Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường để xây dựng khu công nghiệp Tân Bình thành khu công nghiệp thân thiện môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 89 trang )


Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆÏ SINH HỌC
o0o

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài :
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VÀ
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỂ XÂY DỰNG KHU
CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH THÀNH KHU CÔNG
NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành : Quản lý môi trường
Mã số ngành : 108
GVHD: PGS.TS HOÀNG HƯNG
SVTH : NGUYỄN VIẾT HƯNG
MSSV : 103108085
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
1
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2007
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt
động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền
kinh tế nước nhà.


Song hành với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô
nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày
càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động
tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn
nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường”(nước
thải, chất thải rắn, khí thải…) thay vì giải quyết các “căn bệnh môi trường”
(nguyên nhân làm phát sinh chất thải).
Thêm vào đó, các khu công nghiệp hiện nay vẫn là những hệ thống mở.
Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để
phục vụ cho hoạt động sản xuất và sau đó được trả lại môi trường dưới dạng chất
thải. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường tự nhiên theo đà phát
triển công nghiệp. Theo các nhà sinh thái công nghiệp, có thể khắc phục điều này
bằng cách phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệ thống kín, tương tự như hệ
sinh thái tự nhiên. Trong đó, chất thải từ một khâu này của hệ thống sẽ là “chất
dinh dưỡng” của một khâu khác. Đây là sự cộng sinh công nghiệp hay nói cách
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
2
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
khác khu công nghiệp sinh thái được xem là giải pháp hứa hẹn cho sự phát triển
công nghiệp bền vững của đất nước trong tương lai.
Với mong muốn phát huy những tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu
cực do hoạt động công nghiệp gây ra và hướng đến sự phát triển khu công nghiệp
bền vững, đề tài “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường để
xây dựng khu công nghiệp Tân Bình thành khu công nghiệp thân thiện môi
trường” là rất cần thiết.
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích chủ yếu của đề tài “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản
lý môi trường để xây dựng KCN Tân Bình thành KCN TTMT” là tìm kiếm các
giải pháp công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh và quản lý KCN nhằm

tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, giảm thiểu chất thải, tái sinh, tái chế chất thải
hướng đến nền sinh thái công nghiệp bền vững.
1.3 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/10/2007 đến ngày 22/12/2007 và được áp
dụng cho KCN Tân Bình – TP.HCM.
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: Thực trạng sản xuất, kinh doanh, hiện
trạng môi trường và quản lý môi trường tại KCN, các nguồn phát sinh và quản lý
chất thải công nghiệp
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:
 Xác đònh loại hình hiện tại của KCN Tân Bình.
 Hiện trạng môi trường trong KCN Tân Bình.
 Xác đònh các hệ thống tiêu chí để xây dựng KCN TB thành KCN TTMT.
 Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và QLMT để áp dụng cho KCN TB.
 Đánh giá triển vọng của mô hình.
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
3
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
 Xác đònh các lợi ích kinh tế – kỹ thuật – xã hội – môi trường mà KCN
Tân Bình sẽ mang lại.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chủ yếu được áp dụng để thực hiện đề tài này là:
 Phương pháp tổng hợp số liệu: Thừa kế thông tin và số liệu từ các nhà khoa
học, các cơ quan môi trường, trung tâm nghiên cứu…
 Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường và sản xuất của KCN.
 Phương pháp đánh giá nhanh: Đánh giá diễn biến của thò trường trao đổi chất
thải, khả năng hoạt động và những hiệu quả cơ bản mà thò trường mang lại.
 Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm: Phân tích và kiểm kê nguyên liệu
đầu vào cũng như đầu ra( sản phẩm và chất thải).

 Phương pháp phân tích hệ thống .
 Tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trường, ban quản lý KCN.
 Phương pháp đánh giá tác động môi trường trong suốt quá trình sản xuất.
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Ý nghóa khoa học:
Đề tài được tổng hợp từ những kiến thức đã học và dựa trên các cơ sở
nghiên cứu của các chuyên gia môi trường trong và ngoài nước đã được thực
hiện. Chính vì vậy, đề tài có những thuận lợi nhất đònh trong việc áp dụng vào
các KCN hiện hữu.
 Ý nghóa thực tiễn:
Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn
đề môi trường bức xúc hiện nay, đồng thời giảm bớt được chi phí xử lý cuối
đường ống, tiết kiệm ngân sách của nhà nước.
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
4
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
Đề tài còn góp phần vào công tác BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
hướng đến nền công nghiệp sinh thái bền vững.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
2.1 ĐỊNH NGHĨA
Đònh nghóa chung tổng hợp và đầy đủ về mô hình KCN TTMT như sau :
“KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến
lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN TTMT,
hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT ngày càng
cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững, có hệ thống QLMT tiên tiến bảo
đảm năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước, có quy hoạch
phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, có trình độ ứng
dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm kiểm soát và giảm thiểu hiệu

quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và thực thi các nguyên tắc sinh thái môi
trường và công nghiệp nhằm bảo đảm tốt các lợi ích kinh tế – môi trường, cân
bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng”
Hoặc có thể đònh nghóa ngắn gọn về mô hình KCN TTMT như sau :
“KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến
lược trình tự từng bước ở quy mô từng doanh nghiệp và tổng thể KCN thành KCN
TTMT hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT
ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững và đáp ứng ngày càng
cao các yêu cầu phát triển bền vững.”
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
5
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
Nguyên tắc cơ bản của một KCN TTMT là “KCN có thể thực hiện được
những việc mà từng doanh nghiệp riêng lẻ không thể thực hiện được. Hiệu quả
môi trường và kinh tế mà KCN mang lại lớn hơn gấp nhiều lần so với tổng hiệu
quả đạt được của từng doanh nghiệp”. Khác với một KCN truyền thống, KCN
TTMT có những đặc điểm sau:
 Giảm các tác động đến môi trường nhờ thay thế các nguyên vật liệu có tính
độc hại bằng các nguyên vật liệu ít có tính độc hại hơn, trao đổi nguyên vật
liệu và xử lý tập trung chất thải.
 Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả nhất thông qua việc thiết kế và xây
dựng hợp lý, cùng tạo ra năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái sinh.
 Bảo tồn nguyên vật liệu nhờ xây dựng và vận hành dây chuyền công nghệ
sản xuất một cách hiệu quả và tăng đến mức tối đa viêc áp dụng các giải
pháp tái sử dụng, tái sinh và tái chế.
 Thiết lập mối liên kết( hay mạng lưới) giữa các doanh nghiệp với các nhà
cung cấp và khách hàng trên một quy mô của môt khu vực, một vùng mà ở
đó KCN TTMT đang được hình thành và phát triển.

