Tên đề tài: Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp 3
Tác giả: Võ Thanh Hùng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Bồng Sơn
A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết
Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung,
của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt của nó là một phần
không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã
hội. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở
cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới
nói chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng như vậy, nên ngành giáo dục đã
đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc tiểu học, học sinh được tiếp
xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin. Môn tin
học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu
về công nghệ thông tin như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ
thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính
Tuy nhiên nội dung dạy học môn tin học ở tiểu học nói chung và nhất là
lớp 3 nói riêng là rất mới mẻ đối với học sinh. Để hỗ trợ việc dạy học tốt các nội
dung này, sách giáo khoa cũng có khá nhiều cách tập gõ bàn phím, vẽ tranh, tô
màu. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương
tiện bổ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ, phần mềm Giáo viên hướng dẫn học sinh quan
sát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài hơn.
Tuy nhiên, đối với những nội dung khó, yêu cầu dài, vẽ những hình phức tạp
Mà giáo viên chỉ dùng lời nói và các hình ảnh để minh họa thì học sinh vẫn rất
khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh rất thuộc
bài mà không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng, kĩ năng gõ bàm
phím chưa nhanh nhạy, còn sai sót, vận dụng thực tế chưa tốt. Chính vì lẽ đó bản
thân tôi là giáo viên dạy bộ môn tin học, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số
biện pháp dạy tốt môn tin học lớp 3 ”
Trang 1
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Nâng tầm vận dụng kiến thức của học sinh rộng hơn, đồng thời nâng cao
tính hiệu quả, thiết thực trong soạn thảo văn bản phù hợp ở đối tượng học sinh
lớp 3 mới bước đầu làm quen với máy tính.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong 2 năm học 2011 - 2012 và 2012 - 2013, tại trường tiểu học Bồng
Sơn.
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu,
tìm giải pháp của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận:
Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực
áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT
vào dạy và học.
Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán
triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
Công văn số: 4987/BGDĐT-CNTT ngày 02/8/2012 về việc Hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2012- 2013.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn
hạn chế, số máy vi tính để các em thực hành còn ít. Vì vậy cũng gây một số khó
khăn cho việc học tập của học sinh.
Môn tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nên
chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang
hoàn chỉnh. Hiện nay trên cùng một huyện nhưng nhiều trường vẫn chưa có đủ
điều kiện để đưa môn học này vào chương trình nên việc học tập và rút kinh
nghiệm còn hạn chế.
Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu,
do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học
tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp do chưa được thực hành nhiều.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
Bản thân tôi đã tìm tòi phần mềm luyện gõ bàn phím RapidTyping (Ngoài
SGK) để các em tập gõ bàn phím. Phần mềm học vẽ ( Paint) để học sinh biết cách
tô màu và vẽ tranh. Tất cả nội dung trên được vận dụng vào trong giảng dạy hằng
ngày ở lớp, ở trường tiểu học Bồng Sơn.
Trang 2
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho học
sinh như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động
xã hội hiện đại.
II. Mô tả giải pháp của đề tài
1. Tính thuyết minh mới
1.1. Sử dụng phần mềm luyện gõ bàn phím RapidTyping (Ngoài SGK)
Trong giảng dạy và nghiên cứu tôi thấy ngoài việc hướng dẫn học sinh gõ
bàn phím như sách giáo khoa hiện hành còn nhiều bất cập, rất khó cho học sinh
lớp 3, các em lúng túng, chậm chạp dẫn đến tiết dạy mất nhiều thời gian. Tôi đã
hướng cho học sinh khi bắt đầu làm quen với với máy tính và muốn tập làm quen
với cách gõ 10 ngón trên bàn phím, bạn phải tận dụng hết 10 ngón tay của mình
để phối hợp với nhau trên bàn phím. Chính vì thế không cách nào khác hơn là
luyện tập để các ngón tay hiểu nhau và không tranh giành vị trí với nhau. Đây là
phần mềm mới và đưa vào thực hiện có hiệu quả cao do đó cần có các yêu cầu
sau:
Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học tin học, giáo viên phải xác
định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ
phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết và thực
hành.
