Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BTL môn mạng máy tính đề tài xây dựng hệ thống mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.06 KB, 22 trang )

Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ HỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: MẠNG MÁY TÍNH
ĐỀ TÀI: Xây dựng hệ thống mạng phòng: A8_303, 304. Cho địa
chỉ IP 194.140.136.15, chia thành 5 subnet để cấp phát cho hệ
thống mạng. Tạo tài khoản người dùng, nhóm người dùng trong
hệ thống

Nhóm 04 - Lớp: ĐH KTPM CLC – K8
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Hùng Cường - 0841060069
2. Lê Duy Long - 0841360186
3. Nguyễn Như Hiếu - 0841360003
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Phạm Văn Hiệp

2014

1


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

MỤC LỤC

2




Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, thời đại của nền kinh tế thị trường, thời đại của Công
nghệ thông tin đang bùng nổ trên toàn Thế giới, các Công ty, các tổ
chức mọc lên ngày càng nhiều, về trình độ cũng như cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị hiện đại. Từ hệ thống quản lý, vận hành sản xuất,
hạch toán kinh tế… Tất cả đều nhờ vào công cụ máy tính và hệ
thống mạng máy tính, mới giúp con người làm việc được nhanh
chóng đồng thời lưu trữ dữ liệu được lâu dài.
Nói một cách đúng hơn là việc sử dụng hệ thống mạng máy tính là
không thể thiếu ở trong trường học hay là bất kỳ nhiều lĩnh vực khác.
Vậy thì làm thế nào để có thiết kế được mô hình mạng máy tính đảm
bảo có tính khoa học, dễ vận hành cũng như thay sửa một khi sự cố
xảy ra? Đó là một yêu cầu lớn đối với những người thiết kế mạng.
Sau khi được học và tích lũy được những kiến thức cần thiết của môn
Mạng máy tính. Nhóm chúng em sẽ tìm hiểu và phân tích thiết kế mô
hình mạng cho hai phòng 303 và 304 của nhà A8 trường Đại Học
Công Nghiệp Hà Nội.
Bài này sẽ gồm 3 phần đó là phần Đặt vấn đề, Thiết kế lắp đặt
mạng máy tính cho hệ thống và phần Quản lý tài khoản
người dùng

3


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8


Phần I: Đặt vấn đề
I.

Yêu cầu đặt ra

Việc thiết kế, lắp đặt mạng máy tính là một công đoạn hết sức khó
khăn, để có thể thiết kế nên một hệ thống mạng hoàn chỉnh đồng
thời có khoa học, đòi hỏi người thiết kế phải có tư duy cũng như kiến
thức về nó. Lắp đặt hệ thống mạng làm sao để cho dễ quản lý, dễ
nâng cấp và hạn chế sự cố tới mức thấp nhất, đồng thời đảm bảo
tính bảo mật cao, đó là cả một vấn đề đòi hỏi người thiết kế phải hết
sức chú ý.

II.

Khảo sát và phân tích

Khảo sát và đo đạt phòng máy cần lắp đặt, tìm hiểu phòng máy
về các mặt: ánh sáng, đường điện sẵn có và đo đạc diện tích phòng
máy… ở đây cụ thể phòng 303, 304 nhà A8.
Phòng gồm 4 cửa sổ bên đối diện cửa ra vào và 2 cửa sổ bên cửa
ra vào cung cấp ánh sáng cho phòng và có thể hạn chế ánh sáng
bằng rèm cửa. Đã có sẵn các ổ cắm điện xung quanh phòng nhưng
cần thiết lập riêng 1 hệ thống cho các phòng máy(hệ thống điện
được đi chung với cáp ren bảo vệ cáp mạng).
Sau khi đã khảo sát và đo đạc nhóm chúng em đã phác thảo sơ đồ
tổng quang của hai phòng 303 và 304 nhà A8 như sau:
6


m

m

Cửa
sổ

Cửa
sổ

Cửa
vào

ra

2,5

1m

1,75m

Phòng
12
m
303

Phòng
304

Cửa

sổ

Cửa
sổ

Bục
giảng

Cửa
vào

ra

4


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

Hình 1: Sơ đồ tổng quang 2 phòng 303 và 304 nhà A8

5


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

Phân tích cụ thể:
Sau khi khảo sát, đo đạc, nhóm em nhận thấy 2 phòng 303 và 304
giống nhau.
Diện tích mỗi phòng bằng 72 m2.
Chiều dài: 12m.

