Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Câu Hỏi Thuyết Trình Nhiếp Ảnh Căn Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 21 trang )

HỌC PHẦN:
ẢNH BÁO CHÍ
CÂU HỎI THUYẾT TRÌNH:
NHIẾP ẢNH CĂN BẢN
GVHD

: NGUYỄN THỊ PHƯỚC

THỰC HIỆN : NHÓM 1
LỚP

: 10LTBC


I. Lịch sử ra đời của nhiếp ảnh
-Trước công nguyên khoảng 3 thế kỷ, con người đã phát hiện ra nguyên lý thu hình: Một lỗ
thủng bé ở tường nhà cho ánh sáng bên ngoài lọ vào trong phòng tối đã đem theo hình
ảnh đối diện nó.
- Nguyên lý này đã được Leona De Vinci (Nhà bác học nổi tiếng nhiều lĩnh vực) nhắc đến
năm 1519 khi nói về cách quan sát bầu trời những khi có nhật thực.
- Cùng thế kỷ 16 nhà vật lý Morolico đã rút nhỏ không gian buồng tối trên thành hộp tối.
Chiếc hộp tối này được làm bằng một cái hộp kín, một mặt ngắn tạo lỗ thủng nhỏ cho ánh
sáng đi vào. Mặt đối diện là tâm kính mờ để quan sát.
- Năm 1568 ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra một hộp tối có một thấu kính và một lỗ có
thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của ảnh.
- Năm 1824 khi Nicéphore Niépce nhà khoa học người Pháp cộng tác với Daguerre, dùng
hộp tối Porta (hộp Porta được các hoạ sĩ dùng để vẽ ảnh phóng tranh..., đó là một công cụ
nhiếp ảnh đơn giản, làm từ vỏ đồ hộp, không có bất kỳ chi tiết cơ khí nào, không có thấu
kính. Nó giúp quan sát, sáng tạo hình ảnh, học cách làm thời gian ngừng lại, giúp hiểu rõ
hơn về thời gian và ánh sáng.để chụp ảnh. Sự kiện này được coi như đánh dấu sự khai
sinh của Nhiếp ảnh.


- Cũng thời gian này, bức ảnh đầu tiên của nghệ thuât nhiếp ảnh với thời gian chụp mất 8
tiếng đồng hồ về "nóc phố" được ra đời, do Joseph Nicéphore Niépce người Pháp thực
hiện


Bức ảnh đầu tiên trên thế giới do Joseph Nicéphore Niépce người Pháp thực hiện


I. Lịch sử ra đời của nhiếp ảnh
* Nhiếp ảnh có từ khi nào?
- Ở nước ta, ông Đặng Huy Trứ (1825-1874) là người đầu tiên đưa nhiếp ảnh vào Việt
Nam. Do điều kiện công việc, ông thường xuyên sống ở nước ngoài. Lần đầu là đi sứ
Trung Quốc. Lần sau sang Quảng Châu, Hương Cảng và Macao. Ông sắm máy móc,
phim, giấy, hoá chất cùng phụ kiện, phụ liệu cần thiết tại Quảng Châu, thuê luôn thợ ảnh
lành nghề về truyền thụ kỹ thuật nhiếp ảnh.
- Ngày mùng 2.2 năm Kỷ Tỵ, tức 14.3.1869, đánh dấu mốc nghệ thuật nhiếp ảnh xuất hiện
tại Việt Nam. Đó là ngày ông Đặng Huy Trứ khai trương hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường ở phố
Thanh Hà (Hà Nội). Đó là hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Một thời gian sau, triều đình cử
ông Trương Văn Sán xuất dương học “tiểu phép chụp hình”. Vua Tự Đức lệnh cho Bộ
Công lập một cơ sở ở gần cửa Thượng Tứ (Huế) để ông Sán chụp ảnh - không chỉ cho
vua cùng hoàng thân quốc thích, mà còn được phép phục vụ rộng rãi. Hiệu ảnh Văn Sán là
hiệu ảnh đầu tiên ở Huế và là hiệu ảnh thứ hai ở Việt Nam.
- Bùi Minh Sơn là nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong ngành, ông là một trong những Nghệ sĩ
Nhiếp ảnh đầu tiên của Việt Nam được Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế phong
tước hiệu Nghệ sĩ và Nghệ sĩ xuất sắc (E.FIAP).


