TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
CAO THỊ THANH TRÚC
KỸ THUẬT ƯƠNG GIỐNG CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG
THỦY SẢN ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
CAO THỊ THANH TRÚC
KỸ THUẬT ƯƠNG GIỐNG CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG
THỦY SẢN ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. PHẠM MINH THÀNH
2008
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản
Trường Đại Học Cần Thơ Và Ban Giám Đốc Trung Tâm Giống Thủy Sản Đồng
Tháp đã tạo điều kiện cho em học tập và thực hiện đề tài trong suốt thời gian vừa
qua.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và công nhân viên Trung Tâm Giống
Thủy Sản Đồng Tháp đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn Phạm Minh Thành, đã tận
tình giúp đỡ, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn lớp Quản Lý Nghề Cá K31 đã giúp đỡ, hỗ trợ tơi
trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!
i
MỤC LỤC
Lời cảm tạ ........................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh sách bảng .................................................................................................. v
Danh sách hình.................................................................................................. vi
Chương I: Giới thiệu.......................................................................................... 1
Chương II: Lược khảo tài liệu .......................................................................... 3
2.1. Khái quát về trung tâm giống Thuỷ sản Đồng Tháp.………….3
2.1.1. Vị trí địa lý………………………………………………3
2.1.2. Cơ cấu tổ chức………………………………………….3
2.1. Đặc điểm sinh học của cá tra ........................................................... 4
2.1.1. Phân loại cá tra .................................................................. 4
2.1.2. Phân bố .............................................................................. 5
2.1.3. Đặc điểm hình thái............................................................. 5
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng ......................................................... 5
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng ........................................................ 6
2.1.6. Điều kiện môi trường......................................................... 6
2.2. Đặc điểm sinh sản ........................................................................... 6
2.3. Nuôi vỗ cá bố mẹ ............................................................................. 7
2.3.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ............................................................... 7
2.3.2. Kỹ thuật kích thích cá sinh sản .......................................... 9
2.3.3. Các biện pháp kỹ thuật ương ấp trứng và sự phát triển của
phôi ............................................................................................ 12
2.3.4. Các biện pháp kỹ thuật ương nuôi cá con và kết quả ...... 13
Chương III: Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 17
3.1. Thời gian và địa điểm .................................................................... 17
.
3.2. Vật liệu thí nghiệm ........................................................................ 17
ii
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
3.2.1.Cơng trình ao ương………………………………………15
3.3.2.Thu và phân tích mẫu ...................................................... 18
3.3.3. Phương pháp sử lý số liệu ............................................... 20
Chương IV: Kết quả và thảo luận .................................................................... 21
4.1.Bố trí cá vào ao ương…………………………………………….21
4.1.1. Điều kiện ao. …………………………………………………..21
4.1.2. Thả cá..........................................................................................23
4.1.3. Chế độ cho ăn…………………………………………………24
4.1.4. Quản lý ao ương………………………………………………27
4.2. Điều kiện môi trường ao ương ...................................................... 28
4.3. Tốc độ tăng trưởng ........................................................................ 30
4.4. Tỷ lệ sống ...................................................................................... 32
4.5. Hoạch tóan kinh tế ......................................................................... 34
4.5. Bệnh ở cá tra……………………………………………………..34
Chương V: Kết Luận và đề xuất ...................................................................... 36
Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 37
Phụ lục ............................................................................................................. 38
iii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1. Điều kiện ao ương cá tra ................................................................. 22
Bảng 4.2. Thả cá vào ao ương ........................................................................ 24
Bảng 4.3. Chế độ cho ăn trong ao ương cá tra................................................. 25
Bảng 4.4. Điều kiện môi trường ...................................................................... 28
Bảng 4.5. Tốc độ tăng trưởng đợt I ................................................................. 30
Bảng 4.6. Tốc độ tăng trưởng đợt II ............................................................... 30
Bảng 4.7. Tốc độ tăng trưởng đợt III .............................................................. 31
Bảng 4.8. Tốc độ tăng trưởng đợt IV .............................................................. 31
Bảng 4.9. Tỷ lệ sống của cá tra........................................................................ 33
Bảng 4.10. Bảng lợi nhuận .............................................................................. 34
iv
DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1. Điều kiện ao ..................................................................................... 21
Hình 4.2. Chuẩn bị ao ...................................................................................... 22
Hình 4.3. Thả cá vào ao ương.......................................................................... 23
Hình 4.4. Cách cho ăn...................................................................................... 25
v
vi
Chương I
GIỚI THIỆU
Cá tra là đối tượng rất được ưa chuộng nuôi trong ao, lồng bè ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Cá có khả năng sống và phát triển trong điều kiện khắc
nghiệt của mơi trường; có thể ni được với mật độ rất cao, là lồi ăn tạp, có thể
sử dụng phụ phẩm nhà bếp, phân cầu, lò mổ, các sản phẩm thải từ nhà máy đông
lạnh, cám, gạo….Cá tra được ni phổ biến cịn do nó tăng trọng nhanh, kích
thước lớn, thịt ngon.
Ngày nay, có rất nhiều món ăn được chế biến từ cá tra như khô cá tra
phồng, các món chiên, kho, nấu canh chua….đây là những món ăn rất dân dã
nhưng cũng rất ngon và cá tra cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá
trị của nước ta sang các thị trường EU, Nga, Đông Âu….
