Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

ĐỀ CƯƠNG đạo đức kinh doanh UTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.44 KB, 37 trang )

ĐỀ CƯƠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 1
Câu 1: Hãy cho biết Đặc trưng phát triển các giai đoạn phát triển của đạo
đức KD ở phương Tây (từ thập niên 60 trở lại) Đạo đức kd thực sự phát triển
trong giai đoạn nào? Tại sao phương Đông từng sản sinh ra các triết lý đạo
đức Trung Hoa cổ đại có giá trị lớn như vậy nhưng lại ko phải là nguồn gốc
của đạo đức KD?
Trả lời:
· Đặc trưng phát triển các giai đoạn phát triển của đạo đức KD
Thập niên 60 của thế kỷ 20: Các vấn đề xã hội trong kinh doanh xuất hiện
Ví dụ như: Các chất độc hại bị xả thải, ô nhiễm, quảng cáo bị lừa gạt...
Trước những thực trạng đó xã hội cần phải có Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
- Thập niên 70: Đạo đức kinh doanh là 1 lĩnh vực mới
Các trường ĐH bắt đầu viết sách, giảng dạy các vấn đề liên quan đến trách
nhiệm xã hội.
Các DN đã bắt đầu ý thức tới hình ảnh của DN trong xã hội
- Thập niên 80: Thống nhất quan điểm về đạo đức kinh doanh
Các quan điểm về đạo đức kinh doanh phải dựa trên các nền tảng đó là các
sang kiến về hành vi và đạo đức kinh doanh của ngành công nghiệp Mỹ.
- Thập niên 90: Thể chế hóa ĐĐKD
Đưa pháp luật vào việc thực hiện DĐKD ở các DN và bất cứ DN nào cũng
phải có các chương trình thỏa ước về DĐKD.
- Những năm 2000: DĐKD là công cụ quản lý hiện đại


Đạo đức kinh doanh đang ngày càng được nhiều người quan tâm, những
nhà quản lý DN, các nhà nghiên cứu và các Chính phủ đang tìm cách xây
dựng những tiêu chuẩn cụ thể, có hệ thống có thể giúp các cá nhân và tổ
chức tìm ra các quyết định hợp lý về đạo đức.


· Qua 5 giai đoạn trên thì đạo đức kinh doanh thực sự phát triển ở giai đoạn
thập niên 70. Vì vào giai đoạn đó chính DN là người gây ra các tác động xấu
và khi đó họ phải chú ý tới DDKD.
· Phương Đông không phải là nguồn gốc của DĐKD vì:
- Ở các nước Phương Đông họ có 1 kho tàng về các triết lý đạo đức tuy
nhiên họ mới chỉ phát triển về mặt lý thuyết còn thực tiễn áp dụng trong kinh
doanh thì họ chưa phát triển
- Các nước Phương Đông nền kinh tế không phát triển, nền kinh tế chủ yếu
là nông nghệp do đó k có sự cạnh tranh trong nền kinh tế.
- Hệ tư tưởng không đổi mới, họ khó thay đổi lối suy nghĩ cũ để tiếp thu tư
tưởng đổi mới.
- Tính cách của những người ở các nước phương Đông luôn hướng nội và
mang tính bảo tồn.

Câu 2: Nghĩa vụ kinh tế là gì? Nghĩa vụ kinh tế đối với người tiêu dùng và
người lao động được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ thể hiện một trong
những nội dung trên?
Trả lời:
· Nghĩa vụ kinh tế: của 1 DN là sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn được
nhu cầu tiêu dùng của xã hội ở mức giá cả có thể cho phép duy trì được
công việc kinh doanh và làm hài long các chủ đầu tư.
- Đối với người tiêu dùng và người lao động: nghĩa vụ kinh tế của 1 tổ chức
là cung cấp hàng hóa dịch vụ, đảm bảo về chất lượng sản phẩm, an toàn
sản phẩm, định giá, tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, có chế
độ lương thưởng khi họ đạt được kết quả trong công việc.


- VD: Công ty Disoco hàng năm thường tổ chức các buổi du lịch cho cán bộ
trong công ty để nghỉ ngơi và tạo được sự gắn bó giữa các thành viên trong
công ty với công ty Disoco.

Đối với người tiêu dùng các sản phẩm của công ty luôn được đảm bảo về
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Câu 3: Nghĩa vụ kinh tế là gì? Nghĩa vụ kinh tế đối với chủ tài sản được thể
hiện như thế nào?
Trả lời:
· Nghĩa vụ kinh tế: của 1 DN là sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn được
nhu cầu tiêu dùng của xã hội ở mức giá cả có thể cho phép duy trì được
công việc kinh doanh và làm hài long các chủ đầu tư.
- Đối với chủ tài sản nghĩa vụ kinh tế của 1 tổ chức là bảo tồn và phát triển
các giá trị và tài sản được ủy thác . Những giá trị tài sản này có thể là của xã
hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp
mà đại điện là những nhà quản lý, lãnh đạo với những điều kiện và rang
buộc chính thức, nhất định.
- VD: Công ty TNHH Thiên Bình được một nhà đầu tư góp vốn là 1 chiếc xe
ô tô chở hàng. Khi đó trách nhiệm kinh tế mà công ty TNHH Thiên Bình phải
thực hiện đối với nhà đầu tư góp vốn bằng xe ô tô sẽ là phải bảo tồn và giữ
gìn chiếc xe đó, nếu như chiếc xe có hỏng phải được sửa chữa và bảo trì...
Câu 4: Đạo đức KD nghiên cứu vấn đề gì? Tại sao đạo đức kinh doanh xuất
hiện và phát triển muộn như vậy? Có thể giải thích như thế nào về sự phát
triển của đạo đức kinh doanh thông qua sự phát triển của mối quan hệ con
người ?
Câu 5: Thế nào là mâu thuẫn? Nêu khái quát những khía cạnh chủ yếu dẫn
đến mâu thuẫn? Tại sao mâu thuẫn về lợi ích lại trở nên phổ biến?
Trả lời
1.Mâu thuẫn là một phạm trù triết học để chỉ sự tồn tại song song của các
mặt đối lập. nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn là phải đấu tranh, không thỏa
hiệp. Triết học phương Tây kết luận rằng mâu thuẫn là động lực của sự phát


