Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Skkn một số biện pháp trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.6 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi:

- Hội đồng Sáng kiến Trường Tiểu học Bến Đình
-Hội đồng Sáng kiến thị trấn Gò Dầu.
Tôi ghi tên dưới đây:

Số
TT

Họ và tên

Ngày
tháng
năm
sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi thường
trú)

Chức
danh

Trình độ
chuyên môn


Tỷ lệ (%) đóng
góp vào việc
tạo ra sáng
kiến

Trường TH Bến
Tổng
1
Đình, Thị trấn phụ trách
ĐHSP
100%
Gò Dầu
Đội
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp trong
công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đội
- Ngày sáng kiến được áp dụng : 27/10/2015
I- MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
Xã hội ngày càng phát triển thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới; Kỷ
nguyên của khoa học, công nghệ và những tiến bộ vượt bậc mang lại cho loài
người những lợi ích hữu dụng. Nhưng cũng vì thế con người phải đối mặt với
những thách thức to lớn từ môi trường thiên nhiên, xã hội và đặc biệt mối quan hệ
xã hội giữa người với người. Với những thay đổi đó, xã hội nói chung, ngành giáo
dục nói riêng đang từng ngày phải đối mặt với những thách thức và cần phải có
những thay đổi để phù hợp với những mục tiêu và hoàn cảnh mới, yêu cầu xã hội
đòi hỏi phải đào tạo ra những con người có tri thức khoa học, vừa có kỹ năng làm
việc, nhưng cũng phải có thái độ, hành vi tích cực trước những sự thay đôi của
môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội. Với những chuyển biến kinh tế, xã hội
quá nhanh chóng đã hạn chế phần nào chức năng của gia đình với những giáo dục
đạo đức truyền thống. Những biến đổi về kinh tế, xã hội đã đem lại cho lứa tuổi

thiếu niên quá nhiều thử thách, phân vân trước sự lựa chon con đường phát triển
bản thân.
Lê Đức
Chỉnh

15/07/
1972

1


Thực tế cho thấy những năm gần đây tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt là
các em ở độ tuổi 10-11. Với độ tuổi này học sinh về mặt phát triển tâm, sinh lý các
em dễ rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ảnh hưởng rất xấu cho môi trường
học đường và xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một
trong những nguyên nhân chính là học sinh ngày càng thiếu kỹ năng sống cần thiết
để hòa nhập với môi trường phát triển nhanh chóng. Chính vì thế việc rèn kỹ năng
sống cho học sinh trong nhà trường tiểu họclà hết sức cần thiết và quan trọng và
phải có hướng đi đúng đắn. Đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ trong trường tiểu
học đòi hỏi những người làm công tác giáo dục trong các nhà trường cần phải
quan tâm chú ý để xây dựng, đào tạo thế hệ trẻ trở thành người “có đức, có tài”.
II- CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
Rèn kỹ năng sống cho học sinh thực sự có tác dụng tốt đến việc giáo dục
đạo đức học sinh trong nhà trường, không những giúp cho các em có được những
kĩ năng ứng xử, giao tiếp mà còn tạo thành thói quen phân tích đánh giá tình hình,
thói quen vươn lên xử lý tình huống một cách hợp lí. Khác với các phương pháp
trước trong việc giáo dục đạo đức học sinh là khoảng cách giữa thầy và trò khi các
em mắc lỗi thường các thầy, cô giáo hay dùng hình thức trách phạt, kỷ luật mà ít
khi lắng nghe các em giải bày... Nay với việc chú trong rèn kỹ năng sống cho học
sinh mà đòi hỏi cần có sự ân cần chỉ bảo, phân tích, nghe các em nói lên những

suy nghĩ, dẫn đến việc làm chưa phù hợp với chuẩn đạo đức người học sinh. Việc
giáo dục đạo đức, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu của các em đã được lồng
ghép trong các chương trình học tập, được tích hợp trong các bộ môn và còn được
trải nghiệm qua thực tế cho nên gây được hứng thú cho các em trong việc tu
dưỡng đạo đức, hướng thiện và nâng cao được năng lực học tập, sáng tạo. Từ đó,
các em có nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện nội qui, qui định của nhà
trường và tự giác thực hiện.
1- Kế hoạch cụ thể:
Trong thời gian gần đây, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được quan
tâm nhiều hơn. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay không bố trí thành
một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường bởi kỹ năng sống
phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp, cơ hội
thực hiện giáo dục kỹ năng sống rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số
phương thức tổ chức sau. Thông qua dạy học các môn học, qua chủ đề tự chọn,
qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua hoạt động trải nghiệm.
Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kỹ năng sống với các hoạt động giáo dục
vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục

