Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến sự hình thành cây giống Trám Đen (Canarium nigrum Engler) ghép tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 82 trang )

Header Page 1 of 133.

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

LỘC THỊ TRINH

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ NỘI TẠI
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CÂY GIỐNG TRÁM ĐEN (Canarium
nigrum Engler) GHÉP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI
NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: QLTNR
: Lâm Nghiệp
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015

Footer Page 1 of 133.




Header Page 2 of 133.

ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

LỘC THỊ TRINH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ NỘI TẠI ĐẾN
SỰ HÌNH THÀNH CÂY GIỐNG TRÁM ĐEN (Canarium nigrum Engler)
GHÉP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: QLTNR
: Lâm Nghiệp
: K43 - QLTNR- N01
: 2011 - 2015

: PGS.TS. Lê Sỹ Trung

Thái Nguyên, năm 2015
Footer Page 2 of 133.


Header Page 3 of 133.

i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa
lý thuyết và thực tiễn công việc, năng lực công tác thực tế của mỗi sinh viên
sau khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã thực tập tốt nghiệp tại vườn ươm
trường Đại học Nông Lâm để hoàn thiện và nâng cao kiến thức của bản thân.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới Ban chủ nhiệm Khoa, cùng các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp
- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến
thức, cũng như tạo mọi điều kiện học tập và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập tại Trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
PGS.TS Lê Sỹ Trung người đã định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện tốt nhất để em hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú, anh, chị cán bộ của
Viện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp Miền núi Phía bắc đã hết lòng tận
tình, chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những
người than đã động viên và khuyến khích em trong suốt quá trình học tập để
em có thể hoàn thành tốt 4 năm học vừa qua của mình.

Do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận của
em còn những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ
sung của các thầy, cô giáo để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 5 năm 2015
SINH VIÊN
Lộc Thị Trinh

Footer Page 3 of 133.


Header Page 4 of 133.

ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
một số yếu tố nội tại đến sự hình thành cây giốngTrám Đen (Canarium
nigrum Engler) ghép tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên” là công
trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Lê Sỹ Trung trong thời gian từ tháng 6/2014 đến
30/12/2014. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được
nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình
bày trong khóa luận là quá trình điều tra thực địa hoàn toàn trug thực, nếu có
sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của
khoa và nhà tường đề ra.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!


Người viết cam đoan

PGS.TS Lê Sĩ Trung

Lộc Thị Trinh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm.
(Ký, họ và tên)

PGS.TS Trần Quốc Hưng

Footer Page 4 of 133.


Header Page 5 of 133.

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Mẫu bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm cho các công thức vị trí ghép cho
cây Trám đen ghép với 3 lần nhắc lại ............................................. 23
Mẫu bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm cho các công thức tuổi cành ghép
cho cây Trám đen ghép với 3 lần nhắc lại ....................................... 24
Mẫu bảng 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm cho các công thức đường kính gốc
ghép và cành ghép cho cây Trám đen ghép với 3 lần nhắc lại ......... 24
Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến tỷ lệ cây

sống trung bình của cây ghép (%) ................................................... 36
Bảng 4.2: Sắp xếp các chỉ số quan sát về tỷ lệ cây sống trong phân tích
phương sai một nhân tố .................................................................. 38
Bảng 4.3: Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ cây sống của cây
Trám đen ghép ............................................................................... 38
Bảng 4.4: Bảng sai dị từng cặp

xi - xj

cho tỷ lệ cây sống của cây Trám

đen ghép giai đoạn vườn ươm ........................................................ 39
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng về chiều dài chồi ghép của cây Trám đen
ghép ở các công thức thí nghiệm giai đoạn vườn ươm .................... 40
Bảng 4.6: Sắp xếp các chỉ số quan sát về sinh trưởng chiều dài chồi trong
phân tích phương sai một nhân tố ................................................... 41
Bảng 4.7: Phân tích phương sai một nhân tố đối với sinh trưởng chiều dài
chồi của cây Trám đen ghép ........................................................... 41
Bảng 4.8: Bảng sai dị từng cặp

xi - xj

cho sinh trưởng chiều dài chồi

của cây Trám đen ghép giai đoạn vườn ươm .................................. 42
Bảng 4.9: Kết quả nghiên cứu về số lá trung bình mới ra trên chồi ghép của cây
Trám đen ghép ở các công thức thí nghiệm giai đoạn vườn ươm ............... 43

Footer Page 5 of 133.



Header Page 6 of 133.

iv

Bảng 4.10: Kết quả tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu và cây đủ tiêu chuẩn xuất
vườn của cây Trám đen ghép .......................................................... 43
Bảng 4.11: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cành ghép đến tỷ lệ
sống trung bình(%)......................................................................... 46
Bảng 4.12: Sắp xếp các chỉ số quan sát về tỷ lệ cây sống trong phân tích
phương sai một nhân tố .................................................................. 47
Bảng 4.13: Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ cây sống của
cây Trám đen ghép ......................................................................... 48
Bảng 4.14: Bảng sai dị từng cặp

xi - xj

cho tỷ lệ sống của cây Trám

đen ghép giai đoạn vườn ươm ........................................................ 48
Bảng 4.15: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cành ghép đến sinh
trưởng chiều dài chồi ghép của cây Trám đen ghép ở các công thức
thí nghiệm ...................................................................................... 49
Bảng 4.16: Sắp xếp các chỉ số quan sát về sinh trưởng chiều dài chồi
trong phân tích phương sai một nhân tố .......................................... 50
Bảng 4.17: Phân tích phương sai một nhân tố đối với sinh trưởng chiều
dài chồi của cây Trám đen ghép ..................................................... 51
Bảng 4.18: Bảng sai dị từng cặp

