấp sản phẩm đầu
vào cần thiết cho các ngành công nghiệp lắp ráp bởi lẽ bản thân các tập đoàn và các
công ty lớn về lắp ráp hiện nay chỉ giữ lại trong quy trình của mình các khâu nghiên
cứu, phát triển sản phẩm và lắp ráp thay vì tất cả gói gọn trong một công ty hay nhà
máy. Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian trong
những sản phẩm thuộc các ngành sản xuất máy móc chiếm tới hơn 80% giá thành,
lao động chỉ chiếm từ 5-10%, do đó khả năng nội địa hoá có tính chất quyết định
thành quả kinh doanh của DN. Một nước dù có ưu thế về lao động nhưng CNPT
không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Chừng nào các ngành
phụ trợ sẵn có chưa được cải thiện đồng loạt, nhiều DNVVN của nước ngoài chưa
đến đầu tư ồ ạt thì FDI của các công ty lớn không thể tăng hơn. Tuy nhiên, cũng
không phải CNPT phát triển đồng bộ rồi mới có FDI. Có nhiều trường hợp FDI đi
trước và kéo theo các công ty khác (kể cả công ty trong và ngoài nước) đầu tư phát
triển CNPT, do đó có sự quan hệ tương hỗ 2 chiều giữa FDI và CNPT.
1.2. Lý luận chung về công nghiệp phụ trợ ngành dệt may
1.2.1. Khái niệm công nghiệp phụ trợ ngành dệt may
Ngành dệt may là ngành có truyền thống lâu đời, phục vụ nhu cầu thiết yếu
của con người. Nó đáp ứng nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng bao gồm các loại quần
áo, chăn ga, gối đệm, các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như: rèm cửa, vải
bọc đồ dùng, khăn các loại,... Sản phẩm của dệt may còn cần thiết cho hầu hết các
ngành nghề và sinh hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây thừng, dây chão,
các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè, vòng đai cua-roa, vỏ săm lốp,
12


12


ống dẫn, và nói chung mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để cách nhiệt,
cách âm, cách điện, cách thủy, và cả những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông
băng.
Bất cứ một ngành công nghiệp nào muốn phát triển mạnh mẽ đều phải dựa trên
một nền tảng vững chắc, cũng như có một mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa
các ngành công nghiệp cả về chiều dọc và chiều ngang. Đối với ngành dệt may, quan
hệ theo chiều dọc của ngành này được biểu hiện dưới dạng chuỗi như sau:
Sản xuất nguyên liệu – Kéo sợi – Dệt vải – nhuộm, in – cắt may – phân phối
Trong chuỗi giá trị này, khu vực thượng nguồn là các giai đoạn sản xuất
nguyên liệu; kéo sợi; dệt vải; nhuộm, in vải; hay đây cũng chính là các ngành CNPT
dệt may. Còn khu vực hạ nguồn là hai giai đoạn cắt may và phân phối hàng may –
động lực thúc đẩy khu vực hạ nguồn phát triển. Xong để sản xuất được một sản
phẩm dệt may hoàn chỉnh, khép kín hoàn toàn chuỗi giá trị, ngành CNPT không chỉ
dừng lại ở bốn giai đoạn đã nêu trên mà còn phải kết hợp với ngành cơ khí và ngành
sản xuất phụ kiện may.
Như vậy, kết hợp giữa khái niệm CNPT và sơ đồ liên kết theo chiều dọc
ngành dệt may được nêu ở phần trên có thể rút ra khái niệm CNPT ngành dệt may
như sau: CNPT ngành dệt may là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ kiện,
bán thành phẩm dệt may để cung cấp cho ngành công nghiệp cắt may, phân phối
các sản phẩm dệt may hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng bao
gồm các ngành sản xuất nguyên liệu, ngành kéo sợi, ngành dệt vải, ngành nhuộm, in
vải, ngành cơ khí và ngành sản xuất phụ kiện may.
1.2.2. Phân loại công nghiệp phụ trợ ngành dệt may
Dựa vào khái niệm CNPT ngành dệt may và dựa theo chức năng hỗ trợ
chuyên biệt, rõ ràng có thể phân loại CNPT ngành dệt may thành 6 ngành chủ đạo
như sau:

1.Ngành sản xuất nguyên liệu
Ngành sản xuất nguyên liệu là ngành CNPT dệt may chủ chốt, cung cấp đầu
vào cho cả chuỗi giá trị dệt may bao gồm các nguyên liệu tự nhiên như bông len, tơ
sợi, chỉ. Vì vậy, những nước có điều kiện khí hậu thích hợp với sự phát triển của
cây bông, đay và những ngành trồng dâu nuôi tằm sẽ có lợi thế so sánh không chỉ
13

13


trong ngành sản xuất nguyên liệu dệt may mà trong toàn ngành dệt may nói chung,
tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Mỹ Latinh.
2. Ngành kéo sợi
Là giai đoạn kế tiếp của sản xuất nguyên liệu, ngành kéo sợi (do các công ty
may đảm nhiệm) từ các nguyên liệu thô ban đầu bằng các phương pháp hóa dầu để
tạo thành các sản phẩm nguyên vật liệu phục vụ cho dệt may như chỉ, sợi và vải mà
nhiều nhất là tơ sợi tổng hợp. Tơ sợi có hai loại là tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
Tơ sợi tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật (sợi bông, sợi đay, sợi lanh,…) và động
vật (tơ tằm). Tơ sợi nhân tạo được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông.
3. Ngành dệt vải
Sau khi hoàn tất khâu kéo sợi, sợi sẽ được dệt thành tấm vải – đầu vào cho
ngành may. Đặc thù của ngành CNPT này là không đòi hỏi kĩ thuật quá cao (thuộc
nhóm hỗ trợ “thị trường”) nhưng thu hút lượng nhân lực lớn, tỉ trọng lợi nhuận rất
cao nên tương đối phù hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam.
4. Ngành nhuộm, in vải
Ngành nhuộn, in gồm một chuỗi công đoạn sản xuất ướt tức phụ thuộc môi
trường nước, hóa chất và các năng lượng đầu vào. Ngành CNPT này ngày càng
phong phú, đa dạng về chất liệu, màu sắc của vải do nhu cầu ngày càng cao về lĩnh
vực may thời trang trên thế giới.
5. Ngành sản xuất phụ kiện may

Phụ kiện may mặc không thuộc khu vực thượng nguồn của chuỗi giá trị sản
phẩm dệt may mà phát triển song song, phụ trợ cho giai đoạn cắt may vải như: máy
cắt vải, máy trải vải,bàn trải vải, phần mềm thiết kế vải, bảng nhập mẫu rập, chỉ,
khóa kéo, cúc,… Như vậy ngành sản xuất phụ kiện may cũng thể hiện năng lực về
khoa học công nghệ của quốc gia và doanh nghiệp dệt may, phục vụ chủ yếu cho
ngành may và quyết định đến chất lượng và hình thức của sản phẩm dệt may.
6. Ngành cơ khí
Không thuộc trọng chuỗi liên kết dọc của dệt may nhưng ngành cơ khí có vai
trò quan trọng, là phương tiện để các ngành CNPT dệt may khác được thực hiện. Cơ
khí là ngành thể hiện lợi thế so sánh về khoa học công nghệ, cung cấp các trang
thiết bị máy móc cho ngành dệt may và các sản phẩm dầu khí đốt tự nhiên để vận
hành máy móc, hóa dầu tạo thành sợi tổng hợp. Vậy nên, phát triển ngành cơ khí
14

14


làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động và
chuyên môn hóa quá trình sản xuất sản phẩm dệt may.
1.2.3. Đặc điểm công nghiệp phụ trợ ngành dệt may
Thứ nhất, CNPT ngành dệt may là hệ thống các ngành tạo nên chuỗi giá trị cho
sản phẩm dệt may. Hoàn thiện được chuỗi giá trị dệt may không thể thiếu ngành CNPT
nhưng không phải chỉ cần sự phụ trợ của một ngành duy nhất mà là sự kết hợp của cả
một hệ thống ngành CNPT. Mỗi một ngành trong hệ thống này phụ trách một chi tiết
cụ thể trong khâu sản phẩm, kết hợp với nhau tuần tự: nguyên liệu thô sau khi kéo sợi
sẽ được chuyển đến ngành dệt vải và nhuộm, in; ngành cơ khí và sản xuất phụ kiện
may cung cấp máy móc, thiết bị phục vụ cho cả quy trình dệt và may của các ngành
CNPT cơ bản đã nêu trước. Với một sản phẩm dệt may hoàn chỉnh, chuỗi giá trị đã kéo
dài và mở rộng ra nhiều ngành, tạo giá trị cho các ngành công nghiệp khác.
Thứ hai, CNPT ngành dệt may chiếm tỉ trọng lớn trong chuỗi giá trị dệt may.

