Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) tại trung tâm giống thủy sản tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.31 MB, 41 trang )

Header Page 1 of 133.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Thuỷ Sản Nước Ngọt

HUỲNH THỊ HỒNG TIẾM

KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Ts.
PHẠM MINH THÀNH

2009

i

Footer Page 1 of 133.


Header Page 2 of 133.

LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn quí thầy, cô Khoa Thủy Sản – Trường Đại
học Cần thơ.
Xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Minh Thành, đã tận tình hướng


dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn đến Ban lãnh đạo Trung Tâm Giống Thủy Sản Tỉnh Đồng Tháp, cô
Nguyễn Thị Rô, chú Huỳnh Văn Thiện các anh, chị và các bạn đồng nghiệp tại
trung tâm đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tiếp cận thực tế và thu thập số
liệu.
Xin cám ơn các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản LT-K2 đã hỗ trợ động viên em
trong quá trình hoàn thành đề tài.
Và tôi hoàn thành luận văn này là nhờ phần đóng góp không thể kể hết của gia
đình tôi, xin được cám ơn đến tất cả những người thân.
Một lần nữa, xin nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành tới tất cả mọi người đã
giúp đỡ và chia sẻ với tôi để có sự thành công như hôm nay.

Xin chân thành cảm ơn.
Huỳnh Thị Hồng Tiếm

i

Footer Page 2 of 133.


Header Page 3 of 133.

TÓM TẮT
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc hạ lưu sông MeKong có nguồn tài
nguyên nước ngọt dòi dào, phong phú, nguồn nước sông này đóng vai trò quan
trọng đối với nghề nuôi thủy sản của cả nước, chiếm phần lớn diện tích và sản
lượng nuôi trồng.
Hiện nay sản phẩm cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) được xem là nguồn
xuất khẩu thủy sản quan trọng của nước ta, do đó nhiều hộ nuôi mạnh dạn đầu tư
vào đối tượng này. Việc sản xuất giống cá tra nhân tạo, chủ động cung cấp nguồn

giống đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sản xuất và mở ra một
hướng đi mới. đặc biệt là sản xuất giống cá.
Mặc dù kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra được phổ biến rộng rãi ở ĐBSCL nhưng
việc quản lý sản xuất và chất lượng con giống vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Chính vì nhu cầu nuôi cá tra thương phẩm ngày càng mở rộng diện tích từ
đó để đáp ứng nhu cầu về con giống số lượng và chất lượng nên đề tài “Kỹ thuật
sinh sản nhân tạo cá Tra tại Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp” được
nghiên cứu thực hiện tại Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp như sau:
Từ những quan sát trong các lần kiểm tra cho cá đẻ, Chúng tôi thấy rằng tại
Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp có cá bố mẹ thành thục trong suốt
thời gian từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Đàn cá bố mẹ có những cá thể thành
thục trong suốt thời gian nghiên cứu, phần nào chứng tỏ rằng cá tra mang đặt
điểm sinh sản quanh năm của cá vùng nhiệt đới.
Các điều kiện môi trường nuôi vỗ, cho cá đẻ và ấp trứng cá tra là thuận lợi. Các
đợt kích thích sinh sản nhân tạo cá tra đạt tỷ lệ cá đẻ từ 58,82 đến 87,5%. Sức
sinh sản của cá tra thấp nhất 69.303 trứng/kg cá cái và cao nhất là 143.040 trứng/
kg. Điều này chứng tỏ rằng vào đầu vụ cá có sức sinh sản thấp được tăng dần theo
mức độ thành thục của cá đến giữa vụ và chính vụ.
Tỷ lệ thụ tinh đạt từ 67,8 đến 83,2 %. Sau 17 – 24 giờ trứng bắt đầu nở, thời gian
để cá nở để cá nở hết có thể kéo dài đến 30 giờ.
Tỷ lệ dị hình từ 0,7 đến 1,2.

ii

Footer Page 3 of 133.


Header Page 4 of 133.

MỤC LỤC

CHƯƠNG I ......................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU.................................................................................................... 1
CHƯƠNG II........................................................................................................ 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................ 3
2.1. Tình hình phát triển thủy sản trên thế giới ................................................. 3
2.2. Tình hình phát triển thủy sản Việt Nam..................................................... 3
2.3. Đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ................. 3
2.3.1. Hệ thống phân loại .......................................................................... 3
2.3.2. Đặc điểm phân bố ........................................................................... 4
2.3.3. Đặc điểm sinh trưởng ..................................................................... 4
2.3.4. Tập tính dinh dưỡng ....................................................................... 5
2.3.5. Đặc điểm sinh sản ........................................................................... 9
2.4. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ ...................................................................... 10
2.4.1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ ..................................................... 11
2.4.2. Mùa vụ, thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ ............................................ 11
2.4.3. Mật độ thả và tỷ lệ cá bố mẹ ........................................................ 11
2.4.4. Thức ăn nuôi vỗ ............................................................................ 12
2.4.5. Chế độ chăm sóc và kiểm tra sự thành thục của cá ................... 12
2.5. Một số kích dục tố thường dùng trong sinh sản nhân tạo ......................... 13
2.5.1. Não thùy (Hypophysis- tuyến yên) ............................................. 13
2.5.2. HCG (Human Chorionie Gonadotrop in) ..................................... 13
2.6. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra ............................................................. 14
2.6.1. Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ ............................................................ 14
2.6.2. Vấn đề ấp trứng ............................................................................. 14
CHƯƠNG III .................................................................................................... 16
VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 16
3.1. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 16
3.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. .16
3.3. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 16

3.4.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ .......................................................................... 16
3.4.2. Kích thích sinh sản nhân tạo cá tra ............................................. 19
3.4.3. Ấp trứng ......................................................................................... 22
3.4.4. Phương pháp thu và phân tích mẫu ............................................. 22
CHƯƠNG IV .................................................................................................... 24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 24
4.1. Tổng quan về Trung Tâm Giống Thủy Sản Đồng Tháp ........................... 24
4.1.1. Vị trí địa lý và cơ sở vật chất ....................................................... 24
4.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ............................................................ 25
4.2. Kết quả nuôi vỗ cá tra bố mẹ................................................................... 25
4.2.1. Biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ .... 25
iii

Footer Page 4 of 133.


Header Page 5 of 133.

4.2.2. Sự thành thục của cá ..................................................................... 26
4.3. Kết quả kích thích cá sinh sản ................................................................. 27
4.3.1. Kết quả kích thích cá sinh sản ..................................................... 27
4.3.2. Sự phát triển phôi.......................................................................... 27
CHƯƠNG V ..................................................................................................... 32
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................................... 32
I. Kết luận ...................................................................................................... 32
II. Đề xuất...................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………33
PHỤ LỤC……………………………………………………………………….35

iv


Footer Page 5 of 133.


