Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Báo Cáo Hết Môn Phát Triển Cộng Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 40 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Sau 45 tiết học trên lớp được thầy cô truyền đạt bằng những kiến thức mang
tính lí thuyết thì cuối cùng nhóm chúng tôi đã được khoa Công Tác Xã Hội tạo điều
kiện cho tất cả sinh viên lớp Đ13CT để hiểu rõ hơn về môn học thông qua hình thức
thực hành thực tế để áp dụng những kiến thức đã được học trên lớp cũng như vận dụng
1


các kĩ năng mềm trong suốt quá trình học và thực tập các môn học như tham vấn cá
nhân và gia đình, CTXH cá nhân và gia đình, CTXH nhóm. Vì là môn học thứ 4 được
đi thực hành sau 3 môn kể trên nên chúng tôi đã phần nào có nhiều kĩ năng để vận
dụng vào quá trình thực hành. Tuy nhiên, khác với những lần thực hành trước chúng
tôi phải là những người chủ động trong quá trình trợ giúp cho thân chủ khi họ gặp
những vấn đề khó khăn cần sự can thiệp, với việc thực hành lần này, đây cũng là đầu
tiên chúng tôi đi đến cộng đồng và cùng với người dân trong cộng đồng cùng nhau giải
quyết những vấn đề đã và đang tồn tại trong chính cộng đồng để cùng nhau tìm ra vấn
đề ưu tiên nhất để giải quyết. Đó thực sự là thách thức lớn đang chờ đợi cả nhóm
chúng tôi. Hy vọng chuyến hành trình này sẽ để lại cho chúng tôi nhiêu kỷ niệm, nhiều
kiến thức, va chạm nhiều trong thực tế sẽ khiến chúng tôi trưởng thành hơn.
Nhóm chúng tôi gồm 15 thành viên, mang trong mình những hành trang là kiến
thức đã học, đã đến và cùng làm việc tại Ấp Thới Tây 1, Xã Tân hiệp, huyện Hóc
Môn, một vùng ngoại thành với những con đường quanh co, còn nhiều sỏi đá, nơi có
những con người với nhiều tính cách khác nhau và chúng tôi hoàn toàn chưa hề biết
đến họ. Đó là 1 khó khăn thực sự đòi hỏi phải vận dụng tất cả các kĩ năng đã được học
để bước đầu tạo lập mối quan hệ cùng người dân cũng như tiến hành thực hiện các tiến
trình môn Phát triển cộng đồng vào thực hành.
Ai cũng sống trong một cộng đồng nên sẽ ý thức rõ những khó khăn cũng như
những vấn đề nhức nhối mà trong lòng mỗi cộng đồng phải đối mặt. Ở đó người dân
vẫn đang sống chung với những vấn đề và hình thành như thói quen, họ bỏ qua nó vì


không thể giải quyết được hoặc có thể giải quyết nhưng vì những bất đồng cá nhân đã
làm họ không có tiếng nói chung và từ đó bỏ qua nó. Sau một thời gian tiếp xúc, cũng
như qua nhiều lần trò chuyện với người dân ( mục đích là lấy thêm nhiều thông tin ).
Chúng tôi cùng người dân đã chọn được vấn đề “Tuyên truyền về phòng chống dịch
bệnh sốt xuất huyết và Zika” là vấn đề ưu tiên để cùng lên kế hoạch và thực hiện.
Tất cả diễn biến và nội dung của cuộc hành trình “Phát triển cộng đồng” sẽ
được chúng tôi trình bày chi tiết trong phần báo cáo dưới đây. Tuy báo cáo sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót và có thể bài báo cáo này không được hoàn hảo, nhưng
chúng tôi vẫn tự hào và đây chính là sản phẩm một tháng 12 ngày làm việc và cống
hiến.
2


Để được những cơ hội thực hành và hoàn thành bài báo cáo này, nhóm sinh
viên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chính quyền, cán bộ xã Tân Hiệp chị
Trần Thị Phương – Phó chủ tịch xã tân Hiệp cùng người dân tại xã Tân Hiệp đã tạo
điều kiện; cũng không quên cảm ơn cô Trần Thị Mận - trưởng trạm y tế xã Tân Hiệp
và chú Liêm - Trưởng ấp Thới Tây 1, Ban điều hành ấp Tân Thới 3 đã tận tình giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm sinh viên hoàn thành đợt thực hành thực tế lần này.
Nhóm cũng xin cảm ơn quý thầy cô khoa Công Tác Xã Hội, đặc biệt là thầy
Nguyễn Minh Tuấn, cô Trịnh Thị Thương đã trực tiếp hướng dẫn nhóm chúng tôi
trong suốt thời gian thực hành và hoàn thành bài báo cáo này.

I. TỔNG QUAN VỀ ẤP TÂN THỚI 1, XÃ TÂN HIỆP, HUYỆN HÓC MÔN, TP.
HỒ CHÍ MINH
1.1. Đặc điểm tự nhiên
Xã Tân Hiệp là một trong 11 xã thuộc huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh nằm
về hướng Bắc Tây Bắc thành phố. Kinh tế chính là nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp,
dịch vụ và buôn bán nhỏ. Dân số nằm 2012 là khoảng 26.371 người. Xã tiếp giáp với
các xã Tân Thới Nhì, Thị trấn Hóc Môn, Thới Tam Thôn, Bình Mỹ (Củ Chi). Hiện

đang công nghiệp hóa khá nhanh, nhiều xí nghiệp và công ty đầu tư tại địa phương.

3


Bản đồ xã hội xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
Tổ 1 thuộc ấp Thới Tây 1 xã Tân Hiệp, Tp. Hồ Chí Minh nên cũng có điều kiện tự
nhiên và điều kiện khí hậu mang đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ và khí hậu cận
xích đạo.

Bản đồ xã hội ấp Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn
Ấp Thới Tây 1 có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp ấp Tân Hòa.
4


- Phía Tây giáp đồng ruộng ấp Tân Thới 3
- Phía Bắc giáp Tân Thạnh Đông – Củ Chi
- Phía nam giáp ấp Thới Tây 2.
- Diện tích tự nhiên là 382,936 ha.
- Trên địa bàn dân cư có 3 chùa, 2 miễu, 1 tịnh thất (Giác Huê – Lá – Cô Si –
Tây V Mẫu – Ba Cây Dầu – Diệu Không)
1.2. Khí hậu, thời tiết
Về khí hậu, mang đặc trưng chung của khí hậu vùng Nam Bộ là nhiệt đới gió
mùa với hai mùa mưa và mùa khô tương phản nhau rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào
khoảng tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ ở khu vực tổ 3 phường Tân Chánh Hiệp thuộc loại cao, liên tục quanh năm
và khá ổn định. Đỉnh của mùa nắng nóng là 40 oc và thấp nhất khoảng 16 oc vào mùa
mưa mát. Trung bình nhiệt độ là 27oc. Hướng gió chủ yếu là hướng Đông Nam (vào
mùa khô) và Tây Nam (vào mùa mưa). Tốc độ gió trung bình là 3m/s.

