Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
---------------*--------------

BÀI TẬP I
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN, PHÂN
TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THÔNG TIN
Đề tài : Quản Lý Học Bạ Điện Tử THPT

HÀ NỘI 3-2017

1


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 6.7.4
Tên chuyên đề: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin
quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

2


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

Mục lục

3



Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Mở Đầu
Sau hơn 30 của quá trình đổi mới từ cơ chế qua liêu bao cấp sang kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là mục tiêu đưa nước ta đến năm 2020
cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, Việt Nam đang
ngày càng to đẹp hơn, vững mạnh hơn trên trường quốc tế, chở thành những hạt
nhân trong các tổ chức kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á Thái bình
Dương…
Đầu năm 2017, theo báo cáo thịnh vượng của Knight Frank ( công ty tư vấn và
dịch vụ bất động sản hàng dầu thế giới) Việt Nam có 200 người siêu giàu-sở hữu
trên 30 triệu USD, trong năm 2016 tăng 30 người so với năm 2015. Trong một
thập kỷ tới Việt nam cũng được dự báo là có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh
nhất thế giới khoảng 170% tiếp đó là Ấn Độ 150% và Trung Quốc 140%. Đây
chính là những con số biết nói cho thấy kinh tế Việt Nam đang có nhưng bước tiến
mạnh mẽ, đột phá.
Bên cạnh nhưng thành tựu về kinh tế và xã hội như vậy, tình trạng đói nghèo vẫn là
một vấn đề nan giải không chỉ ở Việt Nam và còn trên toàn thế giới. Rất nhiều biện
pháp đã được đề ra: ví dụ chương trình 135: phát triển sản xuất, phát triển cơ sở hạ
tầng, các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, y tế, nước
sạch…. Đó có thể là nhưng biện pháp mang lại kết quả nhanh chóng nhưng làm thế
nào để có thể quản lý một cách hiệu quả, theo dõi phân tích cập nhật một cách
nhanh chóng kịp thời tình hình hộ nghèo để có thể có nhưng biện pháp chủ chương
đúng đắn thì đây vẫn là một bài toán khó.
Chuyên đề nghiên cứu các hệ thống thông tin về đối tượng hộ nghèo là vô cùng
hữu ích. Đây sẽ là một bức tranh tổng quan nghiên cứu về những giải pháp của các
nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt đó là việc áp dụng hệ thống thông tin vào quản
lý đối tượng hộ nghèo.


4


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHÈO, HỘ
NGHÈO HÌNH THÀNH CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ
1.1.

1.2.

1.3.

Khái niệm Nghèo
Tổ chức Y THỂ GIỚI –WHO định nghĩa nghèo theo thu nhập, theo đó một
người là nghèo là khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa thu nhập bình quân
trên đầu người hàng năm của quốc gia đó
Chuẩn nghèo của thể giới
Lần gần đây nhất vào ngày : 04/10/2015 Ngân hàng Thế giới tuyên bố, theo
tính toán về sức mua, sẽ nâng cao chuẩn nghèo quốc tế từ 1,25USD mỗi
người mỗi ngày lên 1,9USD.
Chuẩn nghèo ở Việt Nam
Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của
các hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên
thế giới và thay đổi theo đổi theo từng thời kỳ,giai đoạn phát triển của đất
nước, nhìn chung có xu hướng tăng dần.
Sau khi kết thúc một giai đoạn đánh giá tốc độ phát triển kinh tế - xã hội từ
2010 – 2015, Thủ tướng chính phủ đã đưa ra dự thảo Quyết định về việc

ban hành tiêu chí và mức chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều
áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Củ thể những tiêu chí xác định hộ
nghèo như sau:
Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020
1. Các tiêu chí về thu nhập
a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
5


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch
và vệ sinh; thông tin;
b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ
số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn;
tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu
người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ
viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Điều 2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp
dụng cho giai đoạn 2016-2020
1. Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch

vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
2. Hộ cận nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
3. Hộ có mức sống trung bình
6


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.

1.4.