Header Page 6 of 133.

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ................................................. 3
Hình 2: Trộn thức ăn cho cá .............................................................................. 18
Hình 3: Thức ăn đã được trộn trước khi cho cá ăn ............................................. 18
Hình 4: Thức ăn công nghiệp ............................................................................ 19
Hình 5: Kiểm tra cá bố mẹ trước khi cho sinh sản ............................................. 19
Hình 6: Vuốt trứng cá cái .................................................................................. 20
Hình 7: Vuốt tinh cá đực ................................................................................... 21
Hình 8: Khử dính cho trứng............................................................................... 21
Hình 9: Ấp trứng trong hệ thống bình Weys ...................................................... 22
Hình 10: Trung Tâm Giống Thủy Sản Đồng Tháp............................................. 24
Hình 11: Các giai đoạn phát triển phôi cá tra ở điều kiện nhiệt độ 28,50 C ........ 29

v

Footer Page 6 of 133.


Header Page 7 of 133.

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1 :Điều kiện ao nuôi cá bố mẹ ..................................................................
17
Bảng 2 :Thả cá bố mẹ vào ao nuôi .....................................................................

17
Bảng 3: Thành phần thức ăn chế biến nuôi vỗ cá bố mẹ ....................................
18
Bảng 4: Biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ ................
25
Bảng 5: Một số chỉ tiêu sinh sản cá ...................................................................
27
Bảng 6: Điều kiện môi trường ấp trứng .............................................................
28
Bảng 7: Một số chỉ tiêu phát triển phôi ..............................................................
28

1

Footer Page 7 of 133.


Header Page 8 of 133.

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU

Do nhu cầu của người tiêu thụ cũng như giá trị kinh tế khá cao mà cá tra từ
lâu đã là loài cá được nuôi phổ biến ở Việt Nam và ở nhiều nơi trên thế
giới.Trước đây nguồn giống phục vụ cho nghề nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào
tự nhiên nên nghề nuôi cá tra khá bấp bênh, đồng thời do việc khai thác quá
mức làm cho nguồn cá giống ngày càng cạn kiệt, không còn đủ để đáp ứng
nhu cầu sản xuất ngày càng tăng. Chính vì thế yêu cầu cấp thiết đặt ra cho
nghề nuôi là phải có nguồn cá giống đủ để cung cấp cho người sản xuất khi
mà nguồn cá giống tự nhiên không còn đủ khả năng đáp ứng . Trước khó khăn

đặt ra của thực tế sản xuất , từ năm 1960 Thái Lan đã đẩy mạnh đầu tư cho
chương trình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra và đến năm 1966 đã thành
công. Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên sản xuất giống cá tra nhân tạo.
Năm 1974 quy trình sản xuất giống cá tra đã tương đối hoàn chỉnh. Sự ra đời
của kỹ thuật sinh sản cá tra được xem như một bước ngoặc lớn đánh đấu sự
phát triển của nghề nuôi cá tra trên thế giới.
Ở Viêt Nam, một số trường và viện nghiên cứu từ lâu đã tiến hành nghiên cứu
việc nuôi vỗ và cho sinh sản nhân tạo loài cá này. Các kết quả thu được cho
thấy cá tra có khả năng sinh sản bằng phương pháp nhân tạo. Tuy nhiên trong
giai đoạn đầu kỹ thuật còn chưa ổn định và có nhiều khó khăn cần tiếp tục
nghiên cứu và hoàn thiện. Do đó mãi đến năm 1998 nước ta mới thật sự thành
công trong việc cho sinh sản nhân tạo cá tra và đưa vào sản xuất đại trà. Nếu
như trước đây nguồn cá giống được cung cấp chủ yếu từ hệ thống sông tiền,
sông Hậu thì từ đây nguồn cá giống sinh sản nhân tạo trở thành nguồn cung
cấp chính cho người nuôi. Việc sản xuất giống cá tra nhân tạo, chủ động cung
cấp nguồn giống đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sản xuất và
mở ra một hướng đi mới, phát triển nhanh chóng cho nghề nuôi cá tra vốn dĩ
là một phần cuộc sống của người dân Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc hạ lưu sông MeKong có nguồn tài
nguyên nước ngọt dòi dào, phong phú, nguồn nước sông này đóng vai trò quan
trọng đối với nghề nuôi thủy sản của cả nước, chiếm phần lớn diện tích và sản
lượng nuôi trồng. Chế độ thổ nhưỡng và thủy văn ở ĐBSCL tương đối thuận
lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhóm cá nước ngọt đặc biệt là các loài
nước ngọt như: cá rô đồng, cá lóc, cá rô phi, cá tra, cá basa,... Nhờ thị trường
2

Footer Page 8 of 133.


Header Page 9 of 133.


ngày càng mở rộng , nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao mà trong năm 2003 sản
lượng cá tra, basa đạt trên 250.000 tấn và đến năm 2004 sản lượng tăng lên
315.00 tấn. Trong những năm gần đây nghề nuôi cá tra, basa tại ĐBSCL phát
triển rất nhanh, với tổng sản lượng 400.000 tấn, chiếm 11% kim ngạch xuất
khẩu toàn ngành thủy sản năm 2005 (Phạm Thị Thu Hồng, 2006), đến năm
2007 sản lượng cá Tra nuôi của vùng ĐBSCL đạt hơn 1.000.000 tấn (Bộ Thủy
sản, 2007). Hơn nữa, hiện nay sản phẩm cá Tra được xem là nguồn xuất khẩu
thủy sản quan trọng của nước ta, do đó nhiều hộ nuôi mạnh dạn đầu tư vào đối
tượng này. Nhờ tổ chức nuôi qui mô lớn, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật kết hợp với những kinh nghiệm thực tiển qui trình nuôi hoàn chỉnh, tạo
được lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế so với nhiều loài cá nước
ngọt khác ở Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia…Thịt cá Tra fillet thương
phẩm của ĐBSCL đã có mặt ở hầu hết trên nhiều thị trường của khoảng 65
nước, mang lại nguồn ngoại tệ lớn mỗi năm.
Mặc dù kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra được phổ biến rộng rãi ở ĐBSCL
nhưng việc quản lý sản xuất và chất lượng con giống vẫn chưa được quan tâm
đúng mức.Chính vì nhu cầu nuôi cá tra thương phẩm ngày càng mở rộng diện
tích từ đó để đáp ứng nhu cầu về con giống số lượng và chất lượng nên đề tài
“Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Tra tại Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh
Đồng Tháp” tiếp tục được thực hiện.
Mục tiêu của đề tài:
Thông qua thực hiện đề tài tiếp cận thực tế sản xuất cá giống, nâng cao kỹ
năng nghề nghiệp;đồng thời thu thập thông tin về những vấn đề thuộc kỹ thuật
sản xuất giống cá tra tại Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp.
Nội dung nghiên cứu:
Khái quát về Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Kích thích sinh sản cá
Ấp trứng và theo dõi sự phát triển phôi


3

Footer Page 9 of 133.


