Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP THỰC TẬP NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 99 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Trải qua gần 03 tháng thực tập tại Trung tâm Công tác xã hội thanh niên –
TP.HCM, em thật sự đã học tập được rất nhiều điều: từ kiến thức, kinh nghiệm đến các
kỹ năng sống, làm việc, và cả tình người. Đến hôm nay, thời gian cũng đã không còn
nhiều, em lại phải quay về với trường, lớp, bạn bè, Thầy, Cô để chuẩn bị cho một bước
ngoặc quan trọng trong thời sinh viên. Tuy nhiên, em vẫn sẽ nhớ mãi và không quên
những ngày tháng nơi đây với những kỷ niệm vui, buồn, khó khăn.
Và để có được cũng như hoàn thành bài Báo cáo này,
Em xin chân thành cảm ơn các anh,chị tại Trung tâm Công tác xã hội, cũng như
Thầy cô giáo, nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực
tập.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ dạy nhiệt tình của anh
Hằng – Cán bộ trung tâm, các anh chị Tiến, Phúc, Bình, Thảo…..Cũng như không
quên cảm ơn đến Thân chủ và các bạn bè của em, những người rất quan trọng – nếu
không có họ thì em không thể hoàn thành bài báo cáo này.
Và, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Minh Tuấn cùng Ths. Phạm Thanh
Hải và những Thầy, Cô đã cùng em đi trên con đường hành trình đi tìm tri thức, những
người đã hướng dẫn em trong suốt thời gian em học tập tại trường, đã góp ý và hướng
dẫn em trong quá trình thực tập, hoàn thành báo cáo để em đạt được kết quả tốt nhất.
Qua đây em cũng xin kính chúc toàn thể CB-CNV, quý Thầy, Cô ở trường ĐH
Lao động – Xã hội (CSII), anh, chị, cô, chú tại Trung tâm Công tác xã hội thanh niên
luôn mạnh khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống và đặc biệt chúc quý Thầy, Cô trong
Khoa CTXH luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng
người.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

1




BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ..............................................................................................................6
A. ....................................................................................................................................... P
HẨN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................7
1.

Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................... 7

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 8

3.

4.

5.

6.

2.1

Mục đích ...............................................................................................................................8


2.2

Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................8

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 8
3.1

Đối tượng .............................................................................................................................8

3.2

Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................................8

Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................................... 9
4.1

Đối với bản thân ...................................................................................................................9

4.2

Đối với thân chủ ...................................................................................................................9

4.3

Đối với trung tâm .................................................................................................................9

Phương pháp thực hiện................................................................................................................. 9
5.1

Phương pháp quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin ............................................................9


5.2

Phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích các thông tin, số liệu sẵn có ............................10

Kết cấu báo cáo .......................................................................................................................... 10

B. PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................................................11
Chƣơng 1: Khái quát đặc điểm, tình hình Trung tâm Công tác xã hội thanh niên thành phố Hồ
Chí Minh – Quận 1 ...............................................................................................................................11
1.1

Đặc điểm tình hình Trung tâm Công tác xã hội thanh niên thành phố Hồ Chí Minh ................ 11

1.1.1 Sơ lược hình thành và phát triển trung tâm ................................................................................ 11
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy ................................................... 16
1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm công tác xã hội thanh niên thành phố Hồ Chí
Minh…………………...……………………………………………………………………………………..16
1.1.2.2 Hệ thống tổ chức bộ máy....................................................................................................18
SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.1.3 Đội ngũ cán bộ, công viên chức, lao động và cơ sở vật chất ..................................................... 18
1.1.3.1 Cơ cấu nhân sự..................................................................................................................18
1.1.3.2 Cơ sở vật chất.....................................................................................................................18
1.1.4 Các chính sách, chế độ đối với cán bộ, nhân viên ..................................................................... 21

1.1.5 Các cơ quan, đối tác tài trợ của Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên thành phố Hồ Chí
Minh …………………………………………………………………………………………………21
1.1.5.1 Nhân lực .............................................................................................................................21
1.1.5.2 Tài chính............................................................................................................................21
1.1.5.3 Liên kết thực hiện ..............................................................................................................22
1.2

Thuận lợi và khó khăn ................................................................................................................ 22
1.2.1 Thuận lợi ............................................................................................................................22
1.2.2 Khó khăn ............................................................................................................................23

Chƣơng 2: Thực trạng về công tác an sinh xã hội đối với trẻ em, thanh thiếu niên lang thang, cơ
nhỡ tại Trung tâm Công tác xã hội thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh ......................................24
2.2 Quy mô, cơ cấu đối tượng ............................................................................................................. 24
2.2.1 Quy mô ..................................................................................................................................24
2.2.2 Cơ cấu đối tượng ................................................................................................................25
2.3

Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý .................................................................................. 27
2.3.1 Trình tự thực hiện ...............................................................................................................27
2.3.2

2.4

Cách thức thực hiện ........................................................................................................29

Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội cho trẻ em lang thang........................................ 32
2.4.1 Về giáo dục .........................................................................................................................32
2.4.2 Về y tế .................................................................................................................................33
2.4.3 Về hỗ trợ dạy nghề, tìm kiếm việc làm ...............................................................................34

2.4.4 Về việc trao quà vào các dịp Lễ, Tết ..................................................................................35

2.5

Các mô hình chăm sóc và trợ giúp đối tượng............................................................................. 36
2.5.1 Mô hình về dinh dưỡng ......................................................................................................36
2.5.2 Mô hình chăm sóc sức khỏe ...............................................................................................37
2.5.3 Mô hình giáo dục................................................................................................................38
2.5.4 Mô hình hỗ trợ tìm kiếm việc làm.......................................................................................39
2.5.5 Mô hình dạy nghề thay thế cho trẻ em lang thang hồi gia .................................................40
2.5.6 Mô hình bảo vệ trẻ và vấn đề vui chơi giải trí .....................................................................41

