Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Skkn một số kinh nghiệm dạy tốt môn tin học khối 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.04 KB, 7 trang )

SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học khối 6 ở trường THCS An Thạnh 1

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự
phát triển, đang làm biễn đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của
thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang sống và làm việc trong thời đại khoa học
công nghệ thông tin và Internet.
Ngày nay, kiến thức và kĩ năng CNTT đã trở thành nhu cầu thiết yếu với mọi
công dân toàn cầu, đối với mọi lứa tuổi và mọi lĩnh vực. Không những thế thông qua
Tin học (cụ thể là Internet) một cách gián tiếp giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội tiếp
thu kiến thức mới.
Chính vì vậy, trong chương trình giáo dục phổ thông Tin học là một môn học
chính khóa, những năm gần đây ở cấp THCS Tin học là môn học tự chọn ở tất cả các
lớp của bậc học.
Môn tin học ở bậc THCS bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức
ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng,
rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, …
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy cho học sinh.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì cho học sinh.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính một cách khoa học.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm Tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
+ Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn Ngữ Văn để trình
bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. Ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn
thảo bài văn và các môn học khác.
+ Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn mỹ
thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.
+ Phần mềm tập gõ bàn phím bằng mười ngón Mario: Giúp HS luyện tập cách
làm việc với bàn phím một cách chuẩn xác nhanh chóng và hiệu quả cao.
+ Trong chương trình tin học THCS thì một số bài học được phân bố xen kẽ giữa


các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong
quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau những
giờ học căng thẳng ở lớp …
Trong những năm trước, việc giảng dạy tin học còn nặng về lý thuyết, chủ yếu là
thực hành nhóm lớn (do ít máy). Nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hứng thú của học
sinh, các em còn rụt rè, chưa thao tác được nhiều trên máy tính. Từ đó, bản thân
GV: Dương Phước Giàu

Trang 1


SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học khối 6 ở trường THCS An Thạnh 1

nghiên cứu, trao đổi với các đồng nghiệp và chọn đề tài “Một số kinh nghiệm dạy tốt
môn Tin học khối 6”, nhằm nâng cao chất lượng dạy học và sự hứng thú của học sinh
trong bộ môn này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lý luận:
Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT
trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã chỉ rõ:
- “Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt và có ý nghĩa quyết
định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT”
- “Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội, là phương tiện chủ yếu để đi tắt đón đầu rút ngắn khoảng cách
phát triển so với các nước đi trước.
Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ: “Tổ chức tốt việc dạy và học Tin học ở tất cả
các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập Tin học trong nhà trường”.
2. Cơ sở thực tiễn:

2.1. Thuận lợi:
* Nhà trường:
- Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện
để học sinh có thể học từ khối lớp 6 - 9, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị
phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học, đảm bảo 02 học sinh thực hành trên 01 máy
tính.
* Học sinh:
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên
học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
2.2. Khó khăn:
* Nhà trường:
- Chưa có phòng học lý thuyết (có lắp sẵn các thiết bị phục vụ dạy học) dành cho
bộ môn nên việc tổ chức giờ học lý thuyết chưa sinh động.
- Phòng thực hành chưa đúng quy cách, nên việc thiết kế hệ thống máy chưa khoa
học, gây khó khăn trong việc quản lý học sinh ở các tiết thực hành.
* Học sinh:
- Đời sống kinh tế của gia đình con em ở địa phương còn nhiều khó khăn, việc
mua máy tính phục vụ cho các em học tập còn quá ít, trong số đó số máy tính được kết
GV: Dương Phước Giàu

Trang 2


SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học khối 6 ở trường THCS An Thạnh 1

nối Internet chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chính vì vậy đa số các em học sinh chỉ
được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy
vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm
chạp.
* Thực trạng trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, đầu năm tôi đã khảo sát

học sinh khối 6 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành. Khi tổng hợp kết quả thu
được:
Tổng số
học sinh
92

Mức độ thao tác
Thao tác nhanh, đúng
Thao tác đúng
Thao tác chậm
Chưa biết thao tác