Trước đây nguồn giống cá tra phụ thuộc vào tự nhiên. Cá giống ngồi tự
nhiên có kích thước khơng đều, lẫn nhiều lồi khác; muốn ương cá tra phải trải
qua khâu lọc ép để loại những loài cá tạp làm cho cá tra mất sức do vậy ương
nuôi gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do lượng cá tra vớt được ngày càng giảm,
thậm chí có năm số lượng cá tra vớt không đáng kể đã gây ra hiện tượng thiếu cá
tra nuôi trầm trọng. Từ năm 1979 nhờ sự phối hợp giữa khoa Thủy Sản trường
Đại Học Nông Lâm với trường Trung Học Nông Nghiệp Long Định đã cho cá tra
đẻ thành công. Đến nay, kỹ thuật sản xuất giống cá tra nhân tạo ngày càng được
hoàn thiện hơn, nguồn giống phục vụ cho nghề nuôi cá tra dần dần chủ động hoàn
toàn và đa số được cung cấp từ sản xuất giống nhân tạo. Việc sản xuất giống nhân
tạo đã góp phần làm cho nghề ni cá tra ở ĐBSCL phát triển rất mạnh mẽ, nhất
là các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ...
Mặt dù đã chủ động được nguồn giống nhưng trong q trình ương giống
cịn gặp nhiều khó khăn do cá được ương dưới ao cịn q nhỏ, dễ bị địch hại tấn
cơng, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường... nên khi bắt đầu ương cần phải
chăm sóc kỹ lưỡng. Do đó đề tài “Kỹ thuật ương giống cá tra“ là rất cần thiết.
Mục tiêu của đề tài
Nhằm thu thập dẫn liệu về kết quả ương cá tra, góp phần làm cơ sở hịan
thiện kỹ thuật ương ni cá tra. Cũng qua việc thực hiện đề tài góp phần nâng cao
kiến thức thực tế của em trong q trình ương ni cá tại ĐBSCL nói chung .
1
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu về kỹ thuật ương; xác định tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá.
Theo dõi 1 số yếu tố mơi trường
Phân tích hiệu quả kinh tế của mơ hình ương
2
Chương II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về trung tâm giống Thuỷ sản Đồng Tháp
2.1.1. Vị trí địa lý
Trung Tâm giống Thuỷ Sản Đồng Tháp có diện tích 18,74 ha thuộc ấp Bình Mỹ,
Bình Thạnh, Huyện Cao Lãnh; nằm giữa sơng Tiền, cách thị xã SaĐéc 3 km về
phía Đơng, cách Thành Phố Cao Lãnh 20 km về phía Đơng Nam. Vị trí khu đất
có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp kênh K4
- Phía Nam giáp kênh K2
- Phía Tây giáp kênh K3 và công ty liên doanh ISDOLSTOPIA.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Nhân sự trong Trung Tâm giống Thuỷ Sản Đồng Tháp gồm 41 người. Trong đó
- 1 giám đốc có trình độ kỹ sư.
- 2 phó giám đốc có trình độ kỹ sư.
- 6 kỹ sư
- 27 cơng nhân
- 3 kế toán
- 1 thủ quỹ
- 1 chủ tịch cơng đồn
Về cơ cấu nhân sự, Trung Tâm giống Thuỷ Sản Đồng Tháp chia làm 2 phòng là
phòng tổ chức và kỹ thuật. Tại các phịng đều có trưởng phịng. Trong đó phịng
kỹ thuật được chia làm 3 tổ:
- Tổ cá bố mẹ gồm 5 người.
- Tổ cá giống gồm 12 người.
- Tổ cá thương phẩm gồm 8 người.
Ngoài ra, Trung Tâm giống Thuỷ Sản Đồng Tháp cịn có thêm tổ bảo vệ gồm 6
người.
3
Mặt bằng Trung Tâm giống Thuỷ Sản Đồng Tháp được chia ra làm 3 khu A, B, C
gồm 39 ao với diện tích lớn nhỏ khác nhau. Trong đó có 19 ao ương giống với
tổng diện tích 81275 m2, 6 ao ni thương phẩm với tổng diện tích 22741 m2 và
14 ao ni vỗ cá bố mẹ (gồm có 1 ao xả và 1ao lắng) với diện tích tổng là 29445
m2. Diện tích cịn lại là văn phịng, nhà ăn, nhà kho và các chốt bảo vệ ……
Mõi tổ đều được phân công nhiệm vụ riêng:
- Tổ cá bố mẹ: có nhiệm vụ ni vỗ, sinh sản nhân tạo cá tra và cá rơ đồng. Trong
đó việc sinh sản nhân tạo cá tra thường xuyên hơn để tạo ra lượng cá bột lớn cung
cấp cho người nuôi cũng như yêu cầu thả bột ương giống trong trung tâm giống.
- Tổ cá giống: có nhiệm vụ ương giống từ bột lên hương, từ hương lên giống. Và
xuất bán tùy theo nhu cầu của người nuôi.
- Tổ cá thương phẩm: nuôi cá tra và cá rô đồng thương phẩm.
- Tổ bảo vệ: chia làm 2 nhóm nhỏ. Nhóm trồng trọt và nhóm bảo vệ. Chuyên bảo
vệ giữ gìn trật tự, dọn cỏ, chăm sóc và xuất bán các sản phẩm khác của trung tâm
ngoài cá như chuối, đu đủ ….
Trong thời gian qua trung tâm đã cho sinh sản cá tra và cá rô đồng, nuôi cá tra
và cá rô đồng thương phẩm, ương nuôi cá tra giống cung cấp được 1 lượng lớn
nhu cầu về cá bột cũng như con giống cho tỉnh Đồng Tháp nói chung và các tỉnh
lân cận nói riêng.