Chiều rộng: 6m.
Hành lang giữa hai phòng: 2,5m.
Mỗi phòng có 4 cửa sổ, mỗi cửa sổ rộng 1,75 m.
Mỗi phòng có 2 cửa ra vào, mỗi cửa rộng 1 m.
Nhìn chung ta thấy hai phòng đều là phòng học có diện tích
khá lớn. Vậy ta thiết kế cho hai phòng này có số máy tương đương
nhau và máy chủ sẽ đặt ở 1 trong 2 phòng sao cho hợp lý để đường
đi dây tới các switch sẽ chia đều như thế sẽ tăng khả năng hiệu suất
mạng và tiết kiệm được chi phí vật tư.

III.

Yêu cầu hệ thống
-

Hệ thống mạng là 2 phòng máy, mỗi phòng 34 máy sử dụng để
giảng dạy nghiên cứu học tập, thực hành.

 Ở mỗi phòng yêu cầu của hệ thống là :



Thuận tiện cho việc giảng dạy và học tập.
Lắp đặt gọn gàng ngăn lắp, hình thức hợp lí.
Hệ thống dễ sửa chữa bảo trì và nâng cấp.
Dễ dàng mở rộng hệ thống.
Các yêu cầu đối với phòng máy

-


Đảm bảo truy cập internet phục vụ cho việc học tập.

-

Đảm bảo độ thẩm mỹ, tạo ra hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của sinh
viên.

-

Kinh phí tiết kiệm tối đa nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu thiết kế.

-

Tốc độ đường truyền:
+ Mạng cục bộ: 100 Mb/s.
+ Mạng Internet băng thông rộng: 24Mb/s.

-

Các máy tính có đầy đủ các phần mềm tối thiểu cho việc học (Microsoft Office,
window media, Unikey, Turbo pascal, Code Block 13.12, SQL Server 2008,
Adobe Photoshop CS6, Macromedia Dreamwearer,VMware…) và các chương
trình bảo vệ máy tính (đóng băng ổ đĩa, phần mềm diệt virus…).
6


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

Phần II: Xây dựng hệ thống mạng cho hai phòng
303 và 304 nhà A8

I

Tính toán số lượng máy trạm

1. Số lượng máy tính
Trước khi thực hiện thiết kế hệ thống mạng, chia địa chỉ mạng ta
phải biết được số lượng máy trạm và số thiết bị cần dùng cho cả hệ
thống mạng cũng như số lượng dây mạng cần dùng. Như đã phân
tích ta có 2 phòng có diện tích tương đương nhau vì vậy sẽ lắp
đặt số lượng máy tính cho hai phòng là tương đương nhau.
Mỗi phòng có diện tích 72m2 chiều dài 12m chiều rộng 6m. dự
tính mỗi máy chiếm 1m chiều dài và 1m chiều rộng. Lắp đặt máy
chia làm 3 dãy. 1 dãy ở sát cửa sổ gồm 9 máy, 1 dãy kép ở giữa gồm
18 máy. Và 1 dãy ở giữa hai cửa ra vào gồm 7 máy.
Như vậy mỗi phòng sẽ có 34 máy trạm và 1 máy cho giáo
viên. Máy chủ sẽ được lắp đặt tại phòng 303-A8.
-

Tổng cộng ta sẽ lắp đặt 70 máy trạm (2 máy giáo viên) và 1
máy chủ.

2. Cấu hình máy tính
a. Máy trạm
Mục đích sử dụng chủ yếu cho thực hành, học tập, nghiên cứu.
Cấu hình máy trạm đảm bảo sử dụng được các phần mềm văn bản,
lập trình đơn giản và các phần mềm đồ họa, cơ khí (Solidwork,
AutoCad, Inventor …). Máy trạm đảm bảo hoạt động bền bỉ, tiết
kiệm điện và có khả năng nâng cấp lâu dài.