Trước khi thực hiện SKKN
Số HS
Tỷ lệ (%)
14
15.2%
22
23.9%
32
34.8%
24
26.1%

II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
- Ngay từ những bài học đầu tiên trong chương trình Tin học, giáo viên phải xác
định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận
đó bằng cách cho học sinh quan sát các thiết bị ngay trong giờ giảng lý thuyết.
Ví dụ dạy bài: Máy tính và phần mềm máy tính” cần chuẩn bị những đồ dùng

trực quan khi giới thiệu cấu trúc chung của máy tính điển tử như: bộ xử lí trung tâm
(con chíp), thanh RAM, các ổ đĩa các thiết bị lưu giữ thông tin như USB, đĩa mềm, đĩa
CD, DVD...hay hình ảnh của một số loại máy vi tính trong thực tế bằng cách chụp bởi
tranh ảnh hoặc các dụng cụ trực quan thiết thực như thế HS mới nhớ lâu và thấy trong
thực tế có thể gọi tên dụng cụ trực quan chính xác.
Ví dụ: Bài làm quen với máy tính. Khi giáo viên giới thiệu bộ phận chuột máy
tính (mouse), giáo viên phải mô tả trên thân chuột máy tính có những nút nào, chức
năng của các nút đó, tay đặt lên chuột máy tính như thế nào. Khi trình bày vấn đề này
cần có thiết bị kèm theo cho học sinh vừa quan sát, và thực hiện.
- Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không
nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết, vì hiểu rõ lý thuyết thì học sinh mới áp dụng vào thực
hành tốt được, khi học sinh thực hành tốt thì sẽ khắc sâu và củng cố kiến thức lý
thuyết.
- Giáo viên nên tận dụng tối đa những phương tiện sẵn có trong nhà trường như
máy chiếu, tận dụng các thiết bị máy tính không hoạt động làm đồ dùng dạy lý thuyết
để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học lý thuyết hiệu quả hơn.
- Để những tiết thực hành có hiệu quả và tiết kiệm được thời gian, ngay từ đầu
năm tôi đã phân nhóm học sinh, thứ tự nhóm tương ứng với số thứ tự máy. Mỗi nhóm
GV: Dương Phước Giàu

Trang 3


SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học khối 6 ở trường THCS An Thạnh 1

có 02 học sinh trong đó có một học sinh khá và một học sinh yếu hơn. Việc làm này
giúp cho giáo viên quản lý tốt tiết thực hành và học sinh có thể tự học lẫn nhau khi
giáo viên không trực tiếp hướng dẫn đến tất cả các em. Ngoài ra mỗi nhóm thực hành
cố định trên một máy tính có thể xem đó là máy tính của mình và học sinh có trách
nhiệm tự bảo quản để phục vụ cho các tiết học sau. Sau mỗi tiết thực hành, kết quả

thực hành của học sinh được lưu lại trên máy từ đó giáo viên có thể kiểm tra kết quả
của các nhóm sau một học kỳ hoặc năm học.
- Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng
và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn chung cho cả lớp, trong
mỗi nhóm cần có học sinh khá, giỏi để lĩnh hội kiến thức nhanh chóng và giúp đỡ các
bạn học sinh yếu hơn trong nhóm của mình, giáo viên chỉ kiểm tra việc thực hành của
các nhóm và từ đó sẽ có những yêu cầu cao hơn cho những học sinh khá hơn tự khám
phá đưa ra kết luận cho cả lớp nhận xét và giáo viên kết luận.
Ví dụ: Dạy bài tạo bảng giáo viên giao bài tập thực hành đã có trong sách giáo
khoa hoặc những bài tập ở ngoài sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy
chiếu cho học sinh cả lớp quan sát thao tác và lời nói của GV. Trong khi thực hành,
giáo viên kiểm tra kết quả nếu nhóm học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên
hướng dẫn trực tiếp cho học sinh khá và học sinh khá đó có nhiệm vụ hướng dẫn lại
cho bạn học sinh yếu hơn.
2. Việc hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài
giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập
không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải
kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng một cách có hệ thống.
Trong mỗi bài thực hành cần có những yêu cầu cao hơn để phát huy tính sáng tạo, tìm
tòi và học sinh tự lĩnh hội kiến thức.
- Ví dụ: Dạy bài thực hành: “Làm quen với soạn thảo văn bản”. Đối với các thao
tác mở, lưu văn bản tôi đặc biệt đi sâu việc lưu văn bản cho các em. Vì công việc này
thường liên quan đến nhiều bài tiếp theo. Tránh các tình trạng học sinh lưu chồng lên
các văn bản khác làm mất dữ liệu có trên máy tính… Để làm được việc này tôi thường
cho học sinh thực hiện nhiều lần hai thao tác (lưu và mở lại văn bản) theo nhiều cách
và đưa ra kết luận.
3. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự thi đua giữa các nhóm bằng cách
phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới
sự chỉ dẫn của giáo viên) để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình
thực hành. Kiểm tra việc thực hành thường là những học sinh yếu hơn trong nhóm để