II. Định nghĩa nhiếp ảnh và nhiếp ảnh gia
1. Nhiếp ảnh là gì?
-


Nhiếp ảnh là tạo ra hình ảnh bằng tác động của ánh sáng với phim hoặc thiết bị
nhạy sáng. Nhiếp ảnh dùng một thiết bị đặc biệt để ghi lại hình ảnh vật thể thông
qua các hình ảnh của vật thể thông qua các hình ảnh phản chiếu các vật thể lên
giấy hoặc phim nhạy sáng, bằng cách căn thời gian phơi sáng. Quá trình này
được thực hiện bằng các thiết bị cơ học, hóa học hay kỹ thuật số thường được
gọi là máy ảnh hay máy chụp hình.

2. Nhiếp ảnh gia là ai?
-

Nhiếp ảnh gia là những người biết chụp ảnh. Tuy nhiên, có những người là qua
trường lớp đào tạo về kiến thức chụp ảnh, một số người thì chỉ là tự học và
thường thì là nhiếp ảnh tự do.


III. Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản
1. Nhìn đối tượng chụp bằng mắt thật.
Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và dùng máy
để ghi lại cái đẹp đó. Khi chụp hình ai, cố gắng để máy chụp hình ngang với mắt của người
đó, để khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ. Đặc biệt, khi chụp trẻ con, nhớ khum người
xuống cho ngang ngang với chiều cao của trẻ. Không nhất thiết phải bắt đối tượng nhìn
chằm chằm vào máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái khoảng khắc cảm xúc nhất của đối tượng


III. Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản
2. Chú ý đến hình nền phía sau Đối tượng
Mỗi lần nhìn vào ống ngắm hay màn hình LCD để chụp, nhất định phải quan sát khung
cảnh xung quanh đối tượng, hãy biến động tác này thành thói quen trước khi bấm máy, nó
rất cần thiết cho bạn để có được tấm ảnh đẹp, không bị lỗi. Không để một cái cây, cọc…

mọt lên từ đầu của chủ thể. Không để ánh sáng phía sau lấy mất sự chú ý của người xem
từ chủ thể.


III. Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản
3. Học cách dùng đèn ngoài trời.
Đèn không chỉ để dùng trong nhà và vào buổi tối. Đèn còn được dùng ngoài trời nắng để
tạo hiệu ứng và hạn chế các điểm yếu của anh sáng trời. Khi chụp hình người ngoài ánh
sáng mặt trời, nếu chụp không cùng chiều với chiều anh sáng thì ta nên đánh đèn để làm
sáng đối tượng. Khi mặt trời chiếu thẳng từ trên xuống, đánh đèn để làm sáng các vùng
khuất như hốc mắt, cổ…


III. Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản
4. Tiến gần đến chủ thể:
Những tấm hình bình thường thì con mắt, nét mặt, nụ cười luôn là tâm điểm của tấm hình,
do đó khi chụp hình ai đó hãy tiến sát lại họ hay zoom gần lại một chút, đừng đứng xa quá,
sẽ không khai thác hết được cái hồn của chủ thể. Tuy nhiên, cũng không đến gần quá,
không nên đến sát quá 1m.


III. Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản
5. Đừng để đối tượng chụp chính giữa tấm hình.
Hầu hết chúng ta đề nghĩ phải cho đối tượng được chụp đứng ở giữa tấm hình thì mới
đúng, quan niệm này hoàn toàn sai. Để có một tấm hình sống động, để nhấn mạnh tối
tượng chụp thì ta nên cho đối tượng ra ngoài biên của tấm hình, nằm càng gần hai đường
chia hình ra làm 3 phần bằng nhau càng tốt.


III. Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản

6. Cẩn thận khi lấy nét
Hầu hết các máy ảnh khi lấy nét tự động đều dựa vào điểm giữa của tấm hình để lấy nét. Trong
khi ta lại muốn đối tượng chụp không đứng giữa tấm hình. Do đó, nếu không cẩn thận chúng ta
sẽ lấy nét không đúng đối tượng hoặc đối tượng sẽ đứng ngay chính giữa tấm hình.
* Khắc phục: cho đối tượng đứng đúng vị trí cần chụp, để máy ảnh lấy nét ngay đối tượng, ta
bấm nút chụp xuống một nửa (không bấm chụp) để giữ điểm lấy nét đó, sau đó ta thay đổi vị trí
của máy ảnh để có khung hình ưng ý, rồi bấm tiếp một nữa còn lại để chụp.Với máy ảnh số ta có
thể tái bố cục lại tấm hình bằng máy tính.


III. Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản
7. Không phải đèn flash có thể chiếu đến mọi nơi.
Khi chụp đèn buổi tối chú ý khoảng cách từ đèn đến đối tượng chụp, khoảng cách này phải
phù hợp với cấu hình của đèn. Với máy ảnh du lịch thì khoảng cách này không quá 3m.
Nếu thấy hơn tối thì cứ dùng đèn.


III. Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản
8. Chú ý đến ánh sáng:
Trong tấm hình thì ánh sáng là quan trọng thứ nhì sau đối tượng chụp. Nhớ quan sát môi
trường ánh sáng xung quanh và trên đối tượng trước khi bấm máy, không nên để đối
tượng chụp dưới các tán cây vì sẽ thấy ánh sáng loang lổ trên đối tượng, muốn lấy ánh
sáng đẹp thì nên chụp vào buổi sáng sớm hay lúc chiều chiều.


III. Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản
9. Chụp hình đứng
Chúng ta hầu hết đều chụp hình theo hướng nằm ngang, không phải lúc nào cũng đẹp,
hay xoay máy ảnh của bạn lại 90 độ và tập chụp các tấm hình theo chiều dọc, bạn sẽ có
những tấm hình thật ưng ý. Đặc biệt là khi muốn thể hiện sự vĩ đại, cao lớn thì nên chọn

hình dọc thay vi hình nằm ngang, hình nằm ngang dùng để diễn tả sự bao la, rộng lớn…


III. Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản
10. Hãy cho người được chụp biết phải làm gì
Bạn cầm máy ảnh, bạn bấm máy, bạn sẽ là đạo diễn, đối tượng chụp là diễn viên. Hãy nói
cho họ phải làm gì, đứng thế nào… bởi vì không phải ai cũng là người mẫu. Hãy làm
những động tác gây chú ý, tránh có những khuân mặt thờ ơ trong một đám vui tươi, nó sẽ
phá hỏng tấm hình của bạn

1,2,3 cười…


IV. Bố cục trong nhiếp ảnh
* Bố cục trong nhiếp ảnh cũng giống như trong hội họa và kiến trúc theo các
nguyên tắc bố cục cổ điển -Tỷ lệ vàng:
1. Đường chân trời ( đường tầm mắt) ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
2. Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh (điểm nhấn, chủ thể).
3. Điểm mạnh này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao trong
khuôn hình.
4. Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh
5. Tận dụng nét lượn chữ S trong bối cảnh (nếu có)
(4 - 5: áp dụng luật xa gần nhằm tăng chiều sâu của bức ảnh).


