Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu chọn tạo và phát triển một số dòng gà lông màu hướng trứng và thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 106 trang )

Header Page 1 of 133.

VIỆN CHĂN NUÔI

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ DÒNG GÀ
LÔNG MÀU HƯỚNG TRỨNG VÀ THỊT
CNĐT : PHÙNG ĐỨC TIẾN

8749
HÀ NỘI – 2010

Footer Page 1 of 133.


Header Page 2 of 133.

B20-BCTK-BNN
I. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong thời gian qua, nhờ tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ của
thế giới, ngành chăn nuôi gia cầm của Việt Nam nói chung và chăn nuôi gà nói
riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, so với một số nước trong
khu vực và trên thế giới thì năng suất gia cầm ở Việt Nam còn thấp, giá thành
cao, sức cạnh tranh trên thị trường kém.
Để phát triển chăn nuôi gà, vấn đề đạt ra là phải có nhiều con giống tốt,
trong khi đó các giống gà địa phương như gà Ri, Mía, Hồ, Đông Tảo… có chất
lượng thịt, trứng thơm ngon nhưng năng suất thấp chưa được chọn lọc còn chiếm
tỷ trọng cao (trên 70%). Do vậy trong những năm vừa qua nước ta đã phải chi
nhiều ngoại tệ để nhập giống, nhưng chỉ nhập được con thương phẩm, bố mẹ


hoặc ông bà một giới tính, nuôi trong điều kiện chuồng trại xuống cấp, thức ăn
chưa được kiểm soát nên năng suất chỉ đạt 80-85% so với nguyên sản. Mặt khác
tiến bộ di truyền thế giới liên tục đổi mới do vậy nước ta vẫn thường xuyên phải
nhập giống. Thực tiễn hơn 10 năm qua đã chứng minh năm 1993 đã nhập gà Tam
Hoàng 882, năm 1995 nhập gà Jiangcun là giống gà lông màu của Trung Quốc,
năng suất trứng đạt 145-155quả/mái/năm, khối lượng cơ thể 77 ngày đạt 1,41,7kg/con. Sau thời gian nuôi thích nghi đã phát triển rộng khắp trong cả nước,
sau đó phát triển chậm lại do không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường về năng
suất. Để thay thế cho gà Tam Hoàng, năm 1998 nước ta đã nhập giống gà Lương
Phượng và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường vì đây là giống gà có sản lượng
trứng đạt 165-170 quả/mái/năm, khối lượng cơ thể lúc 70 ngày đạt 1,7-1,9kg/con,
màu sắc lông đa dạng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Vài năm gần đây do
nhu cầu thị trường về con giống năng suất cao, thời gian nuôi ngắn (56 – 63 ngày
tuổi) các giống gà lông màu như Sasso, ISA được nhập từ Cộng hoà Pháp; gà
Kabir nhập từ Israel. Tuy nhiên, các giống gà này có màu sắc lông nâu đỏ đồng
nhất và khả năng thích nghi kém, chất lượng thịt chưa cao nên chỉ phát triển ở
phạm vi hẹp. Như vậy, thực tiễn sản xuất luôn luôn đòi hỏi phải có những giống

Footer Page 2 of 133.

1


Header Page 3 of 133.

gà có các ưu điểm đáp ứng về màu sắc lông, năng suất, chất lượng sản phẩm cao,
phù hợp với các phương thức nuôi tập trung và chăn thả.
Về nghiên cứu chọn tạo giống ở nước ta mấy chục năm qua do chưa được
quan tâm nên mới chỉ có một số công trình chọn tạo thành công: nhóm giống gà
Rhoderi, hai dòng gà BT1, BT2. Các giống gà này đã có những đóng góp nhất
định trong sản xuất nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

Trong những năm tới để thực hiện được mục tiêu của Bộ Nông nghiệp &
PTNT đề ra đẩy mạnh phát triển gà lông màu năng suất chất lượng cao đảm bảo
tỷ lệ giống TBKT đạt 45-50% trên tổng đàn gà thì công tác chọn tạo giống phải
được đặc biệt quan tâm. Song, nếu vẫn như trước đây thì phải đầu tư nguồn ngoại
tệ lớn để nhập giống. Vấn đề đặt ra là từ nguồn gen đã được chọn lọc giai đoạn
2001 – 2005 như các dòng gà LV, Ai Cập, HB5 và nhập mới, phải nghiên cứu tạo
ra một số dòng gà lông màu tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản
xuất.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đề nghị được triển khai đề tài:
“Nghiên cứu chọn tạo và phát triển một số dòng gà lông màu hướng
trứng và thịt”
1.2. Mục tiêu đề tài
1. Chọn tạo bộ giống gà thịt lông màu năng suất, chất lượng cao phục vụ
chăn nuôi tập trung gồm 5 dòng:
- Dòng trống TP4: Lông màu nâu cánh gián, khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi
đạt 2,2-2,3kg
- Dòng mái TP1: Lông màu vàng nâu nhạt xám tro cườm cổ, năng suất trứng
đạt 175-178 quả/mái/năm.
- Dòng mái TP2: Lông màu vàng sám tro, cườm cổ, năng suất trứng đạt 170172 quả/mái/năm.
- Dòng LV4: Lông màu vàng nâu nhạt xám tro cườm cổ, khối lượng cơ thể
56 ngày tuổi đạt 2,2- 2,4 kg.
- Dòng LV5: Lông màu nâu cánh gián, khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi đạt
2,1- 2,3 kg
Footer Page 3 of 133.

2


Header Page 4 of 133.


Từ bộ giống trên tạo con thương phẩm có màu sắc lông vàng sám tro, khối
lượng cơ thể lúc 63 ngày tuổi đạt 2,4-2,5 kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng 2,45-2,55 kg.
2. Chọn tạo giống gà thịt chất lượng cao phục vụ chăn nuôi gia trại gồm 1
dòng:
- Dòng trống VP2: Có mào nụ, khối lượng cơ thể lúc 56 ngày tuổi đạt 1,6
kg/con.
Con thương phẩm có mào nụ, màu lông vàng sám tro, khối lượng cơ thể lúc
77 ngày tuổi đạt 1,7-1,9 kg/con; tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng 2,85-2,95 kg.
3. Chọn tạo 2 dòng gà lông màu hướng trứng năng suất, chất lượng trứng
cao phục vụ chăn nuôi tập trung, gia trại:
- Dòng RA: Có màu lông đốm vàng, sức đề kháng cao năng suất trứng 180 –
200 quả/mái/năm, khối lượng trứng 42 – 45g, màu sắc và chất lượng trứng tương
đương gà Ri.
- Dòng HA2: Có màu lông hoa mơ đên đốm trăng gần giống gà Ai Cập , sức
đề kháng cao, năng suất trứng 235-240quả/mái/năm; khối lượng trứng 49- 52g
Tạo con thương phẩm khả năng chống chịu tốt, phù hợp nuôi chăn thả, năng
suất trứng 220-255 quả/mái/năm; khối lượng trứng 45 - 48g; tỷ lệ lòng đỏ đạt 3233%; tiêu tốn thức ăn 1,6-1,7 kg/10 trứng, màu vỏ trắng hồng.
II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông lương thế giới – FAO, năm 2009
[30], tổng đàn gà trên thế giới là 14.191,1 triệu con, sản lượng thịt đạt 79,5 triệu
tấn, sản lượng trứng đạt 55,827 triệu tấn, tốc độ tăng đầu con hàng năm bình quân
1%/năm. Châu Á có số lượng gà 9.101,3 triệu con và sản lượng thịt gà đạt
21.287,1 nghìn tấn
Có được mức tăng trưởng nhanh như vậy là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ, đặc biệt trên lĩnh vực di truyền chọn tạo giống. Các nước có
ngành gia cầm phát triển, ngoài việc chọn tạo thành công các giống gà công
nghiệp có năng suất cao đã tiến hành nghiên cứu chọn lọc lai tạo thành công

Footer Page 4 of 133.