 Liên tục cải thiện chất lượng môi trường của từng doanh nghiệp và của cả
khu công nghiệp.
 Thiết lập hệ thống các quy đònh có tính linh động và khuyến khích doanh
nghiệp tham gia và đạt mục tiêu đặt ra của KCN TTMT.
 Sử dụng công cụ kinh tế nhằm giảm thiểu sự phát sinh chất thải và ô
nhiễm.
 Sử dụng hệ thống quản lý thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
khép kín càng nhiều càng tốt dòng vật chất và năng lượng trong KCN
TTMT.
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
6
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
 Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên về chiến lược
mới, công cụ và công nghệ để cải thiện hệ thống.
 Đònh hướng thò trường để thu hút các nhà đầu tư thuộc loại hình CN và dòch
vụ phù hợp với quy hoạch phát triển KCN TTMT đã hoạch đònh ban đầu.
2.3 TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
Từ đònh nghóa trên đây, có thể xác đònh các tính chất đặc trưng chính của
mô hình KCN TTMT như sau :
 KCN TTMT là KCN cổ điển cũ được chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT
theo chiến lược trình tự và từng bước nhằm đạt được các tiêu chuẩn TTMT
ngày càng cao từ phân loại KCN TTMT bậc 1 đến phân loại KCN sinh thái.
Trong đó, quy mô chuyển đổi có thể bao gồm: Quy mô phát huy nội lực ở
từng doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển KCN để chuyển đổi sang
doanh nghiệp TTMT và KCN TTMT, hoặc quy mô phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả KCN để chuyển đổi lập tức cả KCN sang mô hình KCN TTMT.
 KCN TTMT là KCN sinh thái được xây dựng mới theo các nguyên tắc sinh
thái công nghiệp từ đầu, kể từ khi thành lập, đầu tư xây dựng, đến khi đi vào
hoạt động và sau hoạt động.

 KCN TTMT được đánh giá, phân loại theo tiêu chí TTMT với các chỉ tiêu về
năng lực tổ chức sản xuất và BVMT, về diễn biến trạng thái môi trường,
khả năng cải thiện sinh thái môi trường, khả năng giảm thiểu ô nhiễm và
chất thải phát sinh. Trong đó, biên độ tiêu chuẩn thay đổi từ mức thấp nhất
là KCN TTMT (bậc 1) và mức cao nhất là khu công nghiệp sinh thái( đạt
tiêu chuẩn TTMT bậc 4)
 KCN TTMT có hệ thống QLMT tiên tiến đảm bảo năng lực thi hành hiệu
quả pháp luật và chính sách nhà nước như thi hành luật BVMT (công tác
ĐTM, hoạt động quản lý sau thẩm đònh, công tác thanh – kiểm tra, công tác
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
7
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
quan trắc và giám sát chất lượng môi trường, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quản lý chất lượng và môi trường quốc tế…), thi hành các chương trình chiến
lược và kế hoạch hành động quốc gia về BVMT…
 KCN TTMT có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh
thái bền vững, trong đó việc lựa chọn chuyển đổi hay xây dựng mới KCN
sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn loại hình công nghiệp đầu
tư, trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất, mức độ phát thải,trình độ kỹ thuật
bảo vệ môi trường và khả năng trao đổi cộng sinh chất thải phù hợp với yêu
cầu sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp.
 KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để đảm bảo
kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường như
yêu cầu tối thiểu của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu tối thiểu là
phải áp dụng triệt để các giải pháp cuối đường ống và các giải pháp sản
xuất sạch hơn từng phần.
 KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để đảm bảo
thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp như
yêu cầu cao và rất cao của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu cao là áp

dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn toàn diện và các giải pháp trao đổi
cộng sinh chất thải hai chiều.
 KCN TTMT có trạng thái và năng lực phát triển bền vững được đánh giá
tổng hợp là bảo đảm tốt các lợi ích kinh tế – môi trường, cân bằng sinh thái,
hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
2.4 CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA MÔ HÌNH KCN TTMT
2.4.1 Cơ sở khoa học
Việc ứng dụng khái niệm, tiêu chí và mô hình KCN TTMT vào thực tiễn phát
triển kinh tế xã hội là rất đúng đắn và có nhiều lợi ích cho nhận thức xã hội về sự
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
8
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
nghiệp phát triển bền vững, cũng như để ban hành các cơ chế, chính sách nhà
nước cần thiết nhằm có những điều chỉnh toàn diện quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu phát triển bền vững. Mô hình KCN TTMT đã
có các cơ sở khoa học vững chắc sau đây:
 Sự xuất hiện mầm mống của nền kinh tế chi thức tương lai đã làm sản sinh nhu
cầu đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường theo hướng tiến bộ,
văn minh và hiện đại nhằm phục ngày càng hiệu quả cho mục tiêu phát triển
bền vững. Trong đó, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phát triển bền vững phải
được gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và phải
được thể chế hóa vào khuôn khổ đường lối, pháp luật và chính sách quản lý
của nhà nước, mà thân thiện môi trường vừa là tiêu chí phát triển quá độ vừa
là tiêu chí đònh hướng tương lai của phát triển bền vững. Đây là cơ sở khoa học
quản lý của mô hình KCN TTMT.
Vì vậy, việc ứng dụng mô hình KCN TTMT sẽ phải gắn liền với nhu cầu hoàn
thiện hệ thống quản lý môi trường theo yêu cầu phát triển bền vững, trong đó
TTMT như nền tảng đạo đức và đạo lý xã hội được quy đònh tương ứng trong các
cơ sở pháp lý và quản lý xã hội, mà như vậy sẽ kéo theo sự hoàn thiện cần thiết

