Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 34 trang )

Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 6.2.2
Tên chuyên đề: Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin
về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

ĐỀ TÀI: HỌC BẠ ĐIỆN TỬ

BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

1

HÀ NỘI 2016


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

MỤC LỤC

2


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

DANH MỤC HÌNH VẼ



3


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

DANH MỤC BẢNG BIỂU

4


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ/Cụm từ viết tắt

Giải thích

CNTT

Công nghệ thông tin

SLLĐT

Sổ liên lạc điện tử

HBĐT

Học bạ điện tử


5


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

MỞ ĐẦU
Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng phát triển và tác động mạnh mẽ tới mọi
lĩnh vực trong đời sống, đem lại nhiều hiệu quả xã hội như tăng năng suất lao động, giảm chi
phí sản xuất, dễ dàng lưu trữ và quản lí thông tin... Tuy nhiên, một số hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục hiện nay vẫn còn áp dụng các phương thức làm việc lạc hậu trong đó phải kể
đến công việc lưu trữ thông tin học sinh. Hiện tại đa phần các cơ sở giáo dục vẫn áp dụng theo
phương pháp lưu trữ trên giấy tờ, hình thức lưu trữ này đã không còn thích hợp bởi:
- Bất cập trong việc lưu trữ;
- Gây lãng phí thời gian tìm kiếm, chỉnh sửa;
- Việc liên lạc giữa nhà trường, gia đình học sinh không được thuận tiện.
Vì thế, những giải pháp tích hợp công nghệ thông tin vào trong giáo dục, cụ thể là các mô
hình học bạ điện tử, sẽ góp phần giúp:
- Việc quản lý học sinh dễ dàng, thuận tiện;
- Việc lưu trữ, tìm kiếm, sửa xóa học bạ sẽ diễn ra nhanh chóng, không rườm rà;
- Việc liên hệ giữa nhà trường, học sinh, gia đình cũng trở nên nhanh chóng, hữu hiệu…
Nghiên cứu chỉ ra mô hình hệ thống thông tin trong học bạ điện tử và cho thấy các ứng
dụng thực tiễn của hệ thống thông tin – học bạ điện tử trong quản lý và đào tạo.

6


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN HỌC BẠ
ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG HỌC

1.1 Bối cảnh
Từ đầu năm học 2007-2008, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã thực hiện việc chuyển phát công văn, tài
liệu qua mạng Internet đến các sở giáo dục-đào tạo và các trường học. Vì vậy, ban lãnh đạo
các đơn vị, các cơ sở giáo dục đã từng bước triển khai cơ sở pháp lý, đồng thời nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục về ứng dụng CNTT trong giáo dục [4]. Ngoài ra, với
sự kiện năm học 2008 -2009 được ngành giáo dục chọn là năm học “Công nghệ thông tin”,
nhiều sở giáo dục-đào tạo ngay từ đầu năm học này đã triển khai kết nối Internet băng thông
rộng, cung cấp địa chỉ e-mail cho mỗi học sinh, mỗi giáo viên của các trường theo tên miền
của sở giáo dục và đào tạo. Hơn nữa, trong năm học này, nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc
ứng dụng CNTT vào công tác quản lý đến từng trường phổ thông như:
-

Các học sinh đã được cấp mã số thẻ học sinh thống nhất toàn quốc (do Cục CNTT cung
cấp) và học bạ điện tử theo chủ trương của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Trong đó, phần mềm
Quản lý học bạ (eSR) cho phép quản lý quá trình học tập của học sinh một cách toàn diện,
là cầu nối liên lạc giữa gia đình và nhà trường.

-

Sở Giáo dục-Đào tạo cũng chỉ đạo các trường thuộc địa phương đẩy mạnh việc giảng dạy
môn Tin học theo hướng đưa phần mềm mã nguồn mở, phần mềm có bản quyền hợp pháp
vào giảng dạy như King Office, Open Office, Linux... và triển khai áp dụng chương trình
giảng dạy CNTT theo các mô-đun kiến thức; đồng thời, khuyến khích giáo viên soạn giáo
án trên máy tính và chia sẻ trên mạng để trao đổi kinh nghiệm và dùng chung.

