Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu, đánh giá khả năng phát triển công nghiệp xanh trong xử lý ướt ngành dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 125 trang )



BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN DỆT MAY






BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG





NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP XANH TRONG XỬ LÝ ƯỚT NGÀNH
DỆT MAY VIỆT NAM

Mã số đề tài: 105.10RD/HĐ-KHCN







Chủ nhiệm đề tài : TS. NGUYỄN VĂN THÔNG


Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN DỆT MAY









8311


Hà Nội, tháng 12 - 2010


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN DỆT MAY






BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG







NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP XANH TRONG XỬ LÝ ƯỚT NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM

Thực hiện theo Hợp đồng số 105.10 RD/HĐ-KHCN ký ngày 25 tháng
02 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt may





Cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài














Hà Nội, tháng 12 - 2010



DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH

TT Họ và tên Chức vụ - Cơ quan công tác
1 TS. Nguyễn Văn Thông Viện trưởng Viện Dệt may, CN đề tài.
2 Ths. Nguyễn Diệp Linh Viện Dệt may
3 ThS. Phạm Khánh Toàn Viện Dệt May
4 KS. Nguyễn Văn Chinh Viện Dệt May
5 KS. Trần Duy Lạc Viện Dệt May



MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu 1
I Chương 1: Các chính sách phát triển công nghiệp xanh của các
nước trên thế giới và khu vực.
3
1.1. Chuỗi cung ứng dệt may bền vững – những thông tin cơ sở 3
1.2 Các chính sách của EU liên quan tới sản xuất dệt may xanh. 6
1.3 Các chính sách của Mỹ liên quan tới sản xuất dệt may xanh. 10
1.4 Các chính sách của Trung Quốc liên quan tới sản xuất dệt may xanh. 13
1.5 Các chính sách của Ấn Độ với sản xuất dệ
t may bền vững 15
1.6 Các chính sách của Ai Cập với sản xuất dệt may bền vững 17
1.7 Các chính sách của Thái Lan 19
II Chương 2: Đánh giá các yếu tố gây ô nhiễm, độc hại trong các
công đoạn dệt nhuộm và các công nghệ trong ngành dệt nhuộm
Việt Nam

26
2.1 Đánh giá các yếu tố gây độc hại và ô nhiễm trong trong công đoạn dệt
nhuộm.
26
2.2 Đánh giá các công nghệ dệt nhuộm đang được áp dụng tại Việt Nam 36
III Chương 3: Định hướng các công nghệ xanh trong xử lý hoàn tất
ngành dệt may.
44
3.1 Các thành phần chủ đạo trong phát triển chuỗi cung ứng dệt may bền
vững.
44
3.2 Các giải pháp chung giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất dệt may 51
3.3 Các công nghệ xử lý hoàn tất bền vững cho vải bông 58
3.4 Các nguyên liệu dệt thân thiện với môi trường 68
3.5 Các thuốc nhuộm và chất trợ dệt thân thiện với môi trường. 74
3.6 Kỹ thuật nhuộm
đúng màu ngay lần nhuộm đầu tiên. 79
3.7 Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất dệt may bền vững 81
3.8 Các tiến bộ trong cải tiến thiết bị xử lý dệt thân thiện với môi
trường.
86
IV Chương 4: Các chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển
công nghệ xanh trong ngành dệt nhuộm Việt Nam
93
Kết luận và kiến nghị 103
Tài liệu tham khảo 104

1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những thập kỷ qua, thách thức về sự phát triển bền vững đã đi vào tầm nhìn
doanh nghiệp. Sự quan tâm rộng rãi về phát triển bền vững hướng tới kết hợp ba
mục đích: kinh tế, công bằng xã hội và các vấn đề môi trường, để kiến tạo một xã
hội có chất lượng sống cao cho tất cả mọi người trên thế giới, cho hiện t
ại và cho
tương lai.
Thế giới kinh doanh đã gặp khó khăn do tài nguyên và các ngành công
nghiệp sản xuất như khai khoáng, khai thác rừng, dầu mỏ và hóa chất, thường phát
sinh những chất hóa học độc hại, phá hoại môi trường và làm bất ổn xã hội. Các áp
lực khiến một số các công ty hàng đầu đi trước một bước trong tuân thủ luật pháp
và tìm các phương pháp mới để gắn tính phát triển bền vững với giá trị của doanh
nghi
ệp.
Kinh doanh hàng dệt may bền vững ngày càng được quan tâm. Các nhà bán
lẻ quần áo đã gặp nhiều áp lực từ các nhà hành pháp, thị truờng và dư luận đòi hỏi
nâng cao ảnh hưởng xã hội và môi truờng: giảm ô nhiễm nguồn nước từ hoạt động
dệt may; loại bỏ các chất độc hại trong sản phẩm; cải thiện điều kiện lao động và
giảm chất thải bao gói. Những áp lực này
đã đến vào thời điểm toàn cầu hóa mạnh
mẽ trong các hoạt động gia công hàng dệt may. Như một hệ quả, các cố gắng để
đảm bảo phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng cần bao gồm những trọng tâm
rõ ràng trong thương mại quốc tế, đặc biệt là chất lượng hàng hóa cung cấp bởi các
quốc gia đang phát triển đến những thị trường phát triển.
Dệt may là mộ
t trong số ngành trong các công đoạn sản xuất của nó có sử
dụng nhiều các loại hóa chất, thuốc nhuộm, chất trợ dệt. Ngoài chức năng chính là
tham gia vào quá trình gia công vật liệu, tạo cho sản phẩm dệt may có những đặc
tính mong muốn, các chất này còn lưu lại trên sản phẩm hoặc bị thải bỏ gây ô
nhiễm môi trường.
Trong xu hướng kinh doanh của chuỗi cung cấp hàng hóa dệt may bền vững,

một công ty trong chuỗi s
ản xuất không chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà còn đạt các
hiệu quả bền vững về mặt môi trường và trách nhiệm xã hội. Theo hướng đó, các
nhà sản xuất thuốc nhuộm, chất trợ; các nhà sản xuất thiết bị dệt nhuộm và các nhà
sản xuất dệt nhuộm luôn nghiên cứu tìm ra các giải pháp thân thiện với con người
và môi trường.
Vấn đề bền vững đã trở nên quan trọng. Nh
ưng câu hỏi đang đặt ra với
ngành dệt may là, làm thế nào những quan tâm này có thể được biến thành một
2

phần của hoạt động kinh doanh dệt may, hay liệu các giá trị xã hội và môi trường
chỉ trong suy nghĩ trong kinh doanh?
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, vấn đề môi trường trong sản xuất
dệt may đã được quan tâm từ nhiều phía: các cơ quan chức năng, các tổ chức
nghiên cứu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các chương trình về môi trường
và sản xuất sạch hơn đã được các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp tri
ển
khai. Trong ngành dệt may, một số doanh nghiệp đã triển khai bước đầu chương
trình sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ nước và giảm thiểu tải
lượng và sự độc hại của nước thải dệt nhuộm. Việc nghiên cứu, phân tích chính
sách phát triển công nghiệp xanh của các nước trong khu vực và thế giới, đánh giá
khả năng phát triển công nghệ xanh trong ngành dệt may Vi
ệt nam để từ đó đề xuất
cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ xanh trong xử lý hoàn tất ngành
dệt may là rất cần thiết.
Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá năng lực; định hướng và đề xuất cơ chế chính sách phát triển công nghệ
xanh trong xử lý hoàn tất ngành dệt may
- Góp phần giảm thiểu lượng chất nguy hại, chất thải ô nhiễm, bảo vệ người sản

xu
ất và tiêu dùng
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích chính sách phát triển công nghiệp xanh của các nước trên
thế giới và khu vực;
- Đánh giá các công nghệ dệt nhuộm đang áp dụng tại Việt nam
- Định hướng các công nghệ xanh trong công đoạn dệt nhuộm ở Việt Nam
- Đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt nhuộm
Việt Nam
3

Chương 1:
CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
DỆT MAY XANH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC
1.1. CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY BỀN VỮNG - NHỮNG THÔNG TIN CƠ SỞ
Chuỗi cung ứng dệt may được tạo thành từ một chuỗi phức tạp với các quá
trình và công ty liên quan tới nhau, hoạt động ở các nơi khác nhau trên thế giới.
Đối với các nhà bán lẻ hàng dệt may, chuỗi bắt đầu với việc đánh giá xu hướng thị
trường và phát triển các thiết kế mới, mà sau đó được chuyển tới những công ty
cung cấp sản phẩm bán tới người tiêu dùng (hình 1).
Công ty may Dịch vụ và hàng hóa ngoài ngu
ồn





















Ảnh hưởng cầu
Chu kì sản phẩm
Hình 1. Chuỗi cung cấp hàng dệt may
Quá trình thực tế của sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may dài hơn nhiều, từ đầu
nguồn với các nhà sản xuất xơ, sợi và đến cuối nguồn là sử dụng sản phẩm và thải
bỏ (hình 2). Các liên kết trong chuỗi không phải lúc nào cũng rõ ràng và rất nhi
ều
hoạt động lại được thuê theo hợp đồng phụ. Thêm vào đó, mỗi bước trong chuỗi lại
phụ thuộc vào các đầu vào khác nhau, như hóa chất và công nghệ để hoàn thành
công việc. Mỗi bước cũng sinh ra những ảnh hưởng với xã hội và môi trường khác
nhau.
Tiế
p
th