3


Header Page 5 of 133.

giống gà lông màu phù hợp với phương thức nuôi chăn thả:
Tại Pháp, hãng Sasso tạo ra bộ giống gà Sasso gồm có 17 dòng [35]. Từ đó,
sản xuất gà bố mẹ có sản lượng trứng đạt 180 - 190 quả/mái, con lai thương phẩm
nuôi thịt đến 63 ngày tuổi có khối lượng cơ thể đạt 2,2 - 2,3 kg/con.
Hãng Hubbard đã tạo ra 7 dòng trống (hai dòng trống trắng và 5 dòng trống
lông màu) và 06 dòng mái (03 dòng mái màu trắng và 03 dòng mái lông màu) và
tuỳ thuộc vào nhu cầu sản phẩm cuối cùng của khách hàng để kết hợp với nhau
tạo ra con thương phẩm công nghiệp có tốc độ sinh trưởng nhanh (khối lượng lúc
56 ngày tuổi đạt 3,3-3,7kg/con) hay gà thương phẩm lông màu có khối lượng cơ
thể lúc 63 ngày tuổi đạt 2,1 – 2,4kg/con [34].
Công ty Kabir của Israel đã tạo ra bộ giống gà lông màu thích nghi tốt trong
điều kiện khí hậu khô nóng và cho năng suất cao gồm 04 dòng để tạo gà bố mẹ
có năng suất trứng đạt 185 quả/70 tuần tuổi, gà thương phẩm lúc 70 ngày tuổi có
khối lượng cơ thể đạt 2,46 kg, tiêu tốn 2,28 kg thức ăn/kg tăng trọng [33].
Trung Quốc cũng thành công trên lĩnh vực tạo các giống gà lông màu nuôi
chăn thả như: Tam Hoàng gồm có 02 dòng, Ma Hoàng, Lương Phượng có 3 dòng
(01 dòng trống và 02 dòng mái) [36], Phật Sơn Hoàng..., đây là các giống gà có
chất lượng thịt thơm ngon, màu sắc lông phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng,
năng suất trứng đạt 135 - 170 quả/mái/năm; con thương phẩm nuôi thịt đến 70
ngày tuổi có khối lượng cơ thể đạt 1,5 - 1,9 kg/con.
Đồng thời với việc phát triển các giống gà thịt, nhiều hãng gia cầm trên thế
giới cũng chú trọng đến chọn tạo các dòng gà chuyên trứng lông màu nổi tiếng
như Goldline, Hyline, Brownnick, Bacok…, với thời gian khai thác đến 80 tuần

tuổi, đạt năng suất trứng 310 - 320 quả/mái, khối lượng trứng đạt 58 - 60g/quả.
Giống gà trứng chăn thả của Ai Cập có năng suất trứng đạt 200 quả/mái, chất
lượng trứng thơm ngon
Các phương pháp chọn tạo hiện đại đối với gia cầm đã được nhiều nước trên
thế giới áp dụng.
Bharat Bhushan, Singh. RV, Bhushan-B, 1995 [26] nghiên cứu về di truyền
của các tính trạng sinh trưởng ở gà cho biết. Hệ số di truyền h2S của các tính trạng

Footer Page 5 of 133.

4


Header Page 6 of 133.

khối lượng cơ thể 6 và 8 tuần tuổi tương ứng là 0,3 và 0,39.
Kumar. S; Singh. RP; Kumar. J; Singh. D, 1996 [31], nghiên cứu về cải tiến
dòng mái gà hướng thịt thông qua chỉ số chọn lọc. Các tính trạng được nghiên
cứu là khối lượng cơ thể 6 tuần tuổi, 20 tuần tuổi, tuổi đẻ quả trứng đầu, số lượng
trứng 40 tuần tuổi và khối lượng trứng tại 32 tuần tuổi. Chỉ số chọn lọc kết hợp
thông tin của 5 thế hệ tạo ra độ chính xác của chọn lọc cũng như sự kết hơp tối đa
tiến bộ di truyền.
Theo Yelizarov. YS, 1997 [32] gà trống được đánh giá chọn lọc tại các tuần
tuổi thứ 6; 7 hoặc 9, dựa vào khối lượng sống và hình thể của chúng. Sau khi
đánh giá chúng được nuôi theo mức dinh dưỡng hạn chế và theo dõi khối lượng
cơ thể. Tương tự gà mái cũng được nuôi theo mức dinh dưỡng hạn chế sau khi
đánh giá tại tuần tuổi thứ 6 và theo dõi khối lượng cơ thể.
Ememrson. DA, 1997 [28] khái quát về các phương pháp hiện đang được áp
dụng trong nhân giống gia cầm thương phẩm, chọn lọc đàn lớn đối với tính trạng
khối lượng cơ thể đã giảm đáng kế số ngày cần phải nuôi gia cầm cho đến khi đạt

khối lượng bán thịt và làm cải thiện gián tiếp đến tính trạng chuyển hoá thức ăn.
Sản lượng trứng cũng là một tính trạng số lượng, nó có ý nghĩa quan trọng
trong chọn lọc dòng mái của gà hướng thịt. Theo Foster và CS, 1987 [29] thì sản
lượng trứng ở gà thịt được đóng góp bởi hai yếu tố chính là tuổi thành thục sinh
dục và tỷ lệ đẻ trứng.
Lerner và Cruden, 1947 (dẫn theo Nguyễn Văn Đức, Trần Long và CS,
2006) [7] khẳng định rằng năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu có mối tương quan di
truyền cao với năng suất trứng cả năm (rG = 0,85) nên người ta chỉ cần chọn
giống theo năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu để đánh giá và chọn lọc chỉ tiêu này,
vừa có lợi về kinh tế, vừa có lợi tăng nhanh tiến bộ di truyền. Kinney xác định hệ
số di truyền sản lượng trứng của gà nặng cân h2S = 0,36; h2D = 0,20; h2S+D = 0,25.
Cruden, 1951 hệ số di truyền sản lượng trứng của gà thịt là 0,33. Pencheva, 1974
xác định hệ số di truyền sản lượng trứng 3 tháng đẻ đầu là 0,22. Syvasamy và CS,
1976 là 0,14 .
Các tác giả Chhikapara B.S. và cộng sự, 1985 [27] cho rằng nếu chọn lọc

Footer Page 6 of 133.

