Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

luận văn xây dựng mô hình công nghệ sấy nông lâm sản công nghệ BIOMAS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.63 KB, 34 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên Dự án: “Ứng dụng công nghệ đốt yếm khí tạo khí Gas từ các phụ phẩm
nông lâm nghiệp (biomas) để sấy gỗ và chè trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”.
2. Mã số:
3. Cấp quản lý: Bộ
4. Thời gian thực hiện:
5. Dự kiến kinh phí thực hiện: 5.000 triệu đồng
Trong đó, - Ngân sách SNKHTW : 2.020 triệu đồng
- Ngân sách địa phương : 7 5 0 t riệu đồng
- Nguồn khác

: 2.230 triệu đồng.

6. Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Kim Quy
- Trụ sở: thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Điện thoại:
- E-mail:
7. Chủ nhiệm Dự án
- Họ và tên:Nguyễn Thanh Vân
- Học hàm, học vị: Kỹ sư cơ khí tự động hoá
- Chức vụ: Giám đốc
8. Cơ quan chuyển giao công nghệ
8.1. Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ
- Viện khoa học năng lượng
- Địa chỉ: Nhà A9, số 18 đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy – Hà Nội
- Điện thoại: (04)37564341; Fax: (04)37912224
8.2. Cơ quan chuyển giao sấy chè: TT. NC phát triển chè - Viện Khoa học KT
nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc;
- Địa chỉ: xã Phú Hộ - TX.Phú Thọ – Phú Thọ; ĐT: 02103.865.073



1


8.3. Cơ quan chuyển giao sấy gỗ: Viện nghiên cứu công nghiệp rừng; viện
KHLN Việt Nam
- Địa chỉ: Đông ngạc – Từ Liêm Hà Nội; ĐT: 0437525632
9. Tính cấp thiết của dự án
9.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu
vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Phía
Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía
Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang.
Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách
trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai,
cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân
200 km. Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường
sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây- Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và
các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Quốc lộ 2 qua Phú Thọ
đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên
Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái,
Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.
Địa hình: Phú Thọ là tỉnh Miền núi, Trung du nên địa hình bị chia cắt,
được chia thành các tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía
Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu, song ở
vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và
phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là
đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận
lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

Khí hậu: Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một
mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình
trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối
lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát
2


triển cây trồng, vật nuôi đa dạng. Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là
3.519,56 km2, theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ
thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới
nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc
dưới 250 có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng
cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn
đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi tăng hệ số sử dụng
đất, đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này.
9.2 Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ
Năm 2012, Phú Thọ thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH trong bối
cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn do chịu ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới; ở trong nước thực
hiện chính sách cắt giảm đầu tư công, giảm chi tiêu ngân sách nhà nước, thị
trường hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho lớn, lãi xuất tín dụng cao, thiên tai,
dịch bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, từ đó ảnh
hưởng trực tiếp đến thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh. Song với quyết tâm của toàn Đảng, toàn
dân đặc biệt công tác Lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự nỗ lực
cố gắng của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc
trong tỉnh, kinh tế - xã hội năm 2012 của tỉnh đã có những chuyển biến tích
cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,8% so với năm 2011, cao hơn so
với trung bình cả nước; sản xuất nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá;

các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định; sản xuất công nghiệp có sự phục
hồi, tăng trưởng vào các tháng cuối năm. Thu NSNN vượt dự toán HĐND tỉnh
giao; cải cách hành chính có nhiều chuyển biến, môi trường đầu tư tiếp tục
được cải thiện. Các lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa – xã hội có
nhiều chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo; công tác chỉ đạo điều
hành có trọng tâm, trọng điểm; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được
giữ vững.
3


Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nói trên chưa phát huy tiềm năng,
lợi thế đúng với thế mạnh của tỉnh, một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, sản xuất
nông nghiệp chưa bền vững; sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp; huy động
vốn đầu tư chưa có chuyển biến vững chắc, chưa tạo nguồn động lực, năng lực
trong sản xuất ngắn hạng cũng như tăng trưởng dài hạn, bền vững. UBND tỉnh
tập trung chỉ đạo phát triển toàn diện ngành nông nghiệp. Lấy khoa học làm
then trốt và là nền tảng của phát triển bền vững đi đôi với tiết kiệm năng lượng,
đồng thời đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học
vào sản xuất; tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia
xây dựng Nông thôn mới, tiếp tục xã hội hoá và đẩy nhanh tiến độ các dự án
đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn…
9.3 Chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Qui hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 20/11/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ.
Phú Thọ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của Tỉnh.
Phát triển nhanh các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, bảo đảm đủ nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu tạo sự liên kết bền vững giữa vùng sản xuất

nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, tập trung phát triển
nông nghiệp nông thôn kiểu mới, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp tập trung, giảm
thiểu mô hình manh mún. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế
nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh
của Tỉnh
9.4. Cơ sở để lựa chọn dự án
Trong những năm gần đây nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, lạm
phát ngành nông, lâm nghiệp vẫn tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng, là “nền
tảng động lực” nền kinh tế tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu, trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp đang bộc lộ nhiều hạn chế. Tìm cho
4


ra những lực đẩy để phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam đang là
vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Sau 26 năm đổi mới, nông
nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an
ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân (khoảng 70% dân số),
là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước
và ổn định Chính trị - Xã hội. Nền kinh tế nông nghiệp là ngành có sức lan tỏa
lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế khác nó cung cấp đầu
vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu, đồng thời sử
dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ, như: nhiên liệu, phân
bón, hóa chất, máy móc cơ khí, năng lượng ... Ngoài ra, nông nghiệp còn liên
quan mật thiết đến sức mua của dân cư và sự phát triển thị trường trong nước.
Với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
và 70% dân số sống ở nông thôn, mức thu nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh
hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn.
Gần đây, mặc dù kinh tế rất khó khăn do bị tác động của khủng hoảng và
suy thoái kinh tế thế giới, ngành nông nghiệp vẫn có mức tăng trưởng hợp lý.
Năm 2011, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu

nông - lâm - thủy sản đạt gần 25 tỷ USD, tăng trưởng 29% so với năm 2010.
Thặng dư thương mại toàn ngành năm 2011 đạt trên 9,2 tỷ USD, góp phần
giảm nhập siêu cho cả nước; nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP và
chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Năm 2012, nông nghiệp vẫn giữ đà
tăng trưởng của năm 2011 với giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả
nước ước tăng 3,4%, trong đó: nông nghiệp tăng 2,8%, lâm nghiệp 6,4%, thủy
sản 4,5%. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành (GDP) đạt 2,7%. Tổng kim ngạch
xuất khẩu toàn ngành đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm trước. Cùng với
xuất khẩu, ngành nông nghiệp cũng đạt được nhiều kết quả khích lệ trên các
mặt trận sản xuất, phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng
cao thu nhập cho người dân nông thôn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu
ngày càng rõ nét và tác động mạnh đến sản xuất. Nhiều phong trào, mô hình tốt