Nhà thiết kế
Nghiên cứu và phát

triển n
g
u
y
ên li

u
Văn phòng và quản lý
đảm bảo chất lượng
Cửa hàng bán lẻ/ kế
toán bán lẻ
Người tiêu dùng
Nguyên liệu
Sản xuất sợi, vải
Người bán A
Hòan tất Sản xuất
Cắt May
Người bán B
Đón
g

g
ói
4






























Hình 2: Sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may
1.1.1. Các nội dung của sản xuất dệt may bền vững
Phạm vi của những vấn đề mang tính phát triển bền vững là vô cùng lớn. Nhưng
nhìn dọc theo chuỗi sản xuất dệt may, bốn vấn đề cơ bản xuất hiện ở mỗi công
đoạn củ
a sản xuất dệt may gồm:
a. Loại bỏ những chất gây hại môi trường và sức khỏe con người

b. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đặc biệt là nước và năng lượng
c. Đảm bảo mức ô nhiễm và chất thải trong mức cho phép của địa phương và
quốc tế, đối với đất và nước
d. Tạo dựng công bằng xã hội trong phân bố chi phí và lợi ích

a. Các chất ô nhiễm môi trường trong sản xuất
Rất nhiều các hóa chất truyền thống được sử dụng trong sản xuất dệt may gây
nên những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe con ngưởi, không chỉ công nhân sản
xuất bị ảnh hưởng, mà với người tiêu dùng cũng tiếp xúc với hóa chất tồn dư ở sản
5

phẩm cuối cùng. Tại giai đoạn dệt nhuộm, có nhiều vấn đề về sức khỏe và an toàn
với công nhân như sử dụng đúng các hóa chất gây hại, hệ thống chiếu sáng và
thoát khí tốt, có chỗ thoát hiểm, cứu cháy và tập luyện sử dụng máy móc đúng.
b. Sử dụng tài nguyên hiệu quả
Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, đặc biệt là nước và năng lượng, là
cách quan trọng để
giảm gánh nặng xã hội và tăng năng suất. Xử lý dệt cần nhiều
nước: khoảng 100 - 400 lít nước sử dụng cho mỗi một kg vải. Các sáng kiến để
tăng chất lượng và hiệu quả sản xuất vải – ví dụ qua “làm đúng ngay lần đầu tiên”
– có những lợi ích quan trọng tới môi trường qua việc giảm lượng nước và hóa
chất tiêu thụ. Nhưng nhìn vào chu kỳ tồn tại của qu
ần áo sử dụng, một phần ba
lượng nước sử dụng trong thời gian sử dụng quần áo.
Lượng tiêu thụ năng lượng cao cũng là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt
khi nhuộm, hoàn tất và giặt tại gia đình. Năng lượng tiêu thụ khi chuyên chở hàng
hóa trong chuỗi.
c. Ô nhiễm và chất thải
Mỗi công đoạn trong chuỗi cung ứng dệt may đều gây ô nhiễm và chấ
t thải.

Cùng với các vấn đề về ô nhiễm do dùng thuốc trừ sâu, phân bón khi sản xuất
bông, có những vấn đề không chắc chắn như “ô nhiễm gen” gây ra khi biến đổi
gen ở cây bông. Sản xuất dệt gây ô nhiễm nước nghiêm trọng: 70% chất trợ dệt và
20% thuốc nhuộm đi vào nước thải sau quá trình hoàn tất, gây ra màu và ô nhiễm
mức độ cao như COD, BOD, AOX và các kim loại nặng. Ô nhiễm không khí do
đốt nguyên liệu để lấy năng l
ượng và thải ra các hợp chất hữu cơ độc.
d. Công bằng xã hội
Cũng như những tiến bộ về môi trường, những sự thay đổi bền vững cũng yêu
cầu sự giảm nghèo và bất công, trọng tâm được đưa đến nhu cầu cho những người
nghèo nhất trong chuỗi. Các vấn đề xã hội cấp bách trong chuỗi sản xuất dệt may,
như lương thấp, làm việc quá gi
ờ, điều kiện làm việc nguy hiểm, mất việc, thiếu
bóng công đoàn, nhục mạ công nhân (đặc biệt với phụ nữ, 70% công nhân là phụ
nữ) và sử dụng lao động trẻ em.
Rất nhiều các vấn đề này đã được đưa ra tại nhiều cuộc họp từ Tổ chức lao
động thế giới (ILO) về các điều kiện làm việc cơ bản, mà đang được thông qua

cấp chính phủ, những quy tắc hành xử công ty và các đối tác mới. Trong khi phần
lớn sự tập trung là điều kiện làm việc của công nhân tại các xưởng sản xuất của
những nhà cung cấp tại các nước đang phát triển
1.1.2. Các áp lực thay đổi
Thông thường, bốn áp lực chính làm cho các nhà kinh doanh cải thiện hoạt
động của họ đáp ứng các tiêu chí bền vững: quy định chính phủ, áp lực xã hội, áp
lự
c thị trường và mong muốn của chính công ty.

6

Quy định chính phủ

Khuôn khổ chính sách chế tài vẫn là yếu tố quyết định tới trách nhiệm xã hội
và môi trường tại mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng. Trong một vài năm gần đây,
các nhà bán lẻ đã bị ảnh hưởng bởi những quy định gay gắt hơn liên quan đến môi
trường khi sản xuất hàng dệt may trong nước, các biện pháp quản lý sử dụng hóa
chất độc hại khi sả
n xuất hàng dệt may, luật thu hồi cho đóng gói và dán nhãn.
Sức ép công luận
Trong khu vực dệt may, sức ép công luận để thay đổi tập trung chủ yếu vào
điều kiện lao động kém tại những xưởng may trong chuỗi. Những chiến dịch lớn
do một số tổ chức tiến bộ tổ chức đã giúp công luận hiểu rõ hơn về điều kiện lao
động tại những xưởng củ
a những nhà thầu phụ ở một số nước đang phát triển, đặc
biệt những liên quan tới trẻ em.
Nhu cầu thị trường
Nhu cầu tiêu dùng hiện là điểm yếu nhất trong số các động lực thay đổi.
Người tiêu dùng gây áp lực lên các nhà sản xuất lớn. Người tiêu dùng đặt câu hỏi
về các tác động xã hội và môi trường trong các sản phẩm họ mua và sử dụng
Yêu cầu của các nhà bán lẻ l
ớn
Các công ty đa quốc gia lớn luôn quan tâm tới hình ảnh thương hiệu của họ. Họ
biết rõ một sự tẩy chay hoặc tai tiếng do gây ô nhiễm có thể tạo ra bất lợi đến
doanh số bán hàng. Một số lo lắng khi đối thủ cạnh tranh của họ đang tung ra các
sản phẩm có tính sinh thái trên thị trường. Các công ty nhỏ hoặc trung bình, đại
diện cho phần lớn các công ty cung cấp, phải đáp ứng yêu cầu m
ới để bán sản
phẩm của họ tới nhiều quốc gia.
Các nhà bán lẻ chiếm một vị trí rất quyền lực khi chọn các sản phẩm họ lấy, và
sau đó được mua bởi người mua cuối cùng. Có một xu hướng tích cực giữa những
nhà bán lẻ khi quan tâm đến những vấn đề về phát triển bền vững, để nghiên cứu
về chuỗi cung cấp của họ đồng th

ời xem xét đến những yếu tố môi trường.”
1.2. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA EU LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT DỆT MAY XANH
Có hai loại pháp chế chính tác động tới ngành dệt nhuộm và các công ty sản xuất,
sử dụng thuốc nhuộm và hóa chất là: Luật kiểm soát hóa chất và Luật kiểm soát ô
nhiễm.
Luật kiểm soát hóa chất ảnh hưởng đến đổi mới, phân loại và ghi nhãn, cung cấp
và sử dụng thuốc nhuộm và hóa chất. Nó cũng tác động đến luật an toàn sản phẩm
tiêu dùng.
Luật kiểm soát ô nhiễm ảnh hưởng cả nhà sản xu
ất và người sử dụng thuốc nhuộm
và hóa chất do nó bao trùm cả việc thải các chất gây nguy hiểm ra môi trường.
1.2.1. Kiểm soát hóa chất
Luật kiểm soát hóa chất mới của châu Âu được gọi là REACH (Quy chuẩn EU
1907/2006) được ban hành vào ngày 18 tháng 12 năm 2006 và được công bố trong
Công báo của EU vào ngày 31 tháng 12 năm 2006. Luật mới có hiệu lực từ tháng 6
7