triển bởi vì trong mỗi một sự vật đều có ít nhất 2 mặt, 2 lập trường, 2 thế lực

đối kháng, và các thế lực đó sẽ tìm cách triệt tiêu nhau để chiếm lĩnh chủ
thể, quá trình đó đẩy mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm và khi mâu thuẫn
phát triển đến đỉnh điểm thì chủ thể sẽ biến đổi cả về lượng và chất sang
một hình thái mới.
2. Các khía cạnh chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn:
a. Mâu thuẫn về triết lý
Triết lý đạo đức của mỗi người được hình thành từ kinh nghiệm sống, nhận
thức, quan niệm, niềm tin của mỗi người và chi phối đến hành vi. Có thể xác
minh triết lý của mỗi người thông qua nhận thức và ý thức tôn trọng sự trung
thực và công bằng của người đó. Thực tế, trong kinh doanh các công ty luôn
hoạt động vì lợi ích của riêng mình tuy nhiên các mối quan hệ kinh doanh
phải được xây dựng và phát triển trên cơ sở tính trung thực, công bằng và
tin tưởng lẫn nhau. Tối thiểu, doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định của
pháp luật hiện hành, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, người tiêu dung,
cạnh tranh trung thực.
b. Mâu thuẫn về quyền lực
Trong mọi tổ chức, mối quan hệ giữa con người với con người thường được
thể hiện thông qua mối quan hệ quyền lực.
- Đối với các đối tượng hữu quan bên trong, quyền lực được thiết kế thành
cơ cấu tổ chức chính thức. Mâu thuẫn chủ yếu nảy sinh từ tình trạng không
tương ứng giữa quyền hạn và trách nhiệm, lạm dụng quyền hạn, đùn đẩy
trách nhiệm hoặc cục bộ trong phối hợp và san sẻ trách nhiệm.
- Đối với các đối tượng hữu quan bên ngoài, các vấn đề đạo đức lien quan
đến thông tin thường ở những quảng cáo lừa gạt, dán nhãn mác chung
chung, bán khuyến mại...làm người tiêu dung không dễ nhận ra những thông
tin được che đậy. Thông tin không chính xác có thể làm mất lòng tin của
người tiêu dùng đối với tổ chức.
c. Mâu thuẫn trong sự phối hợp
Sự phối hợp là mối quan hệ giữa con người với con người trong tổ chức
thông qua các phương tiện kỹ thuật và vật chất. Công nghệ hiện đại được

sử dụng trong kinh doanh tạo ra nhiều thuận lợi cho công tác quản lý cũng


như lợi thế cạnh tranh cho cho công ty nhưng bên cạnh đó cũng gây ra
những vấn đề đạo đức:
- Thứ nhất là vấn đề đạo đức liên quan tới việc bảo vệ quyền tác giả và
quyền đối với các tài sản trí tuệ
- Thứ 2, vấn đề đạo đức liên quan đến việc quảng cáo và bán hàng trên
mạng.
- Thứ 3, vddd liên quan đến bí mật thông tin cá nhân của khách hàng.
- Thứ 4, vddd liên quan đến quyền riêng tư và bí mật thông tin cá nhân của
người lao động.
d. Mâu thuẫn về lợi ích
Mâu thuẫn về lợi ích nảy sinh khi một người rơi vào tình thế buộc phải lựa
chọn hoặc lợi ích bản thân, hoặc lợi ích của những người khác hay lợi ích tổ
chức. Tồn tại dưới các hình thức: tiền lương, tiền thưởng, việc làm, quyền
lực, thị phần, hối lộ, tham nhũng, lại quả...không phải mọi đối tượng đều săn
lung những lợi ích như nhau và lợi ích có mối liên hệ nhân quả. Mâu thuẫn
về lợi ích là tình trạng phổ biến gây nhiều khó khăn cho người quản lý trong
thực hành đạo đức Kdoanh.
3. Bản chất của vấn đề đạo đức là sự mâu thuẫn hay tự mâu thuẫn. Trong
đó, mâu thuẫn về lợi ích trở nên phổ biến vì mâu thuẫn lợi ích chỉ là một khía
cạnh khác của mẫu thuẫn triết lý, quyền lực...Thứ 2 đó là do tâm lý ích kỷ
của con người. Lợi ích là động lực thúc đẩy con người ta hành động và cũng
luôn là vấn đề "nhạy cảm" dễ xảy ra tranh giành, mâu thuẫn. Trong thực tiễn
kinh doanh các công ty đều hành động vì lợi ích kinh tế của riêng mình, chạy
theo lợi nhuận mà cạnh tranh không trung thực. Chủ nghĩa cá nhân khiến
người ta đặt lợi ích cá nhân lấn át lợi ích tổ chức tập thể rất phổ biến ngày
nay.( trang 283)
Câu 6: Thế nào là mâu thuẫn? Tại sao mâu thuẫn về lợi ích lại trở nên phổ

biến? Nhiều người cho rằng "trích tỉ lệ %" hay "lại quả" chỉ là cách thức mới
của nền kinh tế thị trường để phân phối lại lợi ích, nhưng nhiều người lại nói
đó là hành vi vô đạo đức. Hãy cho biết ý kiến riêng.
Trả lời:


Người thực hiện giao dịch được hưởng tỷ lệ phần trăm khối lượng công việc,
để khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hay chiết khấu giảm giá cho
khách hàng để khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn. Thì đây chỉ
là một phương thức của nền kinh tế thị trường để phân phối lợi ích.
Nhưng trong nhiều trường hợp, người khi thi hành công vụ đã lợi dụng việc
này để gây thiệt hại lớn cho nhà nước.Bác sĩ kê đơn vô tội vạ, coi thường
tính mạng của người bệnh chỉ để được trích hoa hồng; cán bộ nhà nước
được giao trách nhiệm ký kết hợp đồng giao dịch phục vụ hoạt động đơn vị
thì bất chấp chất lượng, hiệu quả của công việc mà chỉ nhăm nhăm nhắm
đến số phần trăm giá trị hợp đồng được "lại quả... Đó là những vấn nạn do
"hoa hồng" gây ra. Khi đó thực chất việc chia hoa hồng, lại quả, thù lao,
phần trăm trái pháp luật là một hình thức biến tướng tinh vi của hành vi nhận
hối lộ, tham nhũng. Do đó, dù bất kỳ hình thức nào thì việc lợi dụng chức
trách được giao khi thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để được trích
hoa hồng nhằm tư túi là sai quy định, không hợp lý nếu gây hậu quả phải bị
xử lý nghiêm. Minh chứng cho vấn đề này là phần lớn các vụ tham nhũng,
nhận hối lộ được phát hiện thời gian gần đây đều bắt nguồn bằng việc lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để mua bán, chuyển nhượng, ký kết hợp đồng trái
quy định mục đích nhằm để được trích %, lại quả từ các hoạt động phi pháp
đó. Lúc này thì trích tỷ lệ % hay lại quả lại là hành vi vô đạo đức.
Câu 7: Mô tả sự hình thành thương hiệu theo quan điểm mô hình " con
người - tổ chức" ?
Trả lời:
Thương hiệu là bản sắc riêng của tổ chức phản ánh hệ thống những giá trị,

