Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài 12 - các loại kiến trúc của CSDL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.94 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT LÝ BÔN

GIÁO ÁN LÝ THUYẾT
BÀI 12: CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ QUẢN TRỊ CƠ
SỞ DỮ LIỆU(Tiết 3)
Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Loan
Khiếu Thị Phương
Phạm Thị Hoàn
Trần Thuý Ngọc
Thái Bình, tháng 7 năm 2008
BÀI 12: CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ
DỮ LIỆU
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết các khái niệm về cách tổ chức CSDL tập trung và CSDL phân tán.
- Biết ưu nhược điểm của mỗi cách thức tổ chức.
II. Phương tiện giảng dạy
Sách giáo khoa.
Máy tính, máy chiếu hoặc một số ảnh minh họa.
III. Phương pháp giảng dạy
Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
Sử dụng tranh ảnh để minh họa.
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp( 2’)
Kiểm tra sỹ số.
Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ bài giảng.
2. Kiểm tra bài cũ( 7’)
- Hãy nêu các kiểu kiến trúc tập trung?
- Trong các loại hệ CSDL tập trung, loại nào không cần đến đường truyền? Hãy giải
thích tại sao?
- Em hãy cho biết khi khai thác hệ CSDL trung tâm, thông tin được truyền trên đường


truyền thông giữa các máy trong hệ CSDL thuộc loại gì?
3. Nội dung bài mới.
Đặt vấn đề(1’)
Ở hai tiết trước chúng ta đã được học thế nào là các hệ CSDL tập trung, đặc điểm và ưu
điểm của chúng. Trong tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một kiến trúc CSDL nữa đó
là kiến trúc hệ CSDL phân tán.
Nội dung Hoạt động thầy và trò
Thời
gian
1. Các hệ CSDL tập trung
2. Các hệ CSDL phân tán
a. Khái niệm CSDL phân tán
- CSDL phân tán là một tập hợp dữ
liệu có liên quan (về logic) được
dùng chung và phân tán về mặt
vật lí trên một mạng máy tính.
- Một hệ quản trị CSDL phân tán là
một hệ thống phần mềm cho phép
quản trị CSDL phân tán và làm
cho người sử dụng không nhận
thấy sự phân tán về lưu trữ dữ
liệu.
- Người dùng truy cập vào CSDL
phân tán thông qua các chương
trình ứng dụng. Các chương trình
ứng dụng được chia thành hai
loại:
+ Chương trình không yêu cầu
dữ liệu từ nơi khác.
+ Chương trình có yêu cầu dữ

liệu từ nơi khác.
- Có thể chia các hệ CSDL phân tán
thành hai loại chính: thuần nhất và
hỗn hợp.
+ Hệ CSDL phân tán thuần nhất:
các nút trên mạng đều dùng
cùng một hệ QTCSDL.
+ Hệ CSDL phân tán hỗn hợp:
các nút trên mạng có thể dùng
các hệ QTCSDL khác nhau.
Lưu ý: Cần phân biết hai khái
niệm CSDL phân tán và CSDL tập
trung xử lý phân tán. Nếu dữ liệu tập
trung tại một trạm và những người
dùng trên các trạm khác có thể truy
cập được dữ liệu này thì đó gọi là
CSDL tập trung xử lý phân tán chứ
không phải là CSDL phân tán
b. Một số ưu điểm và hạn chế của các
Trình bày trong Tiết 1, 2
GV: Với các hệ CSDL tập trung, dữ liệu được
định nghĩa và quản trị tại một cơ sở duy nhất
được đặt tại một vị trí như vậy khi có nhiều yêu
cầu dịch vụ lấy những tài nguyên khác nhau từ
những nơi khác nhau, những máy trung tâm phải
lần lượt đáp ứng từng yêu cầu một như vậy xảy
ra tình trạng “chậm chạp” hoặc “tắc nghẽn”
đường truyền.
Đối với việc có một hệ CSDL phân tán sẽ giải
quyết được khó khăn trên khi CSDL được đặt ở