năm 2007 và tuân theo sự xác minh của Cơ quan hóa chất châu Âu (ECHA) ở
Helsinki. Các yêu cầu vận hành của REACH bắt đầu được áp dụng từ tháng 6 năm
2008 trở đi.
REACH là từ viết tắt cho Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế hóa chất và
mục tiêu chính của REACH là giải quyết sự cần thiết bảo vệ sức khỏe con người
và môi trường từ việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ hóa chấ
t. Nó cũng cung cấp cơ
sở pháp lý để gia tăng minh bạch và khả năng truy tìm bằng cách yêu cầu việc trao
đổi thông tin tốt hơn về hóa chất dọc theo chuỗi cung cấp sản phẩm cho đến tận
người tiêu dùng cuối.
Theo luật mới, các công ty sản xuất một chất nhất định sẽ có trách nhiệm cung cấp
dữ liệu về hóa chất và các cơ quan chức năng sẽ đánh giá dữ liệu
được ngành công

nghiệp cung cấp để quyết định các chương trình thử nghiệm đúng cho chất đó.
Phạm vi của REACH mở rộng cho tới các chất trong mặt hàng, đặc biệt là về các
yêu cầu báo cáo cho các chất có mối quan ngại cao (SHVC).
1.2.2. Kiểm soát ô nhiễm
Các lĩnh vực chính của luật môi trường tác động lên ngành dệt là luật kiểm soát ô
nhiễm, luật này ảnh hưởng lên sử dụng và thải bỏ thuốc nhuộm cũ
ng như việc tiêu
thụ nước và năng lượng, ô nhiễm không khí, xử lý nước thải và thải bỏ phế thải.
Mục quan trọng nhất của luật châu Âu trong lĩnh vực này là Thông tư IPPC
(96/61/EC).
1.2.2.1. Thông tư IPPC:
Năm 1996, EU đưa ra Thông tư IPPC về việc giảm thiểu ô nhiễm từ các
nguồn phát sinh trong các ngành công nghiệp khác nhau trong Liên minh châu Âu
bằng các giấy phép về môi trường. Các giấy phép này căn cứ vào nguyên lý áp
dụng Công nghệ hiện có tốt nhấ
t (BAT) và tài liệu tham khảo BAT (BREF) của
ngành Công nghiệp Dệt.
Một số hóa chất sử dụng trong gia công hàng dệt cần đánh giá tác động môi
trường và sức khỏe con người. Để nhận biết được các sản phẩm hàng dệt có đáp
ứng với các quy định, người ta đã phát triển nhãn sinh thái. Công nghiệp dệt sử
dụng nước làm môi trường chính để loại bỏ các chất bẩn, tiến hành ứng dụng các
loại thuố
c nhuộm và các chất hoàn tất. Điều quan tâm chủ yếu là lượng nước thải
và tải lượng hóa chất mang theo.
Liên minh Châu Âu chỉ rõ sự bắt buộc những hoạt động của công nghiệp và
nông nghiệp gây ô nhiễm cao đều phải tuân thủ. Họ xây dựng thủ tục để áp đặt
quyền lực với các hoạt động này và đưa ra các yêu cầu tối thiểu, đặc biệt đối với ô
nhiễm thả
i bỏ. Mục đích là để ngăn cản hay giảm thiểu ô nhiễm bầu khí quyển,
nước và đất, cũng như lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp và nông

nghiệp để bảo đảm mức độ bảo vệ môi trường cao. Đưa ra các điều luật này dưới
dạng Thông tư IPPC 96/61/EC ban hành ngày 24 tháng 9 năm 1996. IPPC có nghĩa
là ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tích hợp. Thông tư IPPC dựa trên mộ
t số
nguyên tắc, đó là (1) tiếp cận tích hợp, (2) công nghệ sẵn có tốt nhất (BAT), (3)
tính linh hoạt và (4) sự tham gia của cộng đồng.
8

Với hàng dệt may, tất cả các dự án đầu tư phải có giấy phép từ các nhà chức
trách trong các quốc gia thành viên EU. Nếu họ không có giấy phép, họ không
được phép vận hành. Đó gồm các ‘Nhà máy tiền xử lý (với các công đoạn như giặt,
tẩy trắng, kiềm bóng) hoặc nhuộm xơ hay hàng dệt có công suất xử lý trên 10 tấn
mỗi ngày’.
‘Tích hợp’ có nghĩa là khi cho phép đầu tư dự án phải xem xét các đặc tính môi
trường tổ
ng thể của nhà máy, gồm các chất thải ra không khí, nước và đất, phát
sinh từ chất thải, sử dụng nguyên liệu thô, hiệu suất năng lượng, tiếng ồn, ngăn
ngừa tai nạn, quản lý rủi ro. Các quốc gia thành viên đã chọn các biện pháp giải
quyết khác nhau để thi hành thông tư IPPC, như tùy từng trường hợp cho phép
hoặc sử dụng nguyên tắc liên kết chung đối với các lĩnh vực công nghiệp.
Việc cấ
p phép phải dựa trên khái niện ‘công nghệ sẵn có tốt nhất’ (hoặc
BAT), đã được nêu rõ ở khoản 2 của thông tư: ‘Công nghệ tốt nhất sẵn có’ là các
biện pháp hiệu quả nhất và có mức độ tiên tiến trong triển khai sản xuất và phương
pháp vận hành của chúng thể hiện thích hợp thực tế của công nghệ để đạt giá trị
giới hạn thải bỏ, nhưng nhìn chung là để giảm thi
ểu sự ô nhiễm và tác động vào
môi trường nói chung:
1.2.2.2.Nhãn sinh thái
Nhãn hiệu cho phép khách hàng đưa ra những so sánh các sản phẩm và cho

khách hàng cơ hội giảm thiểu các tác động môi trường trong hoạt động hàng ngày
của họ qua việc mua sản phẩm phù hợp với môi trường và có lợi cho sức khỏe
cũng như tối thiểu hóa những hậu quả của chúng trong quá trình sử dụng và thải
bỏ. Tùy thuộc vào nhãn hiệu, tiêu chuẩn hướng vào các tác động môi trường ho
ặc
các chất có hại. Nhãn sinh thái là tự nguyện và hầu như do các tổ chức tư nhân
đứng ra thành lập. Tuy nhiên, nhãn sinh thái EU được quy định bởi luật.
Tiêu chuẩn Eco-Tex 100 là nhãn sinh thái hàng đầu thế giới với sản phẩm
dệt may. Sản phẩm có nhãn sinh thái này phải qua kiểm tra và được chứng nhận do
các Viện dệt có tiếng trên thế giới. Kể từ năm 1992, tiêu chuẩn Okotex 100 đã trở
thành tiêu chuẩn quốc tế về an toàn cho sản phẩm d
ệt may, áp dụng trong toàn bộ
chuỗi sản phẩm dệt may. Hơn 6000 công ty hoạt động trên thế giới về dệt may đã
được được chứng nhận chứng chỉ Okotex 100. Với hơn 50.000 giấy chứng nhận
công nhận cho hàng triệu sản phẩm dệt may. Tiêu chuẩn Okotex 100 đã trở thành
nhãn sinh thái hàng đầu thế giới đối với hàng dệt may. Các nhãn sinh thái dệt khác
gồm Nordic Swan, Blue Angel, Toxproof.
Nhãn bông hoa EU là nhãn sinh thái quy định của EU. Thiết lập tiêu chuẩn
đầ
u tiên đối với mặt hàng dệt may vào năm 1999. Quy định 880/92/EEC về kế
hoạch cấp nhãn sinh thái EU yêu cầu phải thúc đẩy khâu thiết kế, sản xuất, bán
hàng và sử dụng sản phẩm để giảm những tác động môi trường trong suốt vòng đời
của sản phẩm. Quy định này cũng đòi hỏi phải cung cấp cho khách hàng thông tin
tốt hơn về những tác hại môi trường trong sản phẩm. Tiêu chuẩn nhãn sinh thái cho
nhóm sản phẩm có hiệu lực trong ba năm và được xác định theo việc đánh giá
9

vòng đời của nhóm sản phẩm căn cứ vào khả năng duy trì mức độ bảo vệ môi
trường cao
1.2.2.3.Pháp chế EU về chất lượng nước