2.6

Nguồn lực thực hiện ................................................................................................................... 41

2.7

Những vướng mắc khi thực hiện chính sách .............................................................................. 42

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP



Sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng làm việc với Cán bộ trung tâm .......................... 43


Chƣơng 3: Kiến thức và Kỹ năng Công tác xã hội cá nhân trong hoạt động trợ giúp cá nhân ....52
3.1

Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề ban đầu ........................................................................... 52

3.2

Thu thập thông tin về Thân chủ.................................................................................................. 57
a)

Mô tả ca..............................................................................................................................57

b)

Phúc trình ...........................................................................................................................57

3.3

Đánh giá, chẩn đoán ................................................................................................................... 63

3.4

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ .......................................................................................................... 75

3.5

Triển khai kế hoạch .................................................................................................................... 82

3.6 Lượng giá..................................................................................................................................... 87

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................96
1.

Kết luận ...................................................................................................................................... 96

2.

Khuyến nghị ............................................................................................................................... 96
2.1

Khuyến nghị về chính sách trợ giúp đối tượng ..................................................................96

2.2

Khuyến nghị với đơn vị thực tập ........................................................................................97

2.3

Khuyến nghị với nhà trường, khoa CTXH ..........................................................................97

2.4

Khuyến nghị với sinh viên ..................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................99

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

4



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT CTXH TN TP : Trung tâm công tác xã hội thanh niên thành phố
TELT: Trẻ em lang thang
ASXH: An sinh xã hội
CTXH: Công tác xã hội
CTXH CN: Công tác xã hội cá nhân
KHV: Kiểm huấn viên
SV: Sinh viên
TC: Thân chủ
CBTT: Cán bộ trung tâm

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 2.1: Quy mô đối tượng trẻ em lang thang trên địa bàn quận 1……………..…. 24
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đối tượng trẻ em phân theo nghề nghiệp……………………..... 25
Bảng 2.2: Cơ cấu đối tượng trẻ em lang thang phân theo độ tuổi lao động……..…... 26
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện chính sách giáo dục đối với trẻ lang thang năm
2015………………………………………………………………………………..… 32
Bảng 2.4: Chính sách y tế đối với trẻ em lang thang trên địa bàn năm 2015……….. 33
Bảng 2.5: Bảng 2.5: Tình hình hỗ trợ dạy nghề cho trẻ em lang thang năm 2015…... 34

Bảng 2.6: Báo cáo về tổng số suất quà trao cho trẻ em lang thang trong các dịp Lễ, Tết
năm 2015…………………………………………………………………………..... 35
Bảng 2.7: Thống kê hằng năm về hoạt động trợ giúp dinh dưỡng cho trẻ em lang thang
trên địa bàn thành phố năm 2015…………………………………………………… 37
Bảng 2.8: Thống kê về việc áp dụng mô hình CSSK đối với trẻ em lang thang năm
2015………………………………………………………………………………… 38
Bảng 2.9: Thống kê về việc áp dụng mô hình giáo dục đối với trẻ em lang thang năm
2015………………………………………………………………………………… 39

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

A. PHẨN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trong đêm một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn
mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu…..”
Mỗi một con người sinh ra ai cũng mong muốn mình được sống trong một gia
đình hạnh phúc, cơm no áo ấm. Nhưng thực tế luôn phũ phàng, đâu đó vẫn còn nhiều
lắm những trẻ em bất hạnh, sống cảnh túng thiếu về vật chất và đôi khi là tình cảm.
Sinh ra không ai có quyền chọn cha chọn mẹ, không ai quyết định được mình sẽ ở
trong gia đình nào. Vẫn còn nhiều lắm những mảnh đời phải rời bỏ tuổi thơ, rời bỏ
những sự ngây thơ, trong sáng, bon chen giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp, xô bồ để mưu
sinh.
Trẻ em, thanh thiếu niên lang thang, cơ nhỡ hiện đang là một vấn đề xã hội bức
xúc của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đặc biệt là các
Quận tập trung nhiều dân cư, nhiều công ty, dịch vụ như Quận 1.

Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố năng động, trẻ trung, nhộn nhịp, có nhiều
địa điểm tham quan, du lịch hiện đang có nhiều cơ hội và nhu cầu việc làm như giúp
việc nhà, đánh giày, bán hàng rong, bán vé số cho dân cư trong thành phố và khách du
lịch, và những công việc này rất ít người dân trong thành phố tham gia. Đáp ứng nhu
cầu này và mong muốn có thêm thu nhập đã khuyến khích nhiều lao động ở nông thôn
ra thành phố làm việc, trong đó một số lượng không nhỏ các trẻ em đã ra thành phố
kiếm sống thay vì có một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.
Bon chen với cuộc sống quá sớm để đáp ứng nhu cầu mưu sinh, các em sớm
đánh mất đi sự ngây thơ, trong sáng của mình cho cuộc sống. Kiếm sống trên đường
phố đôi khi nguy hiểm và mệt nhọc hơn việc cấy cày ở nông thôn, nhưng việc làm trên
thành phố lại đem lại thu nhập cao hơn. Những người dân nông thôn, có cả các trẻ em
vẫn đổ ra thành phố lớn để kiếm việc làm đáp ứng nhu cầu cuộc sống dù họ phải sống
xa gia đình, xa quê hương.

