Tình hình tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích
theo tiền lương tại Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội một số
năm gần đây.
2.1 Vài nét khái quát về Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp.
Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội được hình thành trên nền tảng Công ty Xe
khách Thống Nhất Hà Nội. Công ty Xe khách Thống Nhất Hà Nội được
thành lập năm 1962, đến ngày 24/2/1992 theo Quyết định số 343 của UBND
thành phố Hà Nội , Công ty Xe khách Thống Nhất Hà Nội được chia thành
ba công ty :
- Công ty Vận tải hành khách phía Nam.
- Công ty Vận tải hành khách phía Bắc.
- Công ty Xe buýt Hà Nội.
Thực hiện Nghị định 388 của HĐBT, UBND thành phố Hà Nội ra
Quyết định 1198 QĐUB ngày 24/3/1993 thành lập lại Công ty Xe buýt Hà
Nội.
- Tên giao dịch: Công ty Xe buýt Hà Nội.
- Trụ sở chính : 32 Nguyễn Công Trứ - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
- Ngày chứng nhận đăng ký kinh doanh : 8/01/1993
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty Xe buýt Hà Nội được công nhận
là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.
Đến tháng 12 năm 2001, bốn công ty: Công ty Xe buýt Hà Nội, Công
ty Vận tải hành khách phía Nam, Công ty Xe điện 10/10, Công ty
HYUNDAI Hoàn Kiếm đã được sáp nhập lại thành Công ty Vận tải và dịch
vụ công cộng Hà Nội và Công ty Xe buýt Hà Nội trở thành một xí nghiệp
thành viên của Công ty Vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội. Về cơ bản,
Công ty Xe buýt Hà Nội trước đây và là Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội hiện nay
vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi về số lượng công nhân viên là giảm bớt và
chuyển sang các xí nghiệp thành viên khác của Công ty Vận tải và dịch vụ
công cộng Hà Nội.
* Năm 1992, năm đầu thành lập nhưng cũng là năm đánh dấu sự phát
triển bước đầu của Công ty Xe buýt HN (tiền thân của Xí nghiệp Xe buýt
HN).
Do nhận thức và quan điểm đổi mới đồng thời được sự quan tâm tạo
điều kiện của giám đốc sở GTCC Hà Nội, ban lãnh đạo công ty đã nhanh
1
1
chóng tổ chức lại sản xuất, củng cố lại các tổ xe, tuyến xe cho hợp lý, mở
thêm các tuyến mới, tập trung tân trang sửa chữa nâng cấp toàn bộ xe buýt,
chú trọng kỷ luật chạy xe và tinh thần thái độ phục vụ hành khách. Với thời
gian chưa đầy năm, công ty đã có bước chuyển biến thực sự, hàng chục
tuyến xe buýt được triển khai, phục vụ có hiệu quả sự đi lại của nhân dân
Thủ Đô, việc làm đời sống của CBCNV từng bước ổn định.
* Từ năm 1996 đến nay đánh dấu sự phát triển chiều sâu của Công ty
Xe buýt HN trước đây (tiền thân của Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội hiện nay).
Năm 1996 công ty được Nhà nước đầu tư 35 xe buýt HYUNDAI 24
chỗ có máy lạnh. Năm 1997 công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm 22 xe buýt
HYUNDAI 24 chỗ không có máy lạnh và cuối năm 1999 tiếp tục đầu tư
thêm 10 xe MERCEDES 26 chỗ có máy lạnh đưa vào sử dụng đạt hiệu quả
cao, phục vụ tốt nhiệm vụ vận chuyển trên tuyến cũng như các hội nghị lớn
của Đảng và Nhà nước.
Do sản xuất phát triển, các tuyến xe buýt mới tiếp tục được mở thêm,
giảm dần trợ giá của Nhà nước, từ năm 1998 đến nay, Công ty Xe buýt Hà
Nội trước đây và Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội hiện nay đã có 6 tuyến xe buýt
tự lấy thu bù chi, đời sống vật chất tinh thần của người lao động ngày càng
được cải thiện.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của xí nghiệp.
a) Nhiệm vụ kinh doanh của Xí nghiệp : gồm 4 nhiệm vụ sau:
- Tổ chức hoạt động xe buýt trong phạm vi nội ngoại thành Hà
Nội và bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải.