Ngành công nghiệp dệt sử dụng nước làm môi trường chủ yếu để loại bỏ tạp chất,
gắn thuốc nhuộm và chất hoàn tất. Vấn đề chính là chất lượng nước (số lượng và
chất lượng) cấp và nước thả
i cũng như tải lượng hóa chất và chất gây ô nhiễm
mang theo trong nước.
Nước là một lĩnh vực được quy định chặt chẽ nhất theo pháp chế môi trường
của EU. Có một số biện pháp ở mức cộng đồng giải quyết tình trạng ô nhiễm đặc
biệt. Chính sách cộng đồng liên quan đến các chất nguy hiểm và có hại trong
nguồn nước ở châu Âu hơn hai thập kỷ qua thông qua Thông tư hội đồ
ng về vấn đề
gây ô nhiễm bởi sự thải ra các chất nguy hại nào đó (76/464/EEC). Quy định một
vài chất trong các thông tư cụ thể (cũng còn gọi là thông tư ‘con’) trong thập kỷ 80
bằng cách xác định giá trị giới hạn phát thải trong cộng đồng và mục tiêu chất
lượng trên bề mặt và nguồn nước ven bờ.
Thông tư số 91/217/EEC ra ngày 21 tháng 5 năm 1991 liên quan đến các mục tiêu
xử lý nước thải đô thị
để bảo vệ mặt nước vùng nội địa và nước vùng ven biển
thông qua việc điều tiết sự tập hợp và xử lý nước thải đô thị và chất thải có trong
nước thải công nghiệp có khả năng phân hủy sinh học nào đó (cơ bản là từ công
nghiệp chế biến thực phẩm). Hơn nữa, nước thải công nghiệp đi vào hệ thống tập
trung nên ph
ải tuân theo quy tắc hay quy định chung và phải có sự cho phép rõ
ràng (Mục 11). Nước thải công nghiệp đi vào hệ thống tập trung và các nhà máy
xử lý nước thải đô thị quy định đều phải qua khâu tiền xử lý để: (a) bảo vệ sức
khỏe của đội ngũ lao động trong các hệ thống tập trung và nhà máy xử lý, (b) đảm
bảo rằng sẽ không gây hư hạicác hệ thống tập trung, nhà máy xử lý nước thải và
thi
ết bị liên hợp, (c) đảm bảo không gây trở ngại đến công tác vận hành trong các
nhà máy xử lý nước thải và công tác xử lý bùn. (d) đảm bảo rằng các chất thải từ
các nhà máy xử lý không ảnh hưởng bất lợi đến môi trường hoặc cản trở việc tiếp

nhận nước theo các Thông tư chung khác, (e) đảm bảo loại bỏ bùn một cách an
toàn theo cách có thể chấp nhận được về phương diện môi trường.
1.2.2.4.Pháp chế EU v
ề ô nhiễm môi trường khí
Đối với vấn đề ô nhiễm không khí, BREF trong báo cáo xử lý hàng dệt qua hai
nguồn: (1) ô nhiễm của các quy trình gia công hàng dệt giải phóng ra các hợp chất
hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và (2) phát thải trong quá trình đốt cháy để sinh ra năng
lượng nhiệt. Khống chế loại ô nhiễm thứ nhất bằng Thông tư VOC, loại ô nhiễm
thứ hai bằng một vài thông tư phụ thuộc vào chất gây ô nhiễm và nguồn nhiệt đầu
vào.
Chất lượng khí là một trong những lĩnh vự mà châu Âu quan tâm hành động
nhiều nhất trong những năm gần đây. Mục tiêu phát triển chiến lược tích hợp qua
việc xây dựng các mục tiêu chất lượng khí dài hạn
Thông tư 2001/81/EC ra ngày 23 tháng 10 năm 2001 về Quy định mức tối đa
lượng khí thải quốc gia (NECs) đối với các chất gây ô nhiễm nào đó quy định ở
10

mức cao hơn cho mỗi quốc gia thành viên đối với tổng lượng khí thải năm 2010
của bốn chất gây ô nhiễm gây ra sự axit hóa, sự phì dưỡng và sự ô nhiễm tầng
ozone ở mức cơ bản (CO
2
, NO
x
, VOCs và amonia), nhưng tùy theo quy mô của
các quốc gia thành viên để quyết định phương pháp đánh giá nào để thực hiện.
Các quốc gia thành viên phải có những biện pháp cần thiết để đảm bảo tất cả
các cơ sở lắp đặt mới phải tuân thủ theo các điều khoản của Thông tư. Những
người vận hành công nghiệp phải đảm bảo giới hạn khí thải đã quy định theo hai
cách sau: (a) từ việ
c lắp đặt hệ thống thiết bị để giảm phát thải nhằm tuân thủ các

giá trị giới hạn khí thải và giá trị khí thải nhất thời hoặc tổng giá trị giới hạn khí
thải; (b) đưa ra kế hoạch giảm thiểu để đạt tới mức khí thải tương đương, đặc biệt
bằng cách thay thế sản phẩm truyền thống có dung môi cao bằng các sản phẩm có
dung môi th
ấp hoặc không có dung môi. Phải thay thế dung môi có chứa các chất
có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người (chất gây ung thư, tác
nhân gây đột biến hay các chất độc), càng nhanh càng tốt, sử dụng các chất ít có
hại nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Chỉ rõ giá trị khí thải nghiêm ngặt hơn
đối với các chất có hại.
1.3. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA MỸ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT DỆT MAY XANH
1.3.1. Kiểm soát hóa chất
Ở Mỹ Đạo luật kiểm soát các chất độc hại (TSCA) đã được công bố vào năm 1976
và là luật kiểm soát hóa chất quan trọng nhất ở Mỹ. Đạo luật cho phép Cơ quan
Bảo vệ Môi trường (EPA) được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tất cả các hóa
chất mới và đang tồn tại cũng như kiểm soát các chất có nghi ngại về sức khỏe
công chúng hoặc cho môi tr
ường
Từng bang ở Mỹ cũng ban bố yêu cầu về kiểm soát hóa chất để bảo vệ con người
tránh các chất nguy hiểm. Một ví dụ là Proposition 65 ở bang California yêu cầu
ghi nhãn các sản phẩm có chứa các hóa chất gây ung thư. Danh sách của các hóa
chất trong Pro65 có trên 700 chất.
Gần đây, các phát triển liên quan đến các hóa chất trong lĩnh vực Luật an toàn các
sản phẩm tiêu dùng. Luật Cải thiện an toàn của sản phẩm Tiêu dùng (CPSIA) được
tổng thố
ng Bush ký thành luật vào tháng 8 năm 2008 và đưa ra các giới hạn
nghiêm ngặt và các yêu cầu báo cáo từ các nhà nhập khẩu Mỹ về các kim loại độc
và phthalat trong các mặt hàng dành cho trẻ em.
Đạo luật kiểm soát các chất độc hại (TSCA) đã được cơ quan có thẩm quyền
USEPA công nhận để tạo ra khung quy định thu thập dữ liệu về hóa chất để định
giá, đánh giá, làm giảm nhẹ và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình

sản xuất, gia công và sử dụ
ng chúng. Khung TSCA cung cấp một số phương pháp
để ngăn ngừa rủi ro quá mức từ việc loại bỏ hóa chất trong nước Mỹ. Các tiêu
chuẩn về TSCA áp dụng với một hóa chất bất cứ lúc nào về tuổi thọ của nó ‘từ lúc
hình thành cho đến lúc loại bỏ’. Theo TSCA, USEPA đã xây dựng bản tóm tắt các
chất hóa học. Nếu một hóa chất không có trong bản tóm tắt và đã bị TSCA loại bỏ,
thông cáo về công tác ti
ền sản xuất (PMN) phải được đệ trình lên USEPA trước
khi sản xuất hay nhập khẩu. PMN phải đưa ra sự xác định hóa chất và cung cấp
11

thông tin co được về sức khỏe và tác động môi trường. Nếu không có được thông
tin đầy đủ để xác định các tác động của hóa chất, có thể trì hoãn lệnh cấm cho đến
khi đạt được sự phát triển thông tin về sức khỏe và tác động môi trường đó.
USEPA cũng có thể cấm sử dụng hóa chất mới căn cứ vào các yếu tố như khối
lượng phát ra và việc sử dụng hóa chất. Hơn n
ữa, USEPA có thể cấm sản xuất hay
phân phối trong buôn bán, giới hạn sử dụng, quy định nhãn mác hoặc đưa ra lệnh
cấm khác về hóa chất mà tạo ra nguy cơ rủi ro vượt quá mức chấp nhận. Hầu hết
các hóa chất quen thuộc trong USEPA đều quy định theo TSCA bao gồm các loại
chlorofluorocarbon (CFCs), amiang các loại và các loại polychlo hóa biphenyl
(PCBs).
1.3.2. Kiểm soát ô nhiễm
Ở Mỹ Luật nước sạch năm 1977 và Luật không khí sạch sửa đổi năm 1990 có chứ
a
các điều khoản ảnh hưởng đến phát thải từ các nguồn công nghiệp và yêu cầu được
phép thải bỏ và các kỹ thuật thích hợp. Hệ thống loại trừ thải chất gây ô nhiễm
Quốc gia (NPDES) cho phép chương trình kiểm soát ô nhiễm nước bằng cách
kiểm soát các nguồn của điểm thải chất gây ô nhiễm vào nguồn nước của Mỹ.
CAAA năm 1990 ủy nhiệm cho EPA nhận diện các chủ