triết lý kinh doanh được tổ chức, doanh nghiệp tôn trọng và tạo ra được một
hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng và xã hội.
Cách tiếp cận "tổ chức - con người" khá đơn giản. Từ góc độ giải phẫu học,
mối liên hệ giữa 5 hệ thống thể chất của con người: (1) xương cốt, (2) cơ
bắp, (3) tuần hoàn, (4) tiêu hóa và (5) thần kinh điều khiển cũng tương tự
như 5 hệ thống trong một tổ chức doanh nghiệp gồm: (1) cấu trúc tổ chức,
(2) nhân lực, (3) tài chính và kế toán, (4) sản xuất và bán hàng và (5) là hệ
thống thông tin quản lý.
Theo quan điểm mô hình " con người - tổ chức" , vận dụng mô hình Maslow
có thể diễn đạt các cấp độ nhu cầu "tâm sinh lý" của 1 tổ chứ doanh nghiệp
như sau: Tồn tại (hoàn vốn) à Có lợi nhuận à Tăng trưởng à Uy tín, danh


tiếng à Biểu tượng (thương hiệu). Các doanh nghiệp luôn phải gắn mình với
thị trường thì mới có thể tồn tại được. Ở đó, chúng mới có cơ hội đạt được
những mục tiêu của mình. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp coi lợi nhuận
là 1 mục tiêu. Những doanh nghiệp chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận luôn có
xu thế hành động một cách "vị kỷ" và có khả năng sẵn sàng chấp nhận tất cả
các biện pháp kinh doanh vô đạo đức. Nhưng đối với các doanh nghiệp
muốn định hình "nhân cách" đạo đức tốt, lợi nhuận ko thể là mục tiêu, chúng
chỉ là bằng chứng về tình trạng "sức khỏe lành mạnh" và là 1 điều kiện để
triển khai các hoạt động của một công ty kinh doanh và là phương tiện đạt
được sự tăng trưởng.
Việc thực hiện đầy đủ những cam kết, nghĩa vụ pháp lý là điều kiện tối thiểu
để dành được sự thừa nhận của xã hội. Sự phát triển hay tăng trưởng cũng
là dấu hiệu đầu tiên của sự thừa nhận của cộng đồng những người đầu tư
hay người tiêu dùng. Nhưng để dành được sự tôn trọng doanh nghiệp phải
làm những điều mà xã hội, người tiêu dùng mong đợi, phải xây dựng giá trị
tinh thần bằng chính "hành vi đạo đức kinh doanh" của doanh nghiệp" thể
hiện thông qua nhân tố văn hóa doanh nghiệp.

Khi tự nguyện làm theo những quy tắc và chuẩn mực đạo đức về hành vi
trong mối quan hệ kinh doanh, mỗi thành viên đều góp phần vào việc hình
thành nên một nét đặc trưng riêng, 1 "bản sắc" riêng của doanh nghiệp.
Câu 8: Đối tượng hữu quan là gì? Doanh nghiệp có thể có những đối tượng
hữu quan nào ? Mối quan tâm chủ yếu của cộng đồng ? Lấy VD ?
Trả lời :
1. Đối tượng hữu quan là gì?
Đối tượng hữa quan là những người có mối quan tâm hoặc bị ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp bởi 1 quyết định của doanh nghiệp. Họ là những
người có quyền lợi cần được bảo vệ và có khả năng can thiệp nhằm làm
thay đổi quyết định hay kết quả của doanh nghiệp theo chiều hướng nhất
định.
2. Doanh nghiệp có thể có những đối tượng hữu quan nào ?
- Đối tượng hữu quan bên trong : chủ sở hữu, người quản lý, người lao
động.


- Đối tượng hữu quan bên ngoài: khách hàng, cạnh tranh, cộng đồng, chính
phủ.
3. Mối quan tâm chủ yếu của cộng đồng là :
Mối quan tâm của cộng đồng thường rất cụ thể như khai thác và sử dụng tài
nguyên, những thay đổi về môi trường địa lý, tự nhiên, ONMT (khí thải, chất
thải rắn, nước thải, tiếng ồn...)
- Sự bền vững và lành mạnh của môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội - tự
nhiên.
- Trách nhiệm xã hội.
- Nghĩa vụ pháp lý, đạo đức.
4. Lấy VD :
Trước vụ việc dòng sông Thị Vải bị công ty Vedan làm ô nhiễm nghiêm trọng
trong 9 năm liên tục xả thải độc hại không qua xử lý, dư luận cộng đồng đã

có những phản ứng mạnh mẽ, lên án hành động vô đạo đức đó, tẩy chay
hàng hóa cty tại các siêu thị đại lý. Trước những phản ứng gay gắt đó của
dư luận đã khiến công ty VD phải thay đổi cách thức hoạt động chú trọng tới
bảo vệ môi trườg và phải bồi thường, khắc phục hậu quả.
Câu 9: Đối tượng hữu quan là gì? DN có thể có những đối tượng hữu quan
nào? Mối quan tâm chủ yếu của chính phủ là gì? Lấy VD.