7



Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

Như vậy nhóm chúng em sẽ lựa chọn cấu hình máy tính dựa
trên nền tảng Intel Haswell socket 1150 với CPU Core i3-4130
Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật

Giá
(vnđ)

Main

Giga H81 S2PV Haswell

1.690.000

CPU

Core i3-4130 3.40
Cache, 5 GT/s DMI

RAM

KINGTON
1600MHZ

HDD


WESTERN Caviar
7200Rp SATA 3

Monitor

HP 18,5” P191 LED

1.995.000

Case+Power

Huntkey 350W – 24P(CP350H)

700.000

Keyboard
Mouse

4GB

GHz,

thành

3MB 2.300.000

DDR3

BUS 880.000


Blue

500GB 1.180.000

+ HP

Thành tiền
tích hợp đồ họa Intel HD 4400 công nghệ 2014 .

400.000
9.145.000

Bảng thông số chi tiết và báo giá máy trạm

8


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

Với việc sử dụng card đồ họa tích hợp trên CPU là Intel HD 4400
có khả năng xử lý đồ họa tương đương VGA rời phân khúc phổ thông.
Rất phù hợp để học tập và nghiên cứu mà không lo hỏng đồng thời
tiết kiệm điện năng (VGA rời rất dễ bị hỏng do nóng và tốn điện).
b. Máy chủ
Máy chủ phải đảm bảo khả năng hoạt động 24/7. Với những
đặc tính riêng như sử dụng Mainboard Server cho khả năng đảm
nhiệm máy chủ tốt nhất, Ram Server tích hợp công nghệ ECC (Error
Checking and Correction) có khả năng tự động sửa lỗi nhằm đảm
bảo sự hoạt động ổn định. Nguồn 450W đảm bảo cung cấp đủ điện

năng và vỏ case được lắp đặt thêm 3 quạt tản nhiệt đảm bảo nhiệt
độ cho máy chủ luôn mát để hoạt động đạt hiệu năng cao.
Cấu hình máy chủ :
Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật

Main

Intel® Server Board
SK 1155

CPU

Core i3-3220 3.3 GHz,
Cache, 5 GT/s DMI SK 1155

RAM

RamServer Kington
DDR3 Bus 1600Mhz

Case

CoolerMaster K550 3 FAN

Power

COOLERMASTER GX II-450W (RS- 1.200.000
450-ACAA-B1)


Keyboard
mouse

Giá
(vnđ)

S1200BTS 3.550.000

Western Caviar
7200Rpm, SATA 3

3MB 2.549.000

ECC 4GB 1.110.000

+ HP

HDD

thành

1.700.000

400.000
Blue

500GB 1.180.000

11.689.000

Thành tiền
Bảng thông số chi tiết và báo giá máy chủ

-

Đánh giá:
Với cách lắp đặt này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tiết kiệm

không gian của phòng vẫn đảm bảo được lối đi lại.Ngoài ra nhằm
đảm bảo cho tính thẩm mỹ, gọn gàng của căn phòng, chúng ta sẽ sử
dụng các nẹp mạng để bó các dây mạng lại với nhau khi đi dây đồng
thời chống nhiễu giữa các dây với nhau.

9


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

II

Dự thảo mô hình mạng
Switch 2

Phòng
303

Phòng
304

Switch 1


Sơ đồ lắp đặt tổng thể 2 phòng 303 và 304 nhà A8

III

Các thiết bị mạng cần dùng
1. Số lượng switch và router

Để tiện lắp đặt, theo dõi sửa chữa và tiết kiệm dây mạng ta lắp đặt 1
switch 16 cổng ở khu vực bục giảng góc lớp của mỗi phòng để kết
và 1 switch 32 cổng ở cuối mỗi phòng

10


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

2. Số lượng dây và nẹp dây mạng
Đối với dây và nẹp dây mạng ta sẽ đi men theo tường và gần sát
đất, dây mạng sẽ nằm trong nẹp dây mạng. Cách làm như vậy để
đảm bảo thẩm mỹ cho cả tầng và an toàn cho các dây mạng.