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Là sinh viên năm 4 ngành công tác xã hội, Tôi phải hoàn thành báo cáo thực tập
tốt nghiệp cho mình. Và nhân cơ hội này, Tôi muốn thử sức và tìm hiểu nhiều hơn về
trẻ em lang thang. Tôi hy vọng có thể tiếp cận và mong rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ
các em trong cuộc sống. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ An sinh xã hội và công tác
xã hội đối với trẻ em tại Trung tâm Công tác xã hội thanh niên Thành phố Hồ Chí
Minh” làm đề tài nghiên cứu lần này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1


Mục đích

- Tìm hiểu về đặc điểm, tình hình của Trung tâm Công tác xã hội thanh niên
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội cũng như
mô hình trợ giúp cho trẻ em tại Trung tâm công tác xã hội thanh niên thành phố.
- Áp dụng các kỹ năng vào quản lý ca, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề,
hỗ trợ cho trường hợp cụ thể.
2.2

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội và công tác xã hội đối với trẻ em lang
thang.
- Thu thập thông tin để làm rõ về thực trạng và một số chính sách an sinh cũng
như mô hình hỗ trợ cho trẻ em tại trung tâm.
- Tiếp cận thân chủ, đánh giá nhu cầu và tìm ra vấn đề cần giải quyết thông qua
các kỹ năng trong công tác xã hội cá nhân.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Đối tượng: An sinh xã hội và công tác xã hội với trẻ em.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Công viên Lê Văn Tám, Quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh.
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ ngày 22/12/2015 đến ngày 22/3/2016.

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

8



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Phạm vi về nội dung: Trong bài báo cáo này tôi tập trung nghiên cứu về chính
sách an sinh xã hội đối với trẻ em lang thang, cơ nhỡ; mô hình quản lý ca đối với trẻ
em lang thang (CTXH cá nhân).
+ Khách thể nghiên cứu: Những trẻ em lang thang cơ nhỡ (cụ thể là trẻ em lang
thang tại công viên Lê Văn Tám).
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1 Đối với bản thân
- Làm rõ thực trạng về quy mô, chính sách, tình hình an sinh, điều kiện và môi
trường sống của trẻ lang thang, những thuận lợi, khó khăn và nêu đề xuất.
- Tìm hiểu những nhu cầu, khó khăn mà các em đang gặp phải, những nguyên
nhân dẫn đến hoàn cảnh hiện tại của các em, từ đó đề xuất một số biện pháp hỗ trợ,
phòng ngừa.
- Trải nghiệm thực tế những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện công tác quản lý
ca đối với trẻ em lang thang.
- Giúp bản thân có được kinh nghiệm thực tiễn, ứng dụng khi thực hành nghề.
4.2 Đối với thân chủ
- Giúp các em có những chuyển biến tích cực, mạnh dạn, chủ động bày tỏ và chia
sẻ các nhu cầu, các vấn đề đang gặp phải để được hỗ trợ, từ đó cải thiện chất lượng
cuộc sống và giúp các em có thể quay lại trường học.
- Giúp gia đình các em nâng cao nhận thức và ngày càng phát huy vai trò, sự ảnh
hưởng của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
4.3 Đối với trung tâm
- Hiểu rõ hơn về đối tượng mà họ đang quản lý, từ đó có cái nhìn sâu hơn và tổng
quan hơn về đối tượng.
- Nhận được sự can thiệp và hỗ trợ từ phía sinh viên thực tập, giúp nhìn nhận và
đánh giá đối tượng tốt hơn, từ đó có các biện pháp hỗ trợ cho đối tượng.
5. Phƣơng pháp thực hiện

Đề tài sử dụng một số phương pháp sau:
5.1 Phương pháp quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin
SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

Quan sát và tìm hiểu thông tin về thực trạng trẻ em lang thang tại công
viên Lê Văn Tám Quận 1, TP HCM, đó là chính nơi tập trung nhiều nhất
các đối tượng trên.

5.2 Phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích các thông tin, số liệu sẵn có
-

Tiến hành tổng hợp tài liệu sau khi đã thu thập được thông tin.

-

Phương pháp CTXH cá nhân và gia đình: làm việc với trẻ( thân chủ và gia
đình thân chủ nếu có).

-

Cùng các phương pháp khảo sát, phỏng vấn, mô tả, thống kê, sưu tầm tài
liệu, quan sát, tham khảo ý kiến các anh chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực
làm việc với trẻ em.


6. Kết cấu báo cáo
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận- Khuyến nghị, bài báo cáo còn được thể hiện ở
03 chương:
Chương I: Khái quát đặc điểm, tình hình Trung tâm Công tác xã hội thanh niên
thành phố Hồ Chí Minh- Quận 1
Chương II: Thực trạng về công tác an sinh xã hội đối với trẻ em lang thang tại
Trung tâm Công tác xã hội thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh - Quận 1
Chương III: Kiến thức và kỹ năng Công tác xã hội đối với trẻ em lang thang

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

B. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: Khái quát đặc điểm, tình hình Trung tâm Công tác xã hội thanh
niên thành phố Hồ Chí Minh – Quận 1
1.1