ng loại các nguồn công
nghiệp cho 187 chất gây ô nhiễm không khí đã được liệt kê và để thực hiện các
bước để giảm ô nhiễm bằng các yêu cầu các nguồn phát thải lắp đặt thiết bị kiểm
soát hoặc thay đổi các quá trình gia công.
Sổ tay Các thực hành quản lý tốt nhất để ngăn ngừa ô nhiễm trong ngành dệt được
US EPA công bố vào năm 1996 đưa ra các khuyến nghị thực hành về các biện
pháp mà các nhà máy gia công ướt có thể th
ực hiện để bảo tồn các nguồn và giảm
ô nhiễm và phế thải vẫn còn thích hợp cho đến ngày nay cho ngành xử lý hoàn tất
dệt trên toàn thế giới.
Các nhà làm chính sách ở Mỹ có hai phương pháp tiếp cận với các hóa chất dùng
cho nhuộm mặt hàng dệt. Phần lớn những quy định nằm trong pháp lệnh về môi
trường, trong khi một số quy định đã đề rõ loại hóa chất cụ thể. Mặc dù, pháp lệnh
môi trườ
ng liên quan tới quy trình gia công hàng dệt đã được ban hành trước đó,
thông qua USEPA 1986 Kế hoạch khẩn cấp và Đạo luật quyền được biết của người
tiêu dùng.
Ở nước Mỹ, Liên bang và các bang đều có pháp chế về việc mua bán nguyên
liệu cho sản xuất và những quy định về khí, nước, nước thải, chất thải rắn và rủi ro
đối với người tiêu dùng. Khi đó, khảo sát khu vực công nghiệp theo khung quy
định, có thể giới hạn và c
ấm loại hóa chất nào đó.
1.3.2.1 Bản thống kê về độc tố bay hơi và quyền được biết
Pháp chế yêu cầu các nhà sản xuất và các công ty liên quan báo cáo về hoạt động
của mình dựa trên việc sử dụng hóa chất nguy hiểm. Thông báo ban hành khẩn cấp
(304), Báo cáo về quyền được biết của mọi người (RTK) (311-312), và Báo cáo về
giải phóng chất độc hại (TRI) (313). Ngoài những quy định của USEPA ra, một số
bang còn phải th
ỏa mãn những quy định riêng. Quy định về báo cáo Quyền được
biết đối với hóa chất hiện tại trong giá trị ngưỡng liệt kê. Đối với việc nhuộm mặt

12

hàng dệt, thông thường yêu cầu báo cáo tuân theo quy định RTK đối với các chất
trợ dệt và chất trợ giúp như axit, kiềm và muối khi khống chế thuốc nhuộm hay
pigment cụ thể nào đó và thường không thỏa mãn ngưỡng chung là 10.000 pound
đối với hầu hết thuốc nhuộm và pigment. Mặc dù báo cáo TRI liệt kê một số thuốc
nhuộm đặc trưng. Một vài thuốc nhuộm đã nêu trong TRI vẫn đang sử dụng ở Mỹ.
Báo cáo TRI c
ũng quy định đối với các loại hóa chất, lưu ý nhất là những
thuốc nhuộm có chứa kim loại như đồng, crom, coban, kẽm và nikel cũng như
‘hợp chất kim loại’ có thể vượt quá ngưỡng. Ngưỡng đối với các loại tác nhân khác
như glycol ete và biphenyl poly-brom hóa có thể vượt quá trong quá trình vận hành
nhuộm mặt hàng. Tìm thấy trong báo cáo ảnh hưởng chủ yếu trong quy định RTK
và TRI từ các quy trình liên quan đến nhuộm hàng dệt gồm cả quy trình nấu ( hóa
ch
ất và chất đốt), khâu chuẩn bị nước cho quy trình gia công, xử lý nước thải và
quá trình làm sạch.
Khống chế các chất hóa học và loại hóa chất theo quy định RTK và TRI có
thể thay đổi hàng năm và xu hướng tăng dần theo danh sách và làm giảm giá trị
ngưỡng. Các hóa chất bổ sung gần đây gồm hợp chất thơm đa vòng (PACs) có
ngưỡng là 100 pound và loại Dioxin có ngưỡng là 0,1 gam
1.3.2.2. Chất thải
Chất thải từ các hoạt động dệt nhuộm có th
ể có hai dạng, nguy hại và không nguy
hại theo quy định của Liên bang. Liên bang quản lý chất thải nguy hại bằng Đạo
luật dự trữ, bảo tồn và khôi phục (RCRA). Đã xây dựng bản tóm tắt về việc gia
công hàng dệt và RCRA. Những quy định RCRA thiết lập một hệ thống ‘từ đầu
đến cuối’ bao trùm chất thải nguy hại từ khi phát sinh cho đến khi tiêu hủy. Các
chất thải nguy hại theo RCRA bao gồm những vật liệ
u chi tiết đã liệt kê trong quy

định (đặt tên mã ‘P’- chất độc mạnh, ‘U’- hóa chất đã đăng kí khác, ‘K’- chất thải
công nghiệp cụ thể, và ‘F’- chất thải xử lý công nghiệp cụ thể) hay những vật liệu
bị cấm với đặc tính nguy hiểm (dễ bắt lửa, tính ăn mòn, khả năng phản ứng, hay
tính độc và được đặt tên với mã ‘D’).
1.3.2.3. Nước thải và nước
Kiểm soát việc thả
i nước bằng Đạo luật nước sạch Liên bang (CWA). Các bang và
địa phương có thể cũng có những quy định riêng để thắt chặt hơn nữa. CWA quy
định trực tiếp (nguồn điểm, tại hiện trường) và gián tiếp (công trình công cộng, cơ
sở ngoại vi) các hệ thống ống thoát nước. Ngoài ra, CWA quy định nước mưa từ
các nơi mà có thể bị nhiễm bẩn do hoạt động công nghiệp.
Các quy định khố
ng chế loại nguồn điểm hàng dệt rất bao quát và phân ra
thành các loại hoạt động khác nhau (sản phẩm dệt kim, dệt thoi, thảm là ví dụ điển
hình) và sự phức tạp của hoạt động. Những quy định này không cụ thể đối với
công tác nhuộm hàng dệt, nhưng bao trùm toàn bộ hoạt động của nhà máy. Tiêu
biểu cho quá trình hoạt động hàng dệt, khống chế các thông số bao gồm BOD (nhu
cầu oxy sinh học), COD (nhu cầ
u oxy hóa học), TSS (tổng chất rắn lơ lửng),
13

sunphit, tổng lượng crom, pH và phenol (loại sản phẩm dệt thoi) và quy định sự
thải ra phải thỏa mãn cấp độ Công nghệ sẵn có tốt nhất (BAT).
1.3.2.4. Không khí
Luật về khí sạch (CAA) gồm cả luật không khí sạch sửa đổi (CAAA) năm 1990,
nhằm bảo vệ và cải thiện nguồn không khí ở Mỹ. CAA gồm có sáu phần đều do
EPA xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng khí xung quanh và đối với
EPA c
ũng như các Bang để thi hành, duy trì và tuân theo những tiêu chuẩn này.
Đạo luật không khí sạch bảo vệ các nguồn không khí ở Mỹ và tác động

mạnh đến hoạt động nhuộm hàng dệt may chủ yếu theo hai cách. Thứ nhất, có thể
điều chỉnh sự phát thải của khí metal, chất hữu cơ và chất hạt. Các khí độc này có
trong danh mục 189 Chất gây ô nhiềm không khí nguy hại (HAPs). Ngoài ra, cũng
quy định đối với toàn bộ Hợp chất hữ
u cơ dễ bay hơi. Có thể tham khảo pháp chế
như ‘MACT ngành dệt may’ chỉ rõ Công nghệ kiểm soát có thể đạt được tối đa
(MACT) về các điều khoản bảo hộ trong ngành ‘In vải, Tráng phủ và Nhuộm vải’.
Quy định tuân thủ các nguyên tắc này vào ngày 29 tháng 4 năm 2006. Đối tượng
HAPs chủ yếu là toluen, metyl ethyl keton (MEK), methanol, xylen, metyl isobutyl
keton (MIBK), metyl chlorid, trichloroethylen, n-hexan, glycol ether (etylen
glycol) và formandehyd.
1.4. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT DỆT MAY
XANH
1.4.1. Yêu cầu an toàn sản phẩm dệt may của Trung Quốc
Qui chuẩn an toàn quốc gia GB 18401 với sản phẩm dệt may là qui chuẩn kỹ
thuật quy định tại Trung Quốc, chỉ rõ những quy định mang tính chất an toàn, các
phương pháp thử, quy tắc kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện và giám sát tại
Trung Quốc. Ban hành năm 2003 và hiệu lực từ năm 2005 cùng với một số cập
nhật từ năm trước. Những quy đị
nh này được Tổ chức giám sát chất lượng, kiểm
duyệt và kiểm định của nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quản lý với mục
tiêu bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người cũng như bảo vệ môi trường.
GB 18401 áp dụng với các sản phẩm dệt may bao gồm các sản phẩm sản xuất,
phân phối và sử dụng trong ngành may mặc cũng như các sản phẩm trang trí ở
Trung Quốc, kể
cả các nhà sản xuất, nhà buôn và nhà bán lẻ. Các mặt hàng dệt
may có định hướng xuất khẩu thông qua hợp đồng giữa người bán và người mua.
Quy định này không bao gồm các mặt hàng dệt may sử dụng trong công nghiệp và
các ứng dụng khác trong y tế và lĩnh vực sản xuất đồ chơi,… Bởi vì GB 18041 chủ
yếu quan tâm đến sản phẩm dệt may phục vụ cho việc mặc và sử dụng, những quy

định cụ thể liên quan
đến từng lĩnh vực mà có thể có tác động lớn đến chất lượng
sản phẩm và sức khỏe con người. GB 18041 cũng có thể bao gồm những quy định
mang tính bắt buộc về luật pháp và quy định của quốc gia khác.
Nhóm A: Sản phẩm cho trẻ sơ sinh dưới 24 tháng
Nhóm B: Sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da
Nhóm C: Sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da
14