11


Dãy 1

Dãy 2

Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

Dãy 3

a Tính toán số lượng dây mạng
Bây giờ ta tính số lượng dây mạng cho phòng máy 303:
Switch 2

Switch 1

Mô hình mạng phòng 303
-

Phòng 303 có Switch 1: 16 port và Switch 2: 32 port.
Switch 1 sẽ kết nối tới các máy của dãy 1, máy chủ và máy
giáo viên. Và ta có một đường dây kết nối từ switch 1 của
phòng 303 sang switch 1 của phòng 304.
Switch 2 sẽ kết nối tới các máy của dãy 2 và dãy 3.

Khoảng cách từ switch 1 đến máy đầu tiên trong dãy 1 là 2 mét,
mà mỗi máy tính cách nhau 1 mét nên số lượng dây cần thiết cho
dãy 1 là :
12


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

(2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 + 14 + 1 + 2 ) = 68 mét
(14 mét là khoảng cách từ switch 1 đến switch 2, 1 mét là khoảng
cách từ switch 1 tới máy chủ, 2 mét là khoảng cách từ swtich 1 đến
máy giáo viên).
Khoảng cách từ switch 2 đến cặp máy gần nhất dãy 2 là 1 mét, nên

số lượng dây mạng cần thiết cho dãy 2 là :
(1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9)x2 = 80 mét.
Khoảng cách từ swich 2 đến máy gần nhất của dãy 3 là 6 mét nên
số lượng dây mạng cần thiết cho dãy 3 là:
(6 + 7 + 8 + 9 + 10 + 11 + 12 + 13) = 76 mét.
Vậy phòng 303 cần 68 + 80 + 76 = 224 mét.
Phòng 304 cũng tương tự và cần 19 mét dây để nối từ switch
1 phòng 303 sang swich 1 phòng 304.
Vậy tổng cộng ta cần (224 x 2 + 19) + 5% = 490 mét (thêm 5%
dây để phòng trừ việc thiếu dây và các dây tới máy tính được linh
hoạt hơn).
c. Tính toán số lượng nẹp dây mạng
Bây giờ ta tính số lượng nẹp mạng cho phòng 303:
Đối với khu vực dãy 1 có 10 dây mạng nên ta phải dùng nẹp mạng to
để có thể bó được 10 dây mạng. khoảng cách từ swich đến máy cuối
cùng trong dãy 1 là 11 mét
-

Cần 11 mét nẹp mạng to, 4 mét nẹp mạng nhỏ để nối tới
switch 2.

Đối với khu vực dãy 2 có 18 dây mạng nên ta phải dùng nẹp mạng
to. Khoảng cách từ switch 2 đến máy cuối cùng trong dãy 2 là 9 mét
-

Cần 9 mét nẹp mạng to

Đối với khu vực dãy 3 có 7 dây nên sử dụng nẹp mạng to. Khoảng
cách từ switch 2 đến máy cuối cùng trong dãy 3 là 12 mét
-


Cần 12 mét nẹp mạng to

Cần thêm 2 mét nẹp mạng nhỏ để chứa dây nối từ swich 1 đến máy
chủ và máy giáo viên.
Vậy phòng 303 cần:
Nẹp to: 11 + 9 + 12 = 22 mét.
Nẹp nhỏ: 4 + 2 =6 mét.
Đối với phòng 304 cũng tương tự và ta cần thêm 19 mét nẹp mạng
nhỏ để nẹp dây mạng nối từ phòng 303 sang 304
Vậy tổng cộng ta cần:
Nẹp to: 22 x 2 = 44 mét.
Nẹp nhỏ: 6 x 2 +19 = 31 mét.

