Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Sản khoa hiện tượng ngôi ngang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.17 KB, 12 trang )

NGOÂI NGANG

KHOA PHOØNG SANH


1. ÑÒNH NGHÓA:

Ngôi ngang là ngôi trục dọc thai nhi cắt trục
dọc của mẹ bởi 1 góc vuông.


2. Nguyên nhân:

Về phía mẹ:
- Tử cung nhão do mẹ đẻ nhiều lần, thai ở tư thế ngang
không thể bình chỉnh về tư thế dọc được.
- Tử cung dị dạng ở người đẻ con so: tử cung 2 sừng, tử
cung có vách ngăn, tử cung có đường kính ngang lớn hơn
bình thường.
- Khung chậu hẹp.
- Khối u tiền đạo: u xơ tử cung vùng eo, u nang buồng
trứng…
Về phía thai:
- Trong thai đôi, sau khi thai một sổ, thai thứ hai ở tư thế
ngang.
- Thai non tháng, thai chết lưu.
Về phía phần phụ của thai:
- Đa ối làm cho ngôi thai không cố định trong tử cung.
- Rau tiền đạo, dây rau ngắn, dây rau quấn cổ, làm cho thai
nhi bình chỉnh không tốt.
Trong các nguyên nhân trên, thường gặp nhất là con r ạ đẻ


nhiều lần, con so tử cung dị dạng, rau tiền đạo.


3. Chẩn đoán thế, kiểu thế:
Mốc của ngôi ngang là mỏm vai.
Đầu bên nào thế bên đó.
Ngôi vai có 4 kiểu thế,
- Vai - chậu - trái - trước
- Vai - chậu - phải - trước
- Vai - chậu - phải - sau
- Vai - chậu - trái - sau


4. Chẩn đoán:

Trong khi có thai:
* Tiền sử sản khoa: chửa đẻ nhiều lần, có thể đã có lần ngôi
ngang.
* Nhìn: tử cung bè ngang.
* Sờ nắn:
- Nắn cực dưới tử cung (trên mu): tiểu khung rỗng, không
thấy cực đầu hay mông.
- Nắn 2 bên: một bên thấy đầu (khối tròn đều, cứng, bập bềnh)
ở mạn sườn hoặc ở hố chậu; bên kia nắn thấy cực mông
(khối tròn không đều, to hơn đầu, chỗ rắn chỗ mềm) ở mạn
sườn hoặc hạ sườn.
- Nắn giữa 2 cực đầu và mông sẽ thấy lưng là một diện phẳng
(nếu lưng ở phía trước) hoặc thấy lổn nhổn các chi (nếu lưng
ở phía sau).
* Nghe tim thai: vị trí nghe tim thai tuỳ thuộc vào vị trí của

cực đầu, là nơi sờ thấy mỏm vai. Tim thai sẽ nghe thấy rất rõ
nếu lưng nằm ở phía trước.
* Thăm âm đạo thấy tiểu khung rỗng.


4.CHẨN ĐOÁN: TT
Khi chuyển dạ:
* Hỏi tiền sử, nhìn, sờ nắn như trong khi có thai
nhưng nắn khó hơn vì đã có cơn co tử cung.
* Thăm âm đạo:
- Khi ối chưa vỡ thấy ối phồng, tiểu khung
rỗng, cần thăm khám nhẹ nhàng tránh làm ối vỡ
sớm.
- Khi ối đã vỡ: sờ được mỏm vai, các xương
sườn và hố nách. Khi biết vị trí hố nách bên nào tức
là biết được vai và do đó biết được đầu ở bên đó.


5. Chẩn đoán phân biệt:

Ngôi đầu sa chi: trường hợp này đầu thai thường cao, khi sờ
thấy tay thai nhi bị sa, phải tìm xem ở eo trên có đầu thai hay
không. Với ngôi ngang, không sờ thấy đầu thai nhi ở eo trên.
Ngôi ngược hoàn toàn: sờ thấy đỉnh xương cùng dễ nhầm với
mỏm vai, nhưng không sờ thấy hõm nách và các sườn thai nhi
như trong ngôi ngang.


