Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tâm lý học NGHIÊN cứu một số vấn đề về HÀNH VI TRONG tác PHẨM HÀNH VI và HOẠT ĐỘNG của PHẠM MINH hạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.52 KB, 15 trang )

Nghiên cứu một số vấn đề về hành vi trong tác phẩm “hành vi và
hoạt động” của phạm minh hạc
Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, cả nước bước vào
thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, các ngành khoa học phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc bắt đầu phát triển, một trong những ngành
khoa học phát triển mạnh là khoa học tâm lý học. Trong sự phát triển của
khoa học tâm lý học có công đóng góp rất lớn của Giáo sư- viện sĩ Phạm
Minh Hạc, ông là một trong những “cây đại thụ” của nền tâm lý học Việt
Nam, đã viết và thực hiện nhiều công trình khoa học, trong các công trình đó
có tác phẩm “hành vi và hoạt động”. Đây là luận án tiến sĩ của ông được bảo
vệ thành công tại Hội đồng khoa học Khoa Tâm lý học, Trường Đại học quốc
gia Lômônôxốp, Mátxcơva ngày 10 tháng 6 năm 1977. luận án này được Nhà
xuất bản Smưxl, Mátxcơva xuất bản toàn văn bằng tiếng Nga, được tác giả
dịch ra tiếng việt và in tại nhà xuất bản Viện khoa học xã hội nhân văn, Hà
Nội, năm 1983. Tác phẩm gồm lời tác giả, nhập đề, hai phần (8 chương):
Phần I: Số phận của thuyết hành vi.
Phần II: phạm trù hoạt động trong tâm lý học Mác xít.
Trong khuôn khổ bản thu hoạch này học viên chỉ phân tích những luận
điểm cơ bản của thuyết hành vi được đề cập trong tác phẩm. Qua đó đánh giá
công lao và những hạn chế của tác giả đối với sự phát triển của khoa học tâm
lý học trong lịch sử và trong thời đại ngày nay.
Để hiểu rõ và nhận thức đầy đủ về sự ra đời phát triển và những hạn
chế của tâm lý học hành vi, cần xem xét hoàn cảnh xuất hiện của thuyết này.
Theo Phạm Minh Hạc thì tâm lý học hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ từ
một bài báo có tính chất cương lĩnh do J.Watson (1878- 1958) viết với tiêu
đề: “Tâm lý học dưới con mắt của nhà hành vi”. Vào thời điểm chủ nghĩa tư
bản đang phát triển mạnh mẽ, nhiều thành tựu khoa học ra đời được áp dụng

1



vào lĩnh vực sản xuất vật chất, đòi hỏi công tác tổ chức phân công lao động xã
hội phải bố trí một cách hợp lý để kích thích hành vi lao động của con người
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Vì vậy, nó đặt ra vấn đề cấp thiết cho các
ngành khoa học trong đó có khoa học tâm lý là phải nghiên cứu để điều khiển
hành vi của con người. tâm lý học phải trở thành phòng thí nghiệm của xã hội,
tức là phải đáp ứng được yêu cầu xã hội. Đây là những ý tưởng rất tiến bộ của
J.Watson thời kỳ đó, cantor đánh giá: thuyết hành vi ra đời “rõ ràng là một
trong những sự kiện đáng kể nhất trong tâm lý học hiện đại nói chung. Tất
nhiên, không một sự kiện nào khác trong lịch sử tâm lý học suốt từ thời kỳ
Hy Lạp là sự kiện cách mạng tích cực như thuyết hành vi”1
Trước khi thuyết hành vi của J.Watson ra đời khoa học tâm lý đã có sự
phát triển nhất định, nhưng chủ yếu là tâm lý học duy tâm nội quan. ở thời kỳ
này tâm lý học chịu ảnh hưởng bởi các tư tưởng triết học duy tâm thần thánh,
tôn giáo. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện một số trường phái tâm lý học khách
quan như tâm lý học Gestalt với ba đại biểu tiêu biểu là: Wertheime (18401943); Koller (1887- 1967); Koffka (1886- 1941)… Thành tựu nổi bật của các
tác giả này là nghiên cứu về tri giác, tư duy, những thành tựu này đến nay vẫn
có giá trị. Các công trình nghiên cứu của các ông không phải là tự biện mà là
nghiên cứu khách quan thông qua thực nghiệm khoa học. Song hạn chế lớn
nhất của tâm lý học Gestalt là chưa thoát khỏi duy tâm, nhất là các thuyết về
Tâm vật lý, Tâm sinh lý…như vậy, tâm lý học thời kỳ này được đánh giá là
khủng hoảng, bế tắc. Trước yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống và sự vận động của
bản thân khoa học này, ngày càng thấy rõ sự bất lực của các nhà tâm lý học
theo con đường của tâm lý học duy tâm nội quan. Đã đến lúc cần tìm ra con
đường mới về nguyên tắc, phương pháp luận để xây dựng khoa học tâm lý
phát trển.

