Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Xây Dựng Các Chủ Đề Liên Môn Dạy Học Và Kiểm Tra, Đánh Giá Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 22 trang )

TẬP HUẤN
XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN DẠY
HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH


1. Vấn đề cần nhận thức trong đợt tập huấn

1

2

3

Xây dựng
nội dung chủ
đề Liên môn

Tổ chức dạy
học chủ đề
Liên môn

Kiểm tra
đánh giá
chủ đề (đã
tập huấn)


Xuất phát từ ND DH, xu thế
DH Tích hợp và phân hóa
của thế giới



Phương pháp dạy học

Kĩ thuật tổ chức các hoạt
động học tập của HS

Kiểm tra đánh giá

CƠ SỞ XÂY
DỰNG CHỦ
ĐỀ DẠY
HỌC LM


1. Xuất phát từ nội dung dạy học và xu thế dạy
học tích hợp và phân hóa của thế giới
a) Về nội dung DH hiện nay ở trường phổ thông:
- Nội dung có sự trùng lặp ở nhiều chương bài.
- Nội dung bài học có liên quan đến nhiều môn
học: Địa lý, Âm nhạc, Ngữ văn...
-Một vấn đề nhưng lại được thể hiện ở nhiều môn
học khác nhau: Lịch sử, Địa lý, GDCD, Ngữ văn...
- Không tạo hứng thú trong học tập của học sinh.


- Do vậy, trong DH LM hiện nay ở PT cần
xác định những nội dung của các môn học
khác có liên quan để dạy học.
- Nhằm khắc phục những hạn chế, phát
huy được những ưu thế của việc tổ chức

dạy học theo chủ đề, giúp học sinh sâu
chuỗi, liên hệ, kết nối được các nội dung
các môn với nhau.


b) Xu thế của thế giới
- Dạy học tích hợp (nội môn, liên môn ) là xu thế
tất yếu của tất cả các nước trên thế giới như Úc,
Hàn Quốc, Mĩ…
- DH tích hợp theo chủ đề phù hợp với đặc điểm
tâm lý, khả năng học tập, nhịp độ học tập, phù
hợp nhu cầu học tập của HS THPT, trên cơ sở đó
phát triển tối đa năng lực của từng HS.


2. Về phương pháp dạy học
- DH hình thành các NL như: NL tự học; NL
phát hiện và giải quyết vấn đề; NL sáng
tạo;... Trong đó, năng lực sáng tạo, năng
lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học
sinh là quan trọng.
- Để có thể đạt được mục tiêu đó, PPDH
cần phải đổi mới sao cho phù hợp với tiến
trình nhận thức khoa học để học sinh có thể
tham gia vào hoạt động tìm tòi sáng tạo giải
quyết vấn đề;


- Dạy học là dạy hoạt động. HS là chủ thể
nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức,

kiểm tra, định hướng hoạt động học tập .
- DH là sự tương tác thống nhất biện chứng
của ba thành phần trong hệ dạy học bao
gồm: GV, HS và tư liệu dạy học.
- Định hướng DH là phát huy tính tích cực
của người học.


3. Về kĩ thuật tổ chức hoạt động học của
học sinh
Việc tổ chức các hoạt động DH như sau:
- Giáo viên tổ chức tình huống, chuyển
giao nhiệm vụ cho học sinh
- Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề
đặt ra
- HS phát biểu kết quả làm việc, trao đổi, bổ
sung, tranh luận.
- GV tổng kết, kiểm tra kết quả học phù hợp
với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã
xác định, chuẩn hóa KT.


Thay cho việc DH theo từng bài/tiết với
những nội dung đơn môn trong SGK như
hiện nay, cần phải căn cứ vào CT, SGK
hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng
các chủ đề DH liên môn phù hợp với việc sử
dụng PPDH tích cực.
Tiến trình DH chủ đề liên môn được tổ
chức thành các HĐ học của HS để có thể

thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học
trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt
động trong tiến trình sư phạm.


4. Về KTĐG trong quá trình DH
- KTĐG trong quá trình DH là những hoạt
động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra,
nhận xét quá trình học tập, rèn luyện HS.
- Đánh giá phải hướng tới sự phát triển
PCNL của HS thông qua mức độ đạt chuẩn
KTKN, TĐ và các biểu hiện PCNL của HS.
- KTĐG phải toàn diện: Đánh giá quá trình
học tập của HS, đánh giá định kì…


II. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC LIÊN MÔN

1. Đặc trưng của DH chủ đề Liên môn
- Dạy học theo chủ đề liên môn theo CT,
SGK THPT vẫn phải đảm bảo các chuẩn
KTKN của CT GDPT, nhưng được nâng lên
một mức độ nhất định cao hơn.
- Vấn đề được học tập trong chủ đề liên
môn phải là một vấn đề cơ bản của CT,SGK
PT có mối quan hệ mật thiết với các môn
học khác những điểm tương đồng về nội
dung kiến thức, khi hình thành chủ đề thì
tạo nên một chuỗi các vấn đề học tập cần
giải quyết



- Nội dung của các chủ đề liên môn giúp HS
có những hiểu biết về những kiến thức cơ
bản của các môn học liên môn, từ đó để
tổng kết, hệ thống hoá,...
- Chủ đề cần toàn diện, có tính hệ thống,
thể hiện mối quan hệ của kiến thức các môn
học và giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
quân sự, văn hoá, giáo dục, tư tưởng ...có
liên quan đến các môn học khác.


III. Quy trình xây dựng chủ đề dạy học liên môn
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong
dạy học chủ đề sẽ xây dựng
2.1. Xác định tên và nội dung chủ đề
- Căn cứ vào nội dung CT, SGK, xác định các nội
dung kiến thức các môn học có liên quan với với
nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ
đó xác định vấn đề cần xây dựng thành chủ đề liên
môn dạy học.


- Xác định chuẩn KT, KN, Thái độ theo
CT, SGK hiện hành và các hoạt động học
dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo
phương pháp dạy học tích cực, từ đó
xác định các năng lực và phẩm chất có
thể hình thành cho học sinh trong chủ đề

sẽ xây dựng.


- Xây dựng nội dung chủ đề
Trên cơ sở vấn đề cơ bản của chương
trình PT và kiến thức các môn học khác có
liên quan, GV hình thành chủ đề dạy học
Nội dung chủ đề cần tạo nên một chuỗi
các vấn đề học tập cần giải quyết, khi giải
quyết được nhiệm vụ học tập đó sẽ tạo
thành một nội dung hoàn chỉnh, toàn diện cả
chiều dọc và chiều ngang của chủ đề.


Nội dung chủ đề phải đảm bảo Chuẩn KT,
KN, TĐ của CT, SGK và phát triển năng lực
HS.
Kênh hình, tư liệu tham khảo của chủ đề
phải góp phần tạo điều kiện cho HS tham
gia các hoạt động học tập và hình thành
năng lực trong học tập.
- Chú ý đến tính vừa sức của chủ đề: cân
đối giữa khối lượng và mức độ kiến thức
trong chủ đề.


2.2.Phương án dạy học chủ đề
- Thời gian thực hiện chủ đề:
Từ đâu, môn nào?
Số tiết thực hiện?

Thời điểm thực hiện?
- Người thực hiện: ai dạy?
- Nêu lý do và ý nghĩa của việc xây dựng
chủ đề)
Tránh trùng lặp?
HS phải học ở nhiều môn?
Tạo điều kiện ĐMPPDH
………………………


Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề
1. Về KT
2. Về KN
3.Thái độ
4. Định hướng NL
Bước 3: Mô tả các mức độ nhận thức
Mô tả theo các mức độ:
1. Nhận biết
2. Thông hiểu
3. Vận dụng
4. Vận dung cao


Bước 4: Xây dựng kế hoạch dạy học
Thiết kế tiến trình DH chủ đề thành các hoạt
động học (thực chất là thiết kế giáo án DH)
- Theo cấu trúc giáo án linh hoạt, mềm dẻo.
- Đảm bảo thiết kế được các HĐ dạy học.
- Sử dụng các PPDH đặc trưng các bộ môn
phù hợp với ND chủ đề theo hướng phát

huy tính tích cực của HS nhằm hình thành
các năng lực.
- Chú ý đến sử dụng PPDH nêu, giải quyết
vấn đề; Dạy học theo dự án…


* Khi tổ chức một hoạt động học tập cần
đảm bảo các công việc sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ cho HS thực hiện
giải pháp đã lựa chọn để giải quyết vấn đề.
- HS hoạt động tự lực giải quyết nhiệm vụ
(Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ).
- HS báo cáo kết quả làm việc .
- GV hướng dẫn HS nhận định các kết quả
và rút ra kết luận. GV chuẩn các kiến thức
gợi ý HS phát hiện các vấn đề cần giải
quyết tiếp theo.


* Kiểm tra đánh giá chủ đề:
- Kiểm tra đánh giá quá trình: Quan sát,
nhận xét việc HS tham gia và hoàn thành
các nhiệm vụ học tập của chủ đề.
- Kiểm tra thông qua bài kiểm tra: Xây dựng
bảng mô tả các mức độ đánh giá của
chuyên đề và biên soạn câu hỏi/ bài tập
theo định hướng đánh giá năng lực và
phẩm chất của HS (đã tập huấn )
.




×