Đối tượng hữu quan là những người vì lý do riêng có mối quan tâm hoặc có
thể bị ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp , bởi một quyết định của doanh
nghiệp; họ là những người có quyền lợi cần được bảo vệ và có khả năng
can thiệp nhằm thay đổi quyết định của tổ chức.
Những đối tượng hữu quan có thể có của DN là:
- Đối tượng hữu quan bên trong
+ Chủ sở hữu


+ Người quản lý
+ Người lao động
- Đối tượng hữu quan bên ngoài
+ Khách hàng
+ Đối thủ cạnh tranh
+ Cộng đồng
+ Chính phủ
Mối quan tâm chủ yếu của chính phủ là:
Khác với các đối tượng hữu quan khác. Chính phủ là một đối tượng trung
gian và không có lợi ích cụ thể, trực tiếp trong các quyết định và hoạt động
kinh doanh của DN.
Do là cơ quan quyền lực đại diện cho hệ thống pháp luật và lợi ích của tất cả
các đối tượng khác nhau trong xã hội chính vì vậy lợi ích của chính phủ
không thể đo lường bằng lợi ích thông thường của 1 DN mà là :

- Sự cân bằng, bình đẳng, trung thực, công bằng, công lý
- Sự phát triển bền vững của môi trường kinh tế- văn hóa- xã hội- tự nhiên.
- Thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm kinh tế- pháo lý- đạo đức- nhân
đạo.
VD:
Câu 10: Nghĩa vụ pháp lý là gì? Gồm những nội dung nào? Vì sao cần bảo
vệ người tiêu dùng? Lấy 1 VD.

Ngĩa vụ pháp lý của DN là thực hiện đầy đủ những quy định về pháp luật
chính thức đối với những đối tượng hữu quan trong cạnh tranh và đối với
môi trường tự nhiên do pháp luật hiện hành quy định.


Về cơ bản nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật pháp liên quan đến 5
khía cạnh:
- Điều tiết cạnh tranh
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Bảo vệ môi trường
- An toàn và bình đẳng
- Khuyến khích phát hiện và ngăn hành vi sai trái
Cần bảo vệ người tiêu dung vì:
Trình độ nhấn thức và khả năng tham gia khi gia quyết định tiêu dùng của
các đối tượng khác nhau, trong đó người sản xuất và người quảng cáo có
trình độ cao hơn hẳn và năng lực gần như tuyệt đối so với đối tượng khác.
Điển hình luật bảo vệ người tiêu dùng đó là những quy định giám sát chặt
chẽ về quảng cáo và an toàn sản phẩm.
VD:
Câu 11: Nghĩa vụ pháp lý là gì? Gồm những nội dung nào? Tại sao nói " việc
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý qui định trong bộ luật chưa phải là căn cứ
đầy đủ để đánh giá tư cách đạo đức của một cá nhân hay tập thể" ? Hãy giải

thích?
Ngĩa vụ pháp lý của DN là thực hiện đầy đủ những quy định về pháp luật
chính thức đối với những đối tượng hữu quan trong cạnh tranh và đối với
môi trường tự nhiên do pháp luật hiện hành quy định.
Về cơ bản nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật pháp liên quan đến 5
khía cạnh:
- Điều tiết cạnh tranh
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Bảo vệ môi trường


- An toàn và bình đẳng
- Khuyến khích phát hiện và ngăn hành vi sai trái
Việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý qui định trong bộ luật chưa phải là
căn cứ đầy đủ để đánh giá tư cách đạo đức của một cá nhân hay tập thể vì:
- Nghĩa vụ pháp lý quy định trong bộ luật chỉ yêu cầu công ty thực hiện đầy
đủ những quy định của luật pháp như một yêu cầu tối thiểu trong hành vi xã
hội của một tổ chức, một cá nhân cần thực hiện.
- Luật pháp không thể là căn cứ để phán xét một hành động là có đạo đức
hay vô đạo đức trong một trường hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lập những quy
tắc cơ bản cho những hành động được coi là có trách nhiệm trong kinh
doanh.
- Để đánh giá đạo đức của một DN cần cả một quá trình gồm rất nhiều hoạt
động và biểu hiện của DN. Đạo đức là một phạm trù cao hơn Pháp luật.
Câu 12: Nghĩa vụ pháp lý là gì? Gồm những nội dung nào? Điều tiết cạnh
tranh có tác dụng gì? Lấy 1 VD.
Ngĩa vụ pháp lý của DN là thực hiện đầy đủ những quy định về pháp luật
chính thức đối với những đối tượng hữu quan trong cạnh tranh và đối với
môi trường tự nhiên do pháp luật hiện hành quy định.
Về cơ bản nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật pháp liên quan đến 5

khía cạnh:
- Điều tiết cạnh tranh
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Bảo vệ môi trường
- An toàn và bình đẳng
- Khuyến khích phát hiện và ngăn hành vi sai trái
Điều tiết cạnh tranh có tác dụng:


Kiểm soát tình trạng quyền lực độc quyền, ngăn chặn các biện pháp định giá
không công bằng. Vì quyền lực độc quyền có thế dẫn đến những thiệt hại
cho xã hội và các đối tượng hữu quan , như nền kinh tế kém hiệu quả do
mất không về phúc lợi xã hội, phân phối phúc lợi xã hội không công bằng do
một phần thặng dư của người tiêu dùng hay người cung ứng bị cướp đoạt.
VD:
Câu 13: Nghĩa vụ pháp lý là gì? Gồm những nội dung nào? Vì sao phải
khuyến khích cạnh tranh? Lấy 1 VD.
Ngĩa vụ pháp lý của DN là thực hiện đầy đủ những quy định về pháp luật
chính thức đối với những đối tượng hữu quan trong cạnh tranh và đối với
môi trường tự nhiên do pháp luật hiện hành quy định.
Về cơ bản nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật pháp liên quan đến 5
khía cạnh:
- Điều tiết cạnh tranh
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Bảo vệ môi trường
- An toàn và bình đẳng
- Khuyến khích phát hiện và ngăn hành vi sai trái
Phải khuyến khích cạnh tranh vì:
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và
trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển,

góp phần vào sự phát triển kinh tế.
Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt
hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên
cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới
nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong
quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở
đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém


phát triển.
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản
xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có
chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệtri thức khoa học, công nghệ trong đó cao
hơn... để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.
VD:
CHƯƠNG 2
Câu 14: Alogoritnm đạo đức là gì? Tiếp cận Algorithm đạo đức có ưu điểm gì
so với cách tiếp cận truyền thống? Vẽ sơ đồ "Các nhân tố của quá trình ra
quyết định đạo đức"?
1/ Alogoritnm đạo đức là gì?
Alogoritnm là 1 thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong toán học để chỉ 1
phương pháp hệ thống nhằm giải quyết 1 nhóm vấn đề nhất định.
Trong lĩnh vực tin học: Thuật ngữ Alogoritnm chỉ 1 tập hợp hữu hạn những
bước công việc nhất định đã xác định trước để chỉ dẫn cách giải quyết 1 vấn
đề cụ thể.
Trong nghiên cứu hành vi, thuật ngữ Alogoritnm đạo đức chỉ 1 tập hợp có hệ
thống những câu hỏi logic được sử dụng làm cơ sở cho việc xác minh
những nhân tố cơ bản hình thành nên hành vi và quyết định sự khác nhau
trong hành vi giữa các cá nhân, hay ở từng hoàn cảnh.
2/ Ưu điểm của cách tiếp cận bằng phương pháp Alogoritnm so với phương

pháp truyền thống:
- Cách tiếp cận truyền thống có hạn chế là không đưa ra được 1 phương
pháp hay công cụ phân tích cho người quản lý để ra quyết định. Do đó khó
có thể đưa ra được những quyết định khả thi và thiết thực trong các hoạt
động quản lý.
- Cách tiếp cận = Algorithm có tính logic và thực hành do làm roc được
những nhân tố của quá trình ra quyết định và mối liên hệ giữa chúng, vì vậy
có thể xác minh tính xác đáng của các nhân tố này trong những hoàn cảnh
nhất định.


3/Sơ đồ "các nhân tố của quá trình ra quyết định đạo đức".

Câu 15: Động cơ là gì?Làm thế nào để xác minh động cơ? Lấy ví dụ thể hiện
mối quan hệ chặt chẽ giữa động cơ - mục đích - hành vi?
1/ Động cơ là gì?
Là nguồn sức mạnh nội tại của con người thôi thúc và hướng hành vi của
con người tới việc đạt được được mực tiêu nhất định.
Động cơ xuất phát từ bên trong con người, là những yếu tố sinh lý bắt nguồn
từ nhu cầu sống còn và phát triển, và những yếu tố tâm lý bắt nguồn từ giao
tiếp và thích nghi.
Động cơ là nguồn thúc đẩy con người hành động.
2/ Làm thế nào để xác minh động cơ?
1 cách tiếp cận rất hữu hiệu trong việc tìm hiểu động cơ con người bắt
nguồn từ quan điểm cho rằng " động cơ là nguyên nhân gốc rễ của hành vi,
là nguyên nhân của nguyên nhân các vấn đề". Như vậy, việc xác minh động
cơ thực chất là việc liên tiếp trả lời liên tiếp các câu hỏi " tại sao" hay "vì lý
do gì" 1 cách có hệ thống theo phản ứng dây chuyền, bắt đầu từ những hiện
tượng để các định nguyên nhân và nguyên nhân của nguyên nhân, hay
nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, hiện tượng. Nó được khái quát trong 1

phương pháp phân tích- phương pháp phân tích nguyên nhân hay phân tích
vấn đề - được sử dụng phổ biến trong thực tiễn.


Hình minh họa 3.12 ( SGK- 189)
Thực chất của phương pháp phân tích vấn đề là xác định mối liên hệ nhân
quả giữa các yếu tố 1 cách có hệ thống để tìm ra bản chất của vấn đề - hiện
tượng. Thường thì hiện tượng luôn là kết quả, bản chất là nguyên nhân. Đến
lượt nó nguyên nhân lại là hệ quả của 1 hay nhiều nguyên nhân sâu xa nào
đó
Câu 16: 1/ Ưu điểm của cách tiếp cận Alogorithm đạo đức là gì? (= câu 14)
2/ Đặc điểm cơ bản của các nhân tố đầu vào của quá trình ra quyết định đạo
đức?
* Tình trạng bức xúc của vấn đề: Đứng trước 1 vấn đề đạo đức, con người bị
thôi thúc phải hành động khi họ cảm thấy bức xúc đến mức độ nào đó.
- Mức độ ( cường độ) bức xúc của vấn đề đạo đức là khái niệm nhận thức
về 1 vấn đề quan trọng của 1 vấn đề đạo đức đối với 1 cá nhân, tập thể hay
tổ chức. Nó phản ánh tính cách cá nhân, giá trị, niềm tin, nhu cầu và nhận
thức.
- Nó phản ánh tính nhạy cảm về 1 cá nhân, tập thể trước 1 vấn đề trong
cuộc sống.
- Nó được coi như là 1 nhân tố then chốt trong quá trình ra quyết định về đạo
đức.
* Trạng thái ý thức đạo đức của cá nhân.
- Mô hình phát triển ý thức đạo đức của Lawrence Kohlberg gồm 6 giai đoạn:
+ Giai đoạn trừng phạt và tuân lệnh: Đặc trưng của giai đoạn này là sự tuân
lệnh.
+ Giai đoạn mục tiêu công cụ và trao đổi cá nhân: Đặc trưng của giai đoạn
này là sự công bằng đối với cá nhân và hình thức giao tiếp chủ yếu là qua
quan hệ trao đổi, " có đi, có lại".

+ Giai đoạn kỳ vọng liên nhân cách, quan hệ và hào nhập đa phương: Đặc
trưng của giai đoạn này là mối quan tâm đến sự công bằng đối với những