1.3. Về dân cư
- Cư dân ở đây phần đa là cư dân gốc, sinh sống lâu đời tại địa bàn. Hiện nay thì số
lượng dân nhập cư cũng tăng lên đáng kể trên địa bàn Ấp có 21 tổ nhân dân, 1166 hộ
với 5062 nhân khẩu. Trong đó tạm trú là 342 hộ với 1348 nhân khẩu.
- Người dân ở đây chủ yếu làm về nông nghiệp, dịch vụ và buôn bán nhỏ, một số ít đi
làm công nhân tại các công ty xí nghiệp đóng trên địa bàn.
- Hiện tại toàn ấp có 18 hộ nghèo giảm 52,63% so với năm 2013; có 40 hộ cận nghèo
giảm 32,2% so với năm 2013.
1.4. Về chính trị

Hệ thống chính trị ngày càng hoàn chỉnh, nề nếp, lãnh đạo chỉ đạo toàn diện
công cuộc xây dựng nông thôn mới của ấp theo chỉ đạo của Đảng ủy xã Tân Hiệp. Chi
bộ ấp có 30 đồng chí là hạt nhân của phong trào. Ban nội dung ấp có 2 đồng chí là
trưởng ấp và phó ấp có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì bà con xóm ấp. Ban điều
hành 21 tổ nhân dân tích cực, năng nổ, lực lượng công an khu vực, ấp, đội luôn thường
trực, sẵn sang giải quyết giúp đỡ những công việc các cô bác cần. Các đoàn thể Phụ
5


nữ, Đoàn thanh niên, ND, NCT, CCB là lực lượng cốt cán hùng mạnh của ấp, vận
động nhân dân thực hiện nghiêm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương, tuyên
truyền nhân thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đại đoàn kết ở khu vực dân cư”.
Tổ đại biểu hội đồng nhân dân có 4 đại biểu, trong năm tiếp xúc 6 lần, trên 850
lượt bà con dự họp để báo cáo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân và trả lời những ý kiến của cử tri, đồng thời nắm những thông tin, kiến nghị
của cử tri để tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã giải quyết
nguyện vọng thỏa đáng của bà con nhân dân.
II. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
2.1. Xâm nhập cộng đồng
Xâm nhập công đồng được xem như là bước đi đầu tiên góp phần mang đến sự

thành công trong việc phát triển cộng đồng tại địa phương. Do đó theo nhóm, ấn tượng
ban đầu là điều vô cùng cần thiết, làm tốt điều này sẽ tạo nên một bước thuận lợi tiếp
theo cho nhóm trong cả quá trình ở và làm việc tại cộng đồng. Do đó ngay từ khi
nhận được kế hoạch của Khoa, nhóm đã tiến hành tổ chức họp nhóm để bầu ra nhóm
trưởng và nhóm phó, thư ký và thống nhất một số ý kiến và đưa ra kế hoạch cho
những ngày tiếp theo.
Theo như kế hoạch của Khoa đã lập ra là ngày 28/10/2016 sẽ bắt đầu, và
ngày kết thúc là 30/11/2016 nhưng do một số khó khăn mà nhóm gặp phải nên nhóm
đã xin các thầy cô cho dời thời gian kết thúc vào một ngày khác. Do đó, để kịp theo
tiến độ thực hành, ngày 6/11/2016 nhóm có xuống gặp chính quyền xã để xin thực
hành tại ấp Thới Hiệp 2, xã Tân Hiệp. Tuy nhiên do gặp phải một số khó khăn nên
ngày 7/11/2016 chị Trần Thị Phương – Phó chủ tịch xã Tân Hiệp đã tạo điều kiện, hỗ
trợ nhóm sinh viên về Trạm y tế xã Tân Hiệp để được hướng dẫn và giới thiệu địa
bàn cho sinh viên thực hành. Và ngày hôm sau (8/11/2016) nhóm sinh viên đã gặp cô
Trần Thị Mận - Trạm trưởng y tế để nói chuyện làm quen, cũng như trình bày một số
công việc nhóm phải thực hiện trong chuyến đi thực tế này như đã liên hệ trước. Cô
Mận là người rất nhiệt tình, khi biết chúng tôi là những sinh viên ngành công tác xã
hội đến và làm việc với xã mình. Vì cô là một người rất thích hoạt động công tác xã
hội nên nghe tới sinh viên công tác xã hội cô rất quý mến. Cô sẵn sàng cung cấp cho
chúng tôi khá nhiều thông tin liên quan đến xã mà đặc biệt là Ấp Thới Tây 1. Sau
6


buổi gặp mặt với cô Mận, cả nhóm chúng tôi có tâm trạng rất thoải mái, xem như đã
trút đi được phần nào gánh nặng trong lòng. Sau đây là một đoạn hội thoại ngắn cuộc
trò chuyện của nhóm chúng tôi với cô Mận:
Cô Mận: Các em là sinh viên của trường nào vậy, nay là sinh viên năm mấy rồi mà
đi thực hành?
Nhóm sinh viên: Dạ, chúng em là sinh viên năm tư của Trường Đại học Lao động –
Xã hội (CSII) ạ.

Cô Mận: Ủa mà trường của các em là ở quận mấy. Từ đó xuống đây có xa lắm
không?.
Nhóm sinh viên: Dạ trường của chúng em ở quận 12, chạy xe máy từ trên trường
xuống đây cũng tầm khoảng 30 phút ạ.
Cô Mận: Các em đây là học bên ngành gì? Mà nhóm các em gồm có bao nhiêu bạn?
Nhóm sinh viên: Dạ chúng em là học ngành công tác xã hội ạ, nhóm chúng em tất cả
có 15 bạn ạ. Ủa mà cô làm ở trạm y tế của mình được lâu chưa cô.
Cô Mận: Cô làm ở đây cũng hai mấy năm rồi đang tính nghỉ hưu mà chưa có người
thay đây.
Nhóm sinh viên: Cô nay được bao nhiêu tuổi mà nghỉ hưu ạ, tụi em thấy cô vẫn còn
trẻ mà.
Cô Mận: Nay cô 56 tuổi rồi còn trẻ gì nữa, giờ cô đâu còn như mấy đứa nữa đâu mà.
Nhóm sinh viên: Ôi sao nhìn cô trẻ quá vậy. Nhìn cô cứ tưởng cô mới 40 tuổi thôi.
Cô Mận: Nay các em xuống đây thực hành thì bên xã có gọi điện báo trước với cô
một tiếng rồi nhưng do cô có việc bận nên không dẫn các em xuống được nên cô có
nhờ chị Xuyến ngày mai đi các em tập trung ở trạm y tế rồi chị Xuyến sẽ dẫn các em
đến gặp chú Liêm là trưởng ấp ở đó, cô có gọi điện thoại báo trước rồi.
Nhóm sinh viên: Dạ ngày mai mấy khoảng mấy giờ tập trung là được hả cô?
Cô Mận: Tầm 14h các em có mặt ở trạm đi.
Nhóm sinh viên: Dạ em cám ơn cô ạ, vậy thôi giờ nhóm chúng em xin phép ra về ạ.
Cô Mận: Rồi các em về.....
7


Bước tiếp theo chúng tôi phải thực hiện đó chính là gặp mặt chính quyền địa
phương. Rất tiếc là hôm đó cô Mận bận nên không dẫn cả nhóm đi được nhưng cô có
nhờ chị Xuyến dẫn xuống văn phòng ấp, cô Mận đã gọi điện thoại cho chú Liêm
(Trưởng ấp Thới Tây 1) nói rõ mục đích của nhóm trước rồi nên nhóm chúng tôi
cũng cảm thấy yên tâm và tự tin hơn. Sau khi nhóm trình bày mục đích và nội dung
thực hành thì chú Liêm cũng đồng ý hướng dẫn nhóm và đưa nhóm xuống khảo sát

