Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Báo Cáo Môn Kinh Tế Quốc Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.27 KB, 5 trang )

PHẦN MỘT: LÝ THUYẾT BẢO HỘ MẬU DỊCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
(Trang + Quân)
PHẦN HAI: THỰC TẾ CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
MỤC LỤC MỞ ĐẦU ( Huy )
Sự cần thiết của đề tài
Tình hình nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Dự kiến những đóng góp mới của đề tài
Bố cục của đề tài
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH BẢO
HỘ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
1.1 Lý thuyết về bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ ( Thu )
1.1.1 Khái niệm về ngành công nghiệp non trẻ, bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ.
1.1.2 Lý luận bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ
1.1.3 Sự cần thiết phải bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ
1.1.4 Phương pháp đánh giá chính sách của ngành công nghiệp ô tô
1.2 Khái quát về ngành công nghiệp ô tô và các chính sách bảo hộ ngành công
nghiệp ô tô ( Phương Anh)
1.2.1 Khái quát về ngành công nghiệp ô tô


1.2.2 Chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô
1.3 Kinh nghiệm quốc tế
1.3.1 Malaysia
1.3.2 Ấn Độ
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô
TÔ TẠI VIỆT NAM
2.1 Xem xét các điều kiện thực hiện bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô ở Việt
Nam. (Thời điểm năm 1991).. (Hiếu + Duyên )


2.1.1 Vai trò quan trọng của ngành công nghiệp ô tô đối với mỗi quốc gia.
2.1.2 Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời muộn
2.1.3 Xu hướng bảo hộ ban đầu trong phát triển ngành công nghiệp ô tô của các nước
trên Thế Giới. 2.1.4 Lợi thế thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam
2.1.4.1 Xu hướng mới trong ngành công nghiệp ô tô
2.1.4.2 Việt Nam hội tụ nhiều yếu tố dễ dàng thu hút các nhà đầu tư trong ngành công
nghiệp ô tô
2.1.4.3 Thách thức ngành công nghiệp ô tô phải đối mặt.
2.2 Hệ thống chính sách thuế quan thực hiện tại Việt Nam.
2.2.1 Chính sách thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng. ( Thuận +
Tiên)
2.2.1.1 Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
2.2.1.2 Thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng


2.2.2 Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt
2.2.3 Chính sách thuế giá trị gia tăng
2.2.4 Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.5. Đánh giá chính sách
2.2.5.1: Đánh giá từ góc độ định tính
2.2.5.2 Đánh giá từ góc độ thực tế
2.2.6 Nguyên nhân (Quỳnh )
2.2.6.1 Hạn chế của chiến lược bảo hộ và phát triển
2.2.6.2 Mục tiêu khác biệt giữa nhà nước và doanh nghiệp (vấn đề mâu thuẫn giữa thị
trường nhỏ và phát triển sản sản xuất).
2.2.6.3 Hạn chế của chính sách thuế
2.2.6.4 Năng lực của chính phủ và lợi ích nhóm
2.3 Ngành ô tô Việt Nam bị cắt dần bảo hộ (BUN)
Bộ Tài chính hoàn thiện biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi năm 2014 theo cam kết gia nhập

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Một trong những mặt hàng giảm thuế khá mạnh là
ô tô.
Nhiều dòng thuế của nhóm hàng ô tô đã và sẽ được cắt giảm theo lộ trình từ 7-12 năm.
Cụ thể, các loại xe chở người có dung tích xi-lanh từ 2.5 trở lên, thuế suất sẽ giảm từ
74% hiện nay xuống 70% vào năm 2014; tiếp theo sẽ giảm xuống 52% vào năm 2019. Xe
2 cầu sẽ giảm từ 90% xuống 47% vào năm 2017.
Giảm thuế nhanh và mạnh mẽ hơn là lộ trình thực hiện Hiệp định Khu vực mậu dịch tự
do ASEAN (AFTA). Theo AFTA, thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực
ASEAN vào Việt Nam sẽ giảm xuống mức 40% ngay từ năm 2014, năm 2015 giảm tiếp