người xung quanh.
+ Giai đoạn hệ thống xã hội và thực thi nghĩa vụ: Đặc trưng của giai đoạn
này là thực thi nghĩa vụ và duy trì trật tự xã hội.
+ Giai đoạn quyền ưu tiên, cam kết xã hội và lợi ích: Đặc trưng của giai đoạn
này là sự cân nhắc về lợi ích của mọi đối tượng xã hội khi ra quyết định.
+ Giai đoạn nguyên lý đạo đức phổ biến: Đặc trưng của giai đoạn này là coi
trọng nguyên lý đạo đức xã hội căn bản, phổ biến.
- Mức độ phát triển về đạo đức cá nhân của 1 người sẽ có vai trò quyết định
đến nhận thức và phản ứng của người đó đến 1 vấn đề đạo đức.
- 6 bước trên có thể chia làm 3 cấp độ:
+ Cấp độ cá nhân gồm: giai đoạn 1 và 2: Con người chỉ quan tâm đến những
lợi ích cụ thể và cá nhân, đến những phần thưởng hay trừng phạt đến từ
bên ngoài.
+ Cấp độ xã hội gồm 2 giai đoạn 3 và 4: Con người định nghĩa đúng sai căn
cứ vào kỳ vọng của xã hội.
+ Cấp độ nguyên tắc gồm giai đoạn 5 và 6: Con người luôn vượt trên những
chuẩn mực, luật lệ và quyền lực của cá nhân, tập thể. Con người ra quyết
định về đạo đức bất chấp những sức ép từ bên ngoài.
* Nhân tố văn hóa doanh nghiệp.
Là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị được chấp thuận chung trong 1 tổ chức có
ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của nhân viên. Bao
gồm các yếu tố:
- Bầu không khí đạo đức: Là 1 bộ phận cấu thành của văn hóa DN. Gồm các
chuẩn mực đạo đức, quan điểm và hành vi của những người lãnh đạo trong
các vấn đề đạo đức, các chính sách liên quan đến đạo đức, ảnh hưởng của
tập thể lao động và cơ hội cho những hành vi đạo đức này sinh.

- Nhân cách chi phối: Những đồng nghiệp, cấp trên hoặc cấp dưới có tính
cách có thể ảnh hưởng đến những thành viên khác của 1 nhóm hay 1 tập
thể về mặt đạo đức.


- Áp lực công việc: Được hình thành từ những bức xúc, mâu thuẫn, kết quả
không như ý do sự không nhất quán trong những quyết định liên quan đến
công việc.
- Cơ hội cho những hành vi phi đạo đức: Có thể nảy nảy sinh do sự xuất
hiện những nhân tố kích thích từ bên ngoài hay trong nội bộ tổ chức, những
khiếm khuyết trong vệc ngăn chặn những hành vi đạo đức.
3/ Sự khác nhau giữa các yếu tố đầu vào:

Nội sinh

Ngoại sinh

- Gắn với từng cá nhân, tổ chức ra quyết định
- Là kết quả của 1 quá trình rèn luyện qua học tập và lao động hoặc của quá
trình trưởng thành và phát triển trong quá khứ
- Chịu sự tác động của nhân tố ngoại sinh

- Mang tính tác động đến các cá nhân và tổ chức và tính tổ chức
- Được hình thành bởi sự đóng góp của nhiều người theo 1 sự chỉ đạo tống
nhất

- Có ảnh hưởng quan trọng đến nhân tố nội sinh, trong 1 số trường nó có thể
quyết định việc hành động của yếu tố nội sinh.



Câu 17: Alogorithm đạo đức là gì? Các nhân tố đầu vào cơ bản của quá trình
này? Trình bày 3 cấp độ của sự phát triển ý thức đạo đức của Kohlberg?
Hãy lấy 1 VD ở cấp độ nguyên tắc
1/ Alogorithm đạo đức là gì? ( Câu 14).
2/Các nhân tố đầu vào cơ bản của quá trình này? (câu 16)
3/ 3 cấp độ của sự phát triển ý thức đạo đức của Kohlberg:
· Cấp độ cá nhân: Con người chỉ quan tâm đến lợi ích cụ thể và cá nhân,
đến những phần thưởng hay trừng phạt có nguồn gốc từ bên ngoài.
· Cấp độ xã hội: Con người định nghĩa đúng sai căn cứ vào kỳ vọng của xã
hội hay những nhóm người nhất định về những hành vi mong muốn.
· Cấp độ nguyên tắc: Con người luôn vượt lên trên những chuẩn mực, luật lệ
và quyền lực của cá nhân, tập thể. Ở cấp độ này con người ra quyết định về
đạo đức bất chấp những sức ép từ bên ngoài.

Câu 18: Tính chất đặc trưng của hệ quả? Mối quan hệ giữa kết quả và hệ
quả? Lấy 1 VD thể hiện mqh này?
1/ Tính chất đặc trưng của hệ quả? Tính tác động và tính ảnh hưởng lan
chuyền.
- Tính tác động: Nghĩa là sức mạnh của 1 sự kiện, ý tưởng hay điều gì đó
trong việc làm thay đổi về 1 hoàn cảnh hay trạng thái.
- Tính ảnh hưởng lan truyền: Đó là quá trình tạo lên 1 ảnh hưởng đủ mạnh
hay bền vững để dẫn đến 1 sự phản ứng hay 1 sự thay đổi trong hành động,
tư tưởng, trong bản chất hay hành vi của 1 trạng thái hay con người.
2/ Mối quan hệ giữa kết quả và hệ quả:
- Kq và Hq có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hệ quả là 1 hệ thống các kết


quả tương hỗ.
- 1 sự thay đổi ở 1 nhân tố sẽ dẫn đến những phản ứng dây chuyền sang
các nhân tố khác trong hệ thống, trong đó những KQ xuất hiện ở nhân tố

trước đóng vai trò tác nhân " đầu vào" của nhân tố tiếp theo trong việc tạo ra
những thay đổi hay kết quả ở những nhân tố này. Hệ quả là biểu hiện của
ảnh hưởng liên tiếp, rộng lớn của các kết quả do 1 hành động hay hành vi
gây ra và lan truyền trong toàn bộ hệ thống nhờ mối quan hệ tương hỗ,
nhân- quả.
Câu 19: Algoritnm đạo đức là gì? Phương tiện bao gồm những nội dung
chính nào? Lấy ví dụ?
1. Algoritnm đạo đức là gì?
Trong nghiên cứu về hành vi, thuật ngữ Algoritnm đạo đức chỉ một tập hợp
có hệ thống những câu hỏi logic được sử dụng làm cơ sở cho việc xác minh
những nhân tố cơ bản hình thành nên hành vi và quyết định sự khác nhau
trong hành vi giữa các cá nhân, hay ở từng hoàn cảnh. Những câu hỏi logic
đó là:
Một ai đó, khi hành động <=> ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN
Là vì một lý do nào đó <=> TÁC NHÂN
Bị thôi thúc bởi một sức mạnh nào đó <=> ĐỘNG CƠ
Để nhằm đạt được điều gì đó <=> MỤC ĐÍCH
Sẽ thực hiện theo cách thức nào đó <=> PHƯƠNG TIỆN
Và gây tác động như thế nào đó <=> HỆ QUẢ
2. Nội dung chính của phương tiện
Trong algoritnm đạo đức, " phương tiện" chính là hành vi hay cách thức
hành động của một người để đạt tới mục đích đã định.
Phương tiện gồm 2 nội dung
(i) phương pháp hành động


(ii) các công cụ sử dụng khi hành động
Phương pháp hành động là logic hay cách tổ chức của "công nghệ" được
thể hiện thành biện pháp, quy trình có thể sử dụng khi tác nghiệp để thực
hiện một mục đích.