1

Ph¹m Minh H¹c, Hµnh vi vµ ho¹t ®éng, ViÖn khoa häc giao dôc, Hµ Néi 1983 tr


2


Đáp ứng với đòi hỏi đó tâm lý học hành vi đã ra đời, đại biểu cho
trường phái này là J.Watson (1878- 1958), ông sinh ra ở miền nam nước Mỹ.
Cuộc đời và công danh của J. Watson là do ông tự lập, ít được thừa hưởng
trực tiếp từ di sản trí tuệ của bố mẹ. Khi còn nhỏ J.Watson hay quậy phá và
lười nhác nên học không giỏi, nhưng J.Watson đã được nhận vào trường Đại
học Furman năm 15 tuổi. Tại trường Đại học, J.Watson học vào loại giỏi
nhưng không xuất sắc. Tuy nhiên, J. Watson đã mau chóng được các giáo sư
có tên tuổi chú ý, đặc biệt là Gordon B. Mooer. Năm 25 tuổi J.Watson đã bảo
vệ thành công luận án tiến sỹ tại Trường Đại học Tổng hợp Chicago, với đề
tài: “Dạy loài vật: Phát triển tâm lý nơi Chuột Bạch”. Do nổi tiếng trên cả
nước về tâm lý học loài vật, ông được mời giảng dạy tại Trường Đại học
Baltimore.
Sự ra đời của tâm lý học hành vi được bắt đầu vào năm 1913 bằng bài
viết với tiêu đề “Tâm lý học dưới con mắt của nhà hành vi” và được in trên
“Tập san tâm lý học” của Mỹ. Các quan điểm trong bài báo sau này được
J.Watson trình bày trong một loạt công trình về sau như: Nhập môn tâm lý
học so sánh (1914); Tâm lý học từ quan điểm nhà hành vi” (1919); Thuyết
hành vi (1925); Sự chăm sóc tâm lý đối với trẻ thơ và trẻ vị thành niên (1928)

tâm lý học hành vi ra đời chịu ảnh hưởng của nhiều ngành khoa học
như tâm lý học thực nghiệm, tâm lý học động vật, nhất là triết học thực chứng
luận và chủ nghĩa thực dụng. Đầu tiên phải kể đến là chủ nghĩa thực dụng mà
đại biểu mà đại biểu cho trường phái này là Pierce (1836 - 1914) và W.James
(1841 - 1910). Trường phái này cho rằng triết học không nghiên cứu các vấn
đề triết học chung chung, mà cần phải nghiên cứu các vấn đề của cuộc đời.
Pierce cho rằng: “con người ta suy nghĩ như thế nào và để làm gì ? Đó là để
thoả mãn những giá trị của chân lý. Chân lý thực sự được coi là chân lý là ở