Trong thời gian tới trung tâm tăng cường đẩy mạnh việc sản xuất cá bột cũng
như ương cá tra giống đạt chất lượng cao hơn cho người nuôi.
Với cơ cấu tổ chức, điều kiện hiện có về cơ sở vật chất và nhiệm vụ đặt ra cho
Trung Tâm giống Thuỷ Sản Đồng Tháp, chúng tôi thấy rằng trung tâm có khả
năng mở rộng sản xuất và phát huy tốt hơn nữa về các mặt và cũng là 1 trong
những nơi cung cấp con giống uy tín trọng tâm của tỉnh và các tỉnh ĐBSCL
2.2. Đặc điểm sinh học của cá tra
2.2.1. Phân loại cá tra
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống : Pangasianodon
Loài cá tra: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage ,1878)
4
Trước đây, cá tra được xếp vào họ Schilbeidae với tên khoa học là Pangasius
micronemus Bleeker, 1847 (Mai Đình Yên và ctv, 1992). Theo định danh của
Rainboth (1996) thì cá tra thuộc giống Pangasianodon, lồi P. hypophthalmus.
Nhìn chung, tên khoa học của cá tra thì có nhiều tài liệu cơng bố nhưng có sự
khác nhau rõ ràng và chưa có sự thống nhất giữa các tài liệu với nhau. Tuy nhiên,
hiện nay thì tên Pangasianodon hypophthalmus đã được nhiều tác giả sử dụng
rộng rãi trong các báo cáo khoa học và nhiều tài liệu trên thế giới (Nguyễn Văn
Thường, 2008) .
2.2.2. Phân bố
Cá tra phân bố rộng, xuất hiện hầu hết ở các khu vực tự nhiên của hệ thống sông
MêKong như Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. Ở Việt Nam cá tra phân bố
trên sông Tiền và sông Hậu; nhiều nhất ở vùng biên giới Việt Nam và
Campuchia. Cá tra giống tự nhiên được vớt trên sông Tiền, sơng Hậu thường
được đưa về ni ở ao (Mai Đình n và ctv, 1992).
2.2.3. Đặc điểm hình thái
Cá tra có kích thước tương đối lớn, là lồi cá da trơn khơng có vẩy, có thân dài,
dẹp ngang, màu xám, hơi xanh ở trên lưng, hai bên hông và bụng nhạt; đầu nhỏ
vừa phải, mắt tương đối to, miệng rộng, có hai đơi râu dài. Vây lưng và vây ngực
có gai cứng, có vây mỡ nhỏ. Phần cuối đi vây hơi đỏ (Mai Đình Yên và ctv,
1992).
2.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Khi tiêu hết nỗn hồng là cá tích cực tìm mồi ăn tảo, luân trùng (rotifer), trứng
nước (moina, daphnia,…) và các loại cá bột khác có trong tự nhiên như mè vinh,
he, rô đồng…, cá tra bột cũng ăn các loại mồi ăn có kích thước nhỏ và mịn như
bùn bã thực vật, bột bã ngũ cốc (Nguyễn Chung, 2008).
Cá tra bột thích ăn mồi tươi sống, chúng ăn thịt lẫn nhau sau khi mới nở được vài
ngày và chúng vẫn tiếp tục ăn lẫn nhau nếu như không kiếm được mồi ăn
(Nguyễn Chung, 2008). Do đó phải kịp thời thả ra ao ương và tạo được thức ăn tự
nhiên trong ao ương trước khi thả cá bột để khi cá thả xuống là có ngay thức ăn,
hạn chế được sự ăn lẫn nhau của chúng (Trung tâm khuyến ngư quốc gia – Bộ
Thủy Sản, 2005)
Những kết quả nghiên cứu và thực nghiệm cho biết sau khi nở 60 - 62 giờ cá tra
đã có răng, có khả năng bắt mồi nên chúng sẽ ăn lẫn nhau nếu giữ lâu trên bồn ấp
5
với mật độ cao. Tính hung dữ của cá tra giảm dần sau khoảng 10 ngày tuổi thì
khả năng sát hại nhau không đáng kể (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.2.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài,
cá 2 tháng tuổi đã đạt chiều dài 10-12 cm nặng 14-15 g/con. Cá từ khỏang 0,3–0,4
kg/con thì tăng nhanh về chiều dài cũng như trọng lượng, cá từ khoảng 2,5 kg trở
đi mức tăng trọng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể và cá trên 10 năm tuổi
tăng trọng rất ít. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Ðã gặp những con
cá có chiều dài tới 1,8 m nặng 30 kg/con. Tùy thuộc môi trường sống và sự cung
cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít mà tốc độ tăng
trưởng nhanh hay chậm. Ðộ béo Fulton của cá tăng dần theo trọng lượng và
nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo
thường giảm đi khi vào mùa sinh sản (Nguyễn Chung, 2008).
Cá tra lớn nhanh khi nuôi trong ao, sau 6 tháng cá đạt trọng lượng 1–1,2 kg/con,
trong những năm sau lớn nhanh hơn. Nuôi cá trong ao đất có thể đạt đến 25kg ở
10 tuổi (Dương Nhựt Long, 2003)
2.2.6. Điều kiện môi trường
Theo Nguyễn Chung (2008), cá tra sống ở những vùng nước ấm, nhiệt độ thích
hợp là 26 – 32oC, cá sống ở tầng nước mặt và hoạt động ở cả tầng nước mặt, tầng
giữa và tầng đáy trong ao.