Những quy định pháp lý quan trọng của GB 18041
Phân loại sản phẩm dệt may thành ba nhóm dựa trên mục đích sử dụng
Mục kiểm tra Nhóm A Nhóm B Nhóm C
Formaldehyde (mg/kg), ≤
20 75 300
Giá trị pH 4,0-7,5 4,0-7,5 4,0-9,0
Độ bền màu (cấp), ≥

• nước (thay đổi màu & dây màu)
3-4 3 3
• mồ hôi axit (thay đổi màu & dây màu)
3-4 3 3
• ma sát/cọ xát khô
4 3 3
• nước bọt (thay đổi màu & dây màu)
4 3 3
Mùi Không có
Thuốc nhuộm có thể phân ly ra các amin thơm Không phát hiện được
Sản phẩm dệt may được phân phối và bán ở Trung Quốc phải chịu những quy định
cụ thể theo GB 18383-2007. Có thể kiểm tra một cách ngẫu nhiên gồm cả mặt
hàng của Trung Quốc và nhập khẩu bán ở Trung Quốc để thẩm tra sự tuân thủ của

chúng với luật pháp Trung Quốc, vì vậy các doanh nghiệp quan tâm đến thị trường
nội địa Trung Quốc cần nghiên cứu hơn nữa về các tiêu chuẩn có liên quan. Chú
thích: Có thể lấy mẫu quần áo một cách ngẫu nhiên tại nơi bán lẻ do các chuyên
gia có uy tín trong việc đánh giá an toàn sản phẩm.
1.4.2. Chính sách về quản lý nước với các công ty dệt may Trung Quốc
1.4.2.1. Sử dụng nước trong công nghiệp ngành dệt may
Cùng với công nghiệp hóa chất, sản xuất hàng dệt may là một trong những nhân tố
gây ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc. Nói chung, việc gia công hàng dệt có mức
tiêu thụ nước và năng lượng r
ất lớn và khối lượng nước thải ra cũng rất nhiều.
Do Trung Quốc cung cấp 24% lượng hàng dệt may toàn cầu, những tác động về
môi trường trong ngành công nghiệp đang dao động so với thống kê trên biểu đồ
quy định trước đó. Không may là qua tập hợp thấy rất ít dữ liệu về các tác động
môi trường tới việc cung cấp hay chất lượng nước.
Tác động vào môi trường trong quá trình gia công hàng dệt
Hóa chất
25% hóa chất sản xuất trên thế giới được sử dụng cho ngành dệt
Nước
Trồng Bông: 8.000 – 40.000 lít/1kg bông
Xử lý hàng dệt: lên đến 700 lít nước sạch/1kg vật liệu
Nước thải trong sản xuất: lên đến 600 lít/1kg vật liệu
Năng lượng
Tiêu thụ nhiều năng lượng trong sản xuất, vận chuyển, bán lẻ và sử
dụng
1.4.2.2. Công tác quản lý nước tại các nhà máy dệt ở Trung Quốc:
• Quản lý nước không phải là một vấn đề ưu tiên kinh doanh cho các nhà máy.
15

• Các quy định của chính phủ hiện tại và cung cấp thực thi ít khuyến khích để cải
thiện quản lý nước; do đó, các người quản lý doanh nghiệp có ít hoặc không có

lý do để cải thiện.
• Hầu hết các nhà máy sản xuất tin rằng việc tuân thủ quy tắc đang vấp phải
những quy định về quản lý thương hiệu. Thương hiệu có thể có lợi từ việc gửi
thông đ
iệp thống nhất về tiêu chuẩn xả nước thải, công tác giám sát và cưỡng
chế.
1.4.2.3. Các vấn đề quan trọng trước mắt
Để tạo thuận lợi cho việc thu hút công tác thực hành quản lý nước công nghiệp,
các vấn đề sau đây sẽ rất quan trọng:
1. Tăng cường hợp tác giữa các công ty toàn cầu và cơ quan bảo vệ môi trường địa
phương để tạo ra các cơ chế điều ti
ết và kiểm soát để cho phép tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường đồng thời
2. Truyền đạt thống nhất, phù hợp từ các công ty toàn cầu cho đến các nhà cung
cấp , truyền tải tới họ về công tác thực hành và tiêu chuẩn tốt nhất xung quanh việc
sử dụng nước, thải xả và ô nhiễm
1.4.3. Chiến lược của Trung Quốc trong sản xuất dệt may bền vững
Một ch
ương trình khảo sát , đánh giá để đề xuất các giải pháp và chiến lược sản
xuất dệt may bền vững đã được thực hiện. Giai đoạn đầu hoàn thành vào năm
2007, việc xem xét hoạt động của các công ty tại Trung Quốc thông qua khảo sát
các nhà máy nhuộm là những tác nhân gây ô nhiễm chính. Trong giai đoạn thứ hai,
năm 2008-2009, đã kiểm toán năm nhà máy điển hình của Trung Quốc, nghiên cứu
việc sử dụng nước, nguyên li
ệu và năng lượng để tìm ra các phương pháp tiết kiệm
chi phí hơn giúp cải thiện hiệu quả và giảm ảnh hưởng môi trường của nhà máy và
tổng hợp các cách ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất và tạo cơ hội hiệu quá. Giai đoạn hai
đã xác định 10 cách thức tốt nhất giúp giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tiền
trong các nhà máy dệt may điển hình. Giai đoạn ba, bắt đầu vào tháng 9 năm 2009,
tư vấn về cách phát triển ngành công nghiệp và phổ biến các lo ngại về ảnh hưởng

môi trường trong ngành thời trang một cách rộng rãi hơn. Bắt đầu vào năm 2010,
giai đoạn cuối cùng sẽ thực hiện việc phát triển các chính sách chuỗi cung ứng cho
những nhà bán lẻ, các thương hiệu, nhà thiết kế đa quốc gia và xây dựng năng lực
cho các quan chức chính phủ Trung Quốc thông qua các hội thảo, tài liệu cho đào
tạ
o và các cơ hội làm việc hợp tác để cách mạng hóa ngành công nghiệp dệt may.
1.5. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ẤN ĐỘ VỚI SẢN XUẤT DỆT MAY BỀN VỮNG
1.5.1. Pháp luật về môi trường
Ấn độ là nước đầu tiên đưa ra hiến pháp về bảo vệ và cải thiện môi trường. Không
có luật môi trường cho riêng lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, ngành công nghiệp có
tiêu chuẩn rõ ràng mà ngành dệt may phải tuân theo khi điều chỉnh hoặc hoạt động
như một đơn vị công nghiệp. Ngoài các tiêu chuẩn môi trường, các nhà dệt may
xuất khẩu phải đối mặt với các vấn đề xã hội như lao
động trẻ em, điều kiện làm
việc, lương thấp,vv
16

Pháp luật về môi trường ở Ấn độ rất nghiêm khắc nhưng lại có ít hiệu lực. Các cơ
quan/ người có thẩm quyền là Bộ Tài nguyên và Lâm nghiệp, Ban kiểm soát ô
nhiễm trung ương ở cấp độ trung ương, Ban kiểm soát ô nhiễm liên bang ở cấp độ
quốc gia. Ở Ấn độ, chính sách là đủ tốt; Tuy nhiên, những chính sách đó lại ít có
tính hiệu lực và trong một vài trường hợp tòa án đã phải can thiệp vào tính hiệu l
ực
của các chính sách. Toàn án cũng có những hạn chế của mình và không thể hoạt
động như một cơ quan thi hành. Môi trường là một trách nhiệm xã hội. Mong
muốn tuân thủ nên đến từ các doanh nghiệp chứ không phải đến từ cảnh sát.
1.5.2.Quản lý và kiểm toán nguồn tiêu thụ
Ở Ấn độ, những hiệp hội nghiên cứu dệt như là ATIRA, BTRA, MANTRA,
NITRA, SASMIRA, và SITRA đã phát triển các định mức cho sản xuất, chỉ ra sự
mong mu