nền tảng xã hội theo hướng tiến bộ và văn minh. Trong xu hướng này, sẽ cần
thiết phải có cơ sở quản lý hai chiều cứng và mềm bao gồm pháp luật, cơ chế,
chính sách, chiến lược, kế hoạch hành động, giải pháp, biện pháp. Các mô hình
quản lý môi trường tiên tiến, linh hoạt và mềm dẻo, mà khi ứng dụng mô hình
KCN TTMT cho các KCN tập trung, thì sự tiếp cận theo hướng trở lại sẽ đòi hỏi
các KCN tập
trung phải thực hiện các trương trình hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chí thân thiện môi trường như một nội dung cơ bản cần thực hiện để đạt được
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
9
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
tiêu chuẩn TTMT tối thiểu và ngày càng cao hơn cho các KCN tập trung hiện
nay.
 Sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ cao, mới hiện nay (nhất là các
kỹ thuật cao và có lợi cho môi trường) tạo nên các khả năng cần thiết để có thể
giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế – xã hội, cơ chế thò trường
và bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Trong đó, các nhiệm vụ phát triển
kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường phát triển bền vững sẽ không chỉ được
giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn có tính chất xung khắc và đối kháng về động lực
phát triển (lợi ích), mà còn được giải quyết hài hòa theo hướng kiến tạo các
mối quan hệ song hành và thúc đẩy lẫn nhau phát triển không ngừng (khoa học
kinh tế – môi trường), gắn kết giữa quy hoạch và thể chế phát triển kinh tế với
quy hoạch và thể chế bảo vệ môi trường, tái tạo và cải tạo tài nguyên thiên
nhiên, làm động lực chủ đạo có tác động trở lại để thúc đẩy sự phát triển
nhanh chóng của khoa học công nghệ cao. Đây là cơ sở khoa học – công nghệ
của mô hình KCN TTMT.
Ngoài các giải pháp kỹ thuật công nghệ kiểm soát và xử lý ô nhiễm ngày càng
hiệu quả, bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường nhà nước quy đònh, thì sẽ
còn gia tăng hàm lượng áp dụng công nghệ sạch, công nghệ mới, công nghệ tốt

nhất và công nghệ có ít hoặc không có chất thải nhằm bảo đảm hiệu quả cao cho
các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng. Các cơ sở khoa học về sinh thái môi
trường và sinh thái công nghiệp sẽ là các tiêu chuẩn tương lai vững chắc của mô
hình KCN TTMT. Có thể khẳng đònh rằng, sự phát triển của khoa học và công
nghệ cao như nền tảng then chốt của nền kinh tế sẽ cho phép hiện thực hóa mô
hình KCN TTMT vào thực tiễn công nghiệp hóa nhằm bảo đảm thành công của
sự nghiệp phát triển bền vững.
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
10
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
Vì vậy, khi ứng dụng mô hình KCN TTMT cho các khu công nghiệp tập
trung, thì các khu công nghiệp này tất yếu sẽ phải tổ chức thực hiện chương trình
phát triển khoa học – công nghệ cần thiết tại KCN như việc hoàn thành các giải
pháp công nghệ kiểm soát và xử lý ô nhiễm, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch
hơn, các giải pháp sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp nhằm bảo đảm
tiêu chuẩn môi trường nhà nước và đạt được các phân loại TTMT ngày càng cao.
 Sự đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức KCN tập trung cũ, cổ điển và
gây ô nhiễm là nhu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước hiện nay theo tiêu chí phát triển bền vững. Trong đó, mô hình KCN sinh
thái đã được nghiên cứu, phát hiện và triển khai ứng dụng thực tiễn trên cơ sở
ứng dụng thuyết sinh thái công nghiệp hiện đại hóa. Tuy nhiên, mô hình này chưa
hoàn toàn phù hợp với điều kiện tiến hành quá trình công nghiệp hóa quá độ hiện
nay. Do đó, mô hình KCN TTMT vừa đònh hướng tương lai tiến tới mô hình KCN
sinh thái, vừa phù hợp với các điều kiện phát triển nền kinh tế trong thời kỳ quá
độ sẽ là lời giải mềm dẻo, phù hợp và cần thiết cho thực tiễn phát triển hiện nay
và trong tương lai. Đây là cơ sở khoa học mô hình hóa của mô hình KCN TTMT.
Vì vậy, các KCN tập trung được hình thành, xây dựng và phát triển lâu dài
trong điều kiện cụ thể của quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam, sẽ cần thiết
phải áp dụng mô hình KCN TTMT và tiến đến mô hình KCN xanh – sạch – đẹp

