Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Việt Bắc (tiết 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.73 KB, 5 trang )

Ngày soạn: 23/9 Ngày giảng: 25/9/2008
Tiết 17 - Đọc văn
Việt Bắc
Tố Hữu
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng tư duy
* Giúp học sinh HS:
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết, lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ cách
mạng đối với VB và sự gắn bó của VB với CM ua dòng hồi tưởng về cảnh và người ở
chiến khu VB, với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thấy được nghệ thuật giàu tính dân tộc của bài thơ, thể hiện trong kết cấu, hình ảnh,
giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ.
2. Tư tưởng- tình cảm
Thêm trân trọng những tình cảm đẹp của người chiến sĩ Cách mạng với nhân
dân VB, đó là truyền thóng ân nghĩa và đạo lí thuỷ chung của dân tộc.
II. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- SGK, tài liệu tham khảo
III. Cách thức tiến hành
Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, chia nhóm thảo luận..
B. Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
*Câu hỏi: Đọc thuộc lòng một đoạn thơ mà em cho là hay nhất trong bài thơ Bên kia
sông Đuống của Hoàng Cầm. Hãy lí giải vì sao mà em cho là hay nhất?
* Yêu cầu: HS đọc rõ ràng, diễn cảm, chính xác…Lí giải một cách thuyết phục.
II. Bài mới
* Giới thiệu bài mới:
Tố Hữu là nhà htơ luôn bám sát các sự kiện chính trị- xã hội của đất nước để
sáng tác. Mỗi tác phẩm của ông đều gắn với một sự kiện nào đó của đất nước, của


dân tộc. Bài thơ "Việt Bắc" là một minh chứng cho điều ấy.
Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt
- Bài thơ ra đời trong hoàn
cảnh nào?
I. TÌM HIÊU CHUNG (15 phút)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Tháng 10. 1954 khi cuộc kháng chiến chống
Pháp thắng lợi, Trung ương Đảng và chính phủ rời
căn cứ địa cách mạng từ Việt Bắc về Hà Nội. Với
TH, VB là nơi ông đã sống và gắn bó suốt thời kì
kháng chiến, nay phải từ giã để cùng cơ quan
trung ương Đảng về thủ đô. Trong không khí lịch
sử ấy và tâm trạng khi chia tay với VB, TH sáng
tác bài VB.
1
- GV thuyết trình, mở rộng
vấn đề.
Đây là khúc hát giao thời của lịch sử và lòng
người. Tố Hữu sáng tác bài thơ này như là lời chia
tay giữa cán bộ miền xuôi với nhân dân miền núi;
Cũng là tình cảm thắm thiết với quê hương cách
mạng, nhân dân và cuộc kháng chiến.
- Hãy nêu bố cục tp 2. Bố cục tác phẩm
* Hai phần:
- Phần một: tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ
vang của CM và kháng chiến ở chiến khu VB nay
đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng
người.
- Phần hai: nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và
miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng

của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn
của chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân
tộc.
Bài học là phần một của tp
- Em hãy cho biết vị trí bài thơ
trong đời sống văn học dân
tộc?
3. Vị trí
- Nằm trong tập thơ Việt Bắc (1946- 1954).
- Là bài thơ tiêu biểu cho tập thơ
- VB là thành công xuất sắc của thơ TH, là đỉnh
cao của thơ ca VN thời kì chống Pháp.
- GV thuyết trình: Việt Bắc không chỉ là tình cảm riêng của Tố
Hữu mà còn là tiêu biểu cho ý nghĩa tình cảm cao
đẹp của con người kháng chiến đối với Việt Bắc,
đất nước, nhân dân, kháng chiến và cách mạng ->
Bài thơ là khúc hát ân tình, chung thuỷ của con
người kháng chiến với nhân dân mà bề sâu là
truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân
tộc.
- Cho 2 HS đọc phân vai (lời
hỏi- lời đáp)
- Em có nhận xét gi về kết cấu
đoạn trích?
- Em hãy tìm một số ví dụ về
lối kết cấu đối đáp trong ca
dao, dân ca.
4. Kết cấu và giọng điệu
* Kết cấu: theo lối đối đáp
"- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?"
"- Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
- Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời"
2
- So sánh với lối kết cấu bài
VB.
- Giống: đều là hình thức đối đáp
- Khác nhau:
+ Ca dao: hỏi - trả lời
+ Thơ TH: đối đáp chỉ là cách kết cấu bên ngoài,
còn ở chiều sâu chính là sự thống nhất của tình
cảm, cảm xúc trong một tiếng nói chung. Hai nhân
vật "mình", "ta" thực chất chỉ là sự "phân thân"
của một cái tôi trữ tình thống nhất. Lời đáp không
chỉ nhằm giải đáp cho những điều đặt ra của lời
hỏi mà còn là sự tán đồng, mở rộng, làm cụ thể và
phong phú thêm những ý tình trong lời hỏi, có khi
trở thành lời đồng vọng, không phân biệt người
hỏi, người đáp cùng ngân vang những tình cảm
chung.
- Cảm nhận chung về giọng
điệu đoạn thơ?
* Giọng điệu
Giọng điệu ngọt ngào êm ái trở đi trở lại
nhịp nhàng
- Theo em, yếu tố nào đã tạo