- Kinh doanh vận tải hành khách đường dài, phục vụ khách trong
và ngoài nước đi du lịch, lễ hội, hội nghị, hiếu hỷ.
- Kinh doanh phụ tùng, các loại phương tiện vận tải đường bộ.
- Dịch vụ khác : cho thuê kho bãi, mở cửa hàng dịch vụ tại các
điểm của xí nghiệp, liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
b) Đặc điểm sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ kinh doanh chính của xí nghiệp là tổ chức hoạt động xe
buýt trong phạm vi nội ngoại thành Hà Nội và kinh doanh vận tải hành
khách đường dài nên có thể nói “mặt hàng” kinh doanh của xí nghiệp là lượt
vận chuyển hành khách, đây cũng là nguồn doanh thu chính của xí nghiệp.
Từ khi thành lập tới nay, lượt vận chuyển khách của xí nghiệp năm sau luôn
cao hơn hẳn năm trước. Cụ thể như sau:
2
2
Bảng 1: Lượt hành khách vận chuyển (1997- 2001)
Năm
Kết quả
1997 1998 1999 2000 2001
Lượt
khách
8.124.000 8.159.000 9.292.000 9.690.956 9.712.000
Nguồn : Bảng kết quả sản xuất kinh doanh (1997-2001) của phòng Hành
chính- Lao động - Tiền lương Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các bộ
phận trong Xí nghiệp.
a) Cơ cấu tổ chức:
Hiện nay cơ cấu tổ chức trong Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội gồm 6
phòng ban:
1.Phòng Hành chính- Lao động - Tiền lương.
2.Phòng Thống kê - Kế toán - Tài vụ.
3.Phòng Kế hoạch điều vận.
4.Phòng Quản lý xe - máy, điện nước.
5.Phòng Vật tư.
6.Phòng Giám sát hoạt động xe buýt.
Ngoài ra Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội còn có 3 đoàn xe trực thuộc:
1.Đoàn xe số 1 (29 Lạc Trung)
2.Đoàn xe số 2 (315 Trường Chinh)
3.Đoàn xe số 3 (124 Xuân Thuỷ )
b) Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội.
* 01 Giám đốc trực tiếp chỉ đạo và điều hành xuống tận cấp cơ sở.
* 02 Phó giám đốc chịu sự đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu cho
giám đốc và đại diện cho giám đốc (được uỷ quyền) khi giám đốc vắng mặt.
- Phó giám đốc kinh doanh quản lý các hoạt động kinh doanh.
- Phó giám đốc kỹ thuật quản lý về mặt kỹ thuật.
* Phòng Hành chính - Lao động - Tiền lương.
- Quản lý lao động:
3
3
+ Tổ chức quản lý lao động toàn xí nghiệp, đào tạo, bố trí cán bộ
công nhân viên phù hợp với kế hoạch được giao.
+ Giải quyết mọi chế độ chính sách cho người lao động, giải
quyết mọi đơn thư khiếu nại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật.
- Quản lý tiền lương:
+ Xây dựng kế hoạch tiền lương trên cơ sở kế hoạch lao động, kế
hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
+ Quản lý quỹ tiền lương để thực hiện chi trả cho CBCNV.
- Quản lý hành chính:
+ Thực hiện tất cả các công việc nội vụ trong xí nghiệp.
+ Tham mưu, đề xuất các phương án sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ
tầng, các trang thiết bị cần thiết.
+ Lưu trữ các công văn, giấy tờ, quản lý con dấu, đảm bảo an ninh
trật tự trong xí nghiệp.
* Phòng Thống kê- Kế toán- Tài vụ:
Nhiệm vụ chính là tham mưu cho giám đốc về kế toán.
- Tài vụ chịu trách nhiệm về xây dựng kế hoạch tài chính, giá thành
sản xuất kinh doanh cho phù hợp từng tháng, quý, năm.
- Tổ chức hạch toán toàn xí nghiệp và hướng dẫn các đoàn xe trực
thuộc hạch toán nội bộ.
- Quản lý thu- chi, nhập - xuất.