* Phương pháp hành động của một người được hình thành từ kiến thức, lý
luận, phương pháp khoa học, nguyên lý, nguyên tắc liên quan đến các lĩnh
vực chuyên môn và quan hệ con người mà người đó đã tích lũy và rèn
luyện.Phương pháp hành động cũng được quyết định bởi thói quen (kinh
nghiệm), năng lực ra quyết định và hành động.
Lựa chọn pp hành động bị chi phối bởi mục đích cần đạt, trình độ nhận thức
về đạo đức, năng lực, thói quen hành động và công cụ có thể sử dụng
Trong hành vi, có thể coi phương pháp hành động là "phàn mềm", và để
hoàn thành mục đích một cách thành công và có hiệu quả chúng cần đến sự
hậu thuẫn tích cực của một "phần cứng" là các công cụ tác nghiệp
* Công cụ tác nghiệp là các phương tiện vật chất hoặc phi vật chất như thiết
bị và hệ thống kỹ thuật, nguồn tài chính, hệ thống quản lý và pháp luật hiện
hành.
Trong sản xuất, công cụ tác nghiệp chủ yếu là những thiết bị máy móc, hệ
thống kỹ thuật sử dụng để biến đổi y/ tố sx thành sp. Theo lý thuyết về kte thị
trường, yt sx chia thành 3 nhóm gồm: "vốn vật chất", "lao động", và " đất
đai".bên cạch đó thì "thông tin" được coi là một yt sx mới có tầm quan trọng
ngày càng lớn
Trong các hđ dịch vụ và kd thương mại, hệ thống và phương tiện quản lý
được sử dụng nhiều hơn làm "công cụ tác nghiệp" và có vai trò quan trọng
hơn nhiều
Trong quan hệ con người, nếu xét hành vi như 1 quá trình ra quyết định,
phương tiện được sd chỉ khi cần thiết để thực hiện một hành vi. Như vậy
việc lựa chọn sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi và cách thức thực hiện
hành vi. Đối với tất cả mọi người, hệ thống và phương tiện phấp luật là
"công cụ tác nghiệp" chính thức, phổ biến và đắc lực nhất để giải quyết các
vấn đề về quan hệ con người.


Năng lực hành động của một người còn phụ thuộc sức mạnh của người đó.

Trong quan hệ, sức mạnh của một người được quyết định bởi tính đúng đắn
trong các quyết định
Tính đúng đắn của các quyết định về pp hành động luôn tạo ra sự tin cậy và
sự kính trọng ở người khác, ngay cả khi các qđ đó là để ng khác thực hiện.
Vì vậy năng lực ra qđ đúng đắn về pp hành động cho con người một nguồn
sức mạnh - trí lực
Tính đúng đắn của các qđ trong việc lựa chọn yt, kết hợp yt và lựa chọn
công cụ, trong cách sử dụng nguồn tài chính trong qtr hoạt dộng là nhân tố
qđ sự thành công trong mt cạnh tranh. Trong mối quan hệ con người, quyền
lực ra qđ hay năng lực điều khiển hoặc chi phối các ytsx của một người tạo
cho họ sức mạnh - tài lực.
CHƯƠNG 3
Câu 20: Khái niệm VHDN? Nêu các bước xây dựng VHDN? Chứng minh
bản chất thay đổi của văn hóa? Lấy ví dụ?
1. Khái niệm VHDN
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị , niềm tin chủ
đạo, nhận thức và pp tư duy được mọi tổ chức của một tổ chức cùng đồng
thuận và nó ảnh hưởng đến cách thức hành động của các thành viên.
2. Các bước xây dựng VHDN
B1: Xác định giai đoạn hiện tại của VHDN
B2: Xác định mô hình VHDN mà DN mong muốN
· Mô hình quan điểm tổ chức định hướng con người
a) Tổ chức là một "cỗ máy"
Ví dụ mô hình tổ chức theo kiểu này là những tổ chức hành chính, hãng sx
cơ khí, những nơi công việc có thể xác định rõ ràng, "công nghệ" có tính "tập
quán"...
b) Tổ chức là 1 " bộ não"


c) Tổ chức như một " nền văn hóa"

d) Tổ chức như một "hệ thống chính trị"
e) Tổ chức như một "công cụ thống trị"
· Mô hình quan điểm tổ chức định hướng môi trường
a) Tổ chức là một "cơ thể sống"
b) Tổ chức như một "rãnh mòn tâm lý"
c) Tổ chức như một "dòng chảy, biến hóa"
· Mô hình quan điểm tổ chức định hướng "con người - tổ chức"
B3: Tiến hành xây dựng VHDN theo mô hình chọn lựa
B4: Duy trì nền văn hóa đã xây dựng được
3. Chứng minh bản chất thay đổi của văn hóa
Tạo lập => Củng cố => Hòa nhập => Suy thoái
Bản sắc văn hóa có thể được tạo lập. Những người có khả năng tạo lập giá
trị và bản sắc văn hóa thường là những người sang lập. Ngay từ buổi đầu
lập ngiệp họ đã định rõ sứ mệnh của tổ chức và những giá trị, bản sắc văn
hóa riêng của tổ chức. Một khi thực tiễn khắc nghiệt đã kiểm chứng tính
đúng đắn và phù hợp của bản sắc văn hóa riêng trong việc tạo lập sự nghiệp
của 1 dn và giúp dn đứng vững, bản sắc văn hóa sẽ định hình và được củng
cố. Khi đó triết lý và phong cách lãnh đạo thường mang đậm nét văn hóa sứ
mệnh. Văn hóa được tạo lập chủ yếu khi các tổ chức mới thành lập, chưa có
bản sắc văn hóa riêng vững chắc.
Bản sắc văn hóa cũng có thể được hình thành từ việc củng cố. Trong những
trường hợp như vậy người lãnh đạo thường tìm cách giữ gìn, bảo vệ những
giá trị đạo đức và văn hóa thịnh hành. Khi đó triết lý và phong cách lãnh đạo
sẽ mang đậm nét văn hóa nhất quán
Bản sắc văn hóa có thể được hình thành từ sự hòa nhập. Những người lãnh