Có thể thấy trong mô hình liên kết dọc của dệt may khu vực thượng nguồn chiếm đa
số còn khu vưc hạ nguồn chỉ gồm hai giai đoạn cuối là cắt may vải và phân phối –
hai giai đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất. Các ngành CNPT dệt may là nền tảng
phát triển cắt may và phân phối hàng dệt, cắt may và phân phối sản phẩm phát triển
mới tạo động lực để các ngành CNPT dệt may đi lên.
1.2.4. Vai trò công nghiệp phụ trợ ngành dệt may
Bám sát với vai trò của CNPT trong phát triển kinh tế - xã hội đã nêu ở phần 1.1.4,
CNPT ngành dệt may cũng có 4 vai trò cơ bản.
Thứ nhất, đảm bảo tính chủ động cho ngành dệt may. Một quốc gia có CNPT
ngành dệt may phát triển sẽ có khả năng nội địa hóa sản phẩm dệt may, tức có thể
tự cung cấp nguyên liệu, các bán thành phẩm dệt may như tơ sợi, vải dệt, vải nhuộm
in cho quá trình cắt may mà không cần nhập khẩu từ nước ngoài. Nhờ vậy quốc gia
chủ động phát triển cả chiều rộng và chiều sâu ngành dệt may, đem lại chuỗi giá trị
gia tăng toàn diện cho dệt may.
Thứ hai, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường quốc tế. Do
không phải phụ thuộc đầu vào dệt may trong hoạt động nhập khẩu các nguyên liệu và
bán thành phẩm, các quốc gia có CNPT ngành dệt may phát triển sẽ tiết kiệm được các
khoản chi phí như: thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, kho bãi,…Hơn nữa, việc chú
trọng phát triển CNPT ngành dệt may sẽ giúp hình thành đặc thù cho sản phẩm dệt
15

15


may của quốc gia đó. Thực tế khi nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may từ nước ngoài thì
đa phần là sản phẩm hỗ trợ “thị trường”, bất cứ nước nào có nhu cầu đều có thể nhập
khẩu. Đó là những sản phẩm đại trà, không có đặc thù hay ẩn chứa bí quyết riêng nên
sẽ không tạo được lợi thế cạnh tranh cho quốc gia.
Thứ ba, cân bằng cán cân xuất nhập khẩu cho ngành dệt may và nền kinh tế
quốc dân. Tình trạng nhập siêu sẽ chi phối nền kinh tế nói chung và ngành dệt may

nói riêng. Nhu cầu về các nguyên liệu và bán thành phẩm dệt may của các quốc gia
chưa phát triển CNPT ngành dệt may ngày càng tăng cao do nhu cầu về mặt hàng
dệt may của thị trường tăng, kéo theo hệ quả nhập siêu nguyên liệu đầu vào cho quy
trình dệt may. Hệ lụy của tình trạng nhập siêu này không chỉ đối với riêng ngành
dệt may mà còn dẫn đến nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô như gia tăng nợ công, thâm hụt
cán cân thanh toán,…Như vậy, khi CNPT ngành dệt may phát triển sẽ tác động
mạnh đến cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của dệt may và nền kinh tế.
Thứ tư, tạo môi trường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
FDI vào ngành dệt may. Ngày càng nhiều doanh nghiệp hỗ trợ cho dệt may ra đời
và phát triển chủ yếu phục vụ cho hoạt động chính của ngành dệt may, cung cấp
nguyên liệu cho ngành dệt may phát triển. Các doanh nghiệp hỗ trợ sẽ hình thành
mối liên kết với các doanh nghiệp FDI để chuyển giao công nghệ và phát triển một
cách nhanh chóng. Vì vậy, khi các doanh nghiệp hỗ trợ dệt may phát triển thì sẽ thu
hút được nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư cho dệt may, thúc
đẩy toàn ngành phát triển.
1.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may trên thế giới
và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may trên thế giới
Theo nguồn:” Global Competitiveness, Wazir Advisors” quy mô thị trường
dệt may thế giới năm 2012 đạt 1.105 tỷ USD; chiếm khoảng 1,8% GDP toàn cầu.
Dự báo đến năm 2025, quy mô ngành dệt may toàn cầu đạt 2.110 tỷ USD, tương
ứng CAGR 6.5%/năm. Dự báo đến năm 2025 Trung Quốc sẽ trở thành thị trường
lớn nhất với giá trị 540 tỷ USD, tương ứng CAGR giai đoạn 2012-2025 đạt
10%/năm. Ấn Độ sẽ là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất với CAGR đạt
12%/năm và giá trị năm 2025 đạt 200 tỷ USD.
16