5


như “Cánh đồng mẫu lớn”, “Cơ giới hóa trong nông nghiệp” cũng được các địa
phương tích cực triển khai đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo
chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các
yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và bóc lột đất đai.
Sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi
trường, như: mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm
nguồn nước, đất đai bị bạc màu, thoái hóa do hóa chất, tăng chi phí sản xuất và
đe dọa tính bền vững của tăng trưởng. Vì vậy, chất lượng và tính bền vững của
tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm trong giai
đoạn tới. Trong tương lai, nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp sẽ không còn
được dồi dào, nông nghiệp sẽ phải cạnh tranh với các ngành công nghiệp và
dịch vụ khác. Chí phí sản xuất ngày càng cao cũng bắt đầu làm giảm khả năng
cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam với vị thế nhà sản xuất “chi phí thấp”

trên thị trường quốc tế.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do đầu tư cho nông
nghiệp ngày càng giảm dần, không tương xứng với sự đóng góp của nông
nghiệp cho nền kinh tế. Nếu như năm 2000, tỷ trọng đầu tư vào ngành nông
nghiệp chiếm 13,85% tổng đầu tư của xã hội, thì tới năm 2005 chỉ còn 7,5%;
năm 2008: 6,45%; năm 2009: 6,26%; năm 2010: 6,2%. Đầu tư từ ngân sách
nhà nước và trái phiếu chính phủ cho nông nghiệp cũng giảm, từ 21,5% năm
2006 xuống 21,3% năm 2010. Đặc biệt, việc thống kê về đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn rất khó bóc tách do có rất nhiều khoản chi cho công nghiệp,
kết cấu hạ tầng quốc gia nằm trên địa bàn nông thôn. Trong khi đó, kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp luôn chịu độ rủi ro cao càng khiến các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài dè dặt khi đầu tư. Đầu tư trực tiếp của nước
ngoài đã giảm đáng kể, từ 8% năm 2001 xuống còn chỉ 1% năm 2010. Đầu tư
của tư nhân trong nước chỉ chiếm từ 13-15% tổng số đầu tư mới của mỗi năm.
Hơn nữa, quá trình đổi mới và gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp có dấu
hiệu chậm lại. Đối với những loại cây trồng quan trọng, tốc độ tăng năng suất
6


đã chậm lại. Trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh tràn
lan đang dẫn tới bất ổn về năng suất và thu nhập. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với
tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm, từ 66,35% năm 2000
xuống 58,8% năm 2010 (theo giá thực tế) và 45,6% năm 2000 xuống 38,8%
năm 2010 (theo giá so sánh).
Tình trạng diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, phần lớn các
hợp tác xã, doanh nghiệp Công nghiệp chế biến nông sản vẫn còn chậm phát
triển, chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, trong khi hàng hóa thành phẩm được
sản xuất ở nước khác và sau đó lại được nhập khẩu trở lại Việt Nam. Điều này
phản ánh nông dân, doanh nghiệp Việt Nam đang tự làm giảm giá trị hàng nông
sản trên thị trường quốc tế. Cho tới nay, chỉ có rất ít thương hiệu và chỉ dẫn địa

lý nổi tiếng gắn với nông sản có diện tích hóa, tăng chi phí sản xuất, gây kho
khăn cho quản lý chất lượng, an toàn nông sản, thực phẩm, làm tăng rủi ro. Mặt
khác việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến, sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật chưa quản lý một cách có hệ thống từ đó cản trở phát triển
nông-công do tính rủi ro khi ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản với hàng trăm
nông hộ nhỏ, lẻ.
Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm
sản, theo Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Qui hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Phú Thọ đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng
hóa, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh. Phát triển nhanh các
vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, bảo đảm đủ nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến và xuất khẩu tạo sự liên kết bền vững giữa vùng sản xuất nguyên liệu
với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, tập trung phát triển nông
nghiệp nông thôn kiểu mới, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp tập trung, giảm
thiểu mô hình manh mún. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh
tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so
sánh của Tỉnh. Tuy nhiên hiện nay công nghệ chế biến bảo quản nông sản sau
thu hoạch vẫn còn nhiều yếu kém, lạc hậu như: Công nghệ sấy thủ công rất thô
7


sơ dẫn đến chất lượng nông sản thấp dẫn đến chất lượng nông sản giảm sút,
hiệu quả kinh tế từ nông sản còn thấp khiến cho đời sống kinh tế nông dân còn
nhiều khó khăn, giá trị kinh tế không cao gây thiệt hại kinh tế cho người dân,
nguyên liệu sấy là nguyên liệu hóa thạch như than, điện, gỗ.., dẫn đến tình
trạng khai thác tài nguyên, chặt phá rừng ảnh hưởng lớn đến môi trường tự
nhiên. Với đặc điểm của một đất nước nông nghiệp, hằng năm lượng phế thải
dư thừa trong quá trình chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm rất lớn. Chỉ
riêng rơm, rạ, vỏ trấu thải ra trong quá trình thu hoạch, xay xát thành hạt gạo đã