động viên khuyến khích khi thực hành tốt, hay khắc phục những lỗi kịp thời cho các
em.
- Trong mỗi bài thực hành cần có những yêu cầu cao hơn để phát huy tính sáng
tạo, tìm tòi và học sinh tự lĩnh hội kiến thức. Cuối mỗi giờ thực hành cần phải giành
thời gian kiểm tra việc thực hiện của các em để có kế hoạch bổ sung cho những tiết
học tiếp theo.
GV: Dương Phước Giàu

Trang 4


SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học khối 6 ở trường THCS An Thạnh 1

4. Đối với những giờ học lý thuyết ngoài những kiến thức đã có trong sách giáo
khoa, giáo viên cần cho học sinh tự lĩnh hội những vấn đề khác không có trong sách
giáo khoa (mở rộng thêm các thao tác). Với mỗi thao tác (mỗi lệnh) có thể thực hiện
được bằng nhiều cách, điều này hết sức cần thiết đối với học sinh ở vùng khó khăn
không có điều kiện tiếp xúc nhiều với máy tính. Để làm được việc này tôi đặc biệt
quan tâm đến việc trình bày kiến thức lý thuyết một cách trực quan thông qua máy
chiếu. Trong mỗi giờ học lý thuyết tôi thường thao tác trên máy học sinh quan sát,
nhận xét và đưa ra kết luận (giáo viên cho học sinh thực hành lại thao tác cho các bạn
xem), giáo viên chỉ việc nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng. Có lúc cần đưa ra
những thao tác mà học sinh thường mắc phải và nhắc nhỡ các em cần tránh những lỗi
này để khắc sâu kiến thức.
5. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng
để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và
học.
- Phát huy tối đa những phần mềm sẵn có trong chương trình sách giáo khoa giúp
cho các em thấy được tầm quan trọng của Tin học và máy tính điện tử trong thời đại
hiện nay. Máy tính không chỉ phục vụ cho môn tin học mà qua đó ta có thể học từ máy

tính những môn học khác có hiệu quả như phần mềm Solar System 3D Simulator (học
địa lý), phần mềm Từ Điển Lạc Việt (học ngoại ngữ) … giúp cho các em càng thêm
yêu thích môn học.
- Ngoài ra tôi còn sưu tầm và giới thiệu một số trò chơi có ích để rèn luyện về
cách sử dụng chuột (cờ caro), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần
mềm luyện tư duy, tính toán nhanh nhạy, giải trí (Solitare, minesweeper)… giúp cho
các em có hứng thú vừa học vừa chơi và tự khám phá phần mềm rèn luyện kỹ năng sử
dụng máy tính.
6. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được
những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
- Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy môn Tin học cần
có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài
liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn. Mỗi giáo viên cần phải
biết phục hồi, sửa chữa những lỗi đơn giản thường xảy ra để có máy tính kịp thời phục
vụ cho tiết dạy.
- Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến
thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản
thân.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC – BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Kết quả:
Sau thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nêu trên trong 2014-2015 vào
giảng dạy tin học khối 6, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như
sau:
GV: Dương Phước Giàu

Trang 5


SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học khối 6 ở trường THCS An Thạnh 1


Tổng số
học sinh
92

Mức độ thao tác
Thao tác nhanh, đúng
Thao tác đúng
Thao tác chậm
Chưa biết thao tác