16



Nhìn chung để đạt được vị trí cao như vậy, ngành công nghiệp dệt may của Ấn
Độ và Trung Quốc đã “bám sát” theo 7 nguyên tắc sau:
1. Coi dệt may là một ngành công nghiệp nền tảng trong giai đoạn đầu quá trình
công nghiệp hóa, từ đó tạo thị trường để phát triển CNPT
Ngành dệt may – ngành công nghiệp khởi đầu cho quá trình công nghiệp hóa
vì vậy được coi trọng và có nhiều điều kiện phát triển mạnh. Công nghiệp dệt may
phát triển tạo ra thị trường để phát triển CNPT ngành dệt may.
Ngành dệt may ở Ấn Độ là một trong những ngành chính và quan trọng nhất
trong nền kinh tế, đặc biệt về thu nhập ngoại hối, việc làm và sản xuất trong nước.
Ngành này hiện đang tăng trưởng 20% và chiếm 4% GDP của Ấn Độ. Nó cũng góp
14% vào sản xuất công nghiệp và khoảng 35 triệu việc làm. Qui mô của ngành dệt
may trị giá 47 tỷ USD, trong đó thị trường trong nước là ở mức 30 tỷ USD và thị
trường nước ngoài ở mức 17 tỷ USD. Sự đóng góp tỷ lệ phần trăm của hàng dệt
may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ là 15,56% với
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm 7,41% và 8,15% hàng may sẵn.
Cũng có truyền thống lâu đời về dệt may, trong công cuộc công nghiệp hóa,
Chính phủ Trung Quốc đã coi dệt may là ngành mũi nhọn để tập trung hỗ trợ phát
triển. Trong suốt những năm từ 2010-2012, Trung Quốc là nước xuất khẩu nhiều
nhất thế giới chiếm khoảng 40% tổng mậu dịch toàn cầu về dệt may. CNPT dệt may
Trung Quốc cũng vô cùng phát triển. Tuy tới năm 2014 trở đi có sự sụt giảm còn
6.4 tấn nhưng cũng vẫn là một trong số những nước sản xuất bông hàng đầu, chiếm
khoảng 1/3 sản lượng bông trên thế giới.
2. Có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Nhà nước
Như trên đã trình bày, ngành dệt may có vị trí rất quan trọng việc tạo công ăn
việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ cho đất nước nên Chính phủ các nước đã
có những chủ trương, chính sách thuận lợi để ngành công nghiệp dệt may cũng như
ngành CNPT dệt may phát triển.
“Chương trình cho các khu liên hợp dệt” đã được Chính phủ Ấn Độ thực hiện
với tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là 920 triệu USD, trong đó đã quyết định
giảm 4% thuế VAT cho toàn bộ ngành dệt. Như vậy, thuế của máy dệt là 10% so

với trước đây là 14%, sản phẩm dệt không phải sản phẩm bông là 4% so với trước
đây là 8%, thuế VAT 4% với sản phẩm bông và thuế nhập khẩu 5% cũng được bãi
17