còn 35%, năm 2016 giảm xuống 20% và về mức 0% từ năm 2018.
Tuy nhiên, để bảo vệ, phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam từ nay đến 2020, Bộ
Công Thương đề xuất Bộ Tài chính một lộ trình giảm thuế khác. Cụ thể, Bộ Công
Thương đề xuất năm 2014 giảm thuế xuống còn 50% và duy trì mức thuế đó trong cả
năm 2015; đến năm 2016 còn 40%, năm 2017 còn 30% và năm 2018 còn 0%.
Như vậy, đến năm 2014, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc khu vực ASEAN về Việt
Nam dự kiến giảm còn 50%. Điều này khiến các doanh nghiệp (DN) ô tô trong nước lo
lắng bởi khi đó giá thành một số mẫu sẽ nhập khẩu bằng giá của xe lắp ráp trong nước và
cạnh tranh với xe trong nước.
Còn theo giới hoạch định chính sách thuế, khi Việt Nam gia nhập WTO thì chúng ta đã
thực hiện cam kết không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập
khẩu. Do đó, việc bảo hộ cho DN sản xuất trong nước không thể tồn tại mà DN nội địa
cần có chiến lược, bước đi để thích nghi với điều này.
Qua gần 10 năm thực hiện quy hoạch, ngành công nghiệp ô tô mới đạt được tỉ lệ nội địa
hóa ở mức thấp: 7%-10% đối với xe con và 35%-40% đối với xe tải nhẹ. Trong khi đó,
mục tiêu đề ra là đến năm 2010, tỉ lệ nội địa hóa các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách,
xe con) phải đạt 60%. Ngành công nghiệp phụ trợ cũng không khá hơn.
Đến nay, có khoảng 210 DN tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ô tô nhưng chủ yếu
thuộc loại vừa và nhỏ, chỉ sản xuất được một ít chủng loại phụ tùng đơn giản, hàm lượng

công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, sản phẩm nhựa, ắc-quy, đầu tư
dây chuyền dập thân, vỏ xe. Thực tế, giá thành sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn khu
vực ASEAN khoảng 20% do hầu hết dây chuyền lắp ráp chỉ hoạt động 50% công suất.
Do vậy, các chuyên gia kinh tế đánh giá lộ trình giảm thuế theo cam kết hội nhập sẽ
khiến các DN nội địa bị áp lực rất lớn do vốn đã kém “sức đề kháng”.
Ông Phạm Văn Tài, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Ô tô Trường Hải, lo lắng: “Người
tiêu dùng Việt Nam đang kỳ vọng sau năm 2018 sẽ mua được xe giá rẻ vì thuế nhập khẩu
ô tô nguyên chiếc bằng 0%. Do không cạnh tranh được, DN trong nước sẽ chuyển thành
những nhà nhập khẩu, khi đó ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không biết đi về đâu. Các
DN hiện chỉ biết trông chờ vào bản quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt


Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 sẽ có những chính sách ưu đãi với DN trong
nước”.
Ở góc độ chuyên gia, nhiều dự báo lạc quan hơn cho rằng việc giảm thuế nhập khẩu sẽ
dẫn tới xu hướng các nhà lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước phải tìm cách giảm giá để
cạnh tranh hoặc chuyển sang nhập khẩu; có thể tập trung vào lắp ráp những mẫu xe có
sản lượng lớn, có lợi thế cạnh tranh.
Tuy vậy, cái khó được đại diện Bộ Công Thương chỉ ra là hiện thị trường đang bị chia
nhỏ, sản lượng mỗi dòng xe không thể đủ đáp ứng cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Do
đó, DN không dễ xoay xở để sống bằng con đường sản xuất, lắp ráp trong bối cảnh hiện
nay mà nhiều khả năng sẽ từ bỏ ngành này và chuyển sang nhập khẩu.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ( Ngân )
3.1 Về chính sách
3.2 Về thực hiện chính sách
KẾT LUẬN ( Ngân )




×