-

Mỗi trường đại học, cao đẳng sư phạm đã tiến hành xây dựng trang web riêng với nội
dung được cập nhật thường xuyên; đồng thời, xây dựng mô hình cổng thông tin điện tử
trên cơ sở dùng mã nguồn mở do chính đội ngũ cán bộ CNTT của trường khai thác.


Như vậy, ứng dụng CNTT trong dạy và học cũng như trong công tác quản lý đang thực sự tạo
ra một cuộc “cách mạng” trong ngành giáo dục. Do đó, học bạ điện tử đã được nhiều doanh
nghiệp CNTT trong nước nghiên cứu và phát triển, điển hình như VNPT, Viettel, Inovas,
7


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

Misa... Mặc dù đến nay chưa có số lượng thống kê chính xác về sử dụng ứng dụng học bạ
điện tử nhưng tổng hợp thông tin từ các doanh nghiệp thì ước tính cả nước đã có hàng chục
nghìn trường học từng sử dụng ứng dụng này.
Ứng dụng học bạ điện tử cho phép phụ huynh học sinh có thể cập nhật định kì hoặc đột xuất
về điểm số, sự chuyên cần, những tiến bộ của học sinh... trong suốt quá trình học tập qua
website và ngay trên điện thoại di động. Đặc biệt, ứng dụng còn có những giải pháp giúp cho
cha mẹ học sinh có thể chủ động truy vấn các thông tin qua giao diện website và tin nhắn
SMS thay vì nhận tin nhắn SMS từ nhà trường như hiện nay. Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ các
trường học giải quyết bài toán thiếu kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT, các doanh nghiệp
CNTT cũng linh hoạt chuyển đổi từ phương thức bán phần mềm ứng dụng sang cho thuê dịch
vụ phần mềm ứng dụng, nhờ đó, nhà trường chỉ cần trả chi phí thuê dịch vụ sử dụng hệ thống
ứng dụng (tính theo số lượng tài khoản truy cập vào hệ thống). Ngoài ra, cũng có doanh
nghiệp không thu tiền phí hệ thống và hỗ trợ, mà thu phí trên số lượng tin nhắn SMS gửi đi
trong quá trình vận hành ứng dụng học bạ điện tử.
1.2. Giới thiệu về học bạ điện tử

Học bạ điện tử là giải pháp ứng dụng những thành tựu tiên tiến của lĩnh vực
công nghệ thông tin, nhằm truyền tải đầy đủ những chức năng chính của một
cuốn học bạ giấy truyền thống như ghi chép điểm, quá trình rèn luyện từng năm
học cụ thể, lời phê, ghi chú của thầy cô giáo đồng thời bổ sung những chức năng
mới do ứng dụng công nghệ thông tin đem lại như cập nhật thời gian thực, truy

cập bất cứ lúc nào và khắc phục các tồn tại của học bạ giấy.
Cuốn học bạ giấy của mỗi học sinh ở từng bậc học như tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông là các cuốn học bạ khác nhau, không thống nhất. Bên
cạnh đó, việc lưu giữ quá trình đánh giá học sinh trong cuốn học bạ truyền thống
tỏ ra quá cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Phụ huynh và học sinh chỉ có thể xem cuốn
8


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

học bạ này khi đã kết thúc một cấp học, không thể theo dõi định kỳ và thường
xuyên quá trình rèn luyện của học sinh. Đây là điểm bất lợi đầu tiên của cuốn
học bạ truyền thống. Ngoài ra, nhà trường phải dành ra một không gian lưu trữ
những cuốn học bạ bằng giấy trong khoảng thời gian học sinh còn đi học tại
trường đây. Hơn nữa, việc lưu trữ những cuốn sổ bằng giấy gây mất thời gian
sắp xếp, khó khăn trong tìm kiếm. Lưu trữ dạng giấy còn có khả năng mất mát,
hỏng hóc do môi trường tác động như ẩm mốc, mưa lũ, thiên tai… Việc in ấn,
lưu trữ, bảo quản những cuốn học bạ truyền thống cũng tốn nhưng chi phí không
nhỏ cho ngân sách nhà trường. Bên cạnh đó, việc sửa đổi thông tin, nâng điểm,
hạ điểm trong cuốn học bạ bằng giấy là hoàn toàn khả thi, có thể dẫn đến tiêu
cực trong giáo dục.
Ứng dụng học bạ điện tử sẽ tích hợp các giải pháp CNTT để giải quyết
những vấn đề trên. Học bạ điện tử mang đầy đủ chức năng, ý nghĩa của một
cuốn học bạ truyền thống. Hơn thế nữa, nó còn mang nhiều ưu điểm vượt trội:
-