17


bỏ. Cuối năm nay, Ấn Độ dự kiến sẽ ký kết một loạt các Hiệp định thương mại tự
do (FTA) với châu Âu, Canada và Australia. Cùng với chiến lược "Make in India"
do Thủ tướng Ấn Độ Modi phát động, việc các Hiệp định thương mại tự do chính
thức có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp Ấn Độ thâm nhập thị
trường nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may.
Chính phủ Trung Quốc luôn có những sự hỗ trợ cần thiết tới nền CNPT của
ngành dệt may. Đối với sự sụt giảm sản lượng bông năm 2014, Chính phủ nước này
đã thực hiện chính sách bông mới nhằm giảm sự biến động của giá bông tạo thuận
lợi để ổn định diện tích trồng và nguồn cung. Trung Quốc đặt mục tiêu giá bông
năm 2014 ở mức 19.800 NDT/tấn. Theo cơ chế giá mục tiêu, chính phủ sẽ hỗ trợ
những người nông dân, nếu giá thị trường không đạt mức giá mục tiêu, dựa vào
diện tích trồng và năng suất.
3. Đầu tư có trọng điểm và đầu tư theo hướng hiện đại
Trồng bông nguyên liệu là một thế mạnh của Ấn Độ giúp tạo điều kiện cho dệt
sợi bông phát triển mạnh trong nhiều năm qua (các bang trồng bông chính là
Andhra Pradesh, Gujarat, Haryana, Karnataka, ...).Tổ chức FAS Mumbai dự báo
xuất khẩu bông mùa vụ 2014/15 của Ấn Độ đạt 6 triệu kiện loại 480 pound/kiện.
Với con số ấn tượng này, Ấn độ vẫn sẽ là nhà cung cấp lớn cho Pakistan và
Bangladesh cũng như cung cấp cho khu vực Đông Nam Á. Không chỉ đầu tư có
trọng điểm vào khâu nguyên liệu sản xuất, Ấn Độ còn chú trọng đầu tư phát triển
theo hướng hiện đại với việc giới thiệu các bộ sưu tập bằng cách sử dụng các vật
liệu hữu cơ (Cotton hữu cơ) và sản phẩm quần áo kháng khuẩn và thấm mồ hôi
chinh phục thị trường thế giới.

Sở dĩ Trung Quốc có thể phát triển các ngành CNPT dệt may từ khâu nguyên
liệu đầu vào, tới vải, sợi, phụ kiện... là do đầu tư chú trọng vào các công nghệ hiện
đại tiên tiến trên thế giới vì có lợi thế lớn hơn so với các cường quốc khác về dệt
may như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan...Quốc gia này có lợi thế đặc biệt là các thiết
bị kéo sợi bông, thiết bị polyester, và các thiết bị nhuộm, in. Trung Quốc cung cấp
khoảng 80% máy móc dệt may trong nước. Không chỉ là nơi xuất khẩu máy móc
lớn nhất trên thế giới mà còn là thị trường nhập khẩu máy móc tiềm năng do Trung
Quốc đang tập trung vào kĩ thuật dệt may và sử dụng công nghệ tự động hóa cao
18

18


trong sản xuất. Đặc biệt các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông chiếm
khoảng 71% tổng máy móc dệt may nhập khẩu của cả nước.
4. Xây dựng các quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ
Đối với ngành dệt may, quan hệ theo chiều dọc của ngành này được biểu hiện
dưới dạng chuỗi giá trị như sau: Sản xuất nguyên liệu - Kéo sợi - Dệt vải - Nhuộm,
in vải - Cắt may - Phân phối hàng may.
Do là một trong những nhà sản xuất hàng đầu về bông vậy nên có thể nói khâu
sản xuất nguyên liệu của Ấn Độ được đảm bảo vững chắc. Song để phát triển chủ
động, toàn diện và bền vững (tức phát triển theo liên kết dọc của chuỗi giá trị), Ấn
Độ cũng đã nỗ lực phát triển CNPT ngành dệt may. Ấn Độ có khoảng 750 đơn vị
sản xuất máy móc và thiết bị, trong đó có hơn 250 đơn vị sản xuất máy móc hoàn
chỉnh và phần còn lại sản xuất phu tùng và phụ kiện. Lĩnh vực sản xuất máy móc
dệt may hiện nay đáp ứng 45-50% nhu cầu tổng thể của ngành công nghiệp dệt may
trong nước, thành phần chủ yếu là cán bông, kéo sợi, dệt, chế biến.
Trung Quốc đã thiết lập mối liên hệ giữa ngành công nghiệp thượng nguồn và
hạ nguồn nên họ chủ động về nguyên liệu trong toàn ngành dệt may. Các nhà sản
xuất thuộc lĩnh vực dệt may hoàn toàn có thể tìm nguồn nguyên liệu trong nước để

