Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Một số kết quả khảo sát Tác động của thiên taiBĐKH đối với cộng đồng DTTS- Nhìn từ lăng kính giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.46 KB, 21 trang )

Một số kết quả khảo sát
Tác động của thiên tai/BĐKH đối với cộng đồng
DTTS- Nhìn từ lăng kính giới
Phạm Thu Hiền


Mục tiêu và phương pháp
Mục tiêu:
Phân tích tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng
với BĐKH của cộng đồng DTTS từ góc độ giới
Phương pháp định tính:
- 4 Thảo luận nhóm (32 )
- Phỏng vấn sâu nam, nữ (10)
- Phỏng vấn cán bộ xã (2)


Địa bàn khảo sát


2 thôn của xã Đồng Thắng, Đình Lập, Lạng Sơn: xã
135, tỷ lê hộ nghèo, dân tộc: Dao, Tày
• Sinh kế chính: Nông nghiệp, thu nhập từ rừng (nhựa
Trám, một số lâm sản ngoài gỗ)
• Các loại hình thiên tai:
+ Lũ quét, bão, lụt (ít xảy ra)
+ Hạn hán, nóng kéo dài, nhiệt độ tăng, các đợt rét đậm
rét hại.(thường xuyên trong những năm gần đây)


Những phát hiện của khảo sát



I.

Tác động giới của thiên tai/BĐKH

1. Sinh kế của người dân, nhất là phụ nữ, bị ảnh
hưởng mạnh từ những tác động của thiên tai/BĐKH
• Sản xuất NN là sinh kế chính của các hộ GĐ, trong đó
phụ nữ có vai trò chủ yếu  bị tác động manh bởi thiên
tai và BĐKH: Năng suất, nguồn lực tự nhiên, …
• Thu nhập từ rừng.
• Di cư nội địa.


I. Tác động giới của thiên tai/BĐKH
- Nền nông nghiệp tư túc  vai trò kinh tế của PN thường
không được nhìn nhận một tương xứng so với đóng góp
của họ
- PN bị ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp bởi những tác
động của thiên tai đối với SX nông nghiệp  ảnh hưởng
khả năng tạo nguồn lương thực cho GĐ, nguy cơ suy
yếu địa vị trong gia đình
- Di dân của NG dẫn đến những áp lực cho PN (Công
việc SX và công việc GĐ)
- PN và Nam giới có xu hướng tìm nguồn thu nhập từ
rừng nhiều hơn – áp lực đối với việc quản lý rừng bền
vững


I. Tác động giới của thiên tai/BĐKH

2. Thời gian lao động, gánh nặng công việc gia đình
của phụ nữ tăng lên
 Thời gian LĐ của cả PN và NG đều tăng lên cho việc ứng phó và
khôi phục cuộc sống
 Tuy nhiên, phụ nữ DTTS phải chịu tác động nhiều hơn do vai trò
giới truyền thống và những điều kiện địa lý không thuận lợi
- Thiếu nước sinh hoạt: gánh nước
- Thiếu nước tưới tiêu
- Thiếu chất đốt chống rét: lấy củi
- Khắc phục hậu quả sau lũ quyét, mưa kéo dài, như dọn dẹp nhà
cửa, giặt giũ, lau chùi, những công việc của cộng động như vệ sinh
môi trường, nạo vét kênh mương
- Thời gian chăm sóc SK cho trẻ em, người già, nhất vào thời điểm
nóng, rét kéo dài (nhất là gia đình Dao đông con)


I. Tác động giới của thiên tai/BĐKH
Hàm ý phân tích về giới
• Tác động của thiên tai/BĐKH đã làm tăng thời gian dành
cho các công việc gia đình - công việc không được trả
công được xem là bổn phận của PN
• Theo cách đó, tác động của thiên tai/BĐKH đã khắc sâu
thêm định kiến giới về vai trò của phụ nữ đối với công
việc gia đình
• Khối lượng công việc gia đình tăng  phụ nữ ít có điều
kiện tham gia các hoạt động xã hội, giảm thời gian cho
các hoạt động tạo thu nhập trong bối cảnh của BĐKH
 “xói mòn địa vị”



