Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO vấn đề NHÂN CÁCH THEO tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH được TRÌNH bày TRONG tác PHẨM tâm lý học NHÂN CACH một số vấn đề lí LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.42 KB, 12 trang )

1

Vấn đề nhân cách theo tư tưởng hồ chí minh được trình bày trong tác
phẩm “tâm lý học nhân cách- một số vấn đề lý luận”
Những thập niên gần đây, vấn đề con người đang được nhiều quốc gia
trên thế giới đặc biệt quan tâm chú ý, bởi vai trò và khả năng to lớn của con
người đối với tiến trình phát triển của lịch sử. Quan tâm đến nhân tố con
người là quan tâm đến sự phát triển nhân cách của họ một cách toàn diện.
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới
vấn đề con người. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định:
“Phải xây dựng con người Việt Nam phát triển một cách toàn diện”, thực chất
là xây dựng và phát triển nhân cách cho con người Việt Nam đáp ứng với yêu
cầu nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xuất phát từ vị trí, vai trò to lớn của nhân cách- con người đối với sự
phát triển của lịch sử nên đã có nhiều ngành khoa học nghiên cứu về vấn đề
này như : Triết học, Xã hội học, Văn học, Giáo dục học…Dưới góc độ Tâm lý
học đã có nhiều nhà khoa học với nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
nhân cách. Một trong số tác giả đó là cố Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bích chủ
nhiệm bộ môn Tâm lý học nhân cách thuộc Đại học quốc gia Hà Nội. Ông
là người được đào tạo ở Ba Lan và là một chuyên gia nghiên cứu về tâm lý
học nhân cách. Trong cuộc đời làm khoa học của mình, Ông đã để lại nhiều
công trình nghiên cứu có giá trị, trong đó có tác phẩm “ Tâm lí học nhân
cách - Một số vấn đề lí luận”. Đây là một cuốn sách chuyên khảo rất có
giá trị đối với các nhà tâm lý, nhà sư phạm dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. Tác phẩm ra đời và được
xuất bản vào năm 1998, khi tình hình thế giới có nhiều biến động, cuộc
khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Nam Á đang trong giai đoạn nguy
hiểm, xu thế giá trị đạo đức có sự thay đổi ở cả các nước phương Đông và
phương Tây. Trong nước công cuộc đổi mới đất nước tuy đã thu được



2

những thành tựu quan trọng nhưng cũng gặp không ít khó khăn, nhất là vấn
đề đạo đức xã hội. Trong tình hình đó Đảng và Nhà nước ta càng thấy rõ
vai trò to lớn của nhân cách- con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa
là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác công tác giáo dục và
đào tạo sau đại học trong và ngoài quân đội cũng gặp khó khăn nhất định
khi nghiên cứu về lý luận nhân cách. Tác phẩm ra đời đã đáp ứng một phần
nhu cầu nghiên cứu của các nhà tâm lý học và những người quan tâm đến
vấn đề này.
Tác phẩm dày 317 trang, gồm lời nói đầu, 6 chương và lời kết luận.
Trong tác phẩm này, Nguyễn Ngọc Bích đã đề cập tới những tư tưởng và
các xu hướng nghiên cứu khác nhau về vấn đề nhân cách. Từ những tư
tưởng Phương Đông cổ đại đến Tâm lý học Phương Tây; Từ những xu
hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô trước đây đến những tư tưởng của
Mác, Lênin về nhân cách. Đặc biệt, Ông đã dành một dung lượng đáng kể
trong tác phẩm để nói đến những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
vấn đề nhân cách.
Chúng ta đều biết rằng Hồ Chí Minh là lãnh tụ kính yêu của dân tộc
Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tư tưởng, nhà giáo dục
vĩ đại. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Người đã để lại cho dân
tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới nhiều di sản vô cùng
quí giá, một trong những di sản đó là tư tưởng của Người về nhân cách
người Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhân cách là những ý
kiến mang tính nhất quán được thể hiện trong nhiều bài nói, bài viết của
Người. Đây là một bộ phận không tách rời trong hệ thống tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề con người. Những tư tưởng cơ bản của
Hồ Chí Minh về vấn đề nhân cách được Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bích khái
quát thành những nội dung cơ bản sau:



3

Trước tiên, tác giả khẳng định rằng: chúng ta cần phải lấy tư tưởng
Hồ Chí Minh làm cơ sở để nghiên cứu, nhìn nhận nhân cách con người.
Theo tác giả: “Nếu như chúng ta đã từng lấy ý kiến của Mác và Lênin
làm cơ sở cho việc tìm hiểu khái niệm nhân cách thì những ý kiến của
Hồ Chí Minh cũng không kém phần quan trọng trong cách nhìn nhận
nhân cách người Việt Nam” 1 . Khi tìm hiểu những tư tưởng của Hồ Chí
Minh về nhân cách, chúng ta có thể nhận thấy, giữa tư tưởng của Người
với bản thân cuộc đời và nhân cách của Người là một sự thống nhất,
không hề có một sự cách biệt nào. Vì vậy, khi nghiên cứu về nhân cách
theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta không thể tách rời giữa tư tưởng
của Người với cuộc đời và nhân cách vĩ đại của Người. Theo quan niệm
của Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng là cái gốc của nhân cách, trong lời
huấn thị của mình Người khẳng định: “Có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có đức là người vô dụng”. Điều
này cho thấy người rất coi trọng đạo đức, coi đạo đức là cái gốc của mọi
công việc, khi thực hiện bất cứ công việc gì thành công hay thất bại đều
bắt nguồn từ đạo đức mà ra. Người viết: “Cũng như sông phải có nguồn mới
có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây
héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân”2. Tuy nhiên, tư tưởng về đạo đức Hồ Chí Minh
khác hẳn về chất so với các tư tưởng đạo đức cũ của giai cấp địa chủ phong
kiến, nó không phải là đạo đức thủ cựu, mà là đạo đức mới. Theo quan

niệm của Hồ Chí Minh đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân
chổng lên trời. đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu
ngẩng lên trời. Cái khác căn bản giữa đạo đức cũ và đạo đức mới là tính chất
cách mạng của đạo đức. Đạo đức được hình thành và phát triển trong hoạt động

cách mạng, và phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phụng sự
1
2

Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lí học nhân cách – môt số vấn đề lí luận, Nxb GD, tr. 193.
Sđd, (trích lại) tr.193


4

nhân dân. Đạo đức do Hồ Chí Minh nêu ra chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa cái tinh hoa của truyền thống đạo đức dân tộc và đạo đức cách mạng.
Theo Người, đạo đức chính là lòng yêu nước, yêu nhân dân, yêu lao động và
yêu chủ nghĩa xã hội. Trong đó yêu nước là phẩm chất đạo đức hàng đầu của
mỗi người dân Việt Nam, Người viết: Nhân dân ta có lòng yêu nước lồng làn,
đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta, từ xưa mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng
thì tinh thần ấy lại kết thành làn sóng nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp
nước…người có đạo đức là người kính trọng dân, quyết tâm thực hiện các
nhiệm vụ có lợi cho dân, cho nước. Trong lời dạy của mình cho các bộ chiến sĩ
Quân đội Người nói: “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào
cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”3.
Theo Hồ Chí Minh thì đạo đức cách mạng không đối lập, không tách rời tài
năng (năng lực). Người có đạo đức cách mạng phải là người biết học tập, rèn
luyện để có tài năng hoàn thành tốt mọi nhiệm được giao. Năng lực được Hồ
Chí Minh coi là sản phẩm của quá trình học tập, rèn luyện một cách tích
cực, là biểu hiện của động cơ vì cách mạng, và là tính hiện thực của
động cơ đó. Năng lực chính là nhân tố góp phần quan trọng làm cho đạo
đức có giá trị hiện thực. Người nói: “Có tài mà không có đức ví như một
anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng
những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội

nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt, không làm hại gì
nhưng cũng không lợi gì cho loài người” 4 . Quan điểm về đạo đức cách
mạng của Hồ Chí Minh rất gần gũi với cuộc sống, không phải là cái gì
đó trừu tượng khó hiểu hay xa lạ với nhân dân, xa lạ với cuộc sống hiện
thực. Nội dung đạo đức mà Hồ Chí Minh đưa ra là rất sâu sắc và toàn
diện, có thể vận dụng quan điểm đạo đức cách mạng của Người vào việc
tìm hiểu và làm rõ khái niệm nhân cách trong tâm lý học. Hồ Chí Minh
3
4

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2000, tr. 504, 505.
Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lí học nhân cách – môt số vấn đề lí luận, Nxb GD, tr. 194.