Phương pháp chung để luyện tập gõ bàn phím là qui định vị trí (các phím)
cho các ngón tay của học sinh mới tiếp cận với bàn phím cần phải tuân theo qui
định sau:
Bước 1: Đầu tiên phải giúp các em ghi nhớ các vị trí phím của cấu trúc
keyboard tổng quát. Thông qua bài học: “Làm quen với bàn phím”
Trang 3
Bước 2: Ghi nhớ 8 vị trí đặt ngón tay quan trọng (quan trọng nhất)
- Với bàn tay trái : Ngón út đặt lên phím A, ngón áp út đặt lên phím S,
ngón giữa đặt lên phím D, ngón trỏ đặt lên phím có gai F.
- Với bàn tay phải : Ngón trỏ đặt lên phím có gai J, ngón giữa đặt lên
phím K, ngón áp út đặt lên phím L, ngón út đặt lên phím ; .
Hai ngón cái bàn tay trái và bàn tay phải đặt ở phím cách.
* Lưu ý trên hai phím F & J có một gờ nhở nổi lên để dễ đặt vào đúng vị
thế ban đầu của hai ngón trỏ (còn gọi là hai phím có gai F & J).
Hình sau mô tả cách đặt tay lên bàn phím:
Trang 4
Khi thực hiện, ngón trỏ trái - Út trái và trỏ phải - Út phải không được
phép đồng thời rời vị trí nhằm để định vị bàn phím cho các ngón khác.
Ví dụ: Nếu ngón út phải rời vị trí thì trỏ phải phải đặt hờ vào vị trí J và
ngược lại.
Dao diện màn hình luyện tập gõ bàn phím của phần mềm RapidTyping
Tương tự như phần mềm Mario, RapidTyping cũng cung cấp lần lượt các
mức độ khó dễ để dành cho người bắt đầu làm quen.
Tương ứng với mỗi ký tự trên bàn phím, RapidType sẽ hiển thị cách thức
để sử dụng ngón tay nào cho phù hợp và đặt tay sao cho hợp lý. Từ đây, các em
có thể dần học được cách để sử dụng đồng thời cả 10 ngón tay để gõ phím.
Trang 5
Sau khi hoàn tất 1 bài tập, RapidType sẽ hiển thị chi tiết khả năng gõ phím
của bạn (tốc độ gõ, số lần gõ sai…) và đánh giá trình độ của bạn là tốt, hoặc chỉ là
mới bắt đầu.
Để thay đổi mức độ khó của bài tập, các em chọn từ menu bên trái, sẽ bao
gồm 3 cấp: Beginner (dành cho người bắt đầu), Intermediate (dành cho người đã
dần làm quen) và Expert (dành cho ai đã thành thạo). Tùy thuộc vào cấp độ của
mình, các em có thể thử sức xem tốc độ gõ phím của mình đang đạt đến mức nào.
Với cách gõ như trên và vận dụng phần mềm soạn thảo văn bản (Word):
Học sinh ứng dụng từ các môn học tập làm văn để trình bày đoạn văn bản sao cho
phù hợp, đúng cách. Ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài
toán đã học ở bậc tiểu học có hiệu quả cao nhất.
Tính mới của cách gõ bàn phím theo phần mềm RapidTyping nó ưu việt và
hiệu quả hơn cách luyện gõ theo chương trình sách giáo khoa hiện hành ở chỗ là:
- Giao diện của RapidTyping đơn giản, dễ sử dụng. Ngoài ra khi các em
tiến hành tập gõ thì phần mềm có hình ảnh hai bàn tay trái và phải đặt ngay tại
bàn phím, khi gõ phím nào thì ngón táy ấy tự vươn ra gõ phím đó. Điều này giúp
các em mới tiếp súc với bàn phím có thể nhìn thấy và làm theo hướng dẫn gõ
phím một cách dễ dàng, tránh trường hợp các em gõ ngón tay sai phím.