tính có ích của nó, là cái đưa người ta đến mục đích nhất định nào đó”. Điều

3


này đã phù hợp với quan niệm của các nhà hành vi, chỉ cần quan tâm đến kết
quả cụ thể của hành vi mà không cần hiểu hành vi đó diễn ra như thế nào,
không cần biết đến suy nghĩ bên trong, đến những biến đổi của thái độ ý
thức... Cùng với chủ nghĩa thực dụng, tâm lý học hành vi còn chịu ảnh hưởng
bởi phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng, mà đại biểu cho trường phái
triết học này là Augste Comte, nhà triết học Pháp (1789- 1857). Trường phái
triết học này chỉ coi trọng các khoa học cụ thể, khoa học kinh nghiệm. Dựa
trên tư tưởng này, các nhà hành vi chủ nghĩa đã tập chung nghiên cứu mô tả
các hành vi của con người trước tác động của các kích thích bên ngoài, và
khoa học tâm lý phải được xây dựng lại như thế mới trở thành khoa học thực
sự và có khả năng thoát khỏi khủng hoảng về phương pháp luận trong tâm lý
học. Những tiền đề phân tích trên đây là cơ sở cho sự ra đời của tâm lý học
hành vi.
Theo giáo sư- viện sĩ Phạm Minh Hạc những luận điểm cơ bản trong
bài báo có tính chất cương lĩnh của J.watson: “Tâm lý học dưới con mắt của
nhà hành vi” gồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, “tâm lý học dưới mắt nhà hành vi phải là một ngành thực
nghiệm khách quan của các khoa học tự nhiên”2. tâm lý học này đối cực với
tâm lý học cấu trúc của watson- titchener và tâm lý học chức năng của đeweyangeld, vì tâm lý học hành vi ra đời là một quá trình đấu tranh chống lại các
trường phái tâm lý học duy tâm nội quan và hai trường phái tâm lý học nêu
trên. tâm lý học hành vi không phủ nhận tâm lý ý thức, nhưng họ không quan
tâm tới việc mô tả trạng thái ý thức mà chỉ quan tâm tới hành vi của con
người, quan tâm tới những biểu hiện bề ngoài. Theo các nhà hành vi tâm lý
học phải nghiên cứu hành vi người, nghĩa là đưa cuộc sống hàng ngày vào đối
tượng nghiên cứu của tâm lý học, vì hành vi của con người là biểu hiện tâm lý

bên trong của họ, đây là điểm khác biệt cơ bản giữa tâm lý học hành vi của
2

S®d tr 46,47

4


J.Watson với tâm lý học “duy linh” trước đó. Tâm lý học duy linh coi đối
tượng nghiên cứu là “hồn”, “tâm hồn” như là sản phẩm được rút ra từ đầu óc
của “người lớn bình thường” tức là từ một con người trìu tượng. Như vậy,
việc lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu của tâm lý học thực sự là một đóng
góp tích cực, là hướng nghiên cứu táo bạo, là cơ sở đầu tiên khuyến khích các
nhà khoa học, các nhà tâm lý học đi sâu khám phá thế giới tâm lý con người
với những quan điểm phù hợp hơn. phương pháp luận trong nghiên cứu về
con người của tâm lý học hành vi đã phủ nhận phương pháp duy tâm nội
quan, coi “thế giới ý thức với tư cách là một thế giới huyền bí khép kín trong
“hồn”. Việc các nhà hành vi chỉ quan tâm nghiên cứu hành vi là cái có thể
quan sát được đã làm cho tâm lý học hành vi trở thành một khoa học khách
quan và chuyển sang lập trường của chủ nghĩa duy vật. Theo lập trường của
thuyết hành vi thì “toàn bộ cuộc sống của con người được xem là lịch sử của
tính tích cực, lịch sử của tính tích cực được hiểu là tổng hoà của các phản
ứng”3, từ quan niệm này có thể hiểu “dòng hành vi” là tổ hợp các phản ứng
của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài. Lập trường này của
J.Watson cho thấy quan điểm của ông đã được tiếp thu quan điểm quyết định
luận duy vật về hành vi người từ tâm lý học động vật khách quan và tâm lý
học thực nghiệm thế kỷ trước. Điều này cũng cho thấy ông đã đồng nhất hành
vi của động vật với hành vi con người. Thực chất sự đồng nhất này đã loại trừ
các hiện tượng của ý thức, tư tưởng, tình cảm, các quá trình sinh lý thần kinh,
… ra khỏi các quá trình kích thích – phản ứng. nhưng thực tế hành vi của con

người có sự khác biệt lớn về chất so với hành vi của động vật, C.Mác đã có
nhận xét nổi tiếng về sự khác nhau căn bản giữa hành vi xây tổ của con ong
giỏi nhất và hành vi xây nhà của người kiến trúc sư tồi nhất. Như vậy, tác giả
của “Hành vi và hoạt động” đã khẳng định: “nhờ đưa phạm trù hành vi vào
tâm lý học, thuyết Watson trong một mức độ nhất định đã giúp tâm lý học
3