Tình trạng hiện tại của Việt Nam
Tính đến năm 2016, theo kết quả điều tra, cả nước có hơn 2,338 triệu hộ
nghèo (chiếm tỷ lệ 9,88% so với tổng số hộ dân cư trên toàn quốc) và hơn
1,235 triệu hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 5,22%) theo chuẩn nghèo đa chiều

giai đoạn 2016-2020.
Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đã tăng tỷ lệ hộ nghèo
từ dưới 5% năm 2015 lên gần 10% năm 2016. Nguyên nhân tỷ lệ hộ nghèo
tăng gần gấp đôi là do chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 tiếp cận dựa trên
việc đo lường thu nhập nhưng chuẩn nghèo mới trong giai đoạn 2016-2020
nâng tiêu chí về thu nhập và đo lường thêm các mức độ thiếu hụt dịch vụ xã
hội cơ bản như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.
Kết quả điều tra cho thấy khu vực miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao
nhất cả nước với 34,52%, tiếp theo là miền núi Đông Bắc (20,74%) và Tây
Nguyên (17,14%). Đông Nam bộ có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước với
1,23%, tỷ lệ hộ nghèo của Đồng bằng sông Hồng cũng chỉ 4,76%.
Điện Biên (48,14%), Hà Giang (43,65%), Cao Bằng (42,53%)... là những
tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Thanh Hóa là tỉnh có số hộ nghèo
nhiều nhất cả nước với 128.893 hộ, tiếp theo là Nghệ An (95.205 hộ), Sơn
La (92.754 hộ)…
Trong khi đó, Bình Dương là địa phương duy nhất không có hộ nghèo và
cận nghèo theo chuẩn nghèo mới, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có tỷ lệ hộ
nghèo (0,02%) và cận nghèo (0,2%) rất thấp. Đây là những địa phương có
tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước.
7


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

Kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo sẽ là cơ sở để thực hiện các chính
sách an sinh xã hội và các chính sách kinh tế-xã hội khác của năm 2016.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg
ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ với mục đích bước đầu thực
hiện chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo ở Việt Nam từ phương thức
đo lường đơn chiều về thu nhập sang tiếp cận phương pháp đo lường đa

chiều, bao gồm việc ước lượng thu nhập và thu thập thông tin về mức độ
thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ
sinh, thông tin) của các hộ gia đình để làm cơ sở nghiên cứu, xây dựng
chính sách hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội giai đoạn 2016-2020.
Trên cơ sở phân tích hệ thống cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, đánh
giá chi tiết về mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản ở các địa phương,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên
quan nghiên cứu, xây dựng phương án hỗ trợ cho các đối tượng theo hướng
hỗ trợ, tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận của các hộ gia đình đối
với những chiều thiếu hụt.

8


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN
LÝ ĐỐI TƯỢNG NGHÈO
2.1 Một số hệ thống thông tin quản lý đối tượng ngèo
2.1.1 Hệ thống thông tin quản lý hộ nghèo - Freedom From Hunger(FFH)
Tổ chức Freedom From Hunger được thành lập và năm 1946, là một tổ
chức phát triển quốc tế hoạt động trong mười chín quốc gia khác nhau. Đây
là một tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận không giáo phái phân và
là một tổ chức từ thiện.
FFH đã tìm kiếm các đối tác- chủ yếu là các ngần hàng hoặc các tổ chức
chính thức của chính phủ- phù hợp với tiếu chí hoạt động cũng như mô hình
của FFH.Sự phối hợp giữa FFH và các đối tác đảm bảo được rất nhiều yêu
cầu, sự chuyên môn hóa về tài chính, giảm chi phí tận dụng mạng lưới đối
tác, tạo cơ hội cung cấp dịch vụ tài chính. Cách thức hợp tác trên được cho
là rất phù hợp, nhất là với các nước có khuân khổ pháp luật chưa hoàn thiện,

qua đó không những làm hoạt động tài chính của các ngân hàng, tổ chức
hoạt động an toàn, hiệu quả mà còn giúp các đối tượng của tiếp cận gần hơn
các dịch vụ ngân hàng.