địa bàn ấp chú dẫn cả nhóm vô tổ 1 và gặp Chị phó ấp, chú nhờ Chị phó ấp dẫn cả
nhóm đi một vòng quanh ấp.
Và như vậy thì cuối cùng thì nhóm chúng tôi cũng nhận được sự giúp đỡ từ
Chị phó ấp. Qua quá trình trao đổi với chị, chúng tôi nhận thấy địa bàn Tổ 1 cũng khá
an ninh và đời sống cũng được đảm bảo.
Thế là buổi gặp mặt đầu tiên với chính quyền địa phương cũng đã xong, sau
nhiều ngày lo lắng và chuẩn bị, bây giờ thì nhóm chúng tôi đã phần nào cảm thấy nhẹ
nhõm. Cô phó ấp cũng cung cấp cho nhóm một số tài liệu liên quan đến dân cư, văn
hóa, xã hội địa bàn tổ khu phố và phường cho nhóm tham khảo.
Để tiếp tục quá trình, chúng tôi có một buổi tối ngồi lại với nhau để lên kế
hoạch thực hành, đồng thời soạn ra sẵn công việc cũng như nội dung quan trọng nổi
bật của môn học phát triển cộng đồng ra giấy nhằm mục đích khi ra mắt địa phương,
nhóm sẽ tự tin hơn trong việc chia sẻ.
2.2. Khảo sát, tìm hiểu cộng đồng
Trao đổi với Chị phó ấp chúng tôi được biết đa phần các hộ gia đình ở đây đều
có người ở nhà vào ban ngày nhưng là người già và trẻ nhỏ, chỉ có một số ít hộ là
vắng hết. Vào ngày 14/11/2016, chị phó ấp sẽ giúp chúng tôi đi đến nhà người dân
trong ấp để hỏi thăm lấy một số thông tin về vấn đề của ấp. Và ngay hôm đó, chúng
tôi đã chuẩn bị cho mình những câu hỏi cần hỏi khi tiếp xúc với người dân. Các câu
hỏi mà nhóm chuẩn bị sẵn:





Thời gian sinh sống tại đây?
Bao nhiêu thành viên trong gia đình? Lao động chính là ai? Làm gì?
Có thuộc gia đình chính sách hay không?
Có tham gia các chương trình vay vốn, hội thảo, truyền thông, dạy


nghề của xã hay không?
• Cảm thấy vấn đề an ninh ở đây như thế nào?
8








Còn hệ thống chiếu sáng, người dân đã hài lòng hay chưa?
Vấn đề đường xá cô/chú cảm thấy như thế nào?
Hộ gia đình mình sử dụng nước giếng khoan hay nước máy?
Tình hình xử lý rác thải tại địa phương thế nào?
Người dân có thường hay tham gia các cuộc họp, hội thảo đóng góp ý kiến

hay không?
• Người dân thấy tại đây còn vấn đề gì chưa tốt, cần khắc phục hay không?...
Sau đây là một đoạn hội thoại ngắn cuộc trò chuyện của nhóm chúng tôi với Chị phó
ấp:
Chị phó ấp: Các em là sinh viên trường nào đây?
Nhóm sinh viên: Dạ tụi em là sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CS II) ạ.
Chị phó ấp: Thế trường các em nằm ở đâu?
Nhóm sinh viên: Dạ trường em trên quận 12 á
Chị phó ấp: Có phải trường em ngày xưa lấy tên là trường Trung Cấp Tiền Lương
đúng không?
Nhóm sinh viên: Dạ đúng rồi cô nay mới đổi tên là Đại học Lao động –Xã hội được
mấy năm nay rồi ạ. Nay trường cũng đông sinh viên lắm. Hiện trường có hơn khoảng
2000 sinh viên từ các tỉnh thành đến học tập ạ.

Chị phó ấp: Vậy cũng đông mà. Ủa mà các em xuống đây thực hành lâu không?
Nhóm sinh viên: Dạ tụi em xuống thực hành một tháng ạ. Nhóm chúng em cần sự
giúp đỡ nhiều hơn từ phía người dân trong tổ mình trong việc thu thập thông tin. Như
trong bản kế hoạch mà em đã gửi Cô, thì nhóm sẽ đi khảo sát từ nhà để tìm hiểu tâm
tư nguyện vọng và nhu cầu thực tế của bà con mình. Từ đó sẽ tổ chức một buổi họp
dân, cùng nhau đưa ra những vấn đề cấp bách và ưu tiên nhất, lập kế hoạch giải
quyết.Và chắc sắp tới, nhóm chúng em sẽ nhờ đến cô rất nhiều trong việc giới thiệu
con với các hộ gia đình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho con được lấy thông tin.
Chị phó ấp: Nếu là vậy thì được! Đâu có vấn đề gì đâu! Tụi em có thắc mắc gì cứ
hỏi cô.
Nhóm sinh viên: Dạ tụi em cám ơn Cô rất nhiều ạ! À, mà giờ cô có rảnh không ạ,
cô có thể dẫn tụi em đi một vòng xung quanh tổ của mình được không ạ?
Chị phó ấp: Được chứ. Vậy chúng ta đi luôn ha.
Nhóm sinh viên: Dạ
Chị phó ấp: Các em cứ đi thẳng con đường này đi hết đường này là tổ 1, tổ một chỉ
có 60 hộ dân thôi, người dân ở đây chủ yếu là làm công ty hoặc chăn nuôi là chính,
những giờ này thừng thì là người già và trẻ nhỏ ở nhà thôi.
Nhóm sinh viên: Dạ, cô ơi giờ cô có thể dẫn tụi em vô một số nhà dân để tụi em
thăm dò ý kiến và hỏi một số thông tin được không ạ.
Chị phó ấp: Được chứ để cô dẫn các em vô nhà chị này.
Nhóm sinh viên: Dạ
9


Chị phó ấp: Các em đi theo chị đi đến nhà dân, chị dẫn từng có nhóm nhỏ vào từng
tổ như đã phân công.
Nhóm sinh viên: Em chào chị ạ.
Người dân: Chào các em.
Chị phó ấp: Đây là tụi nhỏ sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), nay
các em xuống tổ mình thực hành một tháng, nếu các em có cần giúp đỡ thì chị nhớ

hỗ trợ các em nó nha.
Người dân: tui có biết gì đâu mà hỗ trợ. (cười)
Nhóm sinh viên: Dạ chị ơi tụi em chỉ hỏi một số thông tin cơ bản thôi không có gì
đâu ạ.
Người dân: À thì chị biết gì thì chị trả lời cho.
Nhóm sinh viên: Chị thấy cuộc sống người dân ở đây như thế nào ạ? An ninh ở đây
có ổn định không chị.
Người dân: Cuộc sống người dân ở đây thì cũng ổn định, do tổ mình là dân định cư
lâu năm nên an ninh cũng ổn định.
Nhóm sinh viên: Em thấy ở đây nhiều nhà có nhiều cây xanh và các chậu hoa, với
lại nãy tụi em đi trên đường thấy có nhiều chỗ vẫn còn nhiều vũng nước đọng lại
lắm chị, không biết ở đây có nhiều muỗi không ạ.
Người dân: Ôi trời ở đây nhiều muỗi lắm em, cứ chiều tối là bắt đầu thấy muỗi à.
Nhóm sinh viên: Vậy ở đây tổ mình có được phun thuốc hay tẩm mùng để trừ muỗi
không chị.
Người dân: Ở đây thì năm có lần thôi em, còn nhà nào muốn thì tự phun thôi.
Nhóm sinh viên: Ở đây mỗi lần có mưa lớn nhà mình có bị nước vô sân không chị,
tại em thấy sân nhà mình cũng hơi thấp đấy ạ.
Người dân: Lâu lâu cũng ngập, nhưng hết mưa nước lại rút xuống á.
Nhóm sinh viên: Dạ, chắc nhà mình hay phát quang xung quanh nhà lắm ha chị,
em thấy nhà mình cũng thoáng mát, nhiều cây xanh.
Người dân: Rảnh thì mới làm được vậy thôi chứ nhiều khi bận rộn cũng đâu ai dọn
dẹp đâu.
Chị phó ấp: Nhà này hay có đoàn phim đến đây đóng lắm như có đoàn phim của
Chú Hoài Linh, Chí Tài...
Nhóm sinh viên: À hèn gì tụi em thấy cảnh quen quen, nhất là cái nhà á.
Người dân: Đóng phim Ra Giêng Anh Cưới em đó, nhiều phim lắm.
Nhóm sinh viên: Dạ...
Sau khi trò chuyện với một số hộ dân xong cả nhóm có nhờ chị phó ấp vẽ giúp
sơ đồ xã hội nhưng chị nói chị không biết vẽ và chị bận lắm, nên chị sẽ dẫn các em đi