Header Page 10 of 133.

CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tình hình phát triển thủy sản trên thế giới
Nguồn lợi và sản phẩm thủy sản mang lại từ các hoạt động nuôi trồng thủy
sản, bảo vệ và khai thác hợp lý từ con người đã đóng góp tích cực vào sự an
toàn thực phẩm cho con người trên khắp các châu lục. Tổng sản phẩm thủy
sản thế giới năm 2001 ước đạt 128,8 triệu tấn trong đó nuôi trồng là 37,5 triệu
tấn. Năm 2002 tổng sản lượng thủy sản thế giới là 133 triệu tấn trong đó sản
lượng nuôi trồng là 51,4 triệu tấn (Lowther, 2004).
2.2. Tình hình phát triển thủy sản Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, sản lượng thủy sản nuôi trồng có
tốc độ tăng trưởng rất cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng của khai thác. Từ năm
1990 - 2000, Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước có sản lượng cá nuôi
lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan,
Bangladesh (Bộ Thủy Sản, 2006).
2.3. Đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2.3.1. Hệ thố ng phân loạ i

Hình 1: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Theo hệ thống phân loại gần đây của Komarudin và Pariselle, 2000; Tana,
2000 cá Tra có hệ thống phân loại như sau:
Bộ: Siluriformes

Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Komarudin và Pariselle,
2000; Tana, 2000)

4

Footer Page 10 of 133.


Header Page 11 of 133.

Trước đây,loài cá Tra nuôi Pangasius hypophthalmus được mô tả lần đầu bởi
Sauvage năm 1878 ở Campuchia, tên khoa học của cá Tra còn có nhiều tên
khác dựa trên cơ sở những tài liệu các tác giả nước ngoài mô tả cá ở các khu
hệ cá lân cận như Thái Lan (Smith, 1945). Nhưng theo kết quả định danh lại
của Robert và Vidthayanon (1991) cá tra được xếp vào họ Schilbeidae và tên
khoa học của chúng là Pangasius micronemus Bleeker, 1847 (Yên et al, 1992;
Khoa và Hương, 1993). Ngoài ra, ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, cá tra còn
có tên khoa học khác là Pangasius sutchi (Cacot, 1998). Nhưng kết quả định
danh của Robert và Vidthayanon (1991) đã được kiểm định bởi Loan (1998)
vẫn được xem là phù hợp nhất và được dùng phổ biến trong các báo cáo khoa
học trong và ngoài nước.
2.3.2. Đặc điểm phân bố
Loài cá tra có nguồn gốc từ sông Mekong và sông Chaophraya - Thái Lan
(Robert và Vidthayanon, 1991). Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên sông Tiền,
sông Hậu, nhiều nhất là ở vùng hạ lưu. Cá Tra bột được vớt chủ yếu trên sông
Tiền, sông Hậu, cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít khi tìm thấy
trong tự nhiên (Yên et al, 1992).
Theo Cacot (1999), ở hạ lưu sông Cửu Long có 11 loài chủ yếu thuộc giống

Pangasius, trong đó có 8 loài có kích thước lớn (chiều dài lớn hơn 50cm). Đặc
biệt có 2 loài là cá Tra (Pangasianodon hypophalmus) và cá Basa (Pangasius
bocourti ) được nuôi rất nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
2.3.3. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Tra có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều mùn bã
hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan thấp và có thể thả nuôi với mật độ cao.
Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, là loài tăng trưởng nhanh nhất
trong 10 loài thuộc giống Pangasius (Lazard, 1998) và Pangasianodon. Cá Tra
bột hết noãn hoàng có chiều dài trung bình từ 1-1,1cm, sau 14 ngày ương đạt
2,0-2,3cm và trọng lượng là 0,52g. Cá năm tuần tuổi đạt 1,28-1,5g, chiều dài
5-6cm. Sau một năm cá đạt 0,7-1,5 kg và đến 3-4 tuổi đạt 3-4kg. Cá còn nhỏ
tăng nhanh về chiều dài, khi cá đạt 2,5 kg là bước vào thời kỳ tích lũy mỡ, cần
có chế độ nuôi dưỡng thích hợp để phát dục tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
còn tùy thuộc rất lớn vào mật độ nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn cung
cấp. Độ béo (mỡ) cũng tăng dần theo sự phát triển của cá, ở năm đầu tiên độ
béo tăng nhanh nhất, qua các năm sau độ béo biến đổi không đáng kể: cá có
trọng lượng 11,2g có độ béo 0,99%, cá 560g có độ béo 1,6%, nhưng cá 3 tuổi
nặng 3,62kg có độ béo là 1,62%. Cá đực có độ béo cao hơn cá cái (Trần Thanh
Xuân, 1994).
5

Footer Page 11 of 133.


Header Page 12 of 133.

Tương quan giữa độ tuổi và trọng lượng cho thấy cá tăng trưởng nhanh ở
những năm đầu, về sau chậm dần. Cỡ cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở
Campuchia) tăng trọng rất ít, cá nuôi trong ao 9 năm đạt 16,5 kg trong khi cá
trong tự nhiên cỡ 20 tuổi cũng chỉ đạt 15- 17 kg (Bộ Thủy sản, 1991).