Cá có cơ quan hơ hấp phụ, có thể thở bằng bóng khí và da. Cá tiêu hao oxy và
ngưỡng oxy rất thấp nên có thể sống được ở những nơi ao hồ chặt hẹp, thiếu oxy,
ở những nơi môi trường khắc nghiệt nước bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn pH = 4 – 5
và ở nơi có độ mặn cao 7 – 10%o, chịu được nhiệt độ cao, nhưng dễ chết ở nhiệt
độ thấp dưới 15oC.
2.3. Đặc điểm sinh sản
Cá thành thục sinh dục, con đực ở 2 tuổi và con cái ở 3 tuổi. Khi thành thục sinh
dục, cá có tập tính bơi ngược dịng di cư tìm đến các bãi đẻ, nơi có điều kiện sinh
thái phù hợp và có đầy đủ thức ăn tự nhiên cho sự phát triển của tuyến sinh dục
và đẻ trứng (Nguyễn Chung, 2008).
Trong tự nhiên, mùa sinh sản của cá tra bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
Người ta thường vớt cá tra bột trên sông vào khoảng tháng 5 âm lịch (Dương
Nhựt Long, 2003). Cá tra di cư ngược dòng về tập trung ở những khu vực vùng
6
biên giới của Lào và Campuchia nằm ở khu vực sông Mêkông từ địa phận của
tỉnh Kratie – Campuchia, không thấy cá thành thục đẻ tự nhiên ở phần sông của
Việt Nam (Nguyễn Chung, 2008).
Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mêkông và Tonlesap,
từ thị xã Kratie trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và Lào, tập
trung từ Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa giới 2 tỉnh Kratie và Stung Treng.
Tại đây có thể bắt được những cá tra nặng tới 15 kg với buồng trứng đã thành
thục. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của lồi cây sống ven sơng
Gimenila asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trơi về hạ nguồn
(Nguyễn Chung, 2008).
Năm 1966, Thái Lan đã bắt được cá tra thành thục trên sơng trong đầm Bung
Borapet và kích thích sinh sản nhân tạo cá tra với phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ
thành thục trong ao đất. Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng, sức sinh
sản tuyệt đối của cá tra từ vài trăm ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương
đối có thể tới 135000 trứng/kg cá cái. Trứng cá tra tương đối nhỏ và có tính dính,
trứng sắp đẻ có đường kính 1,1–1,3 mm, sau khi đẻ ra và trương nước đường kính
trứng có thể tới 1,5–1,6 mm. Cá bột sau khi tiêu hết nỗn hồng có chiều dài 1,3 –
1,6 mm.
Hệ số thành thục của cá đực là 1–3% và ở cá cái có thể đạt tới 20% (Nguyễn
Chung, 2008).
2.4. Ni vỗ cá bố mẹ
Ni vỗ cá bố mẹ thành thục có chất lượng tốt là cơ sở quyết định đến kết quả
sinh sản nhân tạo. Do vậy nuôi vỗ cá bố mẹ là một khâu có ý nghĩa quan trọng
đối với vấn đề cho cá đẻ trong ao, các lồi cá ni trong ao hiện nay đều có thể
thành thục tốt, có hệ số thành thục cao nếu nuôi vỗ tốt. Nhưng phương pháp ni
vỗ, diện tích mặt nước khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau và được thể hiện ở tỷ
lệ thành thục, tỷ lệ cá nở, sức sinh sản và chỉ tiêu sinh vật khác (Nguyễn Văn
Kiểm, 2000).
a. Ao nuôi vỗ
Ao nuôi vỗ phải đảm bảo không gian cho cá hoạt động bình thường và khơng
chịu ảnh hưởng xấu của sự thay đổi các yếu tố mơi trường. Ngồi ra ao cịn phải
được xây dựng ở những nơi có chất đất tốt, không thấm nước, gần đường giao
thông, gần nơi cho đẻ và gần ao ương. Ao nuôi vỗ cũng phải bảo đảm yên tĩnh,
thoáng mát (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
7
Diện tích ít nhất từ 500 m2 trở lên, có độ sâu nước 1,5 – 2,0 m. Nguồn cấp nước
phải chủ động. Ao có cống tháo và cấp nước dễ dàng (Phạm Văn Khánh, 2004).
b. Thời gian nuôi vỗ
Sau khi nuôi vỗ 2 tháng, kiểm tra cá bố mẹ, quan sát ngoại hình, đánh giá sức
khỏe, độ béo của cá. Tháng thứ 3 dùng que thăm để kiểm tra trứng và tinh dịch
của cá để đánh giá mức độ phát dục và điều chỉnh chế độ nuôi vỗ hợp lý. Tháng
thứ tư trở đi, mỗi tháng 2 lần kiểm tra tình trạng phát dục của cá, lúc này đa số cá
cái có buồng trứng chuyển sang giai đoạn IV và nhiều cá đực đã có tinh dịch
(Nguyễn Chung, 2007).
c. Chọn cá bố mẹ
Phạm Văn Khánh (2004) cho rằng
- Độ tuổi: Cá đực phải từ 2 năm tuổi và cá cái 3 năm tuổi trở lên. Chọn cá
khỏe mạnh, ngoại hình hồn chỉnh khơng bị dị hình, dị tật, trọng lượng cá từ 2,5 –
3 kg trở lên đưa vào ao nuôi vỗ.
- Mật độ thả nuôi vỗ: 5 m3 nước cho 1 kg cá bố mẹ. Có thể ni chung
đực, cái trong ao, tỷ lệ đực, cái là 0,7 – 1.
d. Chế độ chăm sóc
Để cá bố mẹ khỏe mạnh, phát triển và khả năng sinh dục tốt nhằm sản xuất lứa cá
đạt yêu cầu, cần cho chúng ăn đủ số lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết. Các
thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của cá cần được cân đối hợp lý, đặc
biệt là hàm lượng đạm phải từ 30% trở lên mới giúp cá thành thục sinh dục
(Thoại Sơn, 2006).