có khối lượng cả chục triệu tấn. Bên cạnh mức tăng trưởng xuất khẩu nông sản
thì các phụ, phế phẩm trong quá trình chế biến các loại cây công nghiệp, sản
xuất hoa quả, thực phẩm... cũng rất đa dạng về chủng loại và phong phú về số
lượng. Đó cũng là nỗi lo về sử dụng các phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch
như rơm rạ, vỏ trấu, thân cây ngô, cây sắn, vỏ cây nguyên liệu giấy,… các phế
phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp thải ra môi trường sẽ là vấn nạn về rác, đe
dọa ô nhiễm môi trường. Đây là thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nhưng nếu
biết ứng dụng khoa học vào thực tế nhằm tận dụng, tái chế thì không những tạo
thêm việc làm cho nhiều lao động, mà còn góp phần nâng cao giá trị kinh tế
trong nông lâm nghiệp mà còn bảo vệ môi trường. Nên việc ứng dụng KHCN
và cơ giới hóa nông nghiệp, vào sản xuất chế biến nông, lâm sản là vấn đề
thiết yếu và cấp thiết đối với nền nông nghiệp hiện nay của Việt Nam nói
chung và Phú Thọ nói riêng.
Từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn dự án “Ứng dụng công nghệ đốt
yếm khí tạo khí gas (biomas) từ các phụ phẩm nông lâm nghiệp để sấy gỗ và
chè trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” là cần thiết và có tính khả thi cao. Công nghệ
năng lượng sinh khối không chỉ thay thế phần nào cho năng lượng hóa thạch
mà còn góp phần đáng kể trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp
phần sử lý nguồn phế thải - phụ phẩm nông lâm nghiệp (cả sau thu hoạch lẫn
sau chế biến), giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế vùng nông
thôn miền núi.
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao:
8


10.1 Thực trạng phơi sấy nông, lâm sản tại địa phương hiện nay
Hiện nay ở địa phương thường được làm khô bằng phương pháp tự nhiên
theo truyền thống (phơi nắng) hoặc sấy bằng máy.
* Phương pháp phơi sấy tự nhiên
Chè, gỗ, lúa… được phơi nắng trên sân gạch/xi-măng, trên nền đất, trên

vải bạt, trên nong nia bằng tre, v.v. Phương pháp này ít tốn kém nhưng không
thể thực hiện được vào những ngày có mưa dầm. Do không thể phơi nắng nông
sản trong mùa mưa nên độ hao phí hạt thường rất cao, có khi lên đến trên 10%,
nhất là hao phí về chất, giảm tỷ lệ nẩy mầm đối với hạt giống và tốn kém rất
nhiều chi phí và lao động trong suốt quá trình phơi.
Trong mùa nắng thường không có lợi do tốc độ bốc ẩm quá nhanh giảm
chất lượng sản phẩm nông lâm sản.
* Những khó khăn gặp phải khi phơi nông sản:
- Phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, nhất là trong mùa mưa không thể nào
phơi tốt được làm giảm đáng kể chất lượng hạt;
- Cần phải có mặt bằng đủ rộng để làm sân phơi hoặc chỗ phơi;
- Chi phí lao động cao, căng thẳng trong mùa vụ, nhất là trong mùa mưa;
- Chất lượng nông lâm sản bị giảm do kỹ thuật phơi không đúng ngay cả
khi trời nắng tốt (mùa khô), bị hư do không đủ nắng (mùa mưa), bị nhiễm bẩn
do chim, gà, vịt; hạt bị lẫn tạp chất nhất là sạn cát, khô không đều do lớp phơi
quá dày và số lần đảo không đủ;
* Việc phơi nông lâm sản phụ thuộc vào các yếu tố gồm: bức xạ hay ánh
nắng mặt trời, độ nhiệt, độ ẩm của không khí, gió, sân và phương tiện phơi, kỹ
thuật phơi;
- Ánh nắng mặt trời, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phơi, đó là nguồn
nhiệt cơ bản làm cho nước trong hạt bốc ra và hạt trở nên khô. Bức xạ nhiệt từ
mặt trời thay đổi theo thời gian trong ngày (sáng, trưa, chiều) và theo mùa;
- Độ nhiệt, là yếu tố quan trọng và thực tế tăng giảm diễn biến tỷ lệ thuận
với bức xạ. Độ nhiệt càng cao thì phơi càng nhanh khô, nhưng nếu độ nhiệt ở sân
lên quá 450 C mà nông sản không được cào đảo thường xuyên thì hạt dễ bị rạn nứt;
9


- Độ ẩm của không khí ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình khô của hạt.
Nếu độ ẩm tương đối của không khí môi trường càng thấp thì càng thuận lợi

cho việc phơi tức hạt càng mau khô;
- Gió, cũng là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ
khô của hạt khi phơi. Khi phơi nông sản nếu trời vừa có nắng vừa có gió thì
nông sản lại càng mau khô, do vậy nếu sân phơi ở vị trí không bị khuất gió là
điều kiện tốt để phơi;
- Sân phơi, đương nhiên là điều kiện tiên quyết cần phải có để phơi nông
sản. Hai yếu tố chính của sân phơi có ảnh hưởng đến việc phơi nông sản là vật
liệu làm sân phơi và màu sắc của sân.
- Kỹ thuật phơi, có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng nông, lâm sản (chè,
lúa gạo, gỗ…) trong đó ba yếu tố cần được chú ý là độ dày lớp nông sản, số lần
cào đảo và hướng cào đảo. Tất nhiên độ dày lớp nông sản phơi càng thấp thì
phơi càng mau khô.
Để xác định mức độ khô của nông lâm sản sau khi phơi sấy đưa vào tồn
trữ hoặc xay xát, thường thì bà con nông dân dựa vào kinh nghiệm lâu đời bằng
cách sờ, nhìn, cắn thử (với lúa gạo) để dự đoán mức độ khô của nông sản. Tuy
nhiên, cách xác định này không hoàn toàn chính xác vì phụ thuộc vào kinh nghiệm
của từng người nên không thể nói được chính xác độ ẩm của hạt là bao nhiêu.
10.2.Công nghệ sấy và các giai đoạn sấy chè xanh
a) Sản phẩm chè xanh: Được chế biến từ nguyên liệu chè 1 tôm (búp), 2
÷ 3 lá non, ngay ở giai đoạn đầu người ta tiến hành diệt men sẳn có trong
nguyên liệu dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Vì thế, hàm lượng tanin trong sản
phẩm chè xanh cao, ít bị hao hụt trong quá trình chế biến. Nước pha chè có
màu xanh tự nhiên của nguyên liệu, vị chát, hương thơm tự nhiên. Chè xanh
được sản xuất nhiều ở các nước châu Á (Trung quốc, Nhật bản...). Chè xanh
chiếm 20 % thị phần trên thế giới.
b. Các phương pháp sản xuất chè xanh: Dựa vào phương pháp diệt men,
người ta chia ra làm ba phương pháp: phương pháp sao, phương pháp hấp bằng
hơi nước và phương pháp hấp bằng không khí nóng. Ngoài ra, còn có những
10



