Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 12 tỉnh Thanh Hóa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.23 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2016 – 2017
Môn thi: Ngữ Văn
Lớp 12 – THPT
Ngày thi: 10/03/2017
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
 
Câu 1 (8.0 điểm):
Bài học sâu sắc nhất mà anh/chị nhận được từ câu chuyện sau:
Một cô gái nhỏ đi bộ tới trường. Dù buổi sáng hôm đó thời tiết có
vẻ rất xấu, trên trời những đám mây đen đang kéo tới nhưng cô
bé vẫn thực hiện chuyến hành trình tới ngôi trường tiểu học của
mình như thường lệ. Buổi chiều, quang cảnh còn tồi tệ hơn hơn,
gió bắt đầu rít mạnh cùng với sấm chớp. Mẹ cô vì lo con gái
mình sẽ sợ hãi trên đường về nhà và hơn nữa cô sẽ nguy hiểm
nếu gặp sét nên đã đi đón con. Theo sau từng đợt sấm rền là
những tia chớp như những nhát gươm sáng loáng cắt ngang bầu
trời. Lòng đầy lo lắng, bà lái xe theo dọc con đường tới trường
của con mình. Và kia! Cô gái nhỏ đang đi, nhưng cứ mỗi lần có
chớp lóe lên, cô bé lại dừng lại, nhìn lên trời và mỉm cười. Khi xe
của người mẹ tiến đến cạnh con gái, bà hỏi:
– Con làm gì thế? Tại sao con cứ dừng lại và mỉm cười như thế?
Con gái?
Cô bé đáp lại:
– Con muốn làm cho mình xinh đẹp hơn vì Thượng đế cứ liên tục
chụp ảnh cho con.
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 2 (12.0 điểm):
Trong Vũ trụ thơ, Đặng Tiến cho rằng:




Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến nỗi
thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ những cảm nhận về nỗi
thống khổ của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và
nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa
(Nguyễn Minh Châu), anh/chị hãy bàn luận về sứ mệnh của văn
học đối với thân phận con người.
………………………………….Hết…………………………………….
– Thí sinh không sử dụng tài liệu.


Giám thị không giải thích gì thêm.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2016 – 2017
Môn thi: Ngữ Văn
Lớp 12 – THPT
Ngày thi: 10/03/2017
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Hướng dẫn chấm có 04 trang, gồm 02 câu
Câu Nội dung Điểm
1 Bài học sâu sắc nhất từ câu chuyện 8,0
Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí
sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống

xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ
kiến của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải
có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng
của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù
hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
* Giải thích ý nghĩa câu chuyện 1.5
– Giới thiệu vắn tắt nội dung câu chuyện: Cô bé tuy còn nhỏ tuổi
nhưng khi gặp khó khăn trở ngại (thời tiết xấu) vẫn tiếp tục hành
trình đến trường như thường lệ. Khi gặp nguy hiểm (sấm sét) cô
bé vẫn an nhiên mỉm cười xem đó như một món quà của Thượng
đế (chụp ảnh cho mình).
– Ý nghĩa câu chuyện: Từ hành động và cách nghĩ của cô bé
trong một tình huống cụ thể của cuộc sống, câu chuyện mang
lại cho người đọc nhiều bài học sâu sắc: bài học về cách ứng xử
của con người trước gian nan thử thách: sự kiên trì, sự bình tĩnh,


bản lĩnh nghị lực, sự chủ động biến khó khăn thành cơ hội; bài
học về niềm tin, về tinh thần lạc quan… (Hướng dẫn chấm chỉ
nêu lên một vài bài học mang tính chất gợi ý, bài học sâu sắc
nhất mà thí sinh rút ra từ câu chuyện có thể trùng với một trong
những định hướng của hướng dẫn chấm, có thể nằm ngoài
những định hướng của hướng dẫn chấm, nhưng phải gắn với câu
chuyện, phải có cơ sở hợp lí và chuẩn mực). 0.5
1.0
* Bàn luận: 5.0
Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh có thể bày tỏ suy
nghĩ riêng về bài học mà thí sinh cho là sâu sắc nhất từ câu