- Thống kê tổng hợp thanh quyết toán tài chính cho toàn xí nghiệp
vơí cấp trên.
* Phòng Kế hoạch điều vận:
- Điều hành vận tải hàng ngày cho toàn xí nghiệp.
- Chịu trách nhiện xây dựng và chỉ đạo thực hiện mọi kế hoạch vận
chuyển đảm bảo theo đúng biểu đồ vận chuyển đã được lập và thống nhất
nhất với trung tâm điều hành GTCC của sở.
- Chịu trách nhiệm nghiên cứu khảo sát để đề xuất các tuyến mới và
khai thác các thị trường về vận chuyển, dịch vụ thăm quan, lễ hội…
- Thực hiện chức năng tiếp thị thu hút khách hàng để mở rộng thị
trường.
- Nghiệm thu sản phẩm vận tải của những khu vực có trợ giá.
* Phòng Quản lý xe - máy:
- Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ phương tiện thiết bị từ khi được
đầu tư mới đến khi thanh lý.
- Giám sát các loại định mức về sử dụng tiêu hao các loại vật tư,
phụ tùng, thiết bị theo đúng nghạch qui định.
- Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện.
- Kiểm tra và tổng hợp sự tiêu thụ điện năng trong toàn xí nghiệp.
4
4
* Phòng Vật tư:
- Cung ứng vật tư theo yêu cầu của sản xuất.
- Quản lý các loại ấn chỉ vật tư.
- Tổ chức in ấn tất cả các loại ấn chỉ của xí nghiệp.
* Phòng Giám sát hoạt động xe buýt:
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tất cả các tuyến xe hoạt động nhằm
mục đích chống thất thu (chống các hiện tượng phụ xe thu tiền không xé vé
và các sai phạm khác của lái, phụ xe trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vận
chuyển), chống xe chạy vượt tuyến, chạy sai biểu đồ qui định và kiểm tra vé
tháng của hành khách.
Ngoài ra còn kiểm tra nhắc nhở lái xe thực hiện tốt 6 nội dung xe
buýt của xí nghiệp.
* Các đoàn xe Số1, Số2, Số3:
- Thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách đi lại trong nội đô
bằng vé ngày, vé tháng trên các tuyến.
- Thực hiện những hợp đồng khai thác dịch vụ.
c) Mối quan hệ giữa các bộ phận trong xí nghiệp.
Tất cả các đơn vị phòng ban và các đoàn xe trực thuộc đều có mối
quan hệ khăng khít với nhau, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ mà lãnh đạo
xí nghiệp giao. Các mối quan hệ bao gồm các mối quan hệ trực tuyến và mối
quan hệ chức năng: (Sơ đồ cụ thể xin xem chi tiết ở trang 27).
5
5
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các bộ phận, phòng ban trong Xí nghiệp Xe
buýt HN
Giám đốc
XN
Phó Giám đốc kinh doanh XN
Phó Giám đốc kỹ thuật XN
Phòng Thống kê
Kế toán- Tài vụ
Phòng Hành chính
Lao động-Tiền lương
Phòng Kế hoạch
Điều vận
Phòng Giám sát hoạt động xe buýt
Đoàn xe Số 1
Đoàn xe Số 2
Đoàn xe Số 3
Phòng Vật tư
Phòng Quản lý
xe – máy - điện – nước
6
6
Nguồn : Do phòng Hành chính Xí nghiệp Xe buýt HN cung cấp.
Ghi chú:
: Mối quan hệ chức năng.
: Mối quan hệ trực tuyến.
2.1.4 Tình hình chung về công tác kế toán tại Xí nghiệp Xe buýt Hà
Nội.
a) Tổ chức công tác kế toán:
Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội có sự trợ giá của Nhà nước và là ngành
kinh doanh hỗ trợ. Để đảm bảo việc hạch toán kế toán tại xí nghiệp được
tiến hành một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm quản lý kinh
doanh, Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội đã áp dụng hình thức kế toán tập trung. Sử
dụng hệ thống sổ sách theo hình thức nhật ký chứng từ, chu kỳ báo cáo kế
7
7
toán tháng. Phòng Kế toán Thống kê có trách nhiệm quản ký kinh tế trong
toàn xí nghiệp, vì vậy phải thực hiện đầy đủ các chức năng phương tiện tài
chính trong doanh nghiệp Nhà nước, cụ thể là: chức năng phân phối và chức
năng giám đốc.