Công cụ kết nối thông tin tiện ích từ nhà trường tới phụ huynh, học sinh
và cán bộ, giáo viên bằng các tính năng như cập nhật định kỳ hoặc đột
xuất về điểm số, nề nếp của học sinh một cách chính xác, bất kỳ thời gian,
địa điểm nào thông qua các phương tiện của kết nối Internet.


-

Tạo kênh giao tiếp hiệu quả giữa gia đình, nhà trường và học viên.

-

Giúp cán bộ giáo viên quản lý mọi mặt của lớp như điểm chuyên cần, kết
quả học tập …

-

Gia đình có thể nhanh chóng xem điểm, kiểm tra tình hình học tập của
con em.
9


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

-

Lưu trữ, tra cứu dễ dàng dựa vào các thành tựu của lĩnh vực công nghệ
thông tin.

-

Tạo tiền đề cho quá trình tin học hóa quản lý trường học.

-


Thực hiện nghị định chung của Chính phủ về việc tin học hóa quản lý của
các cơ quan hành chính nhà nước.
Nói tóm lại, học bạ điện tử là một ứng dụng thiết thực trong quá trình giáo

dục, tạo kênh thông tin hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục gồm gia đình- nhà
trường-xã hội, hoàn toàn phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin trong
mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại.

10


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
HỌC BẠ ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO

2.1 . Một số mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục
và quản lý đào tạo
Sổ liên lạc điện tử
Sổ liên lạc điện tử (SLLĐT) là mô hình trường học điện tử bao gồm cổng thông tin trường
học và công cụ quản lý học sinh qua các phương tiện máy tính kết nối internet/ tổng đài tin
nhắn trên điện thoại di động [2].
Về bản chất, SLLĐT bao gồm nhiều giao thức được kết hợp với nhau thành một hệ thống
thống nhất: website trường học, bộ phần mềm ứng dụng quản lý trường học phục vụ công tác
quản lý và kênh thông tin liên lạc điện tử giữa giáo viên, nhà trường với phụ huynh, học sinh.
Điểm mới của kênh thông tin này chính là thông qua môi trường mạng internet, tin nhắn trên
điện thoại di động để gắn kết Nhà trường - Gia đình - Xã hội.

11



Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

Hình 1. Các chức năng cơ bản của sổ liên lạc điện tử

12


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

Hình 2. Mô hình kiến trúc hệ thống thông tin học bạ điện tử
Nhà trường
-

Tạo ra một giao diện website riêng cho chính trường mình.
Đăng tải những thông tin cần thiết cung cấp lên website của trường.
Gửi các thông tin, thông báo, chỉ đạo….qua SMS hoặc qua cổng thông tin tới

-

Giáo viên.
Gửi thông tin báo cáo… về cho Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục.
Nhận thông tin chỉ đạo từ Sở Giáo dục hoặc Phòng Giáo dục gửi đến và Giáo

-

viên gửi lên.
Kết xuất, thống kê, giám sát….bất kỳ luồng thông tin vào/ra trên hệ thống trong

-


phạm vi của Trường đang quản lý nhằm xem xét, chỉ đạo kịp thời.
Tạo ra các lớp học và mô tả thông tin của lớp học.

