Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN GIỮ gìn và PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG dân tộc để PHÁT TRIỂN bền VỮNG đất nước TRONG bối CẢNH TOÀN cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.04 KB, 19 trang )

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, để phát triển bền vững
thì nhất thiết phải giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc. Bởi lẽ, đó là
những giá trị tinh thần cốt lõi, đặc sắc, mang tính trường tồn trong lịch sử của
dân tộc mà dựa vào đó các thế hệ mới ra đời có thể phát huy được giá trị quá
khứ, tiếp thu được giá trị hiện đại và định hướng cho tương lai để tự tồn tại và
phát triển. Giá trị truyền thống dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy, bao
gồm: chủ nghĩa yêu nước; ý chí tự lập tự cường; tinh thần đoàn kết, tình thương
yêu con người và nhân ái, khoan dung; đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo và
tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống.
Phát triển bền vững là quá trình phát triển ổn định đi lên, trong đó có sự
kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, phát triển
văn hóa, phát triển con người và bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiện nay, dưới tác động mang tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) của toàn
cầu hóa và “áp lực” biến đổi khí hậu, để phát triển bền vững, chúng ta cần phải
(và nhất thiết phải) giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc, đồng thời
tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Giá trị truyền thống dân tộc là
những giá trị tinh thần cốt lõi, đặc sắc, mang tính trường tồn trong lịch sử dân
tộc, mà dựa vào đó, các thế hệ mới ra đời có thể phát huy được giá trị quá khứ,
tiếp thu được giá trị hiện đại và định hướng được tương lai để tự tồn tại, phát
triển mà không tự đánh mất mình. Nó thể hiện cô đọng, sâu sắc và khái quát ở:
chủ nghĩa yêu nước; ý chí tự lập tự cường; tinh thần đoàn kết, tình thương yêu
con người và nhân ái, khoan dung; đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo; tinh
thần lạc quan, yêu cuộc sống
• Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
1


Chủ nghĩa yêu nước trước hết bắt nguồn từ tình cảm yêu quê hương đất


nước, yêu con người và cộng đồng cùng sinh sống trên quê hương đất nước.
Tình cảm đó phát triển dần và trở thành ý thức yêu nước (ý thức về đất nước, về
cộng đồng quốc gia dân tộc và về trách nhiệm của công dân đối với đất nước).
Và, từ ý thức yêu nước đó phát triển thành triết lý xã hội và nhân sinh về yêu
nước và bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước là hệ thống quan niệm, quan
điểm và học thuyết về đất nước, về cộng đồng quốc gia dân tộc, về lòng tự hào
và trách nhiệm công dân đổi với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đối với Việt Nam, “Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ
lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy
đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý
xã hội và nhân sinh của người Việt Nam và nếu dùng từ “đạo” với nguyên nghĩa
của nó là “đường”, là hướng đi thì chủ nghĩa yêu nước đích thực là đạo Việt
Nam”1. Có thể nói, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là học thuyết triết học - chính
trị về đất nước và quốc gia dân tộc, về lòng tự hào và trách nhiệm của công dân
đối với tổ quốc, thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong sự
nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.
Với tư cách là giá trị cơ bản và cao nhất trong hệ thống giá trị truyền
thống Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước được thể hiện ở những nội dung chủ yếu
sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là hệ thống lý luận chính trị
phản ánh tư tưởng, tình cảm, thái độ của con người và dân tộc Việt Nam đối
với quê hương, đất nước.
Đối với mỗi người Việt Nam, ý thức về đất nước trước hết là ý thức về
quê hương (làng xóm), là nơi “chôn nhau cắt rốn”, mà ở đó có gia đình, dòng
tộc, cộng đồng người cùng sinh sống. Từ quê hương (nhà, làng), ý thức tiếp cận
đến vấn đề rộng lớn hơn là đất nước (dân tộc). Vì rằng, “Nhà - Làng - Nước” là
ba yếu tố trụ cột tạo ra sự gắn bó bền chặt giữa con người với con người trong
Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí
Minh, 1993, tr. 115-116.
2