Sơ đồ 2: Tổ chức công tác kế toán.
Ban giám đốc
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán
Thống kê tại phòng
Tổ kế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán
TSCĐ và phụ tùng vật tư
Kế toán lương và BHXH
Kế toán theo dõi chi phí sửa chữa
Kế toán theo dõi chi phí sản xuất chính
Kế toán thanh toán và vốn bằngtiền
Thốngkê tại đơnvị sx sxx
jiịoiolpop
8
8
Nguồn: Do phòng Hành chính Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội cung cấp.
b) Chức năng của bộ phận kế toán:
* Một trưởng phòng: Tổ chức bộ máy kế toán kiểm tra thường xuyên
công tác hạch toán của các nhân viên trong phòng. Lập luận chứng kinh tế
kỹ thuật cho công tác đầu tư theo kế hoạch.
* Hai phó phòng: Trực tiếp phụ trách xử lý công tác phân loại chứng
từ, giám sát kiểm tra mẫu biểu báo cáo, công tác hạch toán, tính toán thu nộp
ngân sách Nhà nước.
* Thống kê tại đơn vị sản xuất gồm 2 người: Chịu trách nhiệm thống
kê ghi chép số liệu ban đầu về tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh.
* Thống kê tại phòng gồm 3 người: Thống kê sản lượng vận tải, ngày
công lao động gián tiếp, số lao động toàn xí nghiệp, ngoài ra còn theo dõi
chi phí thực tế sửa chữa của từng xe.
* Tổ kế toán:
- Nhóm kế toán thanh toán và vốn bằng tiền: Theo dõi tiền gửi ngân
hàng, viết phiếu thu chi, thanh toán vé tháng, xác định lượng vé tháng thực
tế đã bán. Căn cứ vào các chứng từ thanh toán, mở và vào thẻ chi tiết tờ rời
với từng khách hàng bên ngoài.
- Kế toán TSCĐ: Mở thẻ TSCĐ theo dõi cho từng tài sản, mở sổ chi
tiết, trích khấu hao cơ bản cho từng tài sản, phân bổ khấu hao theo luồng
tuyến và theo từng đầu xe, cuối tháng làm báo cáo, bảng kê trên cơ sở nhật
ký.
- Kế toán phụ tùng, vật tư nhiên liệu: Hàng tháng căn cứ vào phiếu
xuất nhập để vào sổ chi tiết, đối chiếu chứng từ gốc xác định đơn giá vật tư.
Làm nhật ký chứng từ và bảng phân bổ vật liệu.
- Kế toán lương và BHXH: Có trách nhiệm thu hồi bảng lương, căn
cứ vào các chứng từ thanh toán lương, mở sổ chi tiết theo dõi lập bảng tổng
hợp quỹ lương chi tiết. Làm báo cáo tiền lương và BHXH.
9
9
- Kế toán theo dõi chi phí sửa chữa: Mở tờ rời theo dõi từng đầu xe
vào sửa chữa, thống kê các chi phí về vật tư, lao động và các loại chi phí
khác.
- Kế toán theo dõi doanh thu sản xuất chính: Mở sổ theo dõi doanh
thu sản xuất chính, xác định doanh thu phát sinh trong tháng, theo dõi doanh
thu sản xuất phụ.
- Kế toán tổng hợp: Tập hợp toàn bộ nhật ký chứng từ và bảng kê
làm báo cáo tổng hợp. Căn cứ vào số liệu báo cáo làm bảng giải trình kết
quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, làm giá thành chi tiết cho sản phẩm vận
tải theo luồng tuyến để làm cơ sở xin trợ giá.
c) Hình thức kế toán:
Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán trong doanh nghiệp phụ thuộc vào
hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng. Để đảm bảo việc tổ chức hạch toán
kế toán tại xí nghiệp được tiến hành một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với
đặc điểm quản lý kinh doanh, Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội đã áp dụng hình
thức kế toán tập trung, sử dụng hệ thống sổ sách theo hình thức nhật ký
chứng từ, chu kỳ báo cáo kế toán tháng.