chuyện. Tuy nhiên dù suy nghĩ theo hướng nào cũng phải tập
trung vào một bài học sâu sắc nhất mà bản thân nhận được từ
câu chuyện, phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận
nghiêm túc, thiện chí.
* Bài học nhận thức và hành động 1.5
Từ bài học sâu sắc nhất nhận được từ nội dung câu chuyện, thí
sinh cần nêu được định hướng nhận thức và hành động phù hợp,
ý nghĩa cho bản thân. (Lưu ý: Bài học nhận thức và hành động
mà thí sinh trình bày phải phù hợp với nội dung câu chuyện, với
bài học mà thí sinh rút ra từ câu chuyện, đảm bảo tính nghiêm
túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức).
2 Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến nỗi
thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên.
Từ những cảm nhận về nỗi thống khổ của nhân vật Mị trong Vợ
chồng A Phủ (Tô Hoài) và nhân vật người đàn bà hàng chài trong
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), bàn luận về sứ
mệnh của văn học đối với thân phận con người. 12.0
Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí
sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học,


tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận
văn chương của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác
nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.
Yêu cầu cụ thể
* Giải thích ý kiến: 1.0
– “dòng nước mắt”,“nỗi thống khổ”: chính là nỗi đau, sự bất
hạnh của con người, là thân phận con người bị chà đạp trong

cuộc sống còn nhiều nhọc nhằn, cơ cực, bất công.
– “tiếng hát vô biên”: là tình cảm trân trọng, nâng niu, ngợi ca,
niềm tin đối với con người.
– Ý kiến của Đặng Tiến đã khẳng định sứ mệnh của nghệ thuật
nói chung, văn học nói riêng: Quan tâm phản ánh, thể hiện nỗi
thống khổ của con người không chỉ bằng sự thấu hiểu sẻ chia, âu
lo trăn mà còn bằng sức truyền cảm và khả năng sáng tạo của
nghệ thuật; khám phá nâng niu và bộc lộ niềm tin, niềm lạc
quan đối với vẻ đẹp của con người truyền sức mạnh niềm tin vào
chính con người. Đó là sứ mệnh cao cả, sứ mệnh vĩnh cửu của
văn học. 0.25
0.25
0.5
* Cảm nhận về nỗi thống khổ của Mị và người đàn bà hàng chài
7.0
– Cảm nhận về nỗi thống khổ của Mị:
+ Nỗi thống khổ của người phụ nữ dưới ách thống trị của cường
quyền, thần quyền miền núi:
• Mất tự do, mang thân phận nô lệ (Mị bị bắt làm dâu gạt nợ cho
nhà giàu nhưng thực chất là nô lệ cho nhà giàu).
• Bị bóc lột đày đọa về mặt thể xác (lao động khổ sai, sống kiếp
trâu ngựa, bị đánh đập tàn nhẫn).


• Bị chà đạp về tinh thần, mất mát đau đớn trong tâm hồn (mất
ý niệm về bản thân; mất đi niềm khao khát sống, khao khát tự
do; mất đi tình thương tình đồng loại).
→ Nỗi thống khổ của Mị đại diện cho sự bất hạnh khổ đau của
người lao động nghèo miền núi dưới ách thống trị của cường
quyền, thần quyền. Đó là bi kịch của lịch sử, thời đại được phản