nên giọng điệu ấy?
Thể thơ lục bát, sự trùng điệp của nhiều từ
nhớ, mình, ta và nhiều từ ngữ diễn tả trạng thái
tình cảm, cảm xúc đầy lưu luyến lúc phân li, đoạn
thơ đưa gười đọc vào thế giới tâm tình đầy ân
nghĩa.
- Trạng thái tình cảm bao
trùm bài thơ là gì, được diễn
tả bằng từ ngữ nào?
II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM (22 phút)
Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ da diết, mênh
mang trong đoạn trích nhà thơ nhắc tới 35 lần từ
nhớ để diễn tả những cung bậc tình cảm khác
nhau.
- Đọc 8 câu thơ đầu.
- Tám câu thơ đầu dựng lên
cảnh gì? Cảnh đó ntn?
1. Cảnh chia tay
Bằng 1 khung cảnh chia tay với tâm trạng
bâng khuâng, bồn chồn, bịn rịn, lưu luyến giữa 2
người đã từng gắn bó sâu nặng, bền chặt.
- Trong cuộc chi tay này ai là
người lên tiếng trước? Điều
đó có ý nghĩa gì?
Người ở lại lên tiếng trước. Vì người ở lại
nhạy cảm với khoảng cách thay đổi: sống với
nhau gian khổ, khó nghèo nhưng gần nhau với
tình cảm sâu nặng thắm thiết. Giờ xa nhau, đi ở
nơi nhà cao, phố đông, điện sáng, liệu có còn
thương nhớ người vùng rừng núi nữa không?

- Người ở lại nói đến khoảng thời gian mà họ đã gắn bó (15 năm), 15 năm là tính
từ thời điểm nào?.
3
- 15 năm ở Việt Bắc (1940 1954) đây là căn cứ địa cách mạng.
- Tâm trạng người ra đi thì
sao?
Trong tiếng sóng vỗ của nỗi niềm kẻ ở,
người đi im lặng lắng nghe "Tiếng ai tha thiết"
khiến người đi "bâng khuâng", "bồn chồn" "cầm
tay nhau"

lưu luyến không muốn rời xa
- Hành động "cầm tay nhau"
và sự im lặng "biết nói gì"
trong giờ phút chia xa diễn tả
điều gì?
Diễn tả sự lưu luyến không muốn rời xa. Sư
im lặng nói với ta nhiều điều: cảm xúc trào dâng
khiến người ra đi nghẹn ngào không nói được hay
điều muốn nói qúa nhiều khiến người đi không
biết nên nói gì...nên đành im lặng?

- GV bình: Người ra đi cũng tâm trạng ấy, nhớ thương
da diết những kỉ niệm một thời, nên nỗi nhớ
không chỉ hướng về người khác mà còn là nối nhớ
chính mình (Mình đi mình lại nhớ mình). Nhớ
mình trong những ngày kháng chiến từ thời kỳ
ấy.
- Em hiểu như thế nào về cặp
đại từ "mình", "ta'?

- Trong tiếng Việt, "mình" và "ta" khi thì để chỉ
ngôi thứ nhất và nhiều khi lại để chỉ ngôi thứ hai
hoặc chỉ chung cả hai đối tượng tham gia giao tiếp
(chúng ta).
- TH đã sử dụng cặp đại từ đó
như thế nào?
- Dùng cặp đại từ "mình', "ta" với cả hai nghĩa
một cách sáng tạo( mình và ta có sự hoán đổi cho
nhau) để dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
- Cảm nhận của em về cuộc
chia tay này?
=> Cuộc chi tay đầy lưu luyến. Lời hỏi của người
ở lại đã khơi gợi cả một qúa khứ
- Khi chia tay, người ở lại đã
nhắc người đi nhớ tới những
gì?
2. Nỗi nhớ của người đi kẻ ở
- Người ở lại đưa ra một loạt câu hỏi:
+ Người về có nhớ không?
+ Có thuỷ chung với Việt Bắc không?
-> Nhớ: - Quê hương VB, ngọn nguồn cách mạng.
- Nhớ kỷ niêm kháng chiến, những ngày
gian khổ hy sinh.
- Nhớ tình nghĩa đồng bào.
- Lời hỏi này có ý nghĩa gì?
- Và trong nỗi nhớ của kẻ đi
người ở, những gì ở VB được
tái hiện rõ nét?
=> Lời hỏi của người ở lại đã khơi dậy cả một quá
khứ đầy kỷ niệm khơi nguồn mạch thương nhớ,

tuôn chảy.
- Cảnh
- Cuộc sống và con người
- Những kỉ niệm kháng chiến
4
* Củng cố: VB là bt giàu tính
dân tộc. Phần mở đầu này đã
cho ta thấy điều đó?
- Kết cấu là lời đối đáp giữa cặp đại từ ta,
mình.
- Giọng điệu tâm tình, tha thiết.
- Thể thơ lục bát.
III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút)
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ là gì?
- Điều gì đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất?
- Hình tượng người ra đi và người ở lại có gì đặc biệt?
- Chuẩn bị: Tiếp theo bài Việt Bắc.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×