Đặc điểm tình hình Trung tâm Công tác xã hội thanh niên thành

phố Hồ Chí Minh
1.1.1 Sơ lƣợc hình thành và phát triển trung tâm
 Sơ lược hình thành
Ngày thành lập: ngày 25 tháng 9 năm 1989
Trước những mảnh đời tối tăm bé nhỏ của một xã hội còn nhiều bộn bề của Thành
phố trong những năm 1988 – 1989, Đội CTXH thanh niên thành phố đã ra đời với 20

thành viên ban đầu tự nguyện góp sức trẻ cùng thành phố chăm lo cho những mảnh đời bất
hạnh….Đây là nòng cốt cho sự ra đời của Trung tâm CTXH sau này.
Trung tâm CTXH được thành lập theo quyết định số 28/STV-QĐ-88, ngày
17/8/1988 của Ban Thường Vụ Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, quyết định số
654/QĐ-UB ngày 25/9/1989 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc cho phép
thành lập Trung tâm CTXH TN trực thuộc Thành đoàn TNCS Thành phố Hồ Chí
Minh, Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 13/3/2010 của UBND Thành phố Hồ Chí
Minh về việc chuyển đổi loại hình hoạt động và bổ sung chức năng nhiệm vụ cho
Trung tâm CTXH TN trực thuộc Thành đoàn TNCS.
Với tên gọi là trung tâm công tác xã hội thanh niên, nhưng tới những năm gần đây thì
trung tâm không chỉ hướng tới đối tượng thanh niên mà là tất cả các đối tượng yếu thế
trong xã hội( như trẻ em nghèo, trẻ nhiễm HIV, thanh niên, người cao tuổi…vv)


Trung tâm công tác xã hội thanh niên có lịch sử hình thành từ lâu đời, là một

tổ chức trực thuộc thành đoàn thành phố nên được tạo điều kiện phát triển từ khi hình
thành cho tới nay. Sự ra đời của Trung Tâm với mục đích của trung tâm hướng đến là
SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

những người yếu thế giống với mục tiêu mà nghành công tác xã hội đã và đàn thực hiện,
dưới sự quản lý và hỗ trợ của thành đoàn Thành phố trung tâm công tác xã hội tương lai sẽ
hoạt động xã hội thêm mạnh và hỗ trợ tốt nhiều hơn nữa đối với sự phát triển xã hội.
 Qúa trình phát triển và kết quả đạt được
 Thành tích, danh hiệu đạt được

Hơn 22 năm hoạt động, thực hiện xuất sắc những nhiệm vụ được giao đến nay Trung
tâm đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND Thành phố Hồ Chí
Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam… Trong đó có những thành tích
nổi bật như sau:
- Năm 2000 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen (Số 798/TTg ngày
24/8/2000, Số 811/TTg ngày 28/8/2000;
- Năm 2000 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (Số 30
QĐ/CTN ngày 15/1/2003;
- Năm 2009 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen (176/TTg ngày 10/2/2009,
QĐ 2143/TTg 16/12/2009;
- Từ năm 2005 đến năm 2009 được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” (Quyết định số 27/BK-UB ngày
23/01/2006, Quyết định số 495/QĐ-UB ngày 02/2/2007, Quyết định số 535/QĐ-UB ngày
31/1/2008, Quyết định số 281/QĐ-UB ngày 20/1/2009, Quyết định số 708/QĐ-UBND
ngày 08/02/2010);
- Năm 2009, được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tặng “Cờ thi
đua xuất sắc của thành phố” (Quyết định số 706/QĐ-UBND ngày 08/02/2010);
- Năm 2013, được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen với thành tích trong
công tác từ năm 2010 đến 2012 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc. Được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố trao tặng Bằng khen đơn vị hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ hai năm liền (2012 - 2013) góp phần tích cực trong phong trào thi
đua của Thành phố. Bên cạnh đó, trong năm cũng được Ủy ban Nhân dân Thành phố trao
tặng danh hiệu thi đua “Tập thể lao động xuất sắc”.
SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Ngoài ra, còn được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn, Ủy ban
Nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tặng
nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích trong hoạt động phong trào.
 Kết quả thực hiện các chương trình công tác xã hội trọng tâm của Đoàn –
Hội
- Hoạt động phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm lo gia đình
thương binh nặng có hoàn cảnh khó khăn
- Vận động các đơn vị, các cơ sở Đoàn đăng ký phụng dưỡng thường xuyên 362 Bà
mẹ Việt Nam Anh hùng, chương trình “Hành trình về với Mẹ” trong và ngoài thành phố
với mức phụng dưỡng mỗi tháng từ 300.000 - 600.000 đồng. Ngoài ra, các đơn vị còn thực
hiện việc sửa nhà, lắp điện kế, tặng các dụng cụ sinh hoạt gia đình… trị giá gần 100 triệu
đồng.
- Vận động xây 221 nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sách khó khăn trong và
ngoài thành phố, xây 782 căn nhà tình thương tặng các gia đình lao động nghèo trong
thành phố và 567 nhà tình bạn bạn.
- Hoạt động phòng, chống ma túy - AIDS
- Tổ chức 3.951 lượt tuyên truyền cổ động phòng chống ma túy - AIDS trên địa bàn
thành phố cho hơn 1 triệu lượt người.
- Tổ chức tư vấn trực tiếp tại gia đình và vận động được gần 500 đối tượng đi cai
nghiện ma túy.
- Tổ chức 7 đợt tập huấn phòng, chống ma túy - AIDS cho hơn 1.000 cán bộ Đoàn,
đội, nhóm trưởng công tác xã hội, phòng chống ma túy của cơ sở.
- Định kỳ hàng năm tổ chức hoạt động tuổi trẻ phòng, chống ma túy (26/6) và phòng,
chống AIDS (1/12) với hàng chục ngàn đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia. Vận
động cai nghiện: 5.000 người (1996-2006),vận động hỗ trợ các Trường, trung tâm cai
nghiện: (2001 – 2008), tổ chức 30 lần Chương trình văn hóa văn nghệ: Trị giá khoảng 100
triệu.