phục vụ sản xuất do đó hạn chế đi nguồn vốn thất thoát do phải nhập khẩu nguyên
liệu từ nước ngoài. Ngoài ra Trung Quốc cũng lập các công ti xúc tiến thương mại
cùng các chi nhánh của các công ty dệt may ở nước ngoài, hợp tác với các công ti
danh tiếng để hình thành lên hệ thống kênh tiêu thụ phạm vi toàn thế giới và mạng
lưới maketing xuyên lục địa. Do đó đảm bảo được đầu ra cho công nghiệp dệt may.
5. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu
Khi tự do hóa nền kinh tế đã nổi lên, chính sách FDI trong ngành công nghiệp
dệt may đã được cải cách với một mức độ lớn. Động lực lớn nhất đối với các chính
phủ là các khu vực sản xuất khi hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài an toàn hơn
nhiều khi đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất tiềm năng.
Theo đó, Chính phủ Ấn Độ đang điều hành nhiều chiến dịch khác nhau như
tích hợp lĩnh vực may mặc và dệt - cho phép 100% FDI. Ngoài ra, Chính phủ cũng
đang cố gắng để xây dựng một môi trường để thu hút đầu tư của 1400,000 triệu Rs
trong giai đoạn Kế hoạch thứ mười một khi xuất khẩu dệt may có thể tăng từ $14 tỷ
lên $40 tỷ USD. Bên cạch đó, việc thực hiện Chính sách Ngoại thương 2009-2014,
19

19


Chính phủ Ấn Độ tiếp tục thực hiện miễn thuế cho việc xuất khẩu các sản phẩm
mới và xuất khẩu sang các thị trường mới. 26 nước được xác định là thị trường mới
gồm 16 nước Mỹ Latinh và 10 nước Châu Á-Châu Đại Dương.
Trung Quốc cũng có chính sách để thu hút vốn đầu tư FDI để phát triển kinh
tế trong đó có ngành dệt may. Từ năm 2010-2020, Trung Quốc nêu rõ quan điểm
thu hút FDI vào các ngành kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, nhân lực chất lượng
cao. Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung "Danh mục hướng dẫn ngành nghề
đầu tư nước ngoài", đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn dự
án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.
6. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)

DNVVN chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế hiện đại toàn cầu, đặc
biệt khá thích ứng với CNPT nói chung và CNPT dệt may nói riêng. Tuy nhiên,
DNVVN thường gặp những hạn chế nhất định về vốn, công nghệ sản xuất, nguồn
nhân lực; đòi hỏi Chính phủ các nước cần có những cơ chế, chính sách phát triển
khu vực này theo đúng hướng. Vì vậy, phát triển DNVVN trở thành một mục tiêu
không thể thiếu trong phát triển toàn diện ngành CNPT dệt may.
Trước tình trạng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh quyết liệt như
hiện nay Ấn Độ đã thực hiện chương trình tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ được ưu đãi vay vốn 50% cho các hợp đồng xuất khẩu từ 111.000 USD đến
222.000 USD. Đồng thời, thực hiện dành quỹ bảo hiểm xuất khẩu lên tới 78 triệu
USD cho các doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu vào các thị trường mới khó khăn
như thị trường Châu Phi, Mỹ Latinh...
Theo dự báo tới năm 2027, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế đứng
đầu thế giới, trong đóDNVVN đóng góp khoảng 60% GDP của đất nước và cung cấp
khoảng 75% việc làm ở đô thị. Nhận thấy tầm quan trọng của DNVVN, Chính phủ
Trung Quốc đã có nhiều chính sách đảm bảo sự phát triển ổn định và công bằng của
các doanh nghiệp này, đặc biệt trong ngành dệt may. Bên cạnh đó, tiếp tục thành lập và
không ngừng mở rộng các quỹ đầu tư phát triển DNVVN tạo thành một mạng lưới
liên kết các khâu nhỏ trong một ngành công nghiệp lớn như dệt may.
7. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNPT dệt may
Nhân tố được coi là quan trọng nhất cho sự phát triển lâu dài của các ngành
CNPT nói chung và CNPT dệt may nói riêng là nguồn lao động có kĩ năng cao –
20