1


gia đình, làng xã và đất nước. Từ hiện thực này đã hình thành nên ý thức xã hội
về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa nước với dân. Và, cũng từ đó
hình thành nên tư tưởng: nền tảng của đất nước chính là dân, và do đó “Dân là
gốc nước”. Vì vậy, trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng, thì người dân tự
nguyện đứng lên đánh giặc, bảo vệ đất nước – đó là lẽ tự nhiên, lẽ sống, là niềm
tự hào công dân. Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Dân tộc ta có một lòng yêu nước
nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ
quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại trỗi dậy, nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và lũ cướp nước”1.
Đối với các giai cấp, tầng lớp lãnh đạo đất nước trong mỗi thời kỳ lịch sử
cần thấu hiểu tư tưởng “dân là gốc nước”. Từ tư tưởng “dân là gốc nước”, chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam đi đến quan điểm “yêu nước là thương dân”, và “cứu
nước là cứu dân”. Và, để cứu nước, cứu dân có hiệu quả thì trong các cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược, các triều đại phong kiến Việt Nam đã “cố
gắng” coi dân như “con” nhằm tạo ra quan hệ “vua tôi đồng lòng, anh em hòa
thuận, cả nước ra sức” đánh giặc. Khi đánh tan giặc thì dùng chính sách “khoan
thư sức dân”, nuôi dưỡng và giáo hóa dân,… Đó là kế sách lâu bền cho công
cuộc dựng nước và giữ nước.
Trong thời đại mới, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã phát triển lên trình độ mới với
những giá trị nhân văn sâu sắc phù hợp với xu thế của thời đại và thực tiễn cách
mạng Việt Nam. Cụ thể là, vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX, khi chủ nghĩa đế quốc đã thống trị đa số các nước trên thế giới, Việt Nam
trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, ngọn cờ Cách mạng Tháng Mười Nga đã
soi rọi toàn cầu thì “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác là con đường cách mạng vô sản”2. Bởi lẽ, “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản

mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn
1
2

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.171.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 314.
3


gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi
người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc,…”1.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng
Tám năm 1945, đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, làm
phá sản chủ nghĩa thực dân cũ và mới của chủ nghĩa đế quốc, dẫn đến đất nước
Việt Nam thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội đã chứng minh cho giá trị cao
đẹp của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với nguyên lý bất hủ: “không có gì quý
hơn độc lập tự do”, “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ”; và “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự nghiệp đổi mới vì một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
Thứ hai, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thể hiện sự thống nhất giữa tri
thức, lý tưởng, niềm tin và ý chí của cả dân tộc đối với công cuộc dựng nước,
giữ nước và phát triển đất nước.
Trong lịch sử, Đại Việt là quốc gia nhỏ (đất hẹp, người thưa) dựa trên nền
kinh tế tiểu nông (nghèo nàn, lạc hậu) lại luôn phải chống chọi với thiên nhiên
khắc nghiệt và chống lại kẻ thù đông hơn, lớn hơn và mạnh hơn mình gấp bội
phần. Trong điều kiện đó, để tồn tại và chống được giặc ngoại xâm, con người
Việt Nam phải có ý thức tự lập tự cường, học hỏi nắm bắt tri thức về tự nhiên,

xã hội, nhất là hiểu biết quy luật chiến tranh – “biết địch biết ta, trăm trận trăm
thắng”. Tri thức được hòa quyện với tư tưởng, niềm tin và khát vọng của dân
tộc về một quốc gia độc lập, cường thịnh đã tạo nên lý tưởng độc lập dân tộc và
niềm tin tất thắng. Trên cơ sở niềm tin tất thắng hun đúc nên ý chí tự lập tự
cường của cả dân tộc. Có thể nói, chính niềm tin tất thắng dựa trên tri thức
khoa học và ý chí tự lập tự cường đã tạo ra sức mạnh vô song giúp cho dân tộc

1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 461.
4


vượt qua mọi khó khăn gian khổ “nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước” (Hồ Chí Minh).
Nói đến trí tuệ Việt Nam là nói đến tầm hiểu biết, tri thức khoa học và tư
duy sáng tạo của con người và dân tộc Việt Nam; còn nói đến bản lĩnh Việt
Nam là nói đến bản tính độc lập, tự chủ, tự giác và tự quyết của con người và
dân tộc Việt Nam trong việc lựa chọn và quyết định con đường phát triển của
mình và không bị lệ thuộc bởi bất kỳ thế lực nào.
Suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc
Việt Nam đã tạo ra cả kho tàng tri thức kinh nghiệm. Và từ đó, đúc kết, khái
quát thành tri thức luận lý, soi đường cho dân tộc đi lên. Trong đó, chủ nghĩa
yêu nước đã trải qua hành trình phát triển, lúc đầu từ tình cảm tự nhiên, tự phát
tiến đến ý thức tự giác. Và từ ý thức tự giác phát triển cả về tầm cao, chiều sâu
thành triết lý yêu nước và đến đỉnh cao là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Trong lịch sử, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã thấm sâu vào tâm hồn
của mỗi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính,… làm
cho mọi người thấu hiểu được cảnh “nước mất, nhà tan”. Vì vậy, “giặc đến nhà,
đàn bà cũng đánh”. Để đánh được kẻ thù đông hơn, mạnh hơn mình gấp bội