5


Header Page 7 of 133.

dựa vào sản lượng trứng của một thời gian đẻ đầu thì hiệu quả chọn lọc sẽ thấp
hơn là dựa vào sản lượng trứng của cả chu kỳ đẻ, nhưng tiến bộ di truyền thì cao
hơn do rút ngắn được khoảng cách thế hệ. Nhờ áp dụng các tiến bộ về di truyền
chọn giống và các kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất mà
khối lượng thịt xuất chuồng/con và sản lượng thịt ở các nước trên thế giới không
ngừng tăng lên
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia
cầm nói riêng đã có những kết quả đáng ghi nhận. Từ 218 triệu con năm 2001
tăng lên 254 triệu con vào năm 2003 (tốc độ tăng đàn giai đoạn 2001-2003 là
8,5%/năm); từ cuối năm 2003 do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm nên đã làm giảm
tổng đàn gia cầm xuống còn 214,5 triệu con năm 2006, tuy nhiên đến năm 2009
đầu con gia cầm đã tăng lên đạt 280,181triệu con (tốc độ tăng đàn giai đoạn
2006-2009 là 10,2%/năm). Sản lượng thịt và trứng năm 2001 là 308 ngàn tấn và
4022,5 triệu quả đã tăng lên 518,3 ngàn tấn và 5419,423 triệu quả trứng (đạt
6,03kg thịt gia cầm và 63 quả trứng/đầu người) [10]. Chăn nuôi gà phát triển
nhanh đã đáp ứng được nhu cầu thực phẩm trong nước và từng bước hướng ra
xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, nhiều giống gà chăn thả lông màu đã được nhập
vào nước ta do có ưu điểm: lông màu, dễ nuôi, thịt ngon, khả năng cho thịt cao,
sinh sản tốt như: Tam Hoàng 882 của Trung Quốc nhập năm 1993 [9], Tam
Hoàng Jiangcun của Trung Quốc nhập năm 1995 [9]; Lương Phượng của Trung
Quốc nhập năm 2000 [22]; Kabir của Israel nhập năm 2000 [23]; gà chăn thả của
Ai Cập nhập năm 1997 [17]; ISA Color nhập năm 2000 [18]…. Các giống gà này
đã cung cấp hàng năm cho thị trường hàng chục triệu con giống gà lông màu nuôi
thịt tuy nhiên chúng ta không chủ động được con giống trong sản xuất.
Từ nguyên liệu các giống gà nhập nội trên cùng với nguồn gen trong nước, đã
có một số công trình nghiên cứu chọn tạo các giống gà năng suất, chất lượng cao
phù hợp với điều kiện Việt Nam:
Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao và cộng sự, 1985 [14] đã tạo ra giống gà
kiêm dụng Rhoderi có sản lượng trứng cao hơn gà Ri 27%, khối lượng trứng cao
Footer Page 7 of 133.

6


Header Page 8 of 133.


hơn gà Ri 8,6%.
Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2004 [24] đã nghiên cứu
chọn tạo 3 dòng gà LV, đã được công nhận là dòng ông bà và được đưa vào danh
mục giống gốc quốc gia.
Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng và cộng sự, 2004 [4] đã tiến hành nghiên
cứu chọn tạo hai dòng gà Ri cải tiến có năng suất, chất lượng cao phục vụ chăn
nuôi trong nông hộ.
Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười và cộng sự, 2004 [17] đã nghiên cứu
chọn lọc nhân thuần dòng gà chăn thả của Ai Cập có chất lượng và màu sắc vỏ
trứng được thị trường ưa chuộng và đã được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp
& PTNT công nhận là dòng thuần và được đưa vào danh mục giống gốc quốc gia.
Công tác chọn lọc nâng cao năng suất các giống gà nội cũng đã được tiến hành.
Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hưng và cộng sự, 2004 [3] đã nghiên cứu chọn
lọc nâng cao năng suất gà Ri vàng rơm.
Một số công trình nghiên cứu về tổ hợp lai cũng đã được triển khai:
Lê Thị Nga, Nguyễn Đăng Vang và cs, 2004 [12] nghiên cứu lai kinh tế giữa
gà Kabir với gà tam Hoàng Jiangcun cho thấy con lai có khối lượng cơ thế lúc 12
tuần tuổi đạt 2,22-2,29kg/con; cao hơn gà Tam Hoàng Jiangcun 21-24%.
Lê Thanh Hải, Lê Hồng Dung và cs, 1997 [8] cho lai gà Tiền Giang với gà
Tam Hoàng tạo ra con lai có khối lượng cơ thể cao hơn gà Tiền Giang.
Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt và cs, 2001 [13] đã cho lai trống
Kabir với mái Ri, kết quả cho thấy con lai nuôi thịt đến 12 tuần tuổi có khối
lượng cơ thể đạt 1,68kg/con (cao hơn gà Ri 60 - 70%); tiêu tốn thức ăn/kg tăng
trọng là 3,17 kg (thấp hơn gà Ri 10,7%).
Trần Công Xuân, Vũ Xuân Dịu và cs, 2004 [25] đã nghiên cứu tạo tổ hợp lai
giữa gà trống Sasso dòng X44 với gà mái Lương Phượng hoa. Kết quả cho thấy con
lai có khả năng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp và đã được Hội đồng Khoa
học Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là TBKT và cho phép phát triển rộng rãi
vào sản xuất.

Như vậy, qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy con lai có ưu thế lai so
Footer Page 8 of 133.

7


Header Page 9 of 133.

với trung bình bố mẹ trên các chỉ tiêu kĩ thuật (khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức
ăn, tỉ lệ nuôi sống…). Các tổ hợp lai giữa các giống gà nhập nội và các giống gà
nội để tạo ra con lai vừa có được các đặc tính quý của gà nội như: dễ nuôi, chất
lượng thịt thơm ngon, màu sắc lông phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, lại vừa
kế thừa được các đặc tính tốt của gà ngoại như: năng suất thịt, sản lượng trứng
cao, chi phí thức ăn thấp, tăng hiệu quả kinh tế.
III. CÁCH TIẾP CẬN

Trên cơ sở tổng quan các tài liệu nước ngoài và trong nước về kết quả
nghiên cứu di truyền chọn giống, đặc điểm di truyền các tính trạng về năng suất
sinh sản, sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở, màu sắc lông, chất
lượng thịt, trứng… Nghiên cứu ưu thế lai, dinh dưỡng, thú y phòng bệnh để lựa
chọn phương pháp nghiên cứu, giải pháp công nghệ tiến hành chọn tạo các dòng
gà phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Từ các nguồn gen các giống gà hiện có trong nước và nhập ngoại tiến hành
phân tích đánh giá giá trị giống của các dòng, chọn lựa nguồn nguyên liệu để
chọn tạo các dòng mới có các tính trạng mong muốn về năng suất, chất lượng
thịt, trứng cao màu sắc lông phù hợp thị hiếu thị trường.
Nguồn nguyên liệu sử dụng để chọn tạo dòng trống TP4 là gà Sasso dòng
X44 được nhập từ Cộng hoà Pháp. Đây là gà bố mẹ có tính ưu việt về khả năng
tăng trọng nhanh, khối lượng 56 ngày tuổi đạt 2,1-2,2 kg/con; Tuy vậy gà X44 có
màu lông nâu sẫm và khả năng chống chịu kém, vì vậy trong quá trình chọn tạo

cần phải nâng cao tính trạng sinh trưởng và sức đề kháng để trở thành dòng trống
trong hệ thống giống hình tháp sản xuất gà thương phẩm cho năng suất thịt cao.
Nguyên liệu sử dụng để chọn tạo ra dòng mái TP1 và TP2 là gà LV2 và
SA31: Gà LV2 có nguồn gốc từ gà Lương Phượng hoa Trung quốc, qua nhiều thế
hệ nuôi thích nghi và chọn tạo đã được công nhận từ kết quả của đề tài trọng
điểm cấp Bộ giai đoạn 2001-2005. Dòng gà LV2 có ưu điểm dễ nuôi, màu lông
đa dạng , chất lượng thịt thơm ngon, sản lượng trứng 165-167 quả/mái/năm. Gà
SA31 có nguồn gốc từ Pháp, có ưu điểm năng suất trứng cao 188 quả/mái/năm,
màu lông nâu sẫm nhưng khả năng chống chịu kém. Từ các nguồn gen trên sẽ
chon tạo được các dòng mái mang đặc điểm màu sắc lông, sức đề kháng tốt như
Footer Page 9 of 133.