xi - xj


cho sinh trưởng chiều dài chồi

của cây Trám đen ghép giai đoạn vườn ươm .................................. 51
Bảng 4.19: Kết quả nghiên cứu về số lá trung bình mới ra trên chồi ghép của cây
Trám đen ghép ở các công thức thí nghiệm giai đoạn vườn ươm ............... 52
Bảng 4.20: Kết quả tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu và cây đủ tiêu chuẩn xuất
vườn của cây Trám đen ghép .......................................................... 53
Bảng 4.21. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng đường kính gốc ghép và cành
ghép đến tỷ lệ cây sống (%) ........................................................... 56

Footer Page 6 of 133.


Header Page 7 of 133.

v

Bảng 4.22: Sắp xếp các chỉ số quan sát về tỷ lệ cây sống trong phân tích
phương sai một nhân tố .................................................................. 57
Bảng 4.23: Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ cây sống của
cây Trám đen ghép ......................................................................... 57
Bảng 4.24: Bảng sai dị từng cặp

xi - xj

cho tỷ lệ cây sống của cây

Trám đen ghép giai đoạn vườn ươm ............................................... 58
Bảng 4.25: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép và cành ghép

đến sinh trưởng chiều dài chồi trung bình của cây ghép (mm) ................... 59
Bảng 4.26: Sắp xếp các chỉ số quan sát về sinh trưởng chiều dài chồi
trong phân tích phương sai một nhân tố .......................................... 60
Bảng 4.27: Phân tích phương sai một nhân tố đối với sinh trưởng chiều
dài chồi của cây Trám đen ghép ..................................................... 60
Bảng 4.28: Bảng sai dị từng cặp

xi - xj

cho sinh trưởng chiều dài chồi

của cây Trám đen ghép giai đoạn vườn ươm .................................. 61
Bảng 4.29: Kết quả nghiên cứu về số lá trung bình mới ra trên chồi ghép của cây
Trám đen ghép ở các công thức thí nghiệm giai đoạn vườn ươm ............... 62
Bảng 4.30: Kết quả tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu và cây đủ tiêu chuẩn xuất
vườn của cây Trám đen ghép .......................................................... 62

Footer Page 7 of 133.


Header Page 8 of 133.

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ sống của cây Trám đen ghép ở các công thức
thí nghiệm về vị trí ghép ......................................................................... 37
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu của cây Trám đen

ghép ở các công thức thí nghiệm ............................................................ 44
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây Trám
đen ghép ở các công thức thí nghiệm ..................................................... 45
Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ sống của cây Trám đen ghép ở các công thức
thí nghiệm về tuổi cành ghép .................................................................. 46
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu của cây Trám ghép ở
các công thức thí nghiệm ........................................................................ 54
Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây Ghép ở
các công thức thí nghiệm ........................................................................ 54
Hình 4.7: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ sống của cây Trám đen ghép ở các công thức
thí nghiệm về đường kính gốc ghép và cành ghép ................................. 56
Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu của cây Trám ghép ở
các công thức thí nghiệm ........................................................................ 63
Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây Trám
đen ghép ở các công thức thí nghiệm ..................................................... 63

Footer Page 8 of 133.


Header Page 9 of 133.

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Footer Page 9 of 133.

CT

: Công thức


CTTN

: Công thức thí nghiệm

SL

: Số lượng

TB

: Trung bình


Header Page 10 of 133.

viii

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1
1.2. Mục đích - mục tiêu của đề tài .......................................................... 3
1.2.1. Mục đích........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
2.1. Cơ sở nghiên cứu .............................................................................. 4

2.1.1. Cơ sở khoa học tuyển chọn cây trội ................................................ 4
2.1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép .......................................... 6
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................. 11
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................... 13
2.4. Một số thông tin về loài cây Trám Đen [2] ...................................... 16
2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ....................................................... 20
PHẦN 3: TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 22
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 22
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................... 23
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 24
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 25
3.5. Các bước tiến hành ......................................................................... 25

Footer Page 10 of 133.


Header Page 11 of 133.

ix

3.5.1. Công tác ngoại nghiệp ................................................................. 25
3.5.2. Công tác nội nghiệp ..................................................................... 30
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................... 36
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến sự hình thành của
cây Trám đen ghép ......................................................................... 36
4.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến tỷ lệ cây sống . 36
4.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến sinh trưởng chiều

dài chồi ghép .................................................................................. 39
4.1.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến số lá mới trên
chồi ghép ....................................................................................... 42
4.1.4. Dự tính tỉ lệ xuất vườn của cây Trám đen ghép ở các công thức thí
nghiệm về vị trí ghép ..................................................................... 43
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cành ghép đến sự hình thành
của Trám đen ghép ......................................................................... 45
4.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cành ghép đến tỷ lệ sống
của cây Trám đen ghép ................................................................... 46
4.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cành ghép đến sinh trưởng
chiều dài chồi của cây Trám đen ghép ............................................ 49
4.2.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cành ghép đến số lá mới
trên chồi ghép ................................................................................ 52
4.2.4. Dự tính tỉ lệ xuất vườn của cây Trám đen ghép ở các công thức thí
nghiệm ........................................................................................... 53
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép và cành
ghép đến sự hình thành của cây Trám Đen ghép ............................. 55
4.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép và cành
ghép đến tỷ lệ cây sống của cây ...................................................... 55

Footer Page 11 of 133.