2.3.4. Tậ p tính dinh dưỡng
Cũng như các loài khác, dinh dưỡng rất cần thiết cho sự thành thục và phát
triển của cá khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài, cá tra ăn phiêu sinh động vật. Thức
ăn ưa thích của chúng là nhóm Cladocera, nhóm Rotifer cũng xuất hiện nhiều
trong dạ dày nhưng do kích thước nhỏ nên vai trò dinh dưỡng của Rotifer
không cao (Anh và Ðoan, 1997). Trong điều kiện ương nuôi trên bể, chúng có
thể sử dụng được nhiều loại thức ăn như: Artermia, trùn chỉ, Moina, Rotifer,
thức ăn chế biến… Tuy nhiên, ấu trùng Artemia và trùn chỉ cho tỉ lệ sống cao
và sinh trưởng của cá tốt nhất (Hùng et al, 1998).
Cá Tra khi hết noãn hoàng có thể bắt đầu ăn lẫn nhau và chúng vẫn tiếp tục ăn
nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ. Khi khảo sát cá bột vớt trong tự
nhiên vẫn thấy chúng ăn lẫn nhau ngay trong các đáy chứa cá bột vớt được,
ngoài ra còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá
con các loài cá khác (Anh và ctv, 1979).
Cá con 12 ngày tuổi sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến (Xuân và ctv, 2000).
Cá Tra càng lớn, phổ thức ăn của cá càng rộng.
Theo Xuân, 1994 khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày cá tra đánh
bắt trong tự nhiên có tỉ lệ như sau:
Loại thức ăn

Tỉ lệ (%)

-Cá tạp

37,83

-Ốc

23,89


-Thực vật

6,67

-Mùn bã hữu cơ

31,61

Đối với cá bố mẹ thời gian nuôi vỗ tích cực được tiến hành từ tháng 9 hoặc
tháng 10 năm trước. Thời kỳ này cá cần yên tỉnh và các môi trường ổn định để
cá tích lũy vật chất dinh dưỡng. Do vậy thức ăn cung cấp cho cá cần có đủ
thành phần và lượng đạm cần thiết (lượng đạm tối thiểu trong thức ăn 30 –
50%). Lượng và thành phần thức ăn được thay đổi theo giai đoạn thành thục
của cá

6

Footer Page 12 of 133.


Header Page 13 of 133.

2.3.5. Đặc điểm sinh sả n
Cá tra thành thục chậm hơn so các loài cá trơn khác, chúng thành thục sinh
dục vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Trong sinh sản nhân tạo, mùa vụ sinh
sản của cá basa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6, cá tra từ tháng 3 đến tháng 8
đối với cá nuôi bè, nhưng với cá tra nuôi ao, thời gian này ngắn hơn, từ tháng
6 đến tháng 8 (Cacot, 1998). Trong tự nhiên, cá cá tra và basa đều là những
loài di cư sinh sản. Mùa di cư của chúng xảy ra từ tháng 5-6, tại thác Khone, ở
miền Nam nước Lào, thượng nguồn sông Mekong (trích bởi Cacot, 1998).

Đây cũng là thời điểm nước sông bắt đầu dâng lên. Cá con theo xuôi dòng
nước xuống vùng hạ lưu sông Mekong và chúng xuất hiện trên các sông vùng
ÐBSCL từ tháng 6 đến tháng 9, khi mực nước ở các sông dâng lên
(Lenormand, 1996) (trích bởi Cacot, 1998).
Theo Cacot (1998), trong điều kiện sinh sản nhân tạo sự thành thục cá tra cái
cũng diễn ra vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Đối với con đực, việc sinh
tinh diễn ra cùng thời gian với thành thục với cá cái. Cá basa thành thực sớm
hơn vào khoảng tháng 1 hàng năm và chấm dứt sinh sản trong tháng 9- 10.
Theo Cacot (1998), sinh sản nhân tạo cá tra lần đầu tiên được báo cáo tại Thái
Lan vào năm 1959, sau đó là ở Indonesianăm 1981 và ở Malaysia năm 1983.
Ở Việt Nam, sinh sản nhân tạo cá tra vào năm 1981 nhưng kết quả đạt được
rất thấp. Cá bố mẹ nuôi vỗ trong ao hay bè đều cho kết quả sinh sản nhân tạo
tốt với các loại hormon thông thường là HCG và Ovaprim.
Ở cá Tra cái xử lý 1 - 2 liều dẫn với kích dục tố HCG và sau đó dùng 1- 2 liều
quyết định (2530 UI/kg) hay (2530- 2520 UI/kg) hay 3 liều (490- 1000- 1500
UI/kg). Đường kính trứng cá tra 1,0mm nhỏ hơn đường kính trứng của cá basa
1,9mm.
Đối với cá đực, để tham gia sinh sản cá được xử lý với một liều kích dục tố
HCG (2000 UI/kg). Ngoài HCG, còn có loại kích dực tố LHRHa (30µg/kg) và
Domperidone (3mg/kg) được sử dụng cho cá basa.
2.4. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất cá
giống. Chất lượng đàn cá sinh sản có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất vì
tỷ lệ cá thành thục, số lượng trứng thu được, chất lượng cá bột, cá giống có
liên quan chặt chẽ tới kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ (Nguyễn Văn Kiễm, 2004).
Trong quá trình nuôi vỗ, không những cho cá ăn đầy đủ cả về chất lượng và số
lượng, chăm sóc quản lý tốt mà còn phải tạo một môi trường nhân tạo gần
giống với môi trường tự nhiên mà cá sinh sống. Theo (Nguyễn Văn Kiễm,

7


Footer Page 13 of 133.


Header Page 14 of 133.

2004) các yếu tố bên ngoài tạo nên môi trường cho sự phát triển của tuyến
sinh dục.
Sự thành thục và khả năng sinh sản của cá bố mẹlà kết qủa tác động của nhiều
yếu tố thuộc về sinh học nói chung và sinh lý sinh thái nói riêng. Đáng chú ý
hơn là những đặc trưng sinh học cơ bản của đối tượng và sự đồi hỏi về môi
trừong chất lượng nước phù hợp để tạo điều kiện tối ưu có thể cho cá sinh
sống. Từ đó tạo được đàn cá bố mẹ có tỷ lệ thành thục, hệ số thành thục,chất
lượng sản phẩm sinh dục cao phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất.
Theo Nguyễn Chung (2006) cá bố mẹ thành thục là những cá có tuyến sinh
dục phát triển đầy đủ, sẵn sàng chuyển sang tình trạng sinh sản ngay khi gặp
điều kịên thích hợp hoặc bằng biện pháp sinh lý.
2.4.1. Chuẩn bị ao nuô i vỗ cá bố mẹ
Ao nuôi cá bố mẹ phải có diện tích từ 500-2000m2, sâu từ 1,2–1,4m. Ao rộng
sẽ dễ dàng tạo được sự đối lưu giữa các tầng nước giúp cá sinh trưởng và phát
triển thuận lợi, thành thục dễ dàng và chất lượng sản phẩm sinh dục tốt. Đồng
thời, ao rộng sẽ ổn định được các yếu tố môi trường nhất là khi thời tiết thay
đổi. Đáy ao phải bằng phẳng, hơi nghiêng về phía công thoát, độ dốc 0.3-0.40
và không nên có nhiều bùn vì dễ gây ô nhiễm và dễ gây bệnh cho cá.
(VINAFIS, 2004)
Ao nuôi dễ dàng cấp, thoát nước. Trước khi thả cá nuôi vô ao cần được diệt
tạp và loại các mầm bệnh bằng cách tháo cạn ao, rãi vôi bột từ 7-10kg/100m2.
Sau 12 giờ lấy nước vào ao đạt đúng độ sâu thích hợp thì mới thả cá bố mẹ.
2.4.2. Mùa vụ, thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ
Mỗi năm sau khi kết thúc mùa sinh sản nhân tạo, đàn cá bố mẹ được đưa vào