8


Header Page 10 of 133.

gà LV, năng suất trứng cao đạt tương đương gà SA31.
Gà Đông Tảo là giống gà địa phương của Việt Nam, có ưu điểm mào nụ
thích hợp với thị trường, dễ nuôi, năng suất trứng thấp (60-70 quả/mái/năm). Sử
dụng nguồn gen gà Đông Tảo để tạo ra dòng gà có năng suất được cải tiến, chất
lượng sản phẩm ngon như gà nội phục vụ chăn nuôi gia đình.
Gà Ri là giống gà nội có sức sống cao, chất lượng thịt, trứng thơm ngon
nhưng năng suất thấp (125-130 quả/mái/năm).
Gà HB5 là giống gà ISA của Pháp, gà có đặc điểm chân lùn, lông màu nâu
nhạt, năng suất trứng 170-173 quả/mái/năm, tiêu tốn thức ăn/10 trứng thấp (1,71,8 kg). Đã được công nhận từ kết quả của đề tài trọng điểm cấp Bộ giai đoạn
2001-2005. Gà có mầu sắc lông nâu vàng, nhu cầu đòi hỏi thức ăn thấp.
Gà Ai cập có nguồn gốc từ Ai cập thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng
ẩm, chất lượng trứng thơm ngon, năng suất trứng đạt 200 quả/mái/năm.
Gà Hyline là giống gà chuyên trứng nhập từ Mỹ, năng suất trứng cao 280300 quả/mái/năm, chất lượng trứng chưa cao, màu sắc vỏ trứng nâu, tỷ lệ lòng đỏ

thấp 26-27%.
Trên cơ sở khai thác tiềm năng di truyền về các tính trạng ưu việt từ các
dòng gà hiện có tiến hành chọn lựa nguyên liệu để ghép phối tạo các dòng mới
hội tụ được các đặc tính tốt về năng suất, chất lượng và sức đề kháng. Đề tài áp
dụng các phương pháp phân tích di truyền đồng dạng, chọn lọc định hướng các
tính trạng mong muốn thông qua nguồn thông tin bản thân và tổ tiên. Qua các thế
hệ xác định các tham số di truyền: Hệ số di truyền (h2) về khối lượng cơ thể và
sản lượng trứng, xác định ly sai chọn lọc (S) hiệu quả chọn lọc (R) và tiến bộ di
truyền (∆g).
Từ các dòng gà chọn tạo tiến hành các công thức lai áp dụng phương pháp
phân lô so sánh để đánh giá khả năng phối hợp và ưu thế lai. Đồng thời tiến hành
khảo nghiệm các dòng chọn tạo và con lai thương phẩm trong sản xuất, hoàn
thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh phù hợp với các dòng gà
mới và con thương phẩm.

Footer Page 10 of 133.

9


Header Page 11 of 133.
IV. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Vật liệu và nội dung nghiên cứu
4.1.1. Chọn tạo
4.1.1.1. Chọn tạo bộ giống gà thịt năng suất cao phục vụ chăn nuôi tập trung gồm 5
dòng:
- Dòng trống TP4 từ nguyên liệu gà Sasso X44
- Dòng mái TP1 từ nguyên liệu gà trống LV2 và gà mái SA31L (cố định 1/2
máu SA31L).

- Dòng mái TP2 từ nguyên liệu gà trống LV3 và gà mái F1 (trống LV2 x
mái SA31L) (cố định 3/4 máu LV) .
- Dòng LV4 từ nguyên liệu gà trống X44 và gà mái LV1.
- Dòng LV5 từ nguyên liệu gà trống Kabir và gà mái LV1.
Xác định vị trí các dòng gà trong hệ thống giống:
Hệ thống1:
Dòng thuần: TP4 x TP4
Ông Bà:

TP4

Bố mẹ:

TP4

Thương phẩm:

TP1 x TP1
TP1
x

TP2 xTP2
x

TP2

TP12

TP412


Hệ thống 2:
Dòng thuần: TP4 x TP4
Ông Bà:

TP4

Bố mẹ:

TP4

Thương phẩm:

Footer Page 11 of 133.

TP2 x TP2
TP2
x

TP1 xTP1
x
TP21

TP421

10

TP1


Header Page 12 of 133.


Hệ thống 3:
Ông Bà:

LV4

Bố mẹ:

x

LV5

LV45

x

Thương phẩm:

LV23

LV4523

4.1.1.2. Chọn tạo được dòng gà thịt chất lượng cao phục vụ chăn nuôi gia trại:
- Dòng trống mào nụ VP2 từ nguyên liệu gà Đông Tảo, gà LV2.
Xác định vị trí các dòng gà trong hệ thống giống:
Ông Bà

VP2 x VP2

Bố mẹ:


VP2

x

Thương phẩm:

R1

VR21

4.1.1.3. Chọn tạo 2 dòng gà lông màu hướng trứng cho năng suất, chất lượng
trứng cao:
- Dòng HA2 từ nguyên liệu gà trống Ai Cập và gà mái F1 (trống Hyline x mái
Ai Cập).
- Dòng RA từ nguyên liệu gà Ri vàng rơm và Ai Cập:
Xác định vị trí các dòng gà trong hệ thống giống:
Hệ thống 1
Ông Bà

HA2 x HA2

Bố mẹ:

HA 2

x

Thương phẩm:


HA12

Hệ thống 2
Ông Bà:
Bố mẹ:
Thương phẩm:
Footer Page 12 of 133.

RA
HB5

x

x RA
RA

HBRA

11

HA1


Header Page 13 of 133.

4.1.2. Xác định ưu thế lai
* Đánh giá năng suất bố mẹ
Dòng mái TP12 (Trống TP1 x mái TP2)
Dòng mái TP21 (Trống TP2 x mái TP1)
* Công thức lai thương phẩm 2 máu

Gà TP41 (Trống TP4 x Mái TP1)
Gà TP42 (Trống TP4 x Mái TP2)
* Công thức lai thương phẩm 3 máu
Gà TP412 (Trống TP4 x mái TP12)
Gà TP421 (Trống TP4 x mái TP21)
* Công thức lai thương phẩm 4 máu
Gà LV4523 (Trống LV45 x mái LV23)
* Tổ hợp lai thịt chất lượng cao
Gà VR21 (Trống VP2 x Mái R1)
* Tổ hợp lai trứng chất lượng cao
Gà HA12 (Trống HA1 x mái HA2)
Gà HBRA (Trống HB5 x mái RA)
4.1.3. Xác định tham số di truyền
Hệ số di truyền h2; Li sai chọn lọc S; Hiệu quả chọn lọc R; Tiến bộ di
truyền
4.1.4. Xây dựng quy trình nuôi dưỡng chăm sóc
- Quy trình chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt năng suất cao
- Quy trình chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt chất lượng cao
- Quy trình chăn nuôi gà thịt theo phương thức tập trung
- Quy trình chăn nuôi gà thịt cho chăn nuôi gia trại
- Quy trình chăn nuôi gà sinh sản hướng trứng theo phương thức tập trung
- Quy trình chăn nuôi gà sinh sản hướng trứng cho chăn nuôi bán chăn thả
4.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Nội dung 1. Chọn tạo

Footer Page 13 of 133.