Là một doanh nghiệp có qui mô vừa, phòng Thống kê- Kế toán mới
được trang bị hệ thống máy vi tính nên đã giảm bớt khá nhiều lao động tính
toán bằng tay trên các loại sổ tổng hợp cũng như sổ chi tiết. Các loại sổ này
đều do máy tính tự lập và tính toán theo chương trình đã cài đặt sẵn. Hằng
ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán
tập hợp, phân loại sau đó cập nhật số liệu vào máy tính. Mỗi chứng từ cập
nhật một lần (ghi ngày, tháng, số chứng từ, tài khoản, nội dung diễn giải, số
lượng tiền phát sinh…), chương trình kế toán máy sẽ tự động vào sổ nhật ký
chứng từ, sổ cái và lên cân đối tài khoản.
Trường hợp cần mở những sổ theo dõi chi tiết mà chương trình kế
toán đã cài đặt không có thì kế toán phải làm thủ công bằng tay.
Cuối tháng, quý kế toán in các loại sổ, báo cáo đã được thực hiện trên
máy ra giấy, đối chiếu với các chứng từ gốc và phần kế toán liên quan cho
khớp đúng, chính xác sau đó đóng dấu và lưu trữ.
SƠ ĐỒ 3: TRÌNH TỰ KẾ TOÁN
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
10
10
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng kê
Ghi chú: : đối chiếu kiểm tra
: ghi hàng ngày
: ghi cuối tháng
Nguồn: Do phòng Kế toán Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội cung cấp.
d) Phương pháp kế toán:
Hiện nay, Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội áp dụng phương pháp kế toán kê
khai thường xuyên và tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Đây là
phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất,
tồn kho các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá trên các tài
khoản và sổ sách khi có chứng từ nhập, xuất.
2.2 Tình hình tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản
trích theo tiền lương ở Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội.
11
11
2.2.1 Tình hình chung về công tác quản lý, sử dụng lao động và sử
dụng quỹ lương.
a) Qui mô và cơ cấu lao động:
LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP TÍNH
ĐẾN ĐẦU NĂM 2002
ST
T
Bộ phận sử dụng
lao động
Số lao
động (người)
Tỉ lệ
(%)
1
2
3
4
5
Tổng số CBCNV
Nhân viên quản lý XN
Lái xe
Phụ xe
Thợ sửa chữa
Lao động trực tiếp khác
488
62
222
100
31
73
100 %
12,7 %
45,4 %
20,4 %
6,3 %
15,2%
Tài liệu trên cho thấy số lượng cán bộ công nhân viên được sắp xếp
tương đối hợp lý. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được phân bổ đồng đều ở
các bộ phận, phòng ban, đoàn xe…Nhân viên quản lý chiếm tỷ lệ 12,7%
trong tổng số và được phân bổ ở tất cả các phòng ban chức năng và mỗi
người đảm nhận một công việc nhất định, cụ thể là quản lý hành chính gồm
2 người, quản lý kinh tế 51 người, quản lý kỹ thuật gồm 9 người. Do đặc
điểm kinh doanh của xí nghiệp là vận chuyển hành khách bằng xe buýt nên
số lượng lái xe của xí nghiệp chiếm tỷ lệ cao (45,4%) trong tổng số lao động
và theo đó là số lượng phụ xe là 100 người, chiếm tỷ lệ 20,4%, điều này là
hoàn toàn hợp lý. Tỷ lệ lái xe, phụ xe luôn thay đổi vì phụ thuộc vào số
lượng tuyến chạy xe, tình hình phương tiện…Lao động trực tiếp khác gồm
73 người, (trongđó: lái xe con: 1 người, bảo vệ: 30 người, nhân viên y tế: 1
người, tiếp liệu kho: 7 người, nhân viên kiểm tra qui chế: 28 người và tạp
vụ: 6 người) chiếm tỷ lệ 15,2%, tỷ lệ này không phải quá cao, nó phù hợp
với điều kiện và đặc điểm của xí nghiệp. Đội ngũ thợ sửa chữa của xí nghiệp
gồm 31 người chiếm tỷ lệ 6,3% được phân bổ cho các đoàn xe có nhiệm vụ
sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải của xí nghiệp. Dựa vào đặc điểm
sản xuất kinh doanh, điều kiện của mình, xí nghiệp xe buýt Hà Nội đã xác
định nhu cầu về lao động của mình với qui mô và cơ cấu phù hợp.