thêm một vòng nữa quan sát cho kỹ, chị nói ở thì các em vẽ theo hình chữ L, có mấy
khúc cua thì có hẻm vô mấy nhà hộ dân trong đó thôi à, nên cũng đơn giản lắm các
em để ý kỹ là sẽ tự vẽ được thôi. Thế là chúng tôi kết thúc một ngày đi khảo sát và
10


tìm hiểu cộng đồng với biết bao thông tin thu thập được, tuy cả nhóm ai cũng mệt
nhưng ai cũng vui, vui vì sự nhiệt tình của chị phó ấp, người dân ở đây thân thiện hòa
đồng, có gia đình còn hái khế cho chúng tôi ăn, còn kêu các em cứ hái đem lên
trường ăn đi, chứ ở đây cũng không ai ăn đâu mà, địa hình đi lại dễ dàng, chính
quyền địa phương giúp đỡ tận tình như cho mượn ghế, bàn chuẩn bị cho buổi họp
dân... Đó là những thuận lợi ban đầu của nhóm. Bên cạnh đó nhóm còn gặp phải một
số khó khăn như là một số hộ dân vẫn chưa hợp tác lắm do họ thấy nhóm sinh viên
chúng tôi còn nhỏ nên chưa có sự tin tưởng và có thể là làm phiền đến họ nên họ
cũng ngại tiếp xúc, có một số nhà thì đi vắng không có ai ở, kinh nghiệm thực tế
chưa nhiều, kỹ năng giao tiếp chưa tốt và thời gian có hạn nhưng nhóm sẽ cố gắng
khắc phục và học hỏi kinh nghiệm cho những chuyến đi lần sau.
2.3. Xử lý, phân tích thông tin
Sau những ngày đi khảo sát và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
(UBND Xã, trạm y tế trưởng. chú trưởng ấp,đặc biệt là người dân), nhóm đã
thu được khá nhiều thông tin như đã trình bày ở phần “Tổng quan về cộng đồng”
và sau khi tìm hiểu được thông tin về cộng đồng nhóm quyết định lựa chọn tổ 1 của
ấp Thới Tây 1 để tiến hành các hoạt động của đợt thực hành lần này. Một số vấn đề
mà nhóm đã xác định được ở cộng đồng như là: nước sạch, cống thoát nước, rác
sinh hoạt, vệ sinh môi trường và thông tin về các dịch bệnh Zika.
2.3.1. Bản đồ xã hội

11



2.3.2. Sơ đồ dịch vụ

2.3.3. Các vấn đề của địa phương
STT

1

VẤN ĐỀ

Vấn đề nước sạch của
địa phương

2

Vấn đề tuyên truyền
về bệnh Zika và Sốt
xuất huyết

3

Vấn đề cống thoát
nước

4

Vấn đề rác sinh hoạt

Ý KIẾN NGƯỜI DÂN
- Các gia đình chủ yếu là dùng nước giếng khoan, để
nấu ăn, sinh hoat.

- Một số hộ dân nuôi bò nên nguồn nước không được sạch.
- Số còn lại thì cho là nước bị nhiễm phèn vẫn dùng được.
- Hầu hết các gia đình có đăng ký dùng nước sạch.
-Ô nhiễm nguồn nước ngầm: xuất hiên nhiều nhà máy xí
nghiệp, hộ kinh doanh ở trên địa bàn và các địa bàn lân cận
gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
- Ở huyện Hóc Môn đã có 3 ca bị nhiễm virus Zika.
- Mỗi tuần có từ 1 – 2 ca bị nhiễm Sốt xuất huyết.
- Một số các hộ gia đình vẫn cho phát hoang bụi rậm, còn
nhiều lu nước đọng.
- Người dân không có nhiều thông tin về bệnh Zika.
- Buổi tối ở địa phương có rất nhiều muỗi.
- Hầu hết các ý kiến của người dân đều nói là nước
ngập vào mùa mưa, nước không rút kịp dẫn đến ngập.
- Một số hộ gia đình có mặt nền nhà thấp hơn so với mặt
đường.
- Có nhiều vùng đất trũng làm rác đọng lại gây nghẹt cống.
- Đa phần bà con đều tham gia các xe rác dân lập (10 -15
nghìn đồng/tháng).
- Một số thì dùng biện pháp là tự thiêu huỷ gây ô
nhiễm không khí.
- Một số người ném rác dọc đường, xuống những cái ao
trên địa phương những lúc vắng người.
-Một phần là do người dân ở trọ thường hay ném rác vào
các bãi đất trống.
12


2.3.4. Phân tích các vấn đề của địa phương
STT VẤN ĐỀ


PHÂN TÍCH

1

Thực trạng:

Vấn đề nước
sạch của địa
phương

Với số hộ dân khoảng 60 hộ đang sinh sống tại tổ 1 ấp Tân
Thới 3, khi chúng tôi đi khảo sát thì được người dân cung cấp
thông tin là có một số hộ tuy có đồng hồ nước sạch rồi nhưng nước
sạch vẫn chưa vào được nhà người dân, tạm thời họ vẫn phải đến
các bồn nước sạch công cộng tại các điểm nhất định để lấy nước
về sử dụng.
Người dân đã dăng kí sử dụng nước sạch.
Ô nhiễm nguồn nước ngầm: xuất hiện nhiều nhà máy, xí
nghiệp, hộ kinh doanh tự phát ở địa bàn và các địa bàn lân cận gây
ô nhiễm mạch nước ngầm.
Nhiều gia đình có chăn nuôi bò nên cứ đến mùa mưa là phân
bò bị nước mưa hòa tan ngấm xuống lòng đất mà người dân lại sử
dụng nước giếng khoan nên nguồn nước đó rất có hạn cho sức
khỏe.
Người dân sử dụng trực tiếp nước giếng khoan chưa được khử
trùng và lọc sạch, trong nước lại bị nhiễm chì và phèn gây ảnh
hưởng đến sức khỏe nếu dùng lâu dài.
Nguyên nhân:
Giếng khoan cá nhân của các hộ dân chưa được quản lý, hầu

như hộ dân nào cũng có ít nhất 1 giếng khoan trong gia đình, do đã
sử dụng giếng khoan từ rất lâu nên các mạch nước ngầm đang bị
cạn kiệt và hầu như người dân đều sử dụng trực tiếp nước lấy lên
từ giếng mà không trải qua quá trình lọc hay xử lý làm sạch.
Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao vẫn còn
nhiều hộ dân vứt rác bừa bãi, các xí nghiệp thải nước bẩn trực tiếp
xuống kênh, mương mà không xử lý, các biện pháp khắc phục ô
nhiễm của chính quyền được đưa ra nhiều nhưng thực hiện chưa
triệt để.
Một số đồng hồ nước sạch ở các hộ gia đình vẫn chưa hoạt
động được nên vẫn sử dụng nước giếng khoa chưa qua làm sạch.
Hậu quả:
Nếu cứ tiếp tục khoan giếng để lấy nước sinh hoạt sẽ làm cho
các mạch nước ngầm trong lòng đất cạn kiệt.
Đồng thời sử dụng nước ô mjieexm sẽ làm tăng tỷ lệ người
mắc các bệnh cấp và mãn tính như viêm màng kết, tiêu chảy, ung
thư,... Người dân sử dụng nước nhiễm chì và phèn lâu ngày có thể
13


mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây ra bệnh
xanh da, thiếu máu, gây ung thư nghiêm trọng cho các cơ quan nội
tạng. Ngoài ra trong nước ô nhiễm có vi khuẩn, ký sinh trùng các
loại là nguyên nhân gây ra các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun,
sán,...
Biện pháp:
Cần tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ
nguồn nước, thực hiện nhiều loại hình truyền thông trong giáo dục,
vận động các buổi họp dân để mọi người có thể hiểu biết được
mức độ nguy hiểm từ việc ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi

trường. Chính quyền cần quan tân hơn nữa đến đời sống và sức
khỏe của người dân từ đó có chương trình, phương án phòng
chống những dịch bệnh lên quan đến nước, xây dựng khu lọc
phèn.
Đặc biệt là lắp đồng hồ nước qua hệ thống nước sạch để có thể
sử dụng nguồn nước sạch đã qua xử lý một cách an toàn, tiện lợi.
Nhà máy nước Tân Hiệp đã được xây dựng xong và đang được
đưa vào sử dụng từ ngày 22-11-2016.
Khả năng thực hiện:
Tổ chức các điểm lọc nước phèn: không khả thi vì địa phương
không có kinh phí,
Lắp đặt hệ thống nước sạch: khả thi vì nhà máy nước Tân Hiệp
đã đi vào hoạt động và hầu hết các hộ dân đều đã được trang bị
đồng hồ nước sạch được mọi người dân đồng ý và ủng hộ.