phần, không chỉ cần có tri thức “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, mà còn
phải phát triển tri thức lên trình độ nghệ thuật “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng
mạnh” (người xưa gọi là “lấy nhu thắng cương”) và “lấy đại nghĩa thắng hung
tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”,…
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tri
thức và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của Việt Nam đã phát triển thành khoa
học về chiến tranh nhân dân, bảo vệ đất nước. Điều này đã được thể hiện sinh
động, sâu sắc và có hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược. Để đánh Mỹ và thắng Mỹ, chúng ta đã phát động cuộc
chiến tranh nhân dân (toàn dân đánh giặc); đánh giặc cả trên mặt trận kinh tế,
chính trị, quân sự, ngoại giao và cả trên mặt trận giáo dục, tư tưởng, văn hóa;
đồng thời đánh giặc bằng cả ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương,
5


dân quân du kích) trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị) với
phương châm là đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận để đi tới đánh đổ
hoàn toàn kẻ thù.
Có thể nói, tri thức và nghệ thuật đánh giặc giữ nước nói trên được đúc
kết thành khoa học dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Đó là một trong
những cơ sở quan trọng hình thành và phát triển bản lĩnh Việt Nam.
Như vậy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sự tổng hợp những giá trị tinh
thần cao quý nhất của dân tộc. Trong đó có sự thống nhất và hòa quyện giữa tri
thức lý luận với tình cảm chân thực, giữa trí tuệ với niềm tin, ý chí dựng nước
và giữ nước của cả dân tộc, thể hiện chuẩn mực giá trị và đạo lý sống, tồn tại
và phát triển của Việt Nam.
Qua các thời kỳ lịch sử, chủ nghĩa yêu nước được tăng cường, được “bồi
đắp” thêm các giá trị mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đặc điểm mới của
thời đại. Nếu ở thời kỳ Hùng Vương, chủ nghĩa yêu nước xuất hiện với những
tình cảm yêu nước mang tính chất anh hùng ca mộc mạc thông qua thần thoại và

truyền thuyết; ở thời kỳ Bắc thuộc, nó thể hiện ý thức và tinh thần yêu nước
quật khởi chống lại ách đô hộ và sự đồng hóa của kẻ thù; thì trong thời kỳ
phong kiến độc lập, chủ nghĩa yêu nước đã phát triển thành hệ thống tri thức lý
luận, bao gồm các tư tưởng và quan điểm về: “Dân” và “Nước”, “độc lập dân
tộc” và “chủ quyền quốc gia”, quyền lợi và trách nhiệm công dân đối với đất
nước,… cùng với ý chí tự lập, tự cường dân tộc. Đến thời kỳ chống chủ nghĩa
thực dân, đế quốc phương Tây, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có bước phát
triển mới với nội dung và chất lượng mới được kết tinh cô đọng trong tư tưởng
Hồ Chí Minh. Ở đây, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam bao hàm sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước truyền thống với tinh hoa của chủ nghĩa Mác Lênin, giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp
của cách mạng Việt Nam.
• Ý chí tự lập, tự cường dân tộc

6


Ý chí tự lập, tự cường dân tộc thể hiện trước hết ở việc khẳng định nền
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là
điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Từ thời cổ đại, người Việt đã thể hiện ý
chí tự lập, tự cường dân tộc, thông qua hành động kiên quyết không khuất phục
trước bất kỳ kẻ thù nào dù chúng có hùng mạnh và tàn bạo đến đâu đi nữa.
Trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mặc dù bị đô hộ song chúng ta không để mất
đất, mất dân, không chịu khuất phục, không bị đồng hóa. Và, cuối cùng chúng
ta đã thắng giặc ngoại xâm, hiên ngang khẳng định quyền sống và nền độc lập
dân tộc.
Trong thời kỳ phong kiến độc lập, ý chí tự lập tự cường dân tộc được tôi
rèn, được phát triển lên trình độ mới thể hiện thông qua việc khẳng định quốc
gia độc lập có quốc hiệu riêng và có vua ngang hàng với phương Bắc, quyền
độc lập, tự chủ, bình đẳng của dân tộc Việt Nam được khẳng định trong bài thơ
“Thần” (Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất) của Lý Thường Kiệt:

“ Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”1
Nguyễn Trãi với “Bình Ngô đại cáo” (Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai)
không chỉ khẳng định nền độc lập dân tộc, mà còn khẳng định truyền thống văn
hiến Việt nam đã hun đúc ý chí tự lập tự cường dân tộc và bản lĩnh Việt Nam:
“ Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc - Nam cũng khác…”2.
Nhận xét về giá trị truyền thống dân tộc trong “Bình Ngô đại cáo”, Giáo
sư Trần Văn Giàu viết: “Bình Ngô đại cáo” cũng là lời khẳng định quyền độc
Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 2000, tr. 65.
2
Ban Tư tưởng Văn hóa trung ương, Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 2000, tr. 77.
7
1