phương pháp thủ công như phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc phương
pháp hiện đại như diệt men bằng tia hồng ngoại. Nhìn chung, qui trình sản xuất
chè xanh có các công đoạn chủ yếu như sau:

NGUYÊN LIỆU CHÈ

DIỆT MEN

VÒ, SÀNG

SẤY

PHÂN LOẠI

ĐẤU TRỘN, ĐÓNG HỘP

CHÈ XANH THÀNH PHẨM

Khi sản xuất chè xanh ở qui mô nhỏ, người ta thường dùng phương pháp
này. Phương pháp sao cho sản phẩm chè xanh có hương thơm mạnh nhưng có
nhược điểm là khó cơ giới hóa, tốn nhiều nhân công và năng suất thấp. Sơ đồ
công nghệ như sau:
NGUYÊN LIỆU CHÈ

SAO DIỆT MEN

VÒ, SÀNG TƠI

SẤY


PHÂN LOẠI

ĐẤU TRỘN, ĐÓNG HỘP

CHÈ XANH THÀNH PHẨM

Kỹ thuật xây lò sao: lò sao có cấu tạo như sau:

11


Chảo sao nên đặt nghiêng về phía trước 15 0 để tăng diện tích tiếp xúc
giữa nguyên liệu chè và đáy chảo đồng thời dễ dàng cho việc đưa nguyên liệu
đã sao xong ra ngoài. Khoảng cách từ ghi lò đến đáy chảo khoảng 30 ÷ 40 cm,
bầu lò nên xây theo chiều cong của đáy chảo để tăng diện tích tiếp xúc nhiệt
của đáy chảo.
* Mục đích và yêu cầu kỹ thuật:
- Sử dụng nhiệt độ cao để làm bay đi một phần ẩm, từ đó thuận lợi cho
việc bảo quản và cố định ngoại hình chè sau khi vò.
- Nhằm phát huy hương thơm và tạo màu.
- Về yêu cầu, phải sấy đều, không cháy, độ ẩm còn lại 3 ÷ 5 %.
* Các phương pháp sấy: trong sản xuất chè xanh, chè nguyên liệu đã
được diệt men trước khi vò nên không nhất thiết phải sấy thật nhanh như trong
sản xuất chè đen. Có các phương pháp sấy như sau:
- Sấy bằng máy sấy: thường người ta dùng thiết bị sấy kiểu băng tải như
trong sản xuất chè đen, ngoài ra còn có thể sấy chè trong tủ sấy hoặc thùng sấy,
chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: sấy ở 100 ÷ 1050 C, thời gian 12 ÷ 15 phút, độ ẩm còn lại
10 ÷ 12 %.

Giai đoạn 2: chè sau khi sấy ở giai đoạn 1, để nguội 1 ÷ 2 giờ để ẩm
phân phối đều rồi tiến hành đem sấy tiếp ở 80 ÷ 85 0 C, thời gian 12 ÷ 15 phút,
độ ẩm còn lại 3 ÷ 5 %.
12


- Sấy bằng chảo sao: chè vò được sao trong chảo sao cho đến khi độ ẩm
còn lại 3 ÷ 5%. Phương pháp này năng suất thấp, chè vụn nát nhiều và màu
nước chè không được xanh nhưng có ưu điểm là sợi chè xoăn, thẳng, mùi thơm
dễ chịu.
- Sấy bằng máy sấy và sao kết hợp: phương pháp này có nhiều ưu điểm
hơn cả, chất lượng tốt hơn so với hai phương pháp sấy trên, thường được tiến
hành theo ba bước:
Bước 1: sấy trên máy sấy chè kiểu băng tải, nhiệt độ sấy 120 ÷ 140 0 C,
thời gian 6 ÷ 12 phút, độ ẩm còn lại 30 ÷ 35 %.
Bước 2: Sao khô lần 1 trong máy sao thùng quay. Sao ở nhiệt độ 110 ÷
1150 C, thời gian 20 ÷ 25 phút, độ ẩm còn lại 20 %, lúc này cánh chè xoăn chặt,
có màu xanh xám.
Bước 3: Sao khô lần 2, tiến hành trong một cặp chảo gang ghép lại, sao
ở nhiệt độ 90 ÷ 1000 C, thời gian 40 ÷ 50 phút (cả hai chảo), độ ẩm của chè 5
%, lúc này cánh chè nhẳn bóng có màu tro bạc.
Kỹ thuật sản xuất chè xanh bằng phương pháp hấp hơi nước theo sơ đồ sau:

NGUYÊN LIỆU CHÈ

HẤP HƠI NƯỚC

SẤY NHẸ

VÒ, SÀNG TƠI


SẤY

PHÂN LOẠI

ĐẤU TRỘN, ĐÓNG HỘP

CHÈ XANH THÀNH PHẨM

Máy hấp chè có sơ đồ cấu tạo như sau:
13


Kỹ thuật sản xuất chè xanh bằng phương pháp sử dụng không khí
nóngtheo sơ đồ công nghệ:
NGUYÊN LIỆU CHÈ