14


2

Vấn đề tuyên
truyền bệnh
Zika và Sốt
xuất huyết



Thực trạng:

Dịch bệnh Zika đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm vì tính

nghiêm trọng của nó. Tại địa bàn xã Tân Hiệp đã có 3 ca mắc bệnh
Zika. Và hàng tuần đều có từ 1 - 2 ca bệnh Sốt xuất huyết.
Người dân chỉ biết về bệnh Zika qua thông tin báo, đài phát thanh,
thông tin trên các chương trình truyền hình mà chưa được phổ
biến trực tiếp.
Không thực hiện đúng các biện phát phòng tránh bệnh Sốt xuất
huyết nên vẫn có nhiều người dân mắc bệnh.


Nguyên nhân:

- Do người dân thiếu thông tin về bệnh nên không hiểu rõ cách
phòng tránh.
- Bệnh Zika rất dễ lây lan thành dịch nhưng người dân không biết
và có nhiều tin đồn không chính xác gây hoang mang cho người
dân.
- Chưa có các chương trình và hoạt động tuyên truyền cụ thể.


Hậu quả:

- Virus Zika khiến đầu người bệnh teo lại, suy giảm về trí tuệ và
cuối cùng là tử vong.
- Virus Zika thuộc họ gần với Virus gây Sốt xuất huyết nên rất dễ
mắc bệnh nhưng viruss Zika để lại hậu quả nghiêm trọng hơn.
- Virus Zika không bộc lộc các triệu chứng bệnh, cứ 5 người mới
có 1 người bộc lộ các triệu chứng bệnh.
- Virus Zika rất nguy hiểm cho các thai phụ và trẻ sơ sinh. Mẹ
đang mang thai mà mắc bệnh sẽ truyền cho trẻ, trẻ sinh ra mắc
bệnh sẽ bị hội chứng teo não là não bộ không phát triển bình

thường từ khi còn trong bụng mẹ. Hầu hết những trẻ mắc bệnh
thường không sống được lâu, hoặc dù sống sót thì cuộc sống sao
này của các em gặp rất nhiều trở ngại.
Biện pháp và khả năng thực hiện: thực hiện các hoạt động tuyên
truyền để bổ sung kiến thức và thực hiện các hành động diệt muỗi,
diệt loăng quăng để không có muỗi mang virus Zika và Sốt xuất
huyết xuất hiện và sinh sôi. Người dân rất quan tâm đến vấn đề
này vì trên địa bàn xã đã có người nhiễm Zika cũng như có rất
nhiều người mắc bệnh Sốt xuất huyết, người dân rất hợp tác để
tham gia các hoạt động tuyên truyền và diệt muỗi.
3

Vấn đề cống
thoát nước



Thực trạng:

Cứ đến mùa mưa là nước mưa không có chỗ thoát ngập tràn vào
nhà người dân dẫn theo rác và các chất bẩn vào nhà, có thể gây
nên các bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe của người dân.


Nguyên nhân:
15


- Diện tích cống nhỏ, đồng thời rác thải trong cống gây nghẽn
cống.

- Nền nhà người dân thấp hơn so với mặt đường nên mua xuống
nước mưa sẽ trực tiếp chảy vào nhà người dân.
- Do các đội thi công lắp đồng hồ nước vào nhà dân nên mặt
đường bị đục khoét nghiêm trọng là nước đọng vũng không thoát
được, mưa xuống nữa thì gây tràn.


Hậu quả:

- Ngập úng tại các vùng thấp trũng khi mùa mưa kéo dài.
- Gây mùi hôi thối khó chịu, nước cống trào lên mặt đất gây khó
khăn cho sinh hoạt của người dân.
- Là môi trường thuận lợi cho muỗi, ruồi, các côn trùng gây bệnh,
chuột bọ cũng sinh sôi nảy nở, là nguyên nhân chính gây ra các
căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, nấm tay chân, các bệnh
ngoài da, cũng như là một trong các nguyên nhân gây nên bệnh
Zika và Sốt xuất huyết trên địa phương.


Biện pháp và khả năng thực hiện:

- Tiến hành lắp đặt thêm các đường ống nước, tu sửa các đường
ống bị hư, đặt sai vị trí.
- Tiến hành nạo vét cống rãnh.
- Khả năng thực hiện không khả thi vì kinh phí rất cao và mất
nhiều thời gian, đồng thời dự án lấp đặt cống và tu sữa đường sẽ
được chính quyền thực hiện sau khi đã lắp đặt xong đường ống
dẫn nước sạch vào nhà người dân.
4


Vấn đề rác thải
sinh hoạt



Thực trạng:

- Người dân đa số đều bỏ rác tại một điểm và có xe rác đến xử lý.
- Có một số người dân ngại điểm tập hợp rác xa nên vứt rác không
đúng nơi, xe rác không thu rác được nên hình thành một bãi rác
nhỏ
- Các bãi rác không được thu gom là điều kiện thuận lợi cho muỗi
và các ổ dịch bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe người
dân, chiếm diện tích đường đi lại.


Nguyên nhân:

- Do thói quen sinh hoạt của người dân.
- Ý thức của người dân kém
- Chưa có biện pháp xử lý vi phạm.


Biện pháp và khả năng thực hiện:

Tuyên truyền, vận động người dân bỏ rác tập đúng nơi tập trung
để thu gom rác vì chi phí rất thấp và hợp lí (Chi phí 10 - 15
nghìn đồng/tháng). Xử lý các trường hợp vứt rác không đúng nơi.
16



Nếu người dân hợp tác và có ý thức hơn thì tính khả thi của vấn đề
này rất cao và địa phương sẽ giải quyết kịp thời.

Phân tích sâu vấn đề tuyên truyền về bệnh Zika và Sốt xuất huyết


Cây vấn đề
nên tâmTốn
lý hoang
Gây ảnh hưởng Tạo
đến sức
tiền bạc, thời gian,
khỏe và cuộc sống
sau lo sợảnh
mang,
bị nhiễm
hưởng đến công việc
này của người
dân
bị nhiễm bệnh
bệnh do tính của
lây người
lan cao
của virus Zika

BỆNH ZIKA VÀ SỐT
XUẤT HUYẾT




• bị muỗi Aedes
Người
mang virus gây bệnh
chích phải

Do người đã bị nhiễm
virus Zika lây



Nhiều lu vại chứa nước
Không có các biện
không được vệ sinh, lăng
pháp chủ động
Người dân,
Vợ hoặc
quăng sinh sống hình Cây mục tiêu
phòng
bệnh
như:
phụ đang
chồng bị
Chưa phát quang
thành muỗi. Vũng nước
mặc quần
mang
sơ sinh không
bị áo màu Người dân
nhiễmSức

bệnh
khỏe của mọi bụi rậm. Trẻ
có thai
sức đã
Xả rác
đọng không được vệ sinh,
sáng,
dài
tay
vào
ban
đếnlao
vùng
đang
mà quan
ngườihệkhông còn bị bừa bãi,mắc
khỏe tốt để
động,
tạo chứng
chỗ đầu nhỏ do
nước thải của người dân,
đêm,
ngủ
mùng
vào

dịch
Zika
tình dục đe dọa
sản xuất

ở cho muỗi. virus Zika
xí nghiệp
ban
ngày

đêm
không an
toàn

Phụ nữ nhiễm
Zika mang thai,
lâyNgười
qua cho
dânđứa
có thêm nhiều
trẻkiến thức về bệnh để tự bảo
vệ bản thân