Header Page 12 of 133.

x

4.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép và cành
ghép đến sinh trưởng chiều dài chồi của cây Trám đen ghép ........... 59
4.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép và cành

ghép đến số lá mới trên chồi ghép .................................................. 62
4.3.4. Dự tính tỉ lệ xuất vườn của cây Trám đen ghép ở các công thức thí
nghiệm ........................................................................................... 62
PHẦN 5........................................................................................................... 65
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 65
5.1. Kết luận .......................................................................................... 65
5.2. Kiến nghị ........................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67

Footer Page 12 of 133.


Header Page 13 of 133.

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao năng suất của rừng trồng là một trong những mục tiêu cần đạt
được trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay. Để nâng cao năng suất rừng trồng một
trong những khâu mang tính quyết định đó là sử dụng giống tốt để trồng rừng.
Nhờ có giống được cải thiện và áp dụng các biện pháp kỹ thuật như
thâm canh mà năng suất các loài cây trồng nông nghiệp trong những năm qua
đã tăng rất nhiều. Trong Lâm nghiệp, cây rừng có đời sống ngày dài ngày,
khó áp dụng các biện phát kỹ thuật thâm canh khác nên công tác giống lại
càng quan trọng. Dù trồng rừng kinh tế hay trồng rừng phòng hộ đều phải có
giống tốt theo mục tiêu đặt ra.
Trong các năm gần đây, các trung tâm nghiên cứu giống cây rừng trong
cả nước tiến hành nghiên cứu về chọn giống, khảo nghiệm và nhân giống cho

nhiều loại cây rừng đã đạt dược một số kết quả bước đầu, mở ra một triển
vọng lớn cho trồng rừng nguyên liệu ở nước ta.
Nhân giống là khâu cuối cùng trong công tác cải thiện giống. Để giữ
được đặc tính tốt của cây giống người ta thường dung phương pháp nhân
giống sinh dưỡng. Trong phương phát nhân giống sinh dưỡng, phương pháp
ghép kết hợp được sức sống trẻ của gốc ghép với đặc tính di truyền tốt của
cành ghép, tạo được cây ghép vừa sống lâu, vừa mau ra quả và giữ được đặc
tính di truyền tốt cần chọn lọc, đồng thời cây có chiều cao thấp hơn, vì vậy
phương pháp này đã và đang được áp dụng rộng rãi trong việc tạo cây giống
trồng với mục đích lấy quả.
Trám đen (Canarium nigrum Engler) là cây gỗ bản địa có chiều cao từ 2030 m, đường kính ngang ngực có thể đạt 50 - 70 cm, thân tròn thẳng, tán lá rộng
và xanh quanh năm, có tác dụng chống xói mòn bảo vệ đất, cải thiện khí hậu tốt.

Footer Page 13 of 133.


Header Page 14 of 133.

2

Ngoài ra cây Trám đen còn cung cấp một số sản phẩm phụ có giá trị và
rất gần gũi với nhân dân. Quả trám đen đã được dùng làm thực phẩm rất lâu
đời ở Việt Nam. Quả trám “ỏm” là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của
các gia đình ở miền Bắc trước kia. Từ quả trám có thể chế biến thành nhiều
món ăn ngon như: trám kho cá, trám nhồi thịt... Quả trám còn được dùng để
làm ô mai mặn, ngọt được nhiều người ưa thích. Nhân hạt trám chứa nhiều
dầu béo, có vị bùi, có thể ăn sống, ép dầu hoặc làm nhân bánh.
Quả trám còn được dùng làm thuốc vì có tác dụng giải khát, sinh tân
dịch, thanh lọc, giải độc rượu. Lá có vị hơi đắng, hơi chát, tính mát, có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống. Vì vậy quả trám dùng giải

độc rượu, cá nóc hoặc chữa hóc xương cá... Rễ cây trám dùng chữa phong
thấp, đau lưng, gối tê liệt cử động. Lá trị cảm mạo, viêm đường hô hấp trên,
viêm phổi, phù thũng, ghẻ lở.
Ở Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) dùng rễ trám trị đau dạ dày, bỏng lửa; lá
dùng trị xuất huyết tử cung, ban độc; quả trị nội thương xuất huyết, ho; vỏ rễ
dùng trị nội thương thổ huyết.
Nhựa trám đen có thể dùng thắp sáng hoặc dùng trong công nghệ véc ni
sơn. Nhưng nhựa trám đen thường ít và chóng khô đặc hơn trám trắng, nên ít
khi khai thác nhựa từ cây trám đen.
Trám đen là cây đa mục đích có thể làm nhà cửa, nguyên liệu gỗ dán, đóng
đồ thông thường. Gỗ trám đen nhẹ, mềm, màu xám trắng, giác lõi không phân
biệt, có thể dùng làm nhà, đóng đồ, làm gỗ dán lạng, bút chì, diêm, bột giấy.
Cây Trám đen trồng từ hạt lâu cho quả, mặt khác không phải cây nào
cũng cho quả. Cây có nhiều hoa cái thì cho quả nhiều, còn những cây có hoa
đực, hoa lưỡng tính không cho quả hoặc sản lượng quả rất thấp. Với mục đích
trồng Trám đen lấy quả, nếu trồng cây từ hạt, để chọn được cây cho quả sai,
chất lượng quả như mong muốn cần phải mất khoảng 8-10 năm mới tuyển

Footer Page 14 of 133.