13


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

d. Tính toán số lượng đầu mạng
Ta sẽ dùng đầu mạng RJ45, loại này bán theo hộp, số lượng 100
cái/hộp. Giá của một hộp đầu mạng RJ45 hiện nay là 70000đ/1 hộp.
Ta có 71 máy tính suy ra cần: 71×2=142 đầu mạng, giữa các thiết bị
kết nối khác cần dùng khoảng 20 đầu mạng và cần thêm 20 đầu
mạng nữa phòng trừ các sự cố xảy ra.
Như vậy ta cần sử dụng tổng số đầu mạng là:

142 +20 +

20=182 (đầu mạng).


14


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

IV.

Thống kê chi phí dự án

St Tên
t
thiết bị

Loại

1

Máy
trạm

Intel core
4130

2

Máy chủ Intel core
3220

3


Switch
16 port

3

Số
Đơn
lượng tính

vị Thành tiền

i3 70

9.145.000
vnđ/1
chiếc

640.150.000
vnđ

i3 1

11.689.000
vnđ/ 1 chiếc

11.689.000
vnđ

LINKSYS

2
CISCO SWITCH
SF90-16D
16PORT
10/100 BASE

1.000.000
vnđ/1
chiếc

2.000.000 vnđ

Swtich
32 port

D-Link
DES- 2
1210 32 Port
Ethernet
Switch

8.000.000
vnđ/1
chếc

16.000.000
vnđ

4


Đầu
mạng

RJ-45

2
hộp

70.000/1
hộp

140.000 vnđ

5

Dây
mạng

UTP CAT 5E

490
m

2.500
đ/1m

1.225.000 vnđ

6


Nẹp
mạng

To

44 m

7.000
đ/1m

308.000 vnđ

7

Nẹp
mạng

Nhỏ

31 m

4.000
đ/1m

124.000 vnđ

Tổng cộng

671.636.000
vnđ


Bảng thống kê chi phí cho các thiết bị kết nối cần sử dụng
cho hệ thống.
Thời gian thực hiện:
Dự kiến dự án sẽ thực hiện trong 7 ngày với 5 nhân công.
Chi phí cho 1 ngày công cho 1 nhân công là 200.000 vnđ
=>chi phí cần trả cho nhân công là : 200.000 x 5 x 7 = 7.000.000
vnđ
 Tổng chi phí cho dự án: 671.636.000 + 7.000.000 =
678.636.000 vnđ
15


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

V.

Chia địa chỉ mạng

Ta có:
IP Adress: 194.140.136.15 là địa chỉ thuộc lớp C.
Subnetmark mặc định: 255.255.255.0
Chia thành 5 subnet để cấp phát cho địa chỉ mạng cho nên ta mượn
3 bit ở phần Host.
Số subnet: 23 = 8
Số subnet dùng được: 23 – 2 = 6
Mỗi subnet đánh được: 28-3 – 2 = 30 địa chỉ.
Khoảng cách giữa các subnet: 32
Ta có bảng:
Thứ

subnet

tự Subnet

Địa chỉ ip có thể đánh cho
host trên mỗi subnet

Subnet 0

194.140.136.0

Subnet 1

194.140.136.3
2

194.140.136.33
194.140.136.62

-

Subnet 2

194.140.136.6
4

194.140.136.65
194.140.136.94

-


Subnet 3

194.140.136.9
6

194.140.136.97
194.140.136.126

-

Subnet 4

194.140.136.1
28

194.140.136.129
194.140.136.158

-

Subnet 5

194.140.136.1
60

194.140.136.161
194.140.136.190

-


Subnet 6

194.140.136.1
92

194.140.136.193
194.140.136.222

-

Subnet 7

194.140.136.2
24

Subnet 0 và subnet 7 sẽ không được dùng. Vì đề tài được giao dùng
5 subnet nên sẽ dùng Subnet1 cho đến subnet 5.