S®d 55

5


thoát được thần bí “ý thức”, “hồn”, “tâm hồn” và khởi đầu trào lưu mang tinh
thần duy vật máy móc, nhằm khẳng định phương pháp tiếp cận khách quan
dùng vào nghiên cứu các hiện tượng tâm lý. Đó chính là ý nghĩa tuyệt vời của
lý thuyết tâm lý học hành vi”2.
Thứ hai, ý thức(tâm lý) con người không tự khép kín mà được biểu hiện
bằng hành vi do đó hãy lấy hành vi là đối tượng của tâm lý học. Theo ông
Phạm Minh Hạc thì J.Watson quan niệm khi quan sát cũng như giảng giải
hành vi đều phải tuân theo nguyên tắc: có một kích thích nào đó tác động vào
cơ thể và cơ thể trả lời bằng một phản ứng nào đó, nguyên tắc này được ông
biểu diễn bằng một công thức nổi tiếng S  R. trong đó: S là kích thích; R là
phản ứng, J.Watson cho rằng công thức này áp dụng cho cả người và động
vật, theo đó ở bất kỳ cơ thể nào cứ có kích thích là sẽ có phản ứng tương ứng
hoặc là nhìn vào phản ứng người ta có thể tìm được kích thích trước đó. Vì
vậy, dựa vào công thức này các nhà nghiên cứu có thể hiểu được tâm lý
người, qua đó có thể điều khiển được hành vi của họ bằng cách tác động vào
họ những kích thích tương ứng. Công thức về thuyết hành vi của J.Watson đã
được các nhà tư sản, giai cấp thống trị tận dụng, khai thác triệt để nhằm mục
đích chuyên môn hoá các khâu trong quá trình tổ chức sản xuất, khai thác tối

đa sức lao động của công nhân, mang lại lợi nhuận khổng lồ cho giới chủ tư
bản. Cách nghiên cứu của J.Watson giúp cho tâm lý học có điều kiện trở
thành một ngành khoa học khách quan như các ngành khoa học tự nhiên khác,
tránh khỏi tình trạng mô tả nội quan, giải thích một cách tư biện, các trạng
thái tâm lý, ý thức người từ đó gắn tâm lý với đời sống thực tiễn.
Thứ ba, tâm lý học hành vi phải gắn với tâm lý học của động vật phải
đi từ tâm lý học của động vật. Theo tác giả “Hành vi và hoạt động” thì sự phát
triển của tâm lý học Mỹ luôn gắn liền với tên tuổi của J.Watson, Darwin,
L.Morgan, Thorndike là những người đặt nền móng cho tâm lý học động vật
2

S®d, tr.63.

6


khách quan dựa trên phương pháp “thử và sai” để điều khiển hành vi. Qua quá
trình nghiên cứu lâu dài các nhà tâm lý học hành vi đã đi đến kết luận “phải
xem xét cả hành vi người lẫn hành vi động vật trên cùng một bình diện- cả
bình diện tồn tại lẫn bình diện tìm hiểu” 4. Kết quả nghiên cứu của các ông đã
dựa vào những công trình đã có trước đó đặc biệt là thuyết phản xạ có điều
kiện của I.P.Palov, nhưng khi nghiên cứu các ông đã loại bỏ một yếu tố cực
kỳ quan trọng trong học thuyết này là vai trò của các quá trình thần kinh, hoạt
động thần kinh trong điều chỉnh hành vi. Do đó, các ông đã cho rằng kinh
nghiệm tập nhiễm được ở động vật và ở con người là như nhau. Tuy nhiên,
khi sử dụng công thức S  R vào nghiên cứu các hiện tượng tâm lý ở người
và động vật các nhà hành vi chỉ chú ý tới những kích thích tác động lên cơ thể
và những phản ứng đáp lại, chứ chưa đề cập tới những yếu tố tâm, sinh lý
khác tham gia vào quá trình đó. Đây là hạn chế lớn nhất của thuyết hành vi
cổ điển mà sau này các môn đệ của J.Watson đã khắc phục bằng cách đưa ra

thuyết hành vi mới.
Bốn là, mục đích của tâm lý học hành vi là điều khiển hành vi của con
người với công thức

S R. Từ quan niệm của J.Watson về hành vi và

phương pháp nghiên cứu hành vi ông cho rằng : muốn điều khiển hành vi phải
dựa vào kích thích, tức là dựa vào yếu tố thứ nhất trong công thức. Theo đó,
cứ biết yếu tố đầu trong công thức thì nhất định đoán được yếu tố thứ hai, nói
cách khác khi biết được kích thích nhất định sẽ biết được phản ứng. Cách
nghiên cứu này của ông không chỉ giúp khoa học tâm lý thoát khỏi tình trạng
nghiên cứu bằng phương pháp nội quan, tư biện các trạng thái ý thức mà còn
đưa khoa học tâm lý vào phục vụ cuộc sống thực tiễn của con người. Tuy
nhiên, đây cũng là quan điểm thể hiện rất rõ sự hạn chế trong nhận thức khoa
học của J.Watson và cộng sự của ông ta ở thời kỳ đó. Hạn chế đó có thể coi là
một tất yếu do điều kiện xã hội lịch sử qui định. Bởi luận điểm này có thể chỉ
4