Trước khi thực
hiện SKKN
Số HS
Tỷ lệ
14
15.2%
22
23.9%
32
34.8%
24
26.1%

Sau khi thực
hiện SKKN
Số HS
Tỷ lệ
25
27.2%
42

45.7%
19
20.6%
6
6.5%

Tỷ lệ tăng,
giảm
+ 12.0%
+ 21.8%
- 14.2%
- 19.6%

Từ bảng kết quả trên cho thấy việc áp dụng các biện pháp nêu trên vào việc dạy
học Tin học khối 6 ở trường THCS An Thạnh 1 sẽ giúp các em không những nắm chắc
kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, thực hành tốt hơn, tiếp thu bài
nhanh hơn, có chất lượng thực sự. Để học sinh thao tác tốt hơn nữa, ngoài việc thực
hiện trên lớp giáo viên còn hướng dẫn cho học sinh thực hành thêm và tự khám phá
kiến thức ở nhà (nếu ở nhà có máy tính).
2. Bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn dạy học và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy để nâng cao
chất lượng dạy học cần có các điều kiện sau:
- Tạo không khí học tập tích cực, giáo viên phải tạo ra mỗi giờ học là một niềm
vui niềm say mê trong học tập của học sinh. Giáo viên luôn tạo ra những thách thức
vừa sức, tổ chức những hoạt động tự lực của học sinh trong từng tiết học.
- Các thiết bị dạy học, máy tính để thực hành rất có ý nghĩa giáo viên phải luôn
phát huy hết tác dụng của nó, đặc biệt là bố trí các nhóm, có như vậy mới gây được
hứng thú học tập của các em. Bên cạnh mỗi tiết dạy giáo viên luôn nổ lực chuẩn bị các
câu hỏi từ dễ đến khó phù hợp với nội dung bài dạy mới phát huy được tính chủ động,
sáng tạo của học sinh.

- Giáo viên thường xuyên dự giờ, học hỏi phương pháp giảng dạy các bộ môn
khác.
- Đối với học sinh ở mỗi vùng miền khác nhau có điều kiện tốt hơn mỗi giáo viên
có những biện pháp thích hợp tùy theo điều kiện của học sinh và của nhà trường.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
- Đối với học sinh (khối 6) trường THCS An Thạnh 1, việc tiếp xúc với máy có
thể nói là mới mẽ nên các em còn rất mơ hồ và lo lắng, nên việc dạy và học Tin học
còn rất khó khăn. Trong chương trình số tiết thực hành vẫn còn ít nên việc rèn luyện kỹ
năng thực hành, khám phá máy cho các em vẫn còn là một vấn đề khó giải quyết.
Dạy học là một nghệ thuật. Sử dụng tốt phương pháp dạy học là con đường tốt
nhất để đạt được mục đích yêu cầu tiết dạy, trong đó giáo viên cần phải biết kết hợp
GV: Dương Phước Giàu

Trang 6


SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học khối 6 ở trường THCS An Thạnh 1

linh hoạt giữa lý thuyết và thực hành. Việc kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học
cũng như tạo cho học sinh không khí thoải mái vừa học vừa chơi trong bộ môn này sẽ
giúp các em mạnh dạng khám phá và ngày càng yêu thích môn học hơn.
Muốn học sinh học tốt các môn học nói chung và môn Tin học nói riêng thì điều
đầu tiên người giáo viên phải tạo được ở học sinh niềm say mê, hứng thú học tập bộ
môn. Giờ học phải thu hút sự chú ý ham học hỏi của học sinh, tạo cho các em lòng tin
vào khả năng của mình, nhiệt tình ham mê học tập.
2. Kiến nghị:
Nhà trường có thể tạo điều kiện để học sinh được truy cập Internet trong nhà
trường có sự quản lý của giáo viên, tránh những tình trạng học sinh lạm dụng Internet
tham gia vào các trò chơi không có ích ảnh hưởng đến việc học. Kết hợp với gia đình

thường xuyên nhắc nhỡ các em học sinh không nên sử dụng Internet để chơi Game
hoặc truy cập vào những trang web không có ích (tại các dịch vụ Internet).
An Thạnh 1, Ngày 30/10/2014
GV thực hiện

Dương Phước Giàu

GV: Dương Phước Giàu

Trang 7



×