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027


13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng: (2006-2008):Vận động trợ vốn học nghề, nâng cao
tay nghề: 50 triệu; tư vấn, định hướng, giới thiệu việc làm: 200 lượt người, Số TNTN tham
gia hỗ trợ: 200 người (phương thức 1+1)
- Hoạt động bảo vệ môi trường
- Tổ chức 90 ngày “Chủ nhật xanh” toàn thành thu hút hơn 9 triệu lượt đoàn viên,
thanh niên và người dân cùng tham gia làm vệ sinh môi trường, giải quyết hơn 5.000 tụ
điểm rác tồn đọng lâu năm trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng được 16 phường sạch đẹp, 6.187 công trình sạch đẹp ở tổ dân phố, khu
phố, chung cư, ký túc xá, trường học… trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức 2 cuộc thi về môi trường và tập huấn cho hơn 2.000 cán bộ Đoàn, đội,
nhóm công tác xã hội, bảo vệ môi trường.
- Tổ chức tuyên truyền bảo vệ môi trường 5.026 lần với 2,8 triệu lượt đoàn viên,
thanh niên tham gia.
- Tổ chức trồng 450.000 cây xanh ở các nơi trên địa bàn thành phố và tiếp tục thực
hiện giai đoạn 2 (2010 – 2015) trồng thêm 500.000 cây xanh.
- Hoạt động chăm lo các đối tượng xã hội
- Hoạt động cứu trợ : Đã tổ chức kịp thời các đợt cứu trợ trực tiếp đồng bào bị lũ
lụt trên phạm vi cả nước với số tiền hơn 4 tỷ đồng trong các năm qua, 2 chiến dịch khắc
phục lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2005, 2006, 2007 với số tiền 1,5 tỷ đồng;
năm 2009: 2 cơn bão ở Miền Trung và Tây Nguyên với số tiền 2,4 tỷ năm 2010 tại các tỉnh
Miền trung.
- Thăm các trường trại xã hội : Định kỳ hàng quí tổ chức thăm, sinh hoạt và tặng quà
cho các đối tượng trẻ bất hạnh, người già neo đơn ở 25 trường trại xã hội với số tiền hơn
700 triệu đồng từ sự đóng góp của các nhà hảo tâm, của đoàn viên, thanh niên.

- Chăm lo thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn : Tổ chức 5 lần trại "Hoa hồng nhỏ"
chăm lo cho trẻ em nghèo bất hạnh, trẻ tật nguyền với gần 3000 lượt em tham gia và gần
1,5 tỷ đồng quà tặng cho các em.
+ Tổ chức 10 lần Trung thu cho trẻ em nghèo với gần 8.000 lượt các em tham gia và
1,9 tỷ đồng quà tặng cho các em.
SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Tổ chức 10 lần chương trình "Tồ ấm ngày xuân"; “Cùng em vui tết cổ truyền” cho
gần 6.000 lượt em tham gia với số tiền 2 tỷ đồng quà tết cho các em.
+ Vận động 8.812 bộ sách giáo khoa (2006), 10.000 bộ (2007), 5.200 bộ (2008),
300.000 đầu sách (2009); 324.000 đầu sách (2010)
 Công tác phát triển lực lượng
- 285 đội, nhóm thanh niên công tác xã hội ở các phường, xã, trường phổ thông trung
học, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
- 168 đội, nhóm thanh niên bảo vệ môi trường ở các quận, huyện.
- 343 đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên phòng, chống ma túy - AIDS ở các phường,
xã, trường phổ thông trung học, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
 Các biện pháp, phương thức, mô hình thành công trong hoạt động công
tác xã hội
-

Các chương trình chính của trung tâm

- Ngày “Chủ nhật xanh” toàn thành.
- Đề án 1.000 công trình Xanh – Sạch – Đẹp

- Hoạt động phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng..
- Chương trình “Hoa hồng nhỏ” toàn thành.
- Chương trình “Vui tết cổ truyền”.
- Chương trình “Cùng em vui đón Trung thu” cho trẻ em nghèo.
- Chương trình “Cùng tuổi thơ đến trường”
- Hành trình “Về với Trường Sơn”
- Hoạt động cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Đội hình thanh niên tình nguyện khắc phục lũ
lụt.
- Chương trình chỉnh trang các phần mộ liệt sĩ, lễ thắp hương thắp nến tại các nghĩa
trang.
- Thực hiện chủ đề năm của thành phố “năm 2008 và năm 2009 - năm thực hiện nếp
sống văn minh đô thị”


Hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội trong 25 năm qua đã thực sự lớn

mạnh và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Thực tế địa phương cho thấy, các vấn đề
SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

về bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, khắc phục hỏa hoạn, thiên tai và hoạt động
tình nguyện làm xã hội … được giải quyết từ một vài đội, nhóm làm công tác xã hội đã
phát triển thành phong trào thanh niên tình nguyện rộng khắp và duy trì được các hoạt
động liên tục nhiều năm liền.



Sau 25 năm thành lập và phát triển, TT công tác xã hội đã và đang đạt được

nhiêu thành tích đóng góp vai trò to lớn của mình trong việc phát triển phong trào Đoàn Hội và hoạt động thanh niên, sự thành lập phòng dịch vụ công tác xã hội cũng có vai trò
quan trong cho sự phát triển của xã hội, với sự phát triển này trung tâm trong thời gian tới
sẽ có nhiều thành tích hơn nữa trong việc phát triển kinh tết xã hội đất nước.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy
1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm công tác xã hội thanh niên
thành phố Hồ Chí Minh
 Chức năng
-

Trung tâm CTXH TN TP là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí
hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tại ngân hàng
và Kho bạc Nhà nước thành phố.

-

Tham mưu cho Ban thường vụ Thành Đoàn về chương trình CTXH trong
công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên thành phố theo chương trình
hoạt động hàng năm, góp phần cùng thành phố giải quyết các vấn đề xã hội
của thành niên.