S®d tr 48

7


đúng đối với những thí nghiệm trên động vật, còn ở người không phải lúc nào
cũng đúng như vậy. Khi tâm lý con người đã phát triển đến mức ổn định, đã
có nhiều kinh nghiệm sống thì nhiều lúc đưa kích thích(S) tác động vào con
người, nhà nghiên cứu sẽ quan sát thấy phản ứng không phải là(R) mà là(R1).
R và R1 có khi còn trái ngược nhau. Kết quả này đã dẫn đến sự khủng hoảng
trong tâm lý học. Để khắc phục tình trạng này các học trò của J.Watson đã
đưa thêm vào công thức S  R của ông một biến số trung gian 0, đó chính là

thuyết hành vi mới.
Thứ năm, phạm trù S  R phải là phạm trù trung tâm của tâm lý học
mà các phạm trù khác phải xoay quanh nó. Khi tâm lý học hành vi ra đời nó
phủ nhận tất cả các dữ liệu, các kết quả đã có của tâm lý học cấu trúc và tâm
lý học chức năng như ý thức, trạng thái, lý trí, hình ảnh…theo J.Watson tất cả
các dữ kiện của khoa học hành vi đều được biểu đạt bằng công thức S  R.
Với quan niệm này tâm lý học hành vi của ông đã được xã hội Mỹ đón nhận,
vì thuyết hành vi của ông được xây dựng trên lập trường, thế giới quan của
triết học thực dụng, nó chỉ quan tâm đến hiệu quả của hành vi mà không cần
quan tâm đến bất kỳ yếu tố nào khác, do đó nó phù hợp với yêu cầu phát triển
nền kinh tế Mỹ. như vậy, các nhà hành vi đã có sự “lầm lẫn ý thức với khách
thể vật lý, và lẫn tri thức với phản ứng cơ thể trả lời khách thể” 5. Đây chính là
quan điểm làm cho tâm lý học hành vi quan niệm về con người và đời sống
tâm lý của con người một cách cơ học, máy móc giống như tâm lý động vật.
Việc ứng dụng tâm lý học hành vi vào các lĩnh vực của đời sống xã hội đã tạo
ra trong xã hội tư bản những quan niệm sống thực dụng, đề cao giá trị vật chất
và coi nhẹ những giá trị tinh thần, giá trị nhân văn nhân đạo của con người, nó
phủ nhận vai trò to lớn của ý thức con người, hạ con người xuống ngang hàng
động vật.

5

S®d tr 55

8


Có thể khẳng định rằng với cương lĩnh đầu tiên của mình, thuyết hành
vi của J.Watson đã thực sự tạo ra “một không khí khoa học hoàn toàn mới”,
khác hẳn với các trường phái tâm lý học duy tâm nội quan và các trường phái

tâm lý học khách quan trước đó. Nó đã mở ra một cách suy nghĩ khác với
cách suy nghĩ lâu nay trong tâm lý học truyền thống, về đối tượng và phương
pháp nghiên cứu tâm lý học. Những nội dung cơ bản trong tâm lý học hành vi
của J.Watson đã trở thành phương hướng chỉ đạo cho sự phát triển của tâm lý
học Mỹ và có ảnh hưởng nhất định tới các ngành khoa học khác khi nghiên
cứu về con người, vì thế người ta gọi bài báo “Tâm lý học dưới con mắt của
nhà hành vi” là tuyên ngôn của J.Watson. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của
tâm lý học hành vi là quan niệm về con người và đời sống tâm lý con người
một cách cơ học, máy móc giống như tâm lý động vật.
Những hạn chế trong trong tâm lý học hành vi của J.Watson đã không
thoả mãn với thực tiễn cuộc sống, Tolman cho rằng công thức S R mà
J.Watson đưa ra không phải là tâm lý học hành vi mà chỉ là sinh lý học về
hành vi. Chúng ta có thể nhận thấy cùng một kích thích giống nhau nhưng
phản ứng đáp lại ở mỗi người là khác nhau hoặc ở cùng một người nhưng
kích thích ở những điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì phản ứng cũng khác
nhau, điều này cho thấy hành vi của chủ thể còn phụ thuộc vào những yếu tố
khác. từ những năm 30 của thế kỷ XX những người kế tiếp trường phái này
như E.Tolman (1886-1959); E.Garơđi (1886-1959)…đã nhìn ra đúng lúc sự
cần thiết phải điều chỉnh, thay đổi và họ đã cố gắng bổ xung vào công thức S
R một biến số trung gian 0 để trở thành công thức mới S °R, trong đó
0 là yếu tố trung gian liên quan đến điều kiện môi trường. Có nghĩa là khi
kích thích S tác động lên cơ thể, thì môi trường tại thời điểm đó diễn ra như
thế nào? Như vậy, tư tưởng này có liên quan đến tư tưởng quyết định luận vật
lý. Mặt khác, biến số O có liên quan đến việc tại thời điểm kích thích (S) phát
9