20


yếu tố cơ bản tạo sức hút cho các tập đoàn đa quốc gia mở rộng thị trường xuất
khẩu. Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới do vậy có nguồn lao
động tương đối dồi dào. Song hành với việc đầu tư về công nghệ cao, Trung Quốc

còn chú ý đến chất lượng của nguồn nhân lực. Bằng chứng là lao động nghành dệt
may Việt Nam có năng suất lao động đạt mức 1.3-1.9 USD/H chỉ bằng 40-50%
năng suất của lao động Trung Quốc. Nhờ có chiến lược đầu tư hợp lí cùng với phát
triển khoa học công nghệ giúp Trung Quốc có năng suất lao động cao thuộc hàng
đầu thế giới trong lĩnh vực dệt may.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển công nghiệp phụ trợ
ngành dệt may
Việt Nam với lợi thế của một nước đi sau sẽ có cơ hội học hỏi và kế thừa
những kinh nghiệm phát triển CNPT ngành dệt may của các nước đi trước như Ấn
Độ và Trung Quốc. Song có thể thấy, tuy cùng đề ra “7 nguyên tắc vàng” nhưng
mỗi nước đều có phương thức thực hiện từng nguyên tắc khác nhau tùy vào đặc
điểm và lợi thế so sách của quốc gia. Vậy nên việc học hỏi kinh nghiệm của các
nước đi trước không phải cứng nhắc, dập khuôn mà cần có sự so sánh vị trí, đặc
điểm của Việt Nam với các nước đi trước để rút ra được những bài học phù hợp
nhất cho Việt Nam.
Vị trí CNPT ngành dệt may Việt Nam: Trong những năm qua, dệt may là ngành
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn
2,5 triệu lao động. Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180
quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6%
tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng dệt
may trong giai đoạn 2008-2013 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong
những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế
giới. Tuy nhiên, do công nghiệp phụ trợ dệt may còn yếu, phát triển chưa tương xứng
với nhu cầu của ngành may nên nguồn nguyên liệu phục cụ cho sản xuất gia công của
ngành dệt may Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hầu hết các doanh
nghiệp dệt may có quy mô vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế
khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị.

21


21


Dựa vào hoàn cảnh thực tiễn được xác định như trên, Việt Nam có thể học hỏi
được một số bài học kinh nghiệm phát triển CNPT ngành dệt may của Ấn Độ và Trung
Quốc như sau:
Thứ nhất, xác định dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn
của đất nước, trong đó chú trọng phát triển CNPT. Để công nghiệp hóa thành công,
các nước đi sau như Việt Nam phải thâm nhập sâu hơn vào mạng sản xuất dệt may
toàn cầu cũng như tạo dựng các mạng sản xuất của riêng mình. Muốn vậy, không
chỉ tận dụng và phát huy những lợi thế so sánh tĩnh (giá nhân công rẻ, tài nguyên
thiên nhiên sẵn có, vị trí địa lí thuận lợi,…) mà cần phải trang bị cả lợi thế động (kỹ
thuật công nghệ, năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác
thị trường, sáng tạo và phát triển sản phẩm,…).
Thứ hai, khẳng định vai trò to lớn của Chính phủ trong việc đưa ra những chủ
trương, chính sách phát triển công nghiệp dệt may và CNPT dệt may. Có thể nhận thấy
trong “7 nguyên tắc vàng” phát triển CNPT dệt may của hai nước trên đều có sự hỗ trợ
đắc lực của những chính sách của Chính phủ, có thể kể đến chính sách hạn ngạch, miễn
giảm thuế, những chính sách thu hút vốn đầu tư FDI, khuyến khích phát triển
DNVVN,… Nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ đã thúc đẩy CNPT dệt may phát
triển, khuyến khích các doanh nghiệp dệt may đổi mới năng lực và hiện đại hóa công
nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ ba, khuyến khích đầu tư gồm hai phương diện đầu tư trong nước và đầu
tư FDI
Về đầu tư trong nước, việc Chính phủ đề cao phát triển công nghiệp dệt may
kéo theo hoạt động đầu tư được đẩy mạnh. Song không có nghĩa là đầu tư “cào
bằng” mà từ những kinh nghiệm của các nước đi trước có thể rút ra được bài học
đầu tư có trọng điểm đặc biệt là đầu tư khâu sản xuất nguyên liệu như Ấn Độ và
Trung Quốc. Phát huy lợi thế so sánh tĩnh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao
động dồi dào thì việc Việt Nam chú trọng phát triển giai đoạn đầu của chuỗi giá trị

sản phẩm không phải là điều không thể. Tuy nhiên nhìn nhận lại vị trí của Việt Nam
trên trường quốc tế thì Việt Nam vẫn có thể đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực gia công
dệt may tuy rằng giá trị gia tăng của khâu này thấp.
Về vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI – một trong những yếu tố có đóng
góp và thúc đẩy to lớn cho sự phát triển của CNPT dệt may ở nhiều nước đang phát
22