2


bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị
thành niên … tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kỹ năng sống.
Thời gian qua, dù giáo dục kỹ năng sống có được quan tâm nhưng hiệu quả
vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về kỹ năng sống của học sinh còn
nhiều khiếm khuyết.
Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu
hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các
tình huống trong cuộc sống như, ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công
cộng, thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi, chưa có ý thức bảo vệ

môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng
2. Các giải pháp giáo dục kỹ năng sống trong trường Tiểu học Bến
Đình
+Giải pháp thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tại trường
Tiểu học Bến Đình
Nghiên cứu lí luận: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề cần
nghiên cứu để nắm chắc cơ sở lí luận cho việc rèn kĩ năng sống đối với học sinh
tiểu học về các mặt tâm lí, tình hình xã hội và sự thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi đối
với học sinh tiểu học.
Nghiên cứu thực tiễn tình hình địa phương của xã Thạnh Đức, việc rèn
luyện kĩ năng sống học sinh Trường tiểu học Bến Đình trong các giờ học, giờ
chơi, các buổi hoạt động ngoại khóa, đi thực tế, sinh hoạt ngoài giờ, tổ chức các
trò chơi dân gian... để tìm ra các giải pháp tác động vào học sinh giúp các em hình
thành các nhóm nhận thức.
+ Giải pháp thứ hai: Điều tra kỹ năng sống của học sinh trong nhà
trường.
Bằng những câu hỏi trắc nghiệm về các hành vi và chỉ yêu cầu nhận thức
đánh dấu các hành vi cho là đúng, sai thông qua đó giúp các em hình thành những
kỹ năng tối thiểu trong nhận thức phạm trù đạo đức, từ đó hình thành cho các em
những thói quen cần thiết hằng ngày như thói quen thực hiện nề nếp, chào hỏi,
giúp bạn. Việc làm này có thể tiến hành ngay trong các tiết dạy trên lớp, giờ sinh
hoạt lớp, sinh hoạt Đội và giáo dục ngoài giờ lên lớp với các câu hỏi phù hợp.
Bằng giao tiếp nói chuyện xem các em nhận thức về kĩ năng sống như thế
nào. Từ đó tìm giải pháp thích hợp giúp các em có được kĩ năng sống tốt hơn.
Dùng phiếu điều tra để tổng hợp, đánh giá, so sánh việc xử lí các tình
huống của học sinh trong nhà trường. Từ đó phân ra các nhóm đối tượng và đưa ra
giải pháp cho từng nhóm một cách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng
sống cho các nhóm đối tượng.