DIỆT MEN BẰNG KHÔNG KHÍ NÓNG

VÒ, SÀNG TƠI

SẤY

PHÂN LOẠI

ĐẤU TRỘN, ĐÓNG HỘP

CHÈ XANH THÀNH PHẨM

So với phương pháp hấp, qui trình này không có giai đoạn sấy nhẹ. Điểm

khác biệt với phương pháp hấp là tiến hành diệt men bằng không khí nóng.
Phương pháp này có ưu điểm là dây chuyền sản xuất dễ cơ giới hóa và tự động
14


hóa, sản phẩm có chất lượng cao, tỉ lệ chè tốt tăng và chi phí về nguyên liệu, nhiên
liệu giảm.
Máy diệt men bằng không khí nóng và yêu cầu kỹ thuật
Máy diệt men bằng không khí nóng có sơ đồ cấu tạo như sau:

Nguyên liệu chè qua 4 băng chuyền diệt men với mật độ 2 ÷ 3 kg/m 2.
Không khí nóng có nhiệt độ 160 ÷ 1900 C, tốc độ không khí nóng 0,45 ÷ 0,8
m/s, thời gian diệt men 3 ÷ 6 phút, độ ẩm còn lại của nguyên liệu 58 ÷ 59 %.
Sau đó, nguyên liệu chè được làm nguội tự nhiên trên ba băng chuyền ở phía
dưới, mật độ 20 ÷ 25 kg/m2, thời gian 30 ÷ 40 phút. Do có quá trình này,
nguyên liệu chè trở nên mềm dẽo, mất mùi hăng ngái. Vì thế, chè xanh sản xuất
bằng phương pháp này tốt hơn các phương pháp khác.
Trên đây là một số công đoạn sản xuất chè, với kỹ thuật cơ bản và thiết
bị để minh họa. Các quá trình cần nhiệt để diệt men, sao sấy, về cơ bản vẫn là
nguyên lý chung.
Tuy nhiên thiết bị đã được cải tiến nhiều, điều quan trọng nhất là việc
cấp nhiệt được cải tiến hoàn thiệt tiên tiến hơn.
10.3. Công nghệ sấy gỗ và một số kiểu thiết bị sấy gôỗ hiện nay.
Sấy gỗ là một công đoạn quan trọng trong quá trình gia công chế biến gỗ
nhằm đảm bảo sự ổn định kích thước gỗ trong quá trình gia công và sử dụng;
hạn chế sự xâm hại của một số loại sinh vật hại gỗ.. Thông thường quá trình
15


làm giảm độ ẩm của gỗ thường thực hiện ở hai giai đoạn: Hong phơi tự nhiên

và sấy cưỡng bức trong lò sấy
sản xuất mọi sản phẩm từ gỗ. Sấy gỗ cho phép ta nâng cao chất lượng
gỗ, giảm thiểu ảnh hưởng của những yếu điểm tự nhiên của gỗ như đặc tính
hút, nhả ẩm kèm theo co rút, dãn nở tự nhiên, độ bền tự nhiên hạn chế; công
đoạn này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm gỗ. Sấy gỗ
cũng là công đoạn có ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm gỗ do đây là
công đoạn tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và năng lượng. Với vai trò đó nên
công đoạn sấy gỗ là một khâu rất quan trọng cần được chú trọng quan tâm cả
về công nghệ và thiết bị.
Lĩnh vực sấy gỗ đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm từ rất
sớm. Đặc biệt giai đoạn từ 1995 trở lại đây, chứng kiến sự bùng phát của các cơ
sở sấy gỗ trong khắp cả nước, đặc biệt là ở khu vực miền nam và miền trung.
Các thiết bị sấy gỗ hiện đại, công suất lớn được nhập khẩu từ nhiều nước khác
nhau trên Thế giới.
Để các sản phẩm mộc (nội và ngoại thất) có chất lượng tốt, không bị
cong vênh, co ngót, .v.v. gỗ trước khi đưa vào gia công chế biến cần phải đảm
bảo khô (độ ẩm 10 – 12 %). Để làm khô gỗ, có 2 phương pháp chính, đó là:
hong phơi khô tự nhiên và sấy khô gỗ trong các lò sấy.

Hong phơi khô tự nhiên có chi phí thấp, và tùy điều kiện cụ thể, hong
phơi tự nhiên có thể giảm độ ẩm của gỗ đến 30%-35%. Tuy nhiên trong quá
trình hong phơi tự nhiên, chúng tya rất khó kiểm soát quá trình thoát ẩm của gỗ
nên hiện tượng nứt đầu, nứt mặt, cong vênh là khó tránh khỏi; hoặc khi gặp
thời tiết mưa kéo dài, gỗ rất dễ bị nấm mốc xâm hại. nhưng chất lượng không
đảm bảo, gỗ khô không đồng đều và bị cong vênh nhiều nếu phới trực tiếp dưới
ánh năng mặt trời. Mặt khác, phương pháp này hoàn toàn phụ thuộc vào thời
tiết do đó thời gian sẽ rất dài, không chủ động ảnh hưởng đến sản xuất.
16



- Sấy khô gỗ cưỡng bức trong các lò sấy: trong các lò sấy là phương
pháp hiện đang được sử dụng phổ biến trong các cơ sở chế biến gỗ công
nghiệp. Nếu đảm bảokiểm soát được quá trình thoát ẩm của gỗ (có chế độ sấy
hợp lí) , gỗ sau khi sấy có chất lượng cao, chênh lệch độ ẩm trong khối gỗ ≤
2%, gỗ ít bị cong vênh, nứt nẻ. Đặc biết sản phẩm gỗ (bàn ghế, giường, tủ, cửa
v.v....) sau chế biến ít bị co ngót trong quá trình sử dụng. Mặt khác khi sấy
trong các lò sấy gỗ này các cơ sở sản xuất chủ động được về mặt thời gian, tính
toán và đảm bảo được tiến độ sản xuất. Do đó, sấy khô gỗ trong các lò sấy là
phương pháp hiện đang được các cơ sở chế biến gỗ chuyên nghiệp sử dụng.
- Ở Việt Nam hiện nay nhiều lò sấy gỗ theo các phương pháp sấy khác
nhau đã được nghiên cứu chế tạo hoặc nhập khẩu để ứng dụng vào sản xuất
như: lò sấy năng lượng mặt trời, lò sấy cao tần, các lò sấy ngưng tụ ẩm, các lò
sấy theo phương pháp quy chuẩn (lò sấy hơi nước).v.v.
Lò sấy bằng năng lượng mặt trời là tập trung năng lượng bức xạ mặt
trời để cung cấp năng lượng ở mức cao hơn cho một không gian sấy cô
lập.Phương pháp sấy này tận dụng hiệu quả năng lượng thiên nhiên, tuy nhiên
lò sấy theo phương pháp này có một số hạn chế: nhiệt độ môi trường sấy không
cao, diện tích bề mặt hấp thụ nhiệt yêu cầu phải lớn.