Nguyễn văn Kiểm (2004) cho rằng ao ni những lồi cá có tính ăn thiên về động
vật như cá tra, cá trê, cá chép thì có thể dùng thức ăn tinh (thức ăn cơng nghiệp)
có hàm lượng Protein cao (CP 30%) để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cá.
Lượng thức ăn tinh chiếm khoảng 3 – 5% trọng lượng thân. Ngày cho ăn 2 lần
vào buổi sáng và chiều mát.
Thoại Sơn (2006) cho rằng có thể sử dụng thức ăn tổng hợp từ cá tạp tươi, bột cá
lạt, khô cá biển, con guốc, cám gạo, bột bắp, bột đậu nành, cơm dừa, rau xanh
(như rau muống, rau lang….)
Trộn những loại thức ăn kể trên, chế biến theo 4 công thức dưới đây rồi cho ăn
với khẩu phần hàng ngày 4 – 5% trọng lượng thân. Mỗi ngày cho ăn từ 1 – 2 lần.
8
Cơng thức 1
Cá tạp (vụn) tươi: 60%
Cám gạo:9%
Premix, khống, vitamin:1%
Rau xanh 30%
Công thức 2
Cá vụn (khô): 35%
Cám gạo: 15%
Bột bắp: 19%
Primix: 1%
Rau xanh 30%
Công thức 3
Bột cá lạc: 20%
Cám gạo: 20%
Bột bắp: 19%
Primix: 1%
Rau xanh 40%
Công thức 4
Bột cá lạc: 25%
Cám gạo: 15%
Bột bắp: 19%
Primix: 1%
Rau xanh 40%
2.5. Kỹ thuật kích thích cá sinh sản
a. Chọn cá bố mẹ
Phạm Văn Khánh (2004) cho rằng cá bố mẹ được tuyển chọn phải mạnh khỏe,
bơi lội nhanh nhẹn.
- Cá cái: bụng to, mềm, hạt trứng đều, màu vàng nhạt hoặc trắng nhạt.
- Cá đực: Khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy tinh dịch chảy ra trắng đục và
đặc như sữa.
9
Ngồi ra để chọn cá đẻ chính xác cũng cần phải dựa vào đặc điểm của trứng
thành thục như tỷ lệ trứng phân cực, đường kính, màu sắc và mức độ rời rạc của
trứng (tỷ lệ tế bào trứng đạt kích thước cực đại 80%). Kích thước trứng đều
nhau, đa số trứng đã phân cực (>80%). Màu sắc đồng đều và sáng (Nguyễn Văn
Kiểm, 2004).
b. Kích thích tố sử dụng
Thoại Sơn (2006) cho rằng có thể sử dụng một hoặc kết hợp những loại kích dục
tố dưới đây để tiêm cho cá bố mẹ:
- HCG
- LRHa + DOM
- Não thùy của 1 số loài cá (mè trắng, chép…)
Nếu kết hợp nhiều loại kích dục tố thì cần lấy 1 loại làm chính và chỉ nên dùng 1
liều quyết định.
Liều lượng kích dục tố cho cá đẻ phụ thuộc vào mức độ thành thục của cá, khối
lượng hoặc chu vi vòng bụng của cá. Cá có thể trọng càng cao thì liều lượng kích
dục tố càng cao. Có thể tính lượng kích dục tố ( não thùy) theo phương trình sau:
Y = 0,125x – 1,75
Trong đó Y: lượng kích dục tố cần dùng (mg), x: vòng bụng của cá (cm)
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004)
Phạm Văn Khánh (2004) cho rằng đối với cá tra dùng phương pháp tiêm nhiều
lần, đối với cá cái thì 2 – 4 lần sơ bộ và 1 lần quyết định. Với cá đực thì tiêm 1
lần cùng lúc với liều quyết định của cá cái. Thời gian giữa các lần sơ bộ là 12
hoặc 24 giờ. Giữa liều sơ bộ cuối cùng và liều quyết định cách nhau 8 – 12 giờ.
Tùy theo chất lượng trứng và chủng loại kích dục tố ta áp dụng các liều tiêm thích
hợp.
Hội nghề cá Việt Nam (2004) cho rằng
- HCG: với cá cái, liều tiêm sơ bộ 300 – 500 UI/kg, liều quyết định 2.500 –
3.000 UI/kg; với cá đực 300 UI/kg.
- Não thùy thể: với cá cái, liều sơ bộ 0,5 mg/kg, liều quyết định 5 – 7
mg/kg; với cá đực 0.5 mg/kg.
10
- LH-Rha: chỉ dung cho liều quyết định, với cá cái 100 – 150
Không dùng cho cá đực và liều sơ bộ cho cá cái.
g/kg.
- Nếu phối hợp giữa HCG và não thùy: liều tiêm sơ bộ 300 – 500 UI hoặc
0,5 mg não thùy/kg, liều quyết định 1.000 UI + 2 mg não thùy/kg; với cá đực
lượng bằng 1/3 – ½ của cá cái.
Thời gian hiệu ứng thuốc: sau 8 – 12 giờ liều tiêm quyết định thì rụng trứng.