3



+Giải pháp thứ 3: Quan sát, tiếp xúc, giúp đỡ, tư vấn học sinh rèn kỹ
năng sống.
Qua quá trình quan sát học sinh ngoại khóa, trong các tiết học đặc biệt giờ
ra chơi và các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi giao lưu văn hóa, văn
nghệ... giáo dục giới tính để tìm ra các kĩ năng sống còn thiếu hoặc chưa đầy đủ
sai lệch của học sinh. Từ đó giúp các em điều chỉnh lại hành vi sửa chữa thói quen
không tốt, giải quyết các tình huống nảy sinh một cách đúng đắn. Với phương
pháp này giáo viên phải tạo ra được uy tín, tình cảm thân thiện với học sinh, tạo
cho em niềm tin, và trở thành người tư vấn tin cậy của các em qua đó giúp các em
khẳng định bản thân dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với sai trái của các bạn và
có kỹ năng chia sẻ niền vui, nỗi buồn, sự thành công của mình và của bạn.
+ Giải pháp thứ tư: Trải nghiệm
Tổ chức cho các em hoạt động cộng đồng, sinh hoạt và làm việc theo nhóm,
đi thực tiễn tìm hiểu cuộc sống của người lao động để hình thành và rèn kĩ năng
sống cho học sinh biết kết hợp trong làm việc, nhận thức đầy đủ về lao động, yêu
quí người lao động. Từ đó có đạo đức tốt trong cộng đồng dân cư. Các em được
trực tiếp tham gia các buổi lao động công ích, vệ sinh trường lớp, thấy được ý
nghĩa của việc mình làm cho lớp, cho khu dân cư từ đó hình thành cho các em kỹ
năng lao động nhóm, sự cố gắng vươn lên hoàn thành công việc một cách có trách
nhiệm với tập thể, với nhóm. Giúp các em có kỹ năng về làm việc, kỹ năng hợp
tác làm việc, kỹ năng làm việc nhóm được nâng lên. Việc tổ chức cho học sinh trải
nghiệm cuộc sống, thăm làng nghề đã tạo điều kiện cho các em rèn kỹ năng về
mặt xã hội. Với việc tổ chức cho học sinh các trò chơi, tham quan, đi dã ngoại, thi
thể dục thể thao trong nhà trường, trong đó các em được giữ vai trò chủ đạo đã
giúp các em phát huy được tính tích cực, tự chủ, tự giác và phát biểu những ý kiến
của riêng mình mà các em qua tâm.
+ Giải pháp thứ năm: Tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng sống
Thông qua các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với chương trình giáo

dục trong nhà trường tùy theo từng môn, từng bài mà tổ chức cho các em hoạt
động ngay tại trong lớp, ngay trong tiết học giải quyết tình huống giúp các em tự
nêu lên kỹ năng để xử lý các kiến thức trên lớp. Thông qua đó mà liên hệ các tình
huống tương tự mà các em đã gặp ở cuộc sống hằng ngày. Qua việc lồng ghép
giáo dục kỹ năng sống trong các tiết dạy, ý thức học tập của các em có chuyển
biến rõ rệt. Kỹ năng ghi chép, đọc, phân tích, giải quyết kiến thức một cách chủ
động và sáng tạo.
*Tóm lại: Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu
học không phải chỉ diễn ra trong một thời điểm nào đó mà công tác này luôn diễn

4


ra xuyên suốt trong năm học, trong mỗi bước đi của từng thầy và trò. Vì vậy,
ngoài những hoạt động mang tính chủ điểm thì cần phải tích cực hơn trong việc
giáo dục vào các buổi phát thanh măng non hằng ngày, vào các buổi chào cờ đầu
tuần và xen lẫn cả các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp. Từ đó sẽ hình thành cho học
sinh ý thức hơn trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của
3. Tính mới của các giải pháp:
Học sinh đã nhận thức tốt về mối quan hệ thầy trò, thầy giáo cô giáo là
những người cho ta kiến thức, dạy ta cách làm người, học sinh phải luôn luôn tôn
trọng, lễ phép.
Khi giao tiếp các em đã biết thưa gửi, biết thể hiện các hành động tôn trong
thầy cô giáo, lòng biết ơn công lao người dạy bảo mình mong cho mình tiến bộ.
Đồng thời nhiều em đã biết phê phán những hành vi không đúng của các bạn khác.
Qua việc thường xuyên tổ chức hoạt động rèn kỹ năng học tập trên lớp và tự
học tập, việc nắm chắc kiến thức đã giúp các em học sinh tự giác rèn ý thức học
tập và tự học, ý thức tự học khác nhau thì kết quả học tập cũng khác nhau
Giúp học sinh tự tin không rụt rè trước đám đông và có thể nói lên những suy
nghỉ của mình

