Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Bài Giảng Quyền Của Người Dân Các Tộc Người Thiểu Số Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.41 KB, 21 trang )

QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN
CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ
VIỆT NAM
Mai Thanh Sơn


Những nhận định được đưa ra trong bài
trình bày chỉ phản ánh quan điểm cá
nhân, không đại diện cho các tổ chức mà
tác giả là thành viên


1. Quyền của người dân các
DTTS: Nhìn từ một vài mô hình
và kinh nghiệm quốc tế


Mô hình Trung Quốc: Tự trị dưới quyền
lãnh đạo của người Hán;
Các sắc tộc thiểu số ở Thái Lan: Mọi
công dân đều phải biết tiếng Thái;
Chính sách đối với cư dân bản địa của
Nhật Bản: Đồng hóa xong thì trao
quyền;
Người Indian ở Hoa Kỳ: Tự quyết trong
khuôn khổ Hiến pháp liên bang và bang.


Một vài nhận xét
Quyền của tộc người thiểu số luôn là chủ đề nóng;
“Tư tưởng dân tộc lớn/chủng tộc thượng đẳng có sứ


mệnh lãnh đạo” vẫn có ảnh hưởng lớn;
Quan điểm, cách thức và mô hình trao quyền cho
người dân TNTSở mỗi quốc gia có những đặc điểm
khác nhau;
Vấn đề mấu chốt trong việc trao quyền cho các tộc
người thiểu số ở tất cả các quốc gia đều liên quan
đến yếu tố “đất đai” và phương thức tự quản.


2. Quyền của người dân các tộc
người thiểu số ở Việt Nam


2.1. Chính sách đối với các tộc người
thiểu số của các vương triều phong kiến
Chính sách “nhu viễn” (mềm dẻo từ xa);
Chính sách “tiền binh hậu lễ” (sử dụng sức
mạnh trước, khoan dung lôi kéo sau);
Chính sách “Hán Di hữu hạn” (tôn trọng bản
sắc văn hóa của các tộc người thiểu số) của
vua Gia Long;
Chính sách “nhất thị đồng nhơn” (đồng hóa
văn hóa) của vua Minh Mạng.


2.2. Quan điểm hiện nay của VN về
nhân quyền trong bối cảnh toàn cầu
Phủ nhận việc vấn đề nhân
quyền bị lợi dụng và chính trị hoá;
Chống áp đặt và can thiệp của

phương Tây vào vấn đề nội bộ
quốc gia.


2.3. Quan điểm của Việt Nam về quyền của
người dân ở các dân tộc thiểu số
Tại Việt Nam không có người bản địa;
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, người
dân các TNTS đều có quyền ngang với người Kinh;
Các tộc người thiểu số không phải là pháp nhân,
không phải là một thực thể đối thoại với nhà nước và
không có thủ lĩnh;
Các TNTS có quyền giữ gìn bản sắc văn hóa riêng
nhưng quyền của họ không được phép vượt ra ngoài
khuôn khổ quốc gia, không được xâm phạm tính
thống nhất/toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.


2.4. Khung pháp lý của Nhà nước
về quyền của người dân các TNTS
Các TNTS là đồng chủ thể quốc gia;
Người dân các TNTS được hưởng
đầy đủ các quyền con người về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa
và xã hội.


2.5. Tình hình thực hiện quyền
cơ bản của người dân các TNTS
Trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trước

pháp luật của công dân;
Trong việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm
về tính mạng;
Trong việc bảo đảm quyền dân sự, chính trị
(ngôn luận, lập hội, tín ngưỡng…);
Trong việc đảm bảo các quyền cơ bản về
kinh tế, xã hội và văn hoá (quyền làm việc;
quyền được tiếp cận với giáo dục; quyền
được chăm sóc y tế; quyền được bảo hộ các
giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể…)


3. Một số vấn đề trong việc đảm
bảo quyền của người dân các TNTS


3.1. Sự lạc hậu và nhầm lẫn
trong khái niệm tộc người
Khái niệm tộc người được ghi nhận
trong các từ điển tiếng Việt hiện nay đã
lạc hậu, không phản ánh đúng diễn
biến thực tiễn;
Các tiêu chí luôn có ý nghĩa và sức sống
mãnh liệt chính là ý thức tự giác tộc
người thể hiện qua tên tự gọi cũng như
ý niệm về một tổ tiên chung.


3.2. Sự ngộ nhận của các
nhà khoa học

Việt Nam hiện có hơn 170 nhóm tộc
người có tên tự gọi/tên gọi khác nhau.
Các nhà khoa học cho rằng có thể gộp
các nhóm tộc người vào với nhau trong
một nhóm có tên gọi là “thành phần tộc
người”;
Thông qua đó, các nhà khoa học đã đề
xuất để Chính phủ phủ nhận tên tự gọi
của hơn 100 nhóm tộc người. Điều này
trái với tinh thần của Hiến pháp.


3.3. Chưa đảm bảo cơ sở cho việc thực
hiện quyền giữ gìn bản sắc văn hóa
Phủ nhận quyền sở hữu truyền thống về
tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng
thôn làng;
Giải thể các thiết chế xã hội truyền
thống, phủ nhận luật tục và các thông
lệ xã hội;
Giải thiêng các hiện tượng tâm linh và
phá vỡ các ngưỡng hành vi truyền
thống của cộng đồng.


Thay lời kết luận:

Một số suy nghĩ về tính đồng
bộ của khung pháp lý



Theo văn bản Hiến pháp, “dân tộc” - với tư
cách là một cộng đồng người - là một bộ
phận hợp thành của quốc gia, là “chủ sở hữu”
của nhiều “tài sản”. Tuy nhiên, trong các bộ
luật cụ thể, “dân tộc/tộc người” - với tư cách
là một cộng đồng người/chủ thể văn hóa chứ
không phải các cá nhân/công dân đơn lẻ - lại
không được coi là một đối tượng điều chỉnh.
Vì vậy, việc bảo vệ các quyền của dân tộc/tộc
người theo quy định của Hiến pháp gặp rất
nhiều khó khăn.


Các tộc người luôn “giữ gìn bản sắc dân tộc
và phát huy những phong tục, tập quán,
truyền thống và văn hoá” thông qua các đơn
vị xã hội cơ sở/môi trường văn hóa tự sinh/tự
tồn là thôn làng. Nhưng các chính sách quản
lý nhà nước đã khiến cho các đơn vị xã hội cơ
sở đó bị phá vỡ hoặc biến dạng: Các dân tộc
chỉ có quyền giữ phần ngọn, còn phần gốc
chưa hề được bảo vệ bởi các công cụ pháp lý.


Thôn làng không còn là một đơn vị
tự quản thuần khiết, cũng không
phải là một cấp nhà nước/không
phải là pháp nhân và do vậy, việc
quản lý hay huy động sự tham gia

gặp nhiều khó khăn.


Thiếu sự bảo hộ đối với các tri
thức bản địa của cộng đồng;
Tính chất chung chung trong
một số khái niệm được ghi
trong các văn bản luật;


Xin cảm ơn
sự chú ý lắng nghe



×