Header Page 15 of 133.

3

chọn được. Để khắc phục đặc điểm trên, hiện nay trồng Trám Đen với mục
đích chính là lấy quả, nên sử dụng cây ghép để trồng vừa nhanh ra quả đồng
thời cây trồng đều cho quả đáp ứng được mục đích kinh doanh. Tuy nhiên khi
nhân giống Trám Đen bằng phương pháp ghép, để cây ghép đạt được tỷ lệ
sống cao và sinh trường tốt thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương

pháp ghép, kỹ thuật ghép, tuổi cành ghép, cây mẹ lấy cành, công tác chăm sóc
sau khi ghép,…Vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một
số yếu tố nội tại đến sự hình thành cây giốngTrám Đen (Canarium
nigrum Engler) ghép tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích - mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Góp phần tạo giống Trám đen ghép phục vụ cho mục đích trồng lấy quả.
1.2.2. Mục tiêu
Xác định được độ cao vị trí ghép, tuổi cành ghép, đường kính gốc và
cành ghép phù hợp trong nhân giống cây Trám đen bằng phương pháp ghép.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Là tài liệu trong học tập cho những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở
trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ lựa chọn được kỹ thuật ghép, các chỉ
tiêu ghép phù hợp để cây Trám đen ghép sinh trưởng, phát triển tốt.
Bổ sung tư liệu cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo
sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sự thành công của đề tài này có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn sản xuất.
Góp phần hoàn chỉnh quy trình sản xuất cây trám đen ghép ở vườn ươm và
cung cấp cây giống Trám đen ghép trồng lấy quả.

Footer Page 15 of 133.


Header Page 16 of 133.

4


PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học tuyển chọn cây trội
* Biến dị cá thể
Trong lâm nghiệp, việc lựa chọn các tính trạng của cây làm mục tiêu
của cải thiện giống cũng như việc lựa chọn các phương pháp chọn lọc thích
hợp với tính trạng cần cải thiện sẽ được tiến hành một cách có hiệu quả khi đã
hiểu được bản chất di truyền của tính trạng đó.
Biến dị cá thể là sự phân hóa về mặt di truyền giữa các cá thể trong cùng
một quần thể và được thể hiện ra kiểu hình. Biến dị cá thể có thể do điều kiện
sống gây nên thì biến dị này không có ý nghĩa về mặt di truyền. vì vậy, người ta
chú ý đến biến dị cá thể sống trong cùng điều kiện hoàn cảnh mà nó được tạo bởi
nhân tố di truyền và đây chính là cở sở cho việc chọn cây trội [8]
Trong các loại biến dị đó, người ta thường chú ý trước tiên đến các biến dị
có liên quan đến năng suất cây trồng như tốc độ sinh trưởng, dạng tán, thân cây,
khả năng tỉa thưa tự nhiên. Những biến dị cá thể, nhất là những biến dị có liên
quan đến sản lượng cây trồng là khó phát hiện, những biến dị này gây nên bởi
những tính trạng số lượng do có sự tác động gen. Vì vậy, phải có lượng quan sát
đủ lớn, nên tìm ra những biến dị tốt thì sẽ có ý nghĩa lớn và đỡ tốn kém hơn con
đường tạo ra biến dị.
* Cơ sở di truyền của các tính trạng chủ yếu chọn cây trội
Các yếu tố gây nên biến dị giữa các cá thể có thể tách làm 2 nguồn:
nhân tố di truyền (G) và điều kiện hoàn cảnh (E).
P=G+E
Các nhân tố này có thể tự biến đổi gây nên sự khác biệt giữa các cá thể.
Trong đó, khác nhau về môi trường có thể là tầng đất, độ ẩm và độ phì của

Footer Page 16 of 133.



Header Page 17 of 133.

5

lớp đất mặt giữa các vị trí trong khu rừng. Sự khác nhau về nhân tố di truyền
giữa các cá thể chủ yếu là do biến dị tổ hợp nhờ việc thu nhận các nhiễm sắc
thể từ bố mẹ của chúng qua sinh sản hữu tính.
Cây trội là vốn quý trong cải thiện giống cây rừng, những cây có phẩm
chất tốt hơn được tuyển chọn với độ vượt lớn sẽ là đối tượng cung cấp nguồn
hạt giống có phẩm chất di truyền được cải thiện ở mức độ thấp cho sản xuất
trên quy mô lớn. Theo kết quả nghiên cứu một số nước thì sử dụng hạt giống
được lấy trực tiếp từ cây trội cũng có thể góp phần làm tăng sản lượng của đời
sau lên 10 - 20% so với giống đại trà [8].
Cây trội được chọn lọc mới được đánh giá qua kiểu hình, mà kiểu hình
thể hiện sự tác động của kiểu gen với tuổi cây và điều kiện hoàn cảnh. Trong
trường hợp rừng trồng đồng tuổi thì một cây được chọn là cây trội có thể là do
tác động của kiểu gen là chính, trong trường hợp này cây trội dễ dàng di
truyền các đặc tính tốt cho đời sau, còn cây trội do điều kiện hoàn cảnh chi
phối tạo nên thì các cây này khó có thể di truyền các đặc tính tốt cho đời sau.
Sau khi chọn cây trội thì công việc tiếp theo của một chương trình cải
thiện giống là phải đánh giá các tính trạng tốt của nó cho đời sau bằng khảo
nghiệm hậu thế (cấy mô, cấy hom), được gọi là khảo nghiệm dòng vô tính,
thông qua khảo nghiệm hậu thế để xác định những cây trội có khả năng di
truyền các đặc tính tốt cho đời sau (cây ưu việt). Còn những cây nào không
có khả năng di truyền các đặc tính tốt cho đời sau thì cần phải loại bỏ ngay
khỏi chương trình cải thiện giống.
Sau khi tiến hành khảo nghiệm và đánh giá là những cây trội có khả
năng di truyền các đặc tính tốt cho đời sau, thì những cây đó sẽ là đối tượng
cung cấp nguồn vật liệu dinh dưỡng cho các vườn giống hay cho các công