Đứng trước một việc định làm các em đã biết suy nghĩ cân nhắc trước khi
hành động. Đứng trước một tình huống các em đã biết suy nghĩ để giải quyết, ứng
xử hợp lý, thể hiện được bản lĩnh cá nhân.
Trong sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm đã có ý thức trách nhiệm, phối kết
hợp với thành viên để hoàn thành công việc tốt hơn.
Với những giải pháp này tôi thiết nghĩ nó có thể áp dụng với bất cứ ai bởi vì
nó không khó thực hiện mà chỉ cần có lòng mê say sự quyết tâm thì chắc chắn
chúng ta sẽ thành công.
Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Các giải pháp nêu trên đã được áp dụng tại trường Tiểu học Bến Đình.
Kết quả cho thấy các em học sinh ngoan hơn, biết chào hỏi, lễ phép hơn, các
vụ việc mâu thuẫn dẫn đến đánh, chửi nhau giảm hẳn, mức độ không gây gắt, một
số học sinh năm trước cho là khó giáo dục thì năm học này đã có nhiều chuyển
biến tốt về đạo đức, học sinh đã mạnh dạn hơn đã có chính kiến của bản thân trong
việc học tập, phát biểu ý kiến, tính tự chủ, làm chủ bản thân tốt hơn.
Chính vì vậy các thầy, cô giáo không những phải làm tốt công tác chuyên
môn mà còn cần chú ý đến các hành vi của các em để giúp cho các em có kỹ năng
sống tốt hơn .

5


Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp tại trường TH Bến
Đình và các trường tiểu học trên toàn thị trấn Gò Dầu
Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Áp dụng cho tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt
dưới cờ
Phải có kế hoạch cụ thể và được sự chấp thuận của Ban giám hiệu nhà
trường.

* Đánh giá lợi ích thu được hoặc có thể thu được do áp dụng sáng kiến
của tác giả
Với các nhóm giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh đã tác động đến tâm
lý các em giúp các em biết lắng nghe. Đứng trước một việc định làm các em đã
biết suy nghĩ cân nhắc trước khi hành động. Đứng trước một tình huống các em đã
biết suy nghĩ để giải quyết, ứng xử hợp lý, thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Trong
sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm đã có ý thức trách nhiệm, phối kết hợp với thành
viên để hoàn thành công việc tốt hơn.
Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Hội Đồng Đội thị trấn, nhất là sự chỉ đạo
của Ban giám hiệu, hội đồng sư phạm nhà trường, sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo
viên chủ nhiệm nên việc thực hiện 05 giải pháp để tập trung rèn luyện ba nhóm kỹ
năng sống, trong năm học 2014 - 2015 công tác giáo dục học sinh trong nhà
trường đã đạt được những kết quả đáng mừng. so với năm học trước. Đó là các em
học sinh ngoan hơn, biết chào hỏi, lễ phép hơn, các vụ việc mâu thuẫn dẫn đến
đánh, chửi nhau giảm hẳn, mức độ không gây gắt, một số học sinh năm trước cho
là khó giáo dục thì năm học này đã có nhiều chuyển biến tốt về đạo đức, học sinh
đã mạnh dạn hơn đã có chính kiến của bản thân trong việc học tập, phát biểu ý
kiến... Tính tự chủ, làm chủ bản thân tốt hơn... Chính vì vậy các thầy, cô giáo
không những phải làm tốt công tác chuyên môn mà còn cần chú ý đến các hành vi
của các em để giúp cho các em có kỹ năng sống tốt hơn
Đánh giá của tổ chuyên môn
Các biện pháp nêu trên đã được đồng chí triển khai và áp dụng thực tế
trong liên đội đều mang lại hiệu quả cao. Các em đa số có kỹ năng sống tốt, thực
hiện nghiêm túc các nội quy của trường, của lớp, tích cực tham gia các hoạt động
học tập, hoạt động tập thể của lớp, của trường. Đặc biệt từ khi áp dụng sáng kiến
chất lượng giáo dục trong trường cũng được nâng rất nhiều.
Xác nhận của Tổ
Tổ trưởng

6



Đánh giá của Trường tiểu học Thạnh Đức
Các giải pháp đồng chí đưa ra đã được áp dụng thành công trong liên đội
các giải pháp này sẽ tiếp tục triển khai thực hiện cho các năm học tiếp theo và có
thể được áp dụng rộng rãi tại tất cả các trường khác trên địa bàn, ngoài địa bàn.
Xác nhận của Trường tiểu học Bến Đình
Hiệu trưởng

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thạnh Đức, ngày 8 tháng 03 năm 2016
Người nộp đơn

Lê Đức Chỉnh

7



×