lập của dân tộc ta; lần này, quyền ấy không phải được ghi ở sách trời mà được
cấu tạo bởi các điều kiện địa lý, lịch sử, phong tục, văn hóa tổng hợp lại, đặc
biệt là được biểu hiện ở ý thức dân tộc, ở khả năng tự chủ tự cường 1.
Trong thời kỳ chống chủ nghĩa thực dân đế quốc phương Tây, ý chí tự lực
tự cường dân tộc được nâng lên tầm cao mới, phù hợp với yêu cầu mới của thời
đại và được thể hiện một cách đanh thép, nhất quán trong bản “Tuyên ngôn độc
lập”: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được

sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”. Suy rộng ra, câu ấy có
nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do,… Đó là những lẽ phải không
ai chối cãi được… Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do
và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do và độc lập ấy”2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu của chủ nghĩa yêu nước và
ý chí tự lập, tự cường của dân tộc Việt Nam. Đó là ý chí “quyết đem sức ta để
giải phóng cho ta”, là tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do” và “thà hy
sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Việc lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam, gắn
độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với quy
luật phát triển khách quan của lịch sử và xu thế của thời đại, đáp ứng được nhu
cầu, lợi ích và khát vọng của nhân dân ta.
Ngày nay, ý chí tự lực tự cường được phát huy cao độ trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập quốc tế. Trong 25 năm đổi mới, bằng chủ nghĩa yêu nước với ý
chí tự lực tự cường dân tộc, Việt Nam đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh
Trần Văn Giàu, Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam, tư tưởng yêu nước, Nxb. Văn
nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 1983, tr. 141.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 3-4.
8
1


tế - xã hội để vươn lên trở thành “cường quốc” xuất khẩu gạo, đã phá tan vòng
vây cấm vận của các thế lực thù địch để hội nhập bình đẳng trong cộng đồng thế
giới. Với những thành tựu to lớn và quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã

hội trong 30 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã trở thành quốc gia có vị thế và
uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế.
• Tinh thần đoàn kết, tình yêu thương con người và lòng nhân ái,
khoan dung
Tinh thần đoàn kết: xét từ nguồn gốc, mọi con dân đất Việt dù ở đâu và
làm gì đều có chung nguồn cội, đều là con Hồng cháu Lạc được sinh ra từ “bọc
trăm trứng” của mẹ Âu Cơ. Vì vậy, tiếng gọi “đồng bào” là tiếng gọi thân thiết
và linh thiêng, đánh thức cội nguồn nòi giống dân tộc. Đoàn kết bắt nguồn tự
cội nguồn (“bọc trăm trứng”) đi đến “đồng bào”, tỏa rộng ra cộng đồng “Nhà Làng - Nước”, hình thành nên ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết. Đoàn kết
từ trong mỗi gia đình dòng họ, lan ra làng - xã và phát triển đến đoàn kết dân
tộc. Đó chính là sức mạnh, là điểm tựa tinh thần vững chắc của con người và cả
dân tộc Việt Nam trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước và phát
triển đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp, bất tử của tinh thần đoàn
kết dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế thủy chung trong sáng. Người chỉ rõ:
“Trong bầu trời, không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới, không có gì
mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”1.
Phát triển tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam lên trình độ mới, đồng
thời tổng kết những bài học quý báu của cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công,
đại thành công”2. Và, trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Đoàn kết là một truyền
thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương

1
2

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 276.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 350.
9



đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con
ngươi của mắt mình”1.
Tổng kết giá trị, sức mạnh và ý nghĩa của đại đoàn kết dân tộc trong điều
kiện mới, Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc trên nền
tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức,
dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là
nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm
thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”2.
Tình yêu thương con người: Thương người là phẩm chất đạo đức cao đẹp,
trở thành giá trị truyền thống của con người và dân tộc Việt Nam. Tình yêu
thương con người bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động, chiến đấu của con
người Việt Nam từ thời cổ đại, được phát triển qua các cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược với phương châm “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách” đi
đến “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” và
“nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Chính tình yêu thương con người đó đã được nhân dân ta chắt chiu, giữ gìn,
phát triển và trao truyền qua nhiều thế hệ và trở thành lối sống, lẽ sống ở đời.
Tình yêu thương con người ở dân tộc Việt Nam thể hiện tính nhân đạo và
nhân văn sâu sắc. Đó không phải là kiểu thương người một cách tiêu cực, bị
động, ngồi trông chờ vào “ảo ảnh” giải thoát của đấng siêu nhiên, mà là hành
động vì nghĩa cứu người, cứu dân và cứu nước để giải phóng con người, giải
phóng nhân dân ra khỏi ách đô hộ, áp bức bóc lột. Vì vậy, thương người gắn
liền với tinh thần vì nghĩa. Nghĩa là lẽ phải, vì nghĩa là đứng về lẽ phải, đấu
tranh cho lẽ phải và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Giáo sư Trần Văn
Giàu nhận xét: “Nghĩa là điều phải, đối chọi với điều trái. Vì nghĩa là làm điều
phải một cách có ý thức, chống điều trái. Nghĩa cũng là tình cảm chính đáng
gắn bó người với người trong sinh hoạt gia đình, xã hội, dân tộc, cho đến quốc
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 510.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 116.
10
1
2