Phần III: Quản lý tài khoản người dùng
I
-

Mạng con tại các phòng
Sử dụng Subnet 1 để cấp phát địa chỉ IP cho 2 máy giáo viên
của mỗi phòng
16


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8


-

Subnet 2 cấp phát địa chỉ cho dãy 1 phòng 303 gồm 9 máy từ

-

PC01-PC09.
Subnet 3 cấp phát địa chỉ cho dãy 2 và 3 phòng 303 gồm 18

-

máy dãy 2 từ PC10-PC27 và 7 máy dãy 3 từ PC28-PC34.
Subnet 4 cấp phát địa chỉ cho dãy 1 phòng 304 gồm 9 máy từ

-

PC01-PC09.
Subnet 5 cấp phát địa chỉ cho dãy 2 và 3 phòng 304 gồm 18
máy dãy 2 từ PC10-PC27 và 7 máy dãy 3 từ PC28-PC34.

Tạo Group Teachers cho nhóm người dùng là giáo viên.
Tạo Group Students cho nhóm người dùng là học sinh.

17


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

VI.


Thiết lập tài khoản người dùng

Group Students và Group Teachers

Dải địa chỉ mạng con thứ 1 gồm 2 máy giáo viên của mỗi phòng
18


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

Dải địa chỉ mạng con thứ 2

Dải địa chỉ mạng con thứ 3
19


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

Dải địa chỉ mạng con thứ 4

Dải địa chỉ mạng con thứ 5
20


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
I


ĐÁNH GIÁ CHUNG
a Về mặt lý thuyết

-

Nêu tổng quan được các yêu cầu bài toán đưa ra.
Tìm hiểu được sâu hơn rộng hơn, ý nghĩa hơn về công nghệ

-

mạng máy tính.
Trong quá trình thực hiện đề tài này về mặt lý thuyết cũng như
cài đặt nhóm chúng em đã củng cố thêm cho chúng em về
cách xây dựng thiết kế, lắp đặt triển khai một hệ thống mạng
cho và đặc biệt là hệ thống mạng phục vụ học tập.
e. Về mặt thực tế
Nhóm thực tập đã có gắng tìm hiểu và định hình xây dựng hệ

thống thực tế, tuy còn rất nhiều thiếu sót nhưng với sự giúp đỡ của
thầy và các anh chị khóa trước, chúng em hi vọng có thêm được
những ý kiến xác đáng hơn nữa.

VII.

KẾT LUẬN

Hệ thống mạng chạy tốt hay không, duy trì được lâu hay không, thường xuyên gặp
trục trặc hay là ít, điều đó phần lớn đều bắt nguồn từ việc thiết kế hệ thống mạng có
khoa học hay không. Việc lắp đặt thiết bị cũng đòi hỏi sự khoa học, hệ thống mạng có
thể đều chạy nhờ các thiết bị kết nối (Mordem, Switch…) và như thế việc đặt các thiết

bị ở chỗ nào cho hợp lý có thể phân tán tín hiệu mạng đều cho các thiết bị sử dụng. đó
là yêu cầu không nhỏ. Ngoài ra việc lắp đặt hệ thống dây cáp, đường đi dây cáp cũng
là một yêu cầu đặt ra cho người thiết kế, lắp đặt cách đi dây mạng, nẹp mạng phải gọn
gàng không bị vướng víu khi di chuyển, đi lại, dễ thay thế, sửa chữa khi sự cố xảy ra .
Trên là bài tập lớn của nhóm 4 chúng em làm về xây dựng hệ thống mạng phòng: 303
và 304 nhà A8 của trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Với kiến thức hiện có của
mình, nhóm chúng em đã hoàn thành bài tập này chúng em đã cố gắng thực hiện như
các yêu cầu ở trên khi tiến hành thiết kế mô hình mạng. Tuy nhiên, trong quá trình làm
sẽ không tránh khỏi những thiết sót, hoặc cũng sẽ có những chỗ còn vướng mắc, chính
vì vậy nhóm em mong được sự góp ý giúp đỡ của thầy giáo và các bạn, để bài tập lớn
của nhóm em được hoàn thiện hơn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Tài liệu tham khảo:
/>21


Bài Tập Lớn Mạng Máy Tính – Nhóm 04 – ĐH KTPM.CLC-K8

/>%C3%ADnh
Giá thiết bị được tham khảo tại: /> />
22



×