-

Hướng dẫn hệ thống Đoàn tổ chức thực hiện các chương trình CTXH theo sự
chỉ đạo của Ban thường vụ Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh.

-

Phối hợp với các ban, trung tâm, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc

Thành Đoàn và các sở, ban ngành chức năng có liên quan để tổ chức thực
hiện các chương trình CTXH.

-

Hình thành tổ chức các hoạt động thanh niên tình nguyện để kết nối các nhu
cầu tình nguyện và các tầng lớp nhân dân..

-

Hỗ trợ và tư vấn bình đẳng giới, vấn đề kết hôn với người nước ngoài cho
thanh niên( đặc biệt phụ nữ). Đây là hoạt động xét trên nhu cầu thực tế của

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

xã hội, đặc biệt lại diễn ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
thành khác.
 Nhiệm vụ
-

Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể có liên quan nghiên cứu đề xuất và tổ
chức thực hiện các chương trình công tác xã hội, góp phần thực hiện ngày
càng tốt hơn chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đối với trẻ em mồ côi,
khuyết tật, bụi đời, thất học, các gia đình thương binh, liệt sĩ, người già yếu,
bệnh tật, neo đơn. …


-

Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thanh thiếu niên thành phố tự
nguyện tham gia làm công tác xã hội, “quan hệ” với các cá nhân và tổ chức
xã hội từ thiện ở trong và ngoài nước để tranh thủ sự trợ giúp, ủng hộ và viện
trợ về tiền, vật chất….nhằm mở rộng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động
xã hội của trung tâm. Trường hợp Trung tâm trực tiếp tổ chức tổ chức lạc
quyên thì phải báo cáo, xin phép Ủy ban nhân dân thành phố.

-

Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động của Trung
tâm. Bảo đảm mọi hoạt động của Trung tâm theo đúng chế độ chính sách qui
định của Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố.

-

Tham mưu cho Ban thường vụ Thành đoàn về chương trình CTXH trong
công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên thành phố theo chương trình
hoạt động hàng năm, góp phần cùng thành phố giải quyết các vấn đề xã hội
của thanh niên.

-

Tổ chức bộ phận hỗ trợ và tư vấn bình đẳng giới, vấn đề với người nước
ngoài cho thanh niên(đặc biệt phụ nữ) có điều kiện tìm hiểu pháp luật, điều
kiện sống tại nước sở tại, văn hóa địa phương và các vấn đề liên quan.

-


Phối hợp với các cơ quan, đơn vị khai thác và thực hiện có hiệu quả các dự
án để chăm lo các đối tượng xã hội, bảo vệ môi trường, sức khỏe vị thành
niên….và các vấn đề xã hội trọng tâm.
1.1.2.2 Hệ thống tổ chức bộ máy

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

 Với một sơ đồ tổ chức chặt chẽ, logic thì những năm qua với tổ chức này trung tâm đã
xây dựng cho mình nhiều thành công rực rỡ, bên cạnh đó từ sơ đồ sinh viên cũng nhận
thấy rõ vai trò và nhiệm vụ của các phòng ban, các cấp trong trung tâm.
1.1.3 Đội ngũ cán bộ, công viên chức, lao động và cơ sở vật chất
1.1.3.1 Cơ cấu nhân sự
- Nhân sự: (10 người)
- Ban Giám Đốc: 02 Người.
- Cán bộ: 08 Người.
1.1.3.2 Cơ sở vật chất
Gồm 7 phòng:
SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Phòng giám đốc: điều hành mọi hoạt động của trung tâm
Phòng Tổng hợp: kế toán, văn thư, thủ quỹ.
Văn phòng kết nối tình nguyện:
+ Chức năng và nhiệm vụ chính:
Văn phòng Kết nối tình nguyện (Center Of Youth Volunteer Connection) thành lập
với mong muốn kết nối các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện tự phát (tự lực) trên địa bàn
thành phố, chia sẻ thông tin tình nguyện để các thành viên.
Góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác tình nguyện đem lại hiệu quả bền vững
và những giá trị cao cho đối tượng thừa hưởng, tác động ý thức, nâng cao tinh thần tình
nguyện trong cộng đồng. hướng tới một xã hội tình nguyện.
+ Tầm nhìn chiến lược và định hướng:
Văn phòng Kết Nối Tình Nguyện được thành lập nhằm kết nối thông tin tình nguyện,
hỗ trợ các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện tự phát (tự lực) trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh nâng cao năng lực tổ chức và tiếp cận các nguồn lực tình nguyện.
Xây dựng các dự án, chương trình tình nguyện theo nhóm sở thích, theo chuyên môn,
nghề nghiệp, theo thời gian tham gia hoạt động và theo địa bàn sinh sống, tạo sự đa dạng,
rộng khắp các đối tượng muốn tham gia tình nguyện theo phương châm “Người người làm
tình nguyện”.
+ Công tác tổ chức điều hành:
Công tác kết nối thành viên mỗi năm văn phòng đều tổ chức Ngày Hội Kết Nối Tình
Nguyện với mục địch kết tụ các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện, khen thưởng các tổ
chức, cá nhân có thành tích hoạt động xuất sắc trong năm, tạo sân chơi cho các bạn tình
nguyện viên của Văn phòng và tình nguyện viên, thành viên của các câu lạc bộ, đội, nhóm
tình nguyện.
Tính đến tháng 10 năm 2014 Văn phòng Kết nối tình nguyện đã tổ chức 25 chương
trình, dự án với vai trò là đơn vị chủ trì tổ chức hoạt động, số lượt tình nguyện viên đăng
SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