tế. Theo nội dung ấy, nghĩa là một sức mạnh tinh thần có thể khuyến khích, thúc
giục, chỉ thị cho người ta hành động trên hướng tốt đẹp, cho dù làm việc nghĩa,
mình chẳng được lợi riêng gì, mà lắm khi bị thiệt hại nữa là khác”1.
Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, cái nghĩa lớn nhất – đại
nghĩa là cứu nước, cứu dân. Bởi lẽ, “dân là gốc nước”, do vậy “yêu nước” phải
“thương dân”, “cứu nước” phải “cứu dân” đó là lẽ phải tự nhiên, là đại nghĩa.
Chính vì vậy, trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, người đứng lên
tập hợp nhân dân đánh giặc được gọi là “ tụ nghĩa”, “xướng nghĩa”, người tham
gia đánh giặc được gọi là “ứng nghĩa” và “nghĩa quân”, mọi người đều cầm vũ
khí quyết tâm đánh giặc được gọi là “khởi nghĩa”. Và, tất cả những hành động
nói trên đều được tôn vinh là “vì nghĩa lớn”, “vì đại nghĩa”.
Lòng nhân ái, khoan dung: Nhân ái, khoan dung là đức tính tốt đẹp, trở
thành một trong giá trị truyền thống tiêu biểu của con người và dân tộc Việt
Nam. Nó có nguồn gốc sâu xa trong điều kiện sống, vừa lao động sản xuất vừa
chiến đấu chống giặc ngoại xâm, đồng thời vừa chắt chiu nuôi dưỡng giống nòi
Việt Nam. Còn nguồn gốc trực tiếp của “nhân ái, khoan dung” là tình yêu
thương con người – “thương người như thể thương thân”.
Lòng nhân ái, khoan dung của con người và dân tộc Việt Nam được thể
hiện không chỉ đối với những con người lầm lỗi trong xã hội (“đánh kẻ chạy đi,
không ai nỡ đánh người chạy lại”), mà còn đối với cả những kẻ thù xâm lược.
Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, cha ông chúng ta luôn vì đại
nghĩa – “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Khi kết
thúc chiến tranh, chúng ta không giết tù binh, mà còn cung cấp lương thực, thực
phẩm, thuốc men và phương tiện để họ về nước. Sau đó, chúng ta thực hiện chủ

trương hòa giải “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” để cùng hợp tác và phát
triển vì hòa bình và tiến bộ xã hội.
Lòng nhân ái, khoan dung của con người và dân tộc Việt Nam còn thể
hiện sâu sắc trong cuộc sống, sinh hoạt ở mỗi gia đình, dòng họ, mỗi cộng đồng
Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí
Minh, 1993, tr. 297.
11
1


người. Đó là lối sống hòa thuận, đoàn kết, thương yêu “lá lành đùm lá rách”,
“tối lửa tắt đèn có nhau” trong “tình làng nghĩa nước”,… Lòng nhân ái, khoan
dung được phát triển trên cả bề rộng và chiều sâu thành những phương châm
sống: “Có lý, có tình”, “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,…
Như vậy, tinh thần đoàn kết, tình yêu thương con người và lòng nhân ái
khoan dung là giá trị truyền thống tiêu biểu của con người và dân tộc Việt Nam.
Giá trị truyền thống tiêu biểu đó được kế thừa, phát triển và tỏa sáng rực rỡ
trong con người và tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi đất nước nằm dưới ách đô hộ
của thực dân phong kiến, Người đã sớm nhận ra nỗi nhục của kiếp đời nô lệ, nỗi
đau của người dân mất nước và quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, để “đuổi
thực dân, giải phóng đồng bào”. Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển,
Người trở về quê hương, tổ chức thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám, đánh
đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ phong kiến, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Và, ngay trong “kế hoạch kiến quốc” đầu tiên của nước nhà, Người đã chỉ
đạo cho chính phủ thực hiện ngay bốn điều: làm cho dân có ăn, làm cho dân có
mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành 1. Bởi lẽ, “Chúng ta tranh
được độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm
gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc
đủ”2.
Khi đất nước có chiến tranh, Hồ Chí Minh đã bộc lộ: “Một ngày đồng

bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Và, Người
rất kiên quyết tổ chức cuộc chiến tranh nhân dân chống thực dân đế quốc để giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhằm thực hiện ham muốn, “ham muốn
tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” 3. Có thể nói, Hồ
Chí Minh là hiện thân sinh động và cao đẹp nhất của tinh thần đoàn kết, tình
thương yêu con người và lòng nhân ái khoan dung của dân tộc Việt Nam trong
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 152.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 152.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 517.
1
2