+/ Lò sấy cao tần là

dùng điện trường đảo chiều liên tục để làm sinh ra nhiệt năng trong gỗ qua sự
dao động liên tục của các phần tử nước mang điện và sự ma sát giữa chúng với
cấu trúc gỗ. Tùy thuộc vào chủng loại gỗ và chiều dày gỗ sấy mà thời gian sấy
theo phương pháp sấy này có thể rút ngắn 4 – 33 lần. Tuy vậy lò sấy này thiết
bị phức tạp, giá thành thiết bị cao, đòi hỏi áp dụng các biện pháp đặc biệt về an
toàn lao động, chi phí năng lượng điện cao.v.v.
Lò sấy ngưng tụ ẩm: là dựa trên nguyên lý dùng thiết bị hút ẩm làm
khô môi trường sấy để tạo chu trình sấy kín. Ưu điểm của lò sấy loại này là
hiệu quả sử dụng năng lượng cao khi đưa ẩm ra khỏi lò sấy dưới dạng nước

ngưng tụ. Tuy nhiên loại lò sấy này chi phí đầu tư thiết bị cao, không phù hợp
và không kinh tế cho sấy các loại gỗ cần tốc độ sấy nhạnh.
Lò sấy theo phương pháp quy chuẩn (lò sấy hơi nước): sử dụng các
hệ thống trao đổi nhiệt, phun ẩm, quạt gió.v.v. để chủ động thay đổi tất cả các
thong số sấy của môi trường sấy cho phù hợp với từng đối tượng gỗ sấy. Nhờ
17


vậy những nhược điểm về thời gian sấy dài cũng như chất lượng sấy không
đảm bảo đã được khắc phục. Mặt khác loại lò sấy này cũng dễ vận hành điều
khiển phù hợp với trình độ công nhân. Do đó đây là loại lò sấy dự án sẽ chuyển
giao cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần Kim Quy – Phú Thọ. Sơ đồ sấy sử dụng
hơi nước được giới thiệu trong hình 1.

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy

10.3. Đặc điểm công nghệ dự kiến áp dụng
- Buồng đốt sinh ga; Hệ thống tách nước; Buồng đốt sinh nhiệt; Buồng
sấy: Chứa vật liệu sấy, sàng buồng sấy thường làm bằng tôn hoặc inox đục lỗ 2
đến 4 mm tùy thuộc vào kích thước vật liệu.
- Quạt: thường là quạt hướng trục nhằm cung cấp lưu lượng và áp cần thiết.
18


- Bộ phân phối gió: đảo chiều gió cho máy
- Linh kiện tiêu chuẩn được nhập ngoại mới 100% với thiết kế tối ưu nên
việc bảo hành bảo trì thuận lợi cho người sử dụng
Công nghệ sử dụng biomass phải tính đến hiệu quả nhiên liệu, giá trị
chuyển đổi tương đương, hệ số hao hụt, giá thành…
Về hệ số tương đương (nhiệt hay năng lượng …):

Thay vì sử dụng than, hay dầu nhiên liệu được sử dụng sẽ là phụ phẩm
nông sản lâm sản (như mùn cưa, rơm rạ, cây ngô…). Để tính toán nhiệt lượng
của nhiên liệu thay thế, cần biết được nhiệt lượng riêng của nhiên liệu (Bảng
1).
Bảng 1. Giá và nhiệt trị một số nhiên liệu biomass
Nguyên liệu

Giá ước tính (đồng/Kg)

(1kg)

Nhiệt trị
(Kcal)

Diesel
Gas hóa lỏng (LPG)
Mùn cưa
Củi
Vỏ trấu
Thân cây ngô
Rơm rạ
Vỏ cây cọ
Than (Indonesia)

25000
35000
1100
800
500
200

300
200
2500

10.200
11.900
3.800
4.000
3.400
3.600
3.380
4.700
5.500

Như vậy trên cơ sở số liệu nhiệt trị, có thể tính lượng nhiên liệu biomas
tương đương với than, dầu, và có thể tính đến hệ số hao hụt nhất định. Ví dụ thay vì
sử dụng 1 kg diesel cần sử dụng đến gần 3 kg mùn cưa, hoặc 3kg vở trấu, để có
cùng nhiệt trị 10200Kcal. Tuy nhiên có thể phải đưa vào hệ số hao hụt là 1,5 đến
2,1, tức là cần 4,5 – 6,3 kg vỏ trấu, nhiều hơn số tính tương đương lý thuyết là 3kg.
Từ bẳng 2 cho thấy, để có năng lượng 1kWh, cần 0,6 – 0, 7 lit xăng, cần
0,42m3 khí gas (từ hầm khí ga sinh học), hoặc cần 0,32 – 0,36 kg diezen, cần

19


1,1 kg gỗ (loại thông thường), 4 - 5 kg rơm rạ. Như vậy quá trình chuyển đổi đã
có sự hao hụt nhất định, và còn phụ thuộc vào thiết bị, đẳng cấp nhiên liệu.
Vi dụ so sánh diezen và rơm rạ, Hệ số tương đương nhiệt trị ở bảng 1 là
3 (1kg diezen = 3 kg rơm rạ), nhưng để có 1kWh điện, chỉ cần 0,36kg diezen,
nhưng cần đến 4kg rơm, hệ số tương đương năng lượng (điện năng) lên tới 11.