Vị trí tiêm: tiêm ở gốc vây ngực, ở cơ lưng hoặc cơ xoang bụng. Đối với cá tra là
cá khơng vẩy nên tiêm ở cơ đơn giản hơn. Có thể tiêm trực tiếp kích dục tố HCG
và não thùy thẳng vào xoang buồng trứng. Ở các lần tiêm khác nhau nên tiêm ở vị
trí khác nhau để tránh làm cá bị thương. Khi tiêm, đặt mũi kim vào đúng vị trí đã
định, nghiêng mũi kim một gốc 45o so với thân cá, bơm thuốc nhanh nhưng
không vội vàng và rút ra từ từ để tránh thuốc bị trào ra ngoài.
c. Vuốt trứng và thụ tinh
Hội nghề cá Việt Nam (2004) cho rằng
Đối với cá tra khi sinh sản nhân tạo phải dung phương pháp vuốt trứng và thụ tinh
khô. Trước khi tiến hành vuốt trứng đưa cá vào băng ca và nhúng cá vào dung
dịch thuốc gây mê Tricane (thường gọi là MS 222, tên hóa học là 3-amino
benzoic acid ethyl ester methanesulfonate) nồng độ 40 mg/lít trong 3 – 4 phút để
cá bị mê và khơng cịn dãy dụa trong khi vuốt trứng. Thao tác vuốt trứng phải nhẹ
nhàng và khẩn trương tránh làm cho cá bị thương, để trứng chảy ra gọn vào trong
chậu khô, vuốt từ phần trên xuống dưới cho hết trứng đã rụng. Nếu rụng trứng tốt,
có thể vuốt 1 lần là hết trứng. Đôi khi phải vuốt 2, 3 lần do trứng cá rụng cục bộ
hoặc rụng không đồng loạt. Cá vuốt trứng xong phải lập tức ngâm vào nước sạch
sau khoảng 3 – 4 phút thì tỉnh lại.
Sức sinh sản tương đối thực tế của cá tra trong khoảng 90.000 – 130.000 trứng
(cho 1 kg cá cái).
Sau khi trứng đã vuốt xong, vuốt tinh dịch cá đực tưới trực tiếp lên trứng, dùng
lông gà khô trộn đều trứng với dung dịch khoảng 15 – 20 giây, sau đó cho nước
sạch vào ngập trứng, tiếp tục dùng lông gà khoấy đều khoảng 20 – 30 giây để
trứng hoạt hóa và thụ tinh. Tiếp theo đó đổ hết nước cũ đi và cho thêm nước mới,
chú ý cho nước từ từ, vừa cho nước vừa khoấy, sau đó đổ dung dịch khử dính vào
để khử tính dính của trứng.
11
Khử dính bằng tanin: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Sau khi
trứng đã hồn tất q trình thụ tinh, dung dung dịch tanin 1,2 – 1,5% để khử dính.
Tỷ lệ giữa trứng/dung dịch là 1/1,5 – 1/2. Sau khi đổ dung dịch vào trứng phải
tiến hành khuấy đều và nhanh (3 – 4 giây) rồi chắt bỏ dung dịch đó đi và rửa bằng
nước sạch. Nếu trứng chưa hết dính lặp lại như vậy 2 – 3 lần và rửa sạch trứng
bằng nước, sau đó cho trứng vào bình Weys hoặc bể vịng (Nguyễn Văn Kiểm,
2004).
Nếu khơng khử dính thì cho trứng dính vào giá thể. Giá thể có thể là rễ bèo tây
(lục bình), xơ dừa, xơ nilon, có thể làm bằng lưới nilon hoặc lưới vèo (sợi cước
nhỏ) căng trên 1 cái khung vuông, mỗi cạnh dài 35 – 40 cm. Trước khi sử dụng
phải rửa sạch, tẩy trùng để diệt hết các vi khuẩn và nấm có hại cho trứng. Khi
trứng đã thụ tinh xong, đặc giá thể ngập 3 – 5 cm trong nước, dùng lơng gà vẩy
đều để trứng bám dính ngay lên bề mặt giá thể. Giá thể có dính trứng được đặt
trong bể ấp, có nước chảy liên tục và hỗ trợ thêm sục khí.
2.6. Các biện pháp kỹ thuật ương ấp trứng và sự phát triển của phôi
- Ấp trứng khử dính: Ấp trong bình Weys thủy tinh hoặc bình nhựa trong
suốt có thể tích từ 5 – 10 lít hoặc bình Weys composite 600 – 1.000 lít, mật độ ấp
trứng 20.000 – 30.000 trứng/lít.
- Ấp trứng khơng khử dính: ấp trong bể vịng hoặc bể composite có nước
chảy liên tục, mật độ 4.000 – 5.000 trứng/lít. Ấp trong bể nước tĩnh thay đổi
chậm, có sục khí, mật độ ấp 1.500 – 2.000 trứng/lít.
Thường xuyên chú ý điều chỉnh lưu lượng nước chảy vào bể vịng hoặc bình
weys vì nếu là trứng khử dính sẽ được đảo đều, khơng bị lắng đọng ở đáy bình và
nếu là trứng khơng khử dính sẽ ln có đủ oxy cho q trình phát triển phôi.
Nhiệt độ được coi yếu tố rất quan trọng đối với q trình phát triển của phơi.
Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết phơi cá phát triển dao động trong khoảng 28 –
30oC (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Ảnh hưởng của nhiệt độ ở thời kỳ hình thành các đốt cơ và thời kỳ phần đi tách
khỏi nỗn hồng rõ ràng hơn so với các thời kỳ khác của quá trình phát triển phơi.