17


Hạn chế bệnh Zika và Sốt xuất huyết,
không cho chúng phát triển thành
dịch

Không để
muỗi chích

Tiêu diệt lăng quăng
và muỗi vằn, muỗi

Asdes

Sử dụng thuốc
chống muỗi

Mặc quần áo
sáng màu dài
tay

rác thùng
đúng
Thay nước
Xử Bỏ
lý các
Nếu đã
đến
vùng

nơi
để
nhân
bình bông,
chứa nước trong
bệnh Zika
thì
phải
đến bình chứa nước
viên
thu
gom

nhà sử sử dụng
cở sở yrác
tế hoặc
xử lý,bệnh
các sản phẩm
tiêu 5 ngày/lần để
viện đểkhông
xét nghiệm,
đặc ngăn chặn
còn
nơi
diệt ấu trùng
biệt làcho
phụ nữ đang có trứng muỗi nở
muỗi muỗi sinh
ý định hoặc
đã mang
sống
thai

Phát
hoang bụi
rậm xung
quanh nhà

Mắc màn ngủ
vào ban ngày
và đêm

Hạn chế tiếp xúc với khu vực

có bệnh Zkia. Phải có các
biện pháp phòng tránh khi
tiếp xúc với người bệnh Zika

NgườI trở về
từ vùng có
bệnh Zika khi
quan hệ tình
dục phải sử
dụng bao cao
su

2.3.5. Kế hoạch họp dân

Thời gian
Địa điểm

KẾ HOẠCH HỌP DÂN
18h30 phút, ngày 19/11/2016: họp lấy ý kiến người dân về
lựa chọn vấn đề ưu tiên.
Tổ 1, Ấp Thới Tây 1, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn,
Thành Phố Hồ Chí Minh.
18


Thành phần tham dự

- Chủ trì cuộc họp: Trần Thị Khánh Ngân - Trưởng nhóm
sinh viên thực hành.
- Thư ký cuộc họp: Nguyễn Thị Hoàng Nga, Trần Thị Nga

- Thành viên nhóm
- Người dân trên địa bàn tổ 1, Ấp Thới Tây 1.
- Bà: Lê Thị Mộng Tuyền – Phó trưởng ban nhân dân Ấp
Thới Tây 1.
- Chị Xuyến: đại diện trạm y tế Tân Hiệp.
- Đại diện Tổ 1: Cô Anh
- Nhóm sinh viên

Nội dung cuộc họp

- Họp nội bộ tổ 1, Cô Anh đưa ra các vấn đề của tổ đang
gặp phải như: giao thông, xe cổ, điện nước, bảo hiểm y
tế...
- Cô Anh thay mặt tổ báo cáo tổng kết các hoạt động tổ 1
trong thời gian qua. Kết thúc cuộc họp nội bộ tổ 1.
Bạn Khánh Ngân (nhóm trưởng) giới thiệu lại chính
thức nhóm sinh viên tham gia thực hành cộng đồng. Sau
trình bày lý do của buổi họp; báo cáo tình hình trên địa bàn
cùng những phân tích các vấn đề khảo sát được (chính là
những vấn đề chung của cộng đồng cần được giải quyết).
Trình bày và phân tích những vấn đề nhóm đã khảo sát
được cho người dân và tiến hành lấy ý kiến của người dân.

Kết quả lựa chọn

Người dân đồng tình lựa chọn vấn đề “Tuyên truyền về
phòng chống dịch Zika và cách phòng tránh”

Dự trù kinh phí thực hiện


- Giấy A0 + Viết: 60.000đ
- In thư mời: 40.000đ
-Hoa Tươi: 50.000đ
- Nước + trái cây: 150.000đ
=>Tổng cộng: 300.000đ

Để chuẩn bị cho buổi họp dân, nhằm tránh những thiếu sót, ngày 15/11/2016
nhóm sinh viên chúng tôi đã cùng nhau tiến hành phác thảo bản đồ xã hội và lập bảng
lược sử cộng đồng trên giấy A0. Cùng nhau thảo luận xem xét lại các vấn đề, nghiên
cứu và lập những cây vấn đề cũng như cây mục tiêu cho từng vấn đề đó. Cũng nhờ chị
Anh và nhóm cộng tác viên của cô về việc đôn đốc vận động người dân đi họp vào
buổi tối ngày 19/11/2016 vì đây là vấn đề chung, lợi ích cũng như trách nhiệm chung
của cộng đồng.
2.4. Họp dân, xác định vấn đề và lên kế hoạch thực hiện
19


Ngày 26/12 sau khi kết thúc tiết học trên lớp đúng 17h15’ cả nhóm tập trung ở
cổng trường để xuống tổ 1 Ấp Thới Tây 1 để chuẩn bị cho cuộc họp dân. Nhóm sinh
viên chúng tôi trong lòng ai cũng lo lắng và hồi hộp vì mọi người hiểu rằng buổi họp
dân là ngày quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của nhóm, tiếp tục hay dừng
lại là phụ thuộc tất cả vào ngày hôm nay. Cho nên chúng tôi không cho phép xảy ra
bất cứ một lỗi lầm hay thất bại nào cả. Và nhóm cũng thật sự rất mong muốn những gì
chúng tôi làm được thực sự có ý nghĩa, có giá trị đối với người dân ở đây nên chúng
tôi tự hứa với nhau rằng sẽ làm hết sức của mình dù cho kết quả có như thế nào. Địa
điểm diễn ra cuộc họp tại nhà Chị Nhung (tổ phó tổ 1). Nhóm chúng Tôi đã phân công
các công việc cho buổi họp dân, bạn thì phụ trách bàn ghế, tiếp khách, dẫn chương
trình, giao lưu văn nghệ…mọi thứ đã hoàn thiện sãn sang cho buổi họp dân.
Vào 18h30 chiều hôm đó, nhóm nòng cốt đã có mặt và người dân cũng bắt đầu
tới. Trong lòng chúng tôi lúc ấy tuy có lo lắng nhưng ai cũng hy vọng mọi chuyện sẽ

tốt đẹp. Đến 19h00 người dân đã đến đầy đủ và cuộc họp nội bộ của tổ 1 diễn ra.
Cô Anh tổ trưởng tổ 1 thông báo một số nội dung và các vấn đề của người dân
đang gặp phải trong thời gian vừa qua. Tình hình giao thông, điện nước, bảo hiểm y tế,
môi trường…
Tiếp theo là phát biểu của cô Mộng Tuyền đại diện bên phó trưởng ban nhân
dân Ấp Thới Tây 1 đã báo cáo về nhân sự của Ấp trong thời gian tới cũng như nhưng
tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Ấp trong thời gian gần đây.
Sau sự giao lưu đôi chút giữa hai bên thì chúng tôi đã cho bắt đầu cuộc họp. Bạn
Ngân nhóm trưởng giới thiệu cho người dân những biểu đồ mà qua quá trình khảo sát
ở địa phương đã vẽ được như: biểu đồ sinh thái, biểu đồ dịch vụ và bảng kế hoạch của
nhóm. Sau đó cũng nêu ra những vấn đề bất cập ở ấp mà nhóm đã khảo sát được trong
những buổi thực hành trước đó. Bạn Ngân cũng không quên tiếp thu ý kiến của mọi
người và bổ sung thêm những vấn đề vào. Cuối cùng cũng chốt lại được 3 vấn đề đang
cần thiết:
Vấn đề 1: Sử dụng nước sạch tại địa phương  cung cấp nước sạch.
Vấn đề 2: Rác sinh hoạt của các hộ gia đình chưa được tập trung đúng quy định
 Xây dựng địa điểm tập trung rác đúng quy định.
Vấn đề 3: Cống thoát nước chưa phù hợp và đầy đủ  Xây dựng cống thoát
nước.
20