đạo thường có phong cách dân chủ, hòa nhập. Họ luôn chú ý lắng nghe và
tìm cách hòa đồng. Họ thường đóng vai trò kết nối, điều hòa, cổ vũ, chia sẻ
với những người khác. Khi đó triết lý và phong cách lãnh đạo sẽ mang đậm

nét văn hóa hòa nhập
Bản sắc văn hóa có thể thay đổi. Sự thay đổi về văn hóa đôi khi là cần thiết
khi bên trong tổ chức xuất hiện những thay đổi căn bản như về công nghệ
hay quản lý. Áp lực từ những thay đổi này đòi hỏi phải có những thay đổi về
phong cách, về triết lý quản lý, về phương châm hành động. Khi thay đổi văn
hóa, triết lý và phong cách lãnh đạo mang đậm nét văn hóa thích ứng
Câu 21: Khái niệm VHDN? Nêu những biểu hiện của VHDN? Tại sao yt kiến
trúc được dn quan tâm? VD?
1, Khái niệm VHDN?
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị , niềm tin chủ
đạo, nhận thức và pp tư duy được mọi tổ chức của một tổ chức cùng đồng
thuận và nó ảnh hưởng đến cách thức hành động của các thành viên
2, Những biểu hiện của VHDN
Văn hóa dn trong 1 dn tồn tại ở 2 cấp độ. Ở bề nổi là những biểu trưng trực
quan, những j mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy ví dụ
như phong cách, màu sắc, thiết kế, biểu tượng...Cấp độ 2 là các biểu tượng
phi trực quan bao gồm lý tưởng, niềm tin, thái độ và pp tư duy, ảnh hưởng
của truyền thống và ls ptr của tổ chức đối với các thành viên.
· Các biểu trưng trực quan của VHDN
Vhdn của 1 tổ chức được thể hiện bằng những biểu trưng trực quan điển
hình là: (a)đặc điểm kiến trúc, (b)nghi lễ, (c)giai thoại, (d)biểu tượng, (e)ngôn
ngữ và (f)ấn phẩm điển hình. Những biểu trưng trực quan này thể hiện
những giá trị thầm kín hơn nằm sâu bên trong hệ thống tổ chức mà mỗi
thành viên và những người hữu quan có thể cảm nhận được.
(a) Kiến trúc đặc trưng
Những kiến trúc đặc trưng của 1 tổ chức gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế
nội thất công sở.


Phần lớn các công ty đều muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác

biệt, thành công và sức mạnh của họ bằng những công trình kiến trúc đặc
biệt và đồ sộ.
Những thiết kế nội thất cũng rất được các công ty quan tâm. Từ những vấn
đề rất lớn như tiêu chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng,
thiết kế nội thất như mặt bằng, quầy, bàn ghế, lối di...đến những chi tiết nhỏ
như vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúng trong pog vệ sinh...Tất cả
đều được sử dụng để tạo ấn tượng thân quen, thiện trí và được quan tâm
(b) Nghi lễ
Nghi lễ là những hoạt động đã được dự kiến từ trc và chuẩn bị kỹ lưỡng
dưới hình thức các hđ, sự kiện văn hóa - xã hội chính thức, nghiêm trang,
tình cảm được thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ
tổ chức và thường được tổ chức vì lợi ích của nhũng ng tham dự
Có 4 loại nghi lễ: chuyển giao, củng cố, nhắc nhở, và liên kết
(c) Giai thoại
Thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực được mọi thành viên trong
tổ chức cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới

(d) Biểu tượng : Biểu tượng là một thứ gì đó biểu thị một thứ gì đó không
phải là chính nó và có tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ
mà nó biểu thị.
Các công trình kiến trúc , lễ nghi giai thoại , khẩu hiệu đều chứa đựng những
đặc trưng của biểu tượng .Một biểu tượng khác là logo hay một tác phẩm
sáng tạo được thiết kế để thể hiện hình tượng về một tổ chức , một doanh
nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông.
Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nên được các tổ
chức , doanh nghiệp rất chú trọng.

(e) Ngôn ngữ , khẩu hiệu.



Một dạng biểu trưng quan trọng khác thường được sử dụng để gây ảnh
hưởng đến văn hóa doanh nghiệp là ngôn ngữ.
Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm và không chỉ nhân viên mà cả khách
hàng và nhiều người khác trích dẫn.
Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hoạt động , kinh doanh
của một tổ chức một công ty.Vì vậy chúng cần được liên hệ với bản tuyên bố
sứ mệnh của tổ chức , công ty để hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của chúng.

(f) Ấn phẩm điển hình.

Những ấn phẩm điển hình là một số những tư liệu chính thức có thể giúp
những người hữu quan có thể nhận thấy được rõ hơn về cấu trúc văn hóa
và của một tổ chức.
Những tài liệu này có thể giúp làm rõ mục tiêu của tổ chức phương châm
hành động , niềm tin và giá trị chủ đạo , triết lý quản lý , thái độ đối với lao
động , công ty, người tiêu dùng , xã hội.
Các biểu trưng trực quan luôn chứa đựng những giá trị tiềm ẩn mà tổ chức ,
doanh nghiệp muốn truyền đạt cho những người hữu quan bên trong và bên
ngoài.
· Thiết kế kiến trúc được các tổ chức rất quan tâm là vì những lí do sau:
- Kiến trúc ngoại thất có thể ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người về
phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc.
- Ví dụ như kiến trúc nhà thờ tạo ấn tượng quyền lực, thâm nghiêm ;chùa
chiền tạo ấn tượng thanh bạch, thoát tục; thư viện gây ấn tượng thông thái,
tập trung cao độ.
- Công trình kiến trúc có thể được coi là một "linh vật" biểu thị một ý nghĩa,
giá trị nào đó của một tổ chức xã hội.Ví dụ tháp Eiffel của pháp, Tháp Đôi
của Mỹ hay của Malaysia, tháp truyền hình của một số nước, Vạn Lý Trường



×