12
12
b) Phân loại lao động:
Để tạo điều kiện cho việc giám đốc tình hình chấp hành kế hoạch lao
động, tính lương và trả lương đúng chế độ, Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội tiến
hành phân loại công nhân viên trong đơn vị thành 2 loại:
* Lao động trực tiếp sản xuất: Bao gồm lái xe, phụ xe, thợ sửa chữa,
lái xe con và lao động trực tiếp khác (gồm 426 người).
* Lao động gián tiếp: là những lao động tham gia vào các hoạt động
quản lý khác của xí nghiệp gồm có 62 người (bao gồm quản lý hành chính,
quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật của xí nghiệp).
c) Các hình thức tiền lương và phạm vi áp dụng:
Tại Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội áp dụng hình thức trả lương theo thời
gian và lương theo sản phẩm.
Đối với cán bộ công nhân viên khối văn phòng, quản lý, bảo vệ, tạp
vụ, y tế.. áp dụng hình thức trả lương thời gian. Đối với lái xe, phụ xe, thợ
sửa chữa áp dụng kết hợp cả hình thức trả lương thời gian và lương sản
phẩm.
Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng đối với khối lao động gián
tiếp hoặc khối lao động trực tiếp mà sản phẩm không thể định mức được.
Đây là hình thức trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức
tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và
số ngày công thực tế, hệ số lương của mỗi cá nhân.
d) Nguyên tắc trả lương và thủ tục thanh toán lương:
* Nguyên tắc trả lương:
1.Thực hiện phương pháp trả lương theo kết quả sản xuất kinh
doanh, quản lý của từng tập thể, từng cá nhân. Tiền lương gắn với kết quả
làm việc của từng người lao động.
2. Tiền lương được trả trực tiếp đến tận tay từng người.
3. Đảm bảo chính xác, công khai, dân chủ.
* Thủ tục thanh toán lương:
1. Lương tháng được trả theo 2 kỳ:
- Văn phòng xí nghiệp: ngày 15 (tạm ứng)
ngày 30 (thanh toán)
- Các đoàn xe trực thuộc: ngày 20 (tạm ứng)
ngày 8 (thanh toán lương tháng trước)
2. Các chứng từ để thanh toán:
- Bảng chấm công làm việc hàng ngày, có đủ chữ ký của nhân viên
quản lý lao động và thủ trưởng đơn vị.
13
13
- Tổng số lệnh vận chuyển đối với lái, phụ xe.
- Tổng số lệnh sản xuất và phiếu giao việc trong tháng đối với công
nhân bảo dưỡng sửa chữa.
- Giấy nghỉ ốm theo qui định của cơ quan BHXH, nghỉ phép, giấy
xác nhận theo xe vào bảo dưỡng sửa chữa, lệnh dự phòng.
e) Tình hình quỹ lương:
* Nguồn hình thành quỹ tiền lương:
Căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh, nguồn hình thành quỹ tiền
lương của Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội gồm:
1.Quỹ tiền lương được tính theo đơn giá trên tổng doanh thu vận
chuyển hành khách và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác.
2.Quỹ tiền lương được tính do có sự thay đổi chế độ chính sách của
Nhà nước.
* Sử dụng quỹ tiền lương:
Căn cứ hướng dẫn sử dụng quỹ tiền lương, trên cơ sở đặc thù và
tình hình thực tế, xí nghiệp phân chia sử dụng quỹ lương như sau:
1.Trích 88% tổng quỹ tiền lương để phân bổ trả cho người lao động.
2. Trích 12% tổng quỹ tiền lương làm quỹ khen thưởng đối với
người lao động đạt năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác.
Do đó đã khuyến khích được người lao động nhiệt tình, có trách
nhiệm hơn trong công việc, nâng cao năng suất lao động hơn.
* Quỹ lương của doanh nghiệp gồm:
- Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm.