Giáo viên
-

Gửi các thông tin, thông báo… qua SMS hoặc qua cổng website đến từng Phụ huynh

-

học sinh đang quản lý.
Gửi thông tin báo cáo… về cho Nhà trường
Nhận thông tin chỉ đạo từ Nhà trường gửi đến.
Nhận thông tin phản hồi từ Phụ huynh học sinh gửi đến.
Kết xuất, thống kê, giám sát… bất kỳ luồng thông tin vào/ra trên hệ thống trong phạm
vi của lớp học đang quản lý.

Phụ Huynh học sinh
-

Nhận thông tin qua SMS hoặc đăng nhập vào một tài khoản trên web để xem
thông tin chi tiết tình hình học tập của con em mình như một sổ liên lạc hay một

-

sổ học bạ.
Xem tất cả những thông tin được đăng tải trên hệ thống website.
Gửi thông tin phản hồi cho giáo viên chủ nhiệm qua website.
Gửi thông tin trao đổi với các phụ huynh khác có con em cùng lớp học.


SLLĐT mang đến những lợi ích to lớn trong giáo dục đào tạo:
Trên phương diện quản lý, SLLĐT góp phần phổ biến nhanh chóng các thông tin chính sách,
kế hoạch về giáo dục - đào tạo, các quy định, quy chế đến các trường học; giúp tra cứu và tìm
13


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

kiếm thông tin chi tiết từ cơ sở một cách nhanh chóng, chính xác; hoạch định các chiến lược
phát triển trên cơ sở những báo cáo phân tích, thống kê toàn diện và sâu sắc.
Đối với trường học và giáo viên, SLLĐT giúp giảm thiểu thời gian và tăng độ chính xác cho
việc: Lên kế hoạch giảng dạy, quản lý thông tin học sinh, lên kế hoạch thực đơn, chương trình
học, phổ biến và nắm bắt nhanh các thông tin về giảng dạy: thời khoá biểu, lịch công tác, tình
hình lớp học, trường học...
Đối với gia đình, SLLĐT giúp phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em
thông qua chức năng Sổ liên lạc điện tử, website. Phụ huynh học sinh có thể biết được thời
khoá biểu, thực đơn, giáo viên giảng dạy, sự phát triển của người học về kỹ năng, nhận thức,
các thông báo từ nhà trường, hay từ phía giáo viên.
Có thể nói, với những tính năng ưu việt, SLLĐT là cơ sở nền tảng để triển khai các ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác dạy và học đồng thời là công cụ giúp phụ huynh, giáo viên,
các đơn vị quản lý nắm bắt được thông tin học tập, đạo đức của con em mình tại trường:
Nhanh chóng - Chính xác - Kịp thời.
Sau đây là một số thông tin về dịch vụ Sổ liên lạc điện tử của Công ty 4G.

Gói cước và thông tin
cung cấp cho phụ huynh học sinh (PHHS)
PHHS được cung cấp thông tin hàng ngày qua hệ thống

Giá dịch vụ /1 tháng


SMS, Email và website: Tình hình điểm số, kỷ luật, điểm danh, Tùy theo nhu cầu và
các thông báo từ nhà trường (thường xuyên hoặc bất thường), hay số lượng tin nhắn SMS
từ phía giáo viên.

Bảng 1. Số liên lạc điện tử của công ty 4G
Thông tin học sinh nêu trên được gửi đến PHHS thông qua các hình thức:
-

Qua tin nhắn gửi đến điện thoại di động của PHHS hàng ngày.
Qua website của từng trường và website của nhà cung cấp dịch vụ:

-


Qua hệ thống gửi Email tự động tới PHHS.