I. Tác động giới của thiên tai/BĐKH
3. Cuộc sống gia đình, sức khỏe của phụ nữ và trẻ em
bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi thiên tai và BĐKH
- Nghèo hơn
- Chi phí tăng
- Nguồn lao động giảm
- SK giảm sút, các bệnh thường xuyên hơn
- Đi lại khó khăn


I. Tác động giới của thiên tai/BĐKH
Khía cạnh giới là gì?
- Nghèo đói tác động đến mọi thành viên trong GĐ, nhưng
PN trước hết- sự trông đợi về sự hy sinh của PN
- PN chịu tác động kép về vấn đề sức khỏe
- Các ảnh hưởng của BĐKH xảy ra chậm  tiềm ẩn vấn
đề giới (SK, sự căng thẳng lâu dài, lo lắng tác động đến
PN nhiều hơn : lý do tâm sinh lý)
- Những ảnh hưởng về SK và tâm lý không phải lúc nào
cũng biểu hiện rõ ràng – nhưng lại có tác động lâu dài


II. Khả năng ứng phó/thích ứng BĐKH
• Phụ nữ và nam giới đã chia sẻ một số biện pháp để ứng
phó với những tác động của thiên tai/BĐKH
• Người áp dụng và trực tiếp thực hiện các biện pháp này
chủ yếu là phụ nữ (chăm sóc lúa, rau màu, chăm sóc
người ốm..)
• Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cuộc
sống và phục hồi sau những tác động của thiên tai

• Mạng lưới xã hội không chính thức của nhóm phụ nữ
(có ý nghĩa quan trọng đối với PN DTTS trong bối cảnh
mà các tổ chức CT-XH hoạt động mờ nhạt)


II. Khả năng ứng phó/thích ứng BĐKH
Một số vấn đề đặt ra:
• Khả năng chống chịu và phục hồi của các hộ gia đình, PN và NG tại
địa bàn khảo sát ở mức độ thấp (tạm thời, khó cải thiện tình hình và
khó “kiểm soát” tác động)
• Không có dự trữ về lương thực hay tiền/tài sản có gía trị • Thiếu chiến lược đa sinh kế (PN)
• Phụ nữ và nam giới không được tiếp cận với những thông tin, hệ
thống cảnh báo sớm về thời tiết, thiên tai/BĐKH
Đối với những hiện tượng BĐKH xảy ra chậm, tác động đối với phụ nữ
có nguy cơ lớn hơn mà không phải lúc nào cũng nhận ra một cách
rõ ràng; và vai trò, khả năng của phụ nữ trong quá trình ứng phó
cũng có thể bị xem nhẹ.
• Những công việc này đang “kéo dài”, sức lao động của phụ nữ
buộc phải “dãn ra”.
• Trong khi những hệ quả lâu dài đối với phụ nữ có thể xảy ra nếu
không có can thiệp phù hợp (sự căng thẳng, thiếu đói kéo dài, vấn
đề dinh dưỡng..) – tác động “âm thầm”


II. Khả năng ứng phó/thích ứng BĐKH
Mạng lưới, dịch vụ XH và hỗ trợ của nhà nước
- Hỗ trợ khẩn cấp
- Mạng lưới XH (bà con hàng xóm, họ hàng)
- Mạng lưới của nhóm PN
Vấn đề là:

- Mạng lưới mỏng manh  mạng lưới bền vững đòi hỏi
có sự tham gia của chính quyền địa phương và chính
sách của Nhà nước
- Những trợ giúp khẩn cấp tuy quan trọng đối với người
dân, song cần có biện pháp mang tính chiến lược (nâng
cao năng lực của người dân, hỗ trợ kỹ thuật, chiến lược
đa sinh kế; chính sách nông nghiệp, bảo hiểm nông
nghiệp  tác động tích cực đặc biệt đối với phụ nữ


II. Khả năng ứng phó/thích ứng BĐKH
- Có những phản ánh về sự thiếu công bằng, thiếu công
khai trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ
- Các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm không có những
hỗ trợ kỹ thuật khi sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng
nặng bởi thiên tai/BĐKH.
- Các nhu cầu giới không được tính đến


III. Nguyên nhân của sự khác biệt giới
1. Định kiến giới
- Tách biệt vai trò và trách nhiệm của PN và NG
- Vai trò quyết định của nam đối với các vấn đề quan
trọng
- PN có trách nhiệm với công việc gia đình
 Thể hiện quyền lực của nam


III. Nguyên nhân của sự khác biệt giới
2. Phụ nữ ít được kiểm soát đối với nguồn lực sản xuất

Đất canh tác
- Nguồn vốn
- Công cụ lao động/phương tiện
3. Tiếp cận với thông tin, kỹ thuật và thị trường của
phụ nữ bị hạn chế
- Tách biệt XH
- Chương trình tập huấn về sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi.
- Chương trình, chính sách về phòng chống lụt bão và
đối phó với thiên tai/BĐKH.