hồi sức, sau đó được kiểm kê, đánh giá và chọn lọc để chuẩn bị nuôi vỗ cho
mùa sinh sản tiếp theo.
Ở các tỉnh Nam Bộ, mùa vụ nuôi vỗ bắt đầu từ tháng 10-11 năm trước đến
tháng 3 năm sau thì thành thục trở lại và có thể tham gia sinh sản, mùa cá đẻ
kéo dài đến tháng 9, các tỉnh miền Trung (từ Đà Nẵng trở vào) thời gian bắt
đầu nuôi có thể chậm hơn 1 tháng nên thời gian cá thành thục và cho đẻ muộn
hơn từ tháng tư kéo dài đến tháng 9. Các tỉnh miền Bắc do thơi tiết lạnh hơn
nên đàn cá phải được nuôi giữ qua đông và nuôi vỗ tích cực từ tháng 3 trở đi.
2.4.3. Mậ t độ thả và tỷ lệ cá bố mẹ
Mật độ thả nuôi cá bố mẹ trong ao là điều cần dược đặc biệt quan tâm, nó có
ảnh hưởng rất lớn đến khă năng thành thục và sinh sản của cá bố mẹ. Mật độ

8

Footer Page 14 of 133.


Header Page 15 of 133.

nuôi phù hợp sẽ tạo được không gian thoải mái cho cá hoạt động, làm tăng khả
năng và mức độ tiếp nhận oxy trong môi trường nước và môi trường không
khí. Trong mật độ nuôi thích hợp sẽ làm tăng được hiệu suất tự làm sạch môi
trường của thủy vực.
Mật độ nuôi vỗ cá Tra bố mẹ thường: 100-200kg/100m2
Tỷ lệ đực: cái

= 1:1

2.4.4. Thức ăn nuô i vỗ
Thức ăn không những là nguồn vật chất cho sự sinh trưởng, năng lượng cho sự

trao đổi chất mà con là nguyên liệu cho sự tạo thành và phát triển của nõan
hoàng, tinh sào. Khi môi trường thiếu thức ăn sự thành thục của cá bị ảnh
hưởng xấu như: hệ số thành thục, tỷ lệ thành thục thấp, đặc biệt phát triển
không đồng đều của noãn bào cũng như khả năng rối loạn thành thục của cá
tăng lên mặc dù các điều kiện khác của môi trường sống thuận lợi (Nguyễn
Văn Kiểm, 2004). Những cá trong thời kỳ tạo noãn hòang nếu bị đói trong
thời gian dài thì buồng trứng có thể bị thoái hóa và tiêu biến. Chế độ dinh
dưỡng tốt có thể làm cho cá phát dục, thành thục và sinh sản sớm (Nguyễn
Tường Anh, 1999).
Cần thường xuyên cấp nước mới vào ao nuôi, nước mới được cấp vào ao sẽ có
tác dụng trực tiếp tới cá bố mẹ và có tác dụng gián tiếp qua việc cải thiện điều
kiện sống. Đó là những tác dụng tốt cần phải có trong quá trình nuôi vỗ cá bố
mẹ (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Nguồn nước mới có tác
dụng thúc đẩy hoạt động bơi lội của cá, thúc đẩy quá trình chuyển hóa dinh
dưỡng cho sự thành thục của tuyến sinh dục, kích thích sự họat động của các
tuyến nội tiết thông qua các cơ quan cảm giác đặc biệt là cơ quan đường bên
của cá.
2.4.5. Chế độ chăm sóc và kiểm tra sự thành thục của cá
Trong quá trình nuôi vỗ, cá bố mẹ được cho ăn khẩu phần 5-7% so với trọng
lượng thân. Vitamin và Premix khoáng chiếm 1% tổng số thức ăn. Hàm lượng
protein tổng cộng từ 30-33% trong thức ăn. Thức ăn hỗn hợp được nấu chín,
nhào trộn rồi vắt thành từng cục, cho vào sàn ăn đặt cố định ở một chỗ, sàn
cách đáy ao 25-30cm. cứ 300-400m2 đặc một sàn ăn. Cho ăn 2 lần/ngày.
Kích thích nước, mỗi ngày từ 10-20% lượng nước ao, có thể lợi dụng thủy
triều để thay nước cho ao.
Sau khi nuôi vỗ 2 tháng kiểm tra bố mẹ lần thứ nhất để đánh giá sức khỏe và
độ béo của cá. Tháng thứ 3 dùng que thăm trứng kiểm tra trứng của cá để đánh
giá mức độ phát dục và điều chỉnh chế độ nuôi vỗ hợp lí. Từ tháng thứ 4 trở
9


Footer Page 15 of 133.


Header Page 16 of 133.

đi, mỗi tháng 2 lần kiểm tra tình trạng phát dục của cá. Lúc này đa số cá cái có
buồng trứng đã chuyển sang giai đoạn 4 và nhiều cá đực đã có tinh dịch.
(Nguyễn Chung, 2007), cá đực đã chớm có tinh.
2.5. Một số kích dục tố thường dùng trong sinh sản nhân tạo
2.5.1. Não thùy (Hy po physis- tuyến y ên)
Não thùy cá xương là một khối nhiều tuyến nằm sát não trung gian, có nhiều
sợi hoặc ống của tế bào nằm trong lớp đệm bằng mô liên kết. Qua nhiều
nghiên cứu trong sinh sản cá, người ta thấy rằng hiện nay não thùy cá được sử
dụng ở hai dạng là não tươi và não khô có nguồn gốc chủ yếu từ nước ngoài
đưa vào. Đây là loại kích dục tố sử dụng rộng rãi nhất vì bảo quản vận chuyển
dể dàng và khi sử dụng ít xảy ra phản ứng phụ (Nguyển Văn Kiểm, 2000).
Dung dịch não thùy được nghiền nát trong nước muối sinh lý rồi được tiêm
vào cơ thể cá. Sau khi tiêm những chất kích thích có trong não tùy sẽ thấm qua
máu vào buồng trứng kích thích trứng chín. Theo Phạm Văn Trang và Trần
Văn Vỹ (1983), não thùy thường lấy ở những cá đang trong thời kỳ phát dục,
vào thời vụ cá sắp đẻ, tốt nhất là não cá chép có khối lượng cơ thể từ 0,3 kg,
cá mè từ 0,7 kg.
Não cá sau khi lấy xong phải được ngâm trong lọ aceton hoặc cồn 960 để nơi
khô ráo, thoáng mát. Theo Nguyễn Tường Anh (2005), não thùy cá cái có họat
tính kích dục gấp 2-2,5 lần cá đực cùng loài có sự thành thục tương ứng.
Trong quá trình sử dụng não thùy khi cho cá đẻ có thể thay đổi tùy theo sự
thành thục của cá cho não. Song trong quá trình sử dụng cần tránh dùng ở liều
quá cao, đặt biệt là khi tiêm sơ bộ ở một trường hợp nhất định việc tăng liều
khi tiêm quyết định có tác dụng rút ngắn thời gian hiệu ứng. Nhưng liều tiêm
não quá cao, đưa vào cơ thể cá một lượng lớn hormon của tuyến yên có thể