14


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

2.2. Hệ thống học bạ điện tử eSR
Phần mềm Quản lý học bạ - eSR cho phép quản lý quá trình học tập của học sinh một cách
toàn diện, là cầu nối liên lạc giữa gia đình và nhà trường. Hệ thống được xây dựng trên mô
hình Internet với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay ASP.NET 1.1 của Microsoft [3]
a. Khả năng mở của hệ thống
Hệ thống được thiết kế với khả năng mở cao, cho phép người sử dụng dễ dàng chỉnh sửa và
bổ sung các báo cáo tùy theo nhu cầu công việc; Hỗ trợ công cụ chuyển đổi dữ liệu từ các
nguồn khác nhau, chuyển đổi các bảng mã. Hệ thống được xây dựng trên quy chế chuẩn của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, dễ dàng kết xuất số liệu ra các định dạng dữ liệu khác nhau (Excel,
Word, FoxPro, Xml...). Hệ thống có cơ sở dữ liệu phân tán và tập trung về tại Sở Giáo Dục...
trong tương lai.
b. Tính động
Hệ thống cho phép người sử dụng dễ dàng tùy biến, thay đổi các công thức xét duyệt học
sinh, sinh viên cho phù hợp với yêu cầu sử dụng hoặc khi có sự thay đổi về quy chế, quy định,
chương trình đào tạo.
c. Tính bảo mật
Để đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu, hệ thống thực hiện phân quyền sử dụng cho từng đối
tượng tham gia chi tiết đến từng chức năng, báo cáo. Đồng thời, việc quản lý và truy xuất dữ
liệu cũng được phân quyền theo từng đối tượng thông tin và các phòng ban để quản lý thông
tin

học

sinh

-

học

sinh.

d. Trợ giúp quản lý thông tin học sinh
Hệ thống hỗ trợ phân lớp học, đánh mã học sinh tự động, cho phép theo dõi thông tin cơ bản,
quan hệ gia đình, ảnh học sinh... Hệ thống cũng quản lý thông tin các đối tượng ưu tiên, diện
chính sách, đối tượng trợ cấp xã hội hay quản lý các thông tin khen thưởng, kỷ luật của học
sinh. Hệ thống hỗ trợ chức năng in thẻ từ (hỗ trợ in và quản lý mã vạch ); theo dõi và quản lý
các đối tượng ngừng học, thôi học; tra cứu và thống kê học sinh học sinh.
e. Quản lý, đánh giá kết quả học tập

Hệ thống quản lý kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ (Điểm quá trình và điểm
tổng kết môn học); quản lý điểm thi, kiểm tra học kỳ (Bao gồm cả các điểm thi lại), điểm rèn
15


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

luyện. Hỗ trợ mô hình phân quyền quản lý thông tin theo nhiều cấp (Các điểm chi tiết được
Giáo vụ khoa quản lý, điểm tổng kết và thi được Phòng đào tạo quản lý); tự động tính và quản
lý điểm tổng kết môn học, điểm TBC học kỳ, cả năm học. Hệ thống cũng tiến hành xếp loại
và đánh giá học sinh, sinh viên cuối kỳ, cuối năm. Hệ thống có phát triển các công cụ xét
duyệt lên lớp, xét tư cách dự thi tốt nghiệp, làm đồ án, khen thưởng học tập, xét duyệt học
bổng khuyến khích học tập và thống kê, báo cáo chất lượng đào tạo.
2.3. Mô hình Website & SMS Hosting học bạ điện tử
Học bạ điện tử cho phép kết nối giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh một cách
kịp thời và cập nhật nhờ việc thông báo kịp thời kết qủa học tập của học sinh tới phụ huynh
học sinh thông qua hai phương tiện là Website và tin nhắn tới điện thoại di động [1].

Hình 3. Mô hình học bạ điện tử sử dụng website và SMS Hosting
a. Các tính năng chính của mô hình
Cho phép thực hiện giao tiếp giữa phụ huynh và nhà trường thông qua website của nhà trường
và hệ thống nhắn tin SMS Hosting. Cụ thể: Giáo viên cập nhật thông tin về tình hình học tập
của học sinh trên hệ thống, phụ huynh có thể truy cập website để theo dõi việc học hành của
con: Xếp loại học tập, hạnh kiểm, tình hình đi học/ nghỉ học, nộp học phí và các khoản có liên
16


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

quan… phụ huynh cũng có thể đăng ký nhận tin nhắn từ tổng đài, khi có bất cứ thông báo gì,

tổng đài sẽ nhắn tin thông báo với phụ huynh.
Qua dịch vụ SMS Hosting, hệ thống cho phép kết nối với tổng đài tin nhắn để nhắn tin tới phụ
huynh học sinh về tình hình học tập của con hàng ngày hoặc định kỳ… với tốc độ gửi tin nhắn
6000 tin nhắn SMS/giờ có thể đáp ứng hầu hết quy mô của các nhà trường hiện nay.
b. Mô tả Use case