12



Header Page 14 of 133.

1. Sơ đồ công nghệ:
* Sơ đồ công nghệ tạo dòng gà hướng thịt TP1, TP2 và TP4
♂LV2 x ♀SA31L
♂LV3 x ♀F1(LV2 x SA31L)
♂X44 x
TH1 giao phối ngẫu nhiên
TH2
Chọn lọc theo định hướng,
cố định dòng

TH1 giao phối ngẫu nhiên

♀X44

TH1 giao phối ngẫu nhiên

TH2
TH2
Chọn lọc theo định hướng, cố định Chọn lọc theo định hướng,
dòng
cố định dòng

TP1

TP2

TP4


* Sơ đồ công nghệ tạo dòng gà hướng thịt LV4, LV5 và VP2
♂ X44 x ♀ LV1
♂ Kabir x ♀ LV1
♂ §«ng T¶o x

♀ LV2

TH1 giao phối ngẫu nhiên

TH1 giao phối ngẫu nhiên

TH1 giao phối ngẫu nhiên

TH2

TH2

TH2

Chọn lọc theo định hướng,

Chọn lọc theo định hướng, cố

Chọn lọc theo định hướng, cố

cố định dòng

định dòng

định dòng


LV4

LV5

VP2

* Sơ đồ công nghệ tạo 02 dòng gà hướng trứng HA2 và RA
♂ Ri vµng r¬m x
♂ Ai CËp x ♀ F1 (♂ Hyline (AB) x ♀ Ai cËp)

♀ Ai cËp

TH1 giao phối ngẫu nhiên

TH1 giao phối ngẫu nhiên

TH2

TH2

Chọn lọc theo định hướng, cố định dòng

Chọn lọc theo định hướng, cố định dòng

HA2

RA

2. Các bước chọn lọc cố định dòng:

- Bước 1: Khảo sát đánh giá chọn lọc nguyên liệu
- Bước 2: Tạo thế hệ 1 từ nguyên liệu đã chọn lọc.
- Bước 3: Cho ngẫu giao tạo thế hệ 2, chọn lọc bằng phương pháp phân tích
Footer Page 14 of 133.

13


Header Page 15 of 133.

di truyền đồng dạng các tính trạng, chọn quần thể ưu tú với kiểu di truyền tương
đồng về tính trạng năng suất trứng cao và màu sắc lông theo định hướng.
- Bước 4: Cố định dòng bằng phương pháp nhân giống dòng thuần để bảo
tồn tính trạng chọn lọc, mỗi dòng xây dựng tối thiểu 20 gia đình cá thể, áp dụng
quy luật tuần hoàn luân chuyển trống để tránh cận huyết của H. Redroso, 1975.
Sơ đồ phối giống tuần hoàn trống cho 20 gia đình cá thể
1
2
3
4
5
6
20
7
19
8
18
9
17
10

16
15
14
13
12
11
3. Chăm sóc và chế độ dinh dưỡng
Đối với các dòng gà hướng thịt TP4, TP1, TP2, LV4, LV5, VP2
- Giai đoạn 0-8 tuần tuổi cho ăn tự do để đánh giá khả năng sinh trưởng
- Giai đoạn hậu bị (9-20) tuần tuổi cho ăn hạn chế để khống chế khối lượng
- Giai đoạn sinh sản cho ăn theo tỷ lệ đẻ
Đối với các dòng gà hướng trứng: HA2, RA
- Giai đoạn 0-9 tuần tuổi cho ăn tự do
- Giai đoạn hậu bị (10-19) tuần tuổi cho ăn hạn chế để khống chế khối lượng
- Giai đoạn sinh sản cho ăn theo tỷ lệ đẻ
Chế độ dinh dưỡng được áp dụng theo quy trình đối với từng dòng
4. Phương pháp chọn lọc các tính trạng
Đối với các dòng gà hướng thịt TP4, TP1, TP2, LV4, LV5, VP2
- Tính trạng về khả năng sinh trưởng :
Đối với dòng trống: chọn lọc khối lượng cơ thể tại thời điểm 56 ngày tuổi là
quan trọng nhất: tiến hành cân cá thể và sẽ lựa chọn những cá thể có khối lượng từ
cao xuống thấp với tỷ lệ chọn lọc con trống: 11 - 12% và con mái; 50 - 60%.
Đối với dòng mái: chọn lọc tính trạng khối lượng cơ thể tại thời điểm 56 ngày
Footer Page 15 of 133.

14


Header Page 16 of 133.


tuổi: tiến hành cân cá thể: Tỷ lệ chọn lọc đối với gà trống là 12 – 12,5% (căn cứ
vào năng suất trứng của mẹ và lấy những cá thể ≥Xtb), đối với gà mái là 60 -62%
(căn cứ vào năng suất trứng của mẹ và ổn định về khối lượng) .
Giai đoạn 140 ngày tuổi đối với tất cả các dòng chọn loại những cá thể không
đảm bảo tiêu chuẩn giống, chọn đàn giống vào đẻ có các chỉ tiêu về khối lượng,
màu sác lông da, hình dáng đạt yêu cầu.
- Tính trạng về khả năng sinh sản:
Đối với dòng trống: theo dõi cá thể về năng suất trứng từ 24 - 38 tuần, năng
suất trứng chọn lọc bình ổn.
Đối với dòng mái: theo dõi cá thể về năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu, áp dụng
phương pháp chọn lọc cá thể kết hợp với năng suất gia đình, các cá thể được chọn
lọc đưa vào đàn hạt nhân tạo thế hệ sau có năng suất trứng ≥Xtb (tỷ lệ chọn lọc
45 – 55%) .
Thứ tự ưu tiên các tính trạng trong quá trình chọn lọc đối với dòng trống:
+ Khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi
+ Sản lượng trứng đến 38 tuần tuổi
+ Khối lượng trứng 37-38 tuần tuổi
+ Khối lượng cơ thể 140 ngày tuổi
+ Khối lượng cơ thể 266 ngày tuổi
Thứ tự ưu tiên các tính trạng trong quá trình chọn lọc đối với dòng mái:
+ Sản lượng trứng đến 38 tuần tuổi
+ Khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi
+ Khối lượng trứng 37-38 tuần tuổi
+ Khối lượng cơ thể 266 ngày tuổi
Đối với các dòng gà hướng trứng HA2, RA:
Gà trống: Tỷ lệ chọn lọc khoảng 12% lúc 63 ngày tuổi (căn cứ vào năng suất trứng
của mẹ).
Gà mái: theo dõi cá thể về năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu, áp dụng phương pháp
chọn lọc cá thể kết hợp với năng suất gia đình, các cá thể được chọn lọc đưa vào đàn
hạt nhân tạo thế hệ sau có năng suất trứng ≥Xtb (tỷ lệ chọn lọc là 48-50%).