ốn sử dụng các nguồn như là nước, lao động, điện, hóa chất thông thường
trên một kg vải xử lý. Những thực tế này không được qui định về mặt pháp luật
nhưng các nhà máy được khuyến khích thực hiện càng sát sao càng tốt và điều này
mang lại một cách tiếp cận chuyên nghiệp hơn với việc quản lý toàn bộ các hoạt
động khác nhau. Điều đó là cần thiết để
có được những ghi chép về sự cân bằng
nguyên liệu đơn giản trong việc sử dụng và sự lãng phí của các nguồn khác, ví dụ:
điều đó là cần thiết để thiết lập một tiêu chuẩn sử dụng nước cho nhuộm, in, và giặt
để có được một sự hiệu quả khi sử dụng nước.
1.5.3.Chính sách quản lý của Chính phủ Ấn độ
Trong hầu hết các trường hợp, các chính sách đượ
c chính phủ thông qua sẽ ảnh
hưởng lên cả công nghệ sử dụng và những tiêu chuẩn quản lý môi trường. Những
quy định trước tiên của ngành công nghiệp dệt ở Ấn Độ là việc nghiêm cấm việc
sử dụng thuốc nhuộm, các chất phụ gia và các chất cấm nguy hiểm khác. Nhiều
đơn vị dệt may đã bắt đầu sử dụng thay thế thuốc nhuộm và các chất phụ gia thân
thiện môi tr
ường. Thêm vào đó, sử dụng bông được nhuộm tự nhiên, thuốc nhuộm
tự nhiên, bông hữu cơ/xanh (bông trồng mà không sử dụng phân bón), những
nguyên liệu bao bì thân thiện với môi trường, cần phải xem xét một cách nghiêm
túc hơn. Ngành công nghiệp có thể phải thực hiện giải pháp từ lúc bắt đầu đến kết
thúc để sản xuất vải thân thiện với môi trường, nghĩa là ngành công nghiệp phải
bắt đầu áp dụng cách ti
ếp cận thân thiện môi trường từ khâu trồng trọt/sản xuất sợi
và trong các quy trình kéo sợi, dệt, hóa chất xử lý hàng may mặc và ngay cả bao bì.
Các tiêu chuẩn môi trường và nhãn hiệu môi trường
Bộ môi trường và lâm nghiệp, Chính phủ của Ấn Độ, cũng đã phát triển những tiêu
chuẩn môi trường cho nhãn hiệu môi trường trên các đồ dùng dệt may với sự tư
vấn của ngành thương mại và công nghiệp dệt may Ấn độ. C
ơ quan thực hiện là

cục tiêu chuẩn Ấn độ. Mỗi tổ chức sẽ được cấp một logo để xác định là thân thiện
với môi trường. Ấm đất nung được sử dụng làm logo bởi Bộ môi trường và Rừng,
Chính phủ Ấn Độ.
Chính phủ của Ấn độ, thông qua Bộ dệt may và Bộ môi trường và lâm nghiệp đã
đưa ra hai cách tiếp cận, đó là quy định và phát triển. Một số
các biện pháp quy
định và nỗ lực phát triển bao gồm:
17

Các quy định
• Cấm sử dụng 112 loại thuốc nhuộm, mà được liệt kê trong danh sách những
loại amin có hại
• Phát triển các tiêu chuẩn môi trường và logo hàng dệt may thân thiện với
môi trường
Những nỗ lực phát triển
Tổ chức các chuyên đề giáo dục, hội thảo để phổ biến các khái niệm thân thiện môi
trường giữa ngành công nghiệp và người tiêu dùng.
Sự giúp đỡ được hỗ trợ bởi Các hi
ệp hội nghiên cứu dệt may và ủy ban dệt may
cho các đơn vị dệt may trong việc đảm bảo hệ thống chất lượng ISO 9000 và
chứng nhận ISO 14000 hệ thống quản lý môi trường.
Bộ dệt may đã công bố chương trình quỹ nâng cấp công nghệ (TUF), trong đó các
tín dụng có sẵn ở mức ưu đãi về lãi suất để kích hoạt công nghiệp và để có các dự
án hiện đại hóa theo một cách lớn.
Tương tự, như là một phần để hỗ trợ ngành công nghiệp dệt may là vấn đề thử
nghiệm hàng dệt may thân thiện với môi trường, Bộ dệt may đã lên một chương
trình lớn đó là lập ra các phòng kiểm định môi trường.
Trong hội thảo về “nhãn hiệu môi trường của hàng dệt may và quần áo” , các hành
động của các quốc gia khác nhau về hàng dệt may thân thiện môi trường được xem
xét lại. Các kế hoạch hành

động khác nhau đã được khởi xướng bởi Bộ dệt may và
Bộ môi trường và lâm nghiệp đã được trình bày trong hội thảo. Hội thảo ghi nhận
Ấn độ đang đi trước các nước Nam Á khác đối với các hành động khởi xướng cho
việc thúc đẩy hàng dệt may thân thiện với môi trường.
1.6.CÁC CHÍNH SÁCH CỦA AI CẬP VỚI SẢN XUẤT DỆT MAY BỀN VỮNG.
Tại Ai Cập luật 4/1994 có các qui định liên quan đến các khía cạnh vi phạm môi
trường về nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải độc hại.
1.6.1. Về nước thải
Giới hạn các chất gây ô nhiễm trong nước thải thay đổi phụ thuộc vào địa điểm
nhận nước. Các thông số được quản lý và/hay kiểm tra là BOD, COD, pH, nhiệt
độ, chlorine dư, TSS, TDS, dầu và mỡ. Bảng 1.5.1giới thiệu gi
ới hạn cho phép cho
nước thải ra các địa điểm khác nhau (biển, Nile, kênh, ống dẫn nông nghiệp, cống
rãnh chung) theo các luật tương ứng khác nhau. Dầu nhờn sử dụng có ảnh hưởng
có hại lên nước và đất và do đó, việc thải nên được quản lý/điều tra.
1.6.2. Liên quan đến chất thải rắn
Một số luật liên quan đến quản lý chất thải rắn. Những luật sau áp dụng cho mảnh
nhỏ
và bùn từ WWTP
• Luật 38/1967 liên quan đến qui định việc thu thập và loại bỏ chất thải rắn từ
nhà, nơi công cộng, địa điểm thương mại hay công nghiệp.
18

• Sắc lệnh số 134 năm 1968 của Bộ nhà đất, vật dụng và dân cư thành thị
(MHUUC) cung cấp hướng dẫn từ các nguồn nội địa và công nghiệp bao
gồm chi tiết về việc thu thập, vận chuyển, trộn, thiêu và thải ra đất.
• Luật 4/1994 qui định về việc thiêu chất thải rắn
Bảng 1.6.1. Các yêu cầu pháp luật môi trường Ai Cập
cho nước thải công nghiệp
Luật 48/82:

Chất thải vào:
Ống dẫn nước
Thông số
(mg/1 trừ khi
có chú ý
khác)
Luật 4/94:
Chất thải ra
môi trường
biển
Luật 93/62
Chất thải ra
hệ thống kênh
rạch (sắc lệnh
44/2000)
Bể chứa nước
ngầm & các
nhánh/kênh
Dòng
chính
Thành
phố
Công
nghiệp
BOD
(5ngày,20
o
)
60 <600 20 30 60 60
COD 100 <1100 30 40 80 100

PH 6-9 6-9.5 6-9 6-9 6-9 6-9
Dầu & Mỡ 15 <100 5 5 10 10
Nhiệt độ (độ) 10
o
C> nhiệt độ
trung bình của
nơi nhận
<43 35 35 35 35
Tổngchất thải
rắn
60 <800 30 30 50 50
Chất rắn lát ── <10 ── 20 ── ──
Tổng chất rắn
hòa tan
2000 ── 800 1200 2000 2000
Clo ── <10 1 1 ── ──
1.6.3. Liên quan đến khí thải
Luật 4/1994 quy định lượng khí thải gây ô nhiễm tối đa trong nơi làm việc
tương ứng với các quá trình dệt may khác nhau được thể hiện trong bảng 1.6.2
Bảng 1.6.2 Giới hạn của các chất gây ô nhiễm trong Ngành dệt may Ai Cập
Giới hạn ngưỡng
Thời gian trung
bình
Giới hạn tiếp xúc
cho khoảng thời
gian ngắn
Chất gây ô nhiễm Các quá trình
ppm mg/m
3
ppm mg/m

3
Bụi bông Xe sợi, dệt, đan… 0.2 0.6
Sulfuric acid Giũ hồ, nhuộm ,
cacbon hóa

Sodium hydroxid hồ sợi, xử lý kiềm 2
Clo Tẩy trắng 1 3 3 9
Anilin Nhuộm 2 10 5 20
Ammonic Nhuộm 25 18 35 27
Ethylene Nhuộm 10 20
Urea In
Formaldehyt In, hoàn tất 2 3
Acetic acid In 10 25 15 37
Xylen In 100 435 150 655
Acrylonitril Hoàn tất 2
19

Silicon Hoàn tất 20
Phosphorus Hoàn tất g 0.1 0.3
Toluene Hoàn tất 100 375 150 560
Sáp Paraffin Hoàn tất 2 6
Khói Manganese Hội thảo
Carbon monoxid Lò hơi 50 55 400 440
Carbon dioxid Lò hơi
Carbon dioxid Lò hơi
Nitrogen dioxid Lò hơi, giũ hồ 3 6 5 10
Sulphur dioxid Lò hơi 2 5 5 10
Khói hàn 5