nghệ mô hom, để tạo ra hàng loạt các bản sao giống nhau trên quy mô công
nghiệp phục vụ cho trồng rừng dòng vô tính cao sản.

Footer Page 17 of 133.


Header Page 18 of 133.

6

2.1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép
Ghép là phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng sự kết
hợp giữa một bộ phận của cây này với bộ phận của cây khác để tạo thành một
tổ hợp ghép cùng sinh trưởng và phát triển như một thể thống nhất.
Ghép cây là phương pháp nhân giống, theo đó, người ta lấy từ 1 hoặc
nhiều cây mẹ, giống tốt, đang sinh trưởng, những phần đoạn cành, khúc rễ,
mầm ngủ... rồi nhanh chóng và khéo léo lắp đặt vào vị trí thích hợp trên cây
khác, gọi là cây gốc ghép, sau đó chăm sóc để phần ghép và gốc ghép liền lại
với nhau, tạo ra một cây mới; trong đó cây gốc ghép thông qua bộ rễ, có chức
năng lấy dinh dưỡng trong đất để nuôi toàn bộ cây mới, còn phần ghép có
chức năng sinh trưởng và tạo sản phẩm. Người ta thường biểu thị cây ghép
bằng 2 cách cây gốc ghép + phần ghép hoặc phần ghép/cây gốc ghép.
Khi bị tổn thương, cây có thể tự làm lành vết thương và ghép cây là tận
dụng khả năng đó của cây. Khi ghép, đòi hỏi tầng sinh gỗ (mô phân sinh) trên
mặt cắt của phần ghép tiếp hợp chặt chẽ với tầng sinh gỗ trên mặt cắt của cây
gốc ghép và như vậy vết ghép mới mau liền lại để tạo thành 1 cây mới, tức là
thao tác ghép phải chuẩn và đúng kỹ thuật.
Khi cắt ngang cành cây, ta thấy ngoài cùng là biểu bì rồi đến vỏ cành,
tầng sinh gỗ (mô phân sinh), trong cùng là lõi gỗ. Tầng sinh gỗ liên tục phân
chia cả 2 phía: phía ngoài tạo ra lớp vỏ và phía trong tạo ra lõi gỗ. Do vậy, khi

ghép, nếu 2 mặt tầng sinh gỗ của phần ghép và gốc ghép tiếp hợp với nhau
chặt chẽ thì vết ghép mau liền và phần ghép sẽ sống. Khi ghép yêu cầu mặt
cắt của phần ghép và của gốc ghép nhất thiết phải thật nhẵn (tức là khi cắt
phải dùng dao ghép rất sắc) và phải được áp chặt với nhau để cơ quan phục
hồi vết thương của cả 2 bên có thể nhanh chóng liền lại với nhau. Do vậy, khi
ghép phải dùng dây quấn chặt phần ghép vào gốc ghép. Thực chất, quá trình
lành vết ghép diễn biến như sau:

Footer Page 18 of 133.


Header Page 19 of 133.

7

Khi ghép ở 2 mặt của vết cắt hình thành 1 lớp màng mỏng, sau đó tầng
sinh gỗ tăng trưởng rất nhanh, lấp đầy chỗ trống giữa 2 mặt vết cắt (của phần
ghép và gốc ghép). Từ đó màng mỏng bị huỷ hoại, các tổ chức mô tế bào của
phần ghép và gốc ghép dần hoà hợp, gắn bó với nhau, hệ thống vận chuyển
dinh dưỡng liên kết với nhau do tầng sinh gỗ tạo ra vỏ phía ngoài và gỗ phía
trong và nối các mạch ống dẫn của lõi gỗ với ống lọc thấm của lớp vỏ lại với
nhau và hệ thống mạch dẫn thực sự được liên kết, thông suốt. Lúc này, chồi
ghép được cung cấp dinh dưỡng, nước và bắt đầu sinh trưởng.
Ở hầu hết các loài cây, kể cả Trám mặt cắt ngang của thân (cành) cây
bao gồm các bộ phận cơ bản sau: phần gỗ, libe, và tượng tầng.
- Phần gỗ: các tế bào gỗ non tạo thành các ống mạch, các ống mạch này
làm nhiệm vụ dẫn nước và dinh dưỡng khoáng từ rễ cây lên nuôi các bộ phận
bên trên cây.
- Libe: dẫn các sản phẩm đồng hóa trên tán cây (sản phẩm quang hợp)
xuống nuôi các bộ phận bên dưới.