và KCN sinh thái trong tương lai. Trong đó, đòi hỏi các KCN tập trung phải thực
hiện chương trình chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, bảo đảm trình
độ tổ chức lực lượng và quan hệ sản xuất mới, gắn kết chặt chẽ với các nhu cầu
BVMT phát triển bền vững, mà trước hết là bảo đảm thực thi nguyên tắc phát
triển kinh tế xã hội gắn kết hài hòa với BVMT phát triển bền vững nhằm đạt
được tiêu chuẩn thân thiện môi trường ngày càng cao hơn. Chương trình chuyển
đổi mô
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
11
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các KCN phải bao gồm sự đổi mới về thể
chế, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, lựa chọn loại hình công nghiệp, mức độ
và cơ cấu phát thải, lựa chọn công nghệ BVMT và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của KCN theo yêu cầu phát triển bền vững.
Như vậy, mô hình KCN TTMT có các cơ sở khoa học vững chắc và thực sự
là mô hình tổ chức KCN tiên tiến kết hợp hài hòa giữa mô hình quản lý TTMT,
mô hình khoa học – công nghệ cao và TTMT, cũng như mô hình tổ chức vận hành
sản xuất kinh doanh TTMT cho việc xây dựng thành công và phát triển hiệu quả,
ổn đònh, bền vững của các KCN tập trung.
2.4.2 Cơ sở pháp lý
Mặc dù khái niệm và tiêu chí mô hình KCN TTMT mới chỉ trong giai đoạn
nghiên cứu ứng dụng thực tiễn, song xét theo các nội dung trong luật BVMT
1993, cũng như các nghò đònh số 175/CP, 143/CP, chiến lược và kế hoạch hành
động BVMT quốc gia của chính phủ và các văn bản pháp quy dưới luật liên quan
hướng dẫn tổ chức thực hiện luật BVMT, thì có thể khẳng đònh rằng khái niệm,
tiêu chí và mô hình KCN TTMT đã có cơ sở pháp lý và quản lý khá đầy đủ cho
việc tổ chức triển khai trong thực tiễn hiện nay.
Bởi vì, luật BVMT đã có những quy đònh chặt chẽ về nhiệm vụ quản lý nhà
nước đối với môi trường, về nhiệm vụ phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm

môi trường, khắc phục, cải tạo suy thoái và sự cố môi trường, đồng thời khuyến
khích việc ứng dụng công nghệ sạch và tiên tiến trong sản xuất, tiêu dùng và
công tác BVMT nhằm bảo đảm phát triển bền vững kinh tế – xã hội. Trong thời
gian này, các văn bản pháp quy nhà nước, tiêu chuẩn nhà nước và các tài liệu
khoa học còn sử dụng khái niệm và tiêu chuẩn TTMT cụ thể cho các lónh vực
công nghệ,
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
12
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
nguyên liệu, sản phẩm, văn hóa và nếp sống xã hội… Dưới đây là một số văn bản
pháp lý liên quan đến mô hình KCN TTMT:
 Quyết đònh số 64/2003/QĐ – TTg ngày 24/04/2003 của Thủ tướng Chính Phủ
về phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng”, có quy đònh cụ thể về việc áp dụng các thiết bò, công nghệ sản
xuất thân thiện môi trường và dán nhãn môi trường cho sản phẩm (nhãn sinh
thái hoặc thân thiện môi trường)…trong nhiệm vụ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng (Khoản 5, điều 3, 4 và 5 của quyết đònh trên).
 Quyết đònh số 256/2003/QĐ – TTg ngày 02/12/2003 của thủ tướng chính phủ
về ban hành Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và đònh
hướng đến năm 2020, đã có quy đònh cụ thể về việc phát triển khoa học - công
nghệ, khuyến khích công tác xã hội hóa, xây dựng lối sống thân thiện với môi
trường, đồng thời ban hành hàng loạt các chương trình trọng điểm quốc gia
nhằm phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường.
 Trong hệ thống quản lý ISO 14000 đã có quy đònh về việc dán nhãn môi
trường và đánh giá chu trình sống của sản phẩm trên cơ sở tiêu chí sinh thái
hoặc TTMT như là loại sản phẩm ít gây tác động ô nhiễm môi trường hoặc có
thể tái sinh hoặc có thể phân hủy dễ dàng… trong vòng đời của sản phẩm” từ
khi sinh ra đến khi chết”.
 Trong nhiều tài liệu khoa học đã áp dụng khái niệm TTMT cho lónh vực

nguyên liệu sản xuất như nguyên liệu sạch hoặc TTMT. Thậm chí, mô hình
“áp lực – trạng thái – đáp ứng” về quản lý môi trường, còn sử dụng các tiêu
chí về đáp ứng đối với môi trường, bao gồm tiêu chí về nếp sống thân thiện
của xã hội đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Có thể thấy rằng, tuy khái niệm tiêu chí và mô hình KCN TTMT chưa được
ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Song do tiêu chí
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
13
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
TTMT là một trong những tiêu chí của phát triển bền vững, cho nên Luật BVMT
1993 và các văn bản pháp quy của chính phủ đều thể hiện các giá trò pháp lý và
tiêu chuẩn quản lý cơ bản là TTMT, đồng thời tiêu chí TTMT đã từng bước được
sử dụng phổ biến cho lónh vực quản lý, sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế
như: cho các nguyên liệu, công nghệ và sản phẩm, hoặc cho lónh vực văn hóa và
nếp sống, lối sống, tác phong. Và vì thế, TTMT đã trở nên là hiện tượng quản lý,
kinh tế, bảo vệ môi trường và văn hóa khá phổ biến trong thời đại mới và ngày
càng được sử dụng thường xuyên hơn, nhất là cho lónh vực xây dựng khu công
nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung, mà dự án của Cục BVMT – Bộ
TN &MT về xây dựng và ứng dụng mô hình KCN TTMT là một trong những ví
dụ điển hình nhất.
2.5 CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI MÔ HÌNH KCN TTMT
2.5.1 Tiêu chí mô hình KCN TTMT theo các yêu cầu BVMT, STMT, STCN
Theo kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tiêu chí KCN TTMT hiện
có, thì mô hình KCN TTMT phải có 3 bước thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn pháp
lý và quản lý chính bao gồm: Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (giải pháp công nghệ
cuối đường ống), sinh thái môi trường (giải pháp SXSH, xanh – sạch – đẹp ) và
sinh thái công nhiệp (giải pháp công nghệ trao đổi chất, công nghiệp hai chiều
khép kín, có ít hoặc không có chất thải) được trình bày trong bảng 1 dưới đây.
Tuy nhiên, vì lónh vực sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp hiện chưa có