5

cho rằng cái cốt lõi của đạo đức cách mạng lại chính là động cơ cách
mạng và ý chí cách mạng. Người nói: “Đạo đức cách mạng là tuyệt đối
trung thành với cách mạng, với nhân dân, quyết tâm suốt đời đấu tranh
cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất” 5 . Theo các nhà tâm
lý học động cơ và ý chí là hai thành phần quan trọng của nhân cách,
động cơ là một bộ phận không thể thiếu để tạo thành xu hướng nhân
cách. Động cơ là cái được con người phản ánh và trở thành lực thúc đẩy
bên trong thôi thúc, định hướng con người hành động nhằm chiếm lĩnh,
hay đạt được một mục đích nhất định nào đó. Trong mỗi con người bao
giờ cũng có một hệ thống động cơ được sắp xếp theo trình tự, thứ bậc
nhất định. Có động cơ đơn giản có động cơ phức tạp, các động cơ này
quan hệ, liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Hoạt động của con người thường
được các động cơ phức tạp chi phối, thúc đẩy mạnh mẽ làm cho hành vi
của họ không chỉ được định hướng mà còn mang một ý nghĩa chủ quan

cá nhân. Chiều hướng thúc đẩy của hệ thống động cơ sẽ quy định xu
hướng phát triển nhân cách của con người. Trong hệ thống động cơ thúc
đẩy con người Việt Nam hành động mạnh mẽ nhất nhằm chiến thắng kẻ
thù trong chiến tranh, chiến thắng đói nghèo trong công cuộc đổi mới
xây dựng đất nước có các động cơ mang ý nghĩa xã hội rộng lớn như lý
tưởng, niềm tin thể hiện lòng yêu Tổ quốc, căm thù địch và ý chí quyết
tâm chiến thắng đói nghèo lạc hậu. Những động cơ này thường mang
tính ổn định bền vững ít chịu ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh. Từ
quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân cách chúng ta có thể hiểu động cơ
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần lao động, tình đoàn kết…là những
bộ phận quan trọng cấu thành nhân cách con người Việt Nam. Tuy nhiên, khi
đánh giá về nhân cách của con người theo tư tưởng triết học duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm tâm lý học Mác xít, chúng ta không
5

(Trích lại) Hồ Chí Minh, Về đạo đức cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1976, tr. 34, 35.


6

chỉ đánh giá về thái độ, động cơ, mà còn phải nghiên cứu chúng trong mối
quan hệ gắn bó chặt chẽ với hoạt động, với những hành động, ý chí quyết tâm
nhằm thực hiện những động cơ đạo đức ấy. Hồ Chí Minh khẳng định rằng:
“Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất mà đo ý chí
cách mạng của mình”6.
Về thành phần ý chí trong nhân cách, theo tư tưởng Hồ Chí Minh
đây là yếu tố rất quan trọng. Người có đạo đức cách mạng, có nhận thức
đúng, có động cơ đúng, nhưng không có ý chí quyết tâm khắc phục khó
khăn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng đã xác định, thì
cũng không có lợi ích gì. Theo Người, ý chí con người thường chỉ xuất

hiện khi công việc gặp phải những khó khăn trở ngại. Ý chí sẽ giúp con
người vượt qua chính bản thân mình, vượt qua những cám dỗ vật chất tầm
thường, vượt qua chủ nghĩa cá nhân, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của
người cách mạng. Chính Ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc của Người đã
minh chứng cho điều Người nói: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn
cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, “Thà hy sinh tất cả chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”…Đây là
quan điểm hết sức đúng đắn thể hiện quan niệm của Người về nhân cách và
mang màu sắc tâm lý học rất rõ nét của Hồ Chí Minh.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bích thì Hồ Chí Minh cho rằng nhân cách
chính là tư cách làm người. Đây là một quan niệm hết sức ngắn gọn và dễ
hiểu. Theo đó, người có nhân cách phải là người có đầy đủ những thuộc tính
tâm lý ổn định; những phẩm chất xã hội cần thiết để tham gia vào các hoạt
động xã hội. Nếu biểu đạt theo cách hiểu của tác giả thì cấu trúc nhân cách
theo tư tưởng Hồ chí Minh bao gồm 3 thành phần:
Thành phần thứ nhất: Đối với bản thân mình, phải thường xuyên xem
xét đánh giá chính mình để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu từ đó tự
6

(Trích lại) Hồ chí Minh, Về đạo đức cách mạng, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 1976, tr.100.