- Tượng tầng: là mô phân sinh bên có thể sinh ra tế bào mới. Trong
ghép quan trọng nhất là sự tiếp xúc giữa tượng tầng của cành ghép và tượng
tầng của gốc ghép, nhờ sự tiếp xúc này cùng với quá trình phân chia liên tục
của tượng tầng mà cành ghép và gốc ghép có thể nối liền lại với nhau, trao đổi
chất của cây diễn ra làm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Vì vậy,
yêu cầu khi thao tác ghép là tượng tầng của cành ghép và gốc ghép phải trùng
khít nhau. Tượng tầng chủ yếu là phân sinh ngang, sinh ra gỗ mới, mạch gỗ
mới vào phía trong sinh ra libe mới, vỏ mới ra phía ngoài. Tượng tầng sinh
trưởng mạnh trong mùa sinh trưởng của cây.
Để ghép thành công thì cần phải có sự đối ứng giữa cành ghép và gốc
ghép: gỗ liền gỗ, libe liền libe, tượng tầng liền tượng tầng, sự đối ứng này
càng nhiều càng tốt.

Footer Page 19 of 133.


Header Page 20 of 133.

8

* Cơ sở di truyền học
Khả năng nhân giống sinh dưỡng của các loài cây là rất khác nhau. Các
loài cây khác nhau cũng thích hợp với từng phương pháp nhân giống sinh
dưỡng. Những đặc điểm này là do nhân tố di truyền của chúng quyết định.
* Cơ sở tế bào học
Vật liệu để nhân giống sinh dưỡng là một bộ phận sinh dưỡng của sinh
vật chúng được đặt trong môi trường thích hợp để các tế bào sống sinh trưởng
bằng cách phân bào nguyên nhiễm liên tiếp, phân hóa hình thành các cơ quan
như rễ, chồi lá…. Tạo thành một cây hoàn chỉnh. Trong quá trình đó tuy hình
thái, chức năng của các cơ quan được hình thành có khác nhau, song nhân tố

di truyền là bộ nhiễm sắc thể của chúng không thể thay đổi.
* Cơ sở sinh lý, sinh hóa
Cây lấy vật liệu nhân giống ở tình trạng sinh lý tốt là một tiền đề cho
nhân giống sinh dưỡng thành công. Lượng nước trong cây đầy đủ thể hiện
tính trạng sinh lý tốt. Buổi sáng sớm là cây có hàm lượng nước đầy đủ nhất
trong ngày. Chất dinh dưỡng trong cây lấy vật liệu nhân giống có ảnh hưởng
mạnh và lâu dài đến sự hình thành và phát triển của cây sinh dưỡng.
Hàm lượng Hydratcacbon và Nitơ là hai loại chất quan trọng nhất, ảnh
hưởng rõ rệt đến hình thành cây con. Thông thường nếu vật liệu nhân giống có
hàm lượng Hydratcacbon cao, Nitơ thấp thì khả năng ra rễ cao và ngược lại thì khả
năng ra chồi mạnh.
Quá trình phát triển cá thể của cây được chia thành 3 giai đoạn chính:
non trẻ, chuyển tiếp và thành thục. Sinh vật thuộc các loài khác nhau, thậm
chí các cá thể của một loài cũng khác nhau trong quá trình chuyển giai đoạn
từ non trẻ sang thành thục. Giai đoạn non trẻ, thành thục dài hay ngắn, mạnh
hay yếu đều do nhân tố di truyền kiểm soát.

Footer Page 20 of 133.


Header Page 21 of 133.

9

* Khả năng hòa nhập trong quá trình ghép
Khả năng hoà nhập: Giữa các cây có sự khác biệt về cấu trúc mô, tế
bào, về sinh lý, về tính di truyền v.v... Nếu ghép những cây mà sự khác biệt
đó không lớn thì khả năng hoà nhập của chúng cao và cây ghép dễ sống, sau
đó sinh trưởng phát triển thuận lợi, ngược lại sự khác biệt nói trên càng lớn thì
khả năng hoà nhập càng thấp, việc ghép sẽ khó thành công. Một số cây, khi

ghép thì sống, nhưng sau sinh trưởng không bình thường, thậm chí sinh
trưởng tốt nhưng lại không đem lại giá trị kinh tế.
Quy luật chung là nguồn gốc thực vật càng gần thì khả năng hoà nhập
càng mạnh. Có một số cây khó ghép mà phải tiến hành ghép ngay trên cùng
loài như: nhãn lồng, vải, trám. Việc ghép các cây khác họ thực vật, từ trước
đến nay chưa thành công.
Những biểu hiện không hoà nhập: Đó là các biểu hiện như vết ghép
không lành, hoặc lành nhưng mầm ghép không sinh trưởng hoặc sinh trưởng
như nơi tiếp giáp chỗ ghép yếu, gặp gió dễ gẫy hoặc biểu hiện ở nơi tiếp giáp
như phần ghép phình to hơn gốc ghép hoặc ngược lại phần gốc ghép phình to
hơn phần ghép ở trên. Cũng có khi sự không hoà nhập biểu hiện ở sự biến
màu của lá, lá rụng non, sinh trưởng chậm; có trường hợp lá quá rậm rạp, nụ
hoa ra sớm, nhiều cây phát triển thành dị dạng. Biểu hiện không hoà nhập có
khi xuất hiện rất chậm tới 10 năm sau khi ghép v.v...
Những nguyên nhân có thể gồm: sự khác biệt về cấu trúc giải phẫu giữa
gốc ghép và phần ghép, làm cho hệ thống mạch dẫn không thống nhất với
nhau, dẫn đến tình trạng nước và các chất dinh dưỡng không được cung cấp
đầy đủ. Kết quả là chỗ ghép phình to không đều. Khi các tầng sinh gỗ không
liên kết được với nhau thì phần ghép dễ gẫy tách khỏi gốc ghép. Nếu vỏ
không liên kết thì các chất được tổng hợp qua quang hợp lại không cung cấp
cho rễ của gốc ghép, làm rễ bị thối, cây chết toàn bộ.