Vấn đề 3: Tuyên truyền về dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika  Người dân hầu
hết chưa hiểu rõ về bệnh Zika, những nguyên nhân và tác hại của nó đến con người,
nếu mắc phải thì chữa trị ở đâu và cần phải làm gì để ngăn ngừa  Thực hiện tuyên
truyền kiến thức về bệnh, cách phòng tránh bệnh Zika và các hoạt động cụ thể để
phòng tránh.
Sau khi phân tích các vấn đề trên chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của người dân về
các vấn đề được nêu trên. Và kết quả như sau:
+ Vấn đề sử dụng nước sạch tại địa phương: tại địa phương cũng đang chuẩn bị

thực hiện lắp đặt hệ thống nước sạch đến từng hộ gia đình theo chỉ đạo của lãnh đạo xã
Tân Hiệp  Không khả thi để thực hiện.
+ Vấn đề không có chổ đổ rác thì chuẩn bị nhà nước sẽ yêu cầu bên công ty môi
trường đến đây để thu gom rác của các gia đình 1 tuần 2 lần nên sẽ không còn việc đổ
rác bừa bãi nên đó cũng không phái vấn đề cấp thiết -> chúng tôi bỏ vấn đề này.
Tiếp theo chúng tôi tiến hành lấy ý kiến người dân về các vấn đề trên. Có khá
nhiều ý kiến được đưa ra (có ghi trong biên bản họp dân)
Chú trưởng ấp cho ý kiến là chúng tôi nên tổ chức vài buổi tuyên truyền về bệnh
vius Zika đang lan rộng trên địa bàn và gây nguy hiểm đến người dân trong ấp. Sau
khi chú trưởng ấp phát biểu thì tất cả người dân đều đồng tình, thế là vấn đề cấp thiết
nhất cũng đã được chọn ra.
Như vậy vấn đề ưu tiên đã được lựa chọn là: thực hiện “Tuyên truyền về dịch Zika
và cách phòng chống”.
* Bầu ban đại diện:
Tiêu chí ban đại diện: Là những người được lòng nhân dân, làm việc có uy tín,
trách nhiệm; quan tâm đến các hoạt động hỗ trợ tại cộng đồng và có thời gian để đảm
nhận vai trò của mình.
Được sự đề cử của người dân ban đại diện gồm:
1. Anh Đoàn Ngọc Giàu – Bí thư đoàn
2. Chị Nguyễn Ngọc Anh – Tổ phó tổ 1
3. Chú Trần Minh Độ - Người dân

2.5. Nội dung kế hoạch phát triển cộng đồng
STT Thời gian

Nội
dung Triển khai hoạt động
hoạt động

1


Tuyên truyền

23/11/2016

Ghi
chú

- Nhóm sinh viên chuẩn bị các nội Hoạt
21


về phòng
chống dịch
bệnh Zika tại
ấp Thới Tây 1

2

3

24/11/2016 và Diệt loăng
28/11/2016
quăng tại địa
bàn tổ 1 vào
ngày (24/11)
Tổ 3 (28/11)
25, 26
Hỗ trợ chích
27/11/2016

ngừa, phòng
uốn ván

4

28/11/2016

5

29,30/11/2016

Diệt loăng
quăng tại tổ 3,
ấp Thới Tây
1, xã Tân
Hiệp
Hỗ trợ trẻ em
dưới 36 tháng
tuổi, uống
Vitamin A

dung về bài tuyên truyền, bảng
lượng giá, các dụng cụ trong buổi
tuyên truyền như: tờ bướm, tờ giới
thiệu.
- Tiến hành tuyên truyền tại tổ 1, ấp
Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, huyện
Hóc Môn.
Có sự hỗ trợ của cán bộ trạm y tế và
sự tham gia cùng làm của người dân

tổ 1

động
chính

- Nhóm sinh viên cùng với ban Y Tế
xã Tân Hiệp, kết hợp với nhau,
xuống địa bàn tại Trung tâm giáo
dục thường xuyên ở Huyện Hóc
Môn, để tổ chức tiêm chích phồng
ngừa cho các em học sinh nữ cấp 3.
Cùng cán bộ trạm y tế và một số
người dân trong tổ thực hiện hoạt
động

Hoạt
động
phụ

Hoạt
động
chính

Hoạt
động
chính

- Một vài bạn sinh viên cùng với các Hoạt
cô trong trạm y tế đã chia ra làm 3 động
nhóm đến các địa bàn xã Tân Hiệp, phụ

cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi uống
Vitamin A.
- Phối hợp với cô Mận trạm trưởng
Y tế xã Tân Hiệp, triển khai các hoạt
động hỗ trợ.
- Phân công một số bạn thành viên
trong nhóm hỗ trợ cho trạm Y tế xã
Tân Hiệp.

22


6

Tuyền truyền
về bệnh Zika
và bệnh sốt
xuất huyết tại
ấp Tân Thới 3

- Phối hợp với ban y tế, ban điều Hoạt
hành các tổ nhân dân trong ấp Tân động
Thới 3, các cô chú chủ nhà trọ và phụ
nhóm sinh viên thực hành, thực hiện
một số công việc như sau:
+ Tuyên truyền Zika và bệnh sốt
xuất huyết.
+ Diệt lăng quăng trong các lu nước,
phát quang bụi rậm cùng người dân.
+ Tuyên truyền đến các hộ dân, các

chủ phòng trọ phải dọn dẹp nhà cửa,
nâng cao ý thức của người dân trong
việc bảo môi trường xung quanh.
+ Về phía Trạm y tế xã: Sẽ cùng với
tổ trưởng thường xuyên kiểm tra các
hoạt động của hộ gia đình để kiểm
soát và phòng tránh tình trạng bệnh
Zika và sốt xuất huyết.

2.6. Triển khai thực hiện kế hoạch
2.6.1.

Hỗ trợ chích ngừa, tiêm phòng uốn ván
Theo kế họach, ngày 25, 26, 27/11/2016 chúng tôi có 3 buổi sáng xuống trạm y

tế để hỗ trợ các cô Phương, chị Xuyến và cô Xuân phụ trách tiêm phòng vắc xin uốn
ván cho các em học sinh nữ khối (10,11,12). Đúng 7h15 phút cả nhóm sinh viên đã có
mặt tại trước trạm y tế xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn. Sau khi chờ đợi các cô chuẩn bị
đầy đủ các dụng cụ y tế như (hộp đựng y tế, bông, gạc, cồn, vắc xin,…) chúng tôi chạy
xe theo các cô đến trung tâm giáo dục thường xuyên xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn. Vì
lúc này các em đã vào lớp học nên chúng tôi đi lại thật nhẹ nhàng để không làm ảnh
hưởng đến giờ học của các em. Địa điểm để thực hiện tiêm phòng là lầu 2, phòng thư
viện. Một tốp 5 bạn cùng cô Phương trải khăn để bày các dụng cụ y tế ra, tốp 5 bạn
khác thì cùng chị Xuyến bày bàn ghế ra để các em đến tiêm khám sức khỏe và 5 bạn
còn lại sẵn sàng viết thông tin các em vào các phiếu khám đã được in sẵn. Vì đã chuẩn
bị xong nên nhóm chúng tôi ngồi trò chuyện và trao đổi với các cô các công việc trong
kế hoạch thực hành cùng trạm y tế sắp tới và được các cô trả lời và trò chuyện rất nhiệt
tình và vui vẻ. Đúng 8h, các em đã được ra chơi, chúng tôi cũng bắt đầu bước vào quá
trình hỗ trợ. Vì có đến 14 lớp trong tổng số 3 khối lớp nên chúng tôi cùng ngồi vào
điền thông tin các em. Đầu tiên là các em lớp 10A1, các xếp hàng trật tự lần lượt bước