Thứ tự ưu tiên các tính trạng chọn lọc như sau:
Footer Page 16 of 133.

15


Header Page 17 of 133.

+ Sản lượng trứng đến 38 tuần tuổi
+ Khối lượng trứng 37-38 tuần
+ Khối lượng cơ thể 133 ngày
+ Khối lượng cơ thể 266 ngày
+ Khối lượng cơ thể 63 ngày
Nội dung 2. Xác định ưu thế lai
Sử dụng phương pháp phân lô so sánh theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn một
nhân tố để đánh giá ưu thế lai của các tổ hợp lai sau:
2.1. Tổ hợp lai thịt năng suất cao
* Tổ hợp lai bố mẹ TP12, TP21
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 4
♂TP1 x ♀TP1
♂ TP1 x ♀TP2
♂ TP2 x ♀TP1
♂ TP2 x ♀TP2





TP1
TP12
TP21
TP2
n=12 trống + 100 mái n=12 trống + 100 mái n=12 trống + 100 mái n=12 trống + 100 mái

- Địa điểm: Trung tâm NCGC Thuỵ Phương
- Thời gian: tháng 9/2008 – 12/2009
- Thí nghiệm được lặp lại 02 lần
* Tổ hợp lai thương phẩm 2 máu
Lô 1

Lô 2

Lô 3

Lô 4

Lô 5

♂TP4 x ♀TP4

♂TP4 x ♀TP1

♂TP4 x ♀TP2

♂TP1 x ♀TP1

♂TP2 x ♀TP2












TP4

TP41

TP42

TP1

TP2

n = 100 con

n = 100 con

n = 100 con

n = 100 con

n = 100 con


Lô 4

Lô 5

- Địa điểm: Ba Vì – Hà Nội
- Thời gian: tháng 7 – 10 năm 2009
- Thí nghiệm được lặp lại 02 lần
* Tổ hợp lai thương phẩm 3 máu
Lô 1

Lô 2

Lô 3

♂TP4 x ♀TP4 ♂TP4 x ♀TP12 ♂TP4 x ♀TP12 ♂TP12 x ♀TP12 ♂TP21 x ♀TP21










TP4

TP412


TP421

TP12

TP421

n = 100 con

n = 100 con

n = 100 con

n = 100 con

n = 100 con

Footer Page 17 of 133.

16


Header Page 18 of 133.

- Địa điểm: Ba Vì – Hà Nội
- Thời gian: tháng 7 – 10 năm 2009
- Thí nghiệm được lặp lại 02 lần
* Tổ hợp lai thương phẩm 4 máu
Lô 1
♂LV45 x ♀LV45


Lô 2
♂LV45 x ♀LV23

Lô 3
♂LV23 x ♀LV23


LV45


LV4523


LV23

n = 100 con

n = 100 con

n = 100 con

- Địa điểm: Trung tâm NC và chuyển giao TBKT chăn nuôi
- Thời gian: tháng 7 – 10 năm 2009
- Thí nghiệm được lặp lại 02 lần
2.2. Tổ hợp lai trứng chất lượng cao
* Gà HA12 (Trống HA2 x mái HA1)
Lô 1

Lô 2


Lô 3

♂HA2 x ♀HA2

♂HA2 x ♀HA1

♂HA1 x ♀HA1


HA2


HA12


HA1

n = 12 trống + 100 mái

n = 12 trống + 100 mái

n = 12 trống + 100 mái

- Địa điểm: Trung tâm NCGC Thuỵ Phương
- Thời gian: tháng 9/2008 – 12/2009
- Thí nghiệm được lặp lại 02 lần
* Gà HBRA (Trống HB5 x mái RA)
Lô 1

Lô 2


Lô 3

♂HB5 x ♀HB5

♂HB5 x ♀RA

♂RA x ♀RA


HB5


HBRA


RA

n = 12 trống + 100 mái

n = 12 trống + 100 mái

n = 12 trống + 100 mái

- Địa điểm: Trung tâm NC và huấn luyện chăn nuôi
- Thời gian: tháng 9/2008 – 12/2009
- Thí nghiệm được lặp lại 02 lần
Nội dung 3: Phân tích các tham số di truyền
Lập hệ thống số sách theo dõi cá thể về các tính trạng chọn lọc của từng thế hệ
để tính một số tham số di truyền: Hệ số di truyền h2; Li sai chọn lọc S; Hiệu quả

chọn lọc R; Tiến bộ di truyền .
Footer Page 18 of 133.

17


Header Page 19 of 133.

Sử dụng phương pháp phân tích các thành phần phương sai với các số liệu thu
được từ hệ thống giao phối theo hệ phả (biết rõ bố, mẹ và các con) do King và
Hamderson (1954) để xác định hệ số di truyền.
Nội dung 4: Xây dựng quy trình phù hợp từng dòng khác nhau
Trên cơ sở tập hợp, phân tích các tư liệu quy trình đã công bố về chăn nuôi gà
sinh sản hướng thịt, hướng trứng và con lai thương phẩm; tiến hành theo dõi, thu
thập số liệu để đánh giá, phân tích chế độ dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn lên các đàn
giống mới chọn tạo để hoàn thiện được quy trình chăn nuôi phù hợp.
Nội dung 5: Xây dựng mô hình
Lựa chọn hộ chăn nuôi tiêu biểu cho phương thức sản xuất của vùng để tiến
hành xây dựng mô hình. Chuyển giao giống được chọn tạo và áp dụng các quy
trình chăn nuôi tiên tiến cho các hộ. Cử cán bộ xuống trực chỉ đạo về kỹ thuật
chăn nuôi, thú y phòng bệnh và đánh giá hiệu quả mô hình.
5.1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt năng suất cao ở Miền Bắc
- Gà bố mẹ TP12 và TP21 (500 con/dòng) theo phương thức nuôi tập trung.
- Địa điểm: Tản Lĩnh, huyện Ba Vì - Hà Nội
- Thời gian: từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010
5.2. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt năng suất cao ở Miền Nam
- Gà LV4 và LV5 (1000 con) theo phương thức nuôi tập trung.
- Địa điểm: huyện Thống Nhất - Đồng Nai
- Thời gian: từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 11 năm 2010
5.3. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt chất lượng cao

- Gà bố mẹ VP2: 200con/mô hình x 3 mô hình (MH) và nuôi theo phương
thức bán chăn thả
- Địa điểm: Thanh Mai – Thanh Oai – Hà Nội
- Thời gian: từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 11 năm 2010
5.4. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà sinh sản hướng trứng theo phương thức nuôi
tập trung
- Gà bố mẹ HA2 (1000 con) theo phương thức nuôi tập trung.
- Địa điểm: Huyện Đông Anh – Hà Nội
- Thời gian: từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010
5.5. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà sinh sản hướng trứng theo phương thức nuôi
Footer Page 19 of 133.