Hình 4. Mô tả usecase
c. Giao diện chương trình

17


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

Hình 5. Đăng nhập

Hình 6. Bảng điểm

18


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

Hình 7. Hồ sơ học sinh

19


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo


Hình 8. Chuyển lớp – Miễn học
2.4. Hệ thống thông tin Học Bạ điện tử Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Mô tả chung
a. Mục đích
Xây dựng trang học bạ điện tử cho sinh viên khoa CNTT&TT đại học Bách khoa Hà Nội.
b. Môi trường hệ thống
Hệ thống được xây dựng trên môi trường web để chạy trên mọi trình duyệt cơ bản và có thể
phát triển thành một ứng dụng trên mobile.
c. Sơ đồ usecase tổng quan

20


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

Hình 9. Sơ đồ usecase tổng quan
d. Ca sử dụng đăng nhập
Đây là chức năng mà mọi usecase trong hệ thống đều có: Sinh viên, quản lí của viện, cố vấn
học tập, quản lí cấp trường, quản trị hệ thống.
Để thao tác được với hệ thống mọi usecase đều cần có tài khoản để đăng nhập. Sau khi đăng
nhập, từng usecase mới có thể thực hiện được các chức năng cụ thể cuả mình, ví dụ như sinh
viên có thể nhập profile, xem kết quả học tập... quản lí của viện có thể nhập điểm, chỉnh sửa
profile cho sinh viên…
e. Tác nhân sinh viên:
Ca sử dụng nhập profile
Đây là một trong các chức năng cơ bản của Sinh viên và chỉ được thực hiện một lần với các
21


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo


tài khoản sinh viên được trang web quản lí. Mỗi sinh viên đều có quyền được nhập thông tin
vào tài khoản của mình nhưng không thể tự thay đổi được các thông tin trên profile đó. Nếu
có nhu cầu thay đổi, nhập lại cần liên lạc với quản lí của viện để được chỉnh sửa và cập nhật
profile.
Ca sử dụng xem kết quả học tập
Đây là chức năng thường được sử dụng của sinh viên để theo dõi kết quả học tập của mình
trên lớp. Chức năng này có sau khi sinh viên đăng nhập thành công vào tài khoản của mình do
nhà trường cấp. Sinh viên chọn trên giao diện chính của trang web chức năng xem kết quả học
tập nếu muốn thực hiện usecase này.
Ca sử dụng gửi yêu cầu chứng thực
Khi thực hiện chức năng này, sinh viên sẽ được chứng nhận kết quả học tập của mình. Khi lựa
chọn chức năng này, yêu cầu sẽ được gửi lên cho quản lí viện để có thể in bản xác nhận cho
sinh viên và sinh viên có thể lên lấy theo địa chỉ của viện đã quy định nhanh chóng hơn so với
việc phải tự lên xin chứng nhận bảng điểm như hiện nay.
f. Tác nhân quản lí cấp viện
Ca sử dụng nhập điểm vào bảng điểm
Quản lý của viện thực hiện vào điểm cho từng lớp học để cập nhật vào cơ sở dữ liệu; nhận
bảng điểm lớp từ cố vấn học tập của lớp (bản cứng hoặc mềm); thực hiện vào điểm (nhập
bằng tay từ bảng cứng hoặc input file bằng bản mềm); xác nhận nhập xong.
Ca sử dụng chỉnh sửa profile cho sinh viên
Quản lý của viện thực hiện sửa lại thông tin profile cho sinh viên có yêu cầu chỉnh sửa; nhận
yêu cầu chỉnh sửa từ sinh viên; chọn chức năng chỉnh sửa profile cho sinh viên; nhập mã số
sinh viên cần chỉnh sửa; xác nhận sửa.
Ca sử dụng chứng thực kết quả học tập cho sinh viên
Quản lý của viện thực hiện chứng thực thông tin cho sinh viên; nhận yêu cầu chứng thực từ
sinh viên; thực hiện chứng thực (có thể in đóng dấu xác nhận hoặc ký chữ ký điện tử để xác
thực).
g. Tác nhân quản lí cấp trường
Ca sử dụng thống kê kết quả học tập