23


vào. Vì đây là các hoạt động đã được báo trước theo định kì tiêm chủng của bộ y tế
nên hầu hết các em nữ đều đã được phát giấy báo đến tiêm phòng. Lần lượt từng em
theo thứ tự đến ghế đã được chúng tôi chuẩn bị sẵn ngồi và cô Phương sẽ khám cho
các em để đảm bảo sức khỏe các em đủ điều kiện tiêm. Các em đưa giấy báo cho cô
Phương, sau đó cô đọc to tên cho 1 bạn phụ trách phần điền thông tin trong nhóm sinh
viên viết tên, ngày tháng, năm sinh vào các phiếu khám. Tiếp theo, cô sẽ hỏi các câu
hỏi “lần trước mũi đầu con tiêm rồi về có gặp vấn đề gì không?” Nếu các em nói
không thì là các em đó đủ điều kiện tiêm phòng, ngược lại nếu có em nói có như mệt
mỏi, đau thì tùy theo từng trường hợp các cô tiêm hoặc không tiêm. Sau đó các bạn
phụ trách phần điền thông tin sẽ đánh dấu vào các ô đủ điều kiện tiêm như (nhịp tim,
sốt, sốc, phản ứng nặng với lần tiêm chủng trước…) đều đánh dấu vào ô không. Sau
khi cô Phương kí giấy xác nhận các em đủ điều kiện tiêm thì các em xếp hàng đến chổ
chị Xuyến để tiêm. Đa phần các em đều đủ điều kiện tiêm phòng chỉ có 1 số em gặp
vấn đề sức khỏe như ốm, sốt, đau bụng,… thì sẽ được các cô tư vấn tiêm sau đó. Các
bạn phụ trách hỗ trợ chị Xuyến giúp chị đưa bông, cồn để chị sát trùng vào vết tiêm
cho các em. Có rất nhiều em thích thú và hợp tác tiêm phòng rất nhanh ngược lại có 1
số em tuy lớn nhưng vẫn sợ bị tiêm nên nước mắt, nước mũi ngắn dài. Tất nhiên
không khóc thành tiếng nhưng tiếng thút thít cũng làm chúng tôi dở khóc dở cười nhớ
lại những năm cấp 3 đã từng trải qua tiêm phòng). Sau 1 vài phút bắt đầu chưa thích
ứng thì nhóm đã phối hợp nhịp nhàng cùng các cô hơn. Cứ thế hết khối lớp 10 rồi đến
lớp 11 và đến lớp 12A6 là lớp cuối cùng thì chúng tôi cũng hỗ trợ xong cho các cô.
Hầu hết các em đều hào hứng và vui vẻ vì hoạt động tiêm phòng rất bổ ích, tránh được
bệnh uốn ván. Đúng 10h các em trở về lớp học và chúng tôi hỗ trợ các cô thu dọn các
dụng cụ y tế vào hộp đựng và chào tạm biệt các cô, kết thúc buổi hỗ trợ một các vui vẻ
và thành công.
2.6.2. Hoạt động hỗ trợ tiêm phòng vắc xin uốn ván cho các em học sinh tại địa
điểm ( trung tâm giáo dục thường xuyên) xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn.

Vào ngày 29, 30/11/2016 theo kế hoạch nhóm chúng tôi sẽ phân công 6 bạn đến
trạm y tế để hỗ trợ các cô bên trạm y tế cho các trẻ trên địa bàn tổ 1, Tân Thới 3, từ 636 tháng tuồi uống vitamin A. Vì 8h các cô đã bắt đầu nên các bạn đều tập trung và có
mặt lúc 7h15 phút trước trạm y tế. Đúng 8h các cô phụ trách việc cho các em uống
vitamin A ra đưa các bạn đến địa điểm. Vì có 3 địa điểm cần cho các em uống nên mỗi
cô sẽ đưa 2 bạn đi theo hỗ trợ. Cô Phương sẽ đưa 2 bạn đến ấp dân phòng xã Tân
24


Hiệp, chị Xuyến sẽ đưa 2 bạn đến ấp Thới Tây 2 còn 2 bạn còn lại sẽ hỗ trợ cô Xuân ở
tại trạm y tế. Các bạn tham gia hỗ trợ rất hào hứng tham gia nên vô cùng vui vẻ.
Tại cả 3 địa điểm gồm có 6 bạn hỗ trợ và địa điểm nào cũng sẽ thực hiện việc
cho uống vitamin A như nhau..Lúc này 2 bạn ở cả 3 điểm sẽ cùng cô Phương, chị
Xuyến và cô Mai chuẩn bị các dụng cụ y tế lên 1 chiếc khăn trắng như: kéo, vitamin A
( có 2 loại vitamin A viên màu đỏ và vitamin A viên màu xanh). Vitamin A màu đỏ
dành cho các trẻ trên 6 tháng và nhỏ hôn 36 tháng, ngược lại vtamin A màu xanh dành
cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Sau khi chuẩn bị xong 2 bạn sẽ được cô Phương sẽ hướng
dẫn trước cách viết vào các sổ khám và tiêm phòng vắc xin của trẻ. Đúng 8h, gia đình
bố hoặc mẹ đã đưa trẻ đến. Vì đã từng đưa con đến nên các gia đình bố hoặc mẹ đều
nắm bắt rất rõ các bước thực hiện. Đầu tiên là các cô đều sẽ hỏi bố hoặc mẹ họ tên của
trẻ sau đó đề nghị gia đình đưa sổ khám bệnh để các bạn hỗ trợ nhìn theo và điền vào
phiếu điền thông tin như tên, giới tính, năm sinh từ đó dựa vào bảng căn cứ theo tháng
và năm sinh để biết được trẻ đó sẽ uống vitamin màu đỏ hay màu xanh. Một bạn sẽ có
nhiệm vụ điền vào sổ khám định kì của trẻ ngày trẻ được uống còn bạn còn lại sẽ có
nhiệm vụ điền các thông tin của các trẻ được uống. Dù chỉ là uống vitamin A nhưng vì
ở độ tuổi còn nhỏ nên nhiều trẻ dưới 6 tháng tuổi hầu hết đều khóc trước khi các cô
cho uống. Ngược lại các trẻ từ 6-36 tháng đều uống rất ngoan. Nhiều trẻ dạn dĩ còn đòi
mẹ bế tới thơm má hay hôn gió các bạn làm ai cũng vui vẻ đáp ứng. Các bạn tham gia
việc hỗ trợ vô cùng thuận lợi. Đúng 11 h, khi tất cả các gia đình trên địa bàn tổ 1, Tân
Thới 3 về cơ bản là đã đưa con đến uống vắc xin ở cả 3 địa điểm thì các bạn hỗ trợ
hoàn tất xong phiếu thông tin của trẻ cho các cô, phụ giúp xếp các vật dụng y tế vào

hộp đựng y tế và chào các cô trở về vì buổi chiều còn có giờ học. Các cô rất vui và
cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của nhóm sinh viên thực hành chúng tôi dù chỉ là hoạt
động hỗ trợ phụ. Nhóm sinh viên cũng cảm ơn các cô đã tạo điều kiện để tất cả các
bạn đến hỗ trợ có thể biết được các bước cho trẻ uống vitamin như thế nào và biết
được công việc tiêm phòng và cho trẻ uống ra sao, củng cố được các nghiệp vụ và
phần nào tạo điều kiện cho các bạn có ý muốn làm công tác xã hội tại bệnh viện trong
tương lai.
Dù chỉ là hoạt động hỗ trợ nhưng hầu hết những bạn được tham gia hỗ trợ đều
rất vui vẻ và xem như cả nhóm đã hỗ trợ được người dân trong tổ ở đây là con em các
gia đình phòng ngừa, hay giúp trẻ khỏe mạnh khi lớn lên, là một hoạt động cần thiết
bên cạnh vấn đề tuyên truyền virut Zika và Sốt xuất huyết của nhóm. Đây chính là
25


×