18


Header Page 20 of 133.

bán chăn thả
- Gà bố mẹ RA: 200con/mô hình x 3 mô hình (MH) và nuôi theo phương thức
bán chăn thả
- Địa điểm: xã Thuỷ Xuân Tiên, Trung Hoà – Chương Mỹ – Hà Nội
- Thời gian: từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 11 năm 2010
5.6. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm hướng trứng theo phương thức
nuôi tập trung
- Gà HA12 (500 con) theo phương thức nuôi tập trung.
- Địa điểm: Huyện Đông Anh – Hà Nội
- Thời gian: từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010
5.7. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm hướng trứng theo phương thức
nuôi bán chăn thả
- Gà HBRA 200con/mô hình x 3 mô hình (MH) và nuôi theo phương thức bán

chăn thả
- Địa điểm: Thanh Cao – Thanh Oai – Hà Nội
- Thời gian: từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 11 năm 2010
5.8. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm hướng thịt ở miền Bắc
- Gà TP41, TP42 (1600 con) theo phương thức nuôi tập trung
- Địa điểm: Huyện Mê Linh – Hà Nội
- Thời gian: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010
5.9. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm hướng thịt ở miền Nam
- Gà LV4523 (500 con) theo phương thức nuôi tập trung
- Địa điểm: Huyện Thống Nhất - Đồng Nai
- Thời gian: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010
5.10. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm hướng thịt chất lượng cao
- Gà VR21: 200con/mô hình x 3 mô hình (MH) và nuôi theo phương thức bán
chăn thả
- Địa điểm: xã Đông Phương Yên - Chương Mỹ - Hà Nội
- Thời gian: từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 11 năm 2010
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương
trình Microsoft Excel 2003; Minitab 13 và so sánh cặp theo phương pháp Turkey.

Footer Page 20 of 133.

19


Header Page 21 of 133.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

5.1. Kết quả chọn tạo đối với 06 dòng gà hướng thịt
5.1.1. Kết quả chọn tạo

5.1.1.1. Dòng trống TP4
* Đặc điểm ngoại hình
Qua 4 thế hệ theo dõi cho thấy gà TP4 có đặc điểm ngoại hình ổn định:
- Lúc 01 ngày tuổi: gà có lông màu vàng nhạt đồng nhất
- Lúc trưởng thành: gà mái có màu nâu nhạt đồng nhất; gà trống có lông
màu nâu cánh gián đồng nhất
* Tỷ lệ nuôi sống, lượng thức ăn tiêu thụ ở các thời điểm chọn lọc
Tỷ lệ nuôi sống của dòng TP4 qua các thế hệ được đạt tương đối cao ở các
giai đoạn từ 95,38 - 97,21%.
Giai đoạn gà con 0 - 8 tuần tuổi cho ăn tự do để đánh giá khả năng sinh
trưởng tạo điều kiện để chọn lọc khối lượng lúc 8 tuần tuổi nên lượng thức ăn
tiêu thụ/con cao: 4334,75 - 4346,4g.
* Kết quả chọn lọc về tính trạng khối lượng cơ thể
Gà TP4 chọn theo hướng khối lượng cao, kết quả chọn lọc khối lượng cơ
thế lúc 8 tuần tuổi cho thấy ly sai chọn lọc con trống qua các thế hệ 298,3 –
381,34g; con mái là 100,1-123,48g. Đàn được chọn lọc có hệ số biến dị thấp 3,4
– 6,80% so với đàn quần thể (10,35 – 13,08%). Cường độ chọn lọc qua các thế
hệ đối với con trống là 1,51 – 1,70 và đối với con mái là 0,58 – 0,76.
Hiệu quả chọn chọn lọc ở thế hệ 1 và thế hệ 2 đạt 44,11 và 37,87g/con đối
với trống; 34,77 và 28,19g/con đối với mái tuy nhiên đến thế hệ 3 hiệu quả chọn
lọc đã giảm (chỉ đạt 21,2 và 9,81g/con) và có xu hướng dần ổn định. Khối lượng
cơ thể lúc 8 tuần tuổi thế hệ 3 tăng hơn so với thế hệ xuất phát: 103,18g đối với
con trống và 72,77g/con đối với con mái.
Hệ số di truyền về khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi thế hệ 2 là 0,30 đối với
con trống và 0,31 đối với con mái; thế hệ 3 tương ứng là 0,35 và 0,37 (phù hợp
với kết quả của các tác giả Backer và Berg (1960); Dev và cs (1969) cho biết hệ
số di truyền của khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi là 0,3 – 0,4)
Footer Page 21 of 133.

20



Header Page 22 of 133.

Bảng 1 : Tỷ lệ nuôi nuôi sống và lượng thức ăn tiêu thụ ở các giai đoạn
Giai
đoạn
1-8
tuần
tuổi
9-24
tuần
tuổi

Thế hệ XP

Chỉ tiêu

Thế hệ 1

Mái

Trống

Trống

Thế hệ 2
Mái

Trống


Thế hệ 3
Mái

Trống

Mái

Số lượng (con)

2448

2379

1423

1463

Tỷ lệ nuôi sống

96,04

96,85

96,77

97,06

Thức ăn /con (g)


4346,4

4342,94

4338,4

4334,75

Số lượng (con)

130

610

134

667

83

413

80

425

Tỷ lệ nuôi sống

95,38


97,21

95,52

96,4

96,62

96,61

96,25

96,71

Thức ăn /con (g)

10367

10033

10367

9750

10367

9750

10367


9750

Bảng 2 : Kết quả chọn lọc khối lượng cơ thể gà TP4 ở 8 tuần tuổi
Chỉ tiêu
Đàn
quần
thể

Đàn
chọn:

Thế hệ XP

Thế hệ 1

Thế hệ 2

Thế hệ 3

Trống

Mái

Trống

Mái

Trống

Mái


Trống

Mái

Số lượng (con)

1178

1173

1147

1157

702

675

704

686

Khối lượng (g)

1855,6

1508,2

1899,71


1542,97

1937,58

1571,16

1958,78

1580,97

Cv (%)

10,35

11,70

10,57

11,62

11,77

11,69

11,67

13,08

Số lượng (con)


130

610

138

646

83

413

84

414

Khối lượng (g)

2153,9

1608,3

2199,88

1646,46

2262,53

1687,85


2350,12

1702,50

Cv (%)

3,40

4,54

5,44

5,87

5,06

5,54

5,21

6,80

¸p lực chọn lọc (%)

11,04

52,0

12,03


55,86

11,82

61,21

11,93

60,35

Ly sai chọn lọc (g)

298,3

100,1

340,16

123,48

324,95

116,66

381,34

121,53

Cường độ chọn lọc


1,55

0,76

1,70

0,70

1,51

0,58

1,64

0,58

44,11

34,77

37,87

28,19

21,20

9,81

0,30


0,31

0,35

0,37

Hiệu quả chọn lọc (g/con)
HS+D

21
Footer Page 22 of 133.


Header Page 23 of 133.