7

mình phải học tập rèn luyện. Nhờ đó mà nâng cao đạo đức cách mạng thực
hiện tốt các yêu cầu Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không hiếu danh,
không kiêu ngạo. Đây được coi là những thuộc tính tâm lý bên trong của mỗi
người, mà mỗi cá nhân cần phải quyết tâm rèn luyện mới có được.
Thành phần thứ hai: Đối với người hay nói cách khác là trong quan hệ
với mọi người phải công minh, công bằng có lòng vị tha độ lượng, không bè

phái cục bộ. Có đức tính trung thực và tinh thần giúp đỡ mọi người, đối với
Đảng và Chính phủ thì phải tuyệt đối trung thành, đối với nhân dân phải kính
trọng, lễ phép.
Thành phần thứ ba: Quan hệ giữa cá nhân với công việc. Người yêu
cầu phải biết ham làm những công việc ích nước lợi dân, phải có năng lực
xem xét cụ thể, phải có ý chí. Những việc có lợi cho dân thì khó mấy cũng
phải làm. khi thực hiện công việc phải tận tuỵ, siêng năng. Phải luôn thể hiện
rõ động cơ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đây là thành phần thể hiện
hiệu quả sự tác động của nhân cách đối với thế giới bên ngoài, đối với công
việc. Theo các nhà tâm lý học thì đây chính là quá trình tác động của chủ thể
để cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình.
Nhìn lại cấu trúc nhân cách theo kiểu ba thành phần như vậy, chúng ta
có thể nhận thấy thành phần thứ nhất là những yếu tố thuộc về không gian bên
trong của mỗi cá nhân, nhưng chúng được hình thành thông qua hoạt động và
có nguồn gốc từ bên ngoài; còn lại thành phần thứ hai và thứ ba đều tồn tại
bên ngoài không gian của cơ thể cá nhân, đó chính là các quan hệ cá nhân với
cá nhân và cá nhân với xã hội. Tuy nhiên, cả ba thành phần trong cấu trúc
nhân cách theo tư tưởng Hồ Chí Minh đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
tạo thành cấu trúc tổng thể, toàn vẹn của một nhân cách.
Ở một khía cạnh khác, Hồ Chí Minh cho rằng nhân cách là phẩm chất
làm người, các phẩm chất ấy bao gồm: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Đây là


8

những yếu tố cơ bản, cốt lõi hợp thành nhân cách người cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh đó là một hệ thống phẩm chất không thể thiếu ở một
người cách mạng. Tuy nhiên, ở mỗi người tuỳ theo chức trách, nhiệm vụ
hoặc theo nghề nghiệp mà có thể đặt phẩm chất nào lên trước để rèn luyện.
Nhưng đã là người cán bộ cách mạng thì trước tiên phải có nhân.

Nhân là tình người, là lòng yêu thương, hết lòng giúp đỡ người khác
khi cần thiết, người cán bộ có nhân luôn sẵn sàng chịu đựng hy sinh, gian
khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau mọi người. Chính vì thế, người
có nhân thường là người tự trọng, không sợ gian khổ, không sợ uy quyền.
Họ là những người luôn tôn trọng lẽ phải, có thể làm mọi việc vì hạnh phúc
của nhân dân.
Con người nói chung và người cách mạng nói riêng cần phải có
nghĩa, đó là người luôn ngay thẳng, chính trực, không có tư tâm, không
làm việc bậy, hết lòng hết sức phục vụ lợi ích của đoàn thể, không vì lợi
ích riêng mà bỏ qua lợi ích chung.
Người cách mạng rất cần có trí, đó là tâm trí luôn sáng suốt; có óc
thông minh, tài trí trong xử lý mọi công việc; biết xem xét mọi việc đúng
sai một cách khoa học, biết phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng người hiền
tài. Vì vậy, đây là người biết làm những việc có ích cho nước, có lợi cho
đoàn thể và nhân dân.
Dũng là phẩm chất không thể thiếu của người cách mạng , đó là tinh
thần dũng cảm, gặp bất cứ khó khăn gì cũng phải có gan làm, khi mắc
khuyết điểm cần phải có gan nhận và sửa chữa; có gan chống lại những
việc làm sai trái, khi cần có thể hy sinh cả tính mạng của bản thân để bảo
vệ Đảng, bảo vệ cách mạng, bảo vệ nhân dân, không rụt rè, nhút nhát.
Người có nhân cách còn cần phải có liêm, đó là người không tham
địa vị, không tham tiền tài, danh vọng, không thích người khác tâng bốc,