1.6.4 Liên quan đến chất độc hại và chất thải

Luật 4/1994 ban hành việc quản lý các chất độc hại và chất thải. Ngành công
nghiệp dệt may sử dụng một lượng lớn hóa chất trong các quá trình ướt, nhiều hóa
chất là độc hại. Các hóa chất này và nhiên liệu cho lò hơi, nằm trong qui định của
luật 4/1994. Luật bắt buộc những người sản xuất hay xử lý các hóa chất nguy hiểm
dưới dạng khí, lỏng hay r
ắn thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng
không có nguy hại môi trường nào diễn ra.Mục 25, 31 và 32 của các qui định quản
lý (sắc lệnh 338/1995) cụ thể hóa các cách phòng ngừa khi xử lý nhiên liệu độc
hại. Cất giữ nhiên liệu cho lò hơi được qui định trong luật 4 dành cho nhiên liệu
độc hại. Không có mục rõ ràng nào trong luật 4/1994 hay trong sắc lệnh 338/1995
(qui định quản lý), liên quan đến việc đăng kí cho các chất liệu độc hai; mục 33
liên quan
đến các chất thải độc hại, như bùn từ xử lý nước thải của các quá trình
ướt. Tuy nhiên, việc đăng kí các chất độc hại được đề cập gián tiếp trong mục 25
của các qui định quản lý liên quan đến việc áp dụng cho một chứng nhận.
1.7.CÁC CHÍNH SÁCH CỦA THÁI LAN.
1.7.1. Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và luật môi trường Thái lan
Luật môi trường Thái Lan, vấn đề Tăng cường và bảo tồn trong Luật Chất lượng
Môi trường quốc gia, B.E. 2535 (A.D. 1992), khác với các đối tác của mình ở các
nước khác ở chỗ nó chỉ là pháp luật môi trường quốc gia. Mục tiêu chính của nó là
để cung cấp những điều khoản cơ bản về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực như
tài nguyên thiên nhiên và kiểm soát ô nhiễm và là pháp luật môi trường toàn diện.
Có thể phân pháp luật môi trường thành hai loại: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
pháp luật bảo tồn, phòng ngừa ô nhiễm và pháp luật điều chỉnh. Việc thực thi pháp
luật như đã nói phụ thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng bởi các hoạt động.
Vấn đề ô nhiễm phát sinh từ ba nguồn chính, cụ thể là, ô nhiễm cộng đồng, ô
nhiễm nông nghiệp và ô nhiễm công nghiệp. Một thực tế là các nguồn công nghiệp
gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, và chất thải nguy hại.
1.7.1.1. Tăng cường và bảo tồn chất lượng môi trường quốc gia B.E. 2535 (A.D.
1992)

1. B
ảo đảm các quyền và nghĩa vụ của người dân theo những điều sau đây:
- Quyền được thông báo về thông tin môi trường
20

- Quyền nhận bồi thường từ nhà nước trong trường hợp thiệt hại được gây ra
bởi sự phân tán ô nhiễm hoặc do ô nhiễm gây ra bởi các hoạt động, dự án của
các cơ quan chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước
- Quyền khiếu lời buộc tội chống lại những người phạm tội như là một nhân
chứng liên quan tới bất kỳ hành động nào cam kết trong các vi phạm hoặc vi
phạm pháp luật liên quan đến kiểm soát ô nhiễm hoặc bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên
- Các nhiệm vụ hỗ trợ và hợp tác với viên chức có thẩm quyền trong việc thực
hiện nhiệm vụ liên quan đến việc tăng cường và bảo tồn môi trường chất
lượng
- Các nghĩa vụ tuân thủ luật và luật khác liên quan đến môi trường
2. Định rõ khu vực kiểm soát được ô nhiễm mà bị ảnh hưởng bởi vấn đề ô nhiễm
nghiêm trọng và cần khắc phục một cách khẩn cấp. Trong phần lớn trường hợp khu
vực có nhiều nhà máy. Việc chọn lựa khu vực bảo vệ môi trường và kiểm soát ô
nhiễm yêu cầu tất cả các hoạt động và các nhà máy đặt tại khu vực đó được thực
hiện theo yêu cầu đặc biệt cả về quản lý môi trường và tuân theo các tiêu chuẩn
chất lượng môi trường về nước và không khí
3. Thông qua Nguyên tắc trả phí từ phía người gây ô nhiễm (PPP) đối với công tác
quản lý môi trường. Yêu cầu khách hàng của nhà máy xử lý nước thải trung tâm
thông qua việc ban hành này để nộp lệ phí theo tỷ lệ cố định của pháp luật. Nếu
không nộp lệ phí hoặc xả nước thải bất hợp pháp tới nhà máy xử lý nước thải trung
tâm sẽ bị phạt tiền gấp 4 lần so với số tiền phí.
4. Thông qua nguyên tắc trách nhiệm dân sự nghiêm ngặt về yêu cầu bồi thường
của nạn nhân từ người gây ô nhiễm bởi vì chuyển trách nhiệm chứng minh tới
người gây ô nhiễm và do đó bảo vệ các quyền của nạn nhân.

5. Thông qua trách nhiệm với nhà nước trong trường hợp hủy hoại tài nguyên thiên
nhiên mà người gây ô nhiễm hoặc hủy hoại tài nguyên thiên nhiên thì phả
i bồi
thường thiệt hại và chi phí phục hồi đối với nhà nước.
6. Biện pháp phòng ngừa các vấn đề ô nhiễm từ các hoạt động hoặc dự án có tác
động đến môi trường bằng việc quy định các loại hình hoạt động hoặc dự án do tổ
chức Đánh giá tác động môi trường (EIA) đưa ra. Khi cần EIA sẽ đề cập đến các
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và hệ thống giám sát ô nhiễm và chúng s
ẽ được xem
xét bởi ủy ban đánh giá trước khi phê duyệt dự án. Nếu EIA không duyệt đánh giá,
thi hoạt động, dự án sẽ không được chấp thuận.
7. Phân quyền. quy định nghĩa vụ và quyền hạn của tỉnh trưởng để chuẩn bị kế
hoạch quản lý môi trường nếu khu vực được xem như là môi trường được bảo vệ
hoặc kiểm soát được ô nhiễm trong thẩm quyền của mình.
1.7.1.2. Luật nhà máy, B.E. 2535 (A.D. 1992)
Luật này kiểm soát các hoạt động nhà máy trực thuộc Sở Công nghiệp, B
ộ Công
nghiệp, như là một cơ quan thực thi pháp luật và Bộ đó ban hành những quy định
21

như các điều khoản phụ thuộc. Luật phân loại nhà máy theo các dạng và quy mô
của chúng thành 3 loại:
Loại thứ 1 là nhà máy ở dạng và quy mô ổn định cho phép hoạt động ngay từ ngày
đầu và có người điều hành nhà máy. Loại thứ 2 là nhà máy ở dạng và quy mô ổn
định và sẽ được vận hành khi cơ quan cấp phép cho phép vận hành hoạt động này.
Loại thứ 3 là nhà máy ở dạng và quy mô ổn định yêu cầu phải có giấy phép trước
khi xây d
ựng nhà máy.
Thực hiện sự phân loại trên theo quy mô và dạng nhà máy cùng với tính chân thực
về tác động đối với môi trường gây ra do hoạt động của nhà máy. Loại nhà máy

thư 3 yêu cầu giám sát ở mọi công đoạn do tác động nặng nề của nó đến môi
trường.
Mục tiêu của nhà máy kiểm soát theo đạo luật này là:
1. Xây dựng nhà máy
Không được phép xây dựng nhà máy loại 1 hoặc 2 ở bất cứ khu vực nào như khu
vực lân cận nơi cư trú hoặc trong vòng 50 mét trong khu vực công cộng hoặc trong
vòng 100 mét gần khu vực có thể dành cho nhà máy loại 3. Việc xây dựng phải
chắc chắn và được bảo đảm cũng như được trang bị hệ thống thông gió và bảo
quản các chất độc hại và không gây nguy hiểm hoặc gây khó chịu cho người khác
hoặc làm hư hại tài sản của họ.
2. Máy móc thiết bị phải bền, an toàn và kiên cố. Nó không gây rung động và đáp
ứng yêu cầu tiêu chuẩn.
3. Công nhân chịu trách nhiệm giám sát và sẽ là đội ngũ lâu năm trong hệ thống
ngăn ngừa ô nhiễm.
4. Kiểm soát chất thải
5. Sẽ xử lý nước thải ra và gây ô nhiễm không khí để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn
theo quy định của pháp luật trước khi thải ra ngoài nhà máy. Cũng yêu cầu lắp đặt
thiết bị xử lý.
6. Tiếng ồn không vượt quá mức tiêu chuẩn tiếng ồn theo quy định của pháp luật.
7. Chia rác thải, nước thải và chất thải thành hai tiểu loại:
(1) Chất thải nguy hại là vật liệu thải ra có chứa hóa chất và yêu cầu phải quản lý
an toàn và để trong thùng chứa kín. Xử lý của chúng theo các phương pháp theo
quy định của Bộ trưởng. Loại chất thải này phải được phân loại ngay từ rác thải
trong hộ gia đình.
(2) Rác thải hộ gia đình có nghĩa là rác văn phòng và chất thải ăn uống. Đối với
chất thải gia đình, quy định của Bộ số 1, B.E. 2541 (A.D. 1998) quy định rằng các
nhà máy trong phạm vi 14 tỉnh phải có sự cho phép của Giám đốc Sở công nghiệp
trước khi vận chuyển của nó.
8. Các chất nguy hại theo Quy định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp là vật liệu nổ,
chất cháy, đốt, vật liệu độc hại, chất ăn mòn, mài mòn, và các chất sức có hại cho

×