đủ các quy đònh pháp lý và quản lý cho việc áp dụng chính thức, cho nên giai
đoạn trước mắt, các bước 2 và 3 là các hướng đi khuyến khích áp dụng cho phát
triển bền vững.
Bảng 1 : Tiêu chí mô hình KCN TTMT theo các yêu cầu BVMT, STMT, STCN
(phân cấp 1).
Tiêu chí TTMT Tính chất đặc trưng Phạm vi áp dụng
Chưa thân thiện môi trường
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
14
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
Bước 0: Ô nhiễm công
nghiệp
Chưa áp dụng các giải
pháp kiểm soát và xử lý
ô nhiễm
Tiêu chuẩn hóa theo lợi
nhuận của thò trường sản
xuất hàng hóa
Thân thiện môi trường
Bước 1: Kiểm soát và xử
lý ô nhiễm
Mức độ thực hiện thực tế
kiểm soát và xử lý ô
nhiễm
Tiêu chuẩn hóa theo hệ
thống quản lý nhà nước
Bước 2: Sinh thái môi
trường( Xanh-Sạch-Đẹp)
Công nghệ, tổ chức quản

lý và đònh hướng công
tác BVMT
Tiêu chuẩn hóa theo hệ
thống sinh thái môi
trường (EMS,ISO)
Bước 3: Sinh thái công
nghiệp
Khép kín, bền vững, có
ít hoặc không có chất
thải
Tiêu chuẩn hóa theo sinh
thái công nghiệp hóa
Trong đó, các bước 1, 2 và 3 tương ứng với các giai đoạn phát triển khu công
nghiệp theo con đường phát triển nền kinh tế tri thức, được tính kể từ thời điểm
năm 1970 khi xuất hiện các ý tưởng đầu tiên về nhiệm vụ kiểm soát, xử lý ô
nhiễm công nghiệp và phát triển bền vững.
Bước 0, được coi là giai đoạn chưa thân thiện môi trường và gây ô nhiễm
môi trường công nghiệp do các mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp khi đó
thuộc dạng KCN, KCX, cụm công nghiệp tập trung hệ cổ điển, có nguy cơ gây ô
nhiễm
môi trường cao và công tác BVMT công nghiệp chưa được quan tâm. Đây gọi là
tiêu chí TTMT chung áp dụng chung cho nền sản xuất công nghiệp.
Theo bảng 1, các tính chất đặc trưng của hệ thống tiêu chí KCN TTMT
được cụ thể hóa chủ yếu theo các tiêu chí đánh giá về mức độ thực hiện các quy
đònh, tiêu chuẩn pháp lý và quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ bảo vệ môi
trường, cũng như các tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển và ứng dụng thành
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
15
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng

tựu khoa học công ngệ sản xuất, tiêu dùng và BVMT. Còn các tiêu chí đánh giá
về trạng thái biến đổi trong hiện trạng tài nguyên và môi trường được thể hiện
thông qua các tiêu chí TTMT là: Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (bước 1), sinh thái
môi trường (bước 2) và sinh thái công nghiệp (bước 3). Tuy nhiên, các tiêu chí
này được cụ thể sâu sắc hơn theo công tác đánh giá tác động môi trường (hiện
trạng, chất lượng, dự báo… về trạng thái tài nguyên và môi trường) và công tác
quan trắc, giám sát, dự báo chất lượng tài nguyên - môi trường và các nội dung
hoạt động quản lý sau thẩm đònh báo cáo ĐTM, đã được quy đònh chính thức theo
hệ thống pháp luật nhà nước và các văn bản pháp quy của Chính phủ.
Bảng 1 cũng cho thấy rõ nhu cầu phải kết hợp chặt chẽ việc áp dụng các
giải pháp công nghệ và quản lý môi trường cần thiết trong mô hình KCN TTMT,
mà sự khác nhau giữa các giai đoạn nhằm đạt các tiêu chí TTMT thể hiện ở mức
độ áp dụng khác nhau các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường trong thực
tiễn. Ví dụ, bước 1 – kiểm soát ô nhiễm yêu cầu áp dụng các giải pháp công nghệ
cuối đường ống (có nhiều hạn chế do không giải quyết triệt để nguyên nhân ô
nhiễm). Trong khi đó, bước 2 – sinh thái môi trường yêu cầu phải áp dụng thêm
các giải pháp sản xuất sạch hơn (giải quyết triệt để nguyên nhân ô nhiễm) và các
giải pháp quản lý tiên tiến hiệu quả. Còn bước 3 – sinh thái công nghiệp lại yêu
cầu áp dụng bổ sung các giải pháp khoa học công nghệ hiện đại theo yêu cầu
sinh
thái công nghiệp, cho phép thiết lập cơ chế trao đổi chất hai chiều khép kín, có ít
hoặc không có chất thải.
2.5.2 Tiêu chí mô hình KCN TTMT theo mức độ áp dụng các GPCN và QLMT
KCN khác nhau
Các nội dung phân tích về tiêu chí mô hình KCN TTMT được trình bày cụ
thể trong bảng dưới đây
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
16
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng

Bảng 2: Tiêu chí mô hình KCN TTMT theo mức độ áp dụng các GPCN và QLMT
KCN khác nhau( phân cấp 2)
Mức độ áp dụng các
GPCN và QLMT
Tính chất và các kết
quả TTMT đạt được
Mức độ đạt tiêu chí
KCN TTMT
Chưa thân thiện môi trường
Bước 0: Không áp dụng
Ô nhiễm môi trường cao Chưa TTMT
Thân thiện môi trường
Bước 1: Giải pháp
QLMT và công nghệ
kiểm soát ô nhiễm đầu
ra
Kiểm soát và xử lý ô
nhiễm đầu ra ở năng lực
khá cao
Đạt TTMT( Bậc 1)
Bước 1.1: Giải pháp
QLMT và công nghệ
kiểm soát ô nhiễm đầu
ra, đầu vào(SXSH từng
phần)
Hạn chế, kiểm soát, xử
lý và phòng ngừa ô
nhiễm ở năng lực khá
cao
Đạt TTMT( Bậc 1.1)