9

nịnh nọt mình. Vì thế, họ luôn là người quang minh, chính đại, nghiêm
khắc với chính mình, không bao giờ tham ô, hủ hoá, họ thường chỉ có cái
ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.
Nghiên cứu quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân cách có thể khẳng

định các phẩm chất nhân cách nêu trên luôn có mối quan hệ chặt chẽ, không
tách rời trong mỗi con người nhất là người cán bộ cách mạng. Theo Hồ Chí
Minh, nếu thiếu một trong các phẩm chất đó, thì người cán bộ sẽ không thực
sự là người có đạo đức, có nhân cách một cách hoàn chỉnh. Những phẩm chất
này cũng chính là tiêu chuẩn, là thước đo để đánh giá, nhìn nhận về phẩm
chất, năng lực của mỗi con người một cách khách quan, khoa học. Nếu nhìn
hình thức bên ngoài ta thấy quan niệm về đạo đức, nhân cách của Hồ Chí
Minh cũng gần giống quan niệm của Khổng Tử. Nhưng thực chất thì quan
niệm của Hồ Chí Minh khác căn bản với quan niệm của Khổng tử, đạo đức
của Khổng Tử là đạo đức của một bộ phận trong xã hội, đạo đức ấy phục vụ
cho lợi ích của giai cấp thống trị, đạo đức theo quan niệm của Hồ Chí Minh
là đạo đức phục vụ lợi ích cách mạng, phục vụ nhân dân. Vì vậy, hiện nay tư
tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức vẫn giữ nguyên giá trị cả về lý luận và
thực tiễn. Hồ Chí Minh cho rằng cơ sở nền tảng của nhân cách chính là cái
“tâm”. Đó là toàn bộ những phẩm chất tâm lý bên trong của mỗi con
người, bao gồm trình độ nhận thức, tình cảm và ý chí của nhân cách…
Những yếu tố cơ bản hợp thành cái “tâm” trong nhân cách là những yếu tố
hình thành bên trong mỗi con người, nhưng chúng có nguồn gốc từ bên
ngoài, thông qua những hoạt động và mối quan hệ giao lưu, giao tiếp của
mỗi người. Tất nhiên, những yếu tố hình thành nên cái “tâm” trong nhân
cách phải là những phẩm chất có giá trị và ý nghĩa xã hội mà mỗi chủ thể
tiếp thu, lĩnh hội được trong hoạt động và giao tiếp, những phẩm chất đó


10

phải được xã hội đánh giá, thừa nhận và nó phản ánh giá trị xã hội của cá
nhân đó trong cộng đồng.
Nghiên cứu tác phẩm “Tâm lí học nhân cách - Một số vấn đề lí luận”,
của cố Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bích tôi thấy rằng Hồ Chí Minh không trực tiếp

đề cập đến khái niệm nhân cách. Nhưng trong các bài nói, bài viết của Người
đều toát lên tinh thần và nội dung của khái niệm này, những tư tưởng của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh về nhân cách rất phong phú, thiết thực và dễ hiểu. Những ý
kiến của Người về nhân cách có ý nghĩa hết sức quan trọng và quý giá đối với
tâm lý học. Những nhà tâm lý học Việt Nam và những người quan tâm đến
vấn đề này có thể coi đó là cơ sở nền tảng để xây dựng lý luận về nhân cách.
Không phải ngẫu nhiên, một con người ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam, một
lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân Việt Nam lại luôn quan tâm giáo dục
cho cán bộ, nhân dân của mình về đạo đức cách mạng. Bởi vì, theo Người đạo
đức cách mạng chính là cái gốc, cái cơ sở nền tảng vững chắc để người cán bộ
cách mạng có thể hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
Những năm gần đây thực hiện cơ chế thị trường một bộ phận không
nhỏ cán bộ Đảng viên đã suy thoái về đạo đức, lối sống. Tức là hạ thấp và làm
mất dần giá trị nhân cách của mình trước cộng đồng. Trước tình hình đó Đảng
ta đã tổ chức thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, nói theo ngôn ngữ tâm lý học thì đây là cuộc vận động học
tập và thực hiện theo nhân cách của Hồ Chí Minh. Cuộc vận động này có ý
nghĩa vô cùng to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, nó giúp cho những người
cộng sản Việt Nam có điều kiện soi lại mình để sửa lại mình trong cuộc sống
cũng như trong quá trình thực hiện công việc mà Đảng và nhân dân giao cho
họ. Với các nhà tâm lý học Việt Nam và bản thân tôi khi nghiên cứu tư tưởng
của Hồ Chí Minh về nhân cách đã giúp tôi có thêm một cách tiếp cận mới về
phạm trù này. Đó là cách tiệp cận nhân cách rất gần gũi và dễ hiểu, cách tiếp