12


thời đại mới. Lúc còn sống, Người đã giành tất cả lòng hiền từ ấm áp cho đồng
bào, con cháu, già trẻ, gái, trai, miền Bắc, miền Nam, miền xuôi, miền ngược.
Khi mất đi, Người còn “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng,
cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng” 1. Đúng như Phạm
Văn Đồng khẳng định: “Bác Hồ là “muôn vàn tình thương yêu” đối với đồng
chí đồng bào. Trong tình yêu đó, có chỗ cho mọi người, không quên không sót
một ai, và sắp xếp cho mỗi người vị trí chiến đấu cũng như lo lắng chu đáo cho
mỗi người về việc làm, đời sống và học tập, vừa nghiêm khắc đòi hỏi, vừa
thương yêu dìu dắt”2. Và, “Những tình cảm vĩ đại của Hồ Chủ tịch không phải
chỉ hạn chế trong phạm vi một nước, một dân tộc, mà còn mở rộng ra với giai
cấp công nhân các nước, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn
thế giới”3.
Đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo

Cần cù, thông minh, sáng tạo là đức tính vốn có ở nhiều dân tộc trên thế


giới. Người ta thường nói, “cần cù như người Nga, thông minh như người Đức,
thực dụng như người Mỹ và sáng tạo như người Nhật”. Điều đó nói lên tính
cách tiêu biểu của mỗi dân tộc trong những điều kiện lịch sử - cụ thể.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam đã hội đủ cả ba đức
tính “cần cù, thông minh, sáng tạo” với sắc thái riêng, độc đáo. Những đức tính
và sắc thái này được hình thành, phát triển trên cơ sở điều kiện địa lý tự nhiên,
lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của dân tộc Việt Nam và không lặp lại ở bất kỳ
dân tộc nào trên thế giới.
Từ rất sớm, con người và dân tộc Việt Nam đã phải thường xuyên và
thường trực chống chọi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (nắng hạn đan xen
với bão lụt, “nóng như thiêu như đốt” đan xen với “rét cắt da cắt thịt”) để khai
hoang mở cõi; vừa sản xuất với “hai sương một nắng” lại vừa phải chiến đấu
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 517.
Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí
Minh, 2011, tr. 461.
3
Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí
Minh, 2011, tr. 460.
13
1
2


chống giặc ngoại xâm với những đội quân to lớn và tàn bạo; vừa phải “tự lập tự
cường” vừa phải thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với phương châm
“dĩ bất biến, ứng vạn biến” để tồn tại và phát triển đi lên. Chính thực tiễn khắc
nghiệt và phức tạp ấy đã “đào luyện” và “bồi đắp” nên đức tính “cần cù, thông

minh, sáng tạo” của dân tộc Việt Nam.
Trở lại quá khứ, hình ảnh người dân “ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng
trăng” để “biến sỏi đá thành cơm” hay lao động “đầu tắt mặt tối”, “chân lấm tay
bùn” đã trở thành thói quen thường trực và trải qua nhiều thế hệ ở Việt Nam. Ở
đây, mỗi thành quả lao động đều phải đổi bằng nhiều mồ hôi, công sức: “ai ơi
bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Chính tinh thần lao
động cần cù, siêng năng mà dân tộc Việt Nam đã sớm tạo ra giá trị truyền thống
yêu lao động, quý trọng những người lao động và tiết kiệm, chắt chiu những sản
phẩm lao động. Đồng thời, người Việt Nam cũng ghét những kẻ chây lười ăn
bám “há miệng chờ sung” và không ngừng lên án những kẻ tham ô lãng phí,
làm giàu bất chính 1.
Truyền thống cần cù, siêng năng trong lao động của dân tộc không chỉ
được phản ánh trong thần thoại, truyền thuyết, ca dao tục ngữ mà còn được thể
hiện trong cả văn chương bác học. Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là một triết lý
về lao động, trong đó làm bổi bật đức tính kiên nhẫn, cần cù và sáng tạo trong
chống thiên tai, lũ lụt, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Truyện thần
Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ loa đã đề cao đức tính cần cù,
sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để xây dựng kinh thành nước Âu
Lạc.
Có thể nói, nhờ đức tính cần cù, thông minh và sáng tạo mà tổ tiên đã tạo
dựng được cái nôi dân tộc, nơi sinh tụ và khởi sắc của giống nòi – Đó là dải non
sông trải dài từ lưu vực sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều nhà
khoa học nước ngoài đến nước ta đều có chung nhận xét rằng, mọi cơ năng của
người Việt Nam đều được dùng để làm việc: đầu đội, vai gánh, lưng cõng, tay
Xem: Lê Quang Trung, Nguyễn Trọng Hoàn, Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr. 71.
14
1