19



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ký tham gia tình nguyện là 2817 lượt người, nguồn lực huy động ước tính gần 500.000.000
đ. Tập trung vào các lĩnh vực cơ bản như: bảo vệ môi trường, chăm lo các đối tượng xã
hội, truyền thông giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính cho thanh niên, vận động hiến máu
tình nguyện …
+ Định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể của tổ chức ở những năm tiếp theo:
Tiếp tục nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của cộng đồng bằng những hành động
thiết thực bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu như trồng cây, hạn chế tình trạng xả
rác bừa bãi, không đúng quy định.
Xây dựng và tổ chức thành công dự án tình nguyện trong bệnh viện hiện đang thực
hiện trong 3 bệnh viên (Chợ Rẫy, Ung Bướu, Truyền máu huyết học).
Phát triển hơn nữa công tác đào tạo, tập huấn cho các câu lạc bộ, đội, nhóm tình
nguyện tự phát để nâng chất đồng đều các câu lạc bộ, đội, nhóm việc này sẽ giúp nâng cao
tính hiệu quả trong hoạt động tình nguyện.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là pháp luật về giao thông
đường bộ và những ứng xử văn hóa đẹp của người tham gia giao thông.
Tiếp tục chăm lo cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ và các
đối tượng trong các mái ấm, nhà mở, các cơ sở xã hội.
Văn phòng dịch vụ: gồm phụ trách và các nhân viên
Xây dựng theo quyết định số 3515/ QĐ-UB của UBND Thành phố ngày 15 tháng 7
năm 2011 về việc bổ sung chức năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ cho các đối
tượng có hoàn cảnh khó khăn với hoạt động chuyên môn như:
Phòng hội trƣờng: để tổ chức các sự kiện lớn của trung tâm, như hội họp, truyền
thông, triễn lãm…vv.
Phòng tạm trú: gồm 8 giường tầng để phục vụ cho tất cả đối tượng yếu thế của
trung tâm, hiện tại phòng tạm trú đang được sử dụng cho nhóm học sinh nghèo gồm 8 bạn
đang học nghề tại trường nghiệp vụ nhà hàng.


SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Phòng kho: với chức năng để tất cả các đồ đạc của trung tâm ngoài ra phòng còn có
một nhiệm vụ rất quan trọng đó là để đồ do các tổ chức tài trợ hỗ trợ, theo sinh viên thì
mặc dù phòng kho nhưng nó có nhiệm vụ không hề kém so với các phòng ban khác.


Trung tâm có đầy đủ các phòng từ trên xuống dưới các phòng đều có những

chức năng và nhiệm vụ riêng, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và đảm bảo cho các hoạt
động của trung tâm được thực hiện
1.1.4

Các chính sách, chế độ đối với cán bộ, nhân viên

- Ngoài mức lương hàng tháng từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng thì mỗi cán
bộ, nhân viên ở đây còn được nhận trợ cấp xe cộ, đi lại 2.000.000 – 3.000.000 triệu/
tháng.
- Được hưởng đầy đủ các chế độ của Nhà nước.
- Trung tâm tạo điều kiện cho một số anh, chị ở đây đi học tại chức hệ vừa làm
vừa học tại Trường Đại học Lao động xã hội cơ sở II.
- Thực hiện đầy đủ các khoản bảo hiểm, trợ cấp đột xuất.
- Phụ cấp nhân 0,2 .
- Thực hiện tốt chế độ nghỉ phép hàng năm cho cán bộ tại trung tâm.
1.1.5


Các cơ quan, đối tác tài trợ của Trung tâm Công tác xã hội Thanh

niên thành phố Hồ Chí Minh
1.1.5.1 Nhân lực
Ngoài nguồn nhân lực từ các nhân viên của trung tâm thì nguồn nhân lực còn lại là từ
các lực lượng như: thanh thiếu niên, sinh viên các trường đại học, học sinh các trường
THCS, THPT, sinh viên thực tập, các CLB đội nhóm
1.1.5.2 Tài chính
Với các nhà tài trợ chính cho trung tâm như là :
-

Eximbank: tổ chức các hoạt động xã hội nhân các ngày lễ lớn 30/4, 01/05,

01/06, 15/08…
-

Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh: vừa nhân lực, tài chính và các chỉ đạo. Cung

cấp cho TT CTXH một lượng lớn nhân lực, hỗ trợ về tài chính để phục vụ cho các hoạt

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

động trong các ngày lễ, các hoạt động, đồng thời có các chỉ đạo, quyết định giúp Trung
tâm thực hiện các hoạt động.

-

Công ty Cổ phần thực phẩm Quốc tế (INTERFOOD): về thực hiện chương

trình chung tay tái chế để mang đến nước sạch cho trẻ vùng sâu, vùng xa.
-

Công ty Cổ phần Bibica : Trung tâm công tác xã hội Thanh niên Thành phố

đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Bibica trao tặng 2.000 bộ sách giáo khoa lớp 5 mới
cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để chuẩn bị cho năm học mới (2013 2014).
-

Công ty Cổ phần Lưu Gia Tộc.