Bước 1.2: Giải pháp
QLMT và công nghệ
SXSH toàn diện
Phòng ngừa, hạn chế và
giảm thiểu ô nhiễm ở
năng lực cao
Đạt TTMT( Bậc 1.2)
Bước 2: Sinh thái môi
trường xanh
Xanh – sạch – đẹp Đạt TTMT( Bậc 2)
Bước 3: Sinh thái công
nghiệp khép kín
Có ít hoặc không có chất
thải
Đạt TTMT( Bậc 3)
Từ bảng 2, ta có thể hiểu rõ hơn về khái niệm và tiêu chí TTMT là ứng dụng
chủ yếu vào mục đích đánh giá về các mức độ thực thi thực tế công tác quản lý
môi trường, các giải pháp công nghệ, đònh hướng sinh thái môi trường và công
nghiệp ở phạm vi cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, công ty, KCN và KCX. Qua
đó, tìm ra các giải pháp thực tiễn kiểm soát và xử lý ô nhiễm hay giải pháp sinh
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
17
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
thái môi trường và công nghiệp có tính chất phù hợp với các điều kiện quá độ
hiện nay của nền sản xuất công nghiệp, bảo đảm tính khả thi và hiệu lực cao cho
các giải pháp QLMT và công nghệ được lựa chọn áp dụng. Đồng thời, bảo đảm
khả năng đònh hướng tương lai tiến đến nền sản xuất sinh thái môi trường và sinh
thái công nghiệp bền vững.
2.5.3 Tiêu chí mô hình KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn

công nghiệp hóa nền kinh tế
Trong thời kỳ quá độ tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa, do áp lực
cạnh tranh cao của thò trường hàng hóa và khả năng phát triển khoa học công
nghệ cao phụ thuộc vào biên độ chu kỳ thời gian chi phối, cho nên áp khả năng
áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường của các KCN, KCX, cụm
công nghiệp tập trung nhằm chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT gặp rất nhiều
khó khăn và có khả năng hạn chế. Do đó, nhằm đảm bảo tính khả thi cao hơn cho
mô hình KCN TTMT, thì có thể áp dụng các bước đi như trong bảng 3 dưới đây.
Bảng 3: Tiêu chí mô hình KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn
công nghiệp hóa nền kinh tế (Phân cấp 3)
Mức độ áp dụng các
GPCN và QLMT
Tính chất và các kết
quả TTMT đạt được
Phân loại tiêu chí KCN
TTMT
Chưa thân thiện môi trường
Bước 0: Không áp dụng
Ôâ nhiễm môi trường cao Chưa TTMT
Thân thiện môi trường
Bước 1:Giải pháp
QLMT và công nghệ
kiểm soát ô nhiễm đầu
ra
Kiểm soát và xử lý ô
nhiễm đầu ra ở năng lực
khá cao
Đạt TTMT ( Bậc 1)
Bước 2: Giải pháp
QLMT và công nghệ

Hạn chế, kiểm soát, xử
lý và phòng ngừa ô
Đạt TTMT ( Bậc 2)
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
18
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
kiểm soát ô nhiễm đầu
ra, đầu vào (SXSH từng
phần)
nhiễm ở năng lực khá
cao
Bước 2a: Nâng cao chất
lượng QLMT toàn diện
QLMT tốt và phòng
ngừa ô nhiễm ở năng lực
trung bình
Đạt TTMT ( Bậc 2a)
Bước 2b: Tăng cường áp
dụng các giải pháp
SXSH
QLMT tốt và phòng
ngừa ô nhiễm ở năng lực
khá cao
Đạt TTMT ( Bậc 2b)
Bước 3: Giải pháp quản
lý và công nghệ SXSH
toàn diện( STMT)
Phòng ngừa, hạn chế và
giảm thiểu ô nhiễm ở

năng lực khá cao
Đạt TTMT ( Bậc 3)
Bước 3a: Giải pháp
cộng sinh TĐCT cục bộ
Giảm thiểu các phát thải
ở năng lực trung bình
Đạt TTMT ( Bậc 3a)
Bước 3b: Giải pháp
cộng sinh trao đổi chất
thải cục bộ
Giảm thiểu các phát thải
ở năng lực khá
Đạt TTMT ( Bậc 3b)
Bước 4: Sinh thái công
nghiệp khép kín (trao
đổi chất thải toàn phần)
Có ít hoặc không có phát
thải
Đạt TTMT ( Bậc 4)
Trong bảng 3 đã bổ sung thêm 4 bước đi cụ thể hơn nhằm đạt được tiêu
chuẩn khu công nghiệp thân thiện môi trường trong thời kỳ quá độ trên cơ sở kết
hợp từng bước và từng phần các giải pháp quản lý môi trường, giải pháp công
nghệ, sinh thái môi trường và công nghiệp toàn diện, mà mục đích cuối cùng là
xây dựng khu công nghiệp sinh thái tập trung, bảo đảm quá trình trao đổi chất
thải cộng sinh hai chiều toàn diện, có ít hoặc không có phát thải.
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
19
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
Bảng 3 sẽ rất thuận lợi cho việc đònh hướng từng bước xây dựng khu công

nghiệp thân thiện môi trường trong thực tế, trên cơ sở nâng cao chất lượng công
tác quản lý và đònh hướng sự phát triển cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy và các
khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững, trong
đó tùy thuộc vào khả năng thực tế trong thời kỳ quá độ và áp dụng đa dạng các
giải pháp quản lý môi trường và công nghệ linh hoạt, mềm dẻo nhằm không
ngừng gia tăng mức độ thân thiện môi trường cho các cơ sở sản xuất, xí nghiệp,
nhà máy và khu công nghiệp tập trung theo mục tiêu cuối cùng là thực hiện sinh
thái công nghiệp bền vững. Dựa theo bảng 3 có thể xây dựng khu công nghiệp
thân thiện môi trường theo các bước đi cụ thể hơn như được trình bày trong bảng 4
dưới đây:
Bảng 4: Hệ thống thang bậc phân loại KCN TTMT
Mức độ TTMT Ký hiệu Tên gọi KCN TTMT
Đạt TTMT ( Bậc 1)
A
KCN TTMT bậc 1
Đạt TTMT ( Bậc 2)
B
KCN TTMT bậc 2
Đạt TTMT ( Bậc 2a)
C
KCN TTMT bậc 2a
Đạt TTMT ( Bậc 2b)
D
KCN TTMT bậc 2b
Đạt TTMT ( Bậc 3)
Đ
KCN TTMT bậc 3
Đạt TTMT ( Bậc 3a)
E
KCN TTMT bậc 3a