dẫn đến sự rối loạn tình trạng sinh lý bình thường, gây chết cá mẹ và làm giảm
chất lượng trứng của chúng (Nguyễn Tường Anh, 1999).
2.5.2. HCG (Huma n Chorionie Go na dotro pin)
HCG (Human Chorionie Gonadotropin) nghĩa là kích dục tố màng đệm của
nhau thai tiết ra, có tác dụng duy trì thể vàng sau khi rụng trứng do LH (LH có
tác dụng gây ra rụng trứng và biến nang trứng thành thể vàng sau khi rụng).
Chính nhờ HCG mà sự tổng hợp Progesteron ở thể vàng được tăng cường.
HCG trên con đực có tác dụng kích thích các tế bào kẻ leydig trong tinh hoàn
tiết ra hormon sinh dục đực và quá trình tạo tinh cũng như hoạt tính của các tế
bào dinh dưỡng bên trong ống sinh tinh (Nguyễn Từờng Anh, 1999).

1
0

Footer Page 16 of 133.


Header Page 17 of 133.

Liều lượng HCG dùng cho cá phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tinh khiết của
chế phẩm cũng như sự thành thục của cá. Thậm chí có loài dùng đơn độc HCG
hiệu quả rất kém hoặc không có tác dụng (Nguyễn Văn Kiểm, 2000).
3. LHRH-a và các chất kháng dopamin
LHRH-a là chất tương tự như GnRH của động vật có vú, có một số mắt xích
aminoacid trên chuỗi peptid được thay đổi. vì thế ta gọi chúng là chất tương tự
(a :analog).
Ngày nay LHRH-a được dùng rộng rãi trong kích thích sinh sản rất nhiều loài
cá bởi : họat tính ổn định, giá rẻ, không gây phản ứnh miễn dịch. Song nếu cá
bố mẹ được sử dụng LHRH-a để kích thích sinh sản thì sau khi đẻ tuyến yên
của cá không còn kích dục tố nửa.

Dom (Domperidon) là chất cạnh tranh với thụ thể của Dopamin (chất
antidopamin). Vì vậy mà ức chế tác dụng cản trở tiết kích dục tố của dopamin.
Motilium là một trong những sản phẩm thương mại của domperidon.
2.6. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra
2.6.1. Tiêu chuẩ n chọ n cá bố mẹ
Cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn kích thích sinh sản phải có tuyến sinh dục phát triển
đến cuối giai đọan IV, được thể hiện ở hình thái bên ngoài và sản phẩm sinh
dục (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Vì thế việc lựa chọn cá
bố mẹ thành thục tốt sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.
Phải ngưng kiểm tra trước khi đẻ ít nhất 2 ngày để cá hoàn toàn khỏe mạnh và
tiếp tục hoàn thiện quá trình chín muồi sinh dục.
Cá đạt tiêu chuẩn cho đẻ: cá cái phải có lỗ sinh dục sưng và hồng, trứng có
màu trắng bạc, tròn, rời, ít mạch máu, nhân đã cực hóa, kích thước trứng 11,1mm. Đối với cá đực vuốt gần lỗ sinh dục thấy sẹ chảy ra. Cá phải khỏe
mạnh.
2.6.2. Vấn đề ấp trứng
Cá tra là loài đẻ trứng dính (giống như cá trê, cá chép, cá basa), do đặc tính
của loại trứng này xuất hiện tính dính khi tiếp xúc với nước cho nên tuỳ điều
kiện cụ thể mà có phương pháp ấp khác nhau. Có 2 phương pháp ấp trứng
dính phổ biến.
Cho trứng dính vào giá thể (rễ lục bình, xơ dừa, xơ cao, dây nylon, khung vải
mun). Trứng sau khi hoàn tất quá trình thụ tinh thì cho dính vào giá thể, có thể
ấp trứng trong nước hoặc trên cạn. Nếu sử dụng biện pháp ấp trên cạn thì phải
đảm bảo đủ độ ẩm cho trứng và phải cho xuống nước trước khi trưng nở 2-3
10

Footer Page 17 of 133.


Header Page 18 of 133.


giờ. Có thể dùng nhiều dụng cụ ấp trưng như các loại bồn chứa, hồ xi măng.
Tuy nhiên khi ấp trứng có giá thể chăm sóc gặp khó khăn khi số lượng trứng
lớn, thiếu hệ thông cấp nước tự chảy và chiếm diện tích khá lớn.
Khử dính cho trứng (ấp bình Weys, bể vòng) : khử dính sơ bộ bằng dung dịch
muối Urea (NaCl 4g + Urea 3g + 1 lít nước cất), hay còn gọi là dung dịch thụ
tinh.
Tỷ lệ giữa trứng với dung dịch này tăng dần theo thời gian. Bắt đầu đảo liên
tục 3-5 giây đối với cá trê, cá tra và 1-2 giờ đối với cá chép, thấy giảm tính
dính của trứng thì khử dính bằng dung dịch 2.
Dung dịch 2 là dung dịch Tanin (1,5g Tanin + 1 lít nước cất).
Đổ dung dịch tanin ngập trứng và đảo đều. Khoảng 3 - 5 giây, chắt bỏ dung
dịch này và rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần sau đó đem trứng đi ấp trong Weys.
Ấp trong bình Weys thủy tinh hoặc nhựa trong suốt có thể tích 5-10 lít, 45 lit
hoặc bình Weys composite 600-1000 lít với mật độ 20.000- 30.000 trứng/lít.
Các chỉ tiêu theo dõi.
Tỷ lệ nở (%) = (Số trứng nở/số trứng thụ tinh)*100
Tỷ lệ thụ tinh (%) = (Số trứng thụ tinh/tổng số trứng)*100
Tỷ lệ cá đẻ (%) = (Số cá đẻ/Số cá tham gia sinh sản)*100
Sức sinh sản thực tế = (Số trứng thu được/Trọng lượng cá cho sinh sản)*100
Thường xuyên điều chỉnh lưu lượng nước chạy vào bể. Nhiệt độ thích hợp cho
cá phát triển là 28- 300 C. Nhiệt độ càng cao thì phôi phát triển càng nhanh
nếu quá cao thì phôi bị dị hình, trên 320 C phôi sẽ chết. Ngược lại nhiệt độ
quá thấp thì phôi phát triển chậm, dễ bị dị hình, nhiệt độ dưới 240C phôi sẽ
ngừng phát triển và chết, trứng nở sau 22 - 24 giờ. Khi cá nở tăng lượng nước
chảy qua bể ấp để đẩy nhanh vỏ trứng và chất thải ra ngoài. Cá nở hết thì vớt
ra đem ương.