Footer Page 21 of 133.


Header Page 22 of 133.

10

Khả năng không hoà nhập của một số chức năng sinh lý: Sau khi ghép,

nếu nhu cầu dinh dưỡng của gốc ghép và thân ghép không được đáp ứng hài
hoà sẽ dẫn đến sự không hoà nhập. Mặt khác, sự khác biệt về áp lực thẩm
thấu giữa 2 phần cây ghép cũng là nguyên nhân của sự không hoà nhập.
Trong thực tiễn sản xuất, người ta dùng cách ghép lưỡng tính để khắc
phục hiện tượng không hoà nhập.
* Những yếu tố khác ảnh hưởng đến ghép:
- Chủng loại cây:
Có loại dễ ghép như quýt, cam, đào, lê, táo,… có loại khó ghép như
trám, hồng, hạt dẻ, vải, nhãn lồng,… Đó là do đặc tính di truyền, cấu trúc tổ
chức mô tế bào...loại cây có mủ, chất ta-nanh nhiều thì cũng khó ghép.
- Chất lượng của gốc ghép và phần ghép:
Cành, mắt ghép và gốc ghép có sức sống cao thì tỷ lệ ghép sống cũng
cao. Đối với gốc ghép thì khi ghép cần bộ rễ phát triển mạnh vì sau khi ghép,
toàn bộ cây cần đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển sinh trưởng. Phần ghép
ở phía trên (cành, mầm...) đều cần loại khoẻ mạnh, đang có sức sinh trưởng
cao (bánh tẻ, không sâu bệnh...) thì tỷ lệ ghép sống mới cao.
- Thời vụ ghép:
Thời vụ ghép phù hợp thường được chọn vào mùa xuân và mùa thu, để
có các điều kiện thời tiết thuận lợi. Những thời gian quá nóng, quá lạnh, mưa
nhiều đều ảnh hởng xấu đến ghép cây.
Nhiệt độ thích hợp để vết ghép mau lành dao động từ 200C - 300C (mặc dù
có thể ghép cây trong phạm vi nhiệt độ từ 50C - 320C). Độ ẩm cũng giữ vai trò
quan trọng, khi độ ẩm không khí gần bão hoà là có lợi cho vết ghép mau lành. Vì
vậy, sau khi ghép, cần dùng các vật liệu như ni lông, lá cây... để bao bọc, giữ ẩm
cho vết ghép. Tuy nhiên vẫn phải có độ thoáng nhất định để cung cấp oxy cho vết
thương mau lành. Đồng thời phải chống mưa thấm vào vết ghép.

Footer Page 22 of 133.



Header Page 23 of 133.

11

- Các yếu tố quan trọng sau đây ảnh hưởng đến khả năng ghép sống của
các tổ hợp:
Tình trạng ngủ nghỉ của cành và mắt ghép, mức độ thuần thục và mô tế
bào đỉnh sinh trưởng và tượng tầng.
Khả năng hoạt động của mô tế bào tượng tầng của gốc ghép.
Điều kiện khí hậu tối thích ( sự phân chia tế bào được xúc tiến mạnh và
khả năng tiếp hợp tốt giữa các gốc ghép và cành ghép khi ẩm độ tương đối
của không khí là 100% và nhiệt độ từ 170C - 320C).
- Cuối cùng là kỹ thuật ghép:
Khi ghép đòi hỏi thao tác nhanh, dứt khoát, chuẩn xác để mặt cắt được
nhẵn với kích cỡ của phần ghép khớp với vết cắt ở gốc ghép; sau khi cắt xong
phải ghép ngay, càng nhanh càng tốt để mặt cắt không bị oxy hoá hoặc gió thổi
khô. Buộc dây là rất cần thiết, để độ tiếp giáp đạt cao và tránh nhiễm khuẩn.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Có nhiều dẫn liệu cho thấy người Trung Quốc đã biết ghép cây từ hàng
ngàn năm trước công nguyên Aristore (384 - 322 TCN) đã nói về ngép trong
tác phẩm của mình. Thời kỳ Phục Hưng (1350 - 1600) người ta chú ý đến ứng
dụng thực tiễn của ghép. Nhiều loại cây được đưa vào Châu Âu và duy trì
bằng phương pháp ghép. Vào thế kỷ thứ XVI - XVII ghép được áp dụng rộng
rái ở các nước Anh trong nghề làm vườn và nhận thấy vai trò của lớp tượng
tầng tuy chưa rõ bản chất của nó. Đầu thế kỷ XVIII Stephen Hales trong tác
phẩm nghiên cứu về “ tuần hoàn của nhựa” trong cây đã nhận thấy sự tồn tại
của phần giữa cây và vai trò của nó trong vận chuyển các chất từ rễ lên trên
thân cây. Cũng trong khoảng thời gian này, Duhamel đã nghiên cứu sự hình
thành tổ hợp ghép, sự vận chuyển của nhựa qua chỗ ghép. Năm 1821, Thourin
đã mô tả 19 phương pháp ghép và những biến đổi do ghép cây gây ra [6].