Đạt TTMT ( Bậc 3b)
F
KCN TTMT bậc 3b
Đạt TTMT ( Bậc 4)
G
KCN TTMT bậc 4
Ưu điểm chính của hệ thống tiêu chí KCN TTMT theo bảng 3 và 4 ở trên là
các KCN tập trung có thể tự chủ dễ dàng lựa chọn chiến lược và phương pháp tổ
chức chuyển đổi xây dựng mô hình KCN TTMT theo yêu cầu sinh thái công
nghiệp hiện đại bền vững, phù hợp với các điều kiện thực tế của KCN về nguyên
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
20
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
tắc thể chế kinh tế, cơ cấu ngành nghế, loại hình công nghiệp, lónh vực hoạt động
sản xuất kinh doanh, trình độ phát triển quản lý môi trường, trình độ phát triển
công nghệ sản xuất và BVMT KCN nhằm từng bước thỏa mãn các yêu cầu quản
lý môi trường của nhà nước, phát triển khoa học công nghệ, luôn thích ứng thò
trường và đònh hướng phát triển theo mô hình KCN sinh thái (Bậc 4, G).
2.6 HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG KCN TTMT
Để đạt được mức độ TTMT, các KCN cần thiết phải áp dụng hệ thống các
tiêu chí TTMT sau:
2.6.1 Hệ thống các tiêu chí xây dựng KCN TTMT
Nhóm chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh luật
BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia, tiêu chuẩn nhà nước về bảo
vệ môi trường công nghiệp, nhất là các quy đònh về quản lý môi trường, phòng
ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, cải tạo
và cải thiện môi trường, phát triển khoa học công nghệ sản xuất và bảo vệ môi
trường, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và đô thò, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhóm tiêu chí xây dựng trên cơ sở mức độ tuân thủ quản lý nhà nước đối với môi

trường bao gồm:
 Mức độ áp dụng, hoàn thiện hệ thống và mô hình quản lý môi trường từ quy
mô trung ương đến quy mô các KCN, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất.
 Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách nhà nước về bảo vệ
môi trường KCN.
 Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát triển KCN gắn kết
với BVMT (nguyên tắc đầu tư và lựa chọn loại hình công nghiệp đầu tư theo
yêu cầu sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp KCN).
 Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các chương trình chiến lược và kế hoạch hành
động BVMT công nghiệp.
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
21
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
 Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quản lý môi trường như: Công tác
đánh giá tác động môi trường, hoạt động quản lý thẩm đònh đánh giá tác
động môi trường, thanh tra – kiểm tra chế độ báo cáo và hiệu quả quản lý
môi trường, công tác quan trắc và giám sát quản lý chất lượng môi trường.
 Mức độ áp dụng mô hình quản lý môi trường tại KCN: EMS, ISO.
2.6.2 Hệ thống các tiêu chí xây dựng KCN TTMT trên cơ sở ứng dụng khoa học
công nghệ tại KCN
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất công nghiệp mang lại lợi
ích quan trọng, nó không chỉ nâng cao được hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nguyên
vật liệu mà nó còn giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường thông qua
việc giảm các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất.
Nhóm chỉ tiêu xây dựng trên cơ sở mức độ phát triển khoa học công nghệ vào sản
xuất và bảo vệ môi trường bao gồm:
 Mức độ phát triển thò trường khoa học công nghệ trong sản xuất và BVMT.
 Mức độ ứng dụng công nghệ mới thích hợp và thông dụng. Việc lựa chọn
công nghệ thích hợp cho từng ngành sản xuất là rất quan trọng, nó ảnh hưởng

trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp. Do đó, cần phải lựa chọn loại hình
nào phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
 Mức độ ứng dụng của công nghệ sạch, công nghệ có ít hoặc không có chất
thải.
 Ngoài những ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thì việc áp dụng các
giải pháp tiên tiến nhằm mục đích phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, cải tạo môi
trường, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường cần được áp dụng phổ biến
hơn nữa.
2.6.3 Hệ thống các tiêu chí xây dựng KCN TTMT trên cơ sở đánh giá về hiện
trạng tài nguyên và môi trường tại KCN
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
22
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
 Nhóm các tiêu chí xây dựng KCN TTMT trên cơ sở đánh giá về hiện trạng
tài nguyên và môi trường tại KCN, bao gồm các tiêu chí về hiệu quả giảm
thiểu mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố mô trường, mức độ gia
tăng cân bằng sinh thái, mức độ cải thiện chất lượng môi trường và mức độ
phát triển khoảng xanh trên phạm vi KCN
 Nhóm tiêu chí dự báo các xu hướng diễn biến trong hiện trạng, chất lượng
môi trường KCN, bao gồm các tiêu chí đánh giá về khả năng đẩy lùi mức độ,
quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, đẩy lùi mức độ mất cân bằng
sinh thái, gia tăng mức độ cải thiện chất lượng môi trường và gia tăng mức độ
phát triển sinh thái môi trường trên phạm vi KCN.
 Nhóm chỉ tiêu dự báo về khả năng bảo vệ môi trường KCN trong tương lai,
bao gồm các tiêu chí đánh giá về khả năng lấp đầy quy hoạch phát triển
KCN, khả năng tăng cường công tác quản lý môi trường KCN, khả năng phát
triển và thay đổi công nghệ sản xuất, BVMT theo yêu cầu sinh thái môi
trường và công nghiệp trong xu hướng thực hiện bắt buộc sự chuyển đổi mô
hình tổ chức KCN cũ sang mô hình KCN TTMT.