6. Cơ chế đẻ.
Ngôi ngang không có cơ chế đẻ nếu thai đủ tháng hoặc

gần đủ tháng.
Nhưng nếu thai quá nhỏ hoặc thai chết lưu khi còn non
tháng, các phần thai đã mềm nhũn làm cho thân thai nhi dễ gập lại,
với khung chậu rộng rãi, thai có thể bị đẩy ra ngoài qua đường âm
đạo. Khi lọt, thai phải gập đôi người lại cho vai và lưng xuống
trước, rồi đến mông lọt và xuống. Sau khi mông đã sổ được thì
phần còn lại của thai nhi sẽ sổ như trong ngôi ngược, đầu ra
cuối cùng.


7. Tiến triển và tiên lượng:

Nếu ngôi ngang không được chẩn đoán sớm và
xử trí kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng:
Ngôi vai buông trôi: chuyển dạ kéo dài, ối vỡ, tử cung
co cứng, sa tay trong âm đạo hoặc ra ngoài âm hộ,
thường kèm theo sa dây rau.
Thai suy, thai chết: tử cung co bóp vào thai liên tục, dây
rau bị sa, làm cho tuần hoàn tử cung-rau-thai bị cản
trở, thai suy nhanh chóng nếu không được xử trí dẫn
đến chết thai, thai càng to càng suy và chết nhanh.
Doạ vỡ và vỡ tử cung: khi ngôi vai buông trôi nếu
không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến
doạ vỡ rồi vỡ tử cung.
Nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn tử cung do ối non,
vỡ sớm.


8. Hướng xử trí.
Trong khi có thai:

- Thai phụ phải được khám định kỳ, trong 3 tháng cuối, khi phát
hiện ngôi ngang, cần khuyên thai phụ nằm nghỉ ngơi, đặc biệt
vào tháng cuối, nên nằm viện theo dõi, đề phòng ối vỡ non, ối vỡ
sớm.
- Thủ thuật xoay thai ngoài (biến ngôi ngang thành ngôi d ọc)
trước kia áp dụng với con rạ nhưng có thể gây tai biến tổn thương
cho thai hoặc rau bong non, do vậy ngày nay người ta hầu như
không áp dụng


8. Hướng xử trí: tt

Trong khi chuyển dạ:
Nếu thai còn sống:

- Với con so: mổ lấy thai ngay khi phát hiện ngôi ngang để đề
phòng vỡ tử cung, tuyệt đối không được làm thủ thuật nội xoay thai
vì rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai.
- Với con rạ: kinh điển người ta có sử dụng thủ thuật nội xoay thai
khi có đủ điều kiện (thai không to, khung chậu bình thường, cổ t ử
cung mở hết, ối chưa vỡ hoặc mới vỡ, không có thiểu ối, âm đạo
rộng rãi, tầng sinh môn mềm mại, tiền sử đẻ dễ), khi đó tiến hành
nội xoay thai thành ngôi ngược và đại kéo thai. Nếu không đủ điều
kiện nội xoay thai thì mổ lấy thai. Ngày nay, người ta mổ lấy thai là
chính vì nội xoay thai có nhiều tai biến, trừ một s ố trường h ợp đặc
biệt như thai quá nhỏ hoặc trong sinh đôi sau khi thai th ứ nh ất đã
sổ, thai thứ hai là ngôi ngang thì người ta m ới tiến hành th ủ thu ật này.
Nếu thai nhi đã chết:
Kinh điển: sử dụng thủ thuật cắt thai qua cột sống nhưng cũng
khó thực hiện và nguy hiểm. Hiện nay mặc dù thai chết ng ười ta vẫn

mổ lấy thai.


XIN CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý THEO DÕI CỦA QUÝ BÁC SĨ



×