cầm, chân chạy như bay,… Cần cù đã trở thành triết lý sống, là giá trị văn hóa,
tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam và trở thành thước đo phẩm giá
của con người trong mỗi thời kỳ lịch sử. Trong kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh đã quan tâm khơi dậy truyền thống cần cù sáng
tạo lao động của người nông dân: “ruộng đất là chiến trường, cuốc cày là vũ
khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương”. Còn trong
kháng chiến chống Mỹ thì “mỗi người làm việc bằng hai”, “thanh niên ba sẵn
sàng”, “phụ nữ ba đảm đang”,… Đó chính là bản anh hùng ca lao động mà
người dân Việt Nam đã viết bằng máu, mồ hôi và nước mắt của mình. Giáo sư
Phan Ngọc đã đúng khi kết luận rằng: “Công sức lao động dựng nên đất nước
này của người dân Việt đã ở mức tột đỉnh, hiếm có dân tộc nào trên thế giới có
thể sánh được.”1.
Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, đức tính cần cù luôn gắn
liền với tính thông minh và sáng tạo. Một số người cho rằng, dân Việt Nam
không có thông minh sáng tạo, mà chỉ có tính cần cù và giỏi bắt chước người
Trung Hoa, người Pháp, người Mỹ. Hễ người nước ngoài làm được cái gì thì
dân ta đều có thể làm được cái ấy, chớ dân mình không thông minh, không có
tinh thần và năng lực sáng tạo ra những cái đặc sắc và đáng kể 2. Quan niệm trên
là sai lầm và võ đoán. Nó xuất phát từ tâm lý tự ty dân tộc và tư tưởng thấp kém
của số người làm tay sai cho ngoại bang sống trong chế độ thuộc địa kiểu cũ và
mới của thực dân đế quốc.
Trên thực tế, việc học hỏi, tiếp thu hay “bắt chước” cái hay, cái đẹp ở bên
ngoài là một đặc điểm phổ biến mang tính quy luật trong quá trình tồn tại, phát
triển của các dân tộc trên thế giới. Vấn đề quan trọng là ở chỗ, học hỏi tiếp thu
cái gì và bắt chước như thế nào để làm giàu thêm hệ giá trị của mình và nâng
cao sức mạnh của dân tộc, làm rạng rỡ non sông đất nước trên bản đồ thế giới.
Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội,
1994, tr. 36.
2
Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí

Minh, 1993, tr. 221.
15
1


Học hỏi, tiếp thu và “bắt chước” như vậy cũng chính là sự biểu hiện của thông
minh và sáng tạo.
Lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc đã chỉ ra
rằng, không thông minh, không sáng tạo thì mất nước và có thể mất cả nòi
giống dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử, sức sống mãnh liệt, trí thông minh
và tinh thần sáng tạo của con người và cả dân tộc Việt Nam được thể hiện sinh
động trên nhiều lĩnh vực.
Thứ nhất, trong lĩnh vực kinh tế, lao động sản xuất, từ xưa ông cha ta đã
khai phá rừng rậm, đầm lầy, đắp đê ngăn lũ, làm thủy lợi tạo thành vùng châu
thổ sông Hồng trù phú ở Bắc Bộ. Trong những thế kỷ XVII - XVIII, những cư
dân Việt đã từ Trung Bộ và vùng rừng núi, đầm lầy Nam Bộ khai khẩn đất
hoang, tạo dựng xóm làng, mở mang bờ cõi và khẳng định chủ quyền dân tộc ở
phía Nam. Ngày nay, trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế, với trí thông
minh sáng tạo, chỉ sau 25 năm đổi mới, nhân dân ra đã tạo ra một nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với hai vựa lúa lớn nhất cả nước (đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long), đưa nước ta trở thành cường
quốc xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới; với một nền công nghiệp đang theo
hướng hiện đại gồm hơn 230 khu công nghiệp và hàng ngàn cụm công nghiệp
tập trung trên 700.000 doanh nghiệp lớn nhỏ. Quá trình xây dựng, phát triển
kinh tế cùng với những thành tựu nói trên chắc chắn phải dựa trên đức tính cần
cù, đặc biệt là trí thông minh và tinh thần sáng tạo không mệt mỏi của hàng
triệu người lao động Việt Nam.
Thứ hai, trong lĩnh vực quân sự, nhất là trong các cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm, con người Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam đã thể hiện
trí thông minh và sáng tạo rực rỡ để làm nên những chiến thắng oanh liệt của

dân tộc bằng đường lối “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng mạnh”, “lấy đại nghĩa
thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” và “toàn dân kháng chiến, toàn
diện kháng chiến” dựa trên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức
mạnh của thời đại.
16