Bảng 2. Bảng tương đương năng lượng

kWh

Xăng
(lit)

m3 CH4

Biogas
m3

Diezen
(kg)

Gỗ (kg)

Rơm rạ
(kg)

mùn
cưa, tre
(kg)

1kWh

1

0,6-0,7


0,18

0,42

0,32-0,36

1,1

4-5

3-4

1lit xăng

1,4-1,7

1

0.267

0,63

0,48

1,64

6-7,5

4,6-6,1


1m3
CH4

5,5

3,6

1

2,3

1,8-2

6,1

22-27,8

16,7-22

1m3
Biogas

2,4

1,55

0,43

1


0,76-0,86

2,6

9,5-12

7,1-9,5

1kg
Diezen

2,8-3,1

1,86-2,1

0.5-0,56

1,17-1,3

1

3-3,4

11-15,6

8,3-12,5

1kg gỗ

0.9


0,59

0,16

0,38

0,29-0,32

1

3,6-4,5

2,7-3,6

1kg
Rơm rạ

0,2-0,25

0,15

0,04

0,09

0,07-0,08

0,24


1

0,78

1kgmùn
cưa, tre

0,25-0,3

0,18

0,05

0,12

0,09-0,1

0,3

1,3

1

Theo kinh nghiệm, hệ số chuyển đổi nhiệt ở hệ hóa hơi là trong khoảng 6
– 8, tức là cần đốt 6-8kg rơm rạ mới có nhiệt năng bằng với đốt 1kg diezen.
Giá thành: chỉ tính đơn thuần về nhiên liệu, 1kg diezen giá 25000đ, trong
khi 1kg rơm rạ giá 300đ. Để có được 1Kcal cần chi phí 2451đ (diezen) nhưng
chỉ cần 89đ (rơm rạ), bảng 3. Hệ số thực tế là 5 giá thành mới chỉ ở mức
450đ/Kcal, chỉ bằng khoảng 1/5 giá diezen. Đây chính là lợi thế lớn nhất. Ngoài
ra chưa kể chi phí đầu tư ban đầu thấp, không phát thải (năng lượng tái tạo)…

Bảng 3. Giá nhiệt đ/Kcal dự tính 2014, chưa tính hao hụt
Nguyên liệu
(1kg)
Diesel
Gas hóa lỏng

Giá
(đ/Kg)
25000
35000

Nhiệt trị
(Kcal)/kg
10.200
11.900
20

Giá thành
đ/(Kcal)
2450.98
2941.18


(LPG)
Mùn cưa
Củi
Vỏ trấu
Thân cây ngô
Rơm rạ
Vỏ cây cọ

Than
(Indonesia)

1100
800
500
200
300
200

3.800
4.000
3.400
3.600
3.380
4.700

289.47
200.00
147.06
55.56
88.76
42.55

2500

5.500

454.55


Tính nhiệt lượng và nhiên liệu (phụ phẩm nông nghiệp) cho lò sấy gỗ.
Với lò sấy gỗ 40 m3, với gỗ thông thường nhiệt lượng sấy cần đến 95kW, nhiệt
cực đại tính được 160kW, tiêu tốn nhiên liệu diezen (với hiệu suất sấy đạt được
từ 30% đến 50%)sẽ là 320kg đến 500kg. Số liệu cụ thể sẽ phải qua thực
nghiệm xác định. Thay thế bằng rơm rạ, khí hóa thành khí nhiên liệu, sẽ cần
đến khối lượng 960 kg đến 1500kg (bảng 3).
10.4 Tính tiên tiến của công nghệ khí hóa năng lượng sinh khối
Tính tiên tiến của công nghệ được thể hiện ở những điểm sau:
- Công nghệ máy sấy hiện đại có thể sấy được nhiều loại nông, lâm sản
như chè, gỗ, ngô, sắn, lúa..
- Công nghệ khí hóa năng lượng sinh khối tận dụng phế phụ phẩm nông
nghiệp đồng thời tạo ra khí ga để đốt do đó không gây ô nhiễm môi trường và
lãng phí nguồn năng lượng giá rẻ
- Phế phụ phẩm trong chế biến nông lâm sản được làm nguyên liệu cho
công nghệ sấy biomas.
- Hệ thống điều khiển có cảm biến sensor nhiệt tự động điều chỉnh phù
hợp với từng loại nông sản.
10.5 Tính thích hợp của công nghệ áp dụng
- Toàn bộ hệ thống lò sấy nông sản chất lượng cao được các giáo sư tiến
sỹ đầu ngành trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, máy nông nghiệp thực phẩm thiết
kế và chế tạo nên giá thành thiết bị thấp hơn rất nhiều so với các dây chuyền
nhập ngoại với hiệu quả tương đương. Đặc biệt là giải quyết kịp thời vấn đề
bảo hành, bảo dưỡng thiết bị.
- Công nghệ áp dụng khai thác được thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại
chổ của địa phương, tận thu được nguồn nhiên liệu là phế phụ phẩm nông lâm
21


nghiệp, thiết bị dể vận hành phù hợp với điều kiện chất lượng nguồn nhân lực
của địa phương. Các công nghệ dự kiến áp dụng phù hợp với điều kiện tự

nhiên, phù hợp với điều kiện của dân, với trình độ dân trí, phong tục tập quán,
phù hợp với điều kiện kinh tế vùng dự án và phù hợp với chiến lược quy
hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu:
11.1.Mục tiêu chung:
Chuyển giao thành công công nghệ đốt yếm khí tạo khí gas từ các phụ phẩm nông
lâm nghiệp trong sấy gỗ và chè nhằm tăng giá trị sản phẩm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
11.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng 02 mô hình ứng dụng công nghệ đốt yếm khí để sấy gỗ, chè tạo ra
sản phẩm có chất lượng cao đủ tiêu chuẩn cung cấp thị trường trong nước và xuất
khẩu.
- Đào tạo được 05 kỹ thuật viên làm chủ được công nghệ, tập huấn cho 20
người nắm bắt được các quy trình kỹ thuật.
12. Nội dung:
12.1 Mô tả công nghệ chuyển giao
- Công nghệ được áp dụng ở đây là máy sấy nông sản thực phẩm đa dụng tiết
kiệm năng lượng bảo vệ môi trường được nghiên cứu thiết kế và chế tạo. Thiết bị
chính bao gồm:
- Cụm lò đốt; Buồng sấy; Cụm tách nước; Cụm buồng sấy
Hệ thống máy sấy áp dụng công nghệ đốt yếm khí ra khí gas từ các loại phế thải,
phế phẩm trong chế biến lâm nghiệp (mùn cưa, vỏ cây nguyên liệu giấy)
• Quy trình sấy nông sản:
A/ Nhiên liệu
(cám cưa, bã mía…)