- Một ưu điểm thứ hai của phần mềm RapidTyping là: Trên giao diện luyện
tập gõ của phần mềm, hình ảnh của bàn phím được hiện ra trực tiếp, giúp các em
có thể vừa luyện gõ, vừa nhớ vị trí các phím trên bàn phím dễ dàng.
Trang 6
1.2. Cách thức tổ chức một cách khoa học khi hướng dẫn học sinh thực
hành các bài tập vẽ:
Giáo viên dạy tô màu nền bằng nháy nút phải chuột, và tô màu vẽ bằng nút
trái chuột nhưng học sinh chưa hiểu được màu sẽ được tô như thế nào. Chỉ khi
thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng tô màu nền ta nhấn nút chuột phải, khi
tô màu vẽ ta nhấn nút chuột trái.
Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng
vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi
thực hành có hiệu quả hơn. Hệ thống các bài tập thực hành phù hợp với nội dung
của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các
em.
Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài
ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận
dụng tô màu một cách có hệ thống.
Phần mềm học vẽ ( Paint): Học sinh ứng dụng môn mỹ thuật, học được từ
môn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.
Trong chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các
bài vừa học, vừa chơi.
Giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn trực tiếp trên máy bằng
phần mềm Netopshool thay cho đèn chiếu để học sinh dễ quan sát thao tác của
giáo viên trong thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên
lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác ( gọi là
cầm tay chỉ việc cho từng em).
Ví dụ 1: Trong bài thực hành “Tập tô màu”.
Hình a Hình b
Trang 7
Ở hình a là một chiếc xe chưa được tô màu, học sinh phải vận dụng kiến
thức đã học để tô màu hình a sao cho giống hình b bằng màu nền và màu vẽ. Lúc
này các em mới nhận ra được tô màu nền là nháy nút chuột nào, tô bằng màu vẽ
em phải nháy nút chuột nào. Ngoài kiến thức tô màu học sinh phải vận dụng cách
phóng to thu nhỏ để tô vào những chỗ nhỏ nhất.
Ví dụ 2: Trong một giờ thực hành với bài vẽ hình chiếc lá trong bài học:
“Vẽ đường cong”.
Ở hình trên ngoài vẽ đường cong một chiều ra học sinh còn phải sử dụng
công cụ vẽ đường thẳng, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và màu nền trang trí
cho các hoa văn cho chiếc lá. Từ hình chiếc lá trên các em sẽ liên tưởng đến bài
học trang trí hình cho một cây xanh, hình quả táo, hình cái chén (Môn mỹ thuật
lớp 3) Và sáng tạo vẽ một số hình thuyền buồm đã học ở môn mỹ thuật 3.
1.3. Những đòi hỏi tính sáng tạo nhạy bén ở người giáo viên
Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng
cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét chấm
điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập
và sáng tạo trong quá trình thực hành.
Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập
mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá
trình dạy và học.
Trang 8
Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (cờ
caro), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario, Typing ), phần mềm luyện tư
duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí
Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng
được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy tin học nhận
thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tự tìm
tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể học tập các đồng nghiệp của
trường bạn.
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các
kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức
của bản thân.
2. Khả năng áp dụng
Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn tin học của nhà trường. Trong 2
năm học vừa qua tôi đã vận dụng vào đối tượng học sinh lớp 3 là lớp mới bước
đầu tiếp cận với công nghệ thông tin nhưng tôi thấy có hiệu quả. Cơ bản đáp ứng
được yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo
đề ra, góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi và tiên tiến trong nhà trường.
- Có khả năng thay thế giải pháp hiện có
Với phần mềm luyện gõ và phương pháp học này thì học sinh thực hành tốt
có thể thay thế phần mềm Mario, đồng thời vận dụng vào tô màu, vẽ tranh có hiệu
quả dưới sự hướng dẫn tốt của giáo viên.
- Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành
Trong đơn vị trường tiểu học Bồng Sơn trong những năm qua đã áp dụng
những giải pháp mới nêu trên có hiệu quả khá tốt. Hằng năm tỷ lệ học sinh lớp 3
đạt giỏi khá bộ môn trên 80%. Theo bản thân tôi thì các trường khác có thể áp
dụng được. Song đòi hỏi người thầy trước hết phải là người thực sự say sưa với
chuyên môn, thực sự tâm huyết với nghề nghiệp.Hiểu rõ vai trò quan trọng của
việc sử dụng đồ dùng dạy học và truyền đạt kiến thức cho học sinh dễ hiểu nhất.
Tích cực đào sâu nghiên cứu, học hỏi ở đồng nghiệp để có kinh nghiệm dạy tốt
hơn.
Trang 9
3. Lợi ích kinh tế - xã hội
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 3, so sánh với bảng tổng
hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
Kết quả đạt
được
Năm học
2011-2012
TS
Số HS
Học kỳ I Cuối năm
Tỷ lệ tăng
giảm
Khá giỏi Tỷ lệ Khá giỏi Tỷ lệ
129 71 55,03% 96 74,4% +7,63%
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học tin
học lớp 3 đã trình bày ở trên các em không những nắm vững kiến thức mà còn
thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự.
RapidTyping là phần mềm miễn phí, không chỉ giúp các em gõ bàn phím
một cách nhanh chóng hơn, mà giao diện của phần mềm còn hiển thị cách thức để
đặt tay, cách dùng ngón tay nào để gõ phím được phần mềm hướng dẫn bằng hình
ảnh trực quan giúp các em hình dung và làm theo một cách dễ dàng.
Sau khi cài đặt, kích hoạt để sử dụng phần mềm. Giao diện của
RapidTyping khá ngộ nghĩnh và đẹp mắt, không chỉ phù hợp cho người lớn mà
cũng rất phù hợp để trẻ em làm quen và tập gõ trên bàn phím, cải thiện chất lượng
học tập, làm quen nhanh hơn.
Biết cách vận dụng cả 10 ngón tay sẽ giúp việc gõ văn bản trên máy tính
được chính xác và nhanh chóng hơn.Vì vậy, việc giúp các em mới bắt đầu học
máy tính tiếp cận với bàn phím một cách có khoa học là điều rất quan trọng. Nó
ảnh hưởng đến khả năng gõ phím sau này.
C. KẾT LUẬN
Như đã nêu trên, việc sử dụng phần mềm này có kết quả khá tốt làm cho
chất lượng học tập của học sinh được năng lên, tạo cơ sở ban đầu cho các em học
tốt môn tin học ở các lớp trên. Làm cho học sinh có nhiều lựa chọn trong cách gõ
bàn phím khác nhau miễn sao hiệu quả cao nhất. Có thể áp dụng giải pháp này
trong giảng dạy ở mọi lớp và mọi nhà trường tiểu học hiện nay. Trong thời gian
đến triển khai nhân rộng phần mềm này trong toàn thể học sinh các khối lớp khác
và vận dụng song song với các phần mềm và phương pháp như sách giáo khoa
hiện hành để nâng cao chất lượng học tập.
- Đề xuất, kiến nghị.
Trang 10
Nhằm giúp cho công tác dạy và học ngày càng thu được kết quả tốt, tôi rất
mong các ban ngành, các cấp lãnh đạo không ngừng quan tâm tạo điều kiện hơn
nữa cho ngành giáo dục nói chung và bộ môn tin học nói riêng.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng vào dạy tin học khối 3, tuy bản
thân đã rất tích cực nghiên cứu tìm tòi song vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để sáng
kiến của tôi đạt được hiệu quả cao hơn./.
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT CẤP TRƯỜNG
Trang 11
Bồng Sơn, ngày ……tháng 3 năm 2013
HIỆU TRƯỞNG
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT PHÒNG GD-ĐT
Bồng Sơn, ngày … tháng … năm 2013
Trang 12