9


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

Hình 1 website của tố chức Freedom From Hunger

www.freedomfromhunger.org là website của tổ chức này, nó giúp cho tổ chức dễ
dàng hoạt hơn trong các hoạt động của mình. Mục đích của website:
-

Đưa ra nhiều thông tin của các đối tượng nghèo( đặc biệt là phụ nữ )(Meet
the Women)

10


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

Hình 2 Meet the Women
-

Tổng hợp nhưng công việc tổ chức làm được ở đâu(Where We Work)

Hình 3 Where We Work
-


Những hoạt động và kế hoạch tương lai(What We Do)

11


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

Hình 4 What We Do

12


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử
-

Ủng hộ, tham gia (Get Involved)

Hình 5 Get Involved
-

Quyên góp trực tuyến(Donate Now)

Hình 6 Donate Now

13


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử


2.2 Hệ thống quản lý hộ nghèo ở Việt Nam
2.2.1 Hệ thống quản lý hộ tỉnh Vĩnh phúc
Vĩnh Phúc là địa phương đầu tiên trên cả nước xây dựng và triển khai phần
mềm quản lý hộ nghèo 3 cấp, việc triển khai phần mềm góp phần đổi mới, nâng
cao hiệu quả công tác quản lý hộ nghèo, người nghèo, những chính sách liên quan
đến người nghèo, góp phần thiết thực vào công tác giảm nghèo của tỉnh.
Trước đây, việc quản lý hộ nghèo, người nghèo và những chính sách liên
quan đến người nghèo thực hiện theo phương pháp thủ công, nên gặp nhiều khó
khăn. Việc quản lý không thống nhất từ cấp tỉnh đến huyện, xã; khai thác thông tin
chi tiết về hộ nghèo, người nghèo dựa hoàn toàn vào cấp xã dẫn đến số liệu hộ
nghèo, người nghèo nhiều đơn vị không minh bạch. Quản lý thay đổi diễn biến hộ
nghèo như: Hộ nghèo tăng mới; hộ nghèo cũ; hộ thoát nghèo; hộ tái nghèo; hộ
nghèo chuyển đi nơi khác… gặp nhiều khó khăn. Từ những bất cập trong quản lý
khiến việc triển khai chính sách đến các hộ nghèo chậm, nhiều sai sót; công tác
phối hợp thực hiện các chính sách giảm nghèo ở các cấp không đồng bộ do khó
khăn trong việc cung cấp danh sách thực hiện các chính sách. Số liệu cung cấp cho
các đơn vị không chủ động, có sự sai lệch lớn giữa danh sách báo cáo ban đầu và
thực tế; không phân tích được những nguyên nhân nghèo cụ thể, dẫn đến tham
mưu thực hiện chính sách thiếu hoặc không đủ giải pháp để thực hiện Chương
trình giảm nghèo…..Việc thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đối với
hộ nghèo, người nghèo gặp nhiều khó khăn do không nắm được chính sách đã hỗ
trợ cho từng hộ nghèo, người nghèo.
Từ những khó khăn, bất cập trên, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, thực hiện
chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo, từ tháng 8/2008 với sự giúp đỡ của Văn
phòng Giảm nghèo Trung ương và Trung tâm Thông tin (Bộ LĐ – TB&XH), Sở
LĐ-TB&XH xây dựng và triển khai ứng dụng phần mềm quản lý hộ nghèo. Việc
triển khai phần mềm quản lý hộ nghèo ban đầu được thực hiện tại cấp tỉnh và cấp
14



Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

huyện, theo phương pháp: Cấp tỉnh có phần mềm quản lý hộ nghèo chung toàn
tỉnh, cơ sở dữ liệu gộp do các huyện, thành, thị chuyển về; tại cấp huyện, sau khi
điều tra, rà soát hộ nghèo, cấp xã, phường, thị trấn chuyển toàn bộ biểu mẫu phiếu
điều tra rà soát hộ nghèo, thông tin chi tiết về từng hộ nghèo để cấp huyện nhập dữ
liệu vào phần mềm. Việc triển khai phần mềm bước đầu nhiều kết quả tích cực
giúp cho công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách với hộ nghèo, người
nghèo được thuận lợi, thông tin về hộ nghèo, người nghèo được công khai, minh
bạch…. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn một số khó khăn và tồn tại như: Phần
mềm quản lý hộ nghèo sử dụng tốc độ chậm; quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo trên
2 phần mềm riêng biệt, vì vậy, khó theo dõi được diễn biến liên quan giữa hộ
nghèo và hộ cận nghèo; chưa phát huy được hết vai trò và trách nhiệm của cấp xã,
phường, thị trấn trong việc quản lý hộ nghèo; việc chuyển cơ sở dữ liệu chưa được
tiện ích…
Để khắc phục những hạn chế trên, Sở LĐ-TB&XH tỉnh tiếp tục nghiên cứu
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp phần mềm quản lý hộ nghèo.
Theo đó, phần mềm mới được quản lý theo 3 cấp, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Hệ
thống quản lý hộ nghèo được phân cấp rõ ràng: UBND cấp xã chịu trách nhiệm về
cơ sở dữ liệu trong phần mềm quản lý hộ nghèo của địa phương, UBND cấp huyện
chịu trách nhiệm về cơ sở dữ liệu trong phần mềm của các đơn vị thuộc phạm vi
quản lý, phần mềm cấp tỉnh thực quản lý chung toàn tỉnh…
Đến nay, phần mềm quản lý hộ nghèo được chuyển giao cho 100% các xã,
phường, thị trấn toàn tỉnh; cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, người nghèo của từng xã,
phường thị trấn được các địa phương nhập đầy đủ bổ sung, hoàn thiện thường
xuyên. Hiệu quả của việc triển khai phần mềm 3 cấp quản lý hộ nghèo tại tỉnh
được Bộ LĐ-TB&XH đánh giá cao và sẽ nhân rộng tại nhiều tỉnh, thành trên toàn
quốc trong thời gian tới.

15



Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

Dưới đây là một vài giao diện thể hiện các chức năng chính của phần mềm
quản lý hộ nghèo tỉnh Vĩnh Phúc:
Hệ thống được chia thành 3 cấp sử dụng: cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh;

Hình 7 hệ thống 3 cấp sử dụng trong httt quản lý hộ nghèo tại Vĩnh Phúc

Một số mô hình sử dụng trong hệ thống:
-

Mô hình cập nhật dữ liệu:

16


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

Hình 8 mô hình nhập dữ liệu

-

Mô hình cấp thẻ hộ nghèo:

hình 9 mô hình cấp thẻ hộ nghèo

Giao diện của chương trình


Hình 10 giao diện đăng nhập

17


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

Hình 11 Trang chủ

Hình 12 tìm kiếm hộ nghèo

18


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

KẾT LUẬN
Hiện nay việc sử dụng hệ thống thông tin quản lý hộ nghèo rất là đa dạng.
Các hệ thống đã giúp ích rất nhiều về việc quản lý hộ nghèo khắp các vùng mọi
miền và mang lại hiệu quả tích cực. Vì do mỗi nơi có một cơ cấu tổ chức cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng nghèo khác nhau nên việc áp dụng cũng khác
nhau. Ở Việt Nam cũng đã áp dụng hệ thống thông tin quản lý hộ nghèo rất khả
quan, đem lại nhiều lợi ích rõ rệt. Hệ thống giúp cho quản lý các hộ nghèo dễ dàng
và từ đó cho đối tượng nghèo được tiếp cận các chính sách ưu đãi hỗ trợ hơn. Mặc
dù vẫn còn nhiều điều bất hợp lý, chúng ta phải học hỏi thật nhiều những mô hình
trên thế giới để từ đó đưa về và điều chỉnh cho phù hợp với nước ta để dần dần giải
quyết các bất cập đó.
Nước ta vẫn còn khá nhiều các hộ nghèo tập trung ở các tình miền núi và
nông thôn bởi vậy xóa đói, giảm nghèo ở nước ta vẫn đang là vấn đề bức xúc được
Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững là

mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong
những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện phát triển đất nước theo định
hướng XHCN.

19


Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hệ thống thông tin quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.

Bách khoa toàn thư mở : />Báo điện tử vtv.vn
Báo điện tử />Hệ thống thông tin của tổ chức Free From Hunger: website:
www.freefromhunger.org
Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016 – 2020 của Thủ Tướng Chính Phủ Số: 59/2015/QĐ-TTg
Báo điển tử tỉnh Vĩnh Phúc:
/>Hệ thống quản lý hộ nghèo tỉnh Vĩnh Phúc:
/>spx?returnurl=%2f

20




×