các vị trí khác nhau, cho phép truy cập được dữ
liệu trong tất cả các đơn vị, những dữ liệu nào
thường hay dùng ở đơn vị nào thì được đặt tại
đơn vị đó.
Ta có thể xét một ví dụ cụ thể như sau: Một
ngân hàng có nhiều chi nhánh, ở mỗi địa
phương có một chi nhánh, CSDL tại mỗi chi
nhánh lưu trữ thông tin về các tài khoản của dân
cư và các đơn vị kinh doanh tại địa phương đó.
Thông qua một mạng truyền thông, các CSDL
tại các chi nhánh tạo thành một hệ CSDL có kết
nối với nhau, người chủ tài khoản có thể giao
dịch tại mọi địa phương mà ngân hàng này có
chi nhánh và hệ CSDL này được gọi là hệ
CSDL phân tán.
<?>: Vậy thế nào là CSDL phân tán? Thế nào
là hệ QTCSDL phân tán?
<?>: Vậy để truy cập vào hệ CSDL phân tán
người dùng phải làm như thế nào?
GV: Để truy cập vào hệ CSDL phân tán người
dùng cần có chương trình ứng dụng, có hai loại
chương trình ứng dụng đó là chương trình ứng
dụng có yêu cầu dữ liệu từ nơi khác và không
yêu cầu dữ liệu từ nơi khác.
<?> Hệ CSDL phân tán được chia làm mấy
loại?
GV: Hệ CSDL phân tán được chia làm hai loại:
hệ CSDL phân tán thuần nhất và hỗn hợp.
15’
hệ cơ sở dữ liệu phân tán

Sự phân tán dữ liệu và các ứng dụng
có một số ưu điểm so với các hệ CSDL
tập trung:
- Cấu trúc phân tán dữ liệu phù hợp
cho bản chất phân tán của nhiều
người dùng.
- Dữ liệu được chia sẻ trên mạng
nhưng vẫn cho phép quản trị dữ
liệu địa phương (dữ liệu đặt tại
mỗi trạm).
- Dữ liệu có tính sẵn sàng cao.
- Dữ liệu có tính sẵn sàng cao vì khi
một nút gặp sự cố, có thể khôi
phục được dữ liệu tại đây do bản
sao của nó có thể được lưu trữ tại
một nút khác nữa.
- Hiệu năng của hệ thống được
nâng cao hơn.
- Cho phép mở rộng các tổ chức
một cách linh hoạt. Có thể thêm
nút mới vào mạng máy tính mà
không ảnh hưởng đến hoạt động
của các nút sẵn có.
So với các hệ CSDL tập trung, hệ
CSDL phân tán có một số hạn chế
sau:
- Hệ thống phức tạp hơn vì phải làm
ẩn đi sự phân tán dữ liệu đối với
người dùng.
- Chi phí cao hơn.

- Đảm bảo an ninh khó khăn hơn.
- Đảm bảo tính nhất quán dữ liệu
khó hơn.
- Việc thiết kế CSDL phân tán phức
tạp hơn.
GV: Với cách bố trí CSDL ở nhiều nơi thì hệ
CSDL phân tán có ưu điểm hơn hệ CSDL tập
trung đó là khi mạng xảy ra sự cố. Với hệ CSDL
tập trung nếu một trạm gặp sự cố thì các trạm
khác sẽ ngừng hoạt động theo còn với hệ CSDL
phân tán được thiết kế để hệ thống có thể tiếp
tục làm việc khi gặp sự cố ở một số trạm.
15’
4. Củng cố bài học (3’)
Nhắc lại các kiến thức đã học trong bài: CSDL phân tán, hệ CSDL phân tán; ưu điểm,
nhược điểm của hệ CSDL phân tán.
5. Giao bài tập về nhà(2)
Giao cho học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.

×