11

cận này tuy không làm rõ được các thuộc tính cơ bản trong cấu trúc nhân cách,
nhưng trong quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân cách đã bao hàm toàn bộ các
yếu tố cấu thành nhân cách người Việt Nam.

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách giúp chúng ta có cơ sở
để vận dụng vào quá trình giảng dạy và lãnh đạo chỉ huy, quản lý bộ đội. Là
người giáo viên khoa học xã hội nhân văn, chúng ta cần thấy được vinh dự, tự
hào và trách nhiệm lớn lao của mình trong việc bồi dưỡng, giáo dục nhân
cách cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trẻ hiện nay để họ có nhân cách tốt, sẵn
sàng tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh trong tình hình mới.
Trước hết, chúng ta cần phải giáo dục để hình thành và củng cố nhân cách
“Bộ đội Cụ Hồ”, làm cho hình ảnh cao đẹp đó sáng mãi trong lòng nhân dân.
Muốn làm được điều đó lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong quân đội cần được
học tập nâng cao trình độ mọi mặt, nắm vững những yêu cầu đòi hỏi về phẩm
chất, năng lực của người cán bộ, chiến sĩ trong tình hình mới. Đặc biệt, cần
tích cực nghiên cứu nắm vững những tư tưởng cơ bản của chủ tịch Hồ Chí
Minh về nhân cách, làm cơ sở đề ra các mục tiêu, yêu cầu trong giáo dục, rèn

luyện, hình thành phát triển nhân cách quân nhân trong giai đoạn hiện
nay. Trước hết cần nắm vững và thực hiện tốt một số yêu cầu, giải pháp
cơ bản sau:
Một là, chú trọng giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng cho các
quân nhân, kết hợp với việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
họ. Hiện nay Đảng ta hết sức quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng của
đội ngũ cán bộ Đảng viên, coi đó là vấn đề nổi cộm trong xã hội nói chung,
trong quân đội ta nói riêng. Việc thực phong trào: “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh ” chính là nhằm nâng cao đạo đức cho mỗi cán
bộ Đảng viên nói chung và cho toàn thể nhân dân nói riêng. Quá trình học tập
nâng cao đạo đức cần kết hợp với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp


12

vụ, nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn công

nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì đạo đức cách mạng ở con người nói chung và ở
quân nhân nói riêng phải được đặt trong mối quan hệ không thể tách rời với
năng lực. Người cán bộ, chiến sĩ quân đội nếu chỉ có đạo đức mà không có
năng lực chuyên môn thì không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hai là, phải nhận thức đúng đắn con đường hình thành nhân cách
quân nhân và các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của họ Theo các nhà tâm lý học nhân cách con người được hình thành trong
hoạt động giao lưu, giao tiếp với người khác. Con đường hình thành và phát
triển nhân cách quân nhân có thể thông qua giáo dục và hoạt động của họ. Do
đó cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần làm tốt công tác giáo dục và tổ
chức tốt các hoạt động quân sự cho quân nhân. Mặt khác cần tăng cường các
hoạt động giao lưu, giao tiếp cho bộ đội. Làm tốt điều này chắc chắn nhân
cách của cán bộ chiến sĩ trong quân đội sẽ tốt hơn nhiều, góp phần xây dựng
đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, tinh
nhuệ và từng bước hiện đại hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng và
nhà nước giao cho.
Tóm lại, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách nói chung,
và nhân cách quân nhân nói riêng không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
một nhân cách vĩ đại- nhân cách Hồ Chí Minh, mà còn là cơ sở lý luận để
các nhà khoa học và bản thân tôi nghiên cứu phạm trù nhân cách trong
tâm lý học. Đồng thời đây là dịp tốt giúp mỗi người tự nhìn lại nhân cách
của chính mình để sửa đổi, bổ xung cho hoàn thiện.



×