-

Glaxo Smith Line : Hệ thống máy lọc nước do Văn phòng đại diện Glaxo

Smith Line Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (GSK) tài trợ và Công ty Cổ phần
Shiny Việt Nam lắp đặt.
-

Ngoài những công ty, tổ chức trên thì còn có hàng trăm tổ chức,công ty có

những hỗ trợ về vật chất và nhân lực cho những hoạt động của trung tâm
1.1.5.3 Liên kết thực hiện
- Trung tâm Văn hóa quận 3
- Huyện đoàn Nhà Bè, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Nhà Bè



Từ những thông tin trên cho ta thấy trung tâm không chỉ là một tổ chức nhà

nước, nhận kinh phí hoạt động từ nhà nước, Thành đoàn thành phố mà còn vận đông rất
nhiều nhà tài trợ khác từ bên ngoài.
1.2

Thuận lợi và khó khăn

1.2.1 Thuận lợi
Trung tâm CTXH thanh niên nằm ngay trung tâm thành phố và trung tâm chính
quyền Quận nên có nhiều thuận lợi trong việc làm thủ tục và nhận được sự ủng hộ lớn
từ các tổ chức từ thiện và mạnh thường quân.
- Nơi đây tập trung nhiều cơ sở kinh doanh, công ty, ngân hàng, trung tâm
thương mại, tòa nhà, nhiều loại hình dịch vụ.
- Giáp nhiều tuyến đường trọng điểm, gần trung tâm văn hóa thiếu nhi và nằm
cạnh khu vực quân sự.
SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Giao dịch thương mại, văn hóa thuận lợi.
- Dân cư đông đúc
- Nguồn nhân lực đa dạng, phong phú.
- Có tính mở rộng nên thu hút được nhiều nguồn nhân lực tham gia các hoạt
động, đặc biệt các bạn sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng….
1.2.2 Khó khăn

- Vì là đường một chiều nên chưa được thuận tiện cho các phương tiện muốn lưu
thông từ hướng Điện Biên Phủ vào trung tâm.
- Công việc nhiều tuy nhiên số lượng cán bộ, công nhân viên còn ít.
- Số lượng cán bộ tốt nghiệp ngành Công tác xã hội rất ít, đa phần đang học tại
chức hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Lao động xã hội cơ sở II.
- Vì là trung tâm hoạt động vì cộng đồng nên công việc mà các cán bộ ở đây làm
rất nhiều và phạm vi hoạt động rất rộng đòi hỏi cần một lượng lớn nguồn nhân lực
tham gia và phải bỏ nhiều thời gian cho các hoạt động của trung tâm.
- Liên kết thực hiện hay còn nói là trung gian cho nên việc tìm ra các trung tâm
bảo trợ và tổ chức giúp đỡ có phần khó khăn, buộc cán bộ ở đây phải đi thực tế tìm
hiểu và xin được sự giúp đỡ.

SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chƣơng 2: Thực trạng về công tác an sinh xã hội đối với trẻ em, thanh thiếu
niên lang thang, cơ nhỡ tại Trung tâm Công tác xã hội thanh niên Thành phố Hồ
Chí Minh
2.2 Quy mô, cơ cấu đối tƣợng
2.2.1 Quy mô
Qua điều tra và tìm hiểu thông tin về thực trạng trẻ em đường phố tại Quận 1 do
Trung tâm CTXH TN TP tiếp nhận và quản lý vừa qua , hiện có tới 123 trẻ em lang
thang kiếm sống, chủ yếu là lao động tại các cơ sở sản xuất tư nhân và hầu hết lang
thang tại các công viên quanh trung tâm thành phố. Cụ thể số trẻ em lang thang tại các
địa điểm thuộc các công viên và các địa điểm khác trong thành phố như sau:
Bảng 2.1: Quy mô đối tượng trẻ em lang thang trên địa bàn quận 1.


TT
Địa điểm

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Công viên Lê Văn Tám

45

36.59

2

Công viên 23/9

33

26.83

3

Công viên 30/4

26


21.14

4

Khác

19

15.45

Tổng cộng

123

100 %

Ghi chú

(Nguồn:Báo cáo tổng hợp thực trạng về trẻ em, thanh thiếu niên lang thang, cơ
nhỡ trên địa bàn)
Nhìn chung qua bảng quy mô về đối tượng ta có thể nhận thấy, trẻ lang thang
trên địa bàn quận 1 tập trung nhiều nhất tại công viên Lê Văn Tám, tiếp theo là công
viên 23/9 và 30/4 và rải rác ở một số địa điểm khác. Các em thường tụ tập tại những
nơi đông người qua lại, những công viên là nơi lý tưởng cho mọi người thư giãn chính
vì thế nơi đây tập trung lượng người nhiều và vì vậy các em thường tụ họp ở đây để
kiếm sống.
SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

24



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Một số trẻ được trung tâm đưa về các mái ấm tình thương, cơ sở bảo trợ để được
nuôi dưỡng, chăm sóc, và một số khác được gửi vào các trường và cho đi học. Phần
lớn các đối tượng này lang thang, được cán bộ, nhân viên bắt gặp, tìm hiểu và khuyên
nhủ đưa về trung tâm,sau đó tùy vào nhu cầu gửi các em vào trường học hoặc cơ sở
bảo trợ. Một số khác có người dẫn đến hoặc tự tìm đến trung tâm để tìm kiếm sự giúp
đỡ. Cũng có nhiều em không chịu nhận sự giúp đỡ vì các em đã quen với cuộc sống tự
do bên ngoài. Tuy nhiên, để tôn trọng quan điểm của các em trung tâm vẫn chấp nhận
và giúp đỡ các em khi cần.
2.2.2

Cơ cấu đối tượng

Các đối tượng thuộc sự quản lý của Trung tâm hầu hết thường lang thang đánh
giày, bán báo, bán vé số, nhặt ve chai, xin ăn, cũng có một số khác thường trộm cắp
của người dân và khách du lịch, một số khác được đưa về các mái ấm tình thương,
trường học. Cụ thể:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đối tượng trẻ em lang thang phân theo nghề nghiệp
(Nguồn: Số liệu điều tra của TT CTXH về nghề nghiệp của trẻ em lang thang
trên địa bàn quận 1).
SVTH: VÕ THỊ THU HOÀI - MSSV: 12D101027

25


×