Khí ga
B/ Lò hoá khí


Nông, lâm sản

C/ Lò sấy
22

Hơi nước


D/ Sản phẩm

Hình 2. Sơ đố khối các bước công nghệ sấy

Công nghệ này là thay thế nhiên liệu than, dầu, củi gỗ, hiện đang sử
dụng, là những nhiên liệu có tác động môi trường xấu, (riêng việc sử dụng gỗ
ảnh hưởng đến bảo vệ rừng, chi phí cao) bằng nhiên liệu khí được sản xuất từ
khí hóa phụ phẩm nông lâm sản sãn có, rẻ tiền, tái tạo, và không phát thải khí
nhà kính.
Công nghệ mới thay thế hoàn toàn hai khâu A/ và B/ (hình 2).
Tuy nhiên cần bổ sung thêm các phần sau đây để phù hợp với công nghệ
tiên tiến hơn:
1. Hệ thống đo và giám sát nhiệt độ
2. Hệ thống làm sạch khí nhiên liệu (loại lưu huỳnh, khí halogen (nếu
có), sấy …
3. Thiết bị phụ trợ phân phối khí ga nhiên liệu đều và phù hợp trước khi đốt
4. Thiết bị và phụ gia kiểm soát chất thải khí rắn và lỏng
5. Bộ phận đảm bảo an toàn (van, nắp chống rò rỉ, ) đảm bảo an toàn
phòng chống cháy nổ, cảnh báo đóng ngắt
Như vậy về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống sấy ban đầu, chỉ điều chỉnh
bổ sung một số bộ phận chi tiết cần thiết mà thôi
Công nghệ hóa khí:


23


Hình 3. Sơ đồ nguyên lý lò hóa khí phụ phẩm nông nghiệp.
Rơm rạ cắt nhỏ, được đưa vào lò từ phía trên, khí thổi ngược lại từ dưới
lên, nhiên liệu được đốt cháy ở khu vực giữa lò. Tỉ lệ cháy tạo nhiệt đủ để phân
hủy nhiệt (đốt yếm khí) phần nhiên liệu bên trên, luồng khí được dẫn ra theo
chiều mũi tên (hình 3), sau đó được lọc, làm sạch khí độc và dẫn ra buồng đốt
tạo nhiệt để sấy sản phẩm (chè hoặc gỗ theo thiết kế).
Quá trình vận hành xảy ra như sau:
Nhiên liệu được cho vào buồng đốt sau đó được đốt trong môi trường
thiếu ôxy, oxy được cấp một phần vào lò đốt sinh khí gas, sau khi khí gas sinh
ra được đẩy đến buồng đốt sinh nhiệt, tại đây đánh lửa đốt khí gas cấp nhiệt
cho buồng sấy. Tại đây khí nóng được quạt hút nhiệt và quạt đảo nhiệt dẫn
hướng xuống đáy lò và bắt đầu quá trình sấy, với mỗi loại sản phẩm (gỗ,
chè…) có khoảng thời gian thích hợp nhất định. Đồng thời quạt hút sẽ hút hơi
từ trong ra ngoài. Nhiệt độ trong khoang sấy tùy thuộc vào nguyên liệu sấy
được đặt chế độ thích hợp qua bộ cảm biến nhiệt điều khiển van cung cấp khí
gas. Hệ thống điều hành quá trình sấy đều được tự động hoàn toàn.
- Số nhân công vận hành trên một máy: 2 người;
- Thời gian tối thiểu cho một chu trình sản phẩm: tùy thuộc vào nông sản;
- Công suất máy: 10 tấn/ ngày; 30 - 40 m3/mẻ sấy;
24


Như trên đã tính, lượng rơm rạ cần sấy 40 m 3, thông qua hóa khí để tạo
nhiên liệu khí đốt, cần từ 1000kg - 1500kg cho 1 mẻ gỗ.
12.2. Những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết
- Tiếp thu, làm chủ áp dụng thành công quy trình ứng dụng công nghệ năng

lượng sinh khối biomass tận dụng nguồn nguyên liệu là phế thải nông, lâm sản
ở địa phương.
- Tạo được sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra, phục vụ phát triển kinh
tế địa phương và xuất khẩu.
- Tạo được mô hình ứng dụng công nghệ năng lượng sinh khối biomass
từng bước áp dụng nhân rộng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần thực hiện tốt
chủ trương, định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản
nói chung và sấy chè, gỗ nói riêng.
12.3 Nội dung, các bước công việc của dự án
12.3.1 Điều tra khảo sát
a) Điều tra khảo sát nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm nông sản
- Điều tra khảo sát nguồn nguyên liệu tại nơi xây dựng mô hình, đánh giá
chất lượng, số lượng nguyên liệu.
- Điều tra khảo sát về nhu cầu sấy và chế biến nông, lâm sản
- Phương thức thu gom tập trung nguyên liệu để phục vụ quá trình sấy,
xác định giá thành nguyên liệu khi thu mua về đến nơi sản xuất.
b) Khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng mô hình, chuẩn bị mặt bằng và
thiết kế xây dựng mô hình
- Yêu cầu về địa điểm, mặt bằng sản xuất, điều kiện nhà xưởng: Đảm bảo
phù hợp với quy mô, công suất công nghệ dự kiến áp dụng của dự án, với tổng
diện tích mặt bằng 500 m2, trong đó có nhà xưởng có mái che đặt thiết bị sấy,
các khu vực để nguyên liệu, chứa thành phẩm.
- Khảo sát chi tiết địa điểm dự kiến xây dựng nhà xưởng, kho chứa nguyên
liệu, kho chứa thành phẩm và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác phục vụ dự án

25


×