Khi nhiệt độ 30 – 31oC tỷ lệ dị hình của phơi 60 – 70% và tỷ lệ phôi chết trước
khi nở 50 – 60%. Trong giới hạn thích hợp của nhiệt độ (28 2oC) nhưng biên độ
thay đổi lớn (To 2) đều có ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi (Nguyễn Văn
Kiểm, 2000).
12
Thời gian ấp để trứng nở là 22 – 24 giờ. Thời gian để cá nở hết tồn bộ có khi
kéo dài hơn 1 – 2 giờ tùy theo nhiệt độ và khoảng cách giữa các lần thụ tinh của
trứng đưa vào bể ấp. Khi cá bắt đầu nở, cần tăng lưu lượng nước qua bể ấp đẩy
nhanh vỏ trứng và các chất thải ra ngoài. Chú ý theo dõi khi cá nở hết phải vớt giá
thể đi.
Cá tra sau khi nở 30 – 32 giờ thì hết nỗn hồn, cá bắt đầu tìm thức ăn bên ngồi.
Ở giai đoạn cá bột, cá tra thể hiện tính dữ (tính ăn thịt) và chúng tìm ăn các thức
ăn là động vật sống có kích thước vừa với cỡ miệng của chúng. Trong bể ấp do
khơng có thức ăn phù hợp nên xảy ra tình trạng cá tra bột ăn thịt lẫn nhau. Do đó
khi cá nở được 20 – 25 giờ nên nhanh chống đưa cá bột xuống ao ương nuôi để
tránh tình trạng ăn thịt lẫn nhau làm hao hụt nhiều cá bột.
2.7. Các biện pháp kỹ thuật ương nuôi cá con và kết quả
a. Chuẩn bị ao ương cá
Theo Trung tâm khuyến ngư quốc gia – Bộ Thủy Sản, 2005 ao có diện tích càng
lớn, càng tốt và khơng nhỏ dưới 200 m2, mực nước thích hợp 1,2 - 1,5 m. Nước
cấp cho ao phải sạch và chủ động, xa các nguồn ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt và
cơng nghiệp, các khu ruộng, vườn có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Trước khi thả cá cần chuẩn bị ao theo trình tự sau:
- Tát cạn ao, diệt hết cá và địch hại (rắn, cua, ếch,…), sên vét bớt bùn đáy
ao, đắp lại những chỗ sạt lở, lấp hết hang hốc.
- Để diệt hết cá tạp, cá dữ còn sót lại trong ao, ta dùng rễ cây thuốc cá
(Derris), cứ 100 m3 nước ao dùng 1 kg rễ thuốc cá, giã nát, ngâm nước 6 - 8 giờ
rồi vắt lấy nước rải đều khắp ao. Rễ cây thuốc cá có chất Rotenon sẽ giết hết số cá
cịn sót lại trong ao.
- Rải vôi bột với liều lượng từ 7 - 10 kg/100 m2, rải đều cả đáy và máy bờ
ao. Vơi có tác dụng điều chỉnh pH (độ phèn) và diệt các mầm gây bệnh cho cá.
- Phơi đáy ao 1 - 2 ngày, ở những vùng có pH thấp (nhiễm phèn) khơng nên
phơi đáy ao, vì phèn sẽ theo mao mạch xì lên tầng mặt.
- Bón lót cho ao: dùng bột đậu tương (đậu nành) và bột cá, mỗi thứ 0,5
kg/100 m2, trộn và rải đều đáy ao. Có thể bón phân đạm (urê) và lân, lượng dùng
0,5 kg đạm + 0,3 kg lân/100 m2.
-
Lọc nước vào ao, khi mực nước sâu 0,3 - 0,4 m thì thả giống trứng nước và
13
trùng chỉ, để gây nuôi thức ăn tự nhiên cho cá bột, lượng dùng 1kg trứng nước và
2kg trùng chỉ cho 100 m2 ao. Sau 1 ngày, tiếp tục đưa nước vào ao ngập đến 0,7 0,8 m thì tiến hành thả cá bột. Tiếp tục lọc nước vào ao đến độ sâu đạt yêu cầu.
Nguyễn Văn Kiểm, 2004 ao cá sau khi cải tạo để ương phải đạt 1 số chỉ tiêu sinh
vật sau:
Hàm lượng oxy hòa tan:
3 – 4 ppm
Tiêu hao oxy:
15 – 20 mg/gr/h
pH
7–8
Độ trong :
20 – 25 cm
Phytoplankton:
3 – 4 triệu tế bào/lít
Zooplankton:
250.000 – 300.000 cá thể/m3
Hàm lượng đạm và lân:
1 – 1.5 ppm
b. Thả cá ương
Nếu mua cá tra bột nhân tạo để ương, tốt nhất nên chọn con giống từ những trại
sản xuất giống có uy tín. Cá tra bột phải cá kích cỡ tương đối đồng đều nhau, màu
sắc tươi sáng, bơi nhanh nhẹn, có lý lịch rõ ràng, cha mẹ chúng phải là loại cá có
chất lượng tốt (Thoại Sơn, 2006).
Nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả cá ra ao nên ngâm túi
chở cá trong nước ao 10 – 15 phút để nhiệt độ nước ngoài ao và trong bao chứa cá
cân bằng, sau đó mới mở miệng bao và thả cá từ từ ra ao (Nguyễn Văn Kiểm,
2004)
Dương Nhựt Long (2003) cho rằng, mật độ ương cá tra là 250 – 500 con/m2.
c. Chăm sóc và quản lý
Sau khi thả cá xong nên cho ăn ngay. Có thể dung nhiều loại thức ăn để ương cá
tra, tuy nhiên những loại thức ăn có chất lượng cao thường được ưa chuộng hơn
như lòng đỏ trứng, ốc tươi xay nhuyễn, trứng cá. Những loại thức ăn này được
xay nhuyễn chung với nhau sau đó cho cá ăn. Vì cá còn nhỏ khả năng kiếm mồi
rất hạn chế nên cần cho ăn nhiều lần trong ngày và nên tập cho cá ăn theo giờ ở 1
nơi cố định. Các loại thức ăn có mùi (mùi tanh) sẽ có tác dụng hấp dẫn cá tìm mồi
tốt hơn. Khơng nên cho thức ăn quá nhiều dễ gây thoái nước ảnh hưởng xấu tới
14
cá. Khi nhiệt độ thấp (do mưa kéo dài) hoặc nhiệt độ cao kéo dài nên giảm lượng
thức ăn và số lần cho ăn trong ngày (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Dương Nhựt Long, 2003 cá tra bột thích ăn mồi tươi sống và ăn liên tục các loại
như luân trùng, trứng nước và các lồi động vật nhỏ sống trơi nổi trong nước. Đến
ngày thứ 8 cá ăn được lăng quăng, ấu trùng muỗi đỏ, trùn chỉ, và mùn bả hữu cơ.
Cá bắt đầu xuống đáy tìm thức ăn từ ngày thứ 11. Kể từ ngày tuổi thứ 25, cá đã
chuyển sang ăn tạp và tính ăn của cá giống như cá trưởng thành.
Khi khâu chuẩn bị ao tốt, cá bột sẽ có sẵn 1 lượng thức ăn tự nhiên trong ao.
Trong tuần thứ nhất lượng thức ăn cho 10.000 cá thả ương gồm:
+ Lòng đỏ trứng gà hay trứng vịt 20 cái.
+ Bột đậu nành 80 gam.
+ Bột cá lạt 140 gam.
Mỗi ngày cho ăn 4 – 8 lần.
Sau khi cá được 1 tuần tuổi, có thể tập cho cá ăn các loại thức ăn chế biến dạng
ẩm. Công thức thức ăn trong bảng 1.
Bảng 1 : Công thức thức ăn cho cá tra bột (tính cho 10kg thức ăn)
Nguyên liệu
Tháng thứ 1
Tháng thứ 2
Bột cá
4,5 kg
3,0 kg
Cám
2,8 kg
4,3 kg
Tấm
0,8 kg
0,8 kg
Bột đậu nành
1,5 kg
1,5 kg
Premix
0,2 kg
0,2 kg
Chất kết dính (bột mì, bột keo)
0,2 kg
0,2 kg
Khi cho cá ăn cần tập trung cá lại một chỗ bằng cách tạo tiếng động (gõ vào thành
cầu, gõ vào thùng chứa thức ăn…) dần dần sẽ tạo thành phản xạ cho cá, chỉ cần
tạo tiếng động là cá sẽ tập trung về nơi cho ăn. Đối với những ao ương có diện
tích rộng có thể thiết kế nhiều sàng ăn dọc theo ao. Sàng ăn có thể giữ nổi trên
mặt nhờ các phao.
15
Thức ăn trong ương nuôi cá tra trong giai đoạn 1 tháng tuổi cần phải có hàm
lượng đạm (protein) khoảng 28 – 32% (thành phần thức ăn trong bảng 1). Có thể
sử dụng các loại thức ăn cơng nghiệp dạng đậm đặc trộn thêm cám. Lượng thức
ăn cho cá dao động từ 10 - 20 kg/100 kg cá, cho cá ăn 2 – 4 lần trong ngày.
Sau 1 tháng, giảm mật độ nuôi xuống 1 nửa bằng cách san thưa thành 2 ao. Lúc
này, cho cá ăn 2 lần/ngày (Phạm Thanh Liêm và Nguyễn Thanh Phương, 2003).
Cần theo dõi chất lượng nước thường xuyên và giữ nước sạch, vì cá tra rất mẫn
cảm với những biến đổi của điều kiện mơi trường. Sau 2 tháng ương, cá đạt kích
cỡ 8 – 10 cm. Tỉ lệ sống trung bình đạt 40 – 60% Dương Nhựt Long, 2003).
Bảng 2. Quy cỡ cá hương, cá giống cá tra
Thời gian ương
3 tuần
60 – 70 ngày
90 – 100 ngày
Cao thân
Giống cá lớn
0,7
2,7 – 3
2
3
8 – 10
16 - 20
16
Chương III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm
- Địa điểm: tại trung tâm giống thủy sản Đồng Tháp.
- Thời gian: từ 10/02/2009 đến 16/4/2009.
3.2. Vật liệu thí nghiệm
- Nguồn cá tra bột từ Trung Tâm giống thủy sản Đồng Tháp.
- Thức ăn được sử dụng là thức ăn công nghiệp T501S, T501, TONGWEI 1640
và thức ăn chế biến (trứng vịt, sữa…).
- Sản phẩm gây trứng nước Superbenthos.
- Trộn dưỡng Biomos, nupro, vitalec.
- Một số nguyên vật liệu khác dùng trong ương nuôi cá bột: thau, ca, xuồng….
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.Cơng trình ao ương
3.2.1.1. Điều kiện ao
Bảng 3.1: Điều kiện ao ương cá tra
STT Ao
Hình
dạng
Chiều
dài (m)
Chiều
rộng (m)
1
2
3
4
5
6
7
8
Chuẩn bị ao ương
17
Diện tích
(m2)
Độ sâu
(m)
Nguồn
nước cấp
Cảnh
quan