Thứ ba, trí thông minh và sức sáng tạo của con người và dân tộc Việt
Nam còn được thể hiện rực rỡ trong lĩnh vực phát triển văn học, nghệ thuật. Có
thể nói, văn học, nghệ thuật là lĩnh vực đòi hỏi trí thông minh và sức sáng tạo
phong phú nhất. Không có trí thông minh và sức sáng tạo sẽ không có (và
không thể có) văn học, nghệ thuật. “Truyện cổ dân gian và truyền thuyết là
những hình ảnh của lịch sử trong quá trình được sáng tạo bởi óc tưởng tượng và
trí nhớ của nhân dân theo một phong cách nửa huyền thoại, nửa lịch sử, những
tác phẩm kể chuyện dân gian này phản ánh cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ
tổ quốc, cuộc sống gia đình và xã hội cũng như quan hệ tình yêu…”1.
Kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca “thể hiện tuyệt vời sự thông
minh, dí dỏm và trí sáng tạo của nhân dân ta trong đời sống, lao động và quan
hệ,…Ví dụ, “nước, phân, cần, giống” là một thành ngữ quen thuộc liên quan tới
lĩnh vực lao động nông nghiệp, sử dụng có bốn chữ mà không có từ nào thừa, từ
nào thiếu…”2; và “Dân ca mang nhiều tính nhân văn và tính nhân văn đó chính
là chắt lọc tinh hoa từ tư tưởng, tình cảm và cả triết học về con người với vũ trụ,
Tổ quốc, xã hội, loài người và cả sự tự nhìn nhận và đánh giá của chính mình”3.


Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống

Dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan. Đó chính là tinh thần mang
“tính chất triết lý xã hội và nhân sinh, căn cứ trên một nhận thức nhất định về
cuộc sống, về lịch sử”4. Tinh thần lạc quan đó xuất phát từ quy luật phát triển tất

yếu của cuộc sống, từ niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của con người và dân
tộc, nhất là niềm tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa.
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã là minh chứng thuyết
phục cho tinh thần lạc quan yêu ðời của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ Bắc
Lê Quang Trang, Nguyễn Trọng Hoàn, Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 1998, tr. 349-350.
2
Lê Quang Trang, Nguyễn Trọng Hoàn, Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 1998, tr. 350.
3
Lê Quang Trang, Nguyễn Trọng Hoàn, Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 1998, tr. 351.
4
Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2011, tr.
17
1


thuộc, mặc dù bị ðô hộ, áp bức bóc lột, song nhân dân ta vẫn tổ chức hàng trãm
cuộc khởi nghĩa chống giặc giành ðộc lập, nhýng ðều thất bại. Thua keo này,
bày keo khác, hết cuộc khởi nghĩa này ðến cuộc khởi nghĩa khác diễn ra; và ðến
nãm 938 Ngô Quyền ðã lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược nhà Hán
giành độc lập dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, tinh thần lạc quan
của vua tôi nhà Trần phát triển lên cao độ và sẵn sàng “sát thát”. Điều đó, không
phải do “điếc không sợ súng”, cũng không phải do thiếu hiểu biết về địch, về ta,
Trái lại, nhà Trần hiểu rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của quân Nguyên - Mông, càng
biết rất rõ chỗ mạnh chỗ yếu của mình nên đã huy động được sức mạnh toàn
dân, nâng cao sĩ khí, quyết tâm đánh giặc, giữ nước. Đó chính là tinh thần lạc

quan được xây dựng trên cơ sở “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước
ra sức” giết giặc lập công.
Đến thời kỳ lịch sử hiện đại, nhân dân ta có Đảng, tư tưởng Mác - Lênin
lãnh đạo, thì tinh thần lạc quan lại được “thăng hoa” trở thành tinh thần lạc quan
cách mạng. Nó dựa trên cơ sở khoa học, sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết
toàn dân và sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Chính vì
vậy, chúng ta đã đánh thắng những kẻ thù giàu có và hung hãn nhất của thời đại
– đó là đế quốc Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ xâm lược.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, tinh thần lạc
quan cách mạng của con người và dân tộc Việt Nam đã trở thành sức mạnh,
được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cụ thể là, chúng ta không
chỉ vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà còn đưa nền kinh tế phát
triển nhanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hơn 7,2%/năm; đã giảm tỷ lệ
nghèo đói từ 58% vào năm 1993 xuống 14% năm 2011; đời sống của các tầng
lớp nhân dân đều được cải thiện tốt hơn; chế độ chính trị - xã hội luôn ổn định;
vị thế và uy tín của đất nước ngày càng nâng cao trên thị trường quốc tế.
Như vậy, giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành qua
hàng ngàn năm lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Đó là các
18


giá trị nổi bật: chủ nghĩa yêu nước; ý chí tự lập tự cường dân tộc; đoàn kết,
thương người, nhân ái, khoan dung; cần cù, thông minh và sáng tạo; tinh thần
lạc quan, yêu đời;… Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
đã chính thức khẳng định giá trị truyền thống của con người Việt Nam: “Lòng
yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng
đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc, lòng khoan dung, trọng
nghĩa tình đạo lý, tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử,
tính giản dị trong cuộc sống”1. Tất cả những giá trị trên là cốt lõi của văn hóa,

của bản sắc dân tộc và bản lĩnh Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 23.
19
1



×