22


triển trên thế giới. Nếu chỉ dừng lại ở việc tận dụng những lợi thế so sánh sẵn có thì
không đủ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Để chủ
động trong việc thu hút FDI cũng như tạo mooi trường đầu tư tốt nhất đòi hỏi công
nghiệp dệt may và CNPT dệt may Việt Nam chú trọng trong việc xây dựng các khu
công nghệ dệt vải với các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng đường xá, thoát nước
sạch và xử lí nước đúng tiêu chuẩn, các chế độ quy định về lao động, đảm bảo nâng
cao chất lượng sản phẩm,…
Thứ tư, phát triển đồng bộ cả về khoa học công nghệ và nhân lực. Học hỏi
kinh nghiệm các nước, với lợi thế của nước đi sau, Việt Nam hoàn toàn có thể đầu
tư theo hướng đón đầu các công nghệ tiên tiến, hiện đại và áp dụng các khoa học kĩ
thuận tiên tiến vào sản xuất vải và nguyên phụ liệu may mặc. Đầu tư cho công nghệ
sẽ góp phần tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới,
không những trong ngành sản xuất vải mà còn quyết định sự phát triển bền vững
của sản phẩm dệt may. Một nhân tố quan trọng nữa góp phần vào sự phát triển bền
vững của công nghiệp dệt may đó chính là nguồn nhân lực chất lượng cao.Như đã
biết nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, chăm chỉ là lợi thế so sánh tĩnh của Việt Nam
nhưng như vậy chưa đủ, để phát triển lâu dài CNPT dệt may thì nguồn nhân lực
chất lượng cao còn quan trong hơn nhiều so với máy móc hiện đại. Từ kinh nghiệm
của Trung Quốc có thể thâý được tầm quan trọng của đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ
thuật giỏi, lực lượng lao động chính quy thì mới có khả năng tận dụng trang thiết bị,

máy móc tạo ra những sản phẩm mới, chất lượng cao.
Thứ năm, phát triển DNVVN và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp.
Như kinh nghiệm của các nước công nghiệp dệt may phát triển đặc biệt là
Trung Quốc thì những sản phẩm phụ trợ dệt may thường được sản xuất và cung
cấp chủ yếu từ những DNVVN. Nhìn nhận lại Việt Nam, khu vực tư nhân chủ yếu
là các DNVVN, thu hút phần lớn lao động làm việc trong công nghiệp dệt may nên
cần thiết phải có những chính sách tích cực nhằm hỗ trợ cho DNVVN lĩnh vực
CNPT dệt may. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ đầu vào như hỗ trợ về tài chính,
công nghệ,..Chính phủ cần coi trọng việc tạo dựng và phát triển thị trường đầu ra
cho các doanh nghiệp trong lĩnh CNPT dệt may; có như vậy mới tạo hiệu quả đáng
kể trong hoạt động của các DNVVN, giúp nâng cao năng suất và giá trị gia tăng
toàn ngành dệt may.
23

23


Cũng một bài học kinh nghiệm học được từ các nước trên thế giới đó là chỉ
khi xây dựng các quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ và thông suốt thì CNPT dệt may
mới có thể phát triển được. Hình thành chuỗi giá trị thông qua hoạt động liên kết
kinh tế không chỉ đơn thuần là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp cùng
ngành, cũng quy mô và trong cùng một khu vực mà chuỗi liên kết này được mở
rộng, tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ
trợ dệt may nội địa với các doanh nghiệp có vốn FDI nhằm khai thác công nghệ,
kinh nghiệm quản lí của các doanh nghiệp FDI. Liên kết giữa các nhà cung cấp nội
địa với doanh nghiệp dệt may nước ngoài, đặc biệt các tập đoàn đa quốc gia và
xuyên quốc gia tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hệ
thống của các tập đoàn này.

24


24


25

25


×