huy tác dụng thì trạng thái, nhu cầu cơ thể diễn ra như thế nào? Tư tưởng này
lại liên quan đến tư tưởng quyết định luận sinh vật. Như vậy, E.Tolman,
E.Garơđi và các cộng sự của ông được gọi là những nhà hành vi mới. Thuyết

hành vi mới xuất hiện trong lúc tâm lý học đang lâm vào cuộc khủng hoảng
thứ hai , vì những mâu thuẫn mới giữa các sự kiện thu thập được trong khoa
học này và phương pháp luận của nó. Sự khủng hoảng này biểu hiện ở chỗ
sau mỗi lần thử nghiệm lại cho kết quả đáng nghi ngờ về tính khách quan của
“cương lĩnh J.Watson”. “Các nhà hành vi gọi cuộc khủng hoảng này là cuộc
khủng hoảng về mặt lý giải” 6. Cuộc khủng hoảng này đã đưa đến vô số cuộc
tranh luận làm cho tâm lý học như trải qua một cơn bệnh. Thực chất đây là
cuộc khủng hoảng về phương pháp luận trong các nhà tâm lý học hành vi.
Mặc dù các nhà tâm lý học hành vi mới đã có nhiều cố gắng để bổ
xung vào công thức S R của J.Watson biến số trung gian, nhưng sự bổ sung
của các ông không làm thay đổi và khắc phục được những thiếu sót căn bản
của tâm lý học hành vi J.Watson là phủ nhận ý thức, xem hành vi với tư cách
là tổng các phản ứng của cơ thể trước các kích thích bên ngoài là đối tượng
nghiên cứu của tâm lý học. Đây là một sai lầm về phương pháp luận có tính
nguyên tắc của các nhà tâm lý học hành vi, vì họ không có luận điểm thật sự
khoa học về con người, sai lầm này đã dẫn đến sự tan rã của tâm lý học hành
vi.
Nguyên nhân tan rã của tâm lý học hành vi:
Giáo sư- viện sĩ Phạm Minh Hạc Tác giả của “Hành vi và hoạt động”
đã đứng trên lập trường của tâm lý học Mác xít để xem xét tính lịch sử khoa
học và phát hiện ra nguyên nhân chủ yếu ngăn cản không cho thuyết hành vi
phát triển thành một hệ thống tâm lý học thực sự khách quan là:

6

S®d tr 81

10



Các nhà tâm lý học hành vi đã quan niệm con người như là một cơ thể
phản ứng hay “một máy liên hợp vật lý”. Quan niệm này không chỉ ở
J.Watson mà ở hầu hết các tác giả của hành vi như: Tolman, Hull, Skinner…
nguyên nhân sâu xa dẫn đến các nhà hành vi thất bại là do họ đứng trên lập
trường của chủ nghĩa duy vật máy móc và thế giới quan của chủ nghĩa thực
dụng “xoá mọi ranh giới có tính chất nguyên tắc giữa hành vi động vật và
hành vi người. Sinh vật học nuốt chửng xã hội học; sinh lý học nuốt chửng
tâm lý học”7. Theo Rubinstein thì họ đã quan niệm con người chỉ là một
khách thể chứ không phải một chủ thể đã đưa thuyết hành vi đến chỗ không
xác định đúng đối tượng của tâm lý học, nên họ đã không khắc phục được
khủng hoảng trong tâm lý học truyền thống.
Sự sai lầm của các nhà tâm lý học hành vi còn ở chỗ họ coi con người
như một cơ thể cá thể, chỉ có khả năng phản ứng thụ động và hoàn toàn phụ
thuộc vào kích thích tác động, con người không cần làm gì nhiều chỉ cần thích
nghi một cách thụ động với ngoại cảnh xung quanh. Theo Vưgôtxki thì luận
điểm này chứa đựng cả bản thể duy linh, ngoài các kích thích và phản ứng
gây ra thì tất cả các thứ còn lại của con người chẳng có ý nghĩa gì nữa. Luận
điểm này của các nhà tâm lý học hành vi đã đặt cơ sở cho phương pháp tiếp
cận thực dụng khi xem xét nhân cách. Do đó, thuyết hành vi không quan tâm
tới việc giáo dục đạo đức, nhân cách và không phát triển hành vi cho con
người. Họ coi hành vi của con người chỉ là hành vi cấp thấp như hành vi của
động vật chứ không phải là hành vi ý thức, họ loại bỏ yếu tố xã hội- lịch sử ra
khỏi quá trình hình thành, phát triển tâm lý người cả trên bình diện chủng loại
lẫn trên bình diện cá thể. Những hành vi trong công trình nghiên cứu của
J.Watson chỉ là những cử động bị qui định bởi các kích thích bên ngoài. Như
vậy, trong thuyết hành vi chỉ có phạm trù phản ứng mà không hề có phạm trù
7

S®d tr 160


11


hnh ng. Tỏc gi ca Hnh vi v hot ng cho rng: khụng th qui mt
cỏch gin n bt c mt hnh vi hay hot ng no ú ca con ngi thnh
phn ng, phn x hay tng phn ng, phn x8.
V mt xó hi, thuyt hnh vi cựng vi trit hc thc chng v thc
dng khuyn khớch cỏc nh t bn M tụn th li sng thc dng, khụng quan
tõm chm lo ti vic giỏo dc o c, nhõn cỏch, lý tng, tỡnh cm, lũng
nhõn ỏi, nhõn o cho ngi lao ng m ch cn o to h thnh nhng
cỏi mỏy lm vic cn mn phc v cho li ớch kinh t ca cỏc ụng ch t
bn. Tỏc gi ca thuyt hnh vi cng khụng ngn ngi bc l rừ quan im
mỏy múc, sinh vt hoỏ con ngi: T nay chỳng ta phi thc s ngh v con
ngi nh l ng vt cú vỳ- ng vt cú vỳ cao ng, ng vt cú vỳ hai
chõn, hai tay- hai bn tay uyn chuyn, tinh t9. Quan nim ny ca J.Watson
coi con ngi ch l hng ng vt, khụng cú ý thc, khụng cú phm giỏ ch
cú giỏ tr trao i nh mt mún hng.
T nhng ni dung phõn tớch trờn õy cú th khng nh rng thuyt
hnh vi ca J.Watson v cỏc cng s k tip ụng ó thc s to ra mt hng
nghiờn cu khoa hc mi, khỏc hn vi cỏc trng phỏi tõm lý hc duy tõm
ni quan v cỏc trng phỏi tõm lý hc khỏch quan trc ú. Nú ó m ra
mt cỏch nhỡn khỏc vi cỏch nhỡn lõu nay trong tõm lý hc truyn thng, v
i tng v phng phỏp nghiờn cu tõm lý hc. Nhng lun im c bn
trong tõm lý hc hnh vi ca J.Watson ó tr thnh phng hng ch o
cho s phỏt trin ca tõm lý hc M v cú nh hng nht nh ti cỏc ngnh
khoa hc khỏc khi nghiờn cu v con ngi. Bờn cnh ú thuyt hnh vi cng
cũn nhiu hn ch thiu sút nh: coi con ngi nh mt c th cỏ th, ch cú
kh nng phn ng th ng v hon ton ph thuc vo kớch thớch tỏc ng,
h ph nhn vai trũ ca ý thc con ngiChớnh nhng hn ch, thiu sút
8

9

Sđd tr 163
Lịch sử tâm lý học và tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội 2003, tr143