ánh bằng cảm hứng lãng mạn cách mạng.
+ Nỗi thống khổ của Mị được thể hiện qua nghệ thuật trần thuật
hấp dẫn với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật linh hoạt, nghệ
thuật miêu tả tâm lí bậc thầy, ngôn ngữ đậm chất miền núi, lời
văn giàu chất thơ.
– Cảm nhận về nỗi thống khổ của người đàn bà hàng chài:
+ Nỗi thống khổ của người phụ nữ là nạn nhân của đói nghèo,
lạc hậu trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn, lam lũ:
• Lam lũ, vất vả, nghèo đói (khuôn mặt mệt mỏi, tấm áo bạc
phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng).
• Nạn nhân của bạo hành gia đình (chịu đòn roi như nhịp sống
hằng ngày không lối thoát).
• Chịu tổn thương đau đớn về tinh thần (bất lực chứng kiến cảnh
vô đạo của gia đình, tiếng kêu “Phác, con ơi!”, giọt nước mắt).
→ Nỗi thống khổ của người đàn bà hàng chài đại diện cho nỗi bất
hạnh khổ đau của người phụ nữ trong đói nghèo lạc hậu. Đó là bi
kịch của cuộc sống ngày thường được nhà văn phản ánh bằng
cảm hứng thế sự đời tư.
+ Nỗi thống khổ của người đàn bà hàng chài được thể hiện bằng
lối văn giản dị mà sâu sắc, tình huống truyện đặc sắc mang ý
nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống, ngôn ngữ người kể
chuyện và ngôn ngữ nhân vật được sử dụng linh hoạt, sáng tạo.
3.5
* Bàn luận về sứ mệnh của văn học đối với thân phận con người
3.0


– Văn học chân chính không thể không quan tâm đến thân phận
con người. Viết về nỗi thống khổ của con người là sứ mệnh muôn
đời, cũng là sứ mệnh vinh quang của văn học chân chính. Bởi:

+ Văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh hàng đầu. Hiện
thực cuộc sống còn nhiều nhọc nhằn, bất công nên văn chương
luôn quan tâm đến nỗi thống khổ và thân phận con người.
+ Quan tâm đến thân phận con người, văn học thấu hiểu sẻ chia
với nỗi khổ đau bất hạnh của con người, đặt ra những vấn đề
nhức nhối của cuộc sống, đồng thời khám phá, khẳng định, nâng
niu vẻ đẹp con người; bồi đắp năng lực cảm nhận nỗi đau của
con người, khơi dậy những mong muốn đẹp đẽ, bồi đắp tính
Người trong con người.
+ Quan tâm đến thân phận con người, tác phẩm văn học vươn
tới giá trị nhân văn sâu sắc, có sức sống lâu bền. Quan tâm đến
thân phận con người là thiên chức cao cả cũng là yếu tố quan
trọng làm nên tầm vóc của một ngòi bút chân chính.
– Để hoàn thành sứ mệnh lớn lao của văn học người nghệ sĩ cần
sống sâu với cuộc đời, nhạy cảm với nỗi đau, trăn trở về số phận
con người, viết nên những trang văn mang niềm trăn trở, niềm
tin cùng những giải pháp để con người vượt lên nỗi thống khổ,
vươn tới những điều tốt đẹp.
– Người đọc cần biết thấu nhận, sẻ chia, trăn trở cùng những vấn
đề thân phận con người trong trang văn và ý thức bồi đắp tâm
hồn, lối sống cho chính mình. 2.0
0.5
0.5
* Đánh giá – nhận xét 1.0
– Ý kiến của Đặng Tiến không chỉ là một lời bàn xác đáng, sâu
sắc về sứ mệnh cao cả của văn học đối với thân phận và vẻ đẹp
của con người mà còn là định hướng ý nghĩa đối với nhà văn và
độc giả trong sáng tạo và tiếp nhận văn học.



– Với việc thể hiện thành công nỗi thống khổ, thân phận của Mị
và người đàn bà hàng chài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và
Chiếc thuyền ngoài xa thực sự là những tác phẩm giá trị, hấp
dẫn và có sức sống lâu bền. 0.5
0.5
Lưu ý chung:
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết
đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn
nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp
ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được
triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết
không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn
cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung,
sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và
chính tả



×