III. Nguyên nhân của sự khác biệt giới
4. Tham gia vào các hoạt động của cộng đồng:
- Có sự khác biệt giữa PN Dao và PN Tày
- Các tổ chức chính trị xã hội ở các thôn (Hội Nông dân,
Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ Quốc, Hội phụ nữ…) rất
ít hoạt động,
- PN có tham gia vào HPN nhưng sự tham gia của họ
mới chỉ dừng lại ở việc họ được thông báo và thực hiện
các kế hoạch đã đề ra hơn là sự tham gia với tư cách là
những chủ thể có tiếng nói quan trọng trong quá trình ra
quyết định.
 Nâng cao năng lực cho HPN


III. Nguyên nhân của sự khác biệt giới
5. Phụ nữ ít tham gia vào các vị trí lãnh đao chủ chốt
6. Nhận thức và năng lực lồng ghép giới vào các
chương trình, kế hoạch của địa phương rất hạn

chế
- Nhận thức giới của cán bộ LĐ
- Sự tham gia của người dân vào quá trình LKH
- Không xem xét nhu cầu giới cụ thể
(VD chương trình hỗ trợ 135)


III. Kiến nghị
1. Một số kiến nghị chung cho chương trình CASI III và Tổ chức CARE
• Cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về tác động giới của
thiên tai và BĐKH, với dự đa dạng về địa bàn khảo sát, với
các loại hình thiên tai /BĐKH khác nhau
• Nâng cao năng lực về giới và BĐKH cho cán bộ của
Chương trình và Tổ chức và các đối tác
• Các hoạt động can thiệp về phòng chống thiên tai/ BĐKH,
quản lý tài nguyên thiên nhiêncần đảm bảo rằng nhu cầu
của phụ nữ đã được cân nhắc trong suốt quá trình thực hiện
chương trình, dự án, thông qua:
• Hỗ trợ các đối tác trong việc lồng ghép giới vào kế hoạch
phát triển, chương trình phòng chống lụt bão/BĐKH của địa
phương.
• Lồng ghép giới vào các khoá đào tạo về Đánh giá và Giảm
thiểu rủi ro, Thích ứng với BĐKH, Quản lý rừng…

Thúc đẩy sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới trong mọi
hoạt động và mọi cấp độ của Chương trình, dự án


III. Kiến nghị
2. Một số kiến nghị đối với Dự án Nâng cao năng lực quản lý

bền vững tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng
• Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các mô hình
điểm, nhóm làm mô hình và nhóm nông dân nòng cốt.
• Việc lựa chọn mô hình cần đưa ra những bằng chứng
về tính phù hợp và đáp ứng sự lựa chọn của phụ nữ và
nam giới, nhất là phụ nữ
• Quỹ phát triển cộng đồng cho các sáng kiến địa
phương và thực hành quản lý tài nguyên thiên nhiên
cần thúc đẩy các sáng kiến của các nhóm phụ nữ tại
cộng đồng,


III. Kiến nghị
2. Một số kiến nghị đối với Dự án Nâng cao năng lực quản lý
bền vững tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng
- Tài liệu hóa là cơ hội tốt để chiến lược giới và tạo
quyền cho phụ nữ của tổ chức CARE được hiện thực
hóa thông qua những thực hành tốt ở đia phương trong
những nỗ lực thích ứng với BĐKH.
- Nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa giới và BĐKH,
cũng như năng lực về lồng ghép giới của cán bộ lãnh
đạo các cấp vào quá xây dựng kế hoạch phát triển và
thực hiện chính sách, thông qua tập huấn, hội thảo, đối
thoại về chính sách (giới và quản lý bền vững tài
nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng )
(VD về sổ đỏ),




×