22


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

Người quản lí đăng nhập vào hệ thống (bắt buộc); chọn giao diện của chức năng thống kê kết
quả học tập sinh viên; chọn các tùy chọn thống kê theo học lực hoặc theo các mức cảnh cáo;
cuối cùng chọn nút xem kết quả, hệ thống sẽ tính toán và xử lí để đưa ra kết quả và hiển thị
trên giao diện cho người quản lí.
Ca sử dụng cập nhật trạng thái học tập
Người quản lí cấp trường đăng nhập vào hệ thống thành công; chọn giao diện cập nhật trạng
thái học tập của sinh viên, tìm sinh viên thông qua tìm kiếm hoặc chọn sinh viên trên giao
diện; thiết lập trạng thái học tập cho sinh viên; chọn nút submit để lưu lại trạng thái vừa thay
đổi.
h. Tác nhân cố vấn học tập
Ca sử dụng xem thông tin cả lớp
Mỗi lớp có một người quản lý lớp gọi là Cố vấn học tập, yêu cầu phải có tài khoản đăng nhập
hệ thống và đã được cấp quyền cố vấn học tập. Cố vấn học tập quản lý profile tất cả các thành
viên trong lớp, khi đăng nhập xong vào hệ thống, Cố vấn học tập chọn xem thông tin lớp.
Ca sử dụng xem bảng điểm cả lớp
Để theo sát các thành viên trong lớp, cố vấn học tập có thể xem điểm trung bình của kì vừa
rồi, điểm trung bình cả quá trình học của thành viên trong lớp. Khi đăng nhập xong vào hệ
thống, Cố vấn học tập chọn xem điểm cả lớp .
i. Tác nhân quản trị hệ thống
Ca sử dụng thêm tài khoản
Quản trị hệ thống có khả năng cấp cho mỗi lớp người dùng như Sinh viên, quản lý cấp trường,
cấp viện để những người dùng này truy cập và sử dụng các chức năng của hệ thống.
Ca sử dụng sửa tài khoản
Mỗi tài khoản sẽ chứa thông tin cá nhân của người nắm giữ tài khoản đó. Nếu quá trình cấp
tài khoản cho người sử dụng có thông tin sai sót thì người dùng sẽ báo cho quản trị hệ thống

để sửa đổi thông tin cho khớp.
Ca sử dụng xóa tài khoản
Nếu sinh viên hay một quản lý nào đó không còn hoạt động trong trường nữa thì quản trị hệ
thống sẽ có chức năng xóa bỏ tài khoản của người đó khỏi hệ thống.
23


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

Ca sử dụng đồng bộ cơ sở dữ liệu
Việc đồng bộ cơ sở dữ liệu được thực hiện một cách tự động tuy nhiên quản trị hệ thống vẫn
có khả năng sử dụng chức năng đồng bộ được cung cấp để có thể khớp cơ sở dữ liệu từ các
viện vào cơ sở dữ liệu tập trung được lưu ở server của trường.
3.4.2. Mô tả giao diện
a. Yêu cầu phi chức năng
Yêu cầu về thời gian phản hồi không quá 20s.
Yêu cầu chạy được trên nhiều trình duyệt.
Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, mọi người đều có thể sử dụng không cần qua thời gian đào
tạo quá lâu.
Đảm bảo an toàn và bảo mật cơ sở dữ liệu
b. Demo giao diện
- Đăng nhập

Hình 10. Giao diện đăng nhập
24


Nghiên cứu các mô hình hệ thống thông tin về học bạ điện tử trong các cơ sở giáo dục và quản lý đào tạo

- Đổi mật khẩu


Hình 11. Giao diện đổi mật khẩu

- Thêm, sửa, xóa tài khoản

25


×