* Tuổi thành thục sinh dục và khả năng sinh sản của gà TP4
Gà TP4 có tuổi đẻ, khối lượng cơ thể lúc tỷ lệ đẻ đạt 5% và 50% qua các thế
hệ là tương đương nhau (179 – 182 ngày).
Năng suất trứng chọn theo hướng bình ổn nên gà TP4 có năng suất
trứng/mái/68 tuần tuổi qua các thế hệ 167,05 – 167,17 quả, tỷ lệ phôi đạt 95,2295,82% và tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 79,02 – 80,35%.
5.1.1.2. Dòng mái TP1
* Đặc điểm ngoại hình
- Lúc 01 ngày tuổi: Gà có 2 màu lông chính: màu nâu vàng nhạt có đốm đen
trên đầu và có 2 sọc đen trên lưng và màu nâu xám có đốm đen trên đầu và có 2
sọc đen trên lưng.
- Lúc trưởng thành: Gà mái lông màu vàng nâu chấm hoa mơ giống gà LV
là chủ yếu (75-80% qua các thế hệ), còn lại là màu đất sét, màu nâu. Gà trống có
lông màu nâu nhạt, búp cánh và đuôi có màu đen.
* Tỷ lệ nuôi sống, lượng thức ăn tiêu thụ ở các thời điểm chọn lọc

Bảng 3 : Tỷ lệ nuôi nuôi sống, lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn
Giai

Chỉ tiêu

đoạn

Thế hệ XP
Mái

Trống

Thế hệ 1
Trống

Mái

Thế hệ 2
Trống

Mái

Thế hệ 3
Trống

Mái

1-8 Số lượng (con)

2724


2570

1546

1645

tuần TL nuôi sống (%)

97,65

97,28

97,09

97,20

tuổi Thức ăn /con (g)

4324,9

4319,5

4312,8

4207,40

9-24 Số lượng (con)

161


821

155

752

91

454

100

486

tuần TL nuôi sống (%)

96,27

97,81

95,48

96,68

96,70

96,26

97,00


97,12

tuổi Thức ăn /con (g)

10066

9751

10066

9751

10066

9751

10066

9750

Gà TP1 có khả năng thích nghi tốt thể hiện ở tỷ lệ nuôi sống cao qua các
giai đoạn và đã được thị trường toàn quốc chấp nhận.
Đàn gà được cho ăn tự do đến 8 tuần tuổi để chọn lọc gà trống. Giai đoạn 924 tuần tuổi cho ăn hạn chế để khống chế khối lượng với lượng thức ăn theo định
lượng như nhau qua các thế hệ.
* Kết quả chọn lọc khối lượng cơ thế gà TP1 lúc 8 tuần tuổi
Footer Page 23 of 133.

22



Header Page 24 of 133.

Là dòng mái nên chỉ tiêu chọn lọc về khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi không
quan tâm nhiều. Con trống chọn những cá thể có khối lượng cơ thể ≥ Xtb và kết
hợp năng suất trứng của mẹ. Con mái chọn theo hướng khối lượng bình ổn với tỷ
lệ chọn lọc gà trống 12,07 - 12,27% và gà mái 60,79 - 61,92%.
* Kết quả chọn lọc năng suất trứng 3 tháng đẻ
Dòng TP1 chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao, kết quả chọn lọc năng
suất trứng lúc 3 tháng đẻ cho thấy: với tỷ lệ chọn lọc lấy thay đàn cho thế hệ sau
47,94 -51,20% đàn chọn lọc có hệ số biến dị thấp hơn rất nhiều so với đàn quần
thể; có ly sai chọn lọc là 9,02 – 14,07 quả và cường độ chọn lọc đạt 0,62 - 0,71
qua các thế hệ.
Hệ số di truyền về năng suất trứng lúc 3 tháng đẻ ở thế hệ 3 thấp hơn thế hệ
2 chứng tỏ năng suất trứng đang dần ổn định.
Bảng 4 : Kết quả chọn lọc năng suất trứng 3 tháng đẻ
Chỉ tiêu
Đàn quần
thể

Số lượng (con)

Thế hệ XP

Thế hệ 1

Thế hệ 2

Thế hệ 3


209

199

194

219

Sản lượng trứng TB (quả)

59,71

60,23

61,95

63,85

Cv (%)

25,23

27,45

32,19

29,86

107


101

93

119

69,43

69,25

76,02

76,22

10,78

16,81

9,92

7,94

Ly sai chọn lọc (quả)

9,72

9,02

14,07


12,37

Cường độ chọn lọc

0,68

0,62

0,71

0,64

0,14

0,13

Số lượng (con)
Sản lượng trứng TB (quả)
Đàn chọn Cv (%)

Hệ số di truyền

* Tuổi thành thục sinh dục, khả năng sinh sản của gà TP1
Tuổi đẻ 5% của gà TP1 ở 3 thế hệ đầu lúc 171 - 173 ngày và 50% lúc 183 188 ngày; thế hệ 3 gà có tỷ lệ đẻ đạt 5% và 50% đều sớm hơn. Theo Foster và cs
(1980) thì sản lượng trứng ở gà hướng thịt được đóng góp bởi hai yếu tố chính là
tuổi thành thục sinh dục và tỷ lệ đẻ trứng (dẫn theo Nguyễn Văn Đức và cs, 2006)
[7], nên tính đến 38 tuần tuổi, năng suất trứng/mái thế hệ 3 đạt cao hơn hẳn cao
hơn thế hệ 2 là 2,05 quả.

Footer Page 24 of 133.


23


Header Page 25 of 133.

Hiệu quả chọn lọc thế hệ 1 và thế hệ 2 đạt 1,24 và 1,06 quả; thế hệ 3 chúng
tôi nhận thấy năng suất trứng/mái dần ổn định và chỉ cao hơn thế hệ 2 là 0,36
quả. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi tính trên tổng đàn quần thể đã được nâng
cao hơn, thế hệ 3 cao hơn thế hệ xuất phát 2,80 quả/mái (cao hơn trung bình bố
mẹ (LV2 và SA31L ) là 2,95%.
Bảng 5 . Tuổi thành thục sinh dục và khả năng sinh sản
Thế hệ XP
Đơn
vị

Chỉ tiêu

Xtb

Thế hệ 1

Cv
(%)

Xtb

Cv
(%)


Thế hệ 2
Cv

Xtb

(%)

Thế hệ 3
Xtb

Cv
(%)

Tuổi đẻ
- T.lệ đẻ đạt 5 %

ngày

172

171

- T.lệ đẻ đạt 50%

ngày

183

185


173

167

188

178

Khối lượng trứng (n = 100 quả)
- T.lệ đẻ đạt 5 %

g

49,16

7,44

48,75

7,12

49,16

6,85

48,98

7,12

- T.lệ đẻ đạt 50%


g

54,14

8,70

53,86

6,56

53,98

6,48

53,56

6,23

Khả năng sinh sản
- NS trứng/mái/38 t.tuổi

quả

65,51

66,17

67,36


69,41

- NS trứng/mái/68 t.tuổi

quả

178,94

180,17

181,38

181,74

- Tỷ lệ phôi

%

96,52

96,45

96,83

96,28

- TL nở gà L1/t.trứng ấp

%


84,12

83,98

83,65

82,42

5.1.1.3. Dòng TP2
* Đặc điểm ngoại hình
- Lúc 01 ngày tuổi: Gà có màu lông màu nâu xám có đốm đen trên đầu và có
2 sọc đen trên lưng là chính.
- Lúc trưởng thành: Gà mái lông màu vàng nâu chấm hoa mơ giống gà LV
là chính (90-95% qua các thế hệ), còn lại là màu đất sét, màu nâu nhạt. Gà trống
có lông màu nâu nhạt, búp cánh và đuôi có màu đen.
* Tỷ lệ nuôi sống, lượng thức ăn tiêu thụ ở các giai đoạn
Gà TP2 có khả năng thích nghi tốt tương đương gà LV thể hiện qua tỷ lệ
nuôi sống đạt cao qua các giai đoạn và đặc biệt đã phát triển rất tốt ở thị trường
miền Trung và miền Nam.
Footer Page 25 of 133.

24


×