12


trên đây đã làm cho học thuyết hành vi của J.Watson không thể đi xa hơn nữa
mà nhanh chóng đi đến tan rã.
Tóm lại, nghiên cứu những luận điểm cơ bản của tâm lý học hành vi
trong tác phẩm “Hành vi và hoạt động” của Phạm Minh Hạc, đã giúp cho bản
thân tôi hiểu rõ những đóng góp và hạn chế của J.Watson và những người kế
tiếp sự nghiệp của ông đối với sự phát triển của khoa học tâm lý nói riêng và
sự phát triển của khoa học nghiên cứu về con người nói chung ở thời kỳ đầu
của thế kỷ 20. Từ việc nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tác phẩm, bản
thân tôi cho rằng những đóng góp mà các nhà tâm lý học hành vi thời kỳ đó
có giá trị lý luận và thực tiễn nhất định. đóng góp của các ông có ý nghĩa
quan trọng góp phần khắc phục tình trạng khủng hoảng trong khoa học tâm
lý, mở ra hướng nghiên cứu mới về khoa học này, khai thông sự bế tắc về
phương pháp luận mà các trường phái tâm lý học duy tâm nội quan đang gặp
phải. Đồng thời, khẳng định tính tất yếu phải ra đời và phát triển một nền tâm
lý học khách quan, cách mạng và khoa học của loài người sau này, đó là nền
tâm lý học Mác xít, hay còn gọi là tâm lý học hoạt động mà hiện nay chúng ta
đang tiếp tục nghiên cứu, khám phá. Sự ra đời của tâm lý học Mác xít không
loại bỏ hoàn toàn, không phủ nhận sạch trơn tâm lý học hành vi của J.Watson
mà có kế thừa những hạt nhân hợp lý, đó là phương pháp nghiên cứu tâm lý
khách quan. Như vậy, sự ra đời, tồn tại của tâm lý học hành vi không chỉ có ý
nghĩa về mặt lịch sử mà nó vẫn có giá trị nhất định cho sự phát triển của tâm
lý học hiện đại ngày nay.

Nghiên cứu những luận điểm cơ bản của thuyết hành vi trong tác phẩm
“Hành vi và hoạt động” của Phạm Minh Hạc, bản thân tôi rút ra một số vấn
đề có tính nguyên tắc có thể vận dụng trong quá trình nghiên cứu các hiện
tượng tâm lý ở con người như sau:

13


Nghiên cứu tâm lý con người phải đứng trên lập trường của chủ nghĩa
Mác - Lênin, thế giới quan phương pháp luận của tâm lý học Mác xít, phải
nghiên cứu tâm lý con người trong sự tác động qua lại của thế giới như là một
chủ thể lĩnh hội và sáng tạo ra thế giới đó. Nói cách khác phải nghiên cứu tâm
lý con người trong sự thống nhất giữa tâm lý- ý thức và hoạt động. Phải thấy
rõ hành vi của con người là hành vi tích cực, chủ động, sáng tạo. Nói cách
khác đó là hành vi ý thức, hành vi này khác hẳn về chất so với hành vi của
động vật.
Phải nghiên cứu tâm lý người một cách khách quan, tránh tư tưởng chủ
quan, võ đoán. nghiên cứu tâm lý người là nghiên cứu ở những con người cụ
thể, con người đang sống và làm việc trong môi trường, điều kiện xã hội lịch
sử cụ thể chứ không phải ở những con người chung chung, trìu tượng không
có thật.
nghiên cứu tâm lý người phải gắn liền với việc nghiên cứu cơ sở sinh
lý thần kinh, không được tách rời quá trình tâm lý với hoạt động của hệ thần
kinh.Từ đó, vạch ra bản chất và quy luật hình thành, phát triển của các hiện
tượng tâm lý. Qua đó có biện pháp tác động làm cản trở hay ngăn chặn những
hiện tượng tâm lý không có lợi hoặc thúc đẩy phát triển nhanh các hiện tượng
tâm lý tích cực ở con người.
Ngày nay các ngành khoa học phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy xã hội loài
người phát triển tiến bộ, trong đó khoa học tâm lý giữ một vai trò quan trọng
trong sự phát triển tiến bộ của nhân loại nói chung và sự phát triển kinh tế xã

hội nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu và nắm vững quá trình hình thành phát
triển của lịch sử tâm lý học và những đống góp của các nhà tâm lý học trong
lịch sử sẽ giúp cho chúng ta có cơ sở nghiên cứu, khám phá những điều còn bí
ẩn về con người, để vận dụng những tri thức đó vào trong cuộc sống và trong
hoạt động quân sự.
14


15



×