Như vậy, hệ thống chỉ tiêu xây dựng KCN TTMT bao gồm 3 hệ thống
chỉ tiêu được áp dụng trên cơ sở đánh giá mức độ tác động môi trường cụ thể
của các nguồn tác động, mức độ phát triển khoa học công nghệ sản xuất, tiêu
dùng và bảo vệ môi trường, cũng như các xu hướng diễn biến hiện tại và
tương lai cụ thể trong trạng thái môi trường – tài nguyên xung quanh KCN.
Có thể nhấn mạnh đến 4 vấn đề cơ bản nhất và được coi là không thể
thiểu trong nhiệm vụ xây dựng KCN TTMT là:
 Mức độ áp dụng thực tế hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
xanh - sạch – đẹp ở phạm vi các cơ sở sản xuất, nhà máy và KCN.
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
23
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
 Mức độ áp dụng các giải pháp công nghệ phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô
nhiễm ở phạm vi các cơ sở sản xuất, nhà máy và KCN.
 Mức độ tổ chức thực hiện chuyển đổi hoặc tổ chức xây dựng KCN có mức
độ TTMT ngày càng cao theo hướng tiến tới sinh thái công nghiệp.
 Mức độ kết hợp đa dạng hóa các giải pháp quản lý, công nghệ, sinh thái
môi trường và công nghiệp trong thực tiễn BVMT KCN nhằm tiến tới sự
phát triển công nghiệp bền vững.
2.7. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO MÔ HÌNH KCN TTMT Ở VIỆT NAM
Về lý thuyết, sự ra đời các KCN ở Việt Nam rất trễ so với các quốc gia phát
triển, lẽ ra đây là một cơ hội tuyệt vời để Việt Nam nắm bắt những kinh nghiệm
quý báu của các nước đi trước. Thế nhưng, trên thực tế bức tranh đã không phải
như vậy.
Tình hình môi trường và hiện trạng quản lý môi trường các KCN của chúng
ta còn kém và ở mức thấp. Vậy thì đâu là nguyên nhân và tại sao chúng ta lại
không thể học hỏi được những điều mà thế giới đã phát triển và thực hiện thành
công?
2.7.1 Chính sách

Chính sách luôn đóng vai trò quyết đònh mọi vấn đề của đất nước. Các KCN
của Việt Nam không là ngoài lệ. Sự ra đời ào ạt với tốc độ chóng mặt của các
KCN trong thời gian một thập niên vừa qua là thể hiện chiến lược phát triển kinh
tế của Chính Phủ sau hàng chục năm bò cấm vận kinh tế. Chính sách mở cửa nền
kinh tế với phương châm thu hút đầu tư nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm quản lý
và nắm bắt công nghệ thôi thúc chúng ta nhất loạt quy hoạch và đưa vào hoạt
động các KCN. Đâu đâu cũng thấy KCN và quy hoạch cho KCN.
Trên thực tế mọi sự quy hoạch như vậy đã không đáp ứng được những yêu
cầu về môi trường. Các tỉnh thành đều có KCN và cạnh tranh nhau mời chào các
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
24
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng
nhà đầu tư, và một hậu quả tất yếu là không chỉ giá thuê đất trong KCN (có một
thời gian) thi nhau giảm xuống gây thiệt hại cho nền kinh tế, mà tệ hại hơn là một
số ngành công nghiệp ô nhiễm cũng được chấp nhận đưa vào. Hơn thế nữa, chính
sự cạnh tranh tự phát đã không cho chính quyền đòa phương một cơ hội để sắp
xếp các loại hình sản xuất theo ý tưởng nào đó.
Trước tháng 6 năm 2006, chính sách cũng không bắt buộc các KCN phải
xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải nếu chưa lấp đầy 50%
diện tích. Và đây chính là kẻ hở và là nguyên nhân tại sao phần lớn các KCN cho
đến nay chưa có nhà máy XLNT của mình. Như vậy, có thể thấy chính sách phát
triển KCN của chúng ta có lẽ từng thiên về lợi nhuận trước mắt mà không cần
biết rằng liệu có phải trả giá về môi trường sau này không. Từ đó, điều chỉnh
chính sách sẽ chắc chắn là cần thiết nếu muốn thay đổi thực trạng theo hướng tốt
hơn cho môi trường.
2.7.2. Cơ chế vận hành
Cơ chế vận hành đóng vai trò tích cực vào việc thực hiện các chính sách và
vì vậy cũng đóng góp vào sự thành bại của vận hành môi trường các KCN. Tổ
chức vận hành các KCN đến nay vẫn chưa thống nhất, mỗi nơi một cách, mỗi nơi

một cơ chế đã và đang tạo nên sự bất ổn trong quản lý môi trường.
Theo luật BVMT mới có hiệu lực từ 1/7/2006, công tác BVMT vẫn thuộc sở Tài
Nguyên và Môi Trường và phân cấp cho các quận huyện, ban quản lý các KCN
chỉ đóng vai trò phối hợp (riêng TP.HCM, Long An, Dung Quất công tác này do
Ban quản lý các KCN đảm trách từ 2003 đến tháng 6/2006).
Kết quả khảo sát một số KCN phía Nam của CENTEMA và Sở KH & CN
TP.HCM, cho đến cuối năm 2006 cho thấy hầu hết các nhà máy trong KCN đều
không có bộ phận quản lý môi trường riêng biệt, ngoại trừ một số rất ít nhà
SVTH: Nguyễn Viết Hưng
MSSV: 103108085
25

×