- Tiền lương phải trả cho ngừơi lao động trong thời gian nghỉ do
những nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác,
làm nghĩa vụ do chế độ qui định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học…
- Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ…
Căn cứ vào kế hoạch sản lượng và tình hình thực hiện kế hoạch sản
xuất, xí nghiệp lập kế hoạch tiền lương trình cơ quan quản lý cấp trên như
Công ty Vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội, cơ quan quản lý vốn.
Phần tiền lương thực trả cho cán bộ công nhân viên xí nghiệp căn cứ
vào khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành, thời gian làm việc và đơn
giá tiền lương cụ thể cho từng tuyến xe. Trên cơ sở đó đảm bảo việc tính
toán, phân phối lương cũng như sử dụng quỹ lương được đúng, đủ, hợp lý.
Cụ thể: Trích báo cáo thu nhập tháng 2/2002
Đơn vị: Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội
14
14
BÁO CÁO THU NHẬP THÁNG 2/2002
Đơn vị tính: đồng
Lao động Tổng số
Chia ra
Tiền lương
và các khoản
có tính chất
lương
BHXH trả
thay lương
Thu nhập
khác
Tổng số
CBCNV
/ Công
nhânSX
- Lái xe
- Phụ xe
- Thợ sửa chữa
- Trực tiếp khác
- Lái xe con
/ Gián tiếp
493.430.500
444.244.900
266.055.900
79.773.500
22.573.700
74.700.300
1.141.500
49.185.600
428.860.300
385.316.500
232.097.000
68.014.000
19.613.700
64.570.300
1.021.500
43.543.800
1.038.200
806.400
676.900
129.500
231.800
63.532.000
58.122.000
33.282.000
11.630.000
2.960.000
10.130.000
120.000
5.410.000
Nguồn: Do phòng Tài vụ Xí nghiệp Xe buýt HN cung cấp.
2.2.2 Tổ chức hạch toán lao động và tính tiền lương, BHXH phải trả
công nhân viên.
a) Tổ chức hạch toán lao động:
* Hạch toán số lượng lao động:
Hạch toán số lượng lao động là hạch toán về mặt số lượng từng loại
lao động theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật
của công nhân viên).
Ở Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội, việc hạch toán về số lượng lao động
được thực hiện ở văn phòng thông qua hệ thống “sổ danh sách lao động của
xí nghiệp”.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 488 người được phân bổ cho
các bộ phận, phòng ban, đoàn xe như đã nêu ở trên, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ ngày càng được nâng cao và bố trí đều ở các bộ phận. Cụ thể như
sau:
15
15
ST
T
Trình độ chuyên
môn
Số lao động
(người)
Tỷ lệ
(%)
1.
2.
3.
4.
Trên đại học
Đại học- Cao đẳng
Trung cấp- CN
kỹ thuật
Tốt nghiệp PTTH
Cộng
1
46
25
30
102
1%
45%
25%
29%
100%
Đối với công nhân kỹ thuật, thợ sửa chữa, tính đến tháng 3/ 2002
trình độ tay nghề được phản ánh thông qua bảng sau:
Cấp bậc
Thợ
Loại thợ
1 2 3 4 5 6 7 Tổng
Máy gầm
Điện
Bơm
Gò hàn
Lốp
Rửa xe
Tổng
2
1
2
1
1
4
1
3
1
3
2
1
7
1
1
15
4
4
1
2
5
31
* Hạch toán thời gian lao động:
Hạch toán thời gian lao động là hạch toán về việc sử dụng thời gian
lao động đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận. Để ghi chép, theo dõi
thời gian lao động, xí nghiệp sử dụng “Bảng chấm công” và sử dụng sổ tổng
hợp thời gian lao động. Thời gian lao động của cán bộ công nhân viên được
phản ánh đầy đủ trên bảng chấm công.