IV. Bố cục trong nhiếp ảnh
* Để tăng khả năng diễn đạt của bức ảnh, bạn có thể áp dụng các nguyên tắc bố
cục ảnh trong quá trình chụp hoặc trong quá trình xử lý.
Có 3 nguyên tắc chính trong bố cục ảnh.
1. Nguyên tắc 1/3: Quy tắc 1/3 là một quy tắc cực kỳ cơ bản, nó là dạng bố cục được

nhiều họa sĩ và nhiếp ảnh gia lựa chọn. Quy tắc 1/3 là cách bạn chia bức ảnh làm 3 phần
đối với hai chiều ngang và dọc, sau đó ngắm chụp sao cho đối tượng chính nằm trong 1/3
của ảnh.


IV. Bố cục trong nhiếp ảnh
2. Nguyên tắc tỉ lệ vàng
Một bức ảnh được chia thành 9 phần không đều nhau bằng 4 đường thằng. Mỗi đường được vẽ
sao cho tỷ lệ giữa chiều rộng của phần diện tích nhỏ hơn của bức ảnh và chiều rộng của phần có
diện tích lớn hơn bằng đúng tỷ lệ giữa chiều rộng của phần có diện tích lớn hơn và chiều rộng
của cả bức ảnh. 4 giao điểm của 4 đường thẳng nói trên được gọi là 4 điểm vàng của bức ảnh.


IV. Bố cục trong nhiếp ảnh
3. Nguyên tắc đường chéo
Mỗi cạnh của 1 bức ảnh đều được chia làm 2 phần đều nhau và mỗi phần nhỏ lại tiếp tục được
chia thành 3 phần đều nhau. Làm tương tự cho cạnh kế bên, ta sẽ nối điểm mốc trên để tạo
thành 1 khung dọc theo đừơng chéo của khung ảnh. Theo nguyên tắc bố cục này, các thành
phần quan trọng của bức ảnh nên được đặt trong khung vừa được xác định ở trên để tạo sự chú
ý tốt nhất của người xem ảnh.


V. So sánh Ảnh báo chí và Ảnh nghệ thuật
ẢNH BÁO CHÍ

ẢNH NGHỆ THUẬT

Ảnh báo chí có nhiệm vụ chủ yếu là cung
cấp thông tin, nêu và phát hiện các sự
kiện, hiện tượng mới cho người đọc.


Là thông qua cái nhìn và cảm xúc của người chụp,
người thưởng thức ảnh nghệ thuật có thêm cảm xúc
thẩm mỹ mới về cuộc sống, củng cố lòng tin của họ
với cuộc đời và con người.

Trong chụp ảnh báo chí, người chụp tư
duy logic, làm nhiệm vụ tuyên truyền
thông tin là chính. Yếu tố nghệ thuật
trong ảnh báo chí càng cao thì giá trị
tuyên truyền thông tin của ảnh báo chí
càng lớn.

Giả nhất cũng thuộc về nhiếp ảnh gia của Getty
Images John Moore, chụp trong vụ tấn công ám
sát cựu thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto tại
Rawalpindi ngày 27/12/2007

Trong sáng tác ảnh nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo
các nhân quyết định việc tạo ra một ảnh đẹp, nhà
nhiếp ảnh phải biết tư duy bằng hình tượng, sử
dụng phương pháp điển hình hoá để phản ánh hiện
thực.

Bé gái và khỉ (Little girl and monkey) - bức ảnh
đoạt huy chương vàng PSA (Best of show) tại
cuộc thi ảnh nghệ thuật S4C của Mỹ năm 2008
-Ảnh: Lê Hồng Linh



DANH SÁCH NHÓM:
1. NGUYỄN THỊ HOÀNG VI (Nhóm trưởng)
2. NGUYỄN THỊ HOÀNG VÂN
3. NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
4. ĐOÀN VĂN TOÀN

5. PHAN HOÀNG THÂN
6. HUỲNH DIỄM TRANG
7. LÊ PHA MY
8. NGUYỄN HOÀNG TÂN
9. CAO THỊ CÚC
10. ĐẶNG THỊ PHƯƠNG
11. ĐẶNG THÀNH PHƯƠNG



×