Footer Page 23 of 133.


Header Page 24 of 133.

12

Vào năm 1840, ông Marier de Boissdyver người Pháp ở vùng rừng
Phongtennoblo đã ghép trên 10.000 cây Thông đen xuất xứ Korzica (Pinus
nigra sp. Lariciot) lên gốc ghép cây thông đen non trẻ nhằm nhân rộng xuất
xứ có giá trị và để sản xuất hạt giống để phục vụ trồng rừng [11].
Nhân gống bằng phương pháp ghép được coi là một công nghệ tiên tiến
trong sản xuất nông nghiệp và được áp dụng phổ biến ở những nước trồng cây
ăn quả trên thế giới. Ngoài ra, nó còn được sử dụng nghành cây cảnh, cây
công nghiệp cây thuốc (Sing R.B.1993). Cây ăn quả lâu năm, nếu sử dụng
được tổ hợp mắt ghép , gố ghép thích hợp ngoài các ưu điểm hơn hẳn so với
các phương pháp nhân giống khác về khả năng sinh trưởng, hệ số nhân giống
cao, mức độ cây con đồng đều,… cây ghép còn có khả năng thích ứng với
diều kiện bất lợi như hạn hán, lạnh, úng,…. Mặt khác nó làm cho cây lùn đi.
Thành tựu nổi bật của ưu thế nhân giống bằng phương pháp ghép là
trong nghề trồng táo, việc sử dụng gốc ghép lùn và nửa lùn được coi là cuộc
cách mạng trong nghề trồng táo ở Châu Âu. Vì khi sử dụng gốc ghép đó làm
tán cây nhỏ lại, trồng dược nhiều hơn, sớm cho quả, năng suất cao, chăm só
tiện lợi, giảm bớt được công thu hái.
Ở Hà Lan nhờ có giống mới và nhân giống bằng phương pháp ghép
với các loại gốc ghép lùn và nửa lùn mà đẫ tăng được mật độ cây trồng (4000
- 10.000 cây/ha) cây sớm ra quả, tán nhỏ nên thuận lợi cho việc chăm sóc và
thu hái. Sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích tăng lên đến 45% [13].
Năm 1973, Burgess cho biết ở Coffs Harbou, Oxtraylia, ghép cho cây

Bạch đàn E. grandis đã đạt được những thành công ban đầu [11].
Trung Quốc đã có những bước đi sớm trong hoạt động cải thiện giống
Trám trắng và bước đầu cho ra một xuất xứ, gia hệ (family) hữu tính và một số
dòng họ vô tính (strain) tuyển chọ từ các cay ưu thế lai và nhân giống bằng
phương pháp ghép.

Footer Page 24 of 133.


Header Page 25 of 133.

13

Ghép đã trở thành phương pháp chuẩn đối với cây Tếch
(Tectonagrandis) (Muniswami, 1997). Thông thường có hai mùa ghép trong
năm đó là vào mùa xuân (tháng 3 - tháng 4) và mùa thu ( tháng 10 - tháng 11),
song ở đây cây Tếch tỷ lệ sống của cây ghép vào mùa xuân cao hơn so với
mùa thu và chồi ghép cũng sinh trưởng tốt hơn. Các nước Ấn Độ, Thái Lan
ghép Tếch tỷ lệ thành công tới 98%.
Kết quả ghép Tếch ở Bangwladet (Banik 1991) ghép áp cành đạt tỷ lệ
sống là 94,4%, ghép nối cành là 60,7%, ghép mắt chữ T là 74,3%. Từ những
năm 1950 các phương thức ghép đã được dùng ở các nước Châu Âu để xây
dựng vườn giống cho nhiều loại cây rừng. Hiện nay ghép vẫn là một phương
thức nhân giống ở nhiều nước trên thế giới [11].
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam đã có cách đây hơn 2000 năm, trong
lịch sử dựng nước và giữ nước, đất nước ta chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh,
việc phát triển khoa học kỹ thuật và nghiên cứu ứng dụng và sản xuất còn hạn
chế. Sau hòa bình lặp lại, Đảng và nhà nước đã có những chủ trương chính sách
phát triển Nông Lâm nghiệp toàn diện. Từ sau những năm 1960, các viện nghiên

cứu của các trường Đại học Nông lâm được thành lập đã tạo ra một bước nhảy vọt
trong sản xuất và nghiên cứu khoa học nông lâm nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp: Hơn 40 năm qua, ngành nông nghiệp đã đạt
dược thành tựu to lớn. Trong đó công nghệ nhân giống sinh dưỡng gồm: chiết,
ghép, nuôi cấy mô…. Đã được ứng dụng hầu hết cho các loài cây ăn quả và một
số loài hoa, cây cảnh. Đến nay đã xây dựng và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật
nhân giống cây ăn quả như: Nhãn, vải, cam, chanh, bưởi, lê, táo… các vườn nhân
giống đã phát triển ở hầu hết các tỉnh và các vùng trong sản xuất trong nước ta,
năng suất và chất lượng cây trồng ngày càng được cải thiện.

Footer Page 25 of 133.


×