11

Footer Page 18 of 133.



Header Page 19 of 133.

CHƯƠNG III
VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian từ ngày 12/02/09 đến ngày 17/04/09
3.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm thực hiện đề tài tại Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp
3.3. Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: cá Tra có trọng lượng từ 05-10 kg/con, ngoại hình tốt,
cơ thể nguyên vẹn không dị hình.
Dụng cụ:
+ Máy xay thức ăn
+ Cân điện tử
+ Ống tiêm và kim tiêm
+ Thau nhựa, khăn lau
+ Cân đồng hồ
+ Nhiệt kế
+ Đĩa petri
+ HCG
+ Que thăm trứng
+ Bể Composite
+ Bạt nylon
+ Các dụng cụ khác
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Trực tiếp theo dõi và nghi nhận các số liệu về kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ cũng
như các số liệu của các đợt sinh sản tại cơ sở nghiên cứu.

3.4.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
3.4.1.1. Chuẩn bị ao nuôi cá bố mẹ

12

Footer Page 19 of 133.


Header Page 20 of 133.

Ao nuôi cá bố mẹ gồm 5 ao cá bố mẹ và một ao cá hậu bị với diện tích, độ sâu
theo bảng 1:
Bảng 1 :Điều kiện ao nuôi cá bố mẹ
STT Ao
1
2
3
4
5
6

BM
BM
BM
BM
BM
HB

Hình dạng


Diện tích (m2)

Chữ nhật
Chữ nhật
Chữ nhật
Chữ nhật
Chữ nhật
Chữ nhật

Độ sâu (m)

3180
3339
3160
1650
1200
3476

2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5

-3
-3
-3
-3
-3

-3

Các ao nuôi vỗ cá bố mẹ và cá hậu bị có hình chữ nhật, chiều dài gấp 2 -3 lần
chiều rộng. Đáy ao bằng phẳng, hơi nghiêng về phía cống thoát, ao nuôi dễ
dàng cấp và thoát nước bằng các ống bọng thông trực tiếp với mương dẫn từ
sông lớn. Bờ ao quang đảng không bị cây cối che khuất.
Diệt tạp và loại các mầm bệnh trước khi thả cá vào ao nuôi bằng cách tháo cạn
nước ao, rãi vôi bột từ 7-10kg/100m2. Sau 12 giờ lấy nước vào ao đạt đúng độ
sâu thích hợp thì mới thả cá bố mẹ. Nguồn nước cấp trực tiếp từ sông thông
qua hệ thống kênh mương.
3.4.1.2. Thả cá bố mẹ vào ao nuôi
Cá bố mẹ được thả vào ao nuôi,việc bố trí như ở bảng 2 :
Bảng 2 :Thả cá bố mẹ vào ao nuôi
Số lượng cá thả
STT

Ao

1

5

BM
BM
BM
BM
BM

6


HB

2
3
4

Tổng số Tổng số
Mật độ
con
kg
(con/1000 m2)
387
1896.3
100
700
6440
200
110
528
35
182
1137.5
110
102
510
85
288
1382.4
82


Trọng lượng cá
Nhỏ
nhất
4,5
9
4,4
5
4
4,4

Lớn
nhất
5,3
10
5,2
7,5
6
5,2

Việ c thả cá bố m ẹ được ho àn tất trong th áng 11 năm 2008.
3.4.1.3. Thức ă n cho cá bố mẹ

13

Footer Page 20 of 133.

Trung
bình
4,9
9,2

4,8
6,25
5
4,8


Header Page 21 of 133.

Tro ng qu á trình nuôi vỗ, cá bố m ẹ được cho ăn khẩu phần 2 -3% so với
trọ ng lượn g thân. Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ chủ yếu là thức ăn tự chế cho 5
ao cá bố mẹ với các thành phần và tỷ lê phối hợp nguyên liệu như bảng 3:
Bảng 3: Thành phần thức ăn chế biến nuôi vỗ cá bố mẹ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Thành phần thức ăn tự chế
Bột cá
Thức ăn đậm đặc
Cám
Kết dính
Vitamin C
Vemevit N9

Senic EH
Betaglucan
Methionine

Tỷ lệ (%)
50,65
31,83
13,75
3,45
0,11
0,08
0,06
0,02
0,06

Hỗn hợp thức ăn được đưa vào má y trộn th ức ăn, nhào trộn cho đều rồi
vắt thành từng viên vừa m iệng cá và cho cá ăn không sử dụng sàn ăn
sàn ăn. Cho cá ăn một lần trong ngà y vào lúc chiều mát (3 – 4 giờ).

Hình 2 : Trộn thức ăn cho cá

Hình 3: Thức ăn đã được trộn trước khi cho cá ăn
14

Footer Page 21 of 133.


Header Page 22 of 133.

Đối với ao nuôi cá hậu bị cho ăn 100% là thức ăn côn g ngh iệp với 26

% đạm,cho ăn với kh ẩu phần 3 - 4 % trọn g lượng thân .