Trích: Bảng chấm công của phòng Vật tư Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội :
BẢNG CHẤM CÔNG
16
16
Đơn vị: Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội Tháng 2/2002
Bộ phận: Phòng Vật Tư
STT Họ và tên Ngày trong tháng Quy ra
công
1 2 3 4 .. … 27 28
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đỗ Tiến Trình
Nguyễn Trí Dũng
Nguyễn Ngọc Tuấn
Tô Thuý Anh
Nguyễn Phúc Đài
Lý Bá Thắng
Lê Văn Đăng
Nguyễn Thị Tứ
Lương Thị Tâm
Cộng
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
\
\
\
\
\
\
\
\
\
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
24
24
24
24
24
24
24
24
24
216
Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt
Nguồn: Do phòng Hành Chính Xí nghiệp Xe buýt HN cung cấp.
* Hạch toán kết quả lao động:
Hạch toán kết quả lao động là theo dõi, ghi chép kết quả lao động
của công nhân viên, biểu hiện bằng khối lượng, số lượng công việc hoàn
thành của từng người, từng đoàn xe, nhóm lao động.
Thông thường, để hạch toán kết quả lao động, Xí nghiệp Xe buýt Hà
Nội sử dụng các chứng từ như : Phiếu giao việc và Phiếu thống kê công việc
hằng tháng của từng cá nhân (đối với thợ sửa chữa), lệnh vận chuyển (đối
với lái xe và phụ xe). Cụ thể có lệnh vận chuyển như sau (xin xem trang
bên):
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
17
17
Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội Số
lệnh:03341
Số nốt: 412
Số điện thoại:
Dấu đăng ký. LỆNH VẬN CHUYỂN
Số xe:29H- 8412
Số cặp vé:1000/207 Giá trị:Từ ngày2/4/2002
Đến ngày…tháng…năm.
Nhiệm vụ: Tuyến: Long Biên- Giáp
Bát
- Lượt: 9
- Khách:155
- Tổng số Km: 99
Lái xe: Nguyễn Vĩnh Xưởng
Nhân viên bán vé: Hoàng Ngọc Minh
Nhân viên phát vé Điều độ viên Thủ trưởng đơn vị
Ghi chép trên đường
Lái- phụ xe ghi Kiểm soát viên ghi
Nghiệm thu Lượt Khách Tiền Thủ quỹ thu tiền
Định mức ngày xe Đã thu tiền mặt:
Định mức lượt xe thực hiện 9 155 155.000 155.000
Thực hiện trong ngày Chữ ký thủ quỹ:
Trong đó: Đầu bến:
Tự bán :
Tuyến vận chuyển Lượt Km Nhiên Kết quả nghiệm thu
liệu tại: Đoàn xe số2
Long Biên- Giáp Bát 9 99 31 L - Lượt xe: 9
- Khách : 155
- Tiền :155.000
BCH đoàn xe
b) Tính tiền lương phải trả công nhân viên:
18
18
Như trên đã đề cập, ở Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội, hình thức tiền lương
áp dụng là hình thức lương thời gian và lương sản phẩm.
Người lao động làm việc tại xí nghiệp đều được hưởng tiền lương
tháng và tiền thưởng quý theo năng suất, kết quả hoạt động kinh doanh và
tình hình thực hiện quỹ tiền lương. Phương án lương cụ thể như sau:
*Tiền lương tháng:
* Đối với khu vực vận chuyển:
1.Tiền lương hàng tháng của lái, phụ xe buýt được trả theo đơn
giá chuyến lượt từng tuyến và số chuyến thực hiện của tuyến đó, theo tỷ lệ
phần trăm doanh thu cho hoạt động vận chuyển kinh doanh và theo ngày xe
cho vận chuyển vé tháng như sau:
+ Đối với vận chuyển xe buýt: Công nhân lái xe, phụ xe được trả
lương sản phẩm theo kết quả chuyến lượt thực hiện:
Lương tháng =
Đơn giá tiền lương
x
∑ lượt xe thực hiện
1 lượt xe trong tháng
Cách tính đơn giá tiền lương cho 1 lượt vận chuyển vận chuyển xe
buýt của từng tuyến:
Đơn giá 1 lượt xe =
HS cấp bậc x T min
24 ngày x Lượt định mức ngày
Trong đó:
- Tmin: Tiền lương tối thiểu.
+ Đối với vận chuyển kinh doanh: Công nhân lái xe, phụ xe
được trả lương theo tỷ lệ phần trăm mức doanh thu thực hiện:
Lương tháng = Tỷ lệ % x
∑
doanh thu
19
19