Hình 4: Thức ăn công nghiệp

3.4.1.4. Kiểm tra sự thành thục của cá
Tại Trung Tâm Giống Tủ y sản tỉnh Đồng Tháp khôn g đ ưa việc kiểm tra
sự thành thục của cá thành hạng mụ c trong kế hoạch m à công việc nà y
được kết hợp trong các đ ợt cho cá đẻ. Tại đâ y việc kiểm tra sự th ành
thục của cá b ằng b iện ph áp quan sát ngoại h ình (chủ yếu là sơ bộ đánh
giá độ b éo, gầ y của cá) và quan trọn g hơn là biện pháp dùn g dụng cụ
thăm trứng cá (que thăm trứng).
3.4.2. Kích thích sinh sản nhân tạo cá tra
3.4.2.1. Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ

Hình 5 : Kiểm tra cá bố mẹ trước khi cho sinh sản
Cá đạt tiêu chuẩn cho đẻ: cá cái phải có lỗ sinh dục sưng và hồng, trứn g
có m àu trắng b ạc, tròn, rờ i, ít mạch m áu, nhân đ ã cực hóa. Đối với cá

15

Footer Page 22 of 133.


Header Page 23 of 133.

đực vuốt gần lỗ sinh dục thấy sẹ chả y ra. Cá phải khỏ e mạnh. Tỷ lệ đực,
cái được chọn thường là 1 /5 – 1/3 tù y th eo chất lượng cá đực.
3.4.2.2. Kích thích tố

Về việc sử d ụng kích thích tố tron g sinh sản nh ân tạo cá tra, theo Phạm

Văn Kh ánh (1 996) lo ại kích th ích tố đ ược dùng tron g sinh sản nh ân tạo
cá tra rất đa dạn g như: Não thù y th ể, LHRH-a, HCG...Tu y nhiên tại
Tru ng Tâm giống Thủ y sản tỉnh Đồng Tháp chỉ sử dụng một loại kích
thích tố tron g sin h sản nhân tạo cá tra là HCG. Tù y thu ộc vào mức độ
thành thục của cá, mùa vụ, khối lượng cá m à liều lượng được thay đổi
cho phù hợp. Những đợt sinh sản cá tra trong thờ i gian vừa qua Trung
Tâm sử dụng HCG với liều lượn g nh ất định là 6.500 UI/kg cá cái. HCG
là chế phẩm tổ ng hợp nh ân tạo đ ược sản xuất tại Tru ng Quố c hoặc ở
Việ t Nam, đơn vị tính là UI.
3.4.2.3. Vị trí tiêm

Cá được tiêm vào cơ và độ lệch của kim tiêm một góc 30 – 45 0 so với
thân cá.
Trướ c khi tiêm , cá cần được cân trọng lượng và cách đánh số ký hiệu
từng con để đ ịnh liều lượ ng kích thích tố. Tổn g lượng chất kích thích
tố sử dụng tiêm cho 1 kg thể trọng cá cái là 6.500 UI và được chia thành
4 lần tiêm: lần tiêm thứ 1 liều 500 UI/kg, lần tiêm th ứ 2 liều 1000
UI/kg m ỗi liều cách nh au 24 giờ , lần thứ 4 tiêm liều qu yết định 4000
UI/kg sau lần thứ 3 khoảng 7-8 giờ.
3.4.2.4. Thụ tinh nhân tạo cho cá

Tại Tru ng tâm Giống Thủ y sản tỉnh Đồng Tháp tiến h ành cho cá thụ
tinh ch ỉ theo một phương pháp là thụ tinh nhân tạo b ằng vuốt trứng v à
tinh trùng : các th ao tác kỹ thu ật vuốt trứng, vuốt tinh và thụ tinh như
các hìn h 5, 6, 7.

16

Footer Page 23 of 133.



Header Page 24 of 133.

Hình 6: Vuốt trứng cá cái

Hình 7: Vuốt tinh cá đực

Hình 8: Khử dính cho trứng
Sau kh i tiêm khi tiêm liều qu yết định 7 - 10 giờ thì kiểm tra cá phát
hiện th ời điểm phù hợp để tiến hành vuốt trứng, vuốt tinh cho thụ tinh
và khử dính và trứng đượ c ấp trong b ình weys.
Cá tra là loài đ ẻ trứng dính, đặc tín h của loại trứng n ày xu ất hiện tính
dính khi tiếp xúc vớ i nước. Vì vậ y trứng đượ c vuố t vào th au nhựa sạch
và kh ô sau đó vuốt tinh củ a cá đực vào dùn g lông gà khu ấ y ch o trứn g
và đều nhau rồi ch o dung d ịch của hỗn hợp (NaCl 4g + Urea 3g / 1 lít
nước cất) vào khu ất đều có tac dụn g giúp quá trình thụ tinh diễn ra tốt
hơn và cũng đượ c xem là dung dịch khử dính sơ bộ. khử dính sơ bộ
được thực hiện bằng nh iều lần thay dung dịch cho trứng. Sau kh oản g 1
giờ thì dừng.
Dùn g dung d ịch Tan in (1,5g Tanin /lít n ước sạch) cho vào ngập trứn g,
dùng lông gà đảo đ ều trứng tron g thời gian ngắn (1 phút) rồi được rữa

17

Footer Page 24 of 133.


Header Page 25 of 133.

trứ ng bằn g nước sạch. Làm như thế 2 – 3 lần cho sạch tan in rồi đ ưa

trứ ng vào bình we ys đẻ ấp.
3.4.3. Ấp trứng

Hình 9: Ấp trứng trong hệ thống bình Weys
Bìn h We ys dùng ấp trứng được làm bằng ino x có thể tích 45 lít và ấp
tối đa được 6 kg trứn g nhưng tốt nhất là ấp 4-5 kg trứn g.
3.4.4. Phương pháp thu và phân tích mẫu
3.4.4.1. Thời gian hiệu ứng kích dục tố:

Là kh oảng thời gian bắt đầu từ khi tiêm xong liều qu yết định đến khi cá
bắt đ ầu đ ẻ ho ặc rụ ng trứng đồng loạt.
3.4.4.1. Chỉ tiêu theo dõi

Lấy m ẫu ngẫu nhiên khoảng 100 trứng sau khi đã khử d ính để tính tỷ lệ
thụ tinh, tỷ lệ n ở, tỷ lệ dị h ình. Trứng được đưa vào đĩa petri chứa
nước.Quan sát trứng ph át triển tới phôi vị th ì tính tỷ lệ thụ tinh. Trong
quá trình phát tiển của phôi, tiến hành thay nướ c thườn g xu yên (khoản g
2 – 3 giờ tha y nướ c mộ t lần).
a. Tỷ lệ cá đẻ:
Số cá cái đẻ
TLĐ (%) = 100 x

--------------------------------Tổng số cá cái được tiêm

b. Sức sinh sản thực tế:
Tổng số trứng thu được
SSSTT =

---------------------------------